vai trò của các yếu tố chi phối sự phát triển của năng lực âm nhạc. những biểu hiện của năng khiếu âm nhạc... “Âm nhạc (music) là loại hình nghệ thuật được sử dụng phương tiện biểu hiện là âm thanh, được sinh ra do chính đòi hỏi của cuộc sống khi cần biểu đạt những trạng huống nhất định của thế giới tình cảmtrí tuệ xã hội loài người.” Như thế, âm nhạc không đứng riêng một mìnhđộc lập mà luôn song hànhkết hợp cùng nhiều loại hình nghệ thuậtvăn hóa nghệ thuật (hội họa, vũ đạo, sân khấu, điện ảnh v.v…) hoặc nghi lễ tín ngưỡng – tôn giáo khác. Tất cả những cái đó đều xuất phát từ nhu cầu tâm lý của con người mà sản sinh ra. Ta hãy nhìn âm nhạc trong bối cảnhmôi trường của nónơi mà nó tồn tại ở góc độ tâm lý học thì ta mới hiểu được thấu đáo và có một cái nhìn toàn diện về nghệ thuật âm nhạc được sinh ra như thế nào.
Trang 1Câu 1: Hãy phân tích những biểu hiện của năng khiếu âm nhạc Bằng kinh nghiệm thực tiễn hãy chỉ ra, phân tích vai trò của các yếu tố chi phối sự phát triển của năng lực âm nhạc.
MỞ ĐẦU
Tâm lý học có vai trò to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người Tách khỏi triết học để trở thành một môn khoa học độc lập, có thể nói rằng ở mọi thời kỳ lịch sử, các lĩnh vực xã hội, hoạt động xã hội đều có sự đóng góp của tâm lý học
Tâm lý con người có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nên tâm lý học có vai trò to lớn với tất cả các lĩnh vực như: Lao động sản xuất, y tế, giáo dục, thể thao, hội họa, âm nhạc…
“Âm nhạc (music) là loại hình nghệ thuật được sử dụng phương tiện biểu hiện là âm thanh, được sinh ra do chính đòi hỏi của cuộc sống khi cần biểu đạt những trạng huống nhất định của thế giới tình cảm-trí tuệ xã hội loài người.” Như thế, âm nhạc không đứng riêng một mình/độc lập mà luôn
song hành/kết hợp cùng nhiều loại hình nghệ thuật/văn hóa nghệ thuật (hội họa, vũ đạo, sân khấu, điện ảnh v.v…) hoặc nghi lễ tín ngưỡng – tôn giáo khác Tất cả những cái đó đều xuất phát từ nhu cầu tâm lý của con người mà sản sinh ra Ta hãy nhìn âm nhạc trong bối cảnh/môi trường của nó/nơi mà
nó tồn tại ở góc độ tâm lý học thì ta mới hiểu được thấu đáo và có một cái nhìn toàn diện về nghệ thuật âm nhạc được sinh ra như thế nào
Trong thực tiễn của nghệ thuật âm nhạc, xét về phương tiện biểu đạt ngôn ngữ âm nhạc chúng ta có 2 lĩnh vực chính là Thanh nhạc và Khí nhạc
Và muốn biểu đạt được những sáng tạo nghệ thuật thì vấn đề cốt lõi ở đây chính là người thể hiện và người thể hiện phải có năng khiếu hay năng lực về
âm nhạc, nội tâm/tâm lý có chiều sâu mới có thể thực hiện tốt những sáng tạo nghệ thuật để truyền cho công chúng
Trang 2NỘI DUNG
1 Năng khiếu là gì?
Theo từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên): năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực
Theo “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn) thì năng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó
Tâm lý học nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích): Năng khiếu là những tiền
đề bẩm sinh, những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năng phát sinh Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu của hệ thống thần kinh và khuynh hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một năng lực nào đó
Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng Nghĩa là không phải người nào có năng khiếu cũng là thiên tài Một người có năng khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại
Điều này cho thấy rằng năng khiếu chỉ là dấu hiệu đầu của tài năng chứ không phải là tài năng Cấu trúc của năng khiếu chỉ mới xuất hiện một
số thành phần cơ bản nhưng chưa ổn định, dễ thay đổi là dấu hiệu của tài năng
Người có năng khiếu thường có ý chí, tình cảm đặc biệt với hoạt động đặc biệt nào đó Vậy làm sao nhận ra người có năng khiếu khiếu?
2 Năng khiếu âm nhạc là gì?
Với các khái niệm trên về năng khiếu ta có thể đưa ra được khái niệm năng khiếu âm nhạc là gì? Năng khiếu âm nhạc là những dấu hiệu khả năng bẩm sinh được nổi bật thông qua môi trường hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc
Trang 33 Những biểu hiện của năng khiếu âm nhạc?
Một nghiên cứu của nhà tâm lý học Liên Xô B.M Teplov về năng khiếu âm nhạc gồm các thành phần sau:
+ Nhạy cảm điệu thức: nghĩa là biết nhận ra giai điệu, nhạy cảm với nhạc lý, nhận nốt nhạc rất nhanh, phát hiện sai, đúng của nhạc lý rất mau lẹ
+ Khả năng tái hiện thính giác: tái hiện giai điệu bằng tai, bằng tai trong
+ Nhạy cảm nhịp nhạc: khả năng cảm thụ nhạc theo kiểu vận động, nhận biết tính biểu cảm cao độ của nhịp nhạc và tái hiện nó
Những biểu hiện trên ta có thể dễ dàng nhận thấy ở người lớn hay trẻ nhỏ Khi phát hiện được những biểu hiện có năng khiếu ngay từ nhỏ và có sự nuôi dưỡng thì năng khiếu sẽ được phát triển thành năng lực – người có tài năng
Ví dụ : Có 3-4 trẻ nhỏ cùng lứa tuổi (2 tuổi), cho chúng xem + nghe
một bài hát trẻ thơ ngắn từ 2-5 lần Ta thấy trẻ có khả năng âm nhạc sẽ bộc
lộ, đầu tiên là sự tập trung chú ý, biểu hiện sự thích thú và ngay sau khi nghe bài hát lần thứ 2 đến lần thứ 3 em đó đã có thể bắt ngay cùng vào giai điệu của bài hát (có thể chưa thuộc ngay lời ca nhưng đã hát được bì bõm vài từ trong đó) Nghe đến lần thứ 4 và thứ 5 thì e đó đã có thể hát đúng cả về cao
độ, trường độ, nhịp điệu nhanh hay chậm trong các câu của bài hát, và cũng
có thể nhún nhảy hoặc đung đưa theo nhạc Ngược lại đối với trẻ không có khả năng âm nhạc thì chỉ xem, nghe và không bộc lộ gì…
Ở lứa tuổi học sinh trung cấp chuyên nghiệp, để nhận biết được các em
có năng khiếu âm nhạc thì ta thử khả năng của các e dưới các hình thức thi thực hành như: Thẩm âm (là nghe một câu nhạc ngắn hoặc dài và bắt trước lại giống y như vậy), gõ tiết tấu (là nghe một tổ hợp phách gõ nhanh hoặc chậm và bắt trước gõ lại đầy đủ, đúng) Nghe thêm về năng lực thực hiện như đàn hoặc hát (xem khả năng thực hành cao độ, trường độ, nhịp điệu, xúc cảm biểu hiện khi thực hành tác phẩm âm nhạc) v.v…
Trang 44 Vai trò của các yếu tố chi phối sự phát triển của năng lực âm nhạc
4.1 Năng lực và năng lực âm nhạc là gì?
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học, Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân, nó đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có
Năng lực âm nhạc cũng vậy, từ khả năng âm nhạc bẩm sinh thì việc rèn luyện và có môi trường hoạt động, tâm lý tình cảm yêu mến, say mê là những vấn đề hết sức quan trọng để tạo ra năng lực âm nhạc
4.2 Vai trò của các yếu tố chi phối sự phát triển của năng lực âm nhạc
Trên thực tiễn ta thấy có rất nhiều những yếu tố chi phối sự phát triển của năng lực âm nhạc như: yếu tố bẩm sinh, môi trường, giáo dục và tự giáo dục, hoạt động và giao tiếp…
a Yếu tố bẩm sinh
Theo tâm lý học thì bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng cơ thể
từ thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể
Với âm nhạc cũng vậy, khi đứa trẻ mang yếu tố bẩm sinh – di truyền của người cha, người mẹ hay đời trước là những người hoạt động trong âm nhạc thì khi ra đời và trong quá trình trưởng thành ta có thể thấy ngay những dấu hiệu bộc lộ về khả năng và năng lực âm nhạc, ví như: Thần đồng âm nhạc W.A.Mozart – Cha của Mozart là một nhà sư phạm âm nhạc có tài và là nghệ sĩ độc tấu đàn Violon của dàn nhạc hoàng cung Hay nhà soạn nhạc
Trang 5thiên tài L.V.Beethoven xuất thân từ một gia đình có truyền thống về âm nhạc v.v…
b Yếu tố môi trường
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động và phát triển của năng lực âm nhạc
Môi trường tự nhiên: Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định với
những độc đáo riêng về hoàn cảnh địa lý Những đặc điểm ấy quy định một
số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật như: phong tục tập quán địa phương, gia đình hay hoạt động âm nhạc thì điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với cá thể, luôn được tiếp xúc trực tiếp với âm nhạc, tạo những cảm xúc, yêu thích, say mê…
Môi trường xã hội: Không có sự tiếp xúc, giao lưu với những người
xung quanh hoặc sống trong môt môi trường không có các hoạt động âm nhạc thì trẻ lớn lên sẽ nghèo nàn về xúc cảm và khả năng, năng lực biểu hiện
âm nhạc cũng không có, thậm trí kém sự linh động, thiếu sự nhạy cảm về tâm lý Ở môi trường xã hội năng lực âm nhạc sẽ thông qua các hoạt động như: Thi đua, bắt chước
Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau Năng lực âm nhạc của cá thể sẽ được phát triển qua thi đua, ví dụ: thi giọng hát hay, tay đàn giỏi, chỉ huy, dàn dựng, múa v.v…nhằm đạt được những kết quả cao trong hoạt động văn nghệ quần chúng tại địa phương
Bắt chước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống Bắt chước diễn ta một cách có ý thức hay không có ý thức Đặc biệt trẻ con ở độ tuổi ấu thơ rất hay bắt chước người lớn, hay chúng bạn Ví như: Khi ta cho trẻ nghe
và xem cách họ hát và biểu diễn một bài hát nào đó, ta sẽ thấy trẻ bắt chước hát theo, diễn theo họ Hay đối với giới trẻ thanh niên thì có thể bắt chước hát, phong cách diễn xuất, cách ăn mặc…của các ca sĩ trong và ngoài nước
Trang 6v.v…Họ có thể xem trên tivi, hay xem các chương trình hội diễn, giao lưu văn nghệ tại địa phương…
c Yếu tố giáo dục
Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự giác nhưng chủ yếu bằng con đường tự giác là giáo dục Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển năng lực âm nhạc
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, bao gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người
Vai trò chủ đạo của giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển năng lực
âm nhạc được thể hiện ở những điểm sau:
-Giáo dục âm nhạc vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển năng lực âm nhạc và dẫn dắt sự hình thành và phát triển theo chiều hướng
đó Điều này được thể hiện qua việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và các tổ chức giáo dục âm nhạc của nhà trường
-Thông qua giáo dục, thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm xã hội, lịch sử đã được kết tinh trong những kiệt tác - sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể trên tinh thần của nhân loại Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến thành kinh nghiệm của bản thân và tự phát triển thành năng lực riêng của mình
-Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại Ví như: đứa trẻ cứ theo sự tăng trưởng, phát triển của tự nhiên thì chủ yếu là bắt chước người lớn, nhưng để đọc được nhạc và hiểu được các tác phẩm âm nhạc thì cần phải học- phải đến trường Hoặc đến một độ tuổi nào đó, đứa trẻ có thể có năng lực âm nhạc ở một mức độ nhất định nào đó, nhưng muốn có được những kỹ xảo về nghề nghiệp thì dứt khoát phải có môi trường học
-Đối với những người bệnh tật, nhưng lại có khả năng về âm nhạc thì giáo dục âm nhạc có thể bù đắp được những thiếu hụt do bệnh tật mang lại
Trang 7cho con người Ví dụ: Bằng phương pháp giáo dục đặc biệt những người khuyết tật có thể phát triển tài năng hoặc trí tuệ một cách bình thường như: nhạc sĩ chơi ghita nổi tiếng Văn Vượng bị mù từ bé, nhờ giáo dục mà thành tài năng âm nhạc v.v…
-Giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh của các yếu tố chi phối
sự phát triển của năng lực âm nhạc như các yếu tố thể chất vốn có và môi trường tự nhiên, xã hội mang lại
-Giáo dục có thể uốn nắn những tâm lý sai lệch, chưa đúng trong nhận thức về thế giới âm nhạc để phát triển năng lực âm nhạc theo hướng xã hội mong muốn Ví như: vấn đề “đạo nhạc”, “ăn cắp” sáng tạo, những sự bắt chước “lố bịch” v.v…đó không phải là những sáng tạo của chính mình, hay cái riêng của bản thân
-Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng: “Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục” Điều này được minh chứng bằng cả lịch sử phát triển của loài người Cũng như vậy, đối với âm nhạc ta có thể nhận thấy trên thế giới chưa có một thiên tài nào lại chưa qua giáo dục của nhà trường cả
-Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự phát triển của năng lực âm nhạc, thúc đẩy sự phát triển theo hướng đó Còn cá nhân đó có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào thì giáo dục không quyết định trực tiếp mà chính là do hoạt động nỗ lực của mỗi cá nhân
d Hoạt động
Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đối với sự phát triển năng lực âm nhạc
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ có năng lực âm nhạc sẽ trở nên không có hiệu quả nếu bản thân cá nhân không tiếp nhận, không hưởng ứng và không trực tiếp tham gia vào các hoạt động âm nhạc do tâm lý ngần ngại thì khó có thể phát triển
Trang 8năng lực âm nhạc một cách tối đa Bởi hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự phát triển năng lực âm nhạc Khi nào cá nhân
đó nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cá nhân trong sự phát triển, hoàn thiện năng lực bản thân thì hoạt động của cá nhân sẽ trở thành hoạt động tự giáo dục - tự rèn luyện để phát triển năng lực âm nhạc theo hướng tích cực
Hoạt động âm nhạc ở đây là các hoạt động như: tự học, tự rèn luyện, nghe và xem băng đĩa, tivi, internet, dự các buổi hòa nhạc, biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng hay chương trình biểu diễn của các HS-SV, tham gia vào các hoạt động biểu diễn âm nhạc v.v…
e Giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người và đối với âm nhạc cũng vậy Không có nhu cầu giao lưu âm nhạc, không có sự hoạt động tập thể với mục đích nhất định thì sẽ không có lao động Giao tiếp
là một nhân tố đề phát triển năng lực âm nhạc
Thông qua giao tiếp người có năng lực âm nhạc có cơ hội để học hỏi, trau rồi kinh nghiệm, tự rèn luyện để nâng cao năng lực cho bản thân…qua
đó có cơ hội để đóng sức lực và tài năng của mình cho xã hội
KẾT LUẬN
Đối với một con người có khả năng âm nhạc muốn phát triển năng lực hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc trở thành người có tài thì không thể thiếu năm yếu tố: Bẩm sinh –di truyền, môi trường, giáo dục và tự giáo dục, hoạt động và giao tiếp đều có tác động đến sự phát triển của năng lực âm nhạc Nhưng chúng có vai trò không giống nhau Dựa theo quan điểm của tâm lý học Macxit thì yếu tố bẩm sinh-di truyền giữ vai trò làm tiền đề; yếu tố môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội có vai trò quyết định; yếu tố hoạt động
và giao tiếp của cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp; yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển năng lực cá thể Đó cũng chính là sự ảnh hưởng quan trọng, chi phối sự phát triển của năng lực âm nhạc
Trang 9Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự bộc lộ tài năng của thần đồng âm nhạc Mozart.
Trong nhiều thế kỷ qua, lịch sử âm nhạc thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều thần đồng âm nhạc Nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất tạo dựng một hình tượng thần đồng âm nhạc lại luôn thuộc về nhạc sĩ người Áo thế kỷ XVIII Wolfgang Amadeus Mozart Điều đó cũng có nghĩa khi nói tới W.A.Mozart là nói tới một thần đồng âm nhạc và ngược lại, khi nói tới một thần đồng âm nhạc người ta nghĩ ngay đến W.A.Mozart Ngôn ngữ âm nhạc trong sáng giàu khả năng biểu cảm của ông luôn tiềm ẩn một sức mạnh diệu
kỳ làm say mê đông đảo công chúng yêu âm nhạc và giới nghệ sĩ ở mọi thế
hệ khác nhau Trẻ em yêu thích âm nhạc Mozart bởi tìm thấy trong đó tiếng long thơ ngây, trong sáng của chính mình Thanh niên tìm thấy trong đó không chỉ những ký ức của thời thơ ấu, mà cả tiếng long, cả sự đồng cảm trong cuộc đồng hành tìm đến sự cao cả / cái cao thượng trong cuộc sống, trước những khó khăn của cuộc đời Người có tuổi có lẽ là thế hệ tìm thấy nhiều nhất ở âm nhạc của Mozart : sự thánh thiện đến hoàn mỹ sau khi đã vượt qua những thử thách của định mệnh, niềm an ủi/ người bạn đồng hành trong những năm tháng của cuối cuộc đời Điều gì đã ảnh hưởng đến Mozart
để âm nhạc của ông có sức mạnh ghê gớm như vậy và những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến ông để thế giới có một thần đồng, một thiên tài âm nhạc như vậy?
Trước tiên ta phải kể đến yếu tố bẩm sinh và giáo dục tại gia đình;
Wolf gang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 ở thành phố
Salzburg nằm ở phía tây bắc nước Áo Ông xuất thân trong gia đình mà cha của Mozart là Leopold Mozart - một nhà sư phạm âm nhạc có tài và là nghệ
sĩ độc tấu đàn Violon của dàn nhạc hoàng cung và người chị gái Maria Anna
là một nghệ sĩ đàn Clavecin có tài Ngay từ nhỏ Mozart đã bộc lộ một năng khiếu âm nhạc đặc biệt, Khi mới 3 tuổi cậu đã có thể nhắc lại chuẩn xác những âm điệu nghe được Sớm nhận thấy điều đó, Cha của Mozart đã dạy
Trang 10cậu học đàn Violon, clavecin và organ Lên 4 tuổi ông đã có những sáng tác đầu tay của mình Ông không chỉ thuộc rất nhanh nhiều tác phẩm diễn tấu, ông còn có thể thị tấu rất nhanh và đặc biệt là khả năng ứng tác trên đàn clavecin Vào thời gian đó, khả năng ứng tác trước một chủ đề cho trước là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá tài nghệ của người nghệ sĩ…
Về yếu tố môi trường, hoạt động và giao lưu; thành phố Salzburg nằm
ở phía tây bắc nước Áo - nơi ông sinh ra không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn biết đến như một địa danh của âm nhạc dân gian truyền thống nhiều thế kỷ qua Từ thủa ấu thơ Mozart đã được sống trong không gian của những âm điệu dân ca, dân vũ truyền thống Những âm điệu thân quen đó vừa là người bạn đồng hành thời thơ ấu vừa là nguồn chất liệu phong phú cho sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của ông
Năm lên 6 tuổi , ông đã được cha đưa đi diễn ở Viên, Paris – một trung tâm âm nhạc lớn của thế giới Ở đây ông cũng được dự thường xuyên các buổi hòa nhạc lớn của dàn nhạc cung đình, của các danh ca và danh cầm lỗi lạc nhất thế giới; đồng thời còn tham gia biểu diễn tại gia đình các thân tộc của hoàng cung Sau đó, gia đình ông chuyển tới London, đi Hà Lan và tiếp tục các buổi biểu diễn, được tiếp xúc với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thế giới
và ông đã làm công chúng các nước ngạc nhiên, khâm phục trước kỹ xảo biểu diễn của người nghệ sĩ còn rất trẻ Sau những chuyến đi đó đã giúp cho Mozart có cơ hội học tập và nghiên cứu nhiều tri thức cần thiết cho sáng tạo nghệ thuật và tên tuổi của Mozart đã nổi tiếng khắp thế giới Người ta nói nhiều đến một thần đồng âm nhạc thật sự của lịch sử âm nhạc thế giới nhiều thế kỷ qua không chỉ ở khả năng biểu diễn mà cả ở lĩnh vực sáng tác âm nhạc
Khi đó 10 tuổi Mozart đã được lãnh chúa Salzburg nhận vào làm nhạc công đàn violon trong dàn nhạc của mình Nhưng gia đình Mozart nhận thấy khó có cơ hội phát triển tốt cho người nhạc sĩ thiên tài bẩm sinh Wolfgang,
họ đã quyết tâm tìm một nơi có thể mang lại cho cậu vị trí xứng đáng Và