1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp dạy học đàn phím điện tử

17 302 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,85 MB
File đính kèm tieu luan PPDH ĐPĐT.zip (2 MB)

Nội dung

Phương pháp rèn kỹ năng học một số dạng kỹ thuật ngón cơ bản trong môn học nhạc cụ đàn phím điện tử organ.Có rất nhiều sách viết cho nhạc cụ organ độc tấu và trong đó không ít sách soạn các bài luyện cơ bản từ dễ đến khó cho người học, đó cũng chính là các bước rèn luyện trong phương pháp học đàn nói chung và đàn organ nói riêng. Vậy để độc tấu được một tác phẩm âm nhạc bất kì nào đó, người học phải thông qua các bước luyện ngón cơ bản này mới có thể hiểu, biết và thực hiện tác phẩm một cách tốt nhất, có cơ bản, có khoa học. Việc rèn luyện kỹ năng học các dạng luyện ngón cơ bản gắn liền với phương pháp rèn luyện, và đó là điều thực sự rất quan trọng và cần thiết khi học bất kỳ một môn nhạc cụ nào trong âm nhạc chuyên nghiệp...

Trang 1

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 1

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài :

Phương pháp rèn kỹ năng học một số dạng kỹ thuật ngón cơ bản trong môn học nhạc cụ đàn phím điện tử organ

Tháng 12/2013

Trang 2

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… ……….3

NỘI DUNG……….4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN………

1 Nhạc cụ (nhạc khí)………

2 Phươn pháp là gì?

3 Rèn luyện là gì?

4 Kỹ năng là gì?

5 Rèn luyện kỹ năng là gì? 5

6 Kỹ xảo là gì?

II PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC MỘT SỐ DẠNG KỸ THUẬT NGÓN CƠ BẢN TRONG MÔN HỌC NHẠC CỤ ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ ORGAN ……… 6

1 Một số dạng bài luyện kỹ thuật ngón cơ bản………

1.1 Các bài tập làm quen bước đầu cho 5 ngón tay………

1.2 Bài luyện Gamme……… ……… 8

1.3 Bài kỹ thuật (etudes)……….10

2 Phương pháp học và tự học……… ………….14

KẾT LUẬN……… ……… 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……….17

Trang 3

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 3

MỞ ĐẦU

Đàn Organ là một cây đàn điện tử, có hình dáng gần giống với cây đàn Piano, có bảng điều khiển ở phía trên Với đặc điểm thể hiện được nhiều âm sắc phong phú về mặt lý thuyết, đàn Organ có thể nhại lại âm thanh của bất

kỳ nhạc cụ nào trên thế giới Tuy nhiên trên thực tế, một đàn organ thông dụng chỉ nhại được khoảng gần 200 tới 600 nhạc cụ tùy thuộc bộ nhớ trong đàn

Các loại đàn organ hầu hết được trang bị chức năng hòa đệm tự động Nhờ đó người chơi có thể thực hiện nhiều loại nhạc cụ khác nhau hòa âm cùng một lúc theo các tiết điệu có sẵn như thể đang chơi với một ban nhạc thật sự Tuy nhiên, đa số người chơi đàn organ điêu luyện vẫn thích chơi với các nhạc công khác trong một ban nhạc thực hơn là chơi với tiết điệu thu sẵn

Và việc để chơi độc tấu hay kết hợp với các nhạc cụ khác một cách điêu luyện hay chuyên nghiệp thì việc đầu tiên đó là phải học qua các bước cơ bản

Có rất nhiều sách viết cho nhạc cụ organ độc tấu và trong đó không ít sách soạn các bài luyện cơ bản từ dễ đến khó cho người học, đó cũng chính

là các bước rèn luyện trong phương pháp học đàn nói chung và đàn organ nói riêng Vậy để độc tấu được một tác phẩm âm nhạc bất kì nào đó, người học phải thông qua các bước luyện ngón cơ bản này mới có thể hiểu, biết và thực hiện tác phẩm một cách tốt nhất, có cơ bản, có khoa học Việc rèn luyện

kỹ năng học các dạng luyện ngón cơ bản gắn liền với phương pháp rèn luyện,

và đó là điều thực sự rất quan trọng và cần thiết khi học bất kỳ một môn nhạc cụ nào trong âm nhạc chuyên nghiệp

Trang 4

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 4

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Nhạc cụ (Nhạc khí)

Nhạc cụ hay còn gọi là Nhạc khí Có thể hiểu Nhạc cụ (Nhạc khí) là những dụng cụ dùng để thực hiện những âm thanh, giai điệu trong âm nhạc như: Đàn Piano, đàn Organ, Violon, Sáo, nhị, v.v…

2 Phương pháp là gì?

Phương pháp là cách thức, là phương tiện, là con đường để dẫn tới mục đích

3 Rèn luyện là gì?

Rèn luyện là quá trình luyện tập để đạt tới phẩm chất hay trình độ

vững vàng, thông thạo cho một hoạt động nào đó, mà trong đó luyện tập

là sự lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành

và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết

+ Luyện tập cần được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch + Luyện tập có tính đa dạng Tính chất này phần lớn phụ thuộc vào đặc thù của các môn học

4 Kỹ năng là gì?

Kỹ năng là tri thức về hành động Cần phân biệt rõ 2 mặt kỹ năng

được xem như sự sẵn sang về năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn và

kỹ năng được xem như hệ thống thủ thuật (vận động hay trí tuệ) đảm bảo năng lực đó

Kỹ năng là hệ thống thủ thuật đảm bảo cho người ta sẵn sang có năng

lực hoàn thành công việc một cách có ý thức và độc lập với chất lượng cần thiết và trong thời gian tương ứng trong những điều kiện mới

Nói cách khác, kỹ năng là những hành động thực hành mà học sinh có

thể thực hiện trên cơ sở những tri thức thu nhận được và về sau, những hành động thực hành này lại giúp cho học sinh thu nhận được tri thức mới

Trang 5

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 5

5 Rèn luyện kỹ năng là gì?

Rèn luyện kỹ năng là cả một quá trình luyện tập, bồi dưỡng cho học sinh năng lực độc lập di chuyển các kỹ năng, kỹ xảo cũng như sử dụng các tình huống khác nhau để rồi cuối cùng đạt đến sự vững vàng, thông thạo, hình thành năng lực, phẩm chất

Một số yêu cầu cơ bản trong việc rèn luyện kỹ năng:

- Rèn luyện phải có mục đích, có yêu cầu nhất định

- Phải xác định được hệ thống kỹ năng cần rèn luyện

- Rèn luyện phải có phương pháp

6 Kỹ xảo là gì?

Kỹ xảo là năng lực hoạt động có mục đích nhằm hoàn thành một cách

tự động những hành động riêng biệt hợp thành hoạt động đó, không cần chú ý đặc biệt đến chúng nhưng dưới sự giám sát của ý thức, và kỹ xảo là những hành động được hình thành trong quá trình luyện tập (hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần), nằm trong cấu trúc của hành động phức tạp hơn (tình huống đã được biến đổi) Nói cách khác, kỹ xảo là hành động

đã được tự động hóa của kỹ năng, đảm bảo hoàn thành kỹ năng đó một

cách tốt đẹp và nhẹ nhàng Chẳng hạn, trong kỹ năng trình bày viết những

ý nghĩ, thì bản thân việc viết các chữ, tức là kỹ thuật viết, nhờ luyện tập

đi luyện tập lại nhiều lần mà trở thành kỹ xảo

Như vậy, kỹ xảo bao gồm những hành động đã được tự động hóa Nó

là những hành động thực hành, được áp dụng trong các tình huống khác nhau đã biến đổi

Tóm lại, việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nằm trong một khối thống nhất hữu cơ Chính thông qua các tình huống bài tập khác nhau, đã biến đổi, đòi hỏi người học phải vận dụng một cách linh hoạt, từ đó sẽ hình

thành hoạt động sáng tạo cho người học

Trang 6

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 6

II PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC MỘT SỐ DẠNG KỸ THUẬT NGÓN CƠ BẢN TRONG MÔN HỌC NHẠC CỤ ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ ORGAN

Đối với một nhạc công organ chuyên nghiệp có thể nói việc rèn luyện

kỹ thuật ngón là hết sức quan trọng không thể thiếu, đó là những bước cơ bản cho việc chuẩn bị những kỹ năng, kỹ xảo trong việc thể hiện các tác phẩm

Đàn organ cũng giống như cây đàn Piano cùng là hệ thống đàn phím, người ta thường sử dụng chung một số dạng luyện ngón cơ bản để rèn luyện cho người học ở những bài học đầu tiên Tuy nhiên, có những bài luyện sử dụng nhiều các quãng trầm và cực trầm hay ngược lại các quãng cực cao của cây đàn Piano thì không được thuận lợi để thực hiện ở đàn organ Vì thế việc chọn lựa bài luyện tập phù hợp với đặc điểm cây đàn cũng là điều rất quan trọng

Luyện kỹ thuật ngón cơ bản thường gồm: những bài tập ngón nhỏ với

quãng 2,3,4,5…), gam, các bài kỹ thuật (etudes) với những motip dựa trên gam, hợp âm, hợp âm rải, đánh 2 nốt cùng lúc, quãng nhảy, v.v…

1 Một số dạng bài luyện kỹ thuật ngón cơ bản

1.1 Các bài tập làm quen bước đầu cho 5 ngón tay

• Đối với giáo viên

Ở các bước học đầu tiên này người thầy đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn bài, hướng dẫn người học thực hiện được các bài luyện ngón Nên chọn lựa các bài tập nhỏ, ngắn, mang tính vừa sức để người học không cảm thấy quá khó khăn và nản trí trong những bước đầu tập luyện

Hướng dẫn và thị phạm thật chậm để người học có thể hiểu được cách thực hiện bài tập trước khi vào thực hành Luôn quan tâm đến thế ngón tay và kỹ thuật ngón để kịp thời chỉnh sửa cho đúng

Ví dụ :

Trang 7

- Các bài tập làm quen với 5 ngón tay:

+ Bài tập làm quen với 5 ngón tay phải trên khóa Sol

+ Bài tập làm quen với 5 ngón tay trái trên khóa Fa

+ Bài tập ghép 2 tay đồng âm

+ Bài tập ghép luân chuyển 2 tay

Đây là những dạng bài tập không thể thiếu khi bắt đầu vào học Từ những bài tập nhỏ này mà hình thành cho người học về kỹ thuật ngón cơ bản

• Đối với người học

Trước khi vào thực hành các bài tập này người học thường thực hiện

ở tư thế ngồi chơi đàn Dù là ở tư thế ngồi hay đứng thì việc thực hiện thế bàn tay, các ngón tay trên phím đàn cũng phải theo một khuôn khổ cơ bản nhất định

Trang 8

Để luyện tập tốt các bài này, trước tiên phải tập thật chậm vừa để tự điều chỉnh tư thế ngón tay vừa tập lực cho các ngón thật đều khi đánh xuống phím đàn, luyện sự độc lập cho các ngón tay bằng cách nhấc cao

và bổ mạnh từng ngón xuống phím đàn

Đối với các bài tập ghép 2 tay đồng âm hoặc luân chuyển thì cần phải tập riêng từng tay cho thuần thục thì mới kết hợp 2 tay

Nên tập các bài này khởi đầu với 4 – 5 lần chậm cùng máy đếm nhịp tempo = 60 và tiến nhanh dần đến số 85 theo yêu cầu của bài

1.2 Bài luyện Gamme

Trước khi vào thực hành gamme được thuận lợi thì người học phải luyện qua bài tập luồn ngón 1 để chuẩn bị cho chạy gam

“Ngón cái (ngón 1) có vai trò rất quan trọng Đối với phím trắng,

ngón cái đóng vai trò như con phăng teo trong bộ bài: có thể dùng thay thế cho bất kỳ ngón nào, vì ngón cái có thể dễ dàng di chuyển theo chiều ngang” Đây cũng là một trong những kỹ thuật ngón rất cơ bản không thể

thiếu để có thể thực hiện được các nét nhạc chạy dài

a Bài tập chuẩn bị cho chạy gam:

+ Bài tập luồn ngón 1

Tay phải :

Tay trái:

• Đối với giáo viên

Người thầy cần phải thị phạm và hướng dẫn cho người học thật cẩn thận ở bài tập này vì người học rất dễ mắc lỗi kỹ thuật khi thực hiện luồn ngón và kịp thời sửa sai thế ngón, cánh tay và cổ tay không bị căng cứng

• Đối với người học

Trang 9

Thực hành thật chậm, ngón cái tiếp xúc với mặt phím với tư thế nằm ngang Chú ý khi luồn ngón cái (ngón 1), cổ tay, các ngón tay khác và vai thả lỏng và giữ đúng tư thế cơ bản, không được cong cổ tay lên phía trên hay khuỳnh khủy tay lên để luồn ngón cái

Tập riêng tay mỗi đoạn quay lại 10 lần trở lên

b Thực hành Gamme

Khi luyện gamme trên đàn organ, thông thường được thực hiện 2 quãng tám Tay phải và tay trái chơi cách nhau 1 quãng tám

Ví dụ: Thực hành gam C-dur trên 2 quãng tám

Với gam C-dur cơ bản được thực hiện trên toàn phím trắng có phần dễ dàng hơn so với một số gam ở giọng khác phải thực hiện cả trên phím trắng và phím đen Tuy nhiên, dù có chơi ở bất kỳ gam giọng nào đều có

kỹ thuật ngón với sự sắp xếp riêng rất thuận lợi cho người học có thể chơi một cách dễ dàng

Khi thực hành ta không nên cố nhớ cùng một lúc từng nốt ứng với từng phím trên đàn và từng ngón tay một khi chơi kỹ thuật liền bậc, mà nên chỉ nhớ vị trí âm chủ bắt đầu và vị trí âm kết thúc Từ đó ta có thể sắp xếp vị trí các số ngón thành nhóm sẽ dễ dàng thực hiện, cụ thể như sau: Thực hiện đi lên:

Tay phải 123 1234 123 12345 Tay trái 54321 321 4321 321

(Nhóm 1) (Nhóm 2) (Nhóm 3) (Nhóm 4)

Khi đi xuống, tay phải thực hiện các nhóm ngón giống tay trái và ngược lại, tay trái thực hiện giống tay phải đi lên Như vậy, khi đã xác định được vị trí của âm C Ta có thể chơi gam 2 quãng tám một cách đơn

Trang 10

Học viên : Nguyễn Thị Thu Thủy (1981) Page 10

giản, dễ dàng với 4 nhóm ngón trên mà không cần phải cố nhìn và nhớ từng phím với số ngón tay

Tương tự như vậy, kể cả khi giáo viên yêu cầu người học chơi gam từ

3 đến 4 quãng tám ta vẫn dễ dàng thực hiện Tay phải chỉ việc thực hiện nhân 3 đến 4 lần 2 nhóm ngón đầu (nhóm 1,2) cho đến khi kết thúc mới thực hiện nhóm ngón cuối cùng (nhóm 4) Tay trái thì hơi khác 1 chút, mới đầu ta thực hiện 3 nhóm ngón đầu, sau đó chỉ nhân nhóm 2 và 3 đến khi kết thúc gam sẽ là nhóm 4

Khi thực hiện gam thông thường được kết hợp với một số tiết tấu cơ bản như: nốt đen, nốt móc đơn, móc giật, chùm 3 đơn, móc kép…

“Tiết tấu là sự kết hợp các giá trị trường độ với nhau theo một tổ chức nhất định, còn gọi là các dạng trường độ” mà “nghệ thuật âm nhạc sẽ trở nên vô vị nếu như mất đi độ dài hay ngắn của các âm thanh bởi vì âm nhạc là nghệ thuật của thời gian” Vì thế việc rèn luyện kỹ năng thực

hành tiết tấu trong môn nhạc cụ nói chung là điều quan trọng hàng đầu

1.3 Bài kỹ thuật (Etudes)

Đây là phần đặc biệt quan trọng không thể thiếu cho một nhạc công organ chuyên nghiệp Những bài etude này nhằm giải quyết những kỹ thuật khó hơn như (chạy các nét nhạc dài với tốc độ nhanh, kỹ thuật Trimono, Tremolo, hợp âm, dải âm liên tiếp, các nốt hoa mĩ v.v…) về các kiểu ngón, nâng cao về kỹ năng, kỹ xảo cho việc thực hiện các tác phẩm

âm nhạc sau này

Ta có thể đưa ra một số những kỹ thuật cơ bản cần rèn luyện cho ngón như sau

a Kỹ thuật chạy liền bậc – gam, những motip dựa trên gam

Khi đánh gam và các motip dựa trên gam chủ yếu để luyện sự vận động khéo léo của các ngón tay – phong trào thi đua của các ngón tay với

các nét chạy liền bậc dựa trên gam

Ví dụ: Trích trong bài tập nối tiếp 2 tay (Czerny)

Trang 11

v

Khi thực luyện bài này hai tay luân chuyển nối tiếp nhau, thực hiện giữa các đoạn nối khéo léo sao cho người nghe không cảm giác thấy được chỗ nối tiếp Tay phải và tay trái lực độ thật đều khi đánh xuống phím, đồng thời luyện sự độc lập cho các ngón tay bằng cách nhấc cao và bổ mạnh xuống phím đàn cũng như những bước đầu luyện ngón với các bài tập nhỏ và gamme Và để thực hiện được như vậy, người học cần tập với tốc độ chậm tempo = 60 và tiến nhanh dần đến số 112 tốc độ yêu cầu của bài

a Kỹ thuật hợp âm rải

Với kỹ thuật này sẽ giúp dãn cơ ngón 2-4, 4-5 và các ngón 2-3-4 Trong đó, ngón thứ 4 và ngón thứ 5 là những ngón yếu, có thể nói như vô hiệu, những lỗi khi tập đàn hầu như do những ngón này, chúng luôn yếu hơn các ngón khác Vì thế khi tập dạng bài này người chơi đàn cần lưu ý đánh đến ngón 4-5 phải cố gắng nhấc cao các ngón 4-5 hơn và bổ mạnh xuống phím để tập lực cho các ngón này đều có thể đều, khỏe như các ngón 1-2-3

Ví dụ: Trích etude số 7 (Czerny)

Trang 12

v.v Những bài kỹ thuật này ta có thể dễ dàng nhận ra phần giai điệu tay phải thường tương ứng với phần hòa thanh tay trái khi chuyển Vì thế người chơi có thể dễ nắm bắt được ngay và tập theo hướng chuyển hòa thanh

Tập thật chậm nhiều lần từ chậm đến nhanh đến tempo = 60 sẽ khiến các cơ ngón 2-3-4-5 dãn dần nhau ra, giúp các ngón độc lập hơn Ngón thứ 4 và thứ 5 với bài tập này sẽ khiến chúng mạnh lên và khéo léo như những ngón 2-3

b Kỹ thuật đánh hai nốt cùng lúc

Theo sinh học giải thích, cơ các ngón tay là các nhóm cơ chùm riêng lẻ: nhóm ngón 1, nhóm ngón 2, nhóm ngón 3-4, nhóm ngón 5 Trong đó nhóm ngón 3-4 là nhóm ngón cơ dính nhau Vì thế, đây cũng là một dạng

kỹ thuật làm dãn các cơ ngón, giúp các ngón tách rời nhau, cơ tay độc lập, khỏe hơn và chủ yếu luyện cho ngón 4-5 là các ngón yếu Ví dụ : Trích etude số 11 (Czerny)

v.v

Trang 13

Bài tập trong các quãng 3 Luyện hai nốt cùng lúc Khi luyện tập ngón 2-4 hay ngón 3-5 thì nhóm ngón đó cần phải nhấc càng cao càng tốt để luyện độ dãn cho các cơ ngón độc lập, đồng thời tạo lực cho các ngón khỏe hơn khi đánh xuống phím đàn Thực hiện từ chậm đến nhanh dần đến tốc độ yêu cầu của bài

Khi luyện đến bài này, người học đã đạt được phần nào về trình độ về

kỹ thuật ngón, các ngón đã khỏe hơn, nhanh nhẹn hơn, các cơ ngón đã có

sự độc lập

c Kỹ thuật luyện quãng 8

Quãng 8 là một trong những hình thức luyện cơ bản trong hệ thống ngón kỹ thuật Có thể tập quãng tám như kỹ thuật đánh hai nốt cùng lúc luyện dãn cơ bàn tay hoặc tập quãng 8 rải có tác dụng vừa luyện dãn cơ bàn tay vừa luyện rung cổ tay linh hoạt

Ví dụ: Etude số 27 (Czerny)

v.v

v.v…

Ở bài tập này được kết hợp hai cách luyện, vừa luyện quãng 8 rải đơn nốt vừa luyện quãng 8 với kỹ thuật đánh 2 nốt cùng lúc Chú ý khi luyện những dạng bài này cần tập thả lỏng cánh tay và bả vai, kết hợp cổ tay lắc đều Tập từ chậm đến nhanh đến số 108 của bài

Sau khi luyện bài này, người học đã có thể lướt ngón tay trên phím một cách nhẹ nhàng với những quãng 8 và cũng không còn cảm thấy khó khăn với Tremolo quãng 8

Ngày đăng: 25/06/2018, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu bài giảng môn Phương pháp dạy học chuyên ngành 2; Giảng viên- TS. Nguyễn Thị Tố Mai Khác
2. Phương pháp dạy học Ký Xướng Âm; NXB Âm nhạc 2011; Tác giả: TS.Trịnh Hoài Thu, TS. Nguyễn Thị Tố Mai, ThS. Nguyễn Thị Hải Phượng Khác
3. Hướng dẫn dạy và học đàn Organ tập 1, tập 2; NXB Âm nhạc 2002; Tác giả: Xuân Tứ Khác
4. Phương pháp dạy và học đàn phím điện tử; NXB ĐHSP 2005; Tác giả: PGS.NSUT Nguyễn Xuân Tứ Khác
5. Phương pháp học đàn organ Keyboard; NXB Trer1999; Tác giả: Lê Vũ 6. Tuyển tập Etude Czerny Opus 599, 740 cho Piano Khác
7. Phương pháp học đàn Piano tập 1, tập 2; NXB Nhạc viện Hà nội 2004; Tác giả: NGND Thái Thị Liên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w