1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc: “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

18 691 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 44,38 KB

Nội dung

Mục LụcA. MỞ ĐẦU1B. NỘI DUNG2I. Một số khái niệm cần làm rõ21. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng22. Tập quán23. Tương tự pháp luật34. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự35. Án lệ36. Lẽ công bằng4II. Phân tích nội dung nguyên tắc “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự4III. “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như thế nào?71. Áp dụng tập quán82. Áp dụng tương tự pháp luật93. Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng10IV. Ý nghĩa12V. Một số điểm hạn chế, bất cập và kiến nghị giải quyết13C. KẾT LUẬN14Danh mục tài liệu tham khảo16

Trang 1

Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc: “Giải quyết vụviệc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” đối

với quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

A MỞ ĐẦU

Sự ra đời của pháp luật cho đến nay là bắt nguồn từ những nhu cầuthường ngày của con người, đó là tất cả những nhu cầu vật chất và tinh thầnđơn giản nhất, thiết yếu nhất Từ đó, pháp luật là công cụ, phương tiện đểphục vụ, bảo vệ lợi ích cho các thành viên trong xã hội của một nhà nước nóichung và giai cấp cầm quyền nói riêng Pháp luật là hệ thống các quy tắc xửsự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đựợc nhà nước đảm bảo thực hiệnnhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam thực hiệncải cách nền tư pháp để bắt kịp xu hướng của thế giới, đây cũng là thời điểmBộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 được ban hành và đi vào thực tiễn.Song song với đó là sự xuất hiện của những chế định mới phù hợp với quyđịnh của Hiến pháp cũng như đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp đề ra.

Trong đó, một quy định được xem là bước tiến bộ vượt bậc về vấn đềbảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của tổ chức, cá nhân Đó là nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải

quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” quy định tại

Khoản 2, Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Nhận thấy đây là một vấn đề

mới mẻ, còn nhiều khúc mắc, sinh viên xin lựa chọn chủ đề “Phân tích nội

dung và ý nghĩa của nguyên tắc: “Giải quyết vụ việc dân sự trong trườnghợp chưa có điều luật để áp dụng” đối với quá trình giải quyết vụ việc dânsự” để làm rõ về vấn đề này.

Trang 2

B NỘI DUNG

I Một số khái niệm cần làm rõ

1 Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng

Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, BLTTDS 2015 thì Tòa án khôngđược từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Theo đó, vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là vụ việc dân sự thuộc

phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sựđó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa cóđiều luật để áp dụng

Căn cứ để Tòa án các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là dựavào tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,án lệ và lẽ công bằng

Như vậy, đối với bất kì vụ việc dân sự nào thuộc phạm vi điều chỉnhcủa pháp luật dân sự nhưng phát sinh tại thời điểm chưa có điều luật áp dụng,khi có yêu cầu Tòa án vẫn phải thụ lý giải quyết Đó là điểm mới nhằm đảmbảo quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được xétxử kịp thời, công bằng, công khai của các đương sự theo các nguyên tắc cơbản của BLTTDS.

2 Tập quán

Có nhiều quan niệm về tập quán, song dưới góc độ coi nó là một dạnquy phạm xã hội thì có thể hiểu tập quán là những cách ứng xử hay nhữngthói quen ứng xử hoặc những quy tắc xử sự chung, được hình thành một cáchtự phát trong cộng đồng dân cư, được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằngsức thuyết phục của chúng, bằng sư luận xã hội và bằng các biện pháp cưỡngchế phi nhà nước.1

Về góc độ pháp lý, hiện nay, khái niệm tập quán được quy định tạinhiều luật nội dung khác nhau như Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Luật

1 Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1), tr.312

Trang 3

Thương mại 2005, tuy nhiên để phù hợp với phạm vi môn học, sinh viên xinđược nêu ra khái niệm tập quán được quy định tại khoản 1, Điều 5, Bộ luật

dân sự 2015 như sau: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác

định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể,được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, đượcthừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dâncư hoặc một lĩnh vực dân sự.”.

3 Tương tự pháp luật

Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đangcó hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điềuchỉnh quan hệ cần xử lý đó, nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh.

Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trườnghợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không quy định và không có tậpquán được áp dụng.

4 Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự

Nguyên tắc của Luật dân sự là những quy tắc chung được pháp luậtquy định có vai trò định hướng và chỉ đạo toàn bộ các quy phạm của Luât dânsự Các nguyên tắc của Luật dân sự được quy định cụ thể tại điều 3, BLDS2015 và thể hiện ở hầu hết các điều khoản của Luật dân sự, phản ánh đặctrưng cơ bản của Luật dân sự Các nguyên tắc của Luật dân sự có ý nghĩaquan trọng trong việc áp dụng đúng đắn Luật dân sự, ngoài ra chúng còn là cơsở để áp dụng pháp luật trong những trường hợp các quan hệ xã hội chưa cósự điều chỉnh bằng pháp luật.

5 Án lệ

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩmphán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dântối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử2.

2 Điều 1 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trang 4

6 Lẽ công bằng

Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trongxã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bìnhđẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó3.

II Phân tích nội dung nguyên tắc “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự

Để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyếtcác vụ, việc dân sự, những tranh chấp pháp sinh nhưng chưa có điều luật đểáp dụng thì BLTTDS năm 2015 đã cho phép Tòa án áp dụng tập quán hoặc ápdụng tương tự pháp luật và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dânsự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết; từ đó sẽ giải quyết được triệt để cáctranh chấp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.4 Điều đó

được cụ thể hóa trong khoản 2, Điều 4: “Tòa án không được từ chối giải

quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” Điều này cho

thấy, pháp luật Tố tụng dân sự đang dần hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầuquan trọng là đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận cônglý một cách kịp thời, công bằng và không hạn chế.

Trước hết, cần khẳng định rằng: đây là quy định phù hợp với thực tiễnxây dựng và hoàn thiện pháp luật nước ta Pháp luật được ban hành để điềuchỉnh các quan hệ xã hội có sẵn trong tự nhiên, các quan hệ xã hội này luônphát triển đa dạng, phong phú và ngày càng phức tạp, do vậy các nhà làm luậtkhông thể dự liệu được các quan hệ phát sinh để có thể điều chỉnh bằng chếđịnh pháp luật Điều này dẫn đến các lỗ hổng pháp luật và một số đối tượngnhận thấy điều đó sẽ trục lợi bất chính hoặc dùng thủ đoạn bất chính lách luậtnhằm qua mặt cơ quan chức năng, lừa dối người lương thiện Trước đây, cáccơ quan xét xử gặp không ít khó khăn vì không có cơ sở để giải quyết, mặc dù

3 Trích Khoản 3 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

4 Nguyễn Long, Nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, Báo điện tử Kiểm sát online, 18/08/2016.

4

Trang 5

có nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của cá nhânvà tập thể, vi phạm trực tiếp đến phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Thực tiễn đã chứng minh có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, vídụ: quan hệ hụi, họ ở Việt Nam đã tồn tại rất lâu nhưng đến năm 2005 Bộ luậtDân sự mới quy định về hụi, họ, biêu, phường mặc dù các vụ việc dân sự liênquan đến hụi, họ xảy ra trước thời điểm này rất nhiều nhưng Tòa án không cócơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết Hoặc quan hệ hôn nhân cùng giới tính,trước đây, pháp luật nước ta từng cấm quan hệ hôn nhân này, nhưng thực tếcho thấy đây là sự thật khách quan không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nướctrên thế giới đã và đang tồn tại và thậm chí rất nhiều nước tiến bộ đang dầncông nhận quan hệ hôn nhân này Ở Việt Nam, dù pháp luật hiện hành khôngcông nhận quan hệ hôn nhân đồng giới nhưng thực tiễn những người cùnggiới vẫn kết hôn theo cách truyền thống, chung sống với nhau như vợ chồng,cùng tạo lập tài sản và có con chung Do vậy, khi có phát sinh tranh chấp vềnhững vấn đề mới này, quy định “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợpchưa có điều luật để áp dụng” đòi hỏi Tòa án phải vận dụng tập quán, tươngtự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giảiquyết, chứ không được từ chối thụ lý như trước đây.

Điều luật này có thể gây ra nhiều hiểu nhầm rằng nó trái với nguyên tắcchung của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định tại Điều 3, BLTTDS

2015: “Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người

tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này” Hơn nữa, nguyên tắc

hàng đầu của thẩm phán khi xét xử là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật vàcác thẩm phán đều được đào tạo để xét xử theo phương thức cơ bản là ápdụng luật pháp hiện hành để ra các phán quyết cho các vụ án.

Tuy nhiên, đó hoàn toàn chỉ là hiểu nhầm, bởi một khi quy định này đãđược đưa vào thành một chế định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự, tức lànó đã trở thành luật Nghĩa là, khi áp dụng quy định này để giải quyết vụ việc

Trang 6

dân sự, mặc dù về hình thức đang sử dụng tập quán hay lẽ công bằng làm chongười ta có cảm giác như không dựa vào pháp luật, không tuân theo pháp luậtnhư mô tả ở các nguyên tắc nêu ra ở trên, nhưng về bản chất, xét tận cùng vấnđề thì Tòa án, cũng như Thẩm phán đang thực hiện theo quy định của phápluật, tức thực hiện theo Mục 3, chương III, BLTTDS.

Ở một góc độ khác, quy định này góp phần tăng thêm tính dân chủ, bảovệ quyền lợi của nhân dân và đảm bảo an toàn trật tự xã hội Theo đó, đây làquy định tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu nhà nước phải phục vụ nhân dân, đápứng được quyền của người dân, không phải do không có điều luật quy địnhmà Tòa án lại từ chối giải quyết các vụ việc của người dân Nhân dân khôngthể hiểu hết luật pháp, chỉ khi có việc không thể giải quyết được thì họ mớicần đến sự hỗ trợ pháp lý của Tòa án, nếu không thêm quy định này thì Tòaán không thực hiện được trọn vẹn vai trò của mình.

Thứ nhất, về mặt lý luận Điều luật này đảm bảo phù hợp với các nội

dung về quyền con người quy định trong các công ước, cam kết quốc tế, trongHiến pháp cũng như các bộ luật khác Nghĩa là, việc được yêu cầu và giảiquyết yêu cầu, được khởi kiện và giải quyết khởi kiện phải luôn song hành,đảm bảo công bằng được thực thi triệt để và rộng rãi Hơn nữa, điều luật nàycòn góp phần bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về chức năng,

nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là “cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”5 Tòa án có nhiệm vụ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân, cho nên với những tranh chấp dân sự mà luậtkhông quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của cơ quan, tổ chức,cá nhân khác thì Tòa phải giải quyết Trong khi công dân chấp hành pháp luậtđể thực hiện các giao kết, xác lập các quan hệ xã hội được luật cho phépnhưng khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn lại không được hỗ trợ từ phía Nhànước về giải quyết hậu quả Mà tinh thần chung của pháp luật Việt Nam là

5 Khoản 1, Điều 102 Hiến pháp 2013

6

Trang 7

bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị xâm phạm, khôngthể duy trì tình trạng bất hợp lý là khi công dân có quyền, lợi ích hợp pháp bịxâm phạm nhưng không được bảo vệ Điều đó không đúng với tinh thần củapháp luật, không đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.

Thứ hai, về mặt thực tiễn Trải qua 10 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng

dân sự năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập Trong đó việc liệt kê những vụ việcTòa án thụ lý giải quyết dẫn đến nhiều lĩnh vực không được đề cập và hệ quảlà rất nhiều vụ việc người dân khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết dân sựnhưng bị Tòa án từ chối vì lí do chưa có điều luật áp dụng Xét về mặt pháplý, thì việc từ chối giải quyết trên của các Tòa án là hợp pháp, bởi lẽ Bộ luậttố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) không có quy định về việcTòa án không được từ chối giải quyết vụ án trong trường hợp không có điềuluật áp dụng Bên cạnh đó, những bất cập, hạn chế của Bộ luật dân sự 2005cũng như việc áp dụng tập quán, án lệ… vẫn chưa được quy định cụ thể cũnglà những nguyên do dẫn đến việc từ chối giải quyết vụ án vì lí do không cóđiều luật áp dụng Ví dụ như việc kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, hay sổ hộ khẩu, theo quy định của pháp luật thời điểm Bộ luật Dân sự2005 có hiệu lực thì giấy tờ nói trên không phải là tài sản Chính những bấtcập trong thực tiễn kể trên đã ngăn cản người dân tiếp cận với công bằng thỏađáng Đây cũng là cơ sở dẫn đến đổi mới trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

III “Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việcdân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng Vậy khi có yêu cầu, Tòa án phải xửlý như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật? Về vấn đề này, BLTTDS2015 cũng đã có quy định khá cụ thể tại Điều 43 đến 45.

Trang 8

1 Áp dụng tập quán

Theo quy định tại khoản 1, Điều 45, BLTTDS 2015: “Việc áp dụng tập

quán được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợpcác bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định Tập quán khôngđược trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3của Bộ luật dân sự.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền việndẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.

Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảmđúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.

Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tậpquán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việcdân sự.”

Ví dụ: vụ việc bà C.T.M.L khởi kiện ông L.V.T yêu cầu trả lại quyềnkhai thác điểm đánh bắt hải sản xa bờ Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đãxác định trong Quyết định giám đốc thẩm số 93/GDDT-DS ngày 27/5/2002rằng đây là một yêu cầu về quyền tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án và nhận xét: đối với vùng biển xa bờ, pháp luật chưa quy định vềquyền ưu tiên khai thác nên quyền ưu tiên phải được xác định theo tập quán.Theo xác minh ở chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn là Ban Hảisản địa phương thì tài công là người có quyền chọn và cho người khác điểmđánh bắt; địa điểm đã bị bỏ hơn ba tháng không khai thác thì có quyền khaithác Việc ông T sử dụng điểm đánh bắt hải sản hiện tranh chấp là phù hợpvới tập quán, không trái pháp luật, không vi phạm quyền lợi hợp pháp của bàL.

8

Trang 9

2 Áp dụng tương tự pháp luật

“Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trongtrường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định vàkhông có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dânsự và khoản 1 Điều này.

Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chấtpháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiệnhành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác địnhquy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.”6

Áp dụng tương tự pháp luật trong dân sự là một biện pháp khắc phụcnhững hạn chế và tình trạng chưa thật đầy đủ của những quy định pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong xã hội thuộc đối tượng điềuchỉnh của pháp luật dân sự Việc áp dụng này nhằm giải quyết kịp thời các vụviệc dân sự đã phát sinh nhưng chưa có quy phạm pháp luật để áp dụng mộtcách trực tiếp Tuy nhiên, việc áp dụng quy định tương tự của pháp luật dânsự phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau:

Một là, những vụ việc pháp lý cần giải quyết phải là vụ việc có liên

quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh củapháp luật dân sự Hay nói cách khác, những tranh chấp đang cần được giảiquyết phải thuộc quan hệ pháp luật dân sự.

Hai là, tại thời điểm giải quyết vụ việc, trong hệ thống pháp luật chưa

có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, nhưng có quyphạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự và chủ thể cóthẩm quyền phải xác định được cụ thể quy phạm pháp luật tương tự đó Đồngthời vụ việc cần được giải quyết phải đúng trong phạm vi thẩm quyền của chủthể giải quyết.

6 Khoản 2, Điều 45, BLTTDS 2015

Trang 10

Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật dân sự nhằm giải quyết kịp thờicác vụ việc dân sự, đặc biệt là các vụ tranh chấp dân sự phát sinh giữa các chủthể trong xã hội nhằm để giữ gìn và củng cố mối đoàn kết trong nhân dân, bảovệ sự ổn định trong các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sựnói riêng Biện pháp áp dụng tương tự quy phạm pháp luật dân sự được thựchiện sẽ mang lại những hiệu quả và ý nghĩa xã hội, ý nghĩa pháp lý rất quantrọng trong việc bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ dân sự chính đáng củacác chủ thể luôn được thực hiện có hiệu quả nhất Một hiệu quả có ý nghĩaquan trọng do việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật dân sự mang lại làchính hoạt động áp dụng đó đã cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng để các nhàlàm luật có căn cứ sửa đổi, bổ sung và ban hành pháp luật có nội dung ngàymột hoàn thiện hơn nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thânthuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có hiệu quả cao hơn.

Ví dụ về áp dụng tương tự pháp luật: Dùng quan hệ vay để xử lý choquan hệ hụi họ (chơi phường) hay dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnhcác quan hệ về đổi công.

3 Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng

“Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽcông bằng được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽcông bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán,tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luậtdân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc đượcquy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

10

Ngày đăng: 26/12/2017, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w