ĐỀ BÀI: Qua môn học này em học được những gì? BÀM LÀM PHẦN A: NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU Chương 1: Những mốc thời gian cơ bản ra đời ngành truyền hình Chương 2: Những thể loại tác phẩm truyền hình Chương 3: Đặc trưng của truyền hình Chương 4: Xu hướng phát triển của báo truyền hình: Chương 5: Những ưu điểm vượt trội của báo truyền hình so với cá thể loại báo chí khác Chương 1: Những mốc thời gian cơ bản ra đời ngành truyền hình Truyền hình là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX nhưng phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây + Truyền hình thế giới Những hệ thống truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính thức trong thập niên 40 của thế kỷ này. Năm 1887: Các phát minh khoa học làm cơ sở cho ngành truyền hình Năm 1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên được ra đời ở Anh và Pháp dài 46km Năm 1929: Chương trình phát hình đầu tiên của BBC được thực hiện từ kết quả nghiên cứu của John Baird về quét cơ học Năm 1931: Chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa trên nghiên cứu của Barthelemy Năm 1936: Thế vận hộiBerlinđược truyền hình tại một số thành phố lớn Năm 1939: Truyền hình Liên xô Trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2: các cường quốc chạy đua gay gắt để phát các chương trình truyền hình nhằm vận động nhân dân ủng hộ các chiến lược quân sự và kinh tế của mình. Năm 1954: đài RTF phát những buổi truyền hình đầu tiên bằng điều biến tần số 101960: Truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình giữa hai ứng cử viên tồng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey Năm 1970: hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia các sóng truyền hình centimet cho các nước và giới thiệu loại băng hình video dùng cho công chúng. Năm 1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực Như vậy, có thể thấy, lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong và cùng song hành với lịch sử tiến bộ của nhân loại. + Truyền hình ViệtNam
Trang 1ĐỀ BÀI:
Qua môn học này em học được những gì?
BÀM LÀM
PHẦN A: NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU
Chương 1: Những mốc thời gian cơ bản ra đời ngành truyền hình
Chương 2: Những thể loại tác phẩm truyền hình
Chương 3: Đặc trưng của truyền hình
Chương 4: Xu hướng phát triển của báo truyền hình:
Chương 5: Những ưu điểm vượt trội của báo truyền hình so với cá thể
loại báo chí khác
***
Chương 1 : Những mốc thời gian cơ bản ra đời ngành truyền hình
Truyền hình là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới xuất
hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX nhưng phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây
+ Truyền hình thế giới
Những hệ thống truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính thức trong thập niên 40 của thế kỷ này
Năm 1887: Các phát minh khoa học làm cơ sở cho ngành truyền hình Năm 1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên được ra đời ở Anh và Pháp dài 46km
Năm 1929: Chương trình phát hình đầu tiên của BBC được thực hiện từ kết quả nghiên cứu của John Baird về quét cơ học
Trang 2Năm 1931: Chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa trên nghiên cứu của Barthelemy
Năm 1936: Thế vận hộiBerlinđược truyền hình tại một số thành phố lớn Năm 1939: Truyền hình Liên xô
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2: các cường quốc chạy đua gay gắt để phát các chương trình truyền hình nhằm vận động nhân dân ủng hộ các chiến lược quân sự và kinh tế của mình
Năm 1954: đài RTF phát những buổi truyền hình đầu tiên bằng điều biến tần số
10-1960: Truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình giữa hai ứng cử viên tồng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey
Năm 1970: hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia các sóng truyền hình centimet cho các nước và giới thiệu loại băng hình video dùng cho công chúng
Năm 1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực
Như vậy, có thể thấy, lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong
và cùng song hành với lịch sử tiến bộ của nhân loại
+ Truyền hình ViệtNam
Năm 1970: chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước ViệtNamdân chủ cộng hòa được phát sóng, chương trình này do Đài tiếng nối ViệtNamthực hiện
6-1976: chương trình truyền hình bắt đầu được phát hành hàng ngày (vào buổi tối)
Năm 1977: thành lập đài truyền hình trung ương ( truyền hình ViệtNam)
3-1998: Đài truyền hình ViệtNamchính thức tách kênh VTV1, VTV2, VTV3 Đây là một bước nhảy vọt của đài truyền hình ViệtNamvề cả nội dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng
+ Sự hình thành các đài truyền hình địa phương
Trang 3Từ đầu những năm 1990, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… lần lượt dùng ngân sách địa phương mua máy phát truyền hình Đặc biệt là khi Đài truyền hình ViệtNamsử dụng vệ tinh phủ sóng toàn quốc thì đài truyền hình các tỉnh, thành phố đã có một bước tăng trưởng
về số lượng
Đến nay, hệ thống truyền hình Việt Nam đã có một đài truyền hình quốc gia, năm đài truyền hình khu vực và 64 đài phát thanh-truyền hình địa phương, bốn kênh truyền hình cáp hữu tuyến CATV tổng thời lượng 200 giờ/ngày được phủ sóng 80% toàn quốc
Chương 2 : Những thể loại tác phẩm truyền hình:
- Tin truyền hình
- Phỏng vấn truyền hình
- Phóng sự truyền hình
- Bình luận truyền hình
- Kí sự truyền hình
- Phim tài liệu truyền hình
* Tin truyền hình
Đây là chương trình quan trọng nhất của một đài truyền hình với tư cách là cơ quan báo chí Nó hàm chứa những đặc điểm nổi bật:
Thông tin thời sự được cập nhật liên tục:
Cung cấp cho người xem những tin tức mới nhất về sự kiện đang diễn
ra, có khả năng đưa tin nhanh nhất bằng truyền hình trực tiếp Các bản tin được sản xuất liên tục theo chu kỳ thời gian, có thể là 1 tiếng, 3 tiếng, 6 tiếng,
12 tiếng.v.v… Ví dụ: bản tin 6giờ, 9giờ, 12 giờ, 15 giờ Chu kỳ bản tin càng ngắn thì tốc độ làm việc của ban biên tập và các ê kíp sản xuất càng cao Đòi hỏi tính chuyên nghiệp trong tổ chức sản xuất để tiết kiệm chi phí Các phóng
Trang 4viên phải theo bám sự kiện và biết “nuôi” tin tức để cập nhật trong từng bản tin
Đảm bảo cơ cấu thông tin các lĩnh vực:
Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thể thao…nhờ đó mà nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng khán giả được đáp ứng
Đảm bảo thông tin các vùng miền:
Mỗi đài truyền hình đều xác định đối tượng khán giả trong một không gian địa lý, việc xây dựng kết cấu bản tin và đưa tin tức đều khắp các khu vực
là cần thiết, nó đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận tin tức của công chúng
* Phỏng vấn truyền hình
Phỏng vấn là một thể loại báo chí, trong đó nhà báo là người chủ động đặt câu hỏi trực tiếp cho một hay nhóm đối tượng nhằm khai thấc thông tin phục vụ cho yêu cầu và mục đích tuyên truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng Tùy theo mục đích, tính chất, đối tượng mà người ta có thể chia ra thành nhiều dạng phỏng vấn như:phỏng vấn trao đổi, phỏng vấn chan dung, phỏng vấn đối thoại…
Yêu cầu của phỏng vấn, người phỏng vấn luôn giữ vai trò rất lớn, đoid hỏi người phỏng vấn phải có một vốn kinh nghiệp dày dặn, “vốn” kiến thức về cả chiều rộng và chiều sâu…
* Tạp chí truyền hình
Là hình thức thông tin đa chiều về một chủ đề hoặc nhóm chủ đề Nếu chuyên mục đi sâu vào một lĩnh vực (nội dung) thì tạp chí truyền hình lại hướng tới sự quan tâm của nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin về một chủ đề nhất định Ví dụ: Tạp chí Phụ nữ số 1 bàn về làm đẹp, số 2 về thời trang, số 3
về giá cả thị trường…
* Phim tài liệu truyền hình
Là một thể loại tác phẩm truyền hình, phim tài liệu chứa đựng thông tin mang giá trị khảo cứu, khái quát và những ý tưởng cảm nhận từ cuộc sống của người làm phim Là loại tác phẩm có thời lượng dài (trên dưới 30 phút),
Trang 5mỗi bộ phim mang thông điệp tương đối hoàn thiện và nó có thể phát sóng độc lập
Nếu các tác phẩm tin tức, phóng sự luôn bám sát sự kiện được sản xuất và phát sóng ngay, nếu để “nguội” sẽ không còn giá trị thì phim tài liệu lại “bền vững” hơn với thời gian Nó có thể phát sóng nhiều lần trên truyền hình
Giá trị khảo cứu của phim tài liệu truyền hình có thể nhận thấy trên phương diện ý nghĩa lịch sử của những sự kiện, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội Ví dụ, phim tài liệu về Giải phóng Miền Nam, về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh … được phát lại vào những thời điểm khác nhau, nhưng mỗi lần xem lại người ta lại nhận ra những giá trị mới từ những thước phim cũ
Ngoài ra, mỗi đạo diễn cũng gửi gắm ý tưởng và khái quát hiện thực qua từng bộ phim giúp người xem nhận ra những giá trị của cuộc sống
* Truyền hình trực tiếp
Truyền hình trực tiếp là cách đưa thông tin đồng thời với thời điểm
sự kiện đang diễn ra Đây là ưu thế của truyền hình trong việc thông tin hình ảnh nhanh nhất về một sự kiện công chúng đang quan tâm Tuy nhiên, truyền hình trực tiếp sẽ phụ thuộc vào thiết bị kết nối truyền dẫn tín hiệu từ hiện trường về trung tâm phát sóng Chi phí cho việc truyền hình trực tiếp còn cao Tuy nhiên, khoa học kỹ thuất đang thay đổi, các thiết bị ngày càng nhỏ gọn và đơn giản do đó việc thực hiện tin tức, phóng sự trực tiếp tại hiện trường sẽ không còn xa lạ với truyền hình hiện đại
* Cầu truyền hình
Là sự kết nối các điểm thông tin từ những khu vực khác nhau Có thể thực hiện cầu truyền hình về một sự kiện đang được diễn ra tại nhiều nơi
Ví dụ, các hang truyền hình lớn trên thế giới tổ chức cầu truyền hình tại nhiều địa điểm đón chảo năm mới tại nhiều quốc gia Truyền hình Việt Nam thường xuyên tổ chức cầu truyền hình Vì người nghèo vào cuối năm
Trang 6Chương trình thời sự cũng có thể tổ chức hình thức thông tin cầu truyền hình khi có nhiều trung tâm xử lý tin tức ở các khu vực
Đặc điểm cầu truyền hình là liên kết thông tin từ nhiều địa điểm khác nhau nên đòi hỏi phải có kịch bản và người tổng đạo diễn để kết nối đảm bảo chương trình không bị gián đoạn và mắc lỗi Cầu truyền hình có thể phát sóng trực tiếp hoặc thu băng phát sóng chậm
Chương 3: Đặc trưng của báo chí truyền hình:
a Tính thời sự:
Vốn dĩ tính thời sự là đặc trưng của báo chí song đối với truyền hình, với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn hẳn các phương tiện truyền thông khác Đối với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức hi nó vừa diễn ra, thâm chí là quá trình nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24 giờ trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc
Ví dụ ngay trong lúc này, thông tin xử phạt 4 công ty bán hàng đa cấp trên Báo Mới vừa đưa tin cách đây 5 phút, hay thông tin “Máy bay tiêm kích Su-30 có sức mạnh khủng khiếp” cũng vừa đưa tin cách thời điểm hiện tại là 3 phút… Cho thấy tính thời sự của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng luôn được chú trọng rất lớn Nhời có tính thời sự, truyền hình trở thành
mộ trong những phương tiện truyền thông đưa tin nhanh và chính xác nhất, được công chúng tin tưởng và theo dõi
b Ngôn ngữ của truyền hình là những hình ảnh và âm thanh.
Trang 7Đây có thể được coi là ưu thế lớn nhất của truyền hình, khi trong tất
cả cac phương tiện truyền thông thì chỉ có truyền hình có thể đưa được cả âm thanh và hình ảnh đến công chúng, khả năng tiếp nhận thông tin từ truyền hình cũng rất lớn Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp nhận của con người qua thịc giác là 70%, thính giác là 20% Như vậy khả năng con người tiếp nhận thông tin từ truyền hình sẽ là 90%, một con số rất lớn!
Nhờ vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin lớn có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện
c Tính phổ cập và quảng bá:
Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỷ người xem cùng một lúc, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu vùng xa Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu được đưa lên vệ tinh
sẽ truyền đi khắp thế giới, được hàng tỷ người biết đến
d Khả năng thuyết phục công chúng:
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, coa khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng “trăm nghe không bằng một thấy” Đây là lợi thế của truyền hình so với loại hình báo in và phát thanh
Lấy ví dụ nạn bạo hành trẻ em hiện nay, nếu là báo in, những tờ báo có thể đưa tin, lời nói trích dẫn của các nhân vật trong câu chuyện, đi kèm
đó là hình ảnh và lời bình gay gắt, hoặc nếu là phát thanh, câu chuyện sẽ được chuyển sang thể loại tin, người nghe sẽ nắm được tình trạng nạn bạo hành hiện nay đã diễn ra như thế nào, tại đâu,… Thế nhưng cả hai phương tiện trên nhất định sẽ không truyền tải thông tin mạnh mẽ bằng truyền hình Phát huy
Trang 8lợi thế của mình, truyền hình sẽ đưa cả hình ảnh và âm thanh trong tin của mình Dù là tin ngắn nhưng sự tác động của truyền hình đến quần chúng rất lớn Tác động từ hình ảnh (video) sẽ ám ảnh người xem, lời bình kể rõ và chi tiết hơn cho hình ảnh (video) đó, ngay lập tức sẽ tạo ra dư chấn trong suy nghĩ của người xem, cộng với sự rộng rãi của truyền hình sẽ tạo ra dư luận cực kì lớn, gây sức ép đến các cơ quan chính quyền địa phương…
Chương 4: Xu hướng phát triển của báo truyền hình:
Làm thời sự trực tiếp là xu hướng của nhiều nước trên thế giới Nhưng ở nước ta, đa số các đài truyền hình vẫn tiếp tục duy trì cách làm bản tin thời sự ghi băng, làm thời sự trực tiếp để bản tin thời sự luôn nóng là yêu cầu đang đặt ra cho truyền hình toàn quốc
Cho đến nay cả năm bản tin trong ngày và các chuyên mục “sự kiện
và bình luận”, “đối thoại”, “hội nhập kinh tế quốc tế” của đài truyền hình Việt Nam đều được thực hiện trực tiếp tại trường quay Lý do phải thực hiện thời
sự trực tiếp trước hết là lợi ích của tính cập nhật thông tin, có thể cập nhật nhiều lần trong một bản tin Đối với những phóng viên đi công tác ở tỉnh xa, thậm chí đi nước ngoài có thể đưa tin tại chỗ, hoàn toàn có thể thay đổi thứ tự sắp xếp của bản tin, đưa các tin quan trọng lên hàng đầu
Bên cạnh đó, hiện nay các gameshow truyền hình đang xuất hiện với tốc độ chóng mặt và với tần suất khá dày trên các kênh truyền hình ViệtNam
Có những gameshow đã đi vào lòng người và ở lại như: Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng, Chuyện đêm muộn, …
Trang 9Chương 5 : Những ưu điểm vượt trội của báo truyền hình so với cá thể
loại báo chí khác
Báo in, báo mạng, báo phát thanh
Báo truyền hình
Thế mạnh – Buộc người ta phải đọc,
nghe và buộc người ta phải hình dung sự kiện qua những lời miêu tả của tác giả
– Tạo cho người xem, người nghe cảm giác nghi ngờ nhất định
-Không có được vai trò của tầng thông tin thứ hai
– Tính thời sự cao, thông tin được cập nhật từng giây, từng phút
– Người đọc, người nghe chỉ biết thông tin đơn thuần, và được đánh giá, bình luận thông qua tin nhắn, gửi mail
– Cho người xem thấy thông tin của
sự kiện, thấy không gian diễn ra sự kiện và những chủ thể đang tham gia sự kiện đấy một cách chân thực – Làm cho người ta tin ngay đó là
sự kiện có thật thông qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động được ghi lại từ hiện trường từ nhiều góc độ khác nhau cho người xem cảm hứng và tạo cho họ cảm giác như đang được tham gia vào sự kiện
– Có vai trò của tầng thông tin thứ hai đó là những cử chỉ, hành động
và cảm xúc của nhân vật đang tham gia sự kiện
– Tính thời sự cao hơn, thể hiện ở sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh
– Khả năng tương tác cao hơn, bên cạnh thông tin đơn thuần còn cho người xem thấy được hình ảnh của
sự kiện và người mình sẽ gọi điện đặt câu hỏi hoặc gửi mail…
Trang 10Phần bài tập nhóm:
https://www.youtube.com/watch?v=WE3XHliw04Q