1 Nguồn gốc và quy luật âm dương. So sánh âm dương và lưỡng nghi? Nguồn gốc triết lý âm dương bao gồm 2 cặp đôi cơ bản: Mẹ Cha; Đất – Trời. Cặp mẹ và đất gộp chung là thuộc tính, thuộc tính âm. Cha và Trời gộp chung là thuộc tính Trời, thuộc tính dương. Âm dương phải gắn kết để quy định nên vạn vật. Triết lý lưỡng nghi có 2 cực nóng và lạnh. Nóng Dương; Lạnh Âm. Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm. Trong âm có dương và trong dương có âm.2 So sánh tam tài và tứ tượng? Tam tài bao gồm Thiên(+) – Địa() – Nhân(+) Từ âm dương sang tam tài: Mẹ +Cha Nhân Đất + Trời Địa + Thiên Lưỡng nghi có 2 cưc nóng và lạnh. Nóng Dương; Lạnh Âm Chuyển hóa từ Nóng Lạnh: Có mùa hoa nở (xuân), mùa lá rụng (thu)Vậy từ lưỡng nghi (2 cực) phát triển thành 4 mùa xuân hạ thu đông, người ta đã trừ tượng hóa, triết lý hóa thành tứ tượng15 Tại sao người Mông Cổ thờ sói Người Mông Cổ tự nhận mình là hậu duệ của chó sói, theo họ thì tổ tiên của người Mông Cổ có nguồn gốc từ một con sói và một con hươu. Thành Cát Tư Hãn còn được tôn xưng là Đại mạc Thương Lang (con sói xanh của trời). Trong nền văn hóa du mục, sói là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của người Mông Cổ, người Mông Cổ cho rằng sói chính là vị cứu tinh của đồng cỏ, là biểu tượng mà con người gửi gắm linh hồn.. Sói lại là kẻ thù hiện hữu của mọi sinh vật trên đồng cỏ. Sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài vật trên đồng cỏ với con vật tàn bạo, thông minh, lạnh lùng là sói đã không cho phép bất kể một kẻ yếu ớt nào có thể tồn tại trên đồng cỏ. Người Mông Cổ quan niệm rằng sói là thầy dạy cho những con ngựa Mông Cổ có thể chạy hàng trăm dặm một ngày.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN HÓA TRUNG QUỐC – ĐH KHXHNV
1/ Nguồn gốc và quy luật âm dương So sánh âm dương và lưỡng nghi?
- Nguồn gốc triết lý âm dương bao gồm 2 cặp đôi cơ bản: Mẹ - Cha; Đất – Trời Cặp mẹ và đất gộp chung là thuộc tính, thuộc tính âm Cha và Trời gộp chung là thuộc tính Trời, thuộc tính dương Âm dương phải gắn kết để quy định nên vạn vật
- Triết lý lưỡng nghi có 2 cực nóng và lạnh Nóng Dương; Lạnh Âm
- Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm
- Trong âm có dương và trong dương có âm
2/ So sánh tam tài và tứ tượng?
- Tam tài bao gồm Thiên(+) – Địa(-) – Nhân(+/-)
- Từ âm dương sang tam tài: Mẹ +Cha Nhân
Đất + Trời Địa + Thiên
- Lưỡng nghi có 2 cưc nóng và lạnh Nóng Dương; Lạnh Âm
Chuyển hóa từ Nóng Lạnh: Có mùa hoa nở (xuân), mùa lá rụng (thu)
Vậy từ lưỡng nghi (2 cực) phát triển thành 4 mùa xuân hạ thu đông, người ta
đã trừ tượng hóa, triết lý hóa thành tứ tượng
3/ Tam Tài sang Ngũ Hành
- Trong Tam tài có 2 bộ:
+ Đất – Nước – Lửa Thổ - Thủy – Hỏa
+ Cây – Đất – Kim Loại Mộc – Thổ - Kim
2 bộ này kết hợp với nhau tạo nên Kim – Mộc – Thủy –Hỏa – Thổ
Trang 24/ Tứ Tượng sang Bát Quái
- Tứ tượng có 4 tượng, mỗi tượng có 2 hào: Thái Dương ( ); Thái Âm ( ); Thiếu Dương ( ); Thiếu Âm (==)
- Từ tứ tượng sang bát quái là quá trình nhân đôi của mỗi tượng Mỗi tượng được nhân đôi bằng cách lấy 2 hào gốc đặt lên trên nó 1 hào âm hoặc hào dương để cho ra thêm 2 sản phẩm Từ đó cho ra Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn
5/ Hệ Can chi và tử vi?
- Hệ can: can gồm 10 yếu tố (Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý)xây dựng trên cơ s73 5 hành phối hợp với âm dương (5x2) mà thành Vì vậy, hệ này còn gọi là thập cam hoặc thiên can
- Hệ chi: có 12 yếu tố (tí, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) chúng gồm 6 cặp âm dương cũng do ngũ hành biến hóa mà ra, cho nên được gọi là thập nhị chi hay địa chi Tên mỗi chi ugn71 với một con vật, toàn là những con vật sống trên mặt đất, gần gũi với cuộc sống của người nông dân
- Tử vi:
6/ Bối cảnh ra đời của các học thuyết?
- Thời Xuân Thu loạn (hàng trăm nước đánh nhau trong đó có 14 nước), xuất hiện nhu cầu thống nhất thiên hạ, thiên hạ thái bình Xuất hiện rất nhiều nhà hiền triết Giai đoạn đó “Bách gia chư tử.”
Trang 37/ Nội dung triết lý nho giáo?
*Nội dung cơ bản của triết lý Nho gia: đào tạo quân tử.
+ Người quân tử phải tu thân: có đức, có tài
+ Tiêu chí làm quân tử:
1 Đạt “đạo”: những mối quan hệ (ngũ luân)
Ngũ Luân thời Khổng Mạnh: Trung : Quân – Thần
Hiếu: Phụ – Tử Nghĩa: Phu – Thê
Để: Huynh – Đệ Hữu : Bạn bè Sang thời Hán còn lại Tam Cương: Trung – Hiếu – Nghĩa
2 Đạt “ đức”:
Thời Khổng Tử: Nhân – Trí – Dũng
Thời Mạnh Tử: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí
Thời Hán: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín
3 Đạt “văn”: nho – y – lý – số (lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số)
- Làm công dân tốt đạt 2 tiêu chí đầu, muốn làm quan phải đạt thêm tiêu chí thứ 3
Phương châm của người quân tử là Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Muốn thực hiện thành công phải có 2 phương châm cụ thể:
+Nhân trị: cai trị bằng tình người (Khổng Tử bị xua đuổi vì Nhân trị)
+Chính danh: có lý (quân ra quân, thần ra thần) để có tôn ti trật tự
8/ Hán Nho và Tống nho?
Trang 4- Thời Tần: TTH là người rất ghét Nho gia, ghét Khổng Tử, do ông thống nhất
và cai trị thiên hạ bằng luật pháp, máu lửa và thanh kiếm trong khi Khổng Tử lại đề cao “nhân trị” Vì thế TTH tiến hành việc đốt sách chôn Nho, bộ Lục Kinh bị đốt trong đó có cuốn Kinh Lễ cháy chỉ còn 2 chương được nhập vào Kinh Lễ, nên cuối cùng chỉ còn lại Ngũ Kinh Vào thời kì này Pháp gia thắng Nho gia ( nhưng Kinh vẫn mạnh hơn Kiếm vì khi Nho sinh về quê, họ phân công nhau ghi nhớ lời thầy dạy, nguyên bản không đúng 100%, nhưng đại ý thì không đổi)
- Thời Hán:
+ Nho giáo Khổng – Mạnh trở thành Nho giáo chính thống
+ Hán Vũ Đế sai Đổng Trọng Thư san định lại hệ tư tưởng trong xã hội Trong quá trình nghiên cứu, ông nhận thấy lí do vì sao học thuyết của Khổng Tử không được áp dụng vì tính ủy mị của “nhân trị” Vì vậy, quyết định nên thay
“nhân trị” bằng “pháp trị” Tuy nhiên, một mặt nhà Hán đề cao Nho gia, thực tế
họ vẫn cai trị theo lối Pháp gia Họ chủ trương “ngoại Nho, nội Pháp” Đây là chính sách 2 mặt với mục đích là mị dân, lấy “Nho” và “Nhân trị” mềm mỏng làm cái bình phong để che đậy cho lối cai trị pháp luật cứng rắn.\
+ Lí thuyết này đề cao “thiên nhân cảm ứng” xuất hiện khái niệm “thiên mệnh” Trong đó, “mệnh” là do Trời sắp đặt, mệnh Trời đề xuất luân thường đạo lý (gọi là “thiên đạo”), ai cải mệnh Trời là làm trái đi luân thường đạo lý Con người chỉ có thể tuân theo thiên đạo, ai vi phạm thiên đạo thì sẽ bị con của ông thiên là “thiên tử” trừng trị Đó là lí do vì sao vua đứng trên luật
+ Vào thời kì này, Nho gia hấp thụ Pháp gia
Trang 5+ Pháp gia là học thuyết do Tôn Tử là người đề xướng và Hàn Phi Tử là người hoản thiện Trong học thuyết này đề ra “tôn công phế tư”, nguyên bản là pháp luật trên vua Tuy nhiên khi hấp thụ vào Nho gia thì pháp luật lại dưới vua
Thiên mệnh >< Thiên lý
- Thiên mệnh là của Nho giáo thời Hán phát triển lên thời Tống Nho Từ thiên mệnh chuyển thành thiên lý
- Xét về bản chất: giảm đi yếu tố huyễn hoặt, mượn khoa học để nói nhân sinh, đưa các luân lý, quan hệ xã hội của con người tuân thủ theo quy luật vận động của vũ trụ và tạo hóa ( bởi vũ trụ và tạo hóa có quy luật âm dương mà không ai
có thể cãi lại được)
Thiên lý mang tính khoa học hơn
10/ Tam Cương có những giá trị nào? Tam Cương khác Ngũ Thường ở chỗ nào? Tam Cương khác Ngũ Luân ở chỗ nào?
- Tam Cương có vào thời Hán, có 3 giá trị: Trung; Hiếu; Nghĩa
- Tam Cương là đạo; Ngũ Thường là đức
- Tam Cương là cái lõi của Ngũ Luân đã gạt đi 2 giá trị là: quan hệ anh em và quan hệ bằng hữu
11/ Vẽ bát quái đồ
Trang 612/Miên Man là những ai? Vì sao xuống VN/ĐNÁ?
- Miên Man: Liên minh nhiều bộ lạc ở Hoàng Hà, sau khi chạy loạn về miền Nam
- Thời Tam Hoàng gọi là Miêu tộc, Tam Miêu, Vưu Miêu
- Thời Chu: Nam Man Phân hóa thành tiền dân nước Sở
- Thời Nữ Oa: xuất hiện mẫu hệ, tồn tại song song với xã hội phụ hệ (thờ Bàn Hồ)
- Thời Tần - Hán: Trung Nguyên chinh phục miền Nam Một bộ phận Miêu Man hội nhập vào tộc Hán
- Thời Minh: Miêu Man bị sát hại ở Quý Châu Số còn lại phát triển thành các dân tộc Miêu, Dao, Xá,
13/ Nguồn gốc người Quảng Đông, Triều Châu?
- Người Triều Châu: được mệnh danh là người Do Thái của Châu Á, gốc Mân Nam, định cư ở Đông Bắc Quảng Đông Họ di cư sang VN bằng đường biển hiện nay người Triều Châu sống ở: Thái Lan, VN, Miến Điện, Singapore
Trang 7- Người Quảng Đông: còn được gọi là Quảng Phủ, do người Nam Việt kết hợp với người Hán Họ di cư sang VN nhiều nhất là vào thời Đường
- Được xem như chị cả của vùng Hoa Nam
- Nơi cư trú:
+ SG- Chợ lớn
+ Thủ Dầu 1
+ Biên Hòa
+ các tỉnh miền tây (từ sông Hậu đổ xuống)
Đông Di
TQ tiếp nhận chữ viết từ Đông Di
Truyền thuyết: thủ lĩnh Đông Di là Si Vưu
- Người Tiên Ty: gốc Altai phía Đông, một bộ phận tổ tiên Mông Cổ, tự nguyện Hán hóa
- Người Khitan: thời Bắc Ngụy, Tiên Ty mất, Khiết Đan ở Liêu Đông phát triển đế quốc Liêu, thịnh hành 100 năm sau thời Đường
- Người Nữ Chân / Mãn Châu: cuối Liêu, tộc Nữ Chân phát triển mạnh, thành lập nước Kim 1125, Kim diệt Liêu (Khiết Đan) Bộ phận còn lại lập Tây Liêu, tồn tại 93 năm nữa thì mất hẳn
14/ Nguồn gốc Viêm – Hoàng?
- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống Hoàng Đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết
- Viêm Đế (Thần Nông) là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế,
cư trú tại vùng Khương Thuỷ ở tây bắc Trung Quốc
Trang 8- Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Viêm Đế có họ hàng thân tộc với Hoàng
Đế Còn Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê
- Có lần, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ Hoàng Đế liên kết các bộ lạc quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc
Cuối cùng, Xi Vưu bại vong
- Hoàng Đế rất được tôn sùng Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ
tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng
15/ Tại sao người Mông Cổ thờ sói
- Người Mông Cổ tự nhận mình là hậu duệ của chó sói, theo họ thì tổ tiên của người Mông Cổ có nguồn gốc từ một con sói và một con hươu Thành Cát Tư Hãn còn được tôn xưng là Đại mạc Thương Lang (con sói xanh của trời) Trong nền văn hóa du mục, sói là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của người Mông Cổ, người Mông Cổ cho rằng sói chính là vị cứu tinh của đồng cỏ, là biểu tượng mà con người gửi gắm linh hồn
- Sói lại là kẻ thù hiện hữu của mọi sinh vật trên đồng cỏ Sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài vật trên đồng cỏ với con vật tàn bạo, thông minh, lạnh lùng là sói đã không cho phép bất kể một kẻ yếu ớt nào có thể tồn tại trên đồng cỏ Người Mông Cổ quan niệm rằng sói là thầy dạy cho những con ngựa Mông
Cổ có thể chạy hàng trăm dặm một ngày
Trang 9- Sói cũng dạy cho những chiến binh Mông Cổ gan dạ và mưu lược những kỹ năng và chiến thuật trong chiến đấu Người Mông cổ coi mình là con của sói, ngay cả sau khi chết đi cũng để thân xác của mình trên đồng cỏ cho sói ăn, và sói lại là phương tiện để đưa hồn người về với trời
16/ Làng Hoa Tây
- Trước đây rất nghèo khó, nhưng khởi nghiệp nhờ Ngô Nhân Bảo và con trai ông, khởi phát từ giai đoạn 1980-1990 Năm 2003 diện tích được mở rộng
là 30.000 km, dân số 30.000 người
- Xin hộ khẩu ở đây còn khó hơn xin ở Mỹ
- Ban đầu Ngô Nhân Bảo mở những tập đoàn nhỏ chuyên sản xuát gang thép, phân bon, xây dựng 1 loạt các công sở để làm việc
- Điều kiện để làm rễ ở làng Hoa Tây:
+ Tốt nghiệp ít nhất là tiến sĩ các trường ĐH: Harvard, Oxford, Cambridge, Singapore, Thanh Hoa, Bắc Kinh
+ Có ngoại hình, sắc đẹp
+ Khi được vào làng Hoa Tây sẽ có cuộc sống sung sướng
Duy Ngô Nhĩ
- Là một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc
- 585 Ishbara xưng Gokturk (Đột Quyết) Nhà Thanh chiếm năm 1759 và cai trị đến năm 1864 Uyghur lập Cộng hòa Turkistan năm 1933, 1944 song sau 1949 lại trở thành khu tự trị Tân Cương thuộc Trung Quốc
- Tôn giá: Hồi giáo
Choang
Trang 10- Gốc Âu Việt, con cháu bà Âu Cơ.
- Nổi bật là Tết lồng – tồng (tết xuống đồng) mùng 3 tháng 3 âm lịch, cúng
3 món Tam sinh (heo, dê, bò), dựng cây neo, khấn vái
- Chữ Nôm Choang
- Chế độ thổ ty (12 vị thổ ty)
- Tín ngưỡng Lưu Tam Thư, Hoa Bà, Hai Bà Trưng, phồn thực (thờ cóc) theo “vạn vật hữu linh”
Kinh Tam Đảo
- Gốc Việt Nam
- Khi mưu sinh đánh cá ngoài biển, gặp bão dạt về đảo trú ở 3 hòn đảo Vạn
Vĩ (Quảng Tây) thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi nên về dẫn theo bà con dòng họ đến đây làm ăn sinh sống và cư trú đến nay
- Pha trộn văn hóa Việt – Hán
- Thờ Trần Hưng Đạo, tín ngưỡng tờ tổ tiên, Phật, Nho, Đạo , tháng 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ
17/ Phật giáo Thiền Tông
- Thiền là tĩnh tâm để trí tuệ phát triển (Thiền và Phật giáo Bắc Tông khác nhau ở chỗ Thiền chú trọng ở yếu tố cái tâm hơn là các hình thức bên ngoài)
- Là 1 nhánh của Phật giáo, ra đời ở Ấn Độ, phát triển ở Trung Quốc
Tổ Thiềm: Phật Thích Ca
- Truyền đến đời 28 là Bồ Đề Đạt Ma thì được truyền sang TQ Đến đời thứ 5 của Thiền Tông ở TQ là Hoằng Nhẫn thì được tách ra 2 phái là Bắc Thiền và Nam Thiền Bắc Thiền đến đời Đường bị tiêu diệt Nam Thiền được chia thành Ngũ Gia Thất Phái và tiếp tục được lưu truyền
Trang 11- Sự khác nhau:
+ Bắc Thiềm: tiệm tu (tu hằng ngày)
+ Nam Thiềm: đốn ngộ (vẫn lao động, giữ tâm tịnh và giác ngộ trong lúc lao động)
Thiềm: tĩnh tâm để phát tuệ
18/ Sự khác biệt trong tư tưởng của Lão Tử so với Khổng Tử?
- Lão Tử đề cao ĐẠO TỰ NHIÊN Đạo của Khổng Tử là ĐẠO XÃ HỘI
- Đạo tự nhiên: là quy luật vận động của tạo hóa, là mối quan hệ cân bằng,
hài hòa giữa con người với vạn vật và vũ trụ
- Đạo xã hội: Ngũ luân (5 mối quan hệ cơ bản) + ĐỨC = Tam Cương Ngũ
Thường
+ “Đức” của Khổng Tử: Nhân – Trí – Dũng (th Hán thành Nhân – Lễ - Nghĩa
– Trí – Tín)
+ “Đức” của Lão Tử: cái thể hiện ra bên ngoài của cái ĐẠO, quy luật vận
động của vũ trụ
19/ Hiện tượng chuẩn hóa tín ngưỡng dân gian
- Nguồn gốc: là do sức mạnh của chế độ điển chế, là do chịu ảnh hưởng của
tư tưởng Nho gia, người ta rất coi trọng yếu tố sắc phong của Nhà nước và coi
đó là điều bất di bất dịch và là tiêu chuẩn của tất cả các hành vi tín ngưỡng khác Vì vậy nó bị lần lượt các các tín ngưỡng nhỏ hơn: bị hòa nhập or bị nuốt chửng hoặc tồn tại dưới dạng ngụy chuẩn Thứ nhất là hòa nhập hoàn toàn Thứ hai là thụ động bị nuốt chửng Thứ ba là ngụy chuẩn ( nội dung và hình thức
Trang 12hoàn toàn khác nhau) Ví dụ: ngay cả bà Thiên hậu cũng phải chịu ảnh hưởng của quan niệm là “nữ phải có nơi quy thuộc”
20/ Nguồn gốc và thể của minh hôn
-Nguồn gốc: Nguồn gốc của minh hôn bắt nguồn từ tín ngưỡng sùng bái con
người ở Trung Quốc Người Trung Quốc rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên Các cô gái chết khi chưa lập gia đình sẽ không có ai thờ cúng Chính vì vậy, người thân sẽ tổ chức âm hôn để họ được hương khói ở nhà chồng
- Thể hiện: Về cơ bản, minh hôn cũng được tổ chức tương tự như đám cưới
dành cho người sống: phải thông qua người mai mối, hai bên gia đình qua nhà nhau dạm ngõ, đến lúc cử hành hôn lễ cũng tổ chức cỗ bàn hết sức thịnh soạn Trong "đám cưới ma", họ hàng và bạn bè của người quá cố đều được mời đến chung vui với "cô dâu, chú rể"
Duy trì liên kết gia tộc
Hôn lễ ở Trung Quốc thường được coi trọng, minh hôn cũng mang tính chất đó, bởi vì ý nghĩa của nó là nối tiếp nhang khói gia tộc chứ không phải vì giá trị tình cảm yêu thương của nam nữ Minh hôn đóng vai trò quan trọng trong xã hội Trung Quốc đặc biệt là đối với phụ nữ Nền văn minh Trung Quốc
là theo phụ hệ, và con gái đều không có vị trí quan trọng ở trong gia đình cha
mẹ đẻ của mình Thông qua cuộc hôn nhân này, cô được ghép vào phả hệ hoặc được thờ cúng ở bàn thờ tổ tiên của gia đình chồng cô, đảm bảo con cháu để chăm sóc cho tinh thần của mình từ cõi chết
Loại minh hôn này cũng khá phổ biến ở một vài tỉnh thành ở Đài Loan, trước hết người nhà của người con gái dùng bao đỏ gói sinh thần của người
Trang 13chết lại và đặt trong đó một ít tiền, sau đó mang để ở trên đường, người thân của cô gái sẽ đứng sẵn gần đó, khi có người nhặt được lập tức la to lên “ Anh
rể (Con rể)”, để người đó khó lòng mà từ chối được Sau khi lấy bài vị của cô gái về, nếu sau này người đàn ông đó lấy vợ nữa, trước hết phải tôn người con gái trên bài vị làm lớn Lúc động phòng thì phải nói “ Mời chị cả ngủ trước”, lúc ăn cơm phải nói “ Mời chị cả ăn trước” Nếu những người con gái chết đi
mà không ai chịu lấy bài vị, thì con trai của anh hay em trai sẽ đem về thờ phụng, hoặc đem bài vị lên am tự để thờ phụng
Xã hội phong kiến cho rằng, thân phận phụ nữ thường thấp kém, lại thêm nếu chẳng may trong gia đình có đứa con gái chưa xuất giá, không may qua đời, thì
đó lại được coi là một điều xui xẻo và không tốt Thường những cô gái không chồng yểu mạng này sẽ không được gia đình tiếp nhận, cho phép đưa quan tài vào nhà vì họ cho rằng âm khí của cô gái sẽ ám ảnh cả gia đình và đem lại nững điều xui xẻo Nhưng nếu để quan tài bên ngoài, thì theo “mê tín” linh hồn của cô gái sẽ trở thành hồn ma lang thang vô định
Vì thế, để có thể cho phép đưa quan tài vào nhà, gia đình bên cô gái phải tìm một chàng trai cùng với một khoảng tiền khá lớn, thuyết phục người con trai chấp nhận thực hiện hôn ma này và theo như quan niệm phong kiến, người con trai này sẽ phai " rước" vợ mình về nhà Tất nhiên khác với trường hợp “nữ sống nam chết ” người con trai này chỉ có nhiệm vụ thay nhà vợ thờ cúng người vợ ma này và vẫn có thể lấy vợ khác, còn số tiền kia được coi như một phí chu cấp cho người con trai này
Dường như là một “cuộc trao đổi, giao kèo” của gia đình nhà cô gái và “con rể”