1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học

20 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 137 KB

Nội dung

SKKN nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học SKKN nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học SKKN nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học SKKN nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học SKKN nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên các cấp học trên

Muốn có cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển con người toàn diện thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ với các hoạt động giáo dục

Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao Chính vì vậy công tác bán trú trường học đã và đang được cả xã hội đặc biệt quan tâm Vậy quan tâm như thế nào để cho các em thật sự có một cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội , chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng , nên công việc này đòi hỏi phải có tính liên ngành của các cấp có thẩm quyền và là trách nhiệm của toàn dân Đối với các trường học có bếp ăn bán trú thì vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề quan tâm của các trường tiểu học Vì nếu thức ăn, nước uống không

an toàn thì sức khỏe của học sinh sẽ không được đảm bảo, đồng thời có thể ảnh huởng đến niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người Có một câu danh ngôn "Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy còm "

Năm học này, tôi tiếp tục được Hiệu trưởng phân công trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý bán trú Với những kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều

Trang 2

năm tham gia quản lý bán trú và sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân,

tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học " với mong

muốn nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn,

ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh bán trú, tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh

Đề tài này được thực hiện trong phạm vi Trường Tiểu học Gia Cẩm trong năm học 2011-2012

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1- Cơ sở lý luận:

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ giúp cho học sinh phát triển kỹ năng học tập (nghe, nói, đọc, viết) Mà còn hình thành một số

kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng sử, kỹ năng tự phục vụ

Căn cứ vào pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Căn cứ vào thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGD&ĐT ngày 08/7/2008 về hướng dẫn công tác đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục

Theo kế hoạch của Trường Tiều học Gia Cẩm đối với công tác bán trú cần tập trung:

Thực hiện công tác bán trú đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho học sinh và CB-GV-NV Xây dựng kế hoạch cụ thể cho tất cả các hoạt động bán trú Tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú Thiết lập và lưu trữ đầy đủ

Trang 3

hồ sơ công tác bán trú Thành lập tổ kiểm tra giám sát công tác bán trú trường học

Các văn bản trên đã hướng dẫn, quy định cụ thể các yêu cầu để đảm bảo nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường

Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học không chỉ là mối quan tâm của Đảng, nhà nước mà còn là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội

Nhân cách, kỹ năng sống của học sinh không chỉ có kỹ năng học tập

cơ bản như nghe, nói, đọc, viết và tính toán mà học sinh tiểu học được dạy từ

kỹ năng nhỏ nhất như thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến kỹ năng tự phục vụ,

tự bảo vệ và các kỹ năng trong giao tiếp

“Một bữa ăn học đường cân đối cho tất cả trẻ em là sự đầu tư tốt nhất mà chúng ta có thể làm được vì sức khỏe, sự giáo dục và phát triển xã hội toàn cầu trong tương lai” (George Mc Govern).

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới trong các thập kỷ qua và kinh nghiệm thực tiễn ở những quốc gia tiên tiến có triển khai bữa ăn nhà trường, cho thấy bữa ăn học đường là yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng học tập sáng tạo của trẻ thơ

Học sinh tiểu học là lứa tuổi chuyển tiếp, phát triển nhanh về thể lực lẫn trí tuệ nên việc tổ chức bữa ăn bán trú phải được chú ý và quan tâm đúng mức

2 Thực trạng của vấn đề:

Năm học 2011- 2012 100% lớp học bán trú với số lượng học sinh bán trú đông Mặt khác, tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh kéo dài, thức ăn khan hiếm làm biến động giá

cả thị trường đã gây khó khăn cho nhà trường trong việc lựa chọn thực

Trang 4

phẩm, lên thực đơn, tổ chức các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và duy trì đều đặn các hoạt động bán trú

Khó khăn nữa là: ngay từ đầu năm, tình hình dịch chân tay miệng ở trẻ em hoành hành ở nhiều nơi trên các tỉnh thành trong cả nước, gây ảnh hưởng đến các trường học, nhất là đối với các trường bán trú

Vì vậy, việc đảm bảo sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách đòi hỏi phải đề ra nhiều biện pháp tích cực

để duy trì và nâng cao các hoạt động bán trú, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi nghĩ rằng để tổ chức tốt và nâng cao các hoạt động bán trú, đáp ứng được nguyện vọng của các bậc cha mẹ học sinh đòi hỏi phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động bán trú phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, chọn nguồn cung cấp thực phẩm sạch, an toàn, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ bán trú, phân công công việc cụ thể cho những người tham gia công tác bán trú, có kế hoạch kiểm tra giám sát mọi hoạt động bán trú và đề ra nội quy, những quy định đối với người tham gia phục vụ bán trú Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động bán trú để có biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời Đối với các bộ phận tham gia phục vụ công tác bán trú như: lên thực đơn, lưu mẫu thức ăn, sơ chế, chế biến thực phẩm, tổ chức bữa ăn cho học sinh, phải nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc được giao, có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Việc tổ chức và quản lý bán trú vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng mọi hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh tại truờng

Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ tìm và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp

để nâng cao chất lượng công tác bán trú của nhà trường ngày càng phát triển

Trang 5

một cách bền vững

3 Các biện pháp đã tiến hành

Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã tiến hành các biện pháp sau :

a) Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường tiểu học.

Trước tiên, để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh tôi đã lập một kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng công tác bán trú năm học 2011-2012 cụ thể Trong kế hoạch thể hiện rõ mục đích, yêu cầu nôị dung của công tác bán trú Từ kế hoạch đó mới xác định các nội dung tập trung cần phải thực hiện

Bếp ăn tập thể có vị trí quan trọng trong trường học bán trú Ngay từ đầu năm, tôi đã chỉ đạo các bộ phận rà soát lại các điều kiện, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ bán trú tại bếp ăn và các phòng học Trên cơ sở đó,

đã tham mưu mua sắm bổ sung và sửa chữa kịp thời các trang thiết bị phục

vụ bán trú

Hiện nay bếp ăn của trường được bố trí sắp xếp theo quy trình bếp ăn một chiều, có khu vực tiếp nhận, sơ chế thực phẩm riêng, khu chế biến, phân chia thức ăn riêng Cung cấp nước sạch để sử dụng chế biến, vệ sinh dụng cụ

ăn uống, trang bị toàn bộ các dụng cụ phục vụ ăn uống cho lớp một bằng inox Bếp ăn được lắp đặt hệ thống ga, điện đảm bảo an toàn Trang bị đầy

đủ các loại bảng biểu theo quy định của nhà bếp như: bảng thực đơn hằng ngày, bảng phân công nhiệm vụ, nội quy phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy, hướng dẫn vận hành tủ cơm, vận hành hệ thống ga

Ngoài ra tôi chỉ đạo tổ nuôi thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ của bếp ăn bán trú như: sổ giao nhận thực phẩm, sổ phân chia thức ăn, sổ xuất, nhập kho, sổ theo dõi xuất ăn, báo giá thực phẩm theo tuần, sổ chấm công, sổ theo

Trang 6

dõi học sinh vắng, sổ lưu mẫu thức ăn, thực đơn hằng tuần, sổ kiểm thực.

Các phòng học bán trú đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho học sinh ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt tại lớp như: bàn ăn, bàn ngủ, giá treo quần áo, giá treo khăn, ti vi, đầu đĩa phục vụ học tập và giải trí, chăn gối

Để đảm bảo tốt công tác bán trú, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện công

tác bán trú cả năm học, hằng tháng, hằng tuần, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều họp đánh giá rút kinh

nghiệm kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện

Thật vậy, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất sẽ giúp cho công tác bán trú thuận lợi và đem lại hiệu quả cao

b) Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng bữa ăn v à VSATTP cho học sinh:

Đối với BGH:

Lên kế hoạch chỉ đạo sâu sát, phân công theo dõi kiểm tra chế độ ăn của học sinh hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng

Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú lên thực đơn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho HS đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm

Tổ chức các chuyên đề về vệ sinh ăn uống,và cách phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa, về an toàn vệ sinh thực phẩm , phòng chống ngộ độc thức ăn.Để phụ huynh an tâm làm việc, tin tưởng gửi con em vào trường, nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường là tạo điều kiện thật tốt về công tác bán trú để các em đầy đủ sức khỏe học tốt Do đó nhiệm vụ của công tác bán trú được đề ra cụ thể như sau:

Suất ăn HS đầy đủ về số lượng và chất lượng ( Theo thời giá)

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Với khoản tiền 12 000đ/1 bữa ăn, nhà trường giao cho bộ phận nhà bếp tính toán và lên thực đơn khẩu phần ăn cho học sinh hàng ngày Nhà

Trang 7

trường thường xuyên kiểm tra, đối chiếu thực đơn về số lượng, chất lượng Tuyệt đối không để xẩy ra tình trạng bớt xén khẩu phần, hoặc không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Cân đo khối lượng các loại thực phẩm, lương thực và kiểm tra độ tươi, mới của thực phẩm; khẩu phần ăn của học sinh phải có được 3 món chính (Thịt/ cá + trứng chiên/ rau xào, thịt + canh), được thay đổi hàng ngày, đủ cho học sinh ăn no và ngon miệng

Hợp đồng với các đơn vị bộ đội làm kinh tế cung cấp rau xanh

Mời khách hàng về ký hợp đồng cung cấp thực phẩm như thịt, rau, gạo và gia vị Nguồn thực phẩm phải rõ nguồn gốc, đảm bảo tươi sống, nguồn cung cấp phải thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phải hợp lý, ổn định theo thị trường

Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm thực theo ba bước

Gia vị phải có nhãn mác, có hạn sử dụng, có đăng kiểm của cơ sở y tế

Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hằng ngày theo quy định Mẫu thức ăn hàng ngày được lưu vào tủ lạnh Tuy nhiên, việc lưu mẫu thực phẩm sau khi chế biến ở một số trường có bếp ăn chưa phản ánh đúng ý nghĩa của nó Các thực phẩm để lưu mẫu thường được đặt trong ngăn mát của tủ lạnh, ở điều kiện nhiệt độ như vậy sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển Vậy nên lưu mẫu như thế nào? Thức ăn sau khi chế biến, trước khi phục vụ, tất cả các món ăn phải được lấy mẫu giữ trong các dụng cụ bảo quản đã được tiệt trùng (100ºC trong 15 phút) rồi đặt ngay vào tủ đông (từ 0ºC trở xuống âm độ) Với điều kiện bảo quản như vậy, mẫu thức ăn sẽ được giữ nguyên hiện trạng nhằm phục vụ cho việc kiểm tra mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra còn giúp

cơ quan chức năng điều tra tìm ra nguyên nhân ngộ độc nếu có xảy ra Phải lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh sau 24 giờ mới hết thời gian lưu trữ và được ghi ngày tháng , tên người lưu

Trang 8

Thức ăn phải được bảo quản nóng sốt đến giờ học sinh ăn; có lồng bàn che đậy Phòng tránh tối đa việc ngộ độc thực phẩm do công tác chế biến hoặc do mất vệ sinh của nhà bếp gây nên Trong những năm qua, nhà trường chưa có vụ ngộ độc thức ăn nào xẩy ra

Phân phối cân đo đong theo đúng lượng và chất của thực phẩm, bảo đảm chất lượng khẩu phần ăn của học sinh

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường

Có nước uống sạch đủ đáp ứng cho nhu cầu tất cả HS bán trú

Hợp đồng với người nấu ăn có đủ tư cách pháp nhân Nhân viên cấp dưỡng đã được tập huấn qua lớp kỹ thuật nấu ăn và qua khóa học VSAT thực phẩm do TTYTDP tổ chức

Tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo chất lượng VSATTP cho học sinh và giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường

Đối với nhân viên cấp dưỡng:

Đối với người phục vụ nhà bếp, phải được khám sức khoẻ định kì , nếu trường hợp người nào bị các loại bệnh truyền nhiễm, thì yêu cầu nghỉ để điều trị khỏi mới được tiếp tục phục vụ hậu cần cho học sinh bán trú

Nhân viên cấp dưỡng chịu trách nhiệm chế biến thực phẩm, an toàn vệ sinh cho học sinh, thực hiện đúng qui chế khi chế biến thức ăn: Mặc đồng phục, tạp dề, mũ, khẩu trang, bao tay Đội ngũ nhân viên phục vụ phải có sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhân viên cần khám sức khỏe theo quy định để phát hiện kịp thời những nhân viên đang mắc bệnh truyền nhiễm thì tạm thời nghỉ việc hoặc bố trí công việc khác để không tiếp xúc với học sinh, phòng tránh sự lây nhiễm

Trang 9

Nhân viên cấp dưỡng phải có thói quen khi làm việc phải mặc trang phục đúng quy định, tóc chải gọn gàng, tránh rơi tóc vào thức ăn, móng tay cắt ngắn, không đeo nữ trang, thói quen tự giác rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, khi làm việc phải đeo khẩu trang, mặc trang phục, mang găng tay, mũ,

Mọi tư trang đều để ở phòng kho của bếp ngăn nắp gọn gàng Không mang những vật dễ cháy nổ, dễ lây lan dịch bệnh vào khu vực bếp ăn, phòng ăn

Trong quá trình làm việc không mang theo thực phẩm, hàng hoá riêng đến bếp cũng như lúc ra về

Ngoài giờ làm việc nếu không có phận sự thì không được mở cửa vào khu vực bếp ăn bán trú

Nhân viên cấp dưỡng thực hiện công việc chế biến thức ăn đảm bảo dinh dưỡng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn cháy nổ; thực hiện tốt vệ sinh các lớp theo phân công

Nhân viên cấp dưỡng thực hiện phân chia, vận chuyển thức ăn đảm bảo thời gian, hợp vệ sinh

Nhân viên cấp dưỡng thực hiện đúng theo phân công, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, trung thực thẳng thắn giữ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thương yêu học sinh

Hằng ngày giám sát nguồn thực phẩm nhận vào đúng nơi đã hợp đồng hay không Giám sát thực phẩm có tươi hay không, đảm bảo chất lượng không, nếu thực phẩm đóng gói thì xem còn hạn sử dụng không

Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, đối với nhân viên trực tiếp làm công tác chế biến thức ăn phải thường xuyên trau dồi kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm Trong năm học này, tôi đã tổ chức

Trang 10

cho các cô tổ nuôi được bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với Giáo viên:

Hàng ngày, mỗi bữa ăn của học sinh, 100% giáo viên chủ nhiệm đều phải có mặt để theo dõi khẩu phần, quản lí và giúp đỡ học sinh ăn

Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, đủ chất

Đối với phụ huynh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã quy định với phụ huynh nếu gia đình nào có điều kiện đón con về không ở lại bán trú thì phải viết giấy xin phép với giáo viên chủ nhiệm Có như vậy mới quản lý được học sinh một cách chặt chẽ, hạn chế được các tệ nạn xã hội như chơi game, chơi các trò chơi không lành mạnh khác

Phụ huynh được trực tiếp kiểm tra khẩu phần, cách thức tổ chức cho học sinh ăn, nghỉ Đặc biệt là công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm bán trú

Đối với Quản lí tài chính :

Thu chi đúng qui định, đúng định mức, chứng từ sổ sách rõ ràng đầy

đủ, cập nhật hằng ngày và kết toán hằng tuần

Đảm bảo đúng , đủ chế độ định mức khẩu phần ăn của học sinh

Công khai thực đơn tài chính hằng ngày thực hiện bằng bảng thông tin Thanh quyết toán chế độ kinh phí đầy đủ, chi trả tiền đúng thời hạn cho người nấu ăn hợp đồng

Theo dõi giá cả thị trường để việc thu chi phù hợp tương xứng

Biện pháp 3: Quản lý học sinh bán trú

Ngày đăng: 28/06/2018, 07:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w