Tài liệu luyện thi THPTQG môn văn 2018 các dạng đề nghị luận văn học; TÀI LIỆU LUYỆN THI THPTQG MÔN VĂN 2018 HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Danh mục tài liệu Trang Phần 1: Giới thiệu chung 1 Dạng 1: Dạng đề Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. 1 Dạng 2: Dạng đề phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi. 7 Dạng 3: Dạng đề phân tích tình huống truyện trong tác phẩm văn học. 11 Dạng 4: Dạng đề phân tích cảm nhận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm… 16 Dạng 5: Dạng đề so sánh, đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ… 24 Dạng 6: Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học. 28 Dạng 7: Dạng đề bình luận hai ý kiến bàn về văn học. 35 Dạng 8: Dạng đề liên hệ. 43 Dạng 9: Dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 48 Phần 2: Giới thiệu một số bài làm văn nghị luận văn học. 52 Phần 1: Giới thiệu chung Dạng 1: Dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. (1) Có các kiểu ra đề như: 1 Phân tích toàn bộ bài thơ. 2 Phân tích một đoạn thơ. 3 Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ. 4 Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ. 5 So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ. 6 Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ (2) Dàn ý chung cho dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. a) Mở bài: + Giới thiệu tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần phân tích chép nguyên văn đoạn thơ trong đề bài, nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm, rồi chép câu cuối). + Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ (nếu đề bài yêu cầu nghị luận về ý kiến) + Giới thiệu vấn đề nghị luận. + Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì mở bài phải giới thiệu cả hai tác giả và hai bài thơ. Phần mở bài chỉ cần nêu ngắn gọn nét chính về tác giả tác phẩm (vài dòng) b) Thân bài: + Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ + Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu + Phân tích cụ thể: Có thể bổ ngang: phân tích từng khổ, từng dòng, nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực Luận Kết. Riêng đối với thơ tứ tuyệt (ví dụ một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù), cách thức thông thường là chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể). Có thể bổ dọc bài thơ: Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận. Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất, nhằm giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng, ý nghĩa của từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ. Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độ sao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài. Phân tích phải đi kèm với đánh giá và bình luận, tránh diễn nôm bài thơ.Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn, câu chuyển đoạn linh hoạt. c) Kết bài: Đánh giá khái quát về bài thơ, đóng góp riêng của tác giả. (3) Những đoạn thơ trọng tâm trong chương trình thi THPT Quốc Gia: 1 Bài: Tây Tiến – Quang Dũng: Đoạn 123 2 Bài: Việt Bắc – Tố Hữu: + 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc + Đoạn: Nhớ gì như nhớ người yêu… + Chày đêm nện cối đều đều suối xa + Đoạn Bức tranh tứ bình: Ta về mình có nhớ ta…. Thuỷ chung + Đoạn Việt Bắc trong kháng chiến: Những đường Việt Bắc của ta… núi Hồng 3 Bài: Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) Bài này dài, các em cần chú ý những đoạn tiêu biểu sau: + Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi….Đất nước có từ ngày đó + Đất là nơi anh đến trường…Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ + Trong anh và em hôm nay…làm nên đất nước muôn đời + Em ơi em hãy nhìn rất xa….đất nước của ca dao thần thoại 4 Bài: Sóng – Xuân Quỳnh: Bài này khổ nào cũng quan trọng, có thể phân tích từng khổ, hoặc phân tích cả bài để chứng minh nhận định. 5 Bài: Đàn ghi ta của LorCa – Thanh Thảo: Cả bài, chú ý hình tượng nhân vật Lor ca (4) Ví dụ minh họa: Phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc Ta về, mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Các ý chính cần đạt: Hai dòng thơ đầu là lời khẳng định vể nỗi nhớ thương da diết và tình cảm thủy chung của người ra đi dành cho quê hương Việt Bắc. Nỗi nhớ đã làm sống dậy trong tâm tưởng hình ảnh thiên nhiên, con người nơi chiến khu cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc đẹp trong sự đan cài với vẻ đẹp của con người “hoa” cùng “người”: Đoạn thơ có bốn cặp câu lục bát: câu 6 miêu tả thiên nhiên, câu 8 miêu tả con người. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong vẻ đẹp bốn mùa: + Mùa đông trên nền xanh bạt ngàn cây lá bỗng bất ngờ hiện lên sắc màu đỏ tươi của hoa chuối. Màu đỏ ấy làm ấm cả không gian + Mùa xuân với sắc trắng của hoa mơ loài hoa đặc trưng của Việt Bắc, 1 màu trắng miên man, tinh khiết, đẹp đến nao lòng. + Mùa hè, với tiếng ve kêu vang ngân và sắc vàng của rừng phách. + Mùa thu với ánh trăng chan hòa trên mặt đất, đem lại không khí bình yên. Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm của bức tranh tứ bình, tạo nên sức sống của thiên nhiên cảnh vật. Những con người Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ thật thân quen, bình dị, thầm lặng trong những công việc của đời thường: + Mùa đông trở nên ấm áp với “ánh nắng dao giài thắt lưng”. + Bức tranh mùa xuân hòa cùng với dáng vẻ cần mẫn chút chăm của “người đan nón” + Bức tranh màu hè hoá dịu dàng với hình ảnh cô em gái hái măng một mình. + Mùa thu là tiếng hát nghĩa tình thủy chung của con người cất lên giữa đêm trăng. Đoạn thơ mang nét đẹp cổ điển mà hiện đại: + Vẻ đẹp cổ điển: Bức tranh tứ bình hiện lên qua những nét gợi tả + Vẻ đẹp hiện đại: Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm, tạo nên vẻ đẹp, sức sống của bức tranh. Bài làm: “Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất của Tố Hữu. Tập thơ này chủ yếu viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một bức tranh trữ tình mà hoành tráng, bao quát cả một diện lớn về thời gian suốt 15 năm “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, trên một không gian là toàn bộ Việt Bắc, kéo tràn sang Tây Bắc. Bút của Tố Hữu ở bài thơ này tỏ ra rất dồi dào. “Việt Bắc” là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đều tay. Nhưng có những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố Hữu: “Ta về, mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng. Nói đến Tố Hữu là nói đến một tiếng thơ trữ tình – chính trị. Suốt cả đời mình, Tố Hữu đã viết về lý tưởng lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn của người cách mạng. Người ta vẫn nói ở Tố Hữu có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển, dân gian và yếu tố cách mạng hiện đại. Có lẽ vì thế mà thơ Tố Hữu có khả năng thấm sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân. Cho đến nay, Tố Hữu đã cho xuất bản 6 tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa’, và gần đây nhất là “Một tiếng đờn’. Những tập thơ ấy đều gắn liền, tương ứng với những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam. Có lẽ vì thế mà có người đã gọi thơ Tố Hữu là cuốn “biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam”. Nghĩa là là cho đến nay, Tố Hữu đã hoàn chỉnh một phong cách thơ của mình, một cuộc đời thơ của mình. Đoạn thơ trên là một trong những đoạn tiêu biểu của bài Việt Bắc. Tất cả chỉ có 10 câu, tập trung nói đến một chủ đề nhưng nó đã đạt đến sự toàn bích. Đoạn thơ này chủ đề có thể chia làm hai phần: phần đầu gồm hai câu. Nó như lời mở đầu đưa đẩy trong các cuộc hát giao duyên. Trong đó người con trai (người về xuôi) vừa ướm hỏi lòng người ở lại, vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình. Phần sau gồm 8 câu chia thành 4 cặp lục bát. ở mỗi cặp, cứ câu lục tả hoa thì câu bát tả người. Nó là một bức tranh tứ bình diễn tả hoa và người Việt Bắc trong bốn mùa bằng những nét đặc trưng nhất của miền đất này. Có thể nói, cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc tuy được mô tả rải rác trong cả bài thơ nhưng dường như nó được kết tinh vào đoạn này một cách hàm súc, cô đúc nhất. Chúng ta biết bài thơ được viết theo hình thức hát đối đáp của dân gian. Hai câu thơ đầu, về chức năng đối đáp, là hai câu đưa đẩy để nối liền các mảng đề tài trong một cuộc hát. Đó là người con trai ướm hỏi người con gái: “Ta về mình có nhớ ta” Lời hỏi vẫn có cái giọng tình tứ, với cách xưng hô ta mình – mình ta. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ở sự cao nhã trong tình cảm. Ta về chẳng biết mình có nhớ ta không, nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ nhớ mình. Mà nỗi nhớ mới duyên dáng và tế nhị làm sao: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Như vậy là người ra đi khẳng định tình cảm của mình bằng nỗi nhớ mà là nhớ về những gì đẹp nhất của Việt Bắc. Đó là hoa và người. Trong nỗi nhớ của người đi hai hình ảnh này là đồng hiện, soi chiếu vào nhau. Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, còn người ta lại là “hoa của đất”. Vì vậy, hễ nhớ đến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoa thì hiển hiện hình người. Hoa và người không thể tách rời. Mà nói với một người con gái, lại nói “hoa cùng người” thì đó chẳng phải là một lời đánh giá kín đáo hay sao? Và như thế, chủ đề của đoạn thơ đã được giới thiệu. Đó là hoa cùng người Việt Bắc. Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Vỉ vậy, tự nó đã cố tính hoàn chỉnh riêng. Thậm chí tự nó là một cách khái quát riêng, một thế giới riêng. Ta đã từng gặp những bộ tứ bình như: tùng – trúc – cúc – mai, xuân – hạ – thu – đông (tứ quý), ngư – tiều – canh – mục, long – li – quy – phượng, cầm – kỳ – thi – hoạ… Trong thơ ca chúng ta cũng từng gặp rất nhiều, đó là cảnh “Trông bốn bể” trong “Chinh phụ ngâm”, đoạn “buồn trông” khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, đoạn thơ mô tả bốn cảnh thuộc thời oanh liệt của con hổ trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ… Những bức tranh tứ bình này giúp cho nhà thơ mô tả được một cách toàn diện và thâu tóm những gì là đặc trưng nhất. Tố Hữu đã sử dụng lối vẽ tranh tứ bình khá nhuần nhuyễn trong nhiều bài, đoạn thơ này có thể xem là bộ tranh tứ bình tứ quý về “hoa và người” của 4 mùa Việt Bắc. Mở đầu là một hình ảnh có tính khái quát, trong đó Việt Bắc hiện lên như một miền quê thật lặng lẽ: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.” Gam màu cơ bản của bức tranh này là màu xanh. Đó là một màu xanh mênh mông và trầm tĩnh của rừng già. Nó gợi ra hình ảnh một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, tĩnh. Nhưng trên cái nền xanh ấy, chúng ta nhìn thấy hình ảnh hoa chuối rừng bập bùng cháy như những bó đuốc. Ai đã biết hoa chuối nở, sẽ thấy rằng tuy tác giả chỉ viết hai chữ” đỏ tươi” nhưng cũng đủ gợi cho chúng ta biết hoa chuối đã làm sáng lên cả một góc rừng. Thế là hoa chuối làm cho cảnh rừng trở nên sống động hơn. Đồng thời hình ảnh hoa chuối lại được tô điểm thêm những tia nắng ở câu thứ hai càng làm cho không khí vốn trầm mặc ở nơi này trở nên tươi sáng và linh động. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh con người xuất hiện: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng, loé sáng. Nó gợi được một tư thế vững chãi, tự tin của người làm chủ núi rừng. Tố Hữu thường mô tả con người trong tư thế ấy. Trong bài “Lên Tây Bắc” tác giả có viết: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo.” Cũng là một hình ảnh ấy nhưng ở đoạn thơ trên, Tố Hữu phải viết bằng 4 câu thơ 28 chữ. Còn ở bài Việt Bắc này dường như nhà thơ đã cô đúc vào 8 chữ. Nhà thơ không vẽ kỹ mà chỉ chấm phá vài nét song cũng đủ cho ta hình dung khá rõ về hình tượng. Vậy là, tương ứng với một cảnh hoa là một dáng điệu người, mỗi dáng điệu toát lên một phẩm chất của người Việt Bắc. Bức tranh thứ hai: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” Đến đây nên xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không thể thiếu được sắc hoa này. Trên nền cảnh ấy hiện ra hình ảnh người Việt Bắc trong một công việc thầm lặng: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gịang”. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra được dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa. Không biết người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm gì, ước mơ gì? “Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” Trong những bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy màu sác, đường nét và ánh sáng. Đến đây chúng ta còn nghe thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve. Nhạc ve làm cho không khí trở nên xao động. Phải nói rằng trong các bức tranh ở đây thi Việt Bắc mùa hè là đặc sắc hơn cả. Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một phản ứng dây chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ. Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho những rừng phách ngả sang màu vàng. Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ của những cánh rừng phách. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cây phách vẫn là màu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Nhưng khi những tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Chi cổ vài ba ngày mà những rừng phách đã lênh láng sắc vàng. Chữ “đổ” là một chữ tinh tế. Nó nhấn mạnh vào khía cạnh mau lẹ trong việc biến đổi màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa hoa vàng rừng phách mỗi khi có một luổng gió ào qua. Rõ ràng, gam màu đến đây đã thay đổi hằn, sắc trắng đã nhường chỗ hẳn cho sắc vàng. Dường như âm thanh đã làm đổi thay màu sắc. Trên nền cảnh ấy xuất hiện một hình ảnh lao động đầy kiên nhẫn của một cô gái Việt Bắc: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hình ảnh này làm toát lên dáng điệu chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, giàu đức hy sinh. Bao bọc lên hình ảnh này dường như chúng ta thấy sự cảm thương kín đáo của người viết. Bộ tranh này kết thúc bằng bức tranh thu. Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bức này là cảnh đêm. Bức tranh vẽ ra những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyển ảo: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. Nó xui khiến ta nhớ đến một câu thơ cũng viết vể đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Đây đúng là khung cảnh trữ tình dành cho những cuộc hát giao duyên. Cho nên nó là cảnh cuối cùng: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Chữ “ai” là cách nói bóng gió, ám chỉ người đang hát cùng với mình, làm cho lời lẽ trở nên tình tứ hơn. Và qua tiếng hát chúng ta thấy được phẩm chất ân tình, chung thuỷ của người Việt Bắc. Tóm lại, bốn bức tranh, bốn cảnh sắc, bốn dáng điệu. Tố Hữu đã thâu tóm được những gì là đặc trưng nhất của quê hương cách mạng. Điều thú vị là tất cả đều hiện lên trong điệp khúc nhớ thương. Những chữ “nhớ” đứng ở đầu câu tạo nên âm hưởng rất mặn mà, da diết của nỗi nhớ. Trong nỗi nhớ tất cả đều hiện lên lung linh hơn, huyền ảo hơn. ============================= Dạng 2: Dạng đề nghị luận về đoạn trích văn xuôi Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích đó. (1) Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi: Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận: bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác…Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng: Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược. Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác. (2) Các bước làm bài: Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề: Xác định dạng đề; Yêu cầu nội dung (đối tượng); Yêu cầu vê phương pháp; Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng. Học sinh cần đọc kĩ đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn. Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. Giới thiệu vấn đề nghị luận b) Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích. c) Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. Bước 3: Viết bài. Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa. (3) Những đoạn trích văn xuôi cần lưu ý trong kì thi THPT quốc gia 1 Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh: Đoạn mở đầu: “Hỡi đồng bào cả nước….Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” 2 Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài: Cảm nhận đoạn trích: “Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi …. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Cảm nhận đoạn trích: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ… không biết sáng tự bao giờ”. Cảm nhận đoạn trích: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn… Hai người đỡ nhau lao xuống dốc núi”. Cảm nhận đoạn trích: “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau… Đến bao giờ chết thì thôi”. 3 Vợ nhặt – Kim Lân: Cảm nhận đoạn trích: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào… Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Cảm nhận đoạn trích: “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà … ấy thế mà thành vợ thành chồng”. Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho…nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Cảm nhận đoạn trích: “Sáng hôm sau mặt trời lên bằng con sào … tu sửa lại căn nhà”. Cảm nhận đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại … lá cờ đỏ bay phấp phới”. Cảm nhận đoạn trích: Bà lão cúi đầu nín lặng…. chúng mày về sau
Trang 1TÀI LIỆU LUYỆN THI THPTQG MÔN VĂN 2018 HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Dạng 1: Dạng đề Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ 1Dạng 2: Dạng đề phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi 7Dạng 3: Dạng đề phân tích tình huống truyện trong tác phẩm văn học 11Dạng 4: Dạng đề phân tích/ cảm nhận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm… 16Dạng 5: Dạng đề so sánh, đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng,
hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…
24
Dạng 6: Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học 28Dạng 7: Dạng đề bình luận hai ý kiến bàn về văn học 35
Dạng 9: Dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 48
Phần 2: Giới thiệu một số bài làm văn nghị luận văn học. 52
Phần 1: Giới thiệu chung
Dạng 1: Dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
(1) Có các kiểu ra đề như:
1/ Phân tích toàn bộ bài thơ
2/ Phân tích một đoạn thơ
3/ Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ
4/ Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ
5/ So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ
6/ Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ
(2) Dàn ý chung cho dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
a) Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần phân tích chép nguyên văn đoạn thơtrong đề bài, nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm, rồi chép câucuối)
+ Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ (nếu đề bài yêu cầu nghị luận về ý kiến)
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì mở bài phải giới thiệu cả haitác giả và hai bài thơ Phần mở bài chỉ cần nêu ngắn gọn nét chính về tác giả tác phẩm(vài dòng)
Trang 2Có thể bổ ngang: phân tích từng khổ, từng dòng, nếu là thơ Đường luật thì phân tíchtheo từng cặp Đề – Thực - Luận - Kết Riêng đối với thơ tứ tuyệt (ví dụ một số bài thơcủa Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù), cách thức thông thường là chia theo cấu trúc:khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụthể).
Có thể bổ dọc bài thơ: Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bàithơ.Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêucầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trongcâu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận
Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện phápnghệ thuật tiêu biểu Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất,nhằm giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng, ý nghĩa của
từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ
Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độsao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài Phân tích phải đi kèmvới đánh giá và bình luận, tránh diễn nôm bài thơ.Mỗi đoạn văn các em nên viết theocách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng,câu khái quát nội dung đoạn, câu chuyển đoạn linh hoạt
c) Kết bài: Đánh giá khái quát về bài thơ, đóng góp riêng của tác giả.
-(3) Những đoạn thơ trọng tâm trong chương trình thi THPT Quốc Gia:
1 Bài: Tây Tiến – Quang Dũng: Đoạn 1-2-3
2
Bài: Việt Bắc – Tố Hữu:
+ 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc
+ Đoạn: Nhớ gì như nhớ người yêu…
+ Chày đêm nện cối đều đều suối xa
+ Đoạn Bức tranh tứ bình: Ta về mình có nhớ ta… Thuỷ chung
+ Đoạn Việt Bắc trong kháng chiến: Những đường Việt Bắc của ta… núi Hồng
3
Bài: Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Bài này dài, các em cần chú ý những đoạn tiêu biểu sau:
+ Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi….Đất nước có từ ngày đó
+ Đất là nơi anh đến trường…Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
+ Trong anh và em hôm nay…làm nên đất nước muôn đời
+ Em ơi em hãy nhìn rất xa….đất nước của ca dao thần thoại
4 Bài: Sóng – Xuân Quỳnh: Bài này khổ nào cũng quan trọng, có thể phân tích
từng khổ, hoặc phân tích cả bài để chứng minh nhận định
5 Bài: Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo: Cả bài, chú ý hình tượng nhân vật
Lor- ca
(4) Ví dụ minh họa:
Phân tích bức tranh tứ bình - Việt Bắc
Trang 3Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Các ý chính cần đạt:
- Hai dòng thơ đầu là lời khẳng định vể nỗi nhớ thương da diết và tình cảm thủychung của người ra đi dành cho quê hương Việt Bắc Nỗi nhớ đã làm sống dậy trongtâm tưởng hình ảnh thiên nhiên, con người nơi chiến khu cách mạng
-Thiên nhiên Việt Bắc đẹp trong sự đan cài với vẻ đẹp của con người “hoa” cùng
“người”: Đoạn thơ có bốn cặp câu lục bát: câu 6 miêu tả thiên nhiên, câu 8 miêu tả conngười
-Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong vẻ đẹp bốn mùa:
+ Mùa đông trên nền xanh bạt ngàn cây lá bỗng bất ngờ hiện lên sắc màu đỏ tươicủa hoa chuối Màu đỏ ấy làm ấm cả không gian
+ Mùa xuân với sắc trắng của hoa mơ- loài hoa đặc trưng của Việt Bắc, 1 màu trắngmiên man, tinh khiết, đẹp đến nao lòng
+ Mùa hè, với tiếng ve kêu vang ngân và sắc vàng của rừng phách
+ Mùa thu với ánh trăng chan hòa trên mặt đất, đem lại không khí bình yên
- Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm của bức tranh tứ bình, tạo nên sức sốngcủa thiên nhiên cảnh vật Những con người Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ thật thânquen, bình dị, thầm lặng trong những công việc của đời thường:
+ Mùa đông trở nên ấm áp với “ánh nắng dao giài thắt lưng”
+ Bức tranh mùa xuân hòa cùng với dáng vẻ cần mẫn chút chăm của “người đannón”
+ Bức tranh màu hè hoá dịu dàng với hình ảnh cô em gái hái măng một mình
+ Mùa thu là tiếng hát nghĩa tình thủy chung của con người cất lên giữa đêm trăng
* Đoạn thơ mang nét đẹp cổ điển mà hiện đại:
+ Vẻ đẹp cổ điển: Bức tranh tứ bình hiện lên qua những nét gợi tả
+ Vẻ đẹp hiện đại: Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm, tạo nên vẻ đẹp, sứcsống của bức tranh
Bài làm:
“Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất của Tố Hữu Tập thơ này chủ yếuviết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao củathơ Tố Hữu Bài thơ là một bức tranh trữ tình mà hoành tráng, bao quát cả một diện lớn
về thời gian suốt 15 năm “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, trên một không
Trang 4gian là toàn bộ Việt Bắc, kéo tràn sang Tây Bắc Bút của Tố Hữu ở bài thơ này tỏ ra rấtdồi dào “Việt Bắc” là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đều tay Nhưng
có những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút TốHữu:
“Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Nói đến Tố Hữu là nói đếnmột tiếng thơ trữ tình – chính trị Suốt cả đời mình, Tố Hữu đã viết về lý tưởng lớn, lẽsống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn của người cách mạng Người ta vẫn nói ở Tố Hữu
có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển, dân gian và yếu tố cách mạng hiện đại Có lẽ
vì thế mà thơ Tố Hữu có khả năng thấm sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân Chođến nay, Tố Hữu đã cho xuất bản 6 tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”,
“Máu và hoa’, và gần đây nhất là “Một tiếng đờn’ Những tập thơ ấy đều gắn liền,tương ứng với những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam Có lẽ vì thế mà cóngười đã gọi thơ Tố Hữu là cuốn “biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam”.Nghĩa là là cho đến nay, Tố Hữu đã hoàn chỉnh một phong cách thơ của mình, một cuộcđời thơ của mình
Đoạn thơ trên là một trong những đoạn tiêu biểu của bài Việt Bắc Tất cả chỉ có 10câu, tập trung nói đến một chủ đề nhưng nó đã đạt đến sự toàn bích Đoạn thơ này chủ
đề có thể chia làm hai phần: phần đầu gồm hai câu Nó như lời mở đầu đưa đẩy trongcác cuộc hát giao duyên Trong đó người con trai (người về xuôi) vừa ướm hỏi lòngngười ở lại, vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình Phần sau gồm 8 câu chiathành 4 cặp lục bát ở mỗi cặp, cứ câu lục tả hoa thì câu bát tả người Nó là một bứctranh tứ bình diễn tả hoa và người Việt Bắc trong bốn mùa bằng những nét đặc trưngnhất của miền đất này Có thể nói, cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc tuy được mô tả rải ráctrong cả bài thơ nhưng dường như nó được kết tinh vào đoạn này một cách hàm súc, côđúc nhất
Chúng ta biết bài thơ được viết theo hình thức hát đối đáp của dân gian Hai câu thơđầu, về chức năng đối đáp, là hai câu đưa đẩy để nối liền các mảng đề tài trong mộtcuộc hát Đó là người con trai ướm hỏi người con gái:
“Ta về mình có nhớ ta”
Lời hỏi vẫn có cái giọng tình tứ, với cách xưng hô ta mình – mình ta Nhưng quantrọng hơn vẫn là ở sự cao nhã trong tình cảm Ta về chẳng biết mình có nhớ ta không,
Trang 5nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ nhớ mình Mà nỗi nhớ mới duyêndáng và tế nhị làm sao:
“Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
Như vậy là người ra đi khẳng định tình cảm của mình bằng nỗi nhớ mà là nhớ vềnhững gì đẹp nhất của Việt Bắc Đó là hoa và người Trong nỗi nhớ của người đi haihình ảnh này là đồng hiện, soi chiếu vào nhau Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, cònngười ta lại là “hoa của đất” Vì vậy, hễ nhớ đến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoathì hiển hiện hình người Hoa và người không thể tách rời Mà nói với một người congái, lại nói “hoa cùng người” thì đó chẳng phải là một lời đánh giá kín đáo hay sao?
Và như thế, chủ đề của đoạn thơ đã được giới thiệu Đó là hoa cùng người Việt Bắc.Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại
Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy Vỉvậy, tự nó đã cố tính hoàn chỉnh riêng Thậm chí tự nó là một cách khái quát riêng, mộtthế giới riêng Ta đã từng gặp những bộ tứ bình như: tùng – trúc – cúc – mai, xuân – hạ– thu – đông (tứ quý), ngư – tiều – canh – mục, long – li – quy – phượng, cầm – kỳ – thi– hoạ… Trong thơ ca chúng ta cũng từng gặp rất nhiều, đó là cảnh “Trông bốn bể”trong “Chinh phụ ngâm”, đoạn “buồn trông” khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, đoạn thơ mô
tả bốn cảnh thuộc thời oanh liệt của con hổ trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ… Những bứctranh tứ bình này giúp cho nhà thơ mô tả được một cách toàn diện và thâu tóm những gì
là đặc trưng nhất Tố Hữu đã sử dụng lối vẽ tranh tứ bình khá nhuần nhuyễn trong nhiềubài, đoạn thơ này có thể xem là bộ tranh tứ bình tứ quý về “hoa và người” của 4 mùaViệt Bắc
Mở đầu là một hình ảnh có tính khái quát, trong đó Việt Bắc hiện lên như một miềnquê thật lặng lẽ:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”
Gam màu cơ bản của bức tranh này là màu xanh Đó là một màu xanh mênh mông
và trầm tĩnh của rừng già Nó gợi ra hình ảnh một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, tĩnh Nhưngtrên cái nền xanh ấy, chúng ta nhìn thấy hình ảnh hoa chuối rừng bập bùng cháy nhưnhững bó đuốc Ai đã biết hoa chuối nở, sẽ thấy rằng tuy tác giả chỉ viết hai chữ” đỏtươi” nhưng cũng đủ gợi cho chúng ta biết hoa chuối đã làm sáng lên cả một góc rừng.Thế là hoa chuối làm cho cảnh rừng trở nên sống động hơn Đồng thời hình ảnh hoachuối lại được tô điểm thêm những tia nắng ở câu thứ hai càng làm cho không khí vốntrầm mặc ở nơi này trở nên tươi sáng và linh động Trên nền cảnh ấy, hình ảnh conngười xuất hiện: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” Người đứng trên đỉnh đèo cao,ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng, loé sáng Nó gợi được một tư thế vững chãi,
tự tin của người làm chủ núi rừng Tố Hữu thường mô tả con người trong tư thế ấy.Trong bài “Lên Tây Bắc” tác giả có viết:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Trang 6Lá nguỵ trang reo với gió đèo.”
Cũng là một hình ảnh ấy nhưng ở đoạn thơ trên, Tố Hữu phải viết bằng 4 câu thơ 28chữ Còn ở bài Việt Bắc này dường như nhà thơ đã cô đúc vào 8 chữ Nhà thơ không vẽ
kỹ mà chỉ chấm phá vài nét song cũng đủ cho ta hình dung khá rõ về hình tượng Vậy
là, tương ứng với một cảnh hoa là một dáng điệu người, mỗi dáng điệu toát lên mộtphẩm chất của người Việt Bắc
Bức tranh thứ hai:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Đến đây nên xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơrừng Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng Phải nói rằng đây là mộthình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu Việt Bắc trong nỗi nhớ của TốHữu dường như không thể thiếu được sắc hoa này
Trên nền cảnh ấy hiện ra hình ảnh người Việt Bắc trong một công việc thầm lặng:
“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gịang” Hai chữ “chuốt từng” gợi ra được dáng điệucần mẫn, cẩn trọng và tài hoa Không biết người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗiniềm gì, ước mơ gì?
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Trong những bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy màu sác, đường nét và ánh sáng.Đến đây chúng ta còn nghe thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve Nhạc velàm cho không khí trở nên xao động Phải nói rằng trong các bức tranh ở đây thi ViệtBắc mùa hè là đặc sắc hơn cả Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một phảnứng dây chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho nhữngrừng phách ngả sang màu vàng Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ của nhữngcánh rừng phách Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cây phách vẫn làmàu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá Nhưng khi những tiếng ve đầu tiêncủa mùa hè cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng Chi cổ vài ba ngày mà những rừngphách đã lênh láng sắc vàng Chữ “đổ” là một chữ tinh tế Nó nhấn mạnh vào khía cạnhmau lẹ trong việc biến đổi màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa hoa vàng rừngphách mỗi khi có một luổng gió ào qua Rõ ràng, gam màu đến đây đã thay đổi hằn, sắctrắng đã nhường chỗ hẳn cho sắc vàng Dường như âm thanh đã làm đổi thay màu sắc.Trên nền cảnh ấy xuất hiện một hình ảnh lao động đầy kiên nhẫn của một cô gái ViệtBắc: “Nhớ cô em gái hái măng một mình” Hình ảnh này làm toát lên dáng điệu chịuthương, chịu khó, hay lam hay làm, giàu đức hy sinh Bao bọc lên hình ảnh này dườngnhư chúng ta thấy sự cảm thương kín đáo của người viết
Bộ tranh này kết thúc bằng bức tranh thu Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bứcnày là cảnh đêm Bức tranh vẽ ra những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khungcảnh huyển ảo: “Rừng thu trăng rọi hoà bình” Nó xui khiến ta nhớ đến một câu thơcũng viết vể đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.Đây đúng là khung cảnh trữ tình dành cho những cuộc hát giao duyên Cho nên nó là
Trang 7cảnh cuối cùng: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” Chữ “ai” là cách nói bóng gió,
ám chỉ người đang hát cùng với mình, làm cho lời lẽ trở nên tình tứ hơn Và qua tiếnghát chúng ta thấy được phẩm chất ân tình, chung thuỷ của người Việt Bắc
Tóm lại, bốn bức tranh, bốn cảnh sắc, bốn dáng điệu Tố Hữu đã thâu tóm đượcnhững gì là đặc trưng nhất của quê hương cách mạng Điều thú vị là tất cả đều hiện lêntrong điệp khúc nhớ thương Những chữ “nhớ” đứng ở đầu câu tạo nên âm hưởng rấtmặn mà, da diết của nỗi nhớ Trong nỗi nhớ tất cả đều hiện lên lung linh hơn, huyền ảohơn
=============================
Dạng 2: Dạng đề nghị luận về đoạn trích văn xuôi
Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật củađoạn trích nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dunghay nghệ thuật của đoạn trích đó
(1) Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi:
Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận: bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ýkhoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác…Bài văn nghịluận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng:
-Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm.Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạntrích lại sơ lược
-Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm nhưnội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, cácbiện pháp tu từ Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cáchđánh giá chính xác
(2) Các bước làm bài:
Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề:
- Xác định dạng đề;
- Yêu cầu nội dung (đối tượng);
- Yêu cầu vê phương pháp;
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng
Học sinh cần đọc kĩ đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm,luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn
Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
b) Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm
rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích
c) Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích
Trang 8Bước 3: Viết bài.
Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh
Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằngnhững luận cứ rõ ràng Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau
Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa.
(3) Những đoạn trích văn xuôi cần lưu ý trong kì thi THPT quốc gia
1
Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh:
Đoạn mở đầu: “Hỡi đồng bào cả nước….Đó là những lẽ phải không ai chối cãiđược”
Trang 9xà nu đất ta Cây mẹ ngã cây con mọc lên Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà
nu này”
5
Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
-Cảm nhận đoạn văn: “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá…gậyđánh phèn”
-Cảm nhận đoạn văn: “Thạch trận dàn bày vừa xong…Thế là hết thác” (Đoạnnày chủ yếu phân tích cảnh vượt thác của người lái đò
- Cảm nhận đoạn: “Con sông Đà tuôn dài…nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” (Chủ yếu
là vẻ đẹp trữ tình)
6
Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Cảm nhận đoạn “Trong các dòng sông đẹp ở các nước…bát ngát tiếng gà”
- Cảm nhận đoạn: “Từ đây như tìm thấy đường về…mãi chung tình với quêhương xứ sở
(4) Ví dụ minh hoạ:
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài viết:
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.
“Em không yêu, quả pao rơi rồi Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước
đi Nhưng tay chân đau không cựa được Mị không nghe tiếng sáo nữa Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
Tô Hoài viết “Truyện Tây Bắc” trong đó có “Vợ chồng A Phủ”
“Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc” Truyện được giải nhấtTruyện và kí VN năm 1954- 1955 Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trong sách giáokhoa là phần một
-Giới thiệu đoạn trích cần nghị luận (Không cần chép hết đoạn trích)
-Vấn đề nghị luận: Hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật củanhà văn
b) Thân bài:
Luận điểm 1: Khái quát về tác phẩm và vị trí đoạn trích (ngắn gọn)
Trang 10Luận điểm 2: Phân tích đoạn trích để làm nổi bật vấn đề
Học sinh phải tách tách thành hai ý theo yêu cầu của đề bài Trong mỗi ý lớn, họcsinh phải xác định được các ý nhỏ
1-Hình ảnh nhân vật Mị
- Mị có khát vọng sống mãnh liệt (Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biếtmình đang bị trói Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo nhữngcuộc chơi, những đám chơi “Em không yêu, quả pao rơi rồi Em yêu người nào, em bắtpao nào…”)
+ Mị vốn là một cô gái yêu đời, có khát vọng sống mãnh liệt Dù bị trà đạp nghiệtngã nhưng khát vọng ấy đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân
+ Nếu ban đầu, tiếng sáo còn là yếu tố ngoại cảnh, giờ đây tiếng sáo đã nhập hẳn vàotâm hồn Mị Mị đang sống trọn với nó Tiếng sáo là tiếng gọi của tình yêu, tình đời;tiếng sáo vẫn tha thiết, giục giã; tiếng sáo đã đánh thức khát vọng sống nơi Mị
– Số phận của Mị (Mị vùng bước đi Nhưng tay chân đau không cựa được Mịkhông nghe tiếng sáo nữa Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách Ngựa vẫn đứngyên, gãi chân, nhai cỏ Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa)
+ Mị bừng tỉnh, dây trói của A Sử làm Mị nhận ra hện thực nghiệt ngã Khát vọngsống của Mị đã bị chặn đứng
+ Mị nghĩ mình không bằng con ngựa và thực tế cuộc đời Mị không bằng con ngựa(Mị là con dâu gạt nợ, là thân phận nô lệ, bị giam hãm…)
-> Tấm lòng của nhà văn
2-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn
- Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miêu tả diễn biến tâm lí theo mộttrình tự hợp lí:
+ Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức đẹp.+ Đang sống trong quá khứ mà quên cả hiện tại đang bị trói nên Mị vùng bước đi.+ Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mông tưởng bị dập tắt, Mị không nghe tiếngsáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa
- Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả: hơi rượu, tiếng sáo, bài hát quen thuộc.-> Tài năng của nhà văn
c) Kết bài: Đánh giá chung
======================
Trang 11Dạng 3: Dạng đề phân tích tình huống truyện trong tác phẩm văn học.
(1) Khái niệm tình huống truyện:
-Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện
-Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh vàmôi trường sống với nhân vật Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thânphận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả
(2) Phân loại tình huống
-Tình huống tâm trạng
-Tình huống hành động
-Tình huống nhận thức
(3) Các bước phân tích tình huống truyện trong tác phẩm văn học:
a/ Xác định tình huống: trả lời câu hỏi: chuyện kể về ai? ở đâu? khi nào? xảy ra nhưthế nào? mối quan hệ giữa các nhân vật? mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường,hoàn cảnh có gì đặc biệt
b/ Phân tích tình huống truyện: phân tích cụ thể câu chuyện
c/ Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện:
B/ Phân tích tình huống truyện:
- Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người:
+ Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên Trước hết là lũ trẻ “Lũ ranh”
ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là
“chồng vợ hài” Còn đám người lớn thì ngớ ra “không tin được dù đó là sự thật” Khi đã
rõ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về”.+ Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi – không tinvào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chàomình bằng “u”)
+ Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ đứng
“tây ngây” giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng
“hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ”
-Tình huống “nhặt vợ” là tình huống oái ăm, kì lạ:
Trang 12+ Tràng – một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗngdưng “nhặt” được vợ, mà lại là vợ theo không.
+ Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ – giữa những ngày nạn đói đang lăm lecướp đi mạng sống của mỗi người
+ Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối thiểunhất của một đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêugắn bó thực lòng)
- Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổnngang, mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách:
+ Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của sốphận: có phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèonặng trĩu những lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua đượccơn đói khát này không?” Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang,
ám ảnh của kiếp nghèo không lối thoát Trong lời nghẹn nghào tâm sự có cả sự xót xa,một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con
+ Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trướccảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng” Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ramắt với tâm trạng lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối Sau một ngày có vợ,Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc và “nên người” Tràng nhận ra được trách nhiệmcủa bản thân đối với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này Tràng tintưởng sự đổi đời ở tương lai
+ Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát Khi về làm vợ,chị tỏ ra lễ phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự
C/ Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
-Tố cáo được tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủngkhiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn hạ thấp giátrị con người
-Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngaytrên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thươngyêu đùm bọc lẫn nhau
Ví dụ 2: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
A/ Xác định tình huống
Đây là câu chuyện về gia đình của anh Giải phóng quân tên Việt Nhân vật này rơivào tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, Việt bị thương phài nằm lại giữa chiếntrường Anh nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, tỉnh lại rồi ngất đi Trong những lúc tỉnh lạingất đi đó, bao nhiêu kí ức về gia đình, về đồng đội, về bản thân cứ mồn một hiện vềlung linh sống động trong tâm trí Việt
B/ Phân tích tình huống
Trang 13-Nhờ tình huống truyện, tác phẩm có một lối tự sự riêng Lối tự sự, kể chuyện khônghoàn toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối củaViệt lúc bị thương nằm lại giữa chiến trường mênh mông bóng tối – bóng tối của mànđêm, bóng tối do đôi mắt bị thương không thể nhìn thấy gì bên ngoài Chính nhờ cáchtrần thuật này mà mạch truyện đi về thoải mái giữa quá khứ và hiện tại; giữa cái đang ởtrước mặt với cái đã thành kỉ niệm xa xưa.
- Dòng ý thức của Việt chập chờn giữa những lần tỉnh, ngất ấy đã lần lượt tái hiệnnhững gì đã qua, đang có trong đời anh Dòng nội tâm anh đứt nối, nối đứt đã tái hiệnbao nét sinh động cụ thể về chú Năm, má, chị Chiến:
*Nhân vật Má:
-Có cuộc sống cơ cực, nhọc nhằn, khổ đau
-Rất mực yêu thương chồng con và căm thù giặc sâu sắc: đi đòi đầu chồng; thươngcon hết mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi ức chập chờn của Việt, má hiện lên đầutiên: ghé lại, xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn…); luôn luôn nhắc nhở con vềtruyền thống gia đình và mối thù dân tộc; hun đúc, nuôi dưỡng ở con ý chí chiến đấukhông mệt mỏi
*Chú Năm:
- Có giọng hò: tiếng hò vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự hào về quêhương khó nghèo nhưng bất khuất, vừa như lời hiệu triệu, một tiếng trống quân thúcgiục động viên thanh niên ra trận
-Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến -> giữ lửa yêu nướctruyền cho các thế hệ
-Yêu nước, gắn bó với quê hương tha thiết, căm thù giặc sâu sắc
*Chị Chiến:
-Yêu thương và luôn nhường nhịn Việt, trừ việc giành đi bộ đội với Việt
-Mang những phẩm chất của má: đảm đang, tháo vát, sắp xếp chu đáo mọi việctrước khi lên đường nhập ngũ; bộc trực, quyết liệt, gan góc, quyết không đội trời chungvới kẻ thù
Qua dòng hồi ức của nhân vật Việt, người đọc thấy hiện lên hình ảnh của một chàngtrai mới lớn rất hồn nhiên, vô tư mà dũng cảm, gắn bó với những người thân và giàutinh thần trách nhiệm với truyền thống của gia đình, quê hương:
+ Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư: tranh đi bộ đội, tranh bắt ếch với chị; trongkhi chị Chiến lo toan thu xếp việc gia đình thì Việt “lăn kềnh ra ván cười”, vừa nghevừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết; điđánh giặc vẫn đeo ná thun; không sợ giặc nhưng lại sợ ma; mỗi lúc tỉnh lại ngoài chiếntrường, Việt nhớ về gia đình, thèm được má cưng chiều…
+ Tình cảm gắn bó và ý thức trách nhiệm với truyền thống gia đình:
-Gắn bó, yêu thương những người thân: tình cảm gia đình được thể hiện qua dònghồi ức của Việt về ba má, chú Năm, chị Chiến…
-Có ý thức trách nhiệm thiêng liêng của một đứa con với truyền thống gia đình:lòng căm thù giặc, khát vọng cầm súng chiến đấu trả thù cho ba má, bảo vệ gia đình,
Trang 14quê hương…
-Chiến đấu gan góc, quả cảm: diệt được xe bọc thép của giặc; bị thương nặng, lạcđồng đội, trong hồi ức đứt nối nhưng luôn thường trực nung nấu: tìm về với anh em, đểtiếp tục đấu tranh; một mình ở lại giữa chiến trường nhưng vẫn sẵn sàng trong tư thếchiến đấu…
Cách trần thuật này rất hữu hiệu trong việc thể hiện nội dung tư tưởng chủ đạo: giađình là cội nguồn sâu thẳm nhất của con người, và truyền thống gia đình là thực sựthiêng liêng, vì nó đã hiện lên trong một thời khắc thiêng liêng
Cách kể chuyện này có hai tác dụng về nghệ thuật: câu chuyện vừa được kể, cũng làlúc tính cách nhân vật được khắc họa; câu chuyện trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kểqua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật
C/ Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
Nhà văn dựng tình huống tâm trạng nên trần thuật theo dòng ý thức của nhân vật.Qua đó thể hiện:
-Phẩm chất anh hùng của người nông dân Nam Bộ với ý tưởng nghệ thuật: ngườianh hùng là sản phẩm của một thời đại, đồng thời là sản phẩm của một truyền thống giađình
-Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứunước
-Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước, giữa truyền thống giađình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người ViệtNam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Ví dụ 3: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
A/ Xác định tình huống:
Truyện ngắn xoay quanh một tình huống chủ chốt: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tìm vàovùng quê miền biển mong chụp được bức ảnh nghệ thuật về làm lịch và tưởng đã thànhcông khi thu vào ống kính khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một giấc mơ.Nhưng ngay sau đó, anh đã phải chứng kiến một nghịch cảnh trớ trêu: cảnh bạo hànhtrong một gia đình hàng chài vừa bước xuống từ con thuyền ấy Những ngày sau, cảnhbạo hành đó vẫn tiếp diễn Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà làng chài đến tòa án đểgiải quyết chuyện gia đình của chị
B/ Phân tích tình huống:
-Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài
xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài Sau nhiều ngày “phụckích”, Phùng mới được “một cảnh “đắt” trời cho” Nó giống như “một bức tranh mựctàu của một danh họa thời cổ” Toàn bộ khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hàihòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” Nhưng oái oăm thay, cảnh đẹpnhất, có hồn nhất lại là cảnh ẩn chứa những điều tệ hại nhất, xót xa nhất: bước ra từthuyền là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một người đàn ông to lớn dữ dằn; mộtcảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập vợ một cách thô bạo; đứa con thương mẹ, đánh
Trang 15lại cha.
-Cuộc gặp gỡ của Đẩu, Phùng và người đàn bà hàng chài ở tòa án đã đẩy tình huốngtruyện lên tầm cao của giá trị nhận thức Chánh án Đẩu đứng về phía người vợ đểkhuyên chị ly hôn nhưng thật bất ngờ, bằng những lý lẽ rất chân tình, người vợ từ chối,thậm chí van xin tòa án cho chị không bỏ chồng Theo chị, gã chồng là chỗ dựa quantrọng của người phụ nữ làng chài, nhất là khi biển động phong ba Hơn nữa, chị còn cónhững đứa con, chị phải sống vì con, sống cho con chứ không thể sống vì bản thân Vàtrên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống vui vẻ
Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án, chúng ta hiểu thêm về nguyên nhân bikịch và tính cách của các nhân vật:
+ Gánh nặng mưu sinh đã làm cho người chồng thay đổi tính cách từ hiền lành sangthô bạo Người chồng vừa là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo vừa là thủ phạm gây ranỗi đau cho vợ và con
+ Người vợ là một phụ nữ nhẫn nhịn, cam chịu, giàu lòng vị tha, bao dung, giàu lòngthương con Chị thấu hiểu sâu sắc lẽ đời
+ Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con.Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống Anh hiểu rằng, con người vàcuộc sống phong phú, phức tạp chứ không dễ dàng lý giải và can thiệp như anh tưởnglúc ban đầu
+ Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rấtgần Cái đẹp ngoại cảnh anh ngỡ là hoàn hảo, toàn bích có thể che khuất cái bề bộn,ngổn ngang của đời sống Bề ngoài nhếch nhác, lam lũ, cơ cực lại có thể chứa đựngnhững vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyệngiúp anh hiểu rõ hơn cái có lí trong cái tưởng như nghịch lí ở gia đình thuyền chài Anhhiểu thêm tính cách của Đẩu và hiểu thêm chính mình
C/ Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện:
Tình huống truyện chứa đựng những suy ngẫm, phát hiện sâu sắc của nhà văn vềcách để nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc sống và về mối quan hệ giữa nghệ thuậtvới hiện thực, người nghệ sĩ với cuộc đời:
+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý Cần nhìnnhận mọi sự việc, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong mối quan hệ vớinhiều yếu tố khác nữa
+ Muốn giúp đỡ con người không chỉ dựa vào thiện chí hay kiến thức sách vở màphải thấu hiểu cuộc sống của họ và có những biện pháp thiết thực
+ Con người ta luôn phải nhìn lại mình Hoạt động tự ý thức khiến con người ngàycàng hoàn thiện hơn
+ Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc sống Nghệ thuật chân chính làcuộc sống và phải luôn luôn vì cuộc sống
===========================
Trang 16Dạng 4: Dạng đề phân tích/ cảm nhận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm…
Đây là dạng đề không mới, nhưng hiện nay, xu hướng đề bài chỉ tập trung phân tíchmột vài khía cạnh của nhân vật, nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nên ít nhiều gây
bỡ ngỡ cho học sinh
(1) Dàn ý chung:
a) Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận
b)Thân bài:
1/ Ý khái quát: Vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính củatác phẩm
2/ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề Có thể chia nhỏ thành các luận điểm:
+ Cuộc đời, Số phận, hoàn cảnh gia đình
Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật (Ví dụ phân tích diễn biến tâmtrạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên) thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh
đó để làm nổi bật vấn đề Không sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình,…của nhân vật
Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định thì cần chú ý phân tíchnhững khía cạnh của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.Trong quá trình phân tích có thể so sánh với nhân vật khác để làm nổi bật vấn đề.Lưu ý: so sánh với các nhân vật có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề…3/ Đánh giá về nhân vật:
+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách
Trang 17phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật;ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật…
c) Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó, khẳng định giá trị của tác phẩm
Lưu ý: Dạng đề cảm nhận chi tiết cũng làm tương tự.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảmhứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễnnăm 1854 Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời vàrất đỗi tài hoa
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa
Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩđến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu , tấm lòng trong sáng củamột người biết quý trọng cái tài, cái đẹp Huấn Cao trước hết là một người có tài viếtthư pháp Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người.Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầythơ lại Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suynghĩ nhân vật Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khíphách hiên ngang, tung hoành bốn bể Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quảnngục ao ước suốt đời Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạngcủa mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời” Chữ là vật báu trênđời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường cómột không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành.Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì.Ông là con người tài tâm vẹn toàn
- Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao:Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu Ông theo họcđạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng Nhưng ông đãkhông trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”,chịu án tử hình Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân
vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát.Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ
bé họng” Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh
Trang 18hoa phú quý Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấutranh giành quyền sống cho người dân vô tội Cuộc đấu tranh không thành công ông bịbọn chúng bắt Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém Trước khi bịbắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻkhóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một conngười hiến có trên đời.
Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thihành án Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Caovẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ôngHuấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảngđánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải.Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai” Cho nên, mặc dù chịu sự giamgiữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc” Ông đứng đầu gông, ông vẫnmang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo Người anh hùng ấy dù cho thấtthế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình Thật đáng khâm phục! Mặc dù ởtrong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bìnhsinh” Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gìthì ông trả lời:
“Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây ”.Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốnhiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ …” Ông không thèmđếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm Huấn Cao rất có ý thức được vị trícủa mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã”của xã hội “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” Huấn Cao là người có “thiênlương” trong sáng, cao đẹp Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của conngười mới là đáng quý Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấnnhững vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tàicủa các ngươi Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đếnnhư vậy Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” Huấn Cao cho chữ làmột việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà
ép cho chữ bao giờ”
Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quýtrọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình.Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” Kẻ tử tù
“cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắngtinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ Đó
là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy Những nét chữ chứa chan tấmlòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc Con người tàihoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuốicho người đọc Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùidập tài hoa con người Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người
Trang 19đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như mộtngười cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đếnchuyện chơi chữ Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhemnhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được Con người chỉthưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi Nhữngnét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi Huấn Cao, người anhhùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắ cho những ai đã thấy,
đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông Sống trên cõi đời này, Huấn Cao
đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này Chính vìvậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang mộtcõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm” Trong cái “tài” có cái “tâm”
và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa.Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự.Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xâydựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ Dù cho HuấnCao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hômnay và mai sau
===============================
Ví dụ 2:
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái
đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và những nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.
Hướng dẫn làm bài:
a Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn Ông làmột nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo Là nhà văn lớn của nền văn học ViệtNam hiện đại, Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể tùybút Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân về thể loại này là tùy bút “Người lái đòSông Đà”
- “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau những chuyến đi thực
tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn Bài tùy bút được in trongtập “Sông Đà” xuất bản năm 1960 Nội dung bài tùy bút là miêu tả con Sông Đà và hìnhảnh người lái đò vượt thác
b Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
- Giới thiệu khái quát về người lái đò:
+ Công việc
+ Ngoại hình
Trang 20- Các phẩm chất nổi bật của nhân vật được thể hiện qua cuộc giáp chiến căng thẳng với con sông Đà hung bạo
+ Diễn biến trận chiến: các trùng vây hiểm trở, cách người lái đò vượt thác dữ vàchiến thắng, phong thái ung dung sau khi vượt thác sông Đà
* Vòng vây thứ nhất: Thác Sông Đà mở ra “năm của trận”, có bốn “cửa tử”, một
“cửa sinh” Cửa sinh nằm “lập lờ ở phía tả ngạn” Khi con thuyền xuất hiện, phối hợpvới đá, nước thác reo hò làm “thanh viện” cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫmliệt Có hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hỏi cái thuyền “phải xưng tên tuổi trướckhi giao chiến” Hòn đá khác thì lùi lại một chút và “thách thức” cái thuyền có giỏi thìtiến gần vào Không một chút nao núng, ông đò hai tay giữ mái chèo để khỏi bị hất lênkhi sóng trận địa phóng thẳng vào mình Nhìn thấy con thuyền và người lái đò, mặtnước “hò la vang dậy”, ùa vào mà “bẻ gãy cán chèo”, võ khí của người lái đò Sóngnước thì như thể quân liều mạng, vào sát nách mà “đá trái mà thúc gối” vào bụng vàhông thuyền, có lúc chúng “đội cả thuyền lên” Nước bám lấy thuyền như đô vật “túmlấy thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”… Ông đò đã bị thương, nhưng ông “cố nénvết thương”, hai chân vẫn “kẹp chặt lấy cuống lái” Cuộc chiến đã đến hồi quyết liệt,sóng nước “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm” vào chỗ hiểm Nhưng trên cáithuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy “ngắn gọn tỉnh táo” của người cầm lái
Và ông lái đò đã phá xong cái “trùng vi thạch trận” vòng thứ nhất của thác Sông Đà
* Vòng vây thứ hai: thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử” để đánh lừa conthuyền Vẫn chỉ có một cửa sinh Nếu ở vòng thứ nhất, cửa sinh nằm “lập lờ phía tảngạn”, thì ở vòng thứ hai này, cửa sinh lại “bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn” Đó chính
là khó khăn, thách thức đối với người lái đò Nhưng ông lái đò đã “thuộc qui luật phụckích” của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này Ông hiểu rằng cưỡi lên thác Sông Đà phải
“cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” Cuộc chiến của ông lái đò ở vòng thứ hai đã bắt đầu.Nắm chặt cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nướcđúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh” rồi “lái miết một đường chéo” về phía cửa đá ấy.Thấy con thuyền tiến vào, bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái liền “xô ra” định níu conthuyền “lôi vào tập đoàn cửa tử” mà tiêu diệt Nhưng ông lái đò vẫn “nhớ mặt” bọn này,đứa thì ông tránh mà “rảo bơi chèo lên”, đứa thì ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra” để mởđường tiến Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, chỉ còn vẳng tiếng reo hò của củasóng thác luồng sinh Tuy vậy, bọn chúng vẫn “không ngớt khiêu khích”, dù cái thằng
đá tướng đứng ở cửa vào đã “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì bị thua cái thuyền du kíchnhỏ bé
* Vòng vây thứ ba: hác Sông Đà ít cửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là “luồngchết” cả Cái “luồng sống” ở chặng thứ ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ Ông lái đò
đã hiểu điều đó Ông cứ “phóng thẳng thuyền” chọc thủng cửa giữa đó Thuyền của ông
đò “vút qua” cổng đá cánh mở cánh khép với ba tầng cửa: cửa ngoài, cửa trong, lại cửatrong cùng Con thuyền của ông đò “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước,vừa xuyên vừa tự động lái lượn được” Vượt qua vòng vây thứ ba cũng là vượt qua hết
Trang 21thác Sông Đà Ông lái đò như một người chỉ huy lão luyện, đầy bản lĩnh và kinhnghiệm Ông là một nghệ sĩ tài hoa với nghề vượt thác leo ghềnh.
+ Những phẩm chất của người lái đò : bình tĩnh, can đảm, thông minh, táo bạo, giàukinh nghiệm, tài hoa khéo léo…
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng
+ Khắc họa hình tượng người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụngnhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc- Ý nghĩa quan trọng của việc khắc họa vẻ đẹp hìnhtượng nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng , quan niệm về cái Đẹp của tác giả: qua hìnhtượng này, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm người anh hùng đâu chỉ có trong chiến đấu
mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động bình dị
+ Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới bình dị vừa cần cù, dũngcảm vừa khéo léo tài hoa – một chất vàng mười của Tây Bắc, của đất nước trong thời kìxây dựng chủ nghĩa xã hội
- Phân tích những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của Nguyễn Tuân:
+ Tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò: nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nữa
+ Ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình: càng nhấn mạnh thách thức ghê gớm của ”thạch trận” sông Đà, tác giả càng khắc họa sinh động sự từng trải, mưu mẹo, quyết đoán và gan dạ của ông lái đò
+ Sử dụng từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao;
những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị…
+ Miêu tả ông lái đò vượt thác, tác giả đã sử dụng tri thức của nhiều lĩnh vực như thểthao, quân sự, võ thuật…, với những câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, hối
hả, gân guốc; với từ ngữ sống động, giàu hình ảnh, mới lạ, độc đáo
c Đánh giá
Thông qua tác phẩm, tác giả đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và ngườilao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc Những con người lao động bình dị, cần cùnhưng không chịu khuất phục trước những thử thách của thiên nhiên Đồng thời tácphẩm cũng thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước
và con người Việt Nam
===============================
Ví dụ 3:
Phân tích bức tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá,dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Trang 22Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Hướng dẫn làm bài:
I)Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãngmạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quêmình
- Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông
- Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc
lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hàohoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồngđội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chândung người lính Tây Tiến
II)Thân bài:
a Giới thiệu khái quát tác phẩm
- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (xuất bản năm 1986) nhưngtrước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc Tác giả sáng tác bài thơnày từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiếnchuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lậpnăm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêuhao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam Địa bàn hoạt độngcủa đoàn quânTây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, cónhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng Họ sống và chiến đấu trong hoàncảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anhdũng Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lậptrung đoàn 52 Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổilại là Tây Tiến Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của QuangDũng về đơn vị cũ Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết
- Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hànhquân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữdội , hoang sơ Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liênhoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người línhTây Tiến Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây Toàn bài thơ in đậm dấu
ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng Với tài năng và tâm hồn
ấy, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹplãng mạn, đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ ,
dữ dội, mĩ lệ
Trang 23b Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.
- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn:
+ Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
==> Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt:
những con suối độc,những trận sốt rét rừng đã làm cho ngừoi lính xanh xao, rụngtóc.Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản.Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫnngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: "không mọc tóc" chứ không phải là "tóckhông mọc", thể hiện thái độ coi thường gian nguy,vượt lên hoàn cảnh của người línhTây Tiến
+ Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ với sự đối lập của hai hình ảnh trong câu thơ: xanh màu lá và dữ oai hùm
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm
==> Ba tiếng "Dữ oai hùm" đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh,khẳng định ý
chí ngút trời ,tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính.Câu thơ giống như cái hất đầuđầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng giankhổ, trở thành người anh hùng
+ Trong gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn
“ gửi mộng qua biên giới” – mộng chiến công, khao khát lập công;
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
==> Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủđô.Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nảnlòng,thối chí mà ngược lại là nguồn động viên,cổ vũ đối với các chiến sĩ Một thoáng kỉniệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan.Đó làđộng lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao củađời mình
==> Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng "biên cương", "viễn xứ" đã làm cho những
nấm mỗ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành nhữngnấm mồ tôn nghiêm Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bởi nhân cách của người đã hi sinh " Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" Đời xanh - tuổitrẻ với biết bao là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho Tổ quốc Họ đi vào cáichết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng
Trang 24+ Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến Họ coi cái chết tựa lông hồng, sự hi sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ yêu thương
Áo bào thay chiếu anh về đất
= => Thức tế,những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếucũng không có,huống chi là "áo bào" Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảmhứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điểntrước cái chết của người lính.Trong cách nhìn ấy, Cái chết của người lính Tây Tiến
không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn:"Hồn tử sĩ gió ù ù
thổi" mà được bao bọc trong một âm hương hùng tráng:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” : Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến
==> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa
III) Kết bài:
+Khắc họa người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn và hiện thực
+ Ngợi ca tấm gương chiến đấu hi sinh vì tổ quốc với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những anh lính vệ quốc
– So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ;
– So sánh các chi tiết nghệ thuật;
– So sánh nghệ thuật trần thuật;…
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưngcũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thờiđại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học
(2) Dàn bài dạng đề so sánh:
a) Mở bài:
Trang 25– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
b) Thân bài: Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau:
4 Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bốicảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi phápcủa thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao táclập luận phân tích)
Cách 2:
1.Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh
2 So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từngtiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở
cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác
Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể
có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)
–Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả…
–Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…
3.Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểmkhác này Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phântích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao đểtìm ra các tiêu chí so sánh (nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉnên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đềthực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đôngđảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo
c) Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu;
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân
Trang 26Minh Châu).
Gợi ý bài làm:
a)Mở bài: Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm
-Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sởtrường về truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống “nhặt vợ”độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con ngườibình dị trong nạn đói thê thảm
-Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phongthời đổi mới Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lầngiáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua
đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về tráchnhiệm của người nghệ sĩ
b) Thân bài:
1)Nhân vật người vợ nhặt.
-Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn làmột trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm Nhân vật này được khắc hoạ sốngđộng, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau
-Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ
+ Bên trong vẻ chua chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực,biết lo toan
2)Nhân vật người đàn bà hàng chài.
-Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởngcủa tác phẩm Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài
và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất
-Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng,giàu đức hi sinh
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, canđảm, cứng cỏi
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời
Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người
mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực
Trang 27gia đình…
4)Lý giải sự khác biệt
-Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từthấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bấtbiến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynhhướng nhận thức lại)
-Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người
đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)
c)Kết bài:
-Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
-Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướngdẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)
Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt quitrình trên Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc Chẳng hạn, có thể đồng thời vừaphân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội dung và nghệthuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau Hoặc chỉ trong bước so sánh, học sinh
có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì bàiviết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trongdàn ý khái quát
===============
Ví dụ 2:
Cảm nhận của anh / chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Trích: Tây Tiến - Quang Dũng)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)
Hướng dẫn làm bài:
* Giới thiệu: khái quát, sơ lược về hai tác giả, tác phẩm
* Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ: Thí sinh có thể trình bày
theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được nội dung và nghệ thuật củađoạn thơ:
Trang 28- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến.
+ Nội dung:
Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ
Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Con người và thiên nhiên tạo thành một thế trận trùng điệp để vây bắt kẻ thù
Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của conngười
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ ngônngữ thơ giàu tính tạo hình
* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
- Giống nhau: đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng trongthời kỳ chống Pháp Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng
- Khác nhau:
+ Về nội dung:
- Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội Là khókhăn, trở ngại mà người lính phải vượt qua Thiên nhiên trong Việt Bắc thiên về miêu tả
sự gần gũi và đồng lòng với con người
- Thiên nhiên trong Tây Tiến mang hai vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn.Trong Việt Bắc, thiên nhiên có chiều hướng gắn với hiện thực cuộc kháng chiến
+ Về nghệ thuật:
* Lý giải sự khác biệt:
Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh
về hình thức và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lêônit Lêônốp); Do hoàn cảnhsáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ
===========================
Dạng 6: Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học
Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là kiểu bài phổ biến trong các đề thingữ văn Tuy nhiên nhiều em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này nên đôi khi các
em sa đà vào phân tích lan man hoăc không biết bắt đầu từ đâu
Để làm tốt kiểu bài này các em cần có những kĩ năng nhất định
(1) Dàn bài chung:
Trang 29a) Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả tác phẩm
-Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến
b) Thân bài:
-Giải thích, làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến.+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả ýkiến Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ýnghĩa như thế nào?
-Bàn bạc, khẳng định vấn đề Có thể lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? cụ thể?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được nhưvậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trongcuộc sống? phân tích và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học
-Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học
-Nghị luận về ý kiến bàn về văn học: vợ chồng A phủ?
-Đây là đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học, học sinh có thểtrình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều quan điểm Dưới đây chỉ làmột vài yêu cầu cơ bản về nội dung:
a) Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)
-Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng làhành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”
Trang 30-Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng.
-Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnhngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ,muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”
-Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi => Mị cắt dây trói cứu A Phủ Đây không chỉ làhành động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thânmình
*Ý nghĩa của hành động:
-Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị
-Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng => giúp Mị vượt quanỗi sợ hãi từ bao lâu
-Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sốngcủa con người
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình yêu của người phụ
nữ trong bài thơ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.
Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dãn làm bài:
* Giới thiệu: khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và cách thể hiện tình yêu
trong bài thơ Sóng.ểm)
* Giải thích ý kiến: (1,0 điểm)
- Tình yêu của người phụ nữ vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống.+ Vẹn nguyện biểu hiện muôn đời: không suy suyển, không thay đổi những gì có từ
xa xưa và được bảo tồn cho đến ngày nay
+ Trong tình yêu nét đẹp truyền thống là đằm thắm, dịu dàng, thủy chung
- Tình yêu của người phụ nữ mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay
+ Hiện đại: Là quan niệm ngày nay, quan niệm mới mẻ, không bị ràng buộc bởi ýthức hệ tư tưởng phong kiến
+ Trong tình yêu sự hiện đại mới mẻ được thể hiện: Chủ động bày tỏ những khaokhát yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động cảm xúctrong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu
=> Khẳng định: ý kiến cho thấy bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêumang vẻ đẹp truyền thống đồng thời rất mực mới mẻ, hiện đại
Trang 31* Phân tích, chứng minh ( 2 điểm)
- Tình yêu vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống
+ Nỗi nhớ thương trong tình yêu: thường trực, da diết suốt đêm ngày
+ Sự thủy chung trong tình yêu: Luôn hướng về người mình yêu
+ Khát vọng trong tình yêu: Khát vọng về mái ấm gia đình hạnh phúc Giống nhưsóng hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng người phụ nữ vẫn tintưởng cập bến
- Tình yêu hiện đại hôm nay
+ Tình yêu nhiều cung bậc, phong phú, đa dạng: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ + Tình yêu mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt vàrung động rạo rực trong lòng Không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ độngkiếm tìm tình yêu đích thực
+ Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tìnhyêu rộng lớn của cuộc đời
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ; nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của nhữngcon sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm phù hợp với tâm tư, trạng, thái tìnhcảm của tâm hồn
+ Ngôn ngữ bình dị kết hợp thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đốilập, các điệp từ; Cặp hình tượng sóng và em sóng đôi, bổ sung, hòa quyện vào nhaucùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu
* Bình luận, đánh giá ý kiến (0,5 điểm)
- Ý kiến hoàn toàn đúng bởi qua ý kiến ta thấy được những vẻ đẹp, những khía cạnhkhác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu Thấy được những quan niệm mới mẻ,hiện đại, táo bạo chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tìnhyêu
- Ý kiến giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về bài thơ
- Đánh giá về bài thơ
==============================
Ví dụ 3:
Bằng việc phân tích vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông Hương trong thiên tùy bút
Ai đã đặt tên cho dòng sông (SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục), anh/ chị hãy chứng minh: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có “Rất nhiều ánh lửa” (Nguyễn Tuân).
Hướng dẫn làm bài:
a Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, là người có hiểu biết sâu rộngtrên nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là sử học, địa lý văn hóa ở Huế Tác phẩm của ông có
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ vàmột lối hành văn mê đắm tài hoa
Trang 32- Tác phẩm: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ,thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của ông Qua vẻ đẹp tự nhiên của dòng sôngHưong, chúng ta thấy “Kỉ của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa”.
b Giải thích ý kiến
- Kí là thể loại đặc trưng, là sở trường của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa Ánh lửa ở đây là ánh lửacủa nhiệt huyết, của đam mê, là ánh sáng ngợi ca vẻ đẹp từ tấm lòng của một người conHuế dành cho dòng sông quê hương mình
- Dùng một nhận định của thiên tài tùy bút Nguyễn Tuân để đánh giá Hoàng PhủNgọc Tường là sự đánh giá, đề cao bút lực của cây bút sinh ra từ sứ mộng, xứ thơ này.c
Phân tích vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông Hương
* Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn:
- Là bản trường ca của rừng già Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền vớiđại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa trữ tình, mangmột sức sống mãnh liệt
- Như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻđẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông
- Là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở: khi ra khỏi rừng già, dòngsông nhanh chóng mang vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, góp phần hình thành, gìn giữ vàbảo tồn văn hóa của xứ Huế
=>Tác giả đã thực sự kì công để khám phá và hết sức tinh tế để thấu hiểu cáiphần đời mà “dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng vàném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”
* Sông Hương trong không gian châu thổ vùng Châu Hoá:
- Vẻ đẹp của người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài
Trong cảm nghĩ của nhà văn, sông Hương giống như "người gái đẹp nằm ngủ mơmàng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi đếnđánh thức”
Từ đây, thủy trình về xuôi của sông Hương giống như một cuộc tìm kiếm có ýthức người tình nhân đích thực của một người gái đẹp trong câu chuyện tình yêulãng mạn nhuốm màu cổ tích
- Vẻ đẹp đa dạng: hành trình về xuôi của dòng sông gắn liền với những địa danhkhác nhau, và ở mỗi địa danh lại mang một vẻ đẹp mới lạ Phải chăng người con gái khiđến với người yêu không chỉ để dâng tặng tình yêu mà còn để hoàn thiện và phơi bày vẻđẹp của mình? Quả thực trong hành trình về với kinh thành của mình, sông Hương đãphô khoe những vẻ đẹp hết sức đa dạng
* Sông Hương trong không gian kinh thành Huế:
- Bắt đầu đi vào thành phố- Sông Hương được so sánh vói người tình vui tươi vàduyên dáng:
Trang 33 Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đếnđây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.
Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòngthành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: uốn một cánhcung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếngvâng không nói ra của tình yêu
- Trong lòng thành phố- Sông Hương được so sánh vói điệu slow tình cảm dànhriêng cho Huế:
Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là lưu tốc rấtchậm “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”, nhất là khi so sánh với con sôngNê-va băng lướt qua trước cung điện Pê-tec-bua để ra bể Ban-tich
Đặc điểm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khac nháu:
+ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trênsông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước
+ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn ở” củasông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành phố của mình, domuốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa
- Rời khỏi thành phố- Sông Hương được so sánh với người tình dịu dàng và chungthủy:
Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia li, dù lưu luyến, dùng dằng đến mấy thì cácdòng sông cũng phải trở về với biển cả Và sông Hương cũng không là ngoại lệ
Theo đặc điểm địa lí tự nhiên: khi rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch vềhướng chính bắc, nhưng rồi theo quy luật, nó lại phải chuyển dòng sang hướngtây đông Vì thế mà nó lại đi qua một góc của thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinhxưa cổ
Theo góc nhìn của người nghệ sĩ tài hoa khúc ngoặt ấy là biểu hiện của nỗi vươngvấn, thậm chí có chút lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung
==> Tiểu kết:
Lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ngọn lửa của tình yêu thiên nhiên quê hương đấtnước, ngọn lửa của nhà văn luôn nặng lòng và đầy nhiệt huyết với văn chương, với quêhương đã thắp sáng toàn bộ bài kí và làm rực lên cả dòng Hương Giang Thiên nhiên xứHuế và dòng sông Hương luôn gắn bó, gần gũi với con người Qua điệu chảy của dòngsông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế Từ góc độ của dòng sông thiênnhiên, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn sông Hương như một thiếu nữ xinh đẹp và tàihoa, dịu dàng và sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình Ở ngườithiếu nữ ấy nổi bật lên những đặc điểm:
- Nữ tính: Sông Hương cũng có một đời sống và tính cách phong phú nhưng có thể
thấy một nết thống nhất là chất nữ tính rất đậm: Khi là một cô gái Digan phóng khoáng
và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng, khi là một người con gáiđẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, khi là người con gái dịu dàng
Trang 34của đất nước, khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịudàng và trí tuệ, lúc lại là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
- Đa tình: Ngay từ đầu bài tuỳ bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một cảm nhận rất
độc đáo về sông Hương trong mối quan hệ với thành phố của nó- đó là quan hệ của mộtcặp tình nhân lý tưởng trong Truyện Kiều “tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê,thi ca và âm nhạc” Sông Hương sau đó vẫn được nhà văn khẳng định “là Kiều, rấtKiều”- nghĩa là không chỉ xinh đẹp, tài hoa mà còn đa tình và say đắm
- Sông Hương còn là người phụ nữ khéo trang sức mà không lòe loẹt phô phang,
giống như những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí củaHoàng Phủ Ngọc Tường Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hươngvới vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình
Trang 35* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:
- Vẻ đẹp nữ tính:
+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn
tự do và trong sáng Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắcđẹp dịu dàng và trí tuệ
+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng Khi là người tài nữ đánh đàn lúcđêm khuya Khi được ví như là Kiều, rất Kiều Khi là người con gái Huế với sắc màu
áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng
=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ NgọcTường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phầnmãnh liệt
- Rất mực đa tình:
+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mongđợi Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng cólúc mãnh liệt mạnh mẽ Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yêntâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn mộtcánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói racủa tình yêu
+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấnvương của một nỗi lòng
+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướngĐông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáocủa tình yêu Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm KimTrọng của nó
Dạng 7 Dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học
Đây là kiểu bài phổ biến trong các kì thi, nhiều em còn chưa biết cách triển khai Khilàm bài các em cần lưu ý: Dấu hiệu nhận biết kiểu bài nghị luận về hai ý kiến: Đề bàithường đưa ra 2 ý kiến về 1 tác phẩm văn học (tác phẩm thơ, tác phẩm văn xuôi, tríchđoạn, hình tượng nhân vật…) Hai ý kiến này có thể thuận chiều (cả 2 ý kiến cùng
Trang 36đúng, cùng có ý nghĩa làm rõ đặc điểm của tác phẩm, trích đoạn, hình tượng…) hoặcngược chiều (một ý kiến đúng còn một ý kiến sai).
(1) Dàn ý chung:
a)Mở bài.
-Giới thiệu vài nét tác giả, tác phẩm
-Nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn đầy đủ 2 ý kiến)
b)Thân bài.
-Vài nét về tác giả, tác phẩm
-Giải thích ý kiến, nhận định: giải thích lần lượt từng nhận định
-Chứng minh, phân tích, cảm nhận nhận 2 định ý kiến Phần này chiếm nhiều điểmnhất và yêu cầu hàm lượng kiến thức nhiều nhất Học sinh lấy dẫn chứng trong tácphẩm để chứng minh lần lượt hai ý kiến
-Bình luận ý kiến, nhận định: Sau khi phân tích, cảm nhận về 2 nhận định, học sinhbày tỏ ý kiến cá nhận về 2 nhận định, ý kiến đó và đưa ra lí do vì sao Ví dụ như phủđịnh/ bác bỏ ý kiến sai; khẳng định ý kiến đúng; kết hợp hai ý kiến (bổ sung)
c)Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề Nhận xét về hai ý kiến
(2) Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1:
“Về nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân có ý kiến cho rằng: Đó
là người phụ nữ lao động nghèo cùng đường và liều lĩnh Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính khát vọng
Từ cảm nhận của mình về nhân vật anh (chị ) hãy bình luận những ý kiến trên?
Gợi ý bài làm:
a) Mở bài:
+ Kim Lân là 1 cây bút chuyên viết truyện ngắn,thế giới nghệ thuật của ông tậptrung ở khung cảnh nông thôn và người nông dân
+ Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập… 1962
Một trong những thành công của tác phẩm này là Kim Lân đã xây dựng rất thànhcông nhân vật thị- người phụ nữ khốn cùng trong nạn đói
b)Thân bài:
1)Giải thích ý kiến:
+ Người phụ nữ cùng đường, liều lĩnh: người phụ nữ bị dồn đẩy vào 1 hoàn cảnhnghiệt ngã, không lối thoát, trở nên táo bạo trong ngôn ngữ và hành động, dường nhưkhông còn ý thức được về nhân cách phẩm giá của mình
+ Người phụ nữ giàu nữ tính khát vọng: người phụ nữ có nhiều nét đẹp dịu dàng,nhân hậu, mơ ước, khát khao
Cảm nhận nhân vật
2)Chứng minh ý kiến
- Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường, liều lĩnh:
+Cùng đường: cái đói đã đẩy thị đến cảnh cùng 1 vài người con gái khác phải ngồi
Trang 37vêu ở nhà kho để nhặt hạt rơi, hạt vãi Ngoại hình tiều tụy, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầysọp, khuôn mặt… thị phải tìm mọi cách để sống cho qua ngày, nhưng có lẽ rất khókhăn…mấy ngày thị không có được cái gì vào miệng- thị đói và thị sẽ chết đói.
+Liều lĩnh: Thị bám vào câu hò vu vơ của người đàn ông xa lạ, gạ được ăn, gạ đượctheo không (ăn trong thô tục, ký tứ) -> khổ của con người phải sống trong hèn, đau khổ
“sáng lên” “sà xuống”
-Người phụ nữ giàu nữ tính, khát vọng:
+Giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, thị rón rén, e thẹn đi sau Tràng chừng3,4 bước, xóc xóc lại tà áo, trước những cặp mắt đổ dồn vào phía mình, thị càngngượng nghịu, chân nọ díu vào chân kia… sáng hôm sau, thị trở nên hiền hậu và đúngmực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn, thị biết vun vén cho gia đình
+Khát vọng: Đó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tổ ấm gia đình đơn
sơ, hạnh phúc, 1 tương lai tốt đẹp
- Nghệ thuật:
+Nhân vật được đặt vào 1 tình huống truyện độc đáo, lối trần thuật tự nhiên, hấpdẫn, làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh tính cách
+Nhân vật được khắc họa sinh động thể hiện tâm lí tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản
dị nhưng đậm cá tính, thể hiện hơi thở của đời sống lao động bình dân
3) Bình luận 2 ý kiến trên:
Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về tính cách nhân vật:
Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến hoàn cảnh trớ trêu đối với thân phận con người, ýkiến thứ 2 khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của người nông dân VN, người phụ nữ-dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khao khát hạnh phúc, hướng tới tương lai
===================
Ví dụ 2:
Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Gợi ý bài làm:
* Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
* Giải thích ý kiến
Trang 38- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủcủa nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc củatruyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả ngườiđọc.
- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giákết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị vàmạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng,con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình
* Phân tích, chứng minh:
- Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mịthật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là
nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí
là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa Tronghoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trướcnỗi khổ của A Phủ Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấylại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh Đây là hànhđộng hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước
- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hìnhtượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống,yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bịvùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét chosức sống ấy Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinhcho người khác Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫncủa cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đốivới những người lao động nghèo Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt,khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc
* Bình luận, đánh giá chung:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu
rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài Đồngthời, ta càng trân trọng hơn tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với ngườidân nơi đây
===================
Ví dụ 3:
Đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác phẩm giàu chất trữ tình.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài:
a Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Trang 39b Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa làtác phẩm giàu chất trữ tình
- Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm
nổi bật được các ý sau: Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dânvùng Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vôcùng khổ nhục (thông qua nhân vật Mị và A Phủ); bọn quan lại cường hào (cha conthống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo mộtcách tàn bạo; trong hoàn cảnh đó, người dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống
tự do, bằng sức sống mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giaicấp, họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tìm đến cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnhphúc…
- Chất trữ tình: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm
nổi bật được vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm khi tái dựng khung cảnh thiên nhiên và nhữngphong tục tập quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về; khi miêu tả tâm trạng đầy sứcsống của Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo; khi bộc lộ niềm tin vào tìnhngười sâu sắc ở đoạn Mị cởi trói cho A Phủ…
- Đánh giá về sự hài hòa , đan quyện giữa chất hiện thực và chất trữ tình
===================
Ví dụ 4:
Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa” Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”.
Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên ?
Hướng dẫn làm bài:
* Vài nét về tác giả, tác phẩm
- "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh
Châu) Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu"
- "Người lái đò sông Đà" được coi là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong “ Tùy bút sông Đà” Với khát khao truy tìm "chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc" - "thứ vàng mười đã được thử lửa" (Đi mở đường), Nguyễn Tuân
đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng mới lạ
* Giải thích ý kiến
- Người nghệ sĩ tài hoa: là những người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước
mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù Ở ý kiến trên, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ
- Người lao động bình thường: là người lao động thầm lặng, vô danh, không tên
tuổi giống như bao người lao động khác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
Trang 40=> 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách người lái đò sông Đà
* Phân tích, chứng minh
- Ông lái đò - một nghệ sĩ tài hoa
+ Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy
+ Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, caocường
+ Cuộc băng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một "tay lái ra hoa”:
+ Vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy Ông lái đò bị sóng thác đánh miếng đòn độc hiểm Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáubơi chèo, chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm
+ Vòng vây thứ hai, sông Đà thay đổi chiến thuật Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá tướng đứng chiến ở cửa giữa
+ Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải bên trái đều là cửa tử Ông lái đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được Thế là hết thác
- Ông cũng là một người lao động bình thường:
+ Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo
+ Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về nương ruộng, bản mường