Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 2 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ THỜI GIAN CHỜ KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2013 Đinh Thị Minh Phượng 1 và cộng sự TÓM TẮT Mục
Trang 1Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 1
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG
1. Đánh giá sự hài lòng về thời gian chờ khám
bệnh tại bệnh viện ĐKTN Đồng Nai năm 2013 –
Đinh Thị Minh Phượng và cộng sự 2
2 Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân sau tán sỏi
nội soi ngược dòng sỏi niệu quản bằng laser
Holmium Yag tại ĐKTN Đồng Nai năm 2013 –
Lê Thị Bích Thảo, Mạc Thị Bình, Phạm Thị Bạch
Yến, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thanh
Tâm, Hoàng Thị Thu Hương 12
CHUYÊN NGÀNH NGOẠI SẢN
3 Nghiên cứu tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV và mối
liên quan với yếu tố nguy cơ tại bệnh viện ĐKTN
Đồng Nai – Lưu Trần Linh Đa, Nguyễn Thị Hiền,
Bùi Nam Trân, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn
Thị Yến, Nguyễn Sĩ Tuấn 18
4 Tỷ lệ mắc mới, tác nhân, chi phí điều trị và yếu
tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện
Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai – Nguyễn Thanh
Hải và cs 23
5 Đánh giá hiệu quả bước đầu cấy máy tạo nhịp
vĩnh viễn tại ĐKTN Đồng Nai – Phạm Quang
Huy, Trần Minh Thành và cs 30
6 Kết quả điều trị đứt dây chằng chéo trước qua
phẫu thuật nội soi tái tạo bằng mảnh ghép tự thân
lấy từ gân cơ thon, bán gân – Nguyễn Tường
Quang, Vạn Cường Phúc, Trần Văn Vượng, Phan
Thị Thương 37
7 Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua
da và các yếu tố liên quan tại tại ĐKTN Đồng Nai
từ tháng 6/2012 – tháng 8/2013 – Nguyễn Văn
Truyện, Đặng Đức Hoàng, Nguyễn Đình Nguyên
Đức, Bùi Khắc Thái, Cao Chí Viết 47
CHUYÊN NGÀNH NỘI
8 Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa
Nội tổng hợp tại ĐKTN Đồng Nai, 6 tháng đầu
năm 2013 – Bùi Mai Nguyệt Ánh, Trần Tiến An,
Huỳnh Thị Thủy 55
9 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu – Nguyễn Hòa
Hiệp, Hoàng Trung Vinh 64
10 Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở
bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường týp 2 –
Đinh Đức Hòa 74
11 Cập nhật về helicobacter pylori: đề kháng kháng sinh và chẩn đoán điều trị năm 2012 –
Đặng Ngọc Quý Huệ và Trần Văn Huy 83
12 Xác định tỉ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức và tích cực chống độc trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ tại bệnh viện Đa khoa Thống
Nhất năm 2013 – Tống Văn Khải và cs 94
13 Khảo sát nồng độ glycated Haemoglobin (HBA1c) trên bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp II điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6 đến tháng
9 năm 2013 – Phùng Văn Long, Lê Văn Lợi, Bùi Ngọc Duy 100
14 Dự đoán nguy cơ tim mạch theo thang điểm framingham ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 –
Đỗ Minh Quang, Trịnh Thanh Minh, Ngô Quang Sinh, Bùi Quang Tình 108
15 Khảo sát đặc điểm viêm gan siêu vi B mạn tính ở bệnh nhân có HBeAg (-) và HBeAg (+) điều trị tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
Đồng Nai năm 2013 – Nguyễn Ngọc Thanh Quyên, Lê Thế Dương, Lê Thị Mai Hương, Lê Thị Bạch Tuyết, Lưu Thị Thanh, Trần Thị Lành 114
đường typ 2 – Lê Văn Lương 131
18 Nghiên cứu mô hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện Đa khoa Thống
Nhất Đồng Nai – Nguyễn Sĩ Tuấn, Lưu Trần Linh
Đa, Ngô Thị Bích Huyền, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Hải, Phạm Văn Dũng 139
19 Nghiên cứu tính kháng carbapenem của
acinetobacter baumannii tại BV Đa khoa Thống
Nhất bằng phương pháp xác định nồng độ kháng
sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn – Nguyễn Sĩ Tuấn, Phạm Thị Thu Hằng, Lưu Trần Linh Đa, Hứa Mỹ Ngọc, Ngô Thị Bích Huyền, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Thanh 148
MỤC LỤC
Trang 2Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 2
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ THỜI GIAN CHỜ KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2013
Đinh Thị Minh Phượng 1 và cộng sự
TÓM TẮT
Mục tiêu: Rút ngắn thời gian chờ khám bệnh là vấn đề then chốt của các cơ sở khám chữa bệnh
Ngày 22/4/2013 Bộ y tế ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh mục đích là
hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục khám bệnh, rút ngắn
thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng Nghiên cứu của BS Lê Thanh Chiến quy
trình khám bệnh tại BV cấp cứu Trưng Vương TP HCM năm 2012 có từ 4-12 giai đoạn, tổng thời
gian của quy trình là 4,1giờ.Bệnh viện ĐKTN đã áp dụng nhiều biện pháp như tăng thêm phòng
khám, triển khai công nghệ thông tin…tuy nhiên việc ùn tắc vẫn diễn ra tại một số giai đoạn
Những năm qua BV vẫn thường xuyên khảo sát sự hài lòng của Nb tại khoa khám bệnh Tuy nhiên
chưa có nghiên cứu cụ thể cho từng giai đoạn Do đó nghiên cứu đánh giá sự hài lòng về thời gian
chờ khám bệnh và các yếu tố liên quan tại BVĐK Thống Nhất năm 2013.Phương pháp: Mô tả cắt
ngang, bênh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đánh giá sự hài lòng qua bộ
câu hỏi đã thiết kế sẵn Kết quả: Trong số 790 người bệnh được khảo sát nam 309,nữ 481: Tuổi
trung bình 48,18 ± 17,25 tuổi (nhỏ nhất là 15 lớn nhất là 91tuổi) Mức độ hài lòng về thời gian chờ
khám bệnh là 81,9% Kết luận: Ở thời điểm khảo sát sự hài lòng về thời gian chờ khám bệnh chịu
sự tác động của nhiều yếu tố; Thời gian chờ lấy số khám,thời gian chờ siêu âm và có kết quả,thời
gian chờ chụp phim và có kết quả,thời gian chờ đóng tiền,thời gian chờ nhận thuốc là những yếu tố
liên quan đến sự hài lòng của người bệnh.Tuổi, giới, nghề nghiệp,thời gian chờ có kết quả xét
nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học chưa phải là yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thu hút thêm nhiều người bệnh, các cơ sở y tế không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh, trong đó việc rút ngắn thời gian chờ khám bệnh là vấn đề then chốt của các cơ sở khám chữa
bệnh
Ngày 22/4/2013 Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bộ Y tế ban hành nêu
rõ mục đích là hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong
khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng người bệnh đặc biệt
đối với người bệnh bảo hiểm y tế
Thời gian khám bệnh bao gồm: thời gian đăng ký khám bệnh, chờ khám bệnh, thực hiện cận lâm
sàng, ra toa thuốc,chờ đóng viện phí, chờ nhận thuốc là các tiêu chí có ý nghĩa đối với người bệnh
có bảo hiểm y tế
Mục tiêu đặt ra đến năm 2015, trung bình mỗi bác sĩ chỉ khám 50 bệnh nhân/ngày và đến năm
2020 là 35 bệnh nhân/ngày
Nếu chỉ khám bệnh không làm thêm Cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ không phải chờ quá 2 giờ, nếu
có thêm một kỹ thuật (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, siêu âm) thì không quá 3 giờ
Theo nghiên cứu của BS Lê Thanh Chiến quy trình khám bệnh tại BV cấp cứu Trưng Vương
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 có từ 4-12 giai đoạn, tổng thời gian của quy trình khám bệnh là
4,1 giờ
Nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh, những năm qua, Bệnh viện Đa Khoa Thống
Nhất Đồng Nai đã áp dụng nhiều biện pháp như tăng thêm phòng khám, triển khai hệ thống công
nghệ thông tin,… Tuy nhiên, việc ùn tắc vẫn còn diễn ra ở một số giai đoạn
1
CNĐD, Trưởng phòng Điều dưỡng, SĐT: 0913661624, Email: huan75phuong64@yahoo.com.vn
Trang 3Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 3
Phòng Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Thống nhất vẫn thường xuyên khảo sát sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh( 83-87%).Tuy nhiên, chưa nghiên cứu thời gian cụ thể cho mỗi giai đoạn Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác định thời gian cụ thể của từng giai đoạn đồng thời đánh giá mức độ hài lòng chung về tổng thời gian chờ khám bệnh Từ đó, đề xuất những biện pháp
cụ thể để cải tiến quy trình khám bệnh được nhanh hơn tăng thêm sự hài lòng của người bệnh
2 Xác định mối liên quan giữa mức độ hài lòng về thời gian chờ khám bệnh của người bệnh với các yếu tố liên quan: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thời gian chờ đợi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, thanh toán viện phí, nhận thuốc BHYT
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu
2.1.3.1 Tiêu chí đưa vào
- Không làm các xét nghiệm cận lâm sàng
- Bệnh nhân không lãnh thuốc
2.2 Cỡ mẫu:
Z 2 (1- α /2) p (1 – p)
d2 Với:
α: xác suất sai lầm loại I = 0,05
P: trị số mong muốn sự hài lòng: 80 %
Z (1- α/2) = Z(1-0,05/2) = Z(0,975) = 1,96
d: sai số cho phép = 5% = 0,05
n: ≥ 246
2.3 Kỹ thuật chọn mẫu: Thuận tiện
2.4 Phương pháp nghiên cứu
n =
Trang 4Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 4
2.4.1 Loại nghiên cứu
lòng
Giới tính NB
ᵡ2, p = 0,86
Trang 5Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 5
Nhận xét: Phân bố sự hài lòng theo nhóm tuổi: Tuổi trung bình 48,18 ± 17,25 (nhỏ nhất 15, lớn
nhất 91) Nhóm tuổi 15-39 là 83,0%; nhóm tuổi từ 40 – 59 là 83,2%; nhóm tuổi ≥ 60 là 78,3% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 (p= 0,308)
lòng
Nghề nghiệp
Cán bộ viên chức
ᵡ2, p = 0,671
Nhận xét: Phân bố mức độ hài lòng theo nghề nghiệp: khác là 81,1%; Công nhân là 82,6%; Cán bộ
viên chức là 87,3%; hưu trí là 79,7% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 (p= 0,671)
Nhận xét: Đa số người bệnh có trình độ cấp III (42,2%); cấp II (31,1%)
3.5 Thời gian chờ lấy số thứ tự Khám bệnh:
Bảng 3 5 Mức độ hài lòng về thời gian chờ lấy số thứ tự khám bệnh
Thời gian chờ lấy số thứ tự (phút) * Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm, giá
Trang 6Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 6
Mức dộ hài lòng Hài lòng Không hài
Từ 30 – < 60 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng về thờ gian chờ lấy số thứ tự khám bệnh < 30 phút là 83,8%;Từ 30 -
<60 phút là 52,6%; ≥ 60 phút là 50% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 0,001)
3.6 Thời gian từ khi có số thứ tự đến khi đƣợc khám
Bảng 3.6 Mức độ hài lòng từ khi có số thứ tự đến khi được khám bệnh
Thời gian chờ từ khi lấy số đến khi
được khám bệnh (phút) * Mức độ
hài lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm, giá
trị p Hài lòng Không hài
Từ 30 -< 60 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng từ khi có số thứ tự đến khi được khám bệnh < 30 phút là 86,2%; Từ 30
- <60 phút là 78,0%; ≥ 60 phút là 38,7% Sự khác biệt nà có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 0,001) 3.7 Thời gian chờ chụp phim và có kết quả:
Bảng 3.7 Mức độ hài lòng về thời gian chờ chụp phim và có kết quả
Thời gian chờ chụp phim và có
kết quả (phút) * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm giá
trị p Hài lòng Không hài
lòng
Trang 7Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 7
phimvà có kết quả
(phút)
ᵡ2, p = 0,001
Từ 30 - 60 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng về thời gian chờ chụp phim và có kết quả < 30 phút là 87,5%;Từ
30- <60 phút là 86,4%; ≥ 60 phút là 69,8% Sự khác biệt này có y nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 0,001)
3.8 Thời gian chờ siêu âm và có kết quả:
Nhận xét: Mức độ hài lòng thời gian chờ siêu âm và có kết quả < 30 phút là 87,8%,Từ 30 - < 60
phút là 66,7%, ≥ 60 phút là 41,7% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p = 0,001)
3.9 Thời gian chờ có kết quả xét nghiệm:
Bảng 3.9 Mức độ hài lòng về thời gian chờ có kết quả xét nghiệm sinh hóa
Thời gian chờ có kết quả xét nghiệm
giấy màu xanh (phút) Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép Kiểm giá
trị p Hài lòng Không hài
lòng
Trang 8Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 8
Từ 60 - < 120 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng về thời gian chờ có kết quả xét nghiệm Sinh hóa: < 60 phút là 77,3%;
Từ 60-< 120 phút 81,0% ≥ 120 phút 76,7% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 (p= 0,756)
Bảng 3.10 Mức độ hài lòng về thời gian chờ có kết quả xét nghiệm huyết học
Thời gian chờ có kết quả huyết học
(phút) * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm giá
trị p Hài lòng Không hài
Nhận xét ; Mức độ hài lòng về thời gian chờ có kết quả xét nghiệm huyết học : < 30 phút là
73,8,%; Từ 30 - < 60 phút 76,3%; ≥ 60 phút 78,9% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p
> 0,05 (p= 0,887)
Bảng 3.11 Mức độ hài lòng về thời gian chờ có kết quả xét nghiệm vi sinh
Thời gian chờ có kết quả xét
nghiệm vi sinh( phút)* Mức độ hài
lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm
Giá trị p Hài lòng Không hài
lòng
Trang 9Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 9
kết quả vi sinh
(phút)
ᵡ2, p = 0,65
Từ 30 - < 60 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng về thời gian chờ có kết quả xét nghiệm vi sinh < 30 phút 70,0%; Từ 30
- < 60 phút 85,7%; ≥ 60 phút 78,6% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 (p= 0,65)
3.10 Thời gian chờ đƣợc đóng tiền BHYT
Bảng 3.12 Mức độ hài lòng về Thời gian chờ được đóng tiền BHYT
Thời gian chờ đóng tiền BHYT cùng
chi trả(phút) * Mức độ hài lòng
cộng
Phép kiểm giá trị p Hài lòng Không hài
Từ 30 - < 60 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng về Thời gian chờ được đóng tiền BHYT < 30 phút là 88,0%; Từ 30
- <60 phút là 62,5%; ≥ 60 phút là 40,0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 0,001)
3.11 Thời gian chờ nhận thuốc BHYT
Bảng 3.13 Mức độ hài lòng về Thời gian chờ nhận thuốc BHYT
Thời gian chờ nhận thuốc BHYT
(phút) * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm giá
trị p Hài lòng Không hài
lòng
Trang 10Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 10
Từ 30 - < 60 phút
Nhận xét: Mức độ hài lòng về thời gian chờ nhận thuốc BHYT < 30 phút là 98,7%; Từ 30 - <
60 phút là 87,3%; ≥ 60 phút là 40,0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 0,001)
3.12 Thời gian từ khi có số khám bệnh đến khi nhận đƣợc thuốc
Bảng 3.14 Mức độ hài lòng về thời gian từ khi có số khám bệnh đến khi nhận được thuốc
Tổng thời gian từ khi có sô khám
bệnh đến khi nhận thuốc (phút) *
Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng Tổng cộng Phép kiểm Hài lòng Không hài
Từ 120 - < 180 phút
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 0,001)
3.13 Mức độ hài lòng về thời gian chờ khám bệnh:
Bảng 3.15 Mức độ hài lòng về thời gian chờ khám bệnh
Trang 11Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 11
Mức độ hài lòng về thời gian chờ khám bệnh là: 81,9%
Thời gian chờ lấy số khám, thời gian chờ khám, thời gian chờ siêu âm và có kết quả, thời gian chờ chụp phim và có kết quả, thời gian chờ đóng tiền, thời gian chờ nhận thuốc là những yếu tố liên quan đến sự hài lòng
Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian chờ có kết quả xét nghiệm hóa sinh, vi sinh, huyết học chưa phải là yếu tố liên quan tới sự hài lòng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y Tế (2013) quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện
2 Lê Thanh Chiến (2012) Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương
3 Phòng Điều dưỡng BVĐK Thống Nhất(2012) Khảo sát sự hài lòng người bệnh tại khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa Thống Nhất
Trang 12Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 12
KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SAU TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG
SỎI NIỆU QUẢN BẰNG LASER HOLMIUM YAG TẠI BV ĐK THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2013
Lê Thị Bích Thảo2, Mạc Thị Bình, Phạm Thị Bạch Yến, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hoàng Thị Thu Hương
Người hướng dẫn: BS CKII Nguyễn Văn Truyện
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá sự hài lòng bệnh nhân và các yếu tố liên quan trong điều trị sỏi niệu quản
bằng Laser Holmium Y G
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu Tất cả các BN bị sỏi niệu quản
đoạn lưng hoặc đoạn chậu được điều trị bằng tán sỏi niệu quản laser ngược dòng từ 01/4/2013 – 31/08/2013, sau tán sỏi, được lấy phiếu thu thập vào ngày ra viện đánh giá sự hài lòng theo giới tính, nhóm tuổi, tiếp đón, thái độ, giải thích
Kết quả: có 166 BN đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu Nam 105 (63,3%), nữ 61 (36,7%)
Tỉ lệ nam hài lòng 83,8% so với 82% nữ hài lòng, p = 0,76, không có ý nghĩa thống kê Tuổi trung bình 45,48 ± 12,95 (từ 22 – 83 tuổi) Trong số 3 nhóm tuổi được khảo sát, nhóm tuổi từ 49 – 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (51,8%) Tỉ lệ hài lòng giữa các nhóm tuổi dao động từ 80,2% - 88,9% Sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p = 0,38 Nghề nghiệp được phân nhóm thành 3 nhóm: công nhân 68 (41%), nông dân 23 (13,8%), thành phần khác 75 (45,2%) Nhóm có tỉ lệ hài lòng cao nhất là công nhân 62 (91,2%), thấp nhất là nông dân 16 (69,6%), p = 0,03 Tỉ lệ hài lòng chung 83,1% Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự đón tiếp tốt là yếu tố góp phần, không phải yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của BN tán sỏi laser Giải thích cho BN về tình trạng bệnh tật và phương pháp điều trị là một việc làm rất cần thiết để có được sự hợp tác tốt
Kết luận: sự hài lòng BN qua khảo sát phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng thái độ tiếp xúc thân thiện,
cởi mở, lịch sự; giải thích cặn kẽ tình trạng BN, chăm sóc chu đáo vẫn là những yếu tố cần thiết góp phần nâng cao tỉ lệ hài lòng BN tại khoa Ngoại Niệu nói riêng và bệnh viện nói chung
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa Ngoại niệu bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai là một chuyên khoa sâu của bệnh viện, chuyên điều trị về các bệnh ngoại tiết niệu Trong số các loại bệnh được điều trị tại khoa như sỏi niệu, bướu tiền liệt tuyến, chấn thương đường tiết niệu,… thì sỏi niệu quản là một trong những bệnh thường gặp nhất Điều trị sỏi niệu quản, có nhiều phương pháp t y theo kích thước và vị trí sỏi Trong các phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
là phương pháp hiện được ưa chuộng vì hiệu quả và tính khả thi Khoa Ngoại niệu BV ĐK Thống Nhất Đồng Nai đã sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi Laser để điều trị sỏi niệu quản từ 01/2012 với kết quả thành công chung 93,7% [1] Bệnh nhân bị sỏi niệu quản sau khi được điều trị bằng phương pháp này có thể hài lòng hoặc không phụ thuộc nhiều yếu tố Như vậy, sự hài lòng bệnh nhân về phương pháp này tại khoa chưa được đánh giá đầy đủ Vì thế, trong phạm vi điều dưỡng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu sau đây:
Mục tiêu tổng quát: đánh giá sự hài lòng bệnh nhân và các yếu tố liên quan trong điều trị sỏi niệu
quản bằng Laser Holmium Y G
Trang 13Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 13
– Xác định tỉ lệ hài lòng chung, hài lòng theo giới, nhóm tuổi, nghề nghiệp của bệnh nhân bị sỏi niệu quản được tán sỏi nội soi laser
– Xác định các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân tán sỏi laser sỏi niệu quản: giới tính, nhóm tuổi, tiếp đón, thái độ, giải thích
–
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các BN bị sỏi niệu quản được điều trị bằng tán sỏi niệu quản laser ngược dòng từ 01/4/2013 – 31/08/2013
Tiêu chuẩn chọn bệnh: BN bị sỏi niệu quản đoạn lưng hoặc đoạn chậu được chỉ định điều trị bằng
phương pháp tán sỏi laser, sau tán sỏi, được lấy phiếu thu thập vào ngày ra viện
Tiêu chuẩn loại trừ: BN không hợp tác, không đồng ý tham gia nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca Không tính cỡ mẫu
Biến số nghiên cứu:
Biến số độc lập: giới tính (1: nam, 2: nữ), tuổi, nhóm tuổi (3 nhóm: 1: từ 22 – 39, 2: từ 40 – 59, 3:
từ ≥ 60), đón tiếp (0: không niềm nở, 1: niềm nở), thái độ (0: không lịch sự, 1: lịch sự), giải thích (0: không giải thích đầy đủ về tình trạng bệnh, 1: có giải thích đầy đủ, cặn kẽ)
Biến số phụ thuộc: mức độ hài lòng (0: không hài lòng, 1: hài lòng)
Phương pháp thu thập dữ kiện :
Phỏng vấn trực tiếp, BN tự điền vào phiếu thu thập qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn sau khi được giải thích
Công cụ thu thập dữ kiện :
Bộ câu hỏi soạn sẵn
Kiểm soát sai lệch thông tin :
Tập huấn kỹ cho cộng sự
Thời gian thu thập số liệu: từ 01/4/2013 – 31/8/2013
Phân tích xử lý số liệu:
Số liệu thu thập qua bộ câu hỏi được thống kê, mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Có 166 BN đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu
3.1 Mức độ hài lòng của BN sau tán sỏi niệu quản laser: trong số 166 BN được khảo sát, có
138 BN (83,1%) hài lòng và 28 BN (16,9%) không hài lòng (bảng 3.1)
Bảng 3.1 Mức độ hài lòng BN sau tán sỏi laser
Mức độ hài lòng
3.2 Giới tính và mức độ hài lòng: trong số 166 BN được khảo sát, nam 105 (63,3%), nữ 61
(36,7%) Tỉ lệ nam hài lòng 83,8% > 82% nữ hài lòng Có vẻ như nam giới khó tính hơn nữ giới Tuy nhiên, mối liên quan giữa mức độ hài lòng và giới tính BN cho thấy sự khác biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với p = 0,76 (bảng 3.2)
Bảng 3.2 Mối liên quan giữa giới tính BN và mức độ hài lòng
Trang 14Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 14
Giới tính BN * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Phép kiểm, giá trị p Hài lòng Không hài
3.3 Tuổi và mức độ hài lòng: tuổi trung bình trong nhóm BN được khảo sát 45,48 ± 12,95 (từ
22 – 83 tuổi) Trong số 3 nhóm tuổi được khảo sát, nhóm tuổi từ 49 – 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (51,8%) Tỉ lệ hài lòng giữa các nhóm tuổi dao động từ 80,2% - 88,9% Sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p = 0,38 (bảng 3.3)
Bảng 3.3 Mối liên quan giữa nhóm tuổi BN và mức độ hài lòng
Nhóm tuổi BN * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Phép kiểm, giá trị
p
Hài lòng
Không hài lòng
3.4 Nghề nghiệp và mức độ hài lòng: trong 166 BN được khảo sát, chúng tôi phân loại thành 3
nhóm: công nhân 68 (41%), nông dân 23 (13,8%), thành phần khác 75 (45,2%) Nhóm có tỉ lệ hài lòng cao nhất là công nhân 62 (91,2%), thấp nhất là nông dân 16 (69,6%) Có thể người nông dân với cuộc sống lam lũ, vất vả, khổ cực nên có sự đòi hỏi, chiều chuộng khắt khe hơn Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p = 0,03 (bảng 3.4)
Trang 15Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 15
Bảng 3.4 Mối liên quan giữa Nghề nghiệp BN và mức độ hài lòng
Nghề nghiệp BN * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Phép kiểm, giá trị p Hài lòng Không
3.5 Sự đón tiếp, hướng dẫn BN và mức độ hài lòng: trong 166 BN nhập viện để tán sỏi laser,
có 164 BN (98,8%) được đón tiếp niềm nở, hướng dẫn tận tình, còn 2 BN (1,2%) chưa đồng ý với thái độ đón tiếp như hiện nay Tuy nhiên, sự hài lòng chung với tỉ lệ 83,1% cho thấy sự đón tiếp tốt
là yếu tố góp phần, không phải yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của BN tán sỏi laser (bảng 3.5)
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa sự đón tiếp niềm nở và mức độ hài lòng
Đón tiếp * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Phép kiểm, giá trị
3.6 Thái độ tiếp xúc và mức độ hài lòng: trong số 166 BN được đề nghị đánh giá về thái độ
tiếp xúc của nhân viên khoa ngoại niệu, 155 BN (93,4%) đánh giá tốt về thái độ tiếp xúc tốt của nhân viên trong khoa, nhưng mức độ hài lòng chỉ 127 (81,9%) 11 BN (6,6%) mặc d đánh giá thái
độ tiếp xúc của nhân viên trong khoa còn thiếu lịch sự, nhưng vẫn hài lòng khi ra viện Sự khác biệt
Trang 16Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 16
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,21 Điều này cho thấy sự hài lòng chịu tác động của nhiều yếu
tố trong quá trình nằm viện (bảng 3.6)
Bảng 3.6 Thái độ tiếp xúc và mức độ hài lòng
Thái độ * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Phép kiểm, giá trị p Hài lòng Không hài
3.7 Giải thích và mức độ hài lòng: trong 166 BN được khảo sát, hầu hết BN (163 (98,2%)) đều
được giải thích cặn kẽ về tình hình bệnh tật của mình và phương pháp điều trị Trong số, 3 BN không được giải thích đầy đủ, có 1 BN (33,3%) không hài lòng Giải thích cho BN về tình trạng bệnh tật và phương pháp điều trị là một việc làm rất cần thiết để có được sự hợp tác tốt Tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,43 (bảng 3.7)
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa giải thích tình trạng bệnh tật và mức độ hài lòng
Giải thích * Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Phép kiểm, giá trị p
Hài lòng
Không hài lòng
Trang 17Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 17
Qua khảo sát sự hài lòng của 166 BN bị sỏi niệu quản được tán sỏi nội soi laser, chúng tôi nhận thấy:
– Tỉ lệ hài lòng chung 83,1% Tỉ lệ nam hài lòng 83,8%, nữ 82% Nhóm tuổi 22 – 39 có tỉ lệ hài lòng cao nhất 88,9% Về nghề nghiệp, nông dân có tỉ lệ hài lòng 69,6% thấp nhất so với các thành phần khác cần được chú ý
– Sự hài lòng BN qua khảo sát phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng thái độ tiếp xúc thân thiện, cởi
mở, lịch sự; giải thích cặn kẽ tình trạng BN, chăm sóc chu đáo vẫn là những yếu tố cần thiết góp phần nâng cao tỉ lệ hài lòng BN tại khoa Ngoại Niệu nói riêng và bệnh viện nói chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Văn Truyện và cộng sự (2012) “Đánh giá hiệu quả sạch sỏi và các yếu tố liên quan trong điều trị sỏi niệu quản bằng Laser Holmium Yag tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2012”
2 Phạm Thị Việt và cộng sự (2012) “Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2012”
Trang 18Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 18
NGHIÊN CỨU TỈ LỆ THAI PHỤ NHIỄM HBV VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI YẾU TỐ NGUY
CƠ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Lưu Trần Linh Đa 3 , Nguyễn Thị Hiền, Bùi Nam Trân, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Sĩ Tuấn
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ HBsAg (+) và một số yếu tố liên quan giữa tình trạng HBsAg (+) với các
yếu tố dân số, kinh tế, xã hội, tiền căn y khoa ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa
Thống Nhất Đồng Nai
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được khảo sát trên 119 thai phụ đến khám
tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2013 Sử dụng kỹ thuật test nhanh
của hãng Standard diagnotics (Hàn Quốc)
Kết quả: Tỉ lệ phụ nữ mang thai có HBsAg (+) trong mẫu nghiên cứu là 10.08% Chưa phát hiện
thấy mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng HBsAg (+) với các yếu tố
kinh tế, xã hội, tiền căn
Kết luận: Tỉ lệ HBsAg (+) ở bệnh viện Thống Nhất Đổng Nai tương tự các nghiên cứu khác ở Việt
Nam phù hợp với nhận định của tổ chức Y tế thế giới về tình hình nhiễm HBV ở các nước trong
v ng lưu hành cao
I Đặt vấn đề:
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới hiện tại có hơn 2 tỉ người đã từng nhiễm HBV(Hepatitis
B virus) và số người mang mầm bệnh khoảng 400 triệu, 85% trong số này tập trung ở các nước khu vực Á, Phi Virus viêm gan B gây hậu quả nặng nề cho nhân loại, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến HBV, ước tính khoảng 40% người nhiễm HBV mãn
tính sẽ chết vì các bệnh nguy hiểm như: xơ gan, ung thư gan…
Việt Nam nằm trong v ng lưu hành caovới 8-15% dân số đang nhiễm HBV và khoảng 47,6 % dân số
đã từng tiếp xúc với HBV Ước tính với dân số hơn 90 triệu người chúng ta có khoảng 10-12 triệu người đang nhiễm HBV
Theo thống kê hàng năm có khoảng từ 10-13% phụ nữ đang mang thai nhiễm Virus viêm gan B Người mẹ bị viêm gan B ở thời kì đầu của thai kì (3 tháng đầu) thì có tỉ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con khoảng 1%, vào 3 tháng giữa của thai kì lên đến 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối
là từ 60-70%
Trẻ sơ sinh bị nhiễm Virus viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh Số trẻ bị nhiễm Virus viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính chiếm tỉ lệ từ 5-7% Có tới 90% số trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí là ung thư gan
Tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu về HBV, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai Hơn nữa, việc xét nghiệm thường quy HBs g cho phụ nữ mang thai để phát hiện sớm và có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh
do nhiều lý do chưa được thực hiện một cách đồng bộ, quy mô Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV và mối liên quan với yếu tố nguy cơ tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 5/2013-9/2013”.với mong muốn tìm ra tỉ lệ HBs g(+) ở phụ
nữ mang thai tại Biên Hòa, Đồng Nai
Mục tiêu
3 KTV, Nhân viên khoa Vi sinh, SĐT: 0978188016, Email: luutranlinhda@gmail.com
Trang 19Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 19
Xác định tỉ lệ thai phụ có HBs g (+) đến khám tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai
Khảo sát các yếu tố liên quan: lứa tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống với tình trạng nhiễm HBV ở phụ
Rối loạn hành vi, tâm thần, không đồng ý lấy máu xét nghiệm
Đối tượng nghiên cứu: phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang
Nguyên lý kĩ thuật
Sử dụng test của hãng SD (Standard Diagnotics) với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%
Phân tích dữ kiện:
Dữ kiện nhập bằng phần mềm EpiData 3.1, được phân tích bằng phần mềm Stata 10.0
III Kết quả nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ 05/2013 đến 09/2013 chúng tôi đã phỏng vấn và xét nghiệm máu cho
119 thai phụ tại TP Biên Hòa, Đồng Nai
Bảng 1 Đặc điểm chung của nhóm thai phụ
Lứa tuổi
15-20tuổi 21-30 tuổi 31-40 tuổi
1
77
41
0.84 64.71 34.45
Nghề nghiệp
CNVC Nội trợ Buôn bán Công nhân Nghề khác
Số tuần thai
4-12 tuần 13-24 tuần 25-40 tuần
18
57
44
15.13 47.90 36.97
Tuổi trung vị của thai phụ trong nghiên cứu là: 28.45 với tuổi thấp nhất là 20 và cao nhất là 39 chủ yếu tập trung trong lứa tuổi 21-30 tuổi (64.71%) Tuổi tuần thai trung vị là 22.26±8.72 chủ yếu tập trung
Trang 20Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 20
Bảng 2: Kết quả HBs g dương tính
89.92
10.08
Âm nh Dương nh
Phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HBV với một số yếu tố dân số, kinh tế, xã hội, tiền căn y khoa
ảng 3 Mối liên quan giữa viêm gan và các yếu tố nguy cơ
0(0.00) 69(89.61) 37(90.24)
1(100.00) 8(10.39) 4(9.76)
0.939
Nơi ở Thành thị
Nông thôn
86(91.49) 21(84.00)
8(8.51) 4(16.00) 0.269
Nghề nghiệp
CNVC Nội trợ Buôn bán Công nhân Nghề khác
17(80.95) 7(100.00) 2(100.00) 74(91.36) 7(87.50)
4(19.05) 0(0.00) 0(0.00) 7(8.64) 1(12.50)
Trong lĩnh vực Sản khoa, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm HBV trên thai phụ cũng tương đương tỉ lệ nhiễm HBV chung trong dân số Theo tác giả Trần Thị Lợinăm 1989 tỉ
lệ thai phụ HBs g(+) ở BV Từ Dũ là 11,6 %; Đinh Thị Bìnhnăm 2000 tại Viện Quân y 108 là 10,6%; Phan H ng Việtnăm 2004 tại BVĐK Trà Vinh là 9,6%; Trần Văn Bé năm 1996 là 10%; Y O hn- Hàn Quốcnăm 1996 là 6,5%; Calvin T Kenmeni- Châu Phinăm 2007 là 6,5-25%
Với 119 mẫu được khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi số thai phụ có HBs g (+) là 12 người, chiếm tỉ lệ 10.08% Điều này cho thấy tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B tại TP Biên Hòa tương tự như các nghiên cứu khác, các địa phương khác cũng như tỉ lệ nhiễm HBV chung của cả nước theo nhận định
của Tổ chức Y tế Thế Giới
Ph n t ch các yếu t lứ tu i nơi ngh nghiệp
Lứa tuổi
Trang 21Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 21
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi từ 21-30 chiếm tỉ lệ cao nhất (64.71%), và tỉ lệ mang HBs g trong nhóm tuổi 21-30 (10.39%) cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác
Nghiên cứu của Phan H ng Việt (2004) tỉ lệ Hbs g (+) chiếm tỉ lệ cao trong nhóm tuổi >38 (26,3%) Nghiên cứu của tác giả Châu Hữu Hầu (1995)(5) và thống kê của phòng tiêm chủng BV ĐHYD TP Hồ Chí Minh(7)
cho thấy tỉ lệ HBs g(+) gia tăng theo lứa tuổi, cao nhất trong nhóm tuổi
40-50 (18,7%)
Tuy nhiên khi kiểm định thống kê chúng tôi và các tác giả khác không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
về phương diện thống kê giữa tình trạng HBs g và nhóm tuổi của thai phụ
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có tính đặc th riêng, vài nhóm đối tượng nguy cơ: thủy thủ, gái mãi dâm, nhân viên y tế,
t nhân, người nghiện ma túy… có tỉ lệ nhiễm HBV khá cao đã được báo cáo trong y văn trong và ngoài nước.Theo Tandon tỉ lệ Hbs g (+) ở người hiến máu chuyên nghiệp khoảng 14-15%, trong khi tỉ
lệ HBs g(+) chung trong dân số khoảng 4%
Với đặc th kinh tế của thành phố Biên hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung thì nghề nghiệp chủ yếu của thai phụ chủ yếu là công nhân (68.07%) Trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa về phương diện thống kê trong tỉ lệ nhiễm HBV giữa các nhóm nghề nghiệp
Nơi ở
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ thai phụ có HBs g (+) ở thành thị và nông thôn không có mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê
M i liên qu n giữ tình trạng s g với ti n căn truy n máu
HBV là bệnh lây truyền qua đường máu và các chế phẩm máu Nguy cơ nhiễm HBV tăng dần theo số lần truyền máu mặc d máu và các chế phẩm máu đã được sàng lọc kỹ Xét nghiệm tầm soát HBV sẽ không phát hiện được kháng nguyên bề mặt của HBV trong giai đoạn 4- 6 tuần đầu sau phơi nhiễm và giai đoạn cửa sổ mặc d trong máu người cho có sự hiện diện của siêu vi viêm gan B
Nguy cơ lây nhiễm HBV do phơi nhiễm kim tiêm có chứa HBV là 7-30%, so với HIV là 0,5% Nguy
cơ lây nhiễm HBV qua truyền máu bị nhiễm HBV đến 90%
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các thai phụ được khảo sát đều không có tiền căn truyền máu, không d ng chung dụng cụ bao kim tiêm và tuân thủ quan hệ tình dục an toàn Vì thế chúng tôi chưa thể tính được mối tương quan giữa tiền căn truyền máu, sử dụng chung dụng cụ bao kim tiêm và quan hệ tình dục an toàn với HBs g (+)
V.Kết luận
1 Tỉ lệ thai phụ mang HBs g (+) trong mẫu nghiên cứu là 10.08%
2 Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng HBs g và các yếu tố dân số- kinh tế- xã hội như: lứa tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, tiền căn phẫu thuật, tiền căn truyền máu… chúng tôi chưa phát hiện thấy mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê
VI Tài liệu tham khảo
1 Ahn YO (1996), Strategy for vaccination against Hepatitis B in areas with high endemicity: focus
on Korea; Gut, 38 (suppl 2): pp 63-66
2 Trần Văn Bé và cộng sự (1996), Tình hình người lành mang kháng nguyên virus viêm gan B Nội
san huyết học, tr 9-12
3 Đinh Thị Bình, Vũ Bằng Đình, Nguyễn nh Tuấn (2000), Tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở
sản phụ và lây truyền từ mẹ sang con, Thông tin Y dược, số chuyên đề, tr 119- 122
4 Nguyễn Hữu Chí (2003), Bệnh viêm gan siêu vi, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 16-22
5 Nguyễn Hữu Chí (2003), Chủng ngừa viêm gan siêu vi B, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr
42-78
Trang 22Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 22
6 B i Đỗ Hiếu, Mai Yến Linh, …(1997), Tần xuất lây truyền HBs g cho con từ mẹ có HBs g (+)
và các yếu tố liên quan, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ 1991- 1997 Trung tâm ĐT&BD CBYT TP
HCM, tr 38-69
7 Trần Thị Lợi (1996), Lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con - khả năng dự phòng, Luận án
Phó tiến sĩ khoa học Y dược,TP Hồ Chí Minh, tr 39-63
8 Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cs (1995), Viêm gan siêu vi ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, Hội nghị viêm
gan, tr 28-30
9 Phan H ng Việt (2004), Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm HBV đến sanh tại khoa sản BVĐK
Trà Vinh, Luận án thạc sĩ sản phụ khoa, tr 36-77
Trang 23Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 23
TỶ LỆ MẮC MỚI, TÁC NHÂN, CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Nguyễn Thanh Hải4 và cs**
TÓM TẮT
Đặt vấn đ :
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này xác định tỷ lệ mắc mới của nhiễm khuẩn vết mổ và
mối liên quan yếu tố nguy cơ, tác nhân, chi phí điều trị
Phương pháp chúng tôi mô tả dọc 2520 bệnh nhân phẫu thuật, tất cả bệnh nhân này thuộc
5 loại phẫu thuật: Niệu, Tiêu hóa, Chấn thương chỉnh hình, Sản phụ khoa, Liên chuyên khoa Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ dựa tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) Dùng Mô hình hồi quy logistic, phép kiểm Fisher hay Chi bình phương để xét mối tương quan
Kết quả: trong số 2520 bệnh nhân khảo sát tỷ lệ nữ:nam là 2,3:1 và tuổi trung bình 34, tuổi
nhỏ nhất là 15 cao nhất là 99 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 6,07% (153/2520), trong đó nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm 4,5% (114/2520), nhiễm khuẩn vết mổ sâu 1,3% (32/2520), nhiễm khuẩn cơ quan 0,27% (7/2520) Phân tích đa biến cho thấy rằng yếu tố nhóm tuổi, bệnh mạn tính, hút thuốc, chỉ số đường huyết, thang điểm ASA, chỉ số bạch cầu, loại phẫu thuật và chỉ số khối (BMI) liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01, phân tích đơn biến một vài yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01 như: Khoa, giới tính, thời điểm phẫu thuật, chỉ số bạch cầu, chỉ số NNIS, thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ là 9,9 ngày dài hơn
so với bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ (5,2 ngày) Tác nhân phân lập thường gặp nhất là Staphylococcus aureus MRSA+ (18,95%, 18/95); Escherichia coli (15,79%, 15/95) và chi phí điều trị tăng
Kết luận: Tỷ lệ mắc mới của nhiễm khuẩn vết mỗ là 6,07% , phòng ngừa nhiễm khuẩn vết
mổ cần giám sát tích cực và can thiệp làm thay đổi yếu tố nguy cơ Tác nhân gây bệnh phân lập nhiều nhất là vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA+), Escherichia coli và chi phí điều trị tăng
Từ khóa: yếu tố nguy cơ, nhiễm khuẩn vết mổ
INCIDENCE, PATHOGENS, TREATMENT COSTS AND RISK FACTORS OF
SURGICAL SITE INFECTION IN THONG NHAT-DONG NAI GENERAL HOSPITAL
ABSTRACT
Purposes: The aim of this study was to determine the incidence of Surgical site infections
(SSI) and associated risk factors, pathogens and treatment costs
Methods: We prospectively collected data of 2520 patients operated, all patients have
operated in five categories of surgical procedures: Urologic; gastrointestinal; Trauma-orthopedic; obstetric and gynecologic and Department of The multi specialty The Centers for Disease Control and Prevention (CDC) criteria are used for diagnosis of SSI logistic regression model, Fisher’s exact or chi-squared tests were used for categorical Comparisons
Results: Among 2520 surgical hospitalizations in the sample, the female:male ratio was
2,3:1 and the mean age at presentation was 34 years old (SD 13,9), age arange from 15 to 99 153 cases of SSI were identified 6,07% (153/2520, There were 4,5% (114/2520) Superficial Incisional
Trang 24Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 24
SSI, 1,3% (32/2520) deep Incisional SSI and 0,27% (7/2520) Organ Space SSI In multiple logistic regression analysis, the following factors were independent risk factors for the development of SSI (p < 0,01): age, chronic disease, smoking, blood glucose, ASA score, white blood cell count , surgical wound class, Body mass index BM, factors associated with SSI found by univariate analysis (p < 0.01) included Department, gender,the time of surgery , white blood cell count, NNIS risk index, hospital stay of patients with SSI was extended by an average of 9,9 days compared to patients without SSI (5,2 days) (p < 0.01) The most common organism isolated were Staphylococcus aureus MRSA+ (18,95%, 18/95); Escherichia coli (15,79%, 15/95) and increased costs of treatment
Conclusions: The Incidence of Surgical site infections was accounted for 6,07%, prevention
of SSI should include active surveillance and interventions targeting modifiable risk factors The most common organism isolated were Staphylococcus aureus (MRSA+), Escherichia coli and increased costs of treatment
Key words: risk factors, Surgical site infections
Hiện nay, nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những loại nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh viện
và là mối lo ngại trong điều trị ngoại khoa do thời gian điều trị kéo dài, chậm hồi phục, tốn kém tiền bạc và có nguy cơ tử vong cao Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai sau viêm phổi bệnh viện Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và việc can thiệp vào các yếu tố đó có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
mổ
Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát của nhiễm khuẩn bệnh viện (SENIC) cho thấy rằng 6% của NKBV có thể ngăn ngừa được bằng những biện pháp can thiệp tối thiểu như (kiểm soát tiểu đường, thuốc lá, béo phì …) [21]
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trong lĩnh vực ngoại khoa nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn cho phẫu thuật và làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là ưu tiên hàng đầu ở các bệnh viện Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu yếu tố nguy cơ của NKVM,
từ đó triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp
3 Xác định tỷ lệ tác nhân gây NKVM thường gặp và tính kháng thuốc
4 Chi phí y tế trong NKVM và không NKVM
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân phẫu thuật tại 5 Khoa (Sản, Ngoại CTCH, LCK, Ngoại Niệu, Ngoại Tổng Quát) của bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 6/8/2012 đến 06/9/2012 và từ 5/3/2013 đến
5/5/2013
Trang 25Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu: mô tả dọc
2.3 Lưu đồ thực hiện (hình bên)
III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đặc điểm chung:
Chúng tôi nghiên cứu 2520 bệnh nhân phẫu thuật (số bệnh nhân tham gia bảo hiểm 53,73%), trong đó nữ chiếm tỷ lệ 69,37%, tỷ lệ nữ:nam = 2,3:1 Tuổi trung bình là 34 tuổi (SD 13,9), tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 99 tuổi Khoa Sản chiếm đa số 49,68% kế đến là Khoa Ngoại Tổng quát 21,94%, Khoa CTCH 14,88%, Khoa LCK 9,4%, ít nhất là Khoa Ngoại Niệu 4,09% Phẫu thuật cấp cứu là 71,2%, phẫu thuật nội soi 18,1%, bệnh nhân dùng kháng sinh chiếm
tỷ lệ cao 99,96% (01 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 28,45%, 02 loại kháng sinh 66,03%, 03 loại 4,92%, 04 loại trở lên chiếm 0,6%), tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng thấp chiếm tỷ lệ 1,27%
Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi là 34 tuổi (SD 13,9), tuổi trẻ và đa số
nữ là phù hợp với đặc thù của bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, do bệnh nhân sản nhập viện sinh và mổ nhiều ở lứa tuổi sinh nở Tỷ lệ dùng kháng sinh chiếm 99,96%, cao hơn một số tác giả như Lê Thị Liên (2004) [5] là 87,29%, Nguyễn Việt H ng (2009) 99,3% Ngược lại, tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng ở nghiên cứu này là 1,27% thấp so với tác giả Nguyễn Việt Hùng (2009) [4] 34,7% Trong khi đó kháng sinh dự phòng được nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong việc phòng ngừa NKVM như tác giả Mai Phương Mai [6], Burke [13] và Tổ chức Y tế thế giới [21]
3.2 Tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ, loại nhiễm khuẩn vết mổ
3.2.1 Tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ
Theo nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 6,07% phù hợp tác giả Kiều Chí Thành [8], [17] trong khi các tác giả khác tỷ lệ này từ 2,2 - 8,4% [1], [7], [10], [15]
3.2.2 Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm đa số với 4,5%, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ sâu là 1,3%, ít nhất là nhiễm khuẩn cơ quan chiếm 0,27% Trong khi đó các tác giả tỷ lệ NKVM nông (1,6 - 6,2) [1], [15], tỷ lệ NKVM sâu (0,36 – 0,64) [1], [15]; tỷ lệ nhiễm khuẩn cơ quan theo tác giả Ho VP (2011) [16] là 9,85%
3.3 Mối liên quan một số yếu tố nguy cơ và NKVM
3.3.1 Mối liên quan giữa các Khoa và nhiễm khuẩn vết mổ
Theo nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở Khoa CTCH chiếm tỷ
lệ cao nhất là 10,13% (38/375), kế đến là Khoa Ngoại Tổng quát 7,41% (41/553), Khoa Ngoại Niệu 5,83% (6/103), Khoa Sản 5,03% (63/1252), ít nhất Khoa Liên chuyên khoa với 2,11% (5/237) Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (p = 0,000)
3.3.2 Mối liên quan giữa giới tính và nhiễm khuẩn vết mổ
Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân nam là 7,77% (60/772) cao hơn so với bệnh nhân nữ 5,32% (93/1748) Mối liên quan này có ý nghĩa thống
kê
p < 0,05 (p = 0,018) Nhận định này của chúng tôi phù hợp với tác giả Chuang SC và cs (2004) [14] và tác giả [14] qua phân tích đơn biến với p < 0,05 Trong khi đó tác giả Trịnh Hồ Tình [10], Nguyễn Việt Hùng [4], Kiều Chí Thành [8] thì mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê
3.3.3 Mối liên quan giữa thời điểm phẫu thuật và nhiễm khuẩn vết mổ
Phân tích đơn biến chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ khoảng thời gian (00 giờ 01 – 07 giờ 59) cao nhất với 12,18%, kế đến là khoảng thời gian (16 giờ 00 – 24 giờ 00) là 6,33%, ít nhất là khoảng thời gian (8 giờ 00 – 16 giờ 00) với 4,97% Mối liên quan này có
ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000)
3.3.4 Mối liên quan giữa ngày nằm viện trung bình và nhiễm khuẩn vết mổ
Trang 26Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 26
Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ có số ngày nằm viện trung bình cao hơn bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ là 4,7 ngày và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000), phù hợp với nhiều y văn trong và ngoài nước [1], [7], [15], [10]
3.3.5 Mối liên quan giữa chỉ số bạch cầu và nhiễm khuẩn vết mổ
Theo nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (8,1 - 31,7) cao nhất là 8,84% (98/1108), kế đến là bệnh nhân chỉ số bạch cầu (1,6 - 5,9) là 5,49% (10/182) và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (6,0 - 8,0) ít nhất là 3,66% (45/1230) Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000), phù hợp với tác giả [14], [20]
3.3.6 Mối liên quan giữa chỉ số nguy cơ NNIS và nhiễm khuẩn vết mổ
Phân tích đơn biến bằng mô hình hồi quy logistic (Logistic Regression Model) không kèm tùy chọn Robust với biến NNIS (có tính khuynh hướng), chúng tôi ghi nhận NNIS tăng thêm 1 điểm thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tăng lên 4,87 lần với PR = 4,87; KTC 95% (2,58 - 9,17); p < 0,001, ghi nhận này cũng ph hợp với tác giả Pauline Harrington và cs (2013) [19], [18]
3.3.7 Phân tích đa biến cho các yếu tố nhóm tuổi, bệnh mạn tính, hút thuốc, chỉ số đường huyết, thang điểm ASA, loại phẫu thuật, chỉ số khối (BMI) với nhiễm khuẩn vết mổ
+ Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm tuổi (41 - 59) cao gấp 2,05 lần so với
nhóm tuổi (15 - 40), PR = 2,05; KTC 95% (1,40 – 3,00), p < 0,01 (p = 0,0000) Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm tuổi (60 - 99) cao gấp 4,28 lần so với nhóm tuổi (15 - 40), PR = 4,28;
(2,91 - 6,29), p < 0,01 (p = 0,0000) Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [8], [14]
+ Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có kèm bệnh mạn tính cao gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không kèm bệnh mạn tính, PR = 3,65, KTC 95% (2,72 - 4,89), p < 0,01 (p = 0,000) Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [2], [4], [3]
+ Theo nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có hút thuốc cao gấp 1,57 lần so với bệnh nhân không hút thuốc, PR = 1,57; KTC 95% (1,15 – 2,14), p < 0,01 (p = 0,004), phù hợp với tác giả [12]
+ Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số đường huyết > 120 mg% cao gấp 4,67 lần so với bệnh nhân có chỉ số đường huyết ≤ 120 mg%, PR = 4,67; KTC 95% (3,29 – 6,64), p < 0,01 (p = 0,0000), phù hợp với nghiên cứu của tác giả [12], [14], [55]
+ Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm S 2 điểm cao gấp 2,08 lần
so với nhóm S 1 điểm, PR = 2,08; KTC 95% (1,45 – 3,00), p < 0,01 (p = 0,000) Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm S ≥ 3 điểm cao gấp 3,08 lần so với nhóm S 1 điểm PR = 3,08; KTC 95% (2,16 - 4,41), p < 0,01 (p = 0,000) Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [3], [15], [18], [4], [17]
+ Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy logistc thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khác biệt giữa các nhóm (6,0 - 10,0), (1,6 - 5,9), (10,1 - 31,7) không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05 Tuy nhiên, phân tích đơn biến thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (8,1 - 31,7) cao nhất là 8,84% (98/1108), kế đến là bệnh nhân chỉ số bạch cầu (1,6 - 5,9) là 5,49% (10/182) và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân có chỉ số bạch cầu (6,0 - 8,0) ít nhất là 3,66% (45/1230) Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (p = 0.000) và phù hợp với các tác giả [14], [20]
+ Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ sạch - nhiễm cao gấp 5,88 lần
so với bệnh nhân mổ sạch, PR = 5,88, KTC 95% (2,39 - 14,42), p < 0,01 (p = 0,000), tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ nhiễm cao gấp 7,47 lần so với bệnh nhân mổ sạch, PR = 7,47, KTC 95%
(2,62 – 21,32) Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ bẩn cao gấp 7,48 lần so với
Trang 27Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 27
bệnh nhân mổ sạch, PR = 7,48, KTC 95% (1,32 - 8,27), p < 0,05 (p = 0,011) Mối liên quan này phù hợp với các tác giả [4], [8], [18]
Tuy nhiên, theo Cao Văn Minh (2002) [7], Kiều Chí Thành (2012) [17] thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
+ Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm 25 ≤ BMI < 30 cao gấp 2,35 lần so với nhóm BMI < 25 PR = 2,35, KTC 95% (1,69 – 3,28), p < 0,01 (p = 0,0000) Tương tự, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm BMI ≥ 30 cao gấp 3,01 lần so với nhóm BMI < 25, PR = 3,0; KTC 95% (1,32 - 8,27), p < 0,05 (p = 0,011), phù hợp với tác giả [12], [16]
3.4 Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ và tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn
3.4.1 Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
Trong nghiên cứu này, tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ do Staphylococcus aureus (MRS +) gram dương chiếm đa số với tỷ lệ 18,95%, hàng thứ 2 là E.coli 15,79% phù hợp với Kiều Chí Thành (2012) [17] Trong khí đó tác giả Nguyễn Việt Hùng (2009) [4] và Kiều Chí Thành (2010) [8] ghi nhận E.coli chiếm hàng đầu
3.4.2 Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn
Trong nghiên cứu chúng tôi, đa số vi khuẩn phân lập được đều kháng trên 04 loại kháng
sinh, trong đó chủng Pseudomonas aeruginosa kháng 12 loại kháng sinh tỷ lệ kháng từ 66,7% -
100% gồm: Ampicilline, Amo+aclavulanic, Ceftadizine+Clavulanic, Ampi+Sulfac, Cefpodoxim, Cefotaxime, Cefuroxim, Doxycyline, Ertapenem, Levofloxacin, Trime+sulfam,
Ticarcillin/A.clavulanic và Acinebacter baumannii kháng 16 loại kháng sinh tỷ lệ kháng từ 60%
- 100% gồm: Ampicilline, Amo+aclavulanic, Amikacine, Ciprofloxacine, Cefpodoxim, Cefuroxim, Cefotaxime, Cefatadizine, Ertapenem, Cefepime, Gentamycine, Imipenem, Levofloxacin, Trime+sulfam, Ticarcillin/A.clavulanic, Piperacillin/a.clavulanic Nghiên cứu này phù hợp với các tác giả [11], [22]
3.5 Chi phí điều trị NKVM và không NKVM
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận chi phí điều trị ở bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ
là 6.226.448 đồng (số trung vị), chi phí điều trị ở bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn là 3.604.492 đồng (số trung vị) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01 (p = 0,000), phù với các tác giả trong và ngoài nước [3], [15], [9]., [10]
KẾT LUẬN:
Chúng tôi nghiên cứu 2520 bệnh nhân phẫu thuật (bệnh nhân tham gia bảo hiểm 53,73%), trong đó nữ chiếm tỷ lệ 69,37%, nam là 30,63%, tỷ lệ nữ : nam = 2,3:1 Tuổi trung bình là 34 tuổi (SD 13,9), tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 99 tuổi Khoa Sản chiếm đa số 49,68% (chuẩn bị da cho bệnh nhân sản đa số còn cạo lông chiếm 99,2%), kế đến là Khoa Ngoại Tổng quát 21,94%, Khoa CTCH 14,88%, Khoa LCK 9,4%, ít nhất là Khoa Ngoại Niệu 4,09% Phẫu thuật cấp cứu là 71,2%, phẫu thuật nội soi 18,1%, bệnh nhân dùng kháng sinh chiếm tỷ lệ cao 99,96% (01 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 28,45%, 02 loại kháng sinh 66,03%, 03 loại 4,92%, 04 loại trở lên chiếm 0,6%), tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng thấp chiếm tỷ lệ 1,27%
Tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 6,07% trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm đa số với 4,5%, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ sâu là 1,3%, ít nhất là nhiễm khuẩn cơ quan chiếm 0,27%
Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ cấp cứu (7,16%) nhiều hơn bệnh nhân mổ chương trình (3,27%); Bệnh nhân có thủ thuật xâm lấn (5,19%) thấp hơn bệnh nhân không có thủ thuật xâm lấn (9,4%)
Trong nghiên cứu này, phân tích đơn biến một vài yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01 như: Khoa, giới tính, thời điểm phẫu thuật, chỉ số bạch cầu, chỉ số NNIS tăng thêm 1 điểm thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tăng lên 4,87 lần với PR = 4,87; KTC 95% (2,58 - 9,17); p <
Trang 28Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 28
0,01 Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ là 9,9 ngày dài hơn so với bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ (5,2 ngày)
Phân tích đa biến cho thấy rằng yếu tố nhóm tuổi, bệnh mạn tính, hút thuốc, chỉ số đường huyết, thang điểm ASA, chỉ số bạch cầu, loại phẫu thuật, chỉ số khối (BMI) liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ với p < 0,01
Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ thường gặp nhất là Staphylococcus aureus (MRSA+); Escherichia coli và chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn so với bệnh nhân không
2 Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2004) Nhiễm khuẩn bệnh viện-tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ
tại bệnh viện phía nam Tạp chí Y học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm
khuẩn bệnh viện, 81-87
3 Nguyễn Thanh Hải và cs (2011) Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và mối liên quan
với các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2011 Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà
xuất bản Đại học Huế (8), 92-95
4 Nguyễn Việt Hùng và cs (2009) Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại một số
khoa, Bệnh viện Trung ương Huế Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế, 30-36
5 Lưu Thị Liên & Nguyễn Quốc Tuấn và cs (2004) Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại
Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Nội năm 2004 Tạp chí Y Học thực hành, số chuyên đề Hội thảo
khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 45-47
6 Mai Phương Mai (2012) Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật Bệnh viện Từ Dũ, 1-12
7 Cao Văn Minh và cs (2002) Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ ngoại khoa-bệnh viện Thanh
Nhàn-năm 2002 Tạp chí Y Học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn
bệnh viện, 56-60
8 Kiều Chí Thành (2010) Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại tiêu hóa
bệnh viện 103 trong 2 năm 2009-2010 Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế, 96-99
9 Lê Thị nh Thư và cs (2000) Hiệu quả kinh tế của chương trình rửa tay nhanh tại giường
trên bệnh nhân phẫu thuật thần kinh Tạp chí Y Học thực hành, số chuyên đề Hội thảo khoa học
Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 122-127
10 Trịnh Hồ Tình và cs (2012) Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại một số Khoa Ngoại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 Tạp chí Y học Lâm sàng(15), 71-78
11 Phạm Hùng Vân và cs (2009) Nhiên cứu đa trung tâm khảo sát tình hình đề kháng kháng
sinh của trực khuẩn Gram âm dễ mọc gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập từ 1/2007 đến 5/2008 Y
hoc Tp Hồ Chí Minh, 13(2), 138-150
TIẾNG ANH
12 Alicia J et al (1999) Guideline for Prevention of Surgical Site Infection American Journal
of Infection Control, 27(2), 97-134
13 Burke JF (1961) The effective period of preventive antibiotic action in experimental
incisions and dermal lesions Surgery, 50, 161-168
14 Chuang SC et al (2004) Risk factors for wound infection after cholecystectomy J Formos
Med Assoc, 103(8), 607-612
15 Đinh Văn Trung et al (2012) Study of surgical site infection in clean and
clean-contaminated abdominal surgical at military central hospital 108 Joural of clinical medicine(16),
21-28
Trang 29Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 29
16 Ho VP, Stein SL, Trencheva K, Barie PS, Milsom JW, Lee SW, et al (2011) Differing risk factors for incisional and organ/space surgical site infections following abdominal colorectal surgery Dis Colon Rectum, 54(7), 818-825
17 Kieu Chi Thanh et al (2012) Study on rate and causes of surgical site infection at some
surgery departments in Hospital 103 in a period of june 2011-April 2012 Joural of clinical
medicine(16), 3-8
18 Maksimović J, Marković-Denić L, Bumbasirević M & Marinković J (2006) Incidence of
surgical site infections in the departments of orthopedics and traumatology Vojnosanit Pregl, 63(8),
725-729
19 Pauline Harrington, e a (2013) Protocol for the Surveillance of Surgical Site Infection Public Health England
20 Tartter PI et al (1998) Randomized trial comparing packed red cell blood transfusion with
and without leukocyte depletion for gastrointestinal surgery Am J Surg, 176(5), 462
International Health, 14(10), 1338-1346
21 World Health Organization (2009) The team will consistently use methods known to
minimize the risk for surgical site infection WHO guidelines for safe surgery”, WHO Library
Cataloguing-in-Publication Data, 43-61
22 Zavascki AP et al (2010) Multidrug-resistant Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter
baumannii: resistance mechanisms and implications for therapy Expert Rev Anti Infect Ther, 8 (1),
71-93
Trang 30Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 30
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Phạm Quang Huy5, Trần Minh Thành và cs
Tóm tắt:
Bối cảnh và phương pháp: Tạo nhịp tim vĩnh viễn là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho
bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm có triệu chứng Chúng tôi báo cáo hiệu quả bước đầu cấy máy TNVV theo các qui chuẩn hiện đại cho các bệnh nhân có chỉ định tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai trong thời gian qua
Kết quả: Từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2013, có 10 BN được cấy máy TNVV tại BVĐK Thống
Nhất Đồng Nai Tuổi trung bình của các BN là 59,5; tỉ lệ nữ/nam là 4/1; đa số (6/10) là bloc nhĩ thất; 6/10 BN đã có suy tim khi nhập viện; 4/10 BN cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu do nhập viện trong tình trạng nặng Các mode và máy tạo nhịp được chọn theo bệnh lý và tình hình kinh tế của
BN 9/10 BN được tạo nhịp với tần số thích ứng 4/10 BN được d ng thiết bị thuận từ Đường vào
là tĩnh mạch nách trái Vị trí đầu điện cực và nhẫn nhĩ, các thông số cài đặt theo qui chuẩn Kết quả bước đầu khích lệ: tất cả BN đều cảm thấy dễ chịu hơn; 100% dẫn nhịp tốt; 9/10 BN máy hoạt động đúng mode cài đặt Trong thời gian theo dõi còn tương đối ngắn (≤2 năm 9 tháng), chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào
Kết luận: Số BN còn ít, tỉ lệ BN vào viện đã có suy tim và trong tình trạng nặng còn cao, cần tuyên
truyền giáo dục để các BN có chỉ định được TNVV kịp thời hơn Đã tận dụng được các tiến bộ của công nghệ chế tạo thiết bị TNVV (tần số thích ứng, thiết bị thuận từ) để phục vụ BN Kết quả bước đầu khích lệ; trong thời gian theo dõi còn tương đối ngắn (≤2 năm 9 tháng), chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào
Từ khóa: Tạo nhịp vĩnh viễn, tần số thích ứng, thiết bị thuận từ
Summary:
Background and method: Permanent pacing is an effective, safe therapy for patients with
symptomatic bradycardia We report some preliminary results of modern permanent pacing which was recently performed for indicated patients at Thong Nhat Dong Nai general hospital
Results: From January 2011 to October 2013, 10 patients were paced permanently at Thong Nhat
Dong Nai general hospital The age mean was 59.5 years; female/male ratio 4/1; 6/10 patients had atrio-ventricular block; 6/10 were admitted with accompanying heart failure; 4/10 needed emergency temporary pacing due to serious situations Appropriate pacing modes and pacers were chosen according to disease nature as well as patient’s economic background 9/10 cases were paced with adaptive rate; pro-MRI devices were used for 4/10 patients We used only left axilliary vein access Lead tip, atrial ring position and pacing parameters were set conforming to established norms Preliminary results were encouraging: all patients felt better; good capture achieved in all; 9/10 pacers worked with set modes In a still relatively short follow-up time period (≤2 years 9 months), we noted no serious complications
Conclusions: The number of paced patients was still small Many patients came to hospital with
heart failure or other serious manifestations, hence the need of patient education so he/she could be treated more appropriately if indicated Progresses in pacer manufacture (adaptive rate, pro-MRI device) were applied for patients’ sake Preliminary results were encouraging; in a still relatively short follow-up time period (≤2 years 9 months), no serious complications were noted
Keywords: Permanent pacing, adaptive rate, pro-MRI device
5
BS, Trưởng khoa Thận nhân tạo, SĐT: 0918729143, Email: bshuymai2013@yahoo.com
Trang 31Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 31
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo nhịp vĩnh viễn (TNVV) là một chuyên ngành sâu của Tim mạch học, tuy non trẻ nhưng lại có tốc độ phát triển khá nhanh Từ ca cấy máy TNVV đầu tiên trên thế giới được BS Senning thực hiện ngày 8/10/1958 tại Thụy Điển, máy chỉ hoạt động được 8 giờ, phải thay thế với máy thứ 2 hoạt động không ổn định trong 3 năm, đến nay công nghệ sản xuất thiết bị TNVV đã có những tiến triển vượt bậc: từ 1 buồng đến 2 buồng; từ tạo nhịp đơn giản đến tạo nhịp có khả năng thích nghi với nhu cầu sinh lý của cơ thể (tần số thích ứng); từ chỉ điều trị nhịp chậm đến kết hợp điều trị nhanh thất, rung thất phòng ngừa đột tử (máy phá rung cấy được), máy tái đồng bộ tim hỗ trợ hiệu quả điều trị suy tim; và từ không tương thích đến tương thích với chụp cộng hưởng từ (thuận từ, pro-MRI) [2],[10-12]
Máy TNVV đã được xác lập là một trong những thiết bị bền và công hiệu cứu bệnh nhân (BN) Các khuyến cáo chuyên ngành về TNVV đã được xây dựng và ngày một chuẩn hóa [1],[10-12] Thách thức hiện nay không còn là chỉ là cấp cứu mà là nâng cao chất lượng cuộc sống BN đến mức không còn cảm giác bệnh, an toàn ngay cả khi phải tiếp xúc với từ trường mạnh
Ở nước ta, hầu hết các bệnh viện (BV) lớn ở các thành phố lớn đã triển khai TNVV ở những mức độ và trình độ khác nhau so với tầm vóc của chuyên ngành [3-9]
Thời gian qua, sau khi BV ta có máy X quang C-arm, chúng tôi đã tiến hành TNVV cho một
số BN với kết quả bước đầu khích lệ
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của TNVV tại bệnh viện
đa khoa (BVĐK) Thống Nhất Đồng Nai
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả BN được TNVV tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai trong 3 năm 2011-2013, chỉ định theo khung I và IIa Khuyến cáo 2010 của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam về thăm dò điện sinh
lý tim và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim [1]
2.2 Chọn mode tạo nhịp và kỹ thuật đặt máy:
Chọn mode tạo nhịp, thiết lập đường vào, tạo túi chứa máy, đặt điện cực trong buồng tim, đo đạc và cài đặt các thông số tạo nhịp theo kinh điển [2], [10-12]
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Mô tả loạt ca
- Đánh giá hiệu quả [2], [10-12]:
+ Ngay sau đặt máy: cải thiện lâm sàng, điện tim; ngưỡng kích thích, biên độ sóng P, QRS trong buồng nhận cảm, trở kháng dây đo bằng programmer đạt yêu cầu:
Ngưỡng kích thích <1,5V <1V Ngưỡng nhận cảm >1,5mV >4mV Trở kháng dây 400-1000Ω 400-1000Ω + Khi ra viện, sau 1, 3, 6 tháng, 1 năm, 2 năm:
- Lâm sàng: dễ chịu, không có cơn ngất;
Trang 32Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 32
- Điện tim: máy hoạt động đúng mode cài đặt, dẫn nhịp, nhận cảm tốt
+ Các biến chứng trong và sau đặt máy: mất dẫn, mất nhận cảm, nhiễm trùng, hội chứng máy tạo nhịp…
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2011 đến nay (tháng 10/2013) đã TNVV cho 10 bệnh nhân
P
ĐỊA CHỈ
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
CHẨN ĐOÁ
N
BỆNH KÈM THEO
CẦN TẠO NHỊP TẠM CẤP CỨU
Bloc nhĩ thất độ
3 tại nút
HC nút xoang bệnh
HC nút xoang bệnh
3 dưới nút
Rối loạn lipid máu
Mệt ngực, hồi hộp
Bloc nhĩ thất độ
3 tại nút
Bloc nhĩ thất độ
3 tại nút
Ngoại tâm thu thất dầy + cơn nhanh thất, suy tim
+
Trang 33Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 33
7 Nguyễn
đình H
g Nhất
Ngất, mệt, chóng mặt
Bloc nhĩ thất độ
3 tại nút
THA, suy tim, rối loạn lipid máu hỗn hợp, NMCT cấp không ST chênh lên
HC nút xoang bệnh
lý
Rung nhĩ cơn, suy tim
P
ĐỊA CHỈ
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
CHẨN ĐOÁ
N
BỆNH KÈM THEO
CẦN TẠO NHỊP TẠM CẤP CỨU
9 Phan
thị L
Biên Hòa
Mệt, chóng mặt, ngất
Bloc nhĩ thất độ 2-3
Rung nhĩ, cơn ngưng thất
#5s, THA, suy tim, di chứng nhồi máu não
HC nút xoang bệnh
lý
Bloc 2 bó (nhánh P + phân nhánh trái trước), suy tim,
+
Tuổi trung bình 59,5 tuổi; lớn tuổi nhất 84, nhỏ tuổi nhất 33
Nữ chiếm đa số, tỉ lệ nữ/nam là 4/1
Bloc nhĩ thất 6/10 BN, hội chứng nút xoang bệnh lý 4/10 BN
6/10 BN đã có suy tim khi nhập viện
4/10 BN cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu do nhập viện trong tình trạng nặng
3.2 Mode, máy và kỹ thuật đặt máy tạo nhịp:
3.2.2 Thiết bị tạo nhịp thuận từ: 4/10 BN
3.2.3 Đường vào: tĩnh mạch nách trái 10/10 BN
3.2.4 Vị trí đầu điện cực: ở mỏm thất phải (mode VVI, VVIR, VDD, VDDR), ở tiểu nhĩ P (mode
I, IR); đối với mode VDD, VDDR, nhẫn nhĩ được cài nẳm giữa nhĩ P
3.2.5 Thông số cài đặt máy tạo nhịp:
- Tần số nền: 60 /ph 10/10 BN
- Ngưỡng kích thích: đạt yêu cầu 10/10 BN
Trang 34Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 34
- Ngưỡng nhận cảm: đạt yêu cầu 8/10 BN Ở BN 1, biên độ sóng P trong buồng tim đo qua nhẫn nhĩ là 0,4 mV; BN 10 biên độ sóng P trong buồng tim đo được 1,4 mV
- Trở kháng điện cực: đạt yêu cầu 10/10 BN
- Máy hoạt động không đúng mode cài đặt: 1/10 BN
- Máu tụ túi chứa máy: không
- Tràn khí màng phổi bên đặt máy: không
- Nhiễm trùng: chưa ghi nhận
- Hội chứng máy tạo nhịp: chưa ghi nhận
4 BÀN LUẬN
4.1 Về đặc điểm BN:
- Số BN còn ít, trong thời gian gần 3 năm từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2013 chỉ TNVV được 10
BN, ở mức thấp so với một số bệnh viện/trung tâm khác trong nước [3-4],[6-7],[9] BVĐK n Giang từ tháng 1-12/2012 (11 tháng) đặt được 6 cas [9]
- Về tuổi, giới và bệnh đi kèm, tương tự các nghiên cứu khác trong nước [3-4],[6-7] Trong 6 BN TNVV tại BVĐK n Giang tháng 1-12/2012 tuổi trung vị là 85, cao tuổi nhất 96 và nhỏ tuổi nhất là 62 [9]
- Bệnh nhân nữ chiếm đa số, tương tự các nghiên cứu khác trong nước [3-4],[6-7],[9]
- Đa số là bloc nhĩ-thất, tương tự các nghiên cứu khác trong nước [3-4],[6-7],[9]
- 6/10 BN (60%) khi nhập viện đã có suy tim, 4/10 BN (40%) cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu do nhập viện trong tình trạng nặng, cho thấy cần tăng cường tuyên truyền giáo dục để BN có chỉ định được TNVV kịp thời hơn
4.2 Về mode, máy và kỹ thuật đặt máy tạo nhịp:
- Về mode tạo nhịp: được chọn lựa đa dạng t y bệnh lý theo y văn [1],[10-12] và khả năng kinh
tế của BN Đối với BN bloc nhĩ thất, mode VDD và VDDR được sử dụng vừa kinh tế vừa tận dụng được hoạt động nhĩ Do triển khai sau, chúng tôi có điều kiện hơn so với các bệnh viện/trung tâm khác trong nước [3-9] triển khai được các mode tạo nhịp có tần số thích ứng ( IR, VVIR, VDDR) cho 9/10 BN Chúng tôi chưa thực hiện được mode DDD/DDDR chủ yếu vì lý do kinh tế của BN
- Về thiết bị TNVV thuận từ (pro-MRI): có 4/10 BN được đặt thiết bị TNVV thuận từ Từ khi có máy tạo nhịp và dây dẫn tương thích MRI ở thị trường Việt Nam, loại thiết bị này đã được tận dụng cho các BN được TNVV gần đây nhất tại cơ sở điều trị của chúng tôi
- Về đường vào: đường tĩnh mạch nách trái đươc d ng cho tất cả BN (100%), ph hợp với các khuyến cáo chuyên ngành [10-12], thuận tiện hơn cho sinh hoạt của BN Trong các nghiên cứu khác trong nước, đường vào đa dạng hơn nhưng chủ yếu vẫn là đường tĩnh mạch dưới đòn trái
Trang 35Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 35
[3-9]
- Vị trí đầu điện cực: ở mỏm thất phải (mode VVI/VVIR, VDD/VDDR), ở tiểu nhĩ P (mode I/ IR); đối với mode VDD, VDDR, nhẫn nhĩ được cài nẳm giữa nhĩ P ph hợp với kinh điển [10-12] Chúng tôi chưa thực hiện được việc cấy đầu điện cực thất vào vách liên thất đường ra thất phải như một số tác giả khác [5],[8] Theo nghiên cứu MOST cấy điện cực vào vách liên thất giúp giảm độ rộng QRS sau xung và chức năng tạo nhịp ổn định hơn [13] Nghiên cứu của Đặng Việt Đức và cộng sự cho thấy thời gian QRS của nhóm cấy điện cực ở mỏm thất phải dài hơn nhóm vách đường ra thất phài có ý nghĩa thống kê [8]
- Về các thông số cài đặt máy tạo nhịp: tương tự như các tác giả trong và ngoài nước, ph hợp với các khuyến cáo trong y văn [3-9],[10-12] Có 2/10 trường hợp biên độ sóng P đo trong buồng tim không đạt Ở BN 1, biên độ sóng P trong buồng tim đo được qua nhẫn nhĩ chỉ là 0,4 mV, máy hoạt động theo mode VVI thay vì mode VDD như dự kiến Đây là trường hợp d ng máy tái sử dụng của hãng St Jude với điện cực của hãng Biotronik; điểm may mắn là sau 2 năm 9 tháng tình trạng BN vẫn ổn Ở BN 10 biên độ sóng P trong buồng tim đo được là 1,4 mV thấp hơn yêu cầu (>1,5 mV) nhưng máy vẫn hoạt động đúng theo mode IR cài đặt
- Biến chứng: Ngoài trường hợp BN 1 máy không hoạt động đúng theo mode dự kiến, chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào qua các lần theo dõi định kỳ Do số ca còn ít, thời gian theo dõi còn ngắn (≤2 năm 9 tháng), chúng tôi còn cần thêm thời gian để có thể kết luận đầy đủ về vấn đề này
1 Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam (2010) Khuyến cáo 2010 của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt
Nam về thăm dò điện sinh lý tim và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim, Hà Nội, tr 1-20
2 Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2006) “Chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp
riêng biệt” Bệnh Học Tim Mạch, tập 2, tr 170-215
3 Mai Đình Trung, Trần Văn Huy (1995) “Bước đầu cấy máy tạo nhịp lâu dài tại tuyến tỉnh” Tạp chí Y học thực hành (40), tr 21-22
4 Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Cửu Lợi, Lê Phúc Nguyên, et al (2004) “Tình hình đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Trung ương Huế” Tạp chí Tim mạch học (37), tr 307-314
5 Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi (2010) “Nghiên cứu theo dõi ngắn hạn các thông số tạo nhịp thất từ v ng vách đường ra thất phải” Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ 12, tr.19-20
6 Phan Nam H ng (2012) “Ứng dụng đặt máy tạo nhịp một buồng và hai buồng trên bệnh nhân
Trang 36Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 36
rối loạn nhịp tim chậm tại tỉnh Bình Định” Kỷ yếu Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 13, tr 11-12
7 Phạm Như H ng, Trần Song Giang, Trần Văn Đồng, Tạ Tiến Phước (2012) “Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định nhịp chậm tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam” Kỷ yếu tóm tắt các báo cáo khoa học Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 13, tr 19-20
8 Đặng Việt Đức, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Nguyễn Kiều Ly (2012) “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng lên đồng bộ thất của tạo nhịp tim ở vị trí vách đường ra thất phải” Kỷ yếu Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 13, tr 26- 27
9 Phạm Chí Hiền, Phan Thị Thanh Xuân, Trần Thanh Hải, Võ Thanh T ng (2013) “Đánh giá kết quả bước đầu cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viên đa khoa trung tâm n Giang” Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện n Giang, (10), tr 10-16
Tiếng Anh
10 Epstein AE, DiMarco JP, Ellenbogen KA, et al (2008) ACC/AHA/HRS 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee
to Revise the ACC/AHA/NASPE 2002 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices) J Am Coll Cardiol (51), pp e1-62
11 Epstein AE, DiMarco JP, Ellenbogen KA, et al (2013) 2012 ACCF/AHA/HRS focused update incorporated into the ACCF/AHA/HRS 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society J Am Coll Cardiol (61), pp e6–75
12 Brignole M, Auricchio A, Baron-Esquivias G, et al (2013) 2013 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy The Task Force on cardiac pacing and resynchronization therapy of the European Society of Cardiology (ESC) Developed in collaboration with the European Heart Rhythm Association (EHRA) European Heart Journal (34), pp 2281–2329
13 Hellkamp S, Lee KL, Sweeney MO, et al (2006) “Treatment crossovers did not accept randomized treatment comparisons in the Mode Selection Trial (MOST)” J CC (47), pp 2260-
2266
Trang 37Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 37
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI
TÁI TẠO BẰNG MẢNH GHÉP TỰ THÂN LẤY TỪ
GÂN CƠ THON, BÁN GÂN
Nguyễn Tường Quang6, Vạn Cường Phúc, Trần Văn Vượng, Phan Thị Thương
Tóm tắt
Đặt vấn đ :
- Đứt DCCT đưa đến hậu quả về mặt chức năng là lỏng khớp gối khi hoạt động thoái hoá, hư khớp gối vì vậy áp dụng nghiên cứu phẫu thuật nội soi khớp gối là yêu cầu cần thiết Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật NSK gối chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu đi u trị đứt dây chằng ch o trước qua phẫu thuật nội soi tái tạo bằng
mảnh gh p t th n ng g n cơ thon v g n cơ án g n tại Bệnh Viện Đ ho Th ng Nhất Đồng N i”
Mục tiêu nghiên cứu:
1 Xác định tỉ lệ thành công phẫu điều trị đứt dây chằng chéo trước qua phẫu thuật nội soi tái tạo bằng gân cơ thon và gân cơ bán gân
2 Xác đinh tỉ lệ tai biến, biến chứng
ết luận:
Qua bước đầu nghiên cứu và triển khai điều trị tái tạo cho 49 BN bị đứt DCCT bằng phẫu thuật nội soi sử dụng mảnh ghép tự thân bốn dải gân cơ thon và bán gân tại Bệnh viện Đa khoa Thồng Nai thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng, có các kết luận sau đây được rút ra:
- Dấu Lachman sau mổ 06 tháng của dấu Lachman có tỉ lệ đạt tốt khá và tốt là 93.9% và trung bình 6.1% cải thiện vững gối nhiều so với trước mổ
- Điểm số Lysholm: điểm trung bình Lysholm trước mổ là 60.8 và sau mổ là 89 với tỉ lệ tốt sau mổ đạt đến 85.8% khá 10.2 %, trung bình 4%
Biến chứng sau mổ:
- Tụ máu khớp gối sau mổ: số lượng là 2 BN với tỉ lệ 4%
- Đứt lại DCCT sau tái tạo có 1 BN đứt lại xảy ra từ tháng thứ 3 sau mổ có tỉ lệ là 2%
- Đau phía trước xương bánh chè có 3 BN với tỉ lệ là 6.1%
- Tê dị cảm phía trước cẳng chân có 15 BN với tỉ lệ 30.7%
- Tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép tự thân bốn dải gân cơ thon và bán gân qua nội soi, giảm nhiều biến chứng, đưa ra được một sự lựa chọn mới mảnh ghép để thay thế DCCT trong khi trước đây d ng gân bánh chè
I ĐẶT VẤN ĐỀ
- Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu phục vụ sức khỏe ngày một cao hơn về y tế đòi hỏi nhiều kỹ thuật mới, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người bệnh Phẫu thuật NSK gối được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhờ ưu điểm: vừa chẩn đoán, vừa điều trị, hạn chế tối đa tổn thương do phẫu thuật mở
- Đứt DCCT đưa đến hậu quả về mặt chức năng là lỏng khớp gối khi hoạt động thoái hoá,
hư khớp gối Tại Việt Nam phẫu thuật nội soi các chuyên ngành khác như: Tổng quát, tiết niệu… đã phát triển mang đến cho người bệnh kỹ thuật điều trị cao Vì vậy áp dụng nghiên cứu phẫu thuật nội soi khớp gối là yêu cầu cần thiết Phẫu thuật NSK đã thực hiện từ năm 1996 tại BV CTCH do Nguyễn Văn Quang thực hiện
6
BSCK2, TK Ngoại CTCH, , SĐT: 0918095900,Email: bstuongquang@gmail.com
Trang 38Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 38
- Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật NSK gối từ năm 2009 nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật NSK gối chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu đi u trị đứt dây chằng ch o trước qua phẫu thuật nội soi tái tạo bằng
mảnh gh p t th n ng g n cơ thon v g n cơ án g n tại Bệnh Viện Đ ho Th ng Nhất Đồng N i”
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3 Xác định tỉ lệ thành công phẫu điều trị đứt dây chằng chéo trước qua phẫu thuật nội soi tái tạo bằng gân cơ thon và gân cơ bán gân tại Bệnh Viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai từ 9/2009 – 9/ 2013”
4 Xác đinh tỉ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
III.TỔNG QUAN
3.1 Giải phẫu dây chằng chéo trước [5]
Hình 3.1: Cấu trúc giải phẫu DCCT[3],[11]
Bó trước trong: căng nhiều nhất khi gối gấp 90o
Bó sau ngoài: Căng khi gối duỗi thẳng 0 độ và chùn khi gối gấp 60-90o
3.3 Lịch sử điều trị đứt DCCT
- Watanabe thực hiện thành công phẫu thuật NSK gối Năm 1955
- 1935 Campell đã d ng mảnh ghép 1/3 trong gân bánh chè có cuống mạch ở lồi củ chày để ghép DCCT, kết quả 9/17 ca chơi lại thể thao [9]
- Năm 1996 Nguyễn Văn Quang đã tái tạo DCCT qua mổ mở kết quả tốt >50% [4]
- Nguyễn Tiến Bình Phẫu thuật nội NS tái tạo DCCT 21 ca d ng gân cơ bán gân, bán màng kết quả
tốt > 90% vào Năm 2000
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân đứt DCCT đã được phẫu thuật tái tạo dây chằng tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 09/2009 đến 09/2013
4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn l a chọn bệnh nhân
- Đứt DCCT hoàn toàn do chấn thương
- Bệnh nhân ≥15 tuổi, theo dõi ít nhất 6 tháng
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Tuổi ≥50, nhu cầu hoạt động thể thao thấp
- Các trường hợp tổn thương nhiều dây chằng kết hợp
- Gãy xương v ng gối đi kèm
4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu mô tả dọc
4.2.2 Công thức tính
Z: Trị số từ phân phối chuẩn α: Xác suất sai lầm loại I
P: Trị số mong muốn d: Độ sai số cho phép
Trong đó P= 83% theo tác giả Phạm Chí Lăng [6] chọn P= 83%
α=0.05, d= 0.1, n= 54,2
Vậy cỡ mẫu tối thiểu phải chọn là 55 ca
Trang 39Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 39
4.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Khám bệnh trước và sau phẫu thuật
- Lập danh sách BN, địa chỉ, số điện thoại
- Bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ: 1w, 4 w, 12 w, 6 tháng
nếu BN không đến được thì bác sĩ đến khám tại nhà, viết thư hoặc gọi ĐT
- Đánh giá kết quả: Lâm sàng và X- quang
- Dùng biểu mẫu để thu tập số liệu
- Test lại các nghiệm pháp Lachman
4.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT
4.6.1 Đánh giá kết quả gần 3 tháng đầu sau phẫu thuật)
- Tai biến trong phẫu thuật: Lấy mảnh ghép bị đứt, bể đường hầm chày hoặc đ i khi khoang, cố định gân bằng vis chưa tốt, tổn thương Đm Khoeo…
- Tụ máu, chèn ép khoang, nhiễm khuẩn vết mổ
- Chụp X-quang sau mổ đánh giá: Dấu lachman, ngăn kéo trước, bán trật xoay trước và sau mổ
- Quy trình tập VLTL của BN sau phẫu thuật [1][8]
Biến chứng
- Lấy mảnh ghép bị đứt
- Bể đường hầm chày hoặc đ i khi khoang,
- Cố định gân bằng vis chưa tốt, tổn thương Đm Khoeo…
- Tụ máu, chèn ép khoang, nhiễm khuẩn vết mổ
4.6.2 Đánh giá kết quả > 3 tháng sau phẫu thuật
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG KHỚP GỐI THEO THANG ĐIỂM LYSHOLM[8],[10]
Đôi khi có trong sinh hoạt:10
Thường có trong sinh hoạt: 5
Mỗi bước đi đều có: 0
Trang 40Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 40
5 Đau
Không có: 25
Đau nhẹ khi khám: 20
Đau nhiều khi khám: 15
Đau nhiều khi đi bộ > 2Km: 10
Đau nhiều khi đi bộ < 2km: 5
Không thể ngồi > 900 gập gối: 2
Hoàn toàn không thể:0
5.1 Đặc điểm giải phẫu mảnh ghép của gân cơ thon và bán gân
Nghiên cứu 49 bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước tất cả điều lấy và cơ bán gân c ng bên với gối bị tổn thương
5.1.1 Chi u i g n cơ thon
Trong đó gân cơ thon lấy được ngắn nhất là 19cm và dài nhất là 26cm chiều dài trung bình 22,6cm (± 1,6)
Biểu đồ 5.1: Phân bố chiều dài gân cơ thon