1 Diện tích nhà ở theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/20092 Tính đến năm 2008 SởXây dựng 3 Điều tra Phỏng vấn hô ̣GĐ HAIDEP năm 2005 4 Tính cho khu vực nội thành cũ Ngoài ra còn có n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
VỮNG Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hoàng Liên
HÀ NỘI – 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Hoàng Liên – Giảng viên KhoaMôi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, khôngsao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận vănchưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Đoàn Khánh Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Khoa Sau Đại học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, em đã
thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ Hà Nội”.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ,quan tâm của các giảng viên tại Khoa Sau Đại học trong suốt thời gian học tập, nghiêncứu tại Khoa, những người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trìnhđào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành khóa đào tạo
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫnTS.Nguyễn Thị Hoàng Liên – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoahọc Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoànthành luận văn
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm còn hạnchế, vì vậy không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét, góp ý, giúp đỡ
để em từng bước hoàn thiện kiến thức chuyên ngành và tiếp cận với công việc thực tếmột cách tốt nhất
Em xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội - 2017
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………
Trang 5LỜI CẢM ƠN………
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……….
DANH MỤC BẢNG………
DANH MỤC HÌNH……….
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Những vấn đề chung về không gian xanh công cộng 4
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu 4
1.1.2 Các khái niệm liên quan 7
1.1.3 Phân loại và đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng 11
1.1.4 Vai trò của KGXCC 11
1.2 Đặc điểm phát triển và quản lý KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội 13 1.3 Kinh nghiệm quản lý không gian xanh công cộng 15
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế 15
1.3.2 Kinh nghiệm trong nước 19
1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội trong việc quản lý không gian xanh công cộng 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa tài liệu 22
2.3.2 Phương pháp điều tra 22
2.3.3 Phương pháp thống kế 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội 24
3.1.1 Hiện trạng số lượng, diện tích, chất lượng KGXCC 24
3.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng không gian xanh công cộng 38
3.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội 49
3.2.1 Hệ thống hóa các văn bản pháp lý của Trung ương và Thành phố về KGXCC 49 3.2.2 Phân tích sự phù hợp của các văn bản, chính sách 49
3.2.3 Đánh giá hiện trạng và kết quả phân công, phân cấp quản lý của chính quyền 54 3.3 Đánh giá sự tham gia quản lý và phát triển KGXCC từ phía cộng đồng 59
3.3.1 Đánh giá sự tham gia của người dân cộng đồng 59
3.3.2 Đánh giá hiệu quả công tác xã hội hóa đầu tư phát triển KGXCC từ cộng đồng …… 62
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội 63
3.4.1 Đối với các khu đất hiện có 63
3.4.2 Đối với các khu đất đã có chủ trương di dời 68
3.4.3 Phát triển không gian xanh công cộng tại các khu vực phát triển mới 71
3.4.4 Các giải pháp khác 71
3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng các khu vực KGXCC 73
3.5.1 Với khu vực Công viên, vườn hoa 73
3.5.2 Với khu vực Sân chơi 76
Trang 63.5.3 Đề xuất một số dự án cụ thể 77
3.6 Giải pháp tăng cường công tác quản lý không gian xanh công cộng 83
3.6.1 Các giải pháp tiếp tục bổ sung hệ thống pháp lý, phân cấp quản lý KGXCC 83
3.6.2 Giải pháp nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước 84
3.7 Giải pháp huy động nguồn lực phục vụ phát triển và quản lý KGXCC 86
3.7.1 Giới thiệu các nguồn lực 86
3.7.2 Các giải pháp cụ thể huy động nguồn lực 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Kiến nghị 91
2.1 Kiến nghị với TW 91
2.2 Kiến nghị với Thành phố Hà Nội 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 93
Trang 7: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Quyết định
: Trung bình: Thể dục thể thao: Trách nhiệm hữu hạn: Vệ sinh công cộng: Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp một số yếu tố của không gian xanh công cộng khu vực Hà Nội 5
Bảng 1.2: Các tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng Hà Nội 6
Bảng 1.3: Diện tích và mật độ dân số 04 quận nội thành cũ Hà Nội 14
Bảng 3.1: Số liệu hiện trạng công viên, vườn hoa của 04 quận nội thành cũ 27
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng các công viên khu vực nội thành cũ Hà Nội 30
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng các vườn hoa khu vực nội thành cũ Hà Nội 33
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện các kế hoạch cải tạo, chỉnh trang công viên, vườn hoa khu vực nội thành cũ Hà Nội 56
Bảng 3.5: Đề xuất mục đích sử dụng cho sân chơi đối với một số chung cư cũ khi có phương án cải tạo, xây dựng 65
Bảng 3.6: Danh sách một số nhà VSCC được đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng thành KGXCC 67
Bảng 3.7: Đề xuất mục đích sử dụng cho sân chơi, vườn hoa đối với một số trụ sở cũ của các Bộ, Ngành sau di dời 68
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ vị trí các công viên trong khu vực nghiên cứu 25
Hình 3.2: Bản đồ vị trí các vườn hoa trong khu vực nghiên cứu 26
Hình 3.3: Bản đồ vị trí các sân chơi trong khu vực 04 quận nội thành cũ 37
Hình 3.4: Kết quả điều tra khảo sát mục đích sử dụng KGXCC tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 40
Hình 3.5: Kết quả điều tra - mục đích sử dụng KGXCC tại sân chơi 40
Hình 3.6: Kết quả điều tra - Hiện trạng sử dụng không gian theo nhóm tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 41
Hình 3.7: Kết quả điều tra - Hiện trạng sử dụng không gian theo nhóm tại khu vực sân chơi………41
Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá số lượng các trang thiết bị tại công viên,vườn hoa khu vực nghiên cứu 42
Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá chất lượng các trang thiết bị tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 43
Hình 3.10: Biểu đồ đánh giá số lượng các trang thiết bị tại sân chơi, vườn hoa khu vực nghiên cứu 43
Hình 3.11: Biểu đồ đánh giá chất lượng các trang thiết bị tại sân chơi, vườn hoa khu vực nghiên cứu 43
Hình 3.12: Tỉ lệ ý kiến trả lời về thời gian sửa chữa khi có một thiết bị bị hỏng hóc (%)………. 44
Hình 3.13: Tỉ lệ ý kiến trả lời về thời gian mà người/cơ quan ra nhắc nhở, xử lý khi xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất công để buôn bán, đỗ xe (%) 44
Hình 3.14: Biểu đồ kinh phí vui chơi tại công viên, vườn hoa khu vực nghiên cứu 45
Hình 3.15: Biểu đồ tần suất sử dụng công viên, vườn hoa 45
Hình 3.16: Biểu đồ tần suất sử dụng công viên, vườn hoa theo chi phí phải trả 46
Hình 3.17: Biểu đồ kinh phí vui chơi tại sân chơi ………46
Hình 3.18: Biểu đồ tần suất sử dụng sân chơi 46
Hình 3.19: Biểu đồ tần suất sử dụng sân chơi theo chi phí phải trả………. 47
Hình 3.20: Biểu đồ thể hiện những yếu tố làm hài lòng người sử dụng tại công viên, vườn hoa……… ……….47
Hình 3.21: Biểu đồ thể hiện những yếu tố khiến người sử dụng tại công viên, vườn hoa không hài lòng 48
Hình 3.22: Kết quả đánh giá sự hài làng của người dân đối với khu vực sân chơi 48
Hình 3.23: Kết quả đánh giá sự không hài lòng của người dân đối với khu vực sân chơi 48
Hình 3.24: Phân cấp quản lý KGXCC trên địa bàn Hà Nội 54
Hình 3.25: Tỷ lệ người dân tham gia quản lý KGXCC 60
Hình 3.26: Tỷ lệ các hình thức tham gia đóng góp để nâng cao chất lượng không gian xanh công cộng khu vực nghiên cứu 60
Hình 3.27 :Tỷ lệ người dân biết đến các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác quản lý KGXCC khu vực nghiên cứu 61
Hình 3.28: Sân chơi thuộc Phường Trung Phụng – Đống Đa được hình thành trên nền nhà VSCC cũ 68
Hình 3.29: Sân chơi di động cho trẻ em trên phố Đào Duy Từ 73
Hình 3.30: Sơ đồ phối hợp của các bên liên quan trong quản lý KGXCC 86
Trang 10MỞ ĐẦU
Không gian xanh công cộng (KGXCC) như quảng trường, công viên, vườn hoa,vườn dạo, sân chơi, là yếu tố không thể thiếu trong một đô thị, có vai trò quan trọngtrong tạo cảnh quan đô thị, tạo môi trường sống hài hòa với thiên nhiên, đồng thời lànơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư KGXCC của một
đô thị góp phần rất lớn vào việc tạo ra hình ảnh cho thành phố, đồng thời mang lạinhững trải nghiệm sống cho con người Ở quy mô khu ở, KGXCC cần được nhìn nhậnnhư một yếu tố quyết định trong việc mang lại chất lượng cuộc sống cho một khu đôthị, biến khu đô thị trở thành một môi trường sống tốt nơi con người cảm thấy thật sựgắn bó Đồng thời, KGXCC cũng mang lại giá trị gia tăng cho các khu vực xungquanh Do đó, việc phát triển và quản lý hệ thống KGXCC tốt có ý nghĩa vô cùng quantrọng với một thành phố nói chung, cũng như khu vực đô thị nói riêng
Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã quan tâm phát triển và quản lýKGXCC như đầu tư cải tạo, nâng cấp một số quảng trường, công viên, vườn hoa, bảođảm trật tự, mỹ quan đô thị, tạo điểm vui chơi giải trí thuận tiện cho nhân dân Tuynhiên, thực tế tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cho thấy chất lượng hệthống KGXCC chưa cao Việc phát triển, bố trí KGXCC trong khu vực các quận nộithành cũ của Hà Nội chưa có sự nghiên cứu tới tổng thể và mối liên hệ với các khu vựcxung quanh Do đó, khi hình thành, một công viên, vườn hoa, sân chơi có xu hướng trởthành một không gian độc lập với những hoạt động của riêng nó mà thiếu đi sự liên kếtvới những KGXCC khác Mặt khác, cơ sở vật chất của KGXCC như đường dạo bộ,tiểu cảnh, hệ thống ánh sáng là những không gian có tính chất kết nối giữa KGXCCvới người sử dụng chưa được coi trọng và thiếu gắn kết Ngoài việc thiếu hụt về quỹđất, nhiều vườn hoa, sân chơi ở Thủ đô còn bị xuống cấp trầm trọng, thiết bị đồ chơithô sơ, hoen gỉ không tạo ra được không gian hấp dẫn cho trẻ em Nhiều sân chơi bịchiếm dụng và sử dụng sai mục đích, chủ yếu nằm trong khu vực 04 quận nội thành
cũ, đó là các khu nhà ở cũ: Khu tập thể Nam Đồng, Trung Tự, Bách Khoa, NguyễnCông Trứ, Văn Chương,
Với đặc thù về hạ tầng, lịch sử, văn hóa, xã hội, và số lượng dân cư đông đúc,khu vực nội thành cũ Hà Nội đang là khu vực được quan tâm nhiều để tạo điều kiệnphát triển Thành phố Hà Nội một cách bền vững Đặc biệt hơn là việc khai thác, sử
1
Trang 11dụng không gian công cộng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư trong
04 quận nội thành cũ Hà Nội, bao gồm quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, BaĐình
Từ thực tế này, học viên tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ
Hà Nội” để qua đó, đánh giá đúng hiện trạng phát triển, quản lý các không gian xanh
công cộng, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bền vữngkhông gian xanh công cộng khu vực nội thành cũ của Hà Nội
+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất giải pháp quản lý bền vững KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ HàNội
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng và phân tích những vấn đề bất cập trong công tác quản lý
và phát triển KGXCC khu vực nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp quản lý KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà
Nội
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý KGXCC, tập trung vào các đốitượng: công viên, vườn hoa, sân chơi trên địa bàn nội thành cũ Hà Nội, trong đó ưu tiên các khu vực có tính phổ cập cao, người dân dễ dàng tiếp cận miễn phí
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn 04 quận nội thành cũ, tập trung tại các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình
+ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu, kế thừa các nghiên cứu đã có: đề tài kế thừa cácnghiên cứu đã có về không gian xanh công cộng, các quy hoạch, kế hoạch và văn bảnpháp quy khác về không gian xanh công cộng để phục vụ cho các nội dung nghiêncứu
- Phương pháp điều tra: đề tài tiến hành khảo sát thực địa, điều tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến người dân về thực trạng không gian xanh công cộng:
Khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát trực tiếp tại một số công viên, vườn hoa,sân chơi khu tập thể trên địa bàn 4 quận, bao gồm: công viên Thống Nhất, Thanh
2
Trang 12Nhàn, vườn hoa: Lê Nin, Indira Gandhi, Lý Thái Tổ, Vạn Xuân , các sân chơi củakhu tập thể Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Phương Mai, Nguyễn Công Trứ, QuỳnhMai
Tiến hành phát phiếu bảng hỏi, phỏng vấn đến người dân với các nội dung đánhgiá về số lượng, chất lượng các KGXCC, sự tham gia của người dân vào công tác pháttriển, quản lý KGXCC; phỏng vấn chuyên gia với các nội dung liên quan đến đánh giáthực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý KGXCC
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp và xử lý các sốliệu điều tra về KGXCC 4 quận nội thành cũ Hà Nội
+ Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn gồm
03 Chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1 Những vấn đề chung về không gian xanh công cộng
1.2 Đặc điểm phát triển và quản lý không gian xanh công cộng khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội
1.3 Kinh nghiệm quản lý không gian xanh công cộng trên thế giới và trongnước
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội
3.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý không gian xanh công cộng khu vực 4quận nội thành cũ Hà Nội
3.3 Đánh giá sự tham gia quản lý và phát triển không gian xanh công cộng từ phía cộng đồng
3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội
3
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Những vấn đề chung về không gian xanh công cộng
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý các yếu tốcấu thành nên không gian công cộng và không gian xanh đô thị Phần lớn các côngtrình này đều tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp về quản lý, khai thác và sửdụng hợp lý không gian xanh, không gian công cộng Một số công trình nghiên cứu cụthể như sau:
Đầu tiên là nhà tư tưởng người Đức Hannah Arendt (1906 – 1975) Arendt đãnhìn nhận khu vực công cộng là một không gian mà tại đó, kể từ thời Hy Lạp cổ đạitrở đi, cuộc sống tự do và không bị chi phối bởi những ràng buộc, đối lập với cuộcsống của cá nhân Giữ gìn được khu vực công cộng là việc duy trì được một khônggian mà chúng ta có thể gặp gỡ và trao đổi những quan điểm khác nhau Theo ông,điều này là rất quan trọng đối với một xã hội dân chủ thực sự [32]
Năm 1962, nhà triết học đương đại người Đức, Juergen Habermas đã liên hệgiữa khu vực công cộng với đời sống chính trị Tác giả nhận định khu vực công cộng
là không gian mà các ý kiến của cộng đồng có thể được đưa ra và trao đổi, một khônggian và xã hội dân sự có thể nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước [34]
Henri Lefebvre (1901 – 1991), có thể được coi là nhà tư tưởng quan trọng nhất
về đô thị trong thế kỷ 20, đề cập một cách trực tiếp hơn tới các vấn đề không gian côngcộng và đặc biệt là không gian công cộng trong đô thị Lefebvre đãliên hệ không giancông cộng với quyền của các cư dân đô thị trong việc tạo ra thành phố của họ Khônggian công cộng có thể được gìn giữ và phát triển nếu sự phát triển của đô thị không chỉnằm trong giới hạn quản lý của nền kinh tế tư nhân và của Nhà nước [33]
Bên cạnh đó, chuyên gia thần kinh và tâm thần học người Mỹ - ông BrianKoehler cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội diễn ra trong môitrường không gian công cộng đối với các rối loạn thần kinh Chứng tâm thần phân liệt
có một phần nguyên nhân là do nguồn gốc gien, phần còn lại liên quan đến sự cô lập,hạn chế giao tiếp xã hội Ông cũng đã cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn thần kinh dothiếu tiếp xúc và trao đổi với xã hội là 35%, điều này cho thấy việc giữ gìn và pháttriển các không gian công cộng tại đô thị cũng là một vấn đề thuộc về y tế công cộng
4
Trang 14và chi phí y tế Các không gian công cộng kém phát triển trong hiện tại cũng đồngnghĩa với các chi phí y tế công cộng cao trong tương lai [27].
Tại Chương trình Nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030, Liên Hiệp Quốc
đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu “Thành phố và cộngđồng bền vững” với mục tiêu làm cho các thành phố và khu vực sinh sống của conngười trở nên toàn diện, an tòan, linh động và bền vững Các đô thị là trung tâm củanhững ý tưởng, thương mại, văn hóa, khoa học, năng suất, phát triển xã hội và nhiềuhơn nữa Đặc biệt các thành phố đã cho phép mọi người đạt được tiến bộ rõ rệt về mặt
xã hội và kinh tế Tuy nhiên, nhiều thách thức tồn tại khi duy trì các thành phố trongkhả năng tạo việc làm và sự thịnh vượng trong thời điểm căng thẳng đất đai và cácnguồn lực Những thách thức các thành phố phải đối mặt có thể được khắc phục bằngcách cho phép chúng tiếp tục phát triển và tăng trưởng, trong khi cải thiện sử dụng tàinguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nghèo đói Trong tương lai, cộng đồng muốn các thànhphố có những cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, năng lượng, nhà ở, giao thôngvận tải và nhiều hơn nữa
Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bềnvững địa phương giai đoạn 2013 – 2020, trong đó có chỉ tiêu về tỷ lệ đất cây xanh bìnhquân, một yếu tố quan trọng cấu thành nên không gian xanh công cộng [4]
Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Lê Phương Thảo,“Nghiên cứu không gian xanhtrong việc cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị” cũng đã đề xuất những giải pháp tổchức không gian xanh nhằm cải thiện và môi trường đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là đãlựa chọn được các giải pháp hợp lý và các loại cây trồng trong đô thị theo các tiêu chíphù hợp với các khu chức năng đô thị Đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp và mô hình bốcục cây xanh trong thiết kế quy hoạch, đề xuất được danh mục cây trồng đô thị và giảipháp quy hoạch trong công tác nghiên cứu thiết kế quy hoạch đô thị ở Việt Nam [5]
Các nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công viên, vườn hoa tại Hà Nội cũng
đã được thể hiện qua Quy hoạch hệ thống công viên cây xanh, vườn hoa và hồ Thànhphố Hà Nội đến năm 2030, Quy hoạch chung Thủ đô [23, 24]
Bảng 1.1: Tổng hợp một số yếu tố của không gian xanh công cộng của Hà Nội Yếu tố
Không gian
công cộng tập
5
Trang 15với các đô thị trong khu vực và thế giới như trong bảng sau:
Bảng 1.2: Các tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng Hà Nội Dịch vụ cơ sở
Trang 16Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030
6
Trang 171) Diện tích nhà ở theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009
2) Tính đến năm 2008 (SởXây dựng)
3) Điều tra Phỏng vấn hô ̣GĐ HAIDEP năm 2005
4) Tính cho khu vực nội thành cũ
Ngoài ra còn có những dự án liên quan đến việc xây dựng và cải tạo không gian
xanh công cộng tại khu vực Hà Nội: Dự án nghiên cứu về không gian công cộng và
văn hóa của giới trẻ Hà Nội thực hiện bởi Chương trình hợp tác nghiên cứu – hành
động giữa Canada và Việt Nam cùng Tổ chức phi chính phủ Health Bridge; Dự án cải
tạo sân chơi khu vực ở của nhóm kỹ sư trẻ Think playgrounds cũng đã góp phần đưa ra
những giải pháp giúp tạo nên các không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư Các dự
án này đã cải tạo các sân chơi trong khu ở, trong khu vực giao lưu cộng đồng, lắp đặt
các trò chơi, tạo lập không gian giải trí, thư giãn cho người dân
Đồng thời cũng đã có tài liệu nghiên cứu của Trung tâm dự báo và nghiên cứu
đô thị - PADDI trong khóa tập huấn quy hoạch và quản lý không gian xanh, chính sách
bảo tồn và phát triển cây xanh tháng 4/2011 với phạm vi khu vực đề cập là Thành phố
Hồ Chí Minh
1.1.2 Các khái niệm liên quan
1.1.2.1 Khái niệm không gian công cộng
Theo các tài liệu đã nghiên cứu, hiện nay chưa có định nghĩa chung về không
gian công cộng Một số tài liệu nghiên cứu của quốc tế đưa ra khái niệm về thuật ngữ
“không gian công công” ̣ như : không gian công công ̣ la nhưng công trinh , khu vưc ̣
công cộng như căn cư quân sư ̣gần vơi khu vưc ̣ dân cư
quảng trường công cộng - nơi màviêc ̣ tâp ̣ trung môṭsốlương ̣ người vươṭ quácho phép
có thể bị cấm hoặc bến xe buýt , ga tàu - nơi màmôṭsốhoaṭđông ̣ như biểu diêñ đường
phốcần phải xin giấy phép Môṭcách hiểu khác củ a “không gian công công” ̣ dưạ trên
đinh nghiã phổbiến , được áp dung ̣ cho bất kỳ một không gian nào màngười
dân co thểtu ̣hop ̣, bao gồm ca cac khu vưc ̣ do tư nhân sơ hưu như trung tâm mua sắm
̀́
Nhiều trong số các công trinh nêu trên thưc ̣
7
Trang 18phát triển đời sống xã hội của thành phố , nhưng môṭsốkhu vưc ̣ khác cũng han chếtư ̣
do cánhân
Hiện nay, “không gian công cộng” có những cách hiểu khác và được định nghĩađơn giản hơn Bên cạnh đó, khái niệm “không gian công cộng” còn được định nghĩatùy theo cấp độ của nó từ vĩ mô như: không gian công cộng của đô thị, khu vực đô thị,đơn vị ở,… đến vi mô như: ngôi nhà, ngõ phố, thậm chí là một hành lang đi lại trongcác chung cư Hay trong một số nghiên cứu, thuật ngữ “không gian công cộng” đượcgiới hạn và hiểu như sau: không gian công cộng có thể hiểu là không gian diễn ra cáchoạt động mang tính tập thể giữa một cộng đồng hay một nhóm người có xu hướng kếthợp với nhau và liên kết với nhau vì lợi ích, giá trị và nhu cầu chung
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm của Tổng hội Xây dựng ViệtNam: Không gian công cộng là những không gian mở, nơi mọi công dân có thể đến
mà không phải xin phép hay trả tiền (www.tonghoixaydungvn.org)
1.1.2.2 Khái niệm không gian xanh công cộng
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về khái niệm “không gianxanh công cộng”, tuy nhiên trong các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về khônggian công cộng đều hướng đến một không gian công cộng xanh, thân thiện, an toàn vớimôi trường và con người sử dụng và xung quanh chúng
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xâydựng thì không gian xanh công cộng được hiểu là cây xanh sử dụng công cộng Trongquy chuẩn có nêu: “Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa,vườn dạo…, bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trìnhnày và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi chongười dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích tập luyện TDTT, nghỉ ngơi, giảitrí, thư giãn…)”
Cây xanh sử dụng công cộng (không gian xanh công cộng) gồm: quảng trường,công viên, vườn hoa, vườn dạo… là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc đô thị, làkhông gian được xác định trong quy hoạch, là nơi tiếp cận thuận lợi với người dân để
sử dụng cho mục đích TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn
Trong nghiên cứu này, đề tài đưa ra quan điểm về không gian xanh công cộngnhư sau: “Không gian xanh công cộng là các không gian công cộng ngoài trời baogồm: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân chơi,… được xây dựng để
8
Trang 19người dân có thể tiếp cận, thuận lợi để sử dụng cho mục đích TDTT, nghỉ ngơi, giải trí,thư giãn.”
Với quan điểm này, từ “xanh” không chỉ đơn giản chỉ những địa điểm có câyxanh, mà còn mang hàm ý chỉ các khu vực công cộng tạo nên các giá trị văn hoá – xãhội, an toàn và miễn phí cho cộng đồng dân cư, nhằm hướng đến phục vụ mục tiêuphát triển bền vững của Thành phố
Trong khuôn khổ đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đếnquản lý KGXCC tại các công viên, vườn hoa và sân chơi
1.1.2.3 Khái niệm công viên
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xâydựng, công viên là một loại hình thuộc cây xanh sử dụng công cộng (không gian xanhcông cộng) được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sửdụng cho các mục đích tập luyện TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn
1.1.2.4 Khái niệm vườn hoa
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng côngcộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, vườn hoa là một hình thức công viên nhỏ,hạn chế về quy mô, nội dung với diện tích từ 1ha đến 6ha và gồm 3 loại chủ yếu:
+ Loại I: Tổ chức chủ yếu dành cho dạo chơi, thư giãn, nghỉ ngơi
+ Loại II: Ngoài chức năng trên còn có tác dụng sinh hoạt văn hóa như biểu diễn nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện thể dục thể thao
+ Loại III: Có 5 vườn hoa nhỏ phục vụ khách bộ hành, khách vãng lai, trang trí nghệ thuật cho công trình đường phố, quảng trường, diện tích không quá 2ha
1.1.2.5 Khái niệm sân chơi
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng côngcộng trong các đô thị, sân chơi là không gian chung trong các khu dân cư, là nơi ngườidân sử dụng chung cho các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao
1.1.2.6 Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấnphẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tàinguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển củanhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng nhữngnhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”
9
Trang 20Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thếgiới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là:
“Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổnhại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
Năm 1996, Munro đã đưa ra quan niệm rõ ràng hơn về khái niệm bền vững baogồm 03 lĩnh vực: Bền vững xã hội, bền vững kinh tế và bền vững môi trường
1.1.2.7 Khái niệm quản lý
Theo Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Tài chính “Quản lý là sự tácđộng có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêuđặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”
1.1.2.8 Quan điểm quản lý bền vững không gian xanh công cộng
Trên cơ sở khái niệm bền vững và khái niệm quản lý, tổng quát và những đặcđiểm yếu tố cấu thành nên không gian xanh công cộng, đề tài đề xuất quan điểm vềquản lý bền vững không gian xanh công cộng:
- Quản lý bền vững dưới góc độ văn hóa xã hội: Không gian xanh công cộng trởthành bộ phận quan trọng của không gian đời sống và tạo điều kiện để các tầng lớp xãhội tiếp cận và sử dụng qua thời gian, qua đó có thể cảm nhận giá trị mà di sản mangtới cho thành phố Quản lý bền vững không gian xanh công cộng chính là quản lý, gìngiữ một phần lịch sử Hà Nội, quản lý nét văn hóa cộng đồng dân cư và ghi nhận sựphát triển mối giao lưu văn hóa
- Quản lý bền vững dưới góc độ kinh tế: Quản lý không gian xanh công cộngđược xem là bền vững không tạo rào cản cho sự phát triển kinh tế mà còn giúp kinh tếphát triển Xây dựng và quản lý không gian xanh công cộng bền vững là một hình thứcđầu tư để phát triển, đặc biệt đối với các khu dân cư, khu đô thị, nhằm thu hút ngườidân sống và sinh hoạt, chi tiêu để thụ hưởng
- Quản lý bền vững dưới góc độ môi trường: Không gian xanh công cộng làcông trình làm tăng mật độ cây xanh, bóng mát, giúp giảm thiểu ô nhiễm Đồng thời,
là môi trường sinh hoạt chung nên sẽ tạo lập ý thức gìn giữ môi trường sống của ngườidân, tạo lập hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cải thiện môi trường thị giác,đảm bảo một Hà Nội là thành phố - Thủ đô xanh, sạch, đẹp
10
Trang 211.1.3 Phân loại và đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng
1.1.3.1 Phân loại không gian xanh công cộng
+ Khu vực có nhu cầu sử dụng đặc thù: hè phố, khu cách ly, phòng hộ, vườnươm, khu bảo tồn di sản, khoảng cách giữa các nhà chung cư, sân vườn trong các côngtrình công cộng [16]
- Phân loại theo loại hình [24]:
+ Quảng trường;
+ Công viên ≥ 3ha;
+ Vườn hoa ≤ 3ha;
+ Vườn dạo ≤ 300m2
1.1.3.2 Đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng
Đối tượng phục vụ của không gian xanh công cộng đa dạng bao gồm:
- Trí thức: Học sinh, sinh viên, cán bộ
- Người lao động phổ thông
- Người làm dịch vụ: bán hàng, trông xe, dọn dẹp,…
- Người ngoài độ tuổi lao động: Trẻ em, hưu trí
1.1.4 Vai trò của KGXCC
1.1.4.1 Tạo cảnh quan và sự gắn kết người dân trong đô thị
Hệ thống cây xanh mặt nước là 1 trong 7 thành tố chính tạo nên không gian đôthị, đó là: hình thái tổng quát của thành phố, phân bố sử dụng đất, hoạt động của conngười, hình dạng công trình và kiến trúc, mạng lưới đường và hệ thống giao thông,đường đi bộ và không gian mở [16] Như vậy, trước tiên, có thể khẳng định cây xanhmặt nước – với tư cách là không gian mở - là một yếu tố quan trọng trong ngôn ngữkhông gian đô thị
Những không gian xanh công cộng tăng cường lòng yêu mến của người dân vớithành phố, khu phố Chúng là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn, giao tiếp xã hội Mạnglưới cây xanh cũng góp phần giáo dục ý thức môi trường và phát huy truyền thốngtrồng cây của nhân dân ta
KGXCC là một thành phần tích cực trong việc mang lại đời sống tinh thần theo
xu hướng giao tiếp cộng đồng, là nơi mọi người có thể vừa sử dụng để nghỉ ngơi, thamgia các hoạt động chung như thể dục thể thao, vui chơi các trò chơi tập thể…
11
Trang 22Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm, người Việt thích giao tiếpnhưng chỉ thực sự mạnh dạn trong một cộng đồng quen thuộc còn rất rụt rè, "giữ kẽ"đối với đối tượng ngoài cộng đồng [19] Do vậy mà các sân chơi trong khu ở với vaitrò là KGCC trong cộng đồng có một vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là những khônggian xóm giềng, kề cận ngay căn hộ hay nhà ở của mình.
1.1.4.2 Tác động đến môi trường
Điều hòa không khí, tạo các khu vực có vi khí hậu tiện nghi: Cây xanh, mặtnước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3oC đến 3,9oC khi diện tíchđất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị Hiệu quả tổng hợp của bóng mát vàbay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết khi tăng 25% diện tíchche phủ thảm thực vật Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độbức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời Cây xanh tạo bóng mát,giảm nhiệt độ mùa hè, lọc tiếng ồn và khói bụi, tăng dưỡng khí cho môi trường khôngkhí [7]
Hệ thống này còn giúp thẩm thấu nước mưa, giảm tình trạng úng ngập cục bộ
do mưa lớn và tình trạng cứng hoá bề mặt Các hồ, ao có tác dụng chứa nước mưa, rồisau đó mới thoát dần theo hệ thống cống Các hồ điều hòa có khả năng hỗ trợ hệ thốngthoát nước trong đô thị, bởi làm giảm được lưu lượng nước chảy sau đó, giảm côngsuất trạm bơm
Xử lý nước thải: Đó là khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm thông qua các quátrình làm sạch tự nhiên (lý học, hóa học, sinh học) diễn ra trong môi trường nước Quátrình này diễn ra tương đối nhanh và làm phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ có trongnước sau 20 ngày Tác dụng dẫn xuất là tạo ra thức ăn cho nguyên sinh động vật, rồisinh vật phù du và nhuyễn thể…làm cho nước ngày càng sạch hơn
1.1.4.3 Lợi ích kinh tế
Ngoài các giá trị khai thác từ chính KGXCC như nuôi trồng thuỷ sản hoặc tráicây…, KGXCC còn có giá trị rất lớn đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.Không gian cây xanh – mặt nước trong đô thị hay yếu tố đi bộ thuận tiện đến các dịch
vụ gần nhà có thể nâng giá trị bất động sản Trong đó nhà ở gắn liền với cảnh quan cócây xanh thường được mua với giá cao hơn hoặc nhu cầu nhiều hơn so với nhà ở tương
tự nhưng không có tiện ích này Năm 2011, nhóm các nhà kinh tế học Niko McLaughlin và Noelwah R Netusil tại Khoa Kinh tế học Trường Cao Đẳng
Drake-12
Trang 23Reed, Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng không gian thân thiện nhưng không có cây xanh làmtăng giá trị nhà ở tại thành phố Portland trung bình khoảng 3.500 USD Trong khi đó,nếu nhà ở thuộc khu vực có không gian công cộng rợp bóng cây, giá trị nhà ở tại đây
sẽ tăng lên trung bình 22.000 USD [36]
Tác động đến hành vi của người tiêu dùng: Nghiên cứu được xuất bản tạiJournal of Arboriculture của Tiến sĩ Kathleen L Wolf - Đại học Washington chỉ rarằng, người tiêu dùng đánh giá cao những khu mua sắm gắn liền với cây xanh, cụ thểngười tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn 11% đối với hàng hoá và dịch vụ trong khu kinhdoanh có cảnh quan xanh so với khu kinh doanh không có tiện ích này, đối với hàngtiện dụng người mua hàng sẵn sàng trả cao hơn trung bình 50% Không chỉ vậy, nghiêncứu này cũng chỉ ra rằng cảnh quan dọc theo các tuyến đường dẫn đến đến các khuthương mại cũng gây ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng [36]
1.1.4.4 Ý nghĩa văn hoá, lịch sử
Những không gian cây xanh mặt nước, đặc biệt trong đô thị cổ mang đến cácgiá trị rất lớn về văn hoá, lịch sử Cùng với sự phát triển của mỗi đô thị, các KGXCCthường là nơi diễn ra những hoạt động cộng đồng, nhất là những hoạt động liên quanđến văn hóa- xã hội tại các đô thị đó
Tại thủ đô Hà Nội, khu vực nội thành cũ là nơi có nhiều KGXCC gắn với lịch
sử, văn hoá của Thủ đô Có thể lấy ví dụ về quần thể KGXCC khu vực hồ Gươm vớirất nhiều dấu ấn lịch sử, văn hoá như truyền thuyết thần Kim Quy trao gươm cho vua
Lê Lợi; đền Ngọc Sơn linh thiêng với Tháp Bút- biểu tượng của vùng đất văn hiến;tượng đài cảm tử quân- minh chứng lịch sử cho cuộc chiến đấu cứu nước của ngườidân Thủ đô Nơi đây được xem là nơi hội tụ của huyền thoại và biểu tượng, một khônggian phản chiếu những yếu tố tinh thần, tôn giáo, vừa linh thiêng huyền bí, vừa lãngmạn giàu chất thơ
1.2 Đặc điểm phát triển và quản lý KGXCC khu vực 04 quận nội thành cũ Hà Nội
Khu vực nội thành cũ có những đặc điểm rất riêng, tác động đến phát triển vàquản lý KGXCC, đó là sự hạn chế về quỹ đất, dân số rất đông, mật độ và mật độ xâydựng các công trình ở mức rất cao Bảng sau cho thấy các thông tin về diện tích, mật
độ dân số 4 quận nội thành cũ:
13
Trang 24Bảng 1.3: Diện tích và mật độ dân số 04 quận nội thành cũ Hà Nội
TT
1234
Tổng
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội (2014)
Theo bảng trên cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của 04 quận nội thành là: 34,07
km2; Mật độ dân cư tại 4 quận thuộc hàng cao nhất trong toàn Thành phố (mật độ caonhất là Đống Đa: 38.160 người/km²; thấp nhất là Ba Đình: 25.502 người/km²) Điềunày cho thấy nhu cầu về KGXCC trong khu vực nội thành cũ là rất lớn Đánh giá đặcđiểm phát triển, quản lý các KGXCC tại khu vực nội thành Hà Nội như sau:
- KGXCC được phát triển khá tốt trong thời kỳ Pháp thuộc, nhưng rất hạn chếtrong những năm gần đây Với đặc điểm khu vực nội thành cũ được hình thành từ thờiPháp thuộc, khi mà công tác quy hoạch- trong đó có các khoảng không giành cho côngviên, vườn hoa được coi trọng, khu vực nội thành cũ Hà Nội được xây dựng khá nhiềucông viên, vườn hoa trong thời gian đó Đến nay, Hà Nội có 3 trong 6 công viên lớncủa Thành phố (Thống Nhất, Tuổi Trẻ, Bách Thảo) đều năm trong khu vực nội thành
cũ Mật độ vườn hoa tại các tuyến phố cũ khá cao Tuy nhiên, trong những nằm gầnđây, quỹ đất giành cho phát triển KGXCC trong khu vực này hầu như không còn dodân số tăng cao, mật độ các công trình xây dựng lớn Vì vậy việc xây dựng mới cácKGXCC trong khu vực nội thành cũ là rất khó khăn
- Có nhiều KGXCC với những nét đặc thù riêng, có tầm quan trọng đối với vănhoá- xã hội của Thủ đô, đòi hỏi sự quản lý đặc biệt Những khu vực có thể kể đến nhưHoàng Thành Thăng Long với dấu tích hàng ngàn đời của các kinh thành; khu vực hồTrúc Bạch- Hồ Tây; khu vực Hồ Gươm; công viên Bách thảo- nơi lưu giữ nhiều loạithực vật quý, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học… Những khu vực nàyđều gắn liền với các trang sử của Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng về lịch sử - văn hoá –môi trường và cần có những phương pháp quản lý khác nhau nhằm bảo tồn và pháttriển các giá trị riêng có của chúng
Trang 2514
Trang 26- Cũng theo báo cáo tổng hợp năm 2011 của Viện Dân số và các vấn đề xã hội,
Hà Nội là khu vực tập trung đông dân cư, tỷ lệ người dân ngoại tỉnh cao, với nhiều nềnvăn hoá, mức sống khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý KGXCC Khu vựcnội thành cũ là nơi thu hút rất đông người lao động ngoại tỉnh Trong số đó, lao động
có trình độ văn hoá thấp, kiếm sống bằng các loại hình lao động giản đơn chiếm tỷ lệkhông nhỏ Thực tế cho thấy, rất nhiều người dân không có ý thức trong việc sử dụng,bảo vệ các trang thiết bị tại các KGXCC [25]
- Có nhiều khu vực tiềm năng có thể phát triển thành các khu sân chơi phục vụcộng đồng dân cư Khu vực nội thành cũ có khá nhiều khu tập thể cũ như: Kim Liên,Trung Tự, Trương Định, Nguyễn Công Trứ, Tân Mai, Thành Công, Giảng Võ Khiđược xây dựng, các đơn nguyên của những khu tập thể này đều được thiết kế mộtkhoảng không giành cho các hoạt động công cộng và sẽ rất phù hợp để phát triển thànhsân chơi Tuy nhiên, diện tích các khu vực công cộng này ngày càng thu hẹp do tácđộng của áp lực kinh tế xã hội và thiếu kiểm soát trong quản lý đô thị
1.3 Kinh nghiệm quản lý không gian xanh công cộng
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tiến hành tham khảo một sốkinh nghiệm phát triển của một số các quốc gia châu Á Theo tác giả, đây là nhữngquốc gia có điều kiện về vị trí địa lý, phong tục tập quán và văn hóa của người dân cónhững điểm tương đồng, có thể áp dụng để tham khảo cho các Thành phố ở Việt Namnói chung và Hà Nội nói riêng
1.3.1.1 Nhật Bản
Nhật Bản, một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển khoa học
và công nghệ Bên cạnh sự phát triển vượt bậc và hiện đại, quốc gia này vẫn còn lưugiữ được nhiều công trình có giá trị, không gian công cộng (KGCC) phục vụ chongười dân trong các hoạt động mua sắm, nghỉ dưỡng, giải trí, sinh hoạt cộng đồng
Thành phố cảng Yokohama, thủ phủ tỉnh Kaganawa của Nhật Bản, vừa là cảngbiển lớn nhất Nhật Bản, vừa là trung tâm thương mại của Vùng thủ đô Tokyo Côngviên Yamashita tại Thành phố, là địa điểm nổi tiếng không chỉ thu hút dân cư trongvùng mà còn được nhiều du khách đến thăm quan Nhiều bức tượng đồng được dựngtrong công viên như bức tượng đồng “Bé gái đi giày đỏ” mang rất nhiều ý nghĩa, giátrị nhân văn về các giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước Những bức tượng đồng
15
Trang 27đặt tại đây như một bản ghi nhớ để nhắc nhở cho du khách biết đến những cột mốclịch sử, những thời kỳ khó khăn mà đất nước Nhật đã phải trải qua Bên cạnh đó, côngviên Yamashita còn được biết tới như một không gian mở với rất nhiều cây xanh, đàiphun nước.
Bên cạnh việc, triển khai xây dựng các công trình mới, ghi dấu ấn về sự pháttriển của đô thị này Yokohama còn rất thành công trong việc tái thiết các công trình hạtầng không còn được sử dụng trong quá khứ trở thành các công trình hữu dụng hiệnnay Nhiều công trình kiến trúc có nét đặc sắc gắn liền với Thành phố này như khu bếncảng cũ được chuyển đổi công năng thành các quần thể thương mại dịch vụ, triển lãm,sinh hoạt văn hóa… Ngoài các hạng mục phục vụ cho việc kinh doanh thương mại, cáckhu vực được chuyển đổi công năng này còn bố trí các khoảng không gian công cộngphục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí, đi bộ của người dân địa phương
Việc xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại xen lẫn với các kiến trúc cũ đãchuyển đổi công năng trong khu cảng cũ tạo nên sự gắn kết hài hòa giữa truyền thống
và hiện đại Hành động này đã giúp gắn kết người dân thành phố với những giá trị lịch
sử còn lại, đồng thời thu hút khách du lịch tới tìm hiểu về lịch sử thành phố
1.3.1.2 Hồng Kông
Hồng Kông, một trong số những thành phố có nhiều tòa nhà cao chọc trời nhiềunhất trên thế giới, đây cũng là một thành phố cảng sôi động và nhộn nhịp Với hệthống đường cao tốc và mật độ giao thông dày đặc tuy nhiên vấn đề giao thông khônggây ra những bất cập cho cuộc sống của người dân như các đô thị lớn khác trên thếgiới Để tạo ra không gian sống lành mạnh, môi trường trong lành, chính quyền HồngKông đã có nhiều cố gắng trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhiệt sinh ra trong quá trìnhxây dựng đô thị
Một trong số các giải pháp được thực hiện trong nhiều năm liền, đó là việc thựchiện phủ xanh từ 20-30% toàn Thành phố Việc thực hiện phủ màu xanh cây cỏ đượctriển khai ở nhiều khu vực địa điểm khác nhau, nhằm tăng chất lượng môi trường chokhông gian sống Tại các không gian cho người đi bộ được tiến hành trồng cây xanhnhằm tạo sự thoải mái cho người dân Bên cạnh đó, cây xanh còn được trồng tại nhiềuđịa điểm khác nhau tại các tầng trệt, các bậc thềm, mái nhà và các tầng khác nhằm mộtmục tiêu tạo ra một thành phố có không gian xanh tối đa
16
Trang 28Để thực hiện mong muốn của chính quyền về việc tạo dựng Hồng Kông thànhmột thành phố xanh kiểu mẫu của châu Á, với các không gian xanh chất lượng caophục vụ đời sống hằng ngày của dân cư, tạo dựng hình ảnh đô thị hiện đại thân thiện
với môi trường, chính quyền sở tại đã triển khai dự án “Quy hoạch phủ xanh Hồng Kông” trên quy mô rộng Dự án nhằm mục đích nâng cấp chất lượng môi trường cuộc
sống thông qua hệ thống KGCC, cụ thể là việc nâng cấp hệ thống cây xanh để cải thiệnKGCC trong đô thị, gia tăng các không gian cây xanh, tối đa hóa các cơ hội phủ xanhcho thành phố
Trong quá trình triển khai dự án, các khu vực KGCC (bao gồm đường phố, cáckhông gian mở) được các đơn vị chức năng đánh giá, rà soát toàn bộ những khoảngkhông gian còn sót lại, những không gian vẫn còn cơ hội để phủ xanh Đối với các khuvực có đặc thù riêng về cảnh quan, những khu vực còn lưu giữ được các dấu tích vềlịch sử được cải tạo theo hướng bảo tồn, giữ lại các giá trị đó, sau đó tiếp tục thực hiệncông việc phủ xanh phù hợp với tính chất của không gian và điều kiện đặc thù từngkhu vực Các KGCC được thực hiện phủ xanh luôn luôn đảm bảo mang lại không giancảnh quan đẹp và thân thiện với người sử dụng, khả năng tiếp cận thuận tiện nhất
Việc triển khai dự án “Quy hoạch phủ xanh Hồng Kông” thành công nhờ vào
nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể kể đến 03 yếu tố quan trọng nhất đã làm nên thành côngcủa dự án này như sau:
- Công tác quản lý dữ liệu cây xanh Việc sử dụng phần mềm GIS vào quá trình
thực hiện toàn bộ dự án đã giúp thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu một cách chuyênnghiệp, bản đồ hóa toàn bộ hệ thống không gian mở và cây xanh tại Hồng Kông.Trong quá trình vận hành các không gian này, kế hoạch bảo trì được thiết kế với cáckhoảng thời gian thích hợp, đồng thời ngay khi có sự cố hệ thống sẽ đưa ra những cảnhbáo để khắc phục kịp thời
- Sự tham vấn của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án Người dân Hồng
Kông đặc biệt quan tâm đến chất lượng của không gian công cộng và cây xanh Trongquá trình thực hiện, các nhà hoạch định tiến hành xin ý kiến tham vấn cộng đồng đểđảm bảo cho mọi hoạt động của dự án đều mang lại lợi ích cho cư dân Vì vậy, ngườidân cảm thấy gắn bó và được làm chủ không gian công cộng nơi mình sinh sống, đồngthời có trách nhiệm bảo vệ các KGCC và hệ thống cây xanh được trồng
17
Trang 29- Chất lượng thiết kế Đồ án được thiết kế bởi các chuyên gia có kinh nghiệm
trong lĩnh vực, đồng thời sử dụng hệ thống cây xanh có chất lượng, đạt yêu cầu Côngtác bảo trì được thực hiện đều đặn, sát sao trong quá trình vận hành dự án giúp đảmbảo chất lượng và lợi ích lâu dài cho các không gian này
1.3.1.3 Singapore:
Singapore, một quốc gia – thành phố thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch
và kiến trúc không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới Được biết tới như mộtthành phố kiểu mẫu với 04 tiêu chí được xác định: Thành phố dễ dàng lui tới (AnAccessible City); Thành phố thương mại (A Business City); Thành phố hấp dẫn (AnAttractive City); Thành phố sống tốt (A City for Living)
Có thể nói trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đi đầu về việc tạodựng các không gian cảnh quan cho người dân, cũng như phủ xanh các khu vực đô thị.Cách đây hơn 45 năm, Singapore đã bắt đầu triển thực hiện chiến dịch “xanh hóa” đôthị của mình Mục tiêu của chương trình này nhằm “mềm hóa” sự khô cứng của các
khối bê tông trong đô thị, biến Singapore trở thành một “Thành phố trong vườn” Hoạt
động này được tiến hành qua 3 giai đoạn: (1) phát triển hạ tầng xanh, (2) biếnSingapore thành cổng kết nối thông tin trong lĩnh vực cây xanh đô thị quốc tế, (3) tạocho người dân sự hứng thú với cây xanh Thành phố này đã tạo ra nhiều không giancông cộng được phủ xanh cho người dân bằng các biện pháp trồng cây ven đường, quyhoạch lại cây trồng ven đường, trồng thêm nhiều cây có những màu sắc khác nhau, đẩymạnh trồng cây leo trên trụ đèn, tường chắn, cầu vượt, bãi đậu xe Những khu vựcnày tạo cảnh quan thân thiện cho người dân trong sinh hoạt hằng ngày: đi lại, tập thểdục, nghỉ dưỡng, các hoạt động ngoài trời, người dân đều cảm nhận được sự thư thái
và trong lành do các không gian này mang lại
Có thể nói, thành công của Singapore chính là sự vào cuộc quyết liệt của chínhquyền cùng với sự đồng thuận của người dân địa phương Người dân đã hiểu được bảnchất của các chiến dịch “xanh hóa” nhằm tạo ra môi trường sống tốt nhất cho họ,người dân chính là người được thụ hưởng nhiều nhất từ các hoạt động này Ngoài việcvận dụng các nguồn vốn của Chính phủ, Singapore đã rất khéo léo tận dụng các nguồnkinh phí từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, người dân thông qua các hìnhthức lập quỹ Thành phố vườn, phát động các chương trình tình nguyện xanh, đẩy mạnhtuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia
18
Trang 301.3.2 Kinh nghiệm trong nước
1.3.2.1 Thành phố Biên Hòa
Trong xu hướng thiết kế các công trình hiện nay, việc lựa chọn xây dựng theolối kiến trúc xanh đang được nhiều kiến trúc sư lựa chọn Tại trường mầm non BôngHoa Nhỏ (TP Biên Hòa – Đồng Nai), có thiết kế đặc biệt kết nối mái nhà với sân chơitạo nên một màu xanh trải dài trên diện tích đất 10.650 m2 Công trình có kết cấu xoắn
ốc tạo thành ba vòng gắn liền mô phỏng hình dạng cây cỏ ba lá độc đáo Công trìnhvới thiết kế độc đáo, với hệ thống mái nhà là các thảm xanh giúp giảm nhiệt độ trongđiều kiện nắng nóng bên cạnh đó tận dụng tối đa hóa diện tích vui chơi và học tập chocác em nhỏ Vị trí của trường mầm non ở gần một số nhà máy lớn giúp cho các phụhuynh yên tâm gửi trẻ, đảm bảo nhu cầu xã hội
1.3.2.2 Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng, một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh chóng ở khuvực miền Trung của nước ta trong những năm gần đây Thành phố được biết tới với rấtnhiều công trình tiêu biểu, biểu trưng cho thành phố Đặc biệt, Đà Nẵng là một trongnhững đô thị rất thành công trong việc tạo ra các không gian công cộng ven biển cũngnhư không gian công cộng 2 bên bờ sông Hàn
Trên tuyến đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đoạn từ chân cầu Thuận Phướcđến cầu Trần Thị Lý, đã được cải tạo thành trục cảnh quan quan trọng nhất của thànhphố, hình thành tuyến cảnh quan liên tục dọc theo bờ sông Hàn, tạo ra không gian sinhhoạt cộng đồng đặc sắc cho người dân Thành phố Các khu vực được thiết kế với cácvườn hoa, tượng đài, ghế đá, quảng trường, không gian phục vụ người dân rèn luyệnthể dục – thể thao Hệ thống công trình đã tạo ra các khoảng không gian vui chơi có ýnghĩa, góp phần phát triển ngành du lịch địa phương…
1.3.2.3 Khu đô thị Ecopark – Hưng Yên:
Ecopark, một trong những khu đô thị lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích 500
ha, nằm ở khu vực Đông Nam của Thành phố Hà Nội, trên địa phận của tỉnh HưngYên Trong khu đô thị, phần diện tích cây xanh và hồ nước nhân tạo hơn 110 ha, đảmbảo cuộc sống xanh và không gian trong lành cho người dân
Tỷ lệ cây xanh trong khu đô thị đạt mức cao so với các khu đô thị hiện có ởnước ta với mật độ trung bình 125 cây/người Khu đô thị đã kiến tạo 3 công viên câyxanh, hồ nước với cảnh quan đẹp Các khu vực không gian công cộng này không chỉ
19
Trang 31phục vụ cư dân trong khu đô thị mà còn thu hút cả người dân ở các khu vực xungquanh tới thăm quan và giải trí.
Để đạt được thành công trong việc duy trì và phát triển các không gian xanhcông cộng, Ecopark đã quản lý tốt các dịch vụ xã hội trong khu vực Việc thành lậpmột đơn vị độc lập thực hiện các nhiệm vụ: vệ sinh, chăm sóc cây xanh, duy tu cảnhquan, bảo trì bảo dưỡng… Đã giúp cho các công trình, không gian trong khu đô thịluôn sạch sẽ, hoạt động hiệu quả tạo sự thích thú cho người dân khi sử dụng Bên cạnh
đó, Ecopark tích cực tổ chức các hoạt động vào các dịp lễ, tết nhằm tạo ra nhiều sựkiện mang tính cộng đồng, thu hút được sự quan tâm của người dân
1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội trong việc quản lý không gian xanh công cộng
Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến trong khu vực Châu Á cho thấy bên cạnhviệc xây dựng, phát triển các không gian công cộng hiện đại, tầm cỡ trong khu vực,các quốc gia này cũng rất thành công trong việc cải tạo, tái thiết các công trình cũchuyển đổi công năng sử dụng thành các khu vực công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi,giải trí, nghỉ dưỡng cho người dân (Bến tàu khách của cảng Yokohama – Nhật Bản).Nhà nước có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng các công trình cũ sau đó kêugọi các nhà đầu tư tham gia vào quá trình cải tạo này Sau khi tiến hành cải tạo các khuvực này, các nhà đầu tư được phép khai thác để tận thu các nguồn lợi về tài chính hoặcchia nhỏ mặt bằng để kinh doanh các loại hình dịch vụ khác nhau (nhà hàng, cửa hàng
ăn nhanh, quầy sách báo, đồ lưu niệm…)
Trong công tác quản lý các khu vực không gian công cộng cho thấy, việc kêugọi cộng đồng dân cư tham gia cùng với chính quyền địa phương vào việc bảo vệ, duytrì các khu vực này đóng vai trò quan trọng Thành công của Singapore, Hồng Kôngcho thấy việc tham vấn cộng đồng khi Chính phủ triển khai các dự án tạo lập khônggian xanh giúp cho người dân hiểu rõ được trách nhiệm của mình và tích cực tham giavới cộng đồng trong việc quản lý các công trình này Bên cạnh đó, ngoài việc huyđộng xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, Nhà nước có thể thànhlập ra một số loại quỹ do chính người dân đóng góp và người dân sẽ theo dõi hiệu quả
sử dụng quỹ này Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu để khởi đầu cho một phươngpháp và mô hình quản lý tốt chính là mục tiêu của công tác quản lý Qua các kinhnghiệm trên cho thấy mục tiêu chính là quản lý bền vững đáp ứng cân bằng giữa yêu
20
Trang 32cầu của con người, xã hội và môi trường xung quanh và để nâng cao chất lượng quản
lý, cơ quan chuyên trách cần sử dụng các công nghệ khoa học để hỗ trợ cho việc quản
lý, lưu trữ và theo dõi dữ liệu được tốt nhất
Từ việc tham khảo các bài học về tổ chức không gian công cộng ở các quốc giatiên tiến trong khu vực châu Á và các mô hình tiêu biểu tại một số địa bàn trên cảnước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để Hà Nội tham khảo, thực hiện tốtcông tác quản lý và phát triển không gian xanh công cộng như sau:
* Đối với công tác quản lý các không gian công cộng hiện hữu:
- Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý các khu vực công cộng;phải làm cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của các khu vực này để cùng tham giabảo vệ, giữ gìn
- Phải có các chế tài nghiêm đối với các hành vi chiếm dụng, sử dụng sai mụcđích các khu vực không gian công cộng vào mục đích cá nhân, kinh doanh, xâydựng…
* Đối với công tác phát triển các không gian công cộng trong tương lai:
- Tích hợp các không gian công cộng với các công trình hiện hữu, ví dụ kết hợpcác khu vực chợ dân sinh, trung tâm thương mại với các hoạt động sinh hoạt cộngđồng, tổ chức các chương trình tết thiếu nhi, tết trung thu cho trẻ em tại các khu vựcthiếu không gian công cộng
- Thiết kế các không gian công cộng miễn phí cho cư dân, trẻ em trên mái củacác trung tâm thương mại, khu chung cư như tạo ra các sân chơi cát, địa hình, sân nhạcnước
- Tạo ra các khu vực dịch vụ công cộng (bao gồm khu vực thu phí và khu vựckhông thu phí) trong đó tạo ra sự hấp dẫn ngay từ vòng ngoài để người dân sẵn sàngtrả phí khi có nhu cầu tiếp cận với khu vực bên trong để khám phá với tâm lý thoảimái
- Sự kết nối liên hoàn giữa các khu chức năng trong đô thị tạo ra hiệu quả khaithác sử dụng cho các không gian công cộng như kết nối với các tuyến giao thông côngcộng; các khu vực thương mại; cầu vượt hoặc hầm sang đường cho người đi bộ…
- Cải tạo các khu vực không sử dụng, công trình cũ không còn khai thác (nhàmáy, kho tàng, nhà ga…) để chuyển đổi công năng sử dụng thành các khu vực côngcộng miễn phí hoặc có thu phí cho người dân đến vui chơi
21
Trang 33CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý KGXCC, tập trung vào các đối tượng: công viên, vườn hoa,sân chơi trên địa bàn nội thành cũ Hà Nội, trong đó ưu tiên các khu vực có tính phổcập cao, người dân dễ dàng tiếp cận miễn phí
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa tài liệu
Đề tài kế thừa các nghiên cứu đã có về không gian xanh công cộng, các quyhoạch, kế hoạch và văn bản pháp quy liên quan đến không gian xanh công cộng và khuvực nghiên cứu để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu
Sử dụng các quy hoạch để tập hợp danh sách khu vực nghiên cứu với vị trí, quy
mô, sử dụng bản đồ hiện trạng để cho thấy mật độ và sự phân bổ của các KGXCC nàytrên phạm vi khu vực nghiên cứu để góp phần đánh giá được sự đáp ứng nhu cầu củakhu vực và tính dễ tiếp cận
2.3.2 Phương pháp điều tra
Đề tài tiến hành khảo sát thực địa, điều tra xã hội học người dân nhằm thu thập
ýkiến của người dân về thực trạng không gian xanh công cộng từ tháng 11/2015 đếntháng 8/2016 với các đợt khảo sát liên tục, trực tiếp tại một số công viên, vườn hoa,sân chơi khu tập thể trên địa bàn 04 quận, bao gồm: công viên Thống Nhất, Tuổi Trẻ,
22
Trang 34vườn hoa: Lê Nin, Indira Gandhi, Lý Thái Tổ, Vạn Xuân , các sân chơi của khu tậpthể Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Phương Mai, Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Mai :
+ Khảo sát thực địa: Lên danh sách các công viên, vườn hoa theo danh mụctrong Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn 2050, khảo sát thực địa tiến hành chụp hình, quan sát, sử dụng thực tế một
số dịch vụ công cộng tại khu vực nghiên cứu, dựa vào số liệu đã có trong Quy hoạch
để lập bảng điều tra đánh giá về thực trạng của đối tượng nghiên cứu
+ Tiến hành phát 420 phiếu phỏng vấn đến người dân bằng bảng hỏi, bên cạnh
đó thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp với người dân tại khu vựcnghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến đánh giá về số lượng, chất lượng, tính dễtiếp cận các KGXCC, sử dụng các dịch vụ tại KGXCC, sự tham gia của người dân vàocông tác phát triển, quản lý KGXCC bao gồm: 288 phiếu điều tra đối với khu vực côngviên, vườn hoa, 132 phiếu điều tra đối với khu vực sân chơi
Phát 20 phiếu bảng hỏi chuyên gia, phỏng vấn chuyên gia với các nội dung liênquan đến đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý
KGXCC
2.3.3 Phương pháp thống kê
Sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu điều tra về KGXCC
04 quận nội thành cũ Hà Nội:
Từ bảng tổng hợp hiện trạng các đối tượng nghiên cứu của khu vực nghiên cứu
có những nhận xét, đánh giá hiện trạng về quy mô, chất lượng, tính năng sử dụng, tính
dễ tiếp cận
Dựa vào bảng hỏi người dân và chuyên gia thu được, phân tích tỷ lệ phần trămmục đích và tần suất sử dụng, tỷ lệ đánh giá số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng củacác KGXCC hiện nay đối với nhu cầu người sử dụng, tỷ lệ về hiệu quả quản lýKGXCC của cơ quan có thẩm quyền, tỷ lệ về ý kiến đối với kinh phí dịch vụ của cáckhu vực KGXCC và mức độ hài lòng của người dân đối với KGXCC đó, từ đó cónhững nhận xét chung về khu vực nghiên cứu
23
Trang 35CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội.
3.1.1 Hiện trạng số lượng, diện tích, chất lượng KGXCC
3.1.1.1 Hiện trạng khu vực công viên, vườn hoa:
a Sơ lược quá trình phát triển
KGXCC khu vực nội thành cũ Hà Nội, bao gồm các công viên, vườn hoa, sânchơi ở khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa, chủ yếuđược hình thành và phát triển bắt đầu từ thời Pháp thuộc; lớn nhất là vườn Bách Thảo(nay là công viên Bách Thảo)
Giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, từ những bãi rác cũ, hai công viên đầutiên được xây dựng bởi lực lượng thanh niên tình nguyện là công viên Thống Nhất vàcông viên Thủ Lệ Những công trình đã tạo thêm những không gian nghỉ ngơi, vuichơi mới cho người dân Thủ đô thời điểm đó
Giai đoạn đầu thế kỷ 21, sự thay đổi nhận thức, cũng như thái độ kiên quyết củacác cơ quan quản lý đã phần nào hạn chế dần những biểu hiện xâm lấn quỹ đất câyxanh trên địa bàn thành phố, từ các vườn hoa hiện có trong các khu nhà ở, đến cáccông viên khu vực
b Vị trí, phân bố, quy mô
Các công viên, vườn hoa, sân chơi tập trung nhiều tại các khu dân cư (chiếmkhoảng 46% tổng số công viên, vườn hoa như: công viên Indira Gandhi, công viên Hồ
Ba Mẫu …), các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị (chiếm khoảng 28% như côngviên Bách Thảo, vườn hoa Lê Nin, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Diên Hồng…),còn lại là gắn với các khu vực có cảnh quan thiên nhiên (chiếm khoảng 21% như vườnhoa Mai Xuân Thưởng…) [15]
24
Trang 36Số lượng công viên, vườn hoa tập trung nhiều ở khu vực nội thành (chiếmkhoảng 74%), trong đó các quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai BàTrưng), với lợi thế được hình thành từ lâu đời nên mạng lưới công viên, vườn hoa tạiđây cũng nhiều hơn các khu vực mới hình thành (Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân,Hoàng Mai…) Tỷ lệ công viên, vườn hoa ở các quận nội thành cũ chiếm khoảng 63%.Trong 04 quận nội thành, vườn hoa công viên tập trung nhiều nhất ở hai quận Ba Đình,Hoàn Kiếm, tiếp đến là quận Đống Đa và ít nhất là Hai bà Trưng [22].
Hình 3.1: Bản đồ vị trí các công viên trong khu vực nghiên cứu
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội( 2012)
Chú thích:
: Công viên năm 2000
: Công viên mới năm 2010
: Mặt nước năm 2010
: Mặt nước mất từ năm 2000
Danh sách các công viên trên Hình 3.1:
- Quận Ba Đình: Công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ, công viên IndiraGandi
25
Trang 37- Quận Đống Đa: Công viên Đống Đa
- Quận Hai Bà Trưng: Công viên Thống Nhất, công viên Tuổi trẻ Thủ đô
Hình 3.2: Bản đồ vị trí các vườn hoa trong khu vực nghiên cứu
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội( 2012)
Chú thích:
: Vườn hoa có trước năm 2000
Vườn hoa Lý Tự Trọng, vườn hoa Mai Văn Thưởng, vườn hoa Lý Thái Tổ,vườn hoa Con cóc, vườn hoa Nhà Hát Lớn, vườn hoa Tao Đàm
: Vườn hoa mới năm 2010
Đối chiếu với Tiêu chuẩn Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đôthị (TCXDVN 362: 2005) quy mô công viên cấp khu vực phải đạt từ 10ha trở lên Cáccông viên lớn hiện có như công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (quận Ba Đình), Thống Nhất,Tuổi trẻ (quận Hai Bà Trưng) có diện tích từ 10-50ha Trong đó các công viên như Thủ
Lệ, Thống Nhất, Tuổi Trẻ đã có quy hoạch chỉnh trang, nâng cấp theo hướng vănminh, hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơiđang tăng nhanh Chiếm đa số là các vườn hoa nhỏ có quy mô dưới 1 ha
26
Trang 38Bảng 3.1: Số liệu hiện trạng công viên, vườn hoa của 04 quận nội thành cũ năm
2012
Quận
Ba ĐìnhHoàn KiếmHai Bà TrưngĐống Đa
Nguồn: Quy hoạch Công viên, vườn hoa, hồ nước Hà Nội đến năm 2030; (*) Tỷ lệ che phủ được tính trên tổng diện tích đất đô thị Hiện tất cả các công viên,
vườn hoa thuộc khu vực nội thành cũ đều tồn tại trước khi TCVN 362: 2005 - “Quy
hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị
- Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh sử dụng công cộngtrong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế (Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số01/BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006) Sau đó, do đặc thù tốc độ đô thị hóa rất cao mà
Hà Nội đã không mở thêm công viên, vườn hoa nào Các vườn hoa, công viên và sânchơi có sẵn đa số đều có diện tích nhỏ (trừ công viên Thống nhất và công viên Tuổitrẻ) và không đáp ứng được yêu cầu về bố cục không gian
c Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
Nhìn chung chất lượng các công viên, vườn hoa không đồng đều, ở các quậnnội thành cũ (đặc biệt là quận Ba Đình và Hoàn Kiếm) hệ thống công viên, vườn hoa
đã được hình thành hoàn chỉnh và duy trì tốt, mang lại giá trị thẩm mỹ, giá trị cảnhquan cho đô thị và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị Ởcác công viên, vườn hoa trong các khu vực khác, các tiện ích trong công viên như khu
vệ sinh, ghế đá, thùng rác, chưa được chú trọng và đều chưa đảm bảo yêu cầu về vệsinh môi trường và mỹ quan Không gian một số công viên, vườn hoa còn tình trạng bịchiếm dụng sai mục đích gây ảnh hưởng đến việc sử dụng KGCC của người dân vàtrật tự xã hội tại khu vực
Trang 3927
Trang 40- Hệ thống chiếu sáng: Tại các công viên, vườn hoa trong khu vực nội thành cũ
đa số chỉ có đèn đường, một số công viên, vườn hoa lớn có đèn hắt và vào một số dịpđặc biệt có tổ chức các loại đèn vui chơi Đèn đường có hiệu quả chiếu sáng khá cao,tăng khả năng phục vụ người dân vào buổi tối Tuy nhiên kiểu dáng thiết bị chiếu sáng(đèn, cột đèn, cần đèn) chưa có phong cách đồng nhất Việc thiết kế chiếu sáng ở cácđường đi dạo chưa có tính dẫn hướng để người đi bộ có thể cảm nhận được rõ rệt vềhình dạng và hướng của con đường
Đèn hắt chiếu sáng tạo phông trang trí (Ví dụ như đèn pha chiếu sáng tán lácây), đèn chiếu sáng tạo các điểm nhấn kiến trúc như đài phun nước, tượng đài tại khuvực có chất lượng không đồng đều Điển hình như tại công viên Lê Nin, vườn hoa LýThái Tổ, vườn hoa Diên Hồng (các công viên, vườn hoa nằm trên địa bàn quận BaĐình) có hệ thống đèn hắt khá chuyên nghiệp và hiệu quả, nhưng vườn hoa Tao Đàn(địa bàn quận Ba Đình), công viên Thống Nhất (địa bàn quận Hai Bà Trưng) là côngviên trung tâm của Thành phố thì hệ thống đèn hắt còn rất thiếu, chưa tạo được hiệuquả thẩm mỹ cao Tuy nhiên do điều kiện khảo sát chưa cho phép đo đạc và tính toán
cụ thể, dựa vào cảm quan có thể thấy nhiều KGXCC tại khu vực nội thành cũ chưa đạtđược các chỉ số chiếu sáng dưới đây theo tiêu chuẩn XDVN 333 – 2005
- Hệ thống cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ: Đây là một trong những nhân tố chính
tạo nên không gian xanh công cộng Hiện nay cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ nói chungđều có chất lượng và số lượng ở mức độ trung bình Các công viên tồn tại từ lâu có câyxanh bóng mát phát triển tốt và được chăm sóc định kỳ Chủng loại cây xanh tại cáckhu vực khá đa dạng về chủng loại cây bản địa và cây ngoại lai, có vẻ đẹp đặc trưng(hàng hoa sưa trong công viên Lê nin và Bách thảo cứ đến tháng 3 hàng năm lại ra hoatrắng, đến tháng 4 tháng 5 thì trổ lá xanh mướt rất đẹp mắt) Đa số cây đảm bảo bốnmùa có hoa lá xanh tươi (xà cừ, sấu vài năm mới thay lá một lần) hoặc cây có giaiđoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp (câybằng lăng, cây bàng) Các cây trang trí hiện có giá trị trang trí cao về hình thái, màusắc và khả năng cắt xén tạo hình như cau, vạn tuế hay cây thông
- Hệ thống bãi trông giữ xe: Khu vực để xe ở tất cả các công viên đều chưa
được tổ chức tốt, vị trí bãi xe bố trí ảnh hưởng đáng kể đến mỹ quan lối vào công viên
Ví dụ như hiện nay tại vườn hoa Lê Nin không có bãi đỗ xe, gây khó khăn cho người
28