Hướng dẫn lập dàn ý đề nghị luận văn học 12 – Dạng đề liên hệ;HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 12 – DẠNG ĐỀ LIÊN HỆĐề số 1.Cảm nhận của anhchị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.Rải rác biên cương mồ viễn xứ,Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,Áo bào thay chiếu anh về đất,Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 6970) Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.HƯỚNG DẪNCảm nhận về vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn và đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến. Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng theo các yêu cầu sau:Về nội dungKhái quát chung về đơn vị Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng và bút pháp xây dựng hình tượng người lính của Quang Dũng.Bốn câu đầu: Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến trong cuộc sống và chiến đấu.Bốn câu sau: Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong chiến đấu và hi sinh.Về nghệ thuật– Cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.– Ngôn từ tinh tế, hình ảnh đặc sắc, giàu cảm xúc.– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc,…Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu:– Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc:Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và hình tượng người lính Tây Tiến đều mang vẻ đẹp sử thi; đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ và tiếc thương vô hạn và qua đó thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc.Xuất thân: Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc xuất thân từ nông dân nghèo khổ (người lính Tây Tiến xuất thân từ tầng lớp trí thức), không được giáo dục lòng yêu nước từ những trang sách nhưng họ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước (khi đất nước bị ngoại xâm, triều đình bạc nhược, đầu hàng) bằng lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt.Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc toát lên từ sự chân chất, mộc mạc, bộc trực của người nông dân nghèo khó ở mảnh đất Nam Bộ thế kỉ XIX (khác với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến ở mảnh đất Hà thành trong thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX).– Sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Tây Tiến của Quang Dũng đều là những tác phẩm mang nội dung yêu nước sâu sắc dù ở thời đại khác nhau. Qua đó, ta thấy được sự kế thừa và đổi mới của nội dung đổi mới trong văn học Việt Nam.Sự kế thừa nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945: yêu nước là nội dung lớn, kế thừa nội dung yêu nước trong văn học trung đại cả về cảm xúc và giọng điệu. Nhiều điểm gặp gỡ giữa Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: yêu nước là yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, thức trách nhiệm đối với đất nước, quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước,…; giọng điệu tự hào, xót thương, tiếc nuối,…+ Sự đổi mới trong dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở Tây Tiến: Không còn tư tưởng trung quân mà là lòng tự hào dân tộc, thức về một giang sơn thống nhất, toàn vẹn, thiêng liêng; tình yêu đất nước không trừu tượng, cao siêu mà hết sức cụ thể, thân thuộc: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, quê hương,…+ Sự đổi mới là do quy luật phát triển của văn học.===========00000==============Đề số 2.Ta đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùiThương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngôNhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Trích Việt Bắc, Tố Hữu)Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu, Ngữ văn 11) để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc (SGK Ngữ văn 12, Tập I, NXBGD Việt Nam, năm 2010 tr 97)HƯỚNG DẪNa).Mở bài: Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam hiện đại.Tố Hữu có nhiều tập thơ với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó có bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ sau thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi (trích thơ)Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống, Vì thế, ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn qua hai bài thơ của ông là “Từ ấy” và “Việt Bắc”.b).Thân bài: 1Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: +Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (Thủ đô kháng chiến) về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác “Việt Bắc”+ Đoạn trích thuộc phần đầu của bài thơ2Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về đoạn thơ: Về nội dung:+Nêu ý chính toàn đoạn thơ: Khẳng định tấm lòng trước sau như một, nỗi nhớ sâu sắc trào dâng, tình cảm ân tình giữa kẻ đi với người ở. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện ra sâu sắc, chân thực. +Hai dòng đầu:++Từ “đâyđó” chỉ vị trí liền kề++Cụm từ “đắng cay ngọt bùi” là ẩn dụ, chỉ những gian khổ và niềm vuiHai câu thơ diễn tả sự gắn bó mật thiết giữa người Việt Bắc với người Cách Mạng, cùng chịu gian khổ, chia sẻ niềm vui.+Hai câu tiếp:++Hình ảnh “củ sắn lùi, bát cơm, chăn sui” đi với những từ ngữ “chia, sẻ, cùng” cho thấy sự thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống kháng chiến, đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia++Tượng trưng cho một mối tình đậm đà giai cấpHai câu thơ chứa đựng bao tình nghĩa sâu đậm. Tất cả những khoảnh khắc ấy sáng mãi trong lòng người ra đi, tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn không thể xóa nhòa.+Hai câu thơ tiếp theo:++“Người mẹ nắng cháy lưng”, “địu con” gợi liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến.++Là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống kháng chiến. +Bốn câu cuối: nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên:++Nhớ “lớp học i tờ” xóa mù chữ: Cách mạng đem đến cho nhân dân không chỉ tự do mà còn đem đến ánh sáng của tri thức;++Nhớ nhịp sống những “ngày tháng cơ quan”, ”gian nan vẫn ca vang núi đèo” gợi tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ chiến sĩ bất chấp khó khăn;++Nhớ những thanh âm đặc trưng của miền núi: tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày đêm nên cối, tiếng suối xa,….Đó là những hồi ức về cuộc sống bình dị ấm áp mà vui tươi nơi núi rừng Việt Bắc.++Điệp cấu trúc “Nhớ sao” 3 lần cùng phép đối lập và cảm hứng lãng mạnNỗi nhớ Việt Bắc là nỗi nhớ dạt dào và trùng điệp vang mãi trong tấm lòng mỗicon người kháng chiến. Về nghệ thuật:+Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, trong hoài niệm có ba mảng thống nhất và hòa nhập vào nhau: nỗi nhớ thiến nhiên, núi rừng Việt Bắc, cuộc sống ở Việt Bắc.+Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết+Điệp từ “nhớ”, điệp ngữ: nhớ sao….nhớ người… trùng điệp, cùng cách ngắtnhịp của câu thơ tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm.+Hình ảnh chân thực, bình dị, giàu sức gợi cảm.3Liên hệ với bài thơ Từ ấy để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. – Giải thích: cái tôi trữ tình: là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà thơ trước các vấn đề của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc;Tố Hữu quả đúng là nhà thơ của lí tưởng cộng sản vì đời sống cách mạng luôn chi phối toàn diện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của ông.– Phân tích, chứng minh, bình luận:Qúa trình sáng tác của Tố Hữu song hành với hành trình cách mạng: các chặng đường thơ tương ứng với các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.+Bài thơ “Từ ấy”:++“Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên, là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông.++Bài thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ công thức, chuẩn mực nào, tạo nên những vẫn thơ đẹp, xúc động, đầy men say, bay bổng bậc nhất trang thơ ca cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.++Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của chàng thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng.++Qua “Từ ấy”, Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực, mạnh mẽ một mặt mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến.+ Đoạn trích Viết Bắc nói riêng, bài thơ nói chung:++Cái tôi đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc. Mình là ta – Ta là mình – Ta với mình như hoà quyện vào nhau, đan xen nhau. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân tình++Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng những con người kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến.+Khắng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”.c).Kết bài: Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. Cảm nghĩ của bản thân về cái tôi trong thơ Tố Hữu qua 2 bài thơ.===========00000==============Đề số 3.Phân tích tấn bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, từ đó liên hệ với bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để từ đó bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
Trang 1HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 12 – DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tâ ̣p một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017, tr 69-70)
Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ( Ngữ văn 11, tâ ̣p một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam
HƯỚNG DẪN
Cảm nhận về vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn và đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng theo các yêu cầu sau:
Trang 2– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc,…
Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ” của Nguyễn Đình Chiểu:
– Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và hình tượng người lính Tây Tiến đều mang vẻ đẹp sử thi; đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ và tiếc thương vô hạn và qua đó thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc
Xuất thân: Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc xuất thân từ nông dân nghèo khổ (người lính Tây Tiến xuất thân từ tầng lớp trí thức), không được giáo dục lòng yêu nước
từ những trang sách nhưng họ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước (khi đất nước bị ngoại xâm, triều đình bạc nhược, đầu hàng) bằng lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt
Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc toát lên từ sự chân chất, mộc mạc, bộc trực của người nông dân nghèo khó ở mảnh đất Nam Bộ thế kỉ XIX (khác với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến ở mảnh đất Hà thành trong thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX)
– Sự kế thừa và
đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu và Tây Tiến của QuangDũng
đều là những tác phẩm mang nội dung yêu nước sâu sắc dù ở thời đại khác nhau Qua
đó, ta thấy được sự kế thừa và đổi mới của nội dung đổi mới trong văn học Việt Nam
Sự kế thừa nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945: yêu nước là nội dung lớn, kế thừa nội dung yêu nước trong văn học trung đại cả
về cảm xúc và giọng điệu Nhiều điểm gặp gỡ giữa Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : yêu nước là yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, thức trách nhiệm đối với đất nước, quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước,…; giọng điệu tự hào, xót thương, tiếc nuối,…
+ Sự đổi mới trong dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
1945 ở Tây Tiến : Không còn tư tưởng trung quân mà là lòng tự hào dân tộc, thức về một giang sơn thống nhất, toàn vẹn, thiêng liêng; tình yêu đất nước không trừu tượng, caosiêu mà hết sức cụ thể, thân thuộc: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, quê hương,… + Sự đổi mới là do quy luật phát triển của văn học
===========00000==============
Trang 3Đề số 2
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa
(Trích Việt Bắc , Tố Hữu) Cảm nhận đoạn thơ trên Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu, Ngữ văn 11) để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay
chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc (SGK Ngữ văn 12, Tâ ̣p I, NXBGD
HƯỚNG DẪN a).Mở bài:
-Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam hiện đại
-Tố Hữu có nhiều tập thơ với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó có bài thơ “Việt Bắc” Đoạn thơ sau thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi (trích thơ)
-Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống, Vì thế, ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn qua hai bài thơ của ông
là “Từ ấy” và “Việt Bắc”
b).Thân bài:
1-Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
+Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc(Thủ đô kháng chiến) về
Trang 4thủ đô Hà Nội Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác “Việt Bắc”
+ Đoạn trích thuộc phần đầu của bài thơ
2-Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về đoạn thơ:
Về nội dung:
+Nêu ý chính toàn đoạn thơ: Khẳng định tấm lòng trước sau như một, nỗi nhớ sâu sắc trào dâng, tình cảm ân tình giữa kẻ đi với người ở Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện ra sâu sắc, chân thực
+Hai dòng đầu:
++Từ “đây-đó” chỉ vị trí liền kề ++Cụm từ “đắng cay ngọt bùi” là ẩn dụ, chỉ những gian khổ và niềm vui Hai câu thơ diễn tả sự gắn bó mật thiết giữa người Việt Bắc với người Cách Mạng, cùng chịu gian khổ, chia sẻ niềm vui
+Hai câu tiếp:
++Hình ảnh “củ sắn lùi, bát cơm, chăn sui” đi với những từ ngữ “chia, sẻ, cùng” cho thấy sự thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống kháng chiến, đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia
++Tượng trưng cho một mối tình đậm đà giai cấp Hai câu thơ chứa đựng bao tình nghĩa sâu đậm Tất cả những khoảnh khắc ấy sáng mãi trong lòng người ra đi, tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn không thể xóa nhòa
+Hai câu thơ tiếp theo:
++“Người mẹ nắng cháy lưng”, “địu con” gợi liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần
cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến
++Là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống kháng chiến +Bốn câu cuối: nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên:
++Nhớ “lớp học i tờ” xóa mù chữ: Cách mạng đem đến cho nhân dân không chỉ tự
do mà còn đem đến ánh sáng của tri thức;
++Nhớ nhịp sống những “ngày tháng cơ quan”, ”gian nan vẫn ca vang núi đèo” gợi tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ chiến sĩ bất chấp khó khăn;
++Nhớ những thanh âm đặc trưng của miền núi: tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày đêmnên cối, tiếng suối xa,….Đó là những hồi ức về cuộc sống bình dị ấm áp mà vui tươi nơi núi rừng Việt Bắc
++Điệp cấu trúc “Nhớ sao” 3 lần cùng phép đối lập và cảm hứng lãng mạn Nỗi nhớ Việt Bắc là nỗi nhớ dạt dào và trùng điệp vang mãi trong tấm lòng mỗi
Trang 5con người kháng chiến
* Về nghệ thuật:
+Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, trong hoài niệm có ba mảng thống nhất và hòa nhập vào nhau: nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc, cuộc sống ở Việt Bắc
+Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết +Điệp từ “nhớ”, điệp ngữ: nhớ sao….nhớ người… trùng điệp, cùng cách ngắt nhịp của câu thơ tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm
+Hình ảnh chân thực, bình dị, giàu sức gợi cảm
3-Liên hệ với bài thơ Từ ấy để bình luận ngắn ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc
– Giải thích: cái tôi
của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc;
Tố Hữu quả đúng là nhà thơ của lí tưởng cộng sản vì đời sống cách mạng luôn chi phối toàn diện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của ông
– Phân tích, chứng minh, bình luận:
Qúa trình sáng tác của Tố Hữu song hành với hành trình cách mạng: các chặng đường thơ tương ứng với các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
+ Bài thơ“Từ ấy”:
++“Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên, là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông
++Bài thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc
lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ công thức, chuẩn mực nào, tạo nên những vẫn thơ đẹp, xúc động, đầy men say, bay bổng bậc nhất trang thơ ca cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
++Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của chàng thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng
++Qua “Từ ấy”, Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực, mạnh mẽ một mặt mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến
+ Đoạn trích Việt Bắc nói riêng, bài thơ nói chung:
++ Cái tôi đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc Mình là ta – Ta là mình –
Ta với mình như hoà quyện vào nhau, đan xen nhau Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của
Trang 6những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết
ơn sâu sắc đối với những ân tình ++Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu
trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng
những con người kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến + Khẳng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ
Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng,
nhân danh cộng đồng dân tộc” c).Kết bài: Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ Cảm nghĩ của bản thân về cái tôi trong thơ Tố Hữu qua 2 bài thơ ===========00000============== Đề số 3 Phân tích tấn bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương
Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, từ đó liên hệ với bi kịch của Chí Phèo trong truyện
ngắn cùng tên của Nam Cao để từ đó bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà
hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm HƯỚNG DẪN a).Mở bài : – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; – Giới thiệu bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba của vở kịch VD: Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những
năm tám mươi của thế kỷ XX Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn
học nghệ thuật Việt nam hiện đại Tác phẩm của ông toát lên một ý vị triết lí và nhân
sinh về đời người, kiếp người Ông có nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận, trong
đó có vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Trong đoạn trích (cảnh 7) của vở kịch, tác
giả đã diễn tả sâu sắc bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, qua đó gửi gắm nhiều suy tư
của tác giả b).Thân bài: Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm,
tóm tắt cốt truyện – “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được
sáng tác từ năm 1981, nhưng ba năm sau (1984) mới được ra mắt khán giả Từ cốt
Trang 7truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người
– Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên
mà Trương Ba chết oan Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu
“sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàngthịt mới chết gần nhà Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt ngườixem hiểu sâu hơn về Trương Ba
– Đoạn trích là phần lớn cảnh VII Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm Sau mấy tháng sống trong tình trạng
“bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên
xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu
Giải thích: Bi kịch là gì? là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hóa giải, khi mong muốn khát vọng và thực tiễn hoàn toàn trái ngược… Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Trương Ba là người mang tấn bi kịch đó
Phân tích tấn bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba:
Trương Ba có số phận bi kịch đáng thương:
– Chịu cái chết oan uổng do sự tắc trách của quan trời: Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, khỏe mạnh, chăm chỉ, yêu thương vợ con, sống có tâm hồn trong sạch Nhưng do Nam Tào vội đi dự tiệc nên đã bắt chết nhầm
– Không được là chính mình: Sự sửa sai của Nam Tào, Bắc Đẩu theo lời khuyên của
Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn: phải trú nhờ linh hồn minh trong thân xác của người khác, bi kịch hồn này, xác nọ Con người vốn là một tổng thể thống nhất, vậy mà Trương Ba lại không được sống là mình trọn vẹn
Bi kịch bị tha hóa về nhân cách:
– Trước kia: Trương Ba là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo (qua lời của cái Gái, chị con dâu), luôn quan tâm tới vợ con, chăm sóc yêu chiều các cháu, hòa thuận, tốt
Trang 8bụng với xóm làng Bởi vậy, trong mắt người thân, ông là người mẫu mực được yêu quý, kính trọng
– Bây giờ: Từ khi sống trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ, phàm phu Xác thịt âm u, đui mù nhưng vẫn có tiếng nói riêng, sức mạnh riêng Linh hồn nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng của Trương Ba vì phải sống mượn, gá lắp, tạm bợ, lệ thuộc nên chẳng những
đã không sai khiến được xác thịt mà trái lại còn bị cái xác ấy nó điều khiển Đáng sợ hơn, hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể – Trương Ba cảm nhận được sự thay đổi của chính mình dù không muốn thừa nhận:
“Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…” Ông cố bấu víu vào các trò chơi tâm hồn đổ lỗi cho xác: “ Đấy là mày đấy chứ, chân tay mày, hơi thở mày.” Nhưng rồi Trương Ba cũng không thể phủ nhận được một sự thật đau đớn
là ông đang dần đánh mất mình: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của
ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta.”
Bi kịch bị người thân xa lánh, hắt hủi
– Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi Cái Gái không thừa nhận ông, xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ
tể, cút đi!” Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, sâu sắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị cũng không đừng nói lên sự thật đau đớn : “Thầy bảo con cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ
có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”
– Tâm trạng của Trương Ba vô cùng đau khổ và tuyệt vọng vì bị gia đình- nơi cuối cùng có thể tìm thấy sự yêu thương và cảm thông- từ chối
Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:
– Bên trong: Thẳm sâu trong tâm hồn Trương Ba luôn có những nhu cầu tinh thần thanh cao, muốn giữ gìn danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm, sống thanh thản trong những nguồn vui giản dị Trong xác anh hàng thịt, Trương Ba vẫn ngày ngày chăm sóc cây, yêu thương con cháu, luôn muốn là bản thân mình trọn vẹn
– Bên ngoài: Tuy nhiên, do bị trói buộc bởi một xác hàng thịt, nên hồn Trương Ba giờ đây là gắn với nhu cầu của thể xác phàm tục như thèm ăn thịt, muốn thỏa mãn những dục vọng tầm thường, Trương Ba trở thành một người vụng về, thô lỗ bị mọi người xa lánh
– Mối quan hệ: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người Thể xác và linh hồn có
Trang 9quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại Thể xác có tính chất độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất Khi linh hồn bay đi thì thể xác cũng trở về với cát bụi Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoànthiện, tâm hồn được trong sáng Bởi vậy, sự khác biệt giữa linh hồn và thể xác sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường Trong những cuộc đối thoại Trương Ba không chỉ phảiđấu tranh với thể xác hàng thịt âm u, đui mù mà còn phải đấu tranh với quan Trời: Đế Thích Cuối cùng, Trương Ba đã phải tìm đến cái chết, mắc dù lòng khát khao được sống rất mãnh liệt Những dằn vặt đau đớn của Trương Ba và cuối cùng quyết định chọn lấy cái chết để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của Hồn Trương Ba khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm
Liên hệ: Bi kịch của Chí Phèo để làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm Bi kịch của Chí Phèo:
*Bi kịch bị lưu manh hóa: (Bi kịch bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính):
– Nhà tù thực dân có một sự tàn phá ghê gớm đối với con người, biến một anh nông dân lương thiện thành một con quỷ dữ Chí Phèo ra tù với bộ dạng hoàn toàn mới “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen lại rất câng câng, hai mắt gườm gườm…”
– Về nhân tính: Ra tù hôm trước hôm sau hắn đã ra chợ uống rượu và ăn thịt chó, hắn xách chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt, ăn vạ Bị lão gian hùng dụ dỗ, hắn trở thành tay sai đắc lực chuyên đòi nợ cho nhà Bá Kiến Chí Phèo triền miên trong những cơn say và làm tất cả những việc người ta sai hắn làm Hắn đã làm đổ máu
và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện, phá nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm tan vỡ bao hạnh phúc Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
*Bi kịch bị từ chối quyền làm người: Mơ ước được hoàn lương và bi kịch từ chối
quyền làm người Thị Nở và bát cháo hành là tình cảm nhân đạo mà Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình
– Sau đêm gặp gỡ với Thị Nở, tình yêu thương chân thành mà giản dị của Thị Nở đã giúp Chí tỉnh giấc sau những năm tháng say triền miên Lần đầu Chí Phèo được lo lắng, chăm sóc thật sự Hắn cảm thấy mình có thể hòa hợp với mọi người và khao khát được làm người lương thiện Hắn mong Thị Nở sẽ mở đường cho hắn
– Bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo vô cùng đau đớn đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, đâm chết Bá Kiến rồi tự vẫn Chí Phèo phải chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống Nỗi đau đớn tận cùng của con người không phải là chết mà là sống không có quyền làm một con người Chính vì thế có thể khẳng định đây chính là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo
Trang 10*Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm
Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh Hàng Thịt để mình luôn được sống trong lòng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp; Chí Phèo chết để được là Người chứ nhất quyết không sống kiếp quỷ dữ nữa Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người
c) Kết bài:
– Số phận bi kịch của con người trong xã hội phong kiến- Giá trị tố cáo
– Con người luôn cố gắng vượt lên, giữ phẩm giá, hoàn thiện nhân cách – Giá trị nhân văn cao đẹp
===========00000==============
Đề số 4
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân) trong buổi sáng ngày hôm sau Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình tượng Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) trong buổi sáng tỉnh rượu để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các nhà văn
HƯỚNG DẪN
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt , thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau theo nhiều cáchnhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục
Dưới đây là một số gợi ý:
*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích: