A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. Những vấn đề lý luận chung 2 1. Khái quát về xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế 2 2. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế 5 3. Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế 7 II. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 8 1. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng 8 2. Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng 8 3. Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực giao kết hợp đồng 10 III. Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng 11 1. Về hình thức hợp đồng 11 2. Về nội dung hợp đồng 12 3. Về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng 13 C. KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 1BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Chủ đề: Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
A MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007 thì một vấn đề nổi lên đó là mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng cho mình với những quy phạm pháp luật có thể hoàn toàn khác nhau thậm chí trái ngược nhau Điều này là dễ hiểu bởi mỗi quốc gia mang một đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như lịch sử hình thành phát triển không giống nhau Tuy nhiên nó dẫn đến hiện tượng một quan hệ tư pháp quốc tế có thể có hai hay nhiều quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau cùng có thể điều chỉnh hay còn gọi là xung đột pháp luật
Cụ thể hơn, trong giao lưu kinh tế quốc tế, việc các chủ thể giao kết hợp đồng với nhau là điều tất yếu, nhưng đến khi xảy ra tranh chấp thì pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để giải quyết, đó sẽ là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng Vì vậy, trong hoàn cảnh đó, pháp luật Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nữa để phù hợp với xu thế chung của quốc tế nói chung và trong lĩnh vực hợp đồng nói riêng, đặc biệt là các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài Từ đó, Bộ luật Dân sự 2015 và hàng loạt các đạo luật mới ra đời trong quá trình nước ta thực hiện cải cách tư pháp đã có nhiều điểm tiến bộ đáp ứng được yêu cầu giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng cũng như bắt kịp được với điều kiện quốc tế, tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng qua đó thúc đẩy hợp tác, giao lưu thương mại phát triển kinh tế nước nhà
Trang 2B NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận chung
1 Khái quát về xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
1.1 Khái niệm xung đột pháp luật
Để thực hiện chủ quyền của mình trên lãnh thổ, mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trên cơ sở đảm bảo lợi ích của chính quốc gia đó, xã hội và công dân của họ Nếu chỉ đơn giản là các quan hệ quốc nội thì không có gì đáng bàn, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì sự phát sinh các quan hệ có yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng và phức tạp Chính các yếu tố nước ngoài này làm cho một quan hệ tư pháp quốc tế có thể được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau mà thực tế là khó có thể áp dụng cả các hệ thống pháp luật này được bởi có thể chúng sẽ khác nhau thậm chí trái ngược nhau Vì vậy, vấn đề là phải chọn ra được một hệ thống pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ cụ thể đang được xem xét Khoa học tư pháp quốc tế gọi đó là hiện tượng “xung đột pháp luật” Từ đây có thể xác định khái niệm:
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế).
Qua khái niệm trên, cần hiều xung đột pháp luật là xung đột giữa các hệ thống pháp luật chứ không phải xung đột giữa các quy phạm pháp luật hay chế định luật Do đó, thực tế có thể có trường hợp trong các hệ thống pháp luật khác nhau có những quy phạm pháp luật hay chế định pháp luật tương tự nhau nhưng không có nghĩa là các hệ thống pháp luật đó là như nhau Thêm nữa, xung đột pháp luật ở đây là giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau chứ không đặt ra xung đột pháp luật giữa các bang trong một nhà nước liên bang Bởi tư pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài giữa các công dân, pháp nhân của quốc gia này với công dân, pháp nhân của quốc gia khác chứ không đơn thuần là công dân, pháp nhân của các bang khác nhau trong một quốc gia liên bang
Trang 31.2 Phạm vi có xung đột pháp luật
Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh đều xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật Tuy nhiên, đối với quan hệ về sở hữu trí tuệ do đặc thù là tính vô hình của tài sản nên tài sản phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào, yêu cầu bảo hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ trong phạm vi nước đó Vì vậy đối với quan hệ này không có xung đột pháp luật
1.3 Nguyên nhân xung đột pháp luật
Nguyên nhân khách quan là do pháp luật của các nước khác nhau Điều
này khá dễ hiểu do điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của các nước là khác nhau; cách giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật, trình độ lập pháp của các nước không đều và tập quán, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo cũng có tác
động không nhỏ Ngoài ra, đối tượng điều chỉnh có sự hiện diện của yếu tố nước
ngoài cũng là một nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật
Nguyên nhân chủ quan là do có sự thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật
nước ngoài của nhà nước trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài Còn đối với những quan hệ trong lĩnh vực công như quan hệ hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài thì các nước đều từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài nên không đặt ra vấn đề xung đột pháp luật với các loại quan hệ này Giải thích đơn giản vì luật hành chính, hình sự là pháp luật công để bảo vệ những giá trị, nền tảng cốt lõi, thể hiện bản chất của một bộ máy nhà nước nên giả sử nếu có xung đột pháp luật thì có thể pháp luật nước khác sẽ được áp dụng điều chỉnh những quan hệ hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài và đó là điều hết sức vô lý và khó chấp nhận đối với các quốc gia
Tóm lại, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan là các điều kiện cần và đủ để xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế Hay nói cách khác, nguyên nhân khách quan là tiền đề, nền tảng để xuất hiện xung đột pháp luật, nguyên nhân chủ quan là lí do quyết định xung đột pháp luật có tồn tại hay không
Trang 41.4 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Thứ nhất, phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực
chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần qua bất kì một khâu trung gian nào Quy phạm thực chất là quy phạm pháp luật quy định cụ thể cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, trả lời cho câu hỏi quan hệ này được giải quyết cụ thể như thế nào? Vì vậy, quy phạm thực chất là quy phạm dễ áp dụng và phương pháp thực chất là phương pháp thuận tiện nhất, nhanh chóng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật Quy phạm thực chất có hai loại: Quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất nằm trong các điều ước quốc tế và quy phạm thực chất thông thường là quy phạm thực chất nằm trong pháp luật quốc gia
Thứ hai, phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm
xung đột để giải quyết xung đột pháp luật Khi không có quy phạm thực chất thống nhất, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tìm đến các quy phạm xung đột Quy phạm xung đột không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, không quy định hình thức, chế tài áp dụng mà nó chỉ ra hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng điều chỉnh quan hệ từ đó dẫn chiếu để giải quyết vấn đề
Thứ ba, áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự” Cơ bản nhất vẫn là hai phương pháp thực chất và xung đột.
Tuy nhiên, hi hữu có trường hợp không có cả quy phạm thực chất lẫn quy phạm
xung đột điểu chỉnh thì tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội tương tự” sẽ được lựa chọn
Việc áp dụng tập quán được quy định tại khoản 2, Điều 5, BLDS 2015:
“Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.” Và tại điều 666 quy định áp dụng tập quán quốc tế như sau: “Các bên được lựa chọn
Trang 5tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng” Và nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán thì áp dụng tương tự pháp luật, nếu không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản, án lệ, lẽ công bằng (Điều 6)
Tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể đưa ra những đánh giá về các phương pháp này như sau: phương pháp hiệu quả nhất và dễ áp dụng nhất là phương pháp thực chất, phương pháp phổ biến nhất, bao quát nhất là phương pháp xung đột, phương pháp thứ ba là trường hợp pháp luật quy định mở rộng, tuy không được sử dụng thường xuyên nhưng đó là phương pháp dự phòng hợp lý khi hai phương pháp trên không thực hiện được
2 Hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, các tổ chức, cá nhân tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau Khi tham gia vào các giao dịch có nhiều phương thức để người ta chuyển giao cho nhau những lợi ích nhất định, trong đó, phổ biến hơn cả, an toàn hơn cả trong giao dịch quốc tế là giao kết hợp đồng Trong tư pháp quốc tế, một hợp đồng được nhắc đến là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng Theo điều 385, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015: "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".
Trong pháp luật dân sự, chế định hợp đồng có lẽ đã được hình thành từ rất lâu đời và là chế định hết sức quan trọng BLDS 2015 chia ra rất nhiều loại hợp đồng khác nhau như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ Ngoài những hợp đồng được điều chỉnh bởi BLDS 2015, những hợp đồng khác quy định trong các luật chuyên ngành như luật thương mại, luật lao động đều được gọi là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng
Trang 6Thứ hai, hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng có yếu tố nước ngoài Sự phát triển kinh tế trên thế giới hiện nay đã tạo điều kiện cho giao dịch
hợp đồng giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau ngày càng phát triển Điều đó làm cho quan hệ hợp đồng không chịu sự điều chỉnh của một hệ thống luật của riêng quốc gia nào Vấn đề xung đột pháp luật hoặc áp dụng pháp luật nước ngoài được coi là điểm đặc trưng của quan hệ hợp đồng trong tư pháp quốc tế Tuy vậy, việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng không hoàn toàn thống nhất giữa các nguồn pháp luật: điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
Theo Công ước La Haye 1964 về thống nhất việc mua bán hàng hóa quốc tế thì hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ mang yếu tố nước ngoài nếu các bên tham gia hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và các điều kiện về vận chuyển hàng hóa, xác lập chào hàng, chấp nhận chào hàng được đáp ứng theo quy định tại Điều 1 của Công ước này Theo Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cũng tại Điều 1 thì có thể hiểu yếu tố quốc tế là yếu tố về trụ sở thương mại của các bên chủ thể liên quan tới hơn một quốc gia hoặc theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế mà áp dụng là luật của các nước thuộc thành viên Công ước
Đó là hai ví dụ về quy định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng trong điều ước quốc tế, còn về pháp luật quốc gia, yếu tố nước ngoài đã được xác định và ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau và trong từng giai đoạn nhất định như: Luật Thương mại Việt Nam 1997, Luật thương mại 2005, Bộ Luật Dân sự 2005, Bộ Luật Dân sự 2015 Tuy nhiên, do có giới hạn nên bài viết chỉ
đi vào những quy định của BLDS 2015 Theo đó, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong những trường hợp sau: Có ít nhất một trong các bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài (khoản 2, Điều 663)
Trang 73 Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Vấn đề đặt ra là áp dụng pháp luật nước nào để xác định tính hợp pháp của hợp đồng Trước tiên, xác định tính hợp pháp của hợp đồng phải dựa trên nguyên tắc chung như: không trái đạo đức, pháp luật; nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng… được quy định tại Điều 3, BLDS 2015 Cùng với đó là sự tuân thủ ba yếu tố:
Thứ nhất, về hình thức hợp đồng Hình thức hợp đồng là cách thức ghi
nhận, lưu trữ, truyền tải nội dung hợp đồng, chứa đựng các điều khoản của hợp đồng Có nhiều hình thức hợp đồng được công nhận như lời nói, hành vi, văn bản… và xu thế chung của thế giới được thể hiện qua một số điều ước quốc tế cũng đã công nhận mọi hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài (Điều 11, Công ước Vienna 1980; Điều 1.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) của Viện Thống nhất tư pháp quốc tế)
Thứ hai, về nội dung hợp đồng Nội dung hợp đồng là tổng hợp các điều
khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận HIện tượng xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng trong tư pháp quốc tế là khá phổ biến Về lý luận có nhiều hệ thuộc luật có thể được áp dụng như: Luật nhân thân của các bên giao kết hợp đồng, Luật nơi giao kết hợp đồng, Luật tòa án… Việc lựa chọn được hệ thuộc nào được áp dụng chính là việc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng
Thứ ba, về năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể Nếu một
trong hai hoặc cả hai bên chủ thể giao kết hợp đồng đều không đủ điều kiện năng lực theo quy định pháp luật thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu, chỉ có những chủ thể có đủ điều kiện mới được tham gia vào quan hệ hợp đồng nhất địnhtheo quy định của pháp luật Hiện tượng xung đột pháp luật trong việc xác định năng lực giao kết hợp đồng của các chủ thể trong tư pháp quốc tế thường xuyên xảy ra
Trang 8II Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
1 Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng
Theo quy định tại khoản 7, Điều 683, BLDS 2015: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.” Ở đây, thuật ngữ“Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó” được hiểu là pháp luật điều chỉnh những vấn đề pháp lý
của hợp đồng như nội dung, hình thức, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các vấn đề pháp lý khác Cụ thể theo khoản 1, Điều 683 “Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng” là pháp luật được các bên trong quan hệ hợp đồng thỏa thuận lựa chọn để áp dụng đối với hợp đồng trừ trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản; trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, hình thức hợp pháp của hợp đồng có yếu tố nước ngoài là phải phù hợp với quy định của pháp luật do các bên lựa chọn áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp luật quy định khác Nếu không, hợp đồng đó phải phù hợp với quy định về hình thức của pháp luật nơi giao kết hợp đồng hoặc phù hợp với hình thức hợp đồng theo quy định của Việt Nam thì mới được công nhận tại Việt Nam
2 Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng
Về nội dung hợp đồng, pháp luật Việt Nam cho phép các bên được tự do thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hợp đồng theo quy định tại khoản 1, Điều
683, BLDS 2015 nhưng ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 4,5,6 Điều
683 Trong đó, nội dung các khoản này lần lượt như sau: Thứ nhất, trường hợp
hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển
Trang 9giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của
nước nơi có bất động sản (khoản 4); Thứ hai, trường hợp pháp luật do các bên
lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật
Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng (khoản 5); Thứ ba, các bên có
thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý (khoản 6)
Nếu các bên không có thỏa thuận thì pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng được áp dụng Trong đó, pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng được quy định rõ ràng tại khoản 2, điều 683:
Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng
Trang 10Như vậy, có thể thấy, khi giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng thì pháp luật Việt Nam ưu tiên áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn, trừ các trường hợp luật định Nếu các bên không có thỏa thuận thì áp dụng pháp luật của nước có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng Quy định này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý vì nó phản ánh đúng bản chất của quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng đó là luôn tôn trọng tự do ý chí của các chủ thể
3 Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực giao kết hợp đồng
Năng lực giao kết hợp đồng phụ thuộc bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể, mà chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân nên có thể chia ra như sau:
3.1 Năng lực giao kết hợp đồng của cá nhân
Theo quy định tại Điều 673, BLDS 2015: “1.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch
2 Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.”
Đối với người nước ngoài được quy định tại Điều 674:
“1 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
3 Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.”