Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người với tư cách là một yếu tố củalực lượng sản xuất, đồng thời là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, thamkhảo những công trình nghiên cứu
Trang 1NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Ban chấp hành BCH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH – HĐH
Đại học khoa học xã hội và nhân văn ĐHKHXH&NV
Trang 4NHÂN LỰC CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực,
nguồn nhân lực làng nghề, nguồn nhân lực làng nghề
1.2. Khái niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến
phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TRONG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở
2.1 Khái quát và đặc điểm làng nghề truyền thống quận HàĐông thành phố Hà Nội
38 2.2 Thành tựu và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực
ở các làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố
2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải
quyết để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho cáclàng nghề truyền thống quận Hà Đông trong thời gian tới 57
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI
lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông, thành
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọngyếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triểncủa xã hội Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đãkhẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh chóng và bền vững” [5,tr.85] và “Nâng cao dân trí, bồidưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH” [6, tr.21].
Làng nghề là hoạt động kinh tế, mang bản sắc văn hóa độc đáo ở nước
ta Trong tiến trình CNH- HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều làng nghề cótruyền thống từ lâu đời vẫn duy trì và phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế
- xã hội ở địa phương Làng nghề đã trở thành một tài sản hết sức quý báu củadân tộc, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn mang đậm bản sắc văn hóadân tộc Việt Nam Là một Quận có sự thay đổi diện mạo nhanh chóng trướctốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, quận Hà Đông vẫn gìn giữ tronglòng “phố thị” những làng nghề (phường nghề) truyền thống như: Dệt lụa VạnPhúc, the La Khê, mộc Thượng Mạo, rèn Đa sỹ Đứng trước những thời cơ vàthách thức mới trong quá trình thay đổi, chia tách, sát nhập vào thủ đô HàNội, Hà Đông quyết tâm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, gópphần quan trọng thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hộiđại biểu Đảng bộ Quận lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra, phát huy nộilực, khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực để thực hiện mục tiêu tổng quát:
“Xây dựng quận Hà Đông trở thành đô thị với tốc độ phát triển nhanh, pháttriển mạnh, phát triển toàn diện và bền vững”
Trang 6Các làng nghề truyền thống quận Hà Đông đã bắt nhịp với những thayđổi của cuộc sống hiện nay và của công nghệ hiện đại để duy trì và phát triển.Nếu như các sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị được coi là những disản văn hóa vật thể thì nghề thủ công truyền thống là một trong những hìnhthức thể hiện của di sản văn hóa phi vật thể Điều này đã được xác định rõ
trong Công ước về bảo vệ văn hóa phi vật thể của UNESCO công bố vào
tháng 10 năm 2013 [41, tr 98 - 102] Hồn dân tộc, tinh hoa của dân tộc lịch
sử và truyền thống của mỗi dân tộc đều thông qua bàn tay khéo léo của nghệnhân mà thổi vào từng sản phẩm truyền thống Chính vì vậy phát triển nguồnnhân lực cho các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc của Quận Hà Đông giàu truyền thống lịch sử, đồng thời pháthuy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương đã góp phần giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhân lực ở các làng nghề thốngquận Hà Đông gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: thu hút nhiều lao độngtrẻ ổn định tạo lớp thợ kế cận tương lai trong các làng nghề truyền thống là rấtkhó do quy mô sản xuất tại các làng nghề truyền thống còn nhỏ lẻ, phân tán,thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; lao động làng nghề truyền thốngkhông thiết tha gắn bó với nghề, thanh niên làng nghề không muốn theo nghềcha ông Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao như: nghệ nhân, đội ngũthợ lành nghề chưa thực sự đảm bảo về chất lượng, số lượng và cơ cấu cũngnhư đòi hỏi ngày một cao của yêu cầu phát triển đất nước trong tiến trình hộinhập quốc tế, các nghệ nhân thì nhiều cụ tuổi cao không còn đủ sức khỏe đểlàm nghề, vẫn còn thiếu các điều kiện để sáng tác và truyền nghề.v.v
Với tầm quan trọng của nguồn nhân lực làng nghề truyền thống hiệnnay, những vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhânlực cho phát triển làng nghề truyền thống đang chưa theo kịp yêu cầu phát
Trang 7triển của làng nghề truyền thống trong giai đoạn mới Do đó, đặt ra công tácnghiên cứu lý luận phải đi trước một bước thì mới đáp ứng được thực tiễnmới
Từ tình hình trên rất cần những công trình nghiên cứu nhằm làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh
hiện nay ở quận Hà Đông Do vậy, vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội hiện nay” thực
sự có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, được học viên chọn làm đề tàiluận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đã thu hút rộng rãi sự quantâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước, tuy nhiên trên từng khíacạnh và phạm vi khác nhau Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu quantrọng, công phu về vấn đề này ở các Bộ, Viện nghiên cứu, các nhà khoa họcđược đăng trên sách, báo, tạp chí
PGS,TS Phạm Thành Nghị (2005), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đây là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: tổng kết các
mô hình quản lý nguồn nhân lực: mô hình quản lý nguồn nhân lực theo cácthành tố quá trình (mô hình Fombrun, Tichy và Devanna, mô hình Harvard,
mô hình Warwick, mô hình Bratton và Gold); mô hình quản lý nguồn nhânlực theo tính chất các mối quan hệ trong tổ chức và vai trò của yếu tố conngười trong tổ chức: mô hình hành chính (Bureaucratic Model), mô hình đồngnghiệp (Collegial Model), mô hình mở (Open System Model); mô hình quản
lý nguồn nhân lực trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và trong cơ chế thịtrường; mô hình quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực; các giải phápnâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nguồn nhân lực, bao gồm: giải pháp quản
Trang 8lý và sử dụng nguồn nhân lực hành chính nhà nước; giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực khu vực sự nghiệp; các giải phápquản lý và sử dụng nguồn nhân lực cấp doanh nghiệp
Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia.
Đây là kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học công nghệ cấp nhànước giai đoạn 2001-2005 Cuốn sách chia làm 12 chương, trình bày nhữngvấn đề mang tính phương pháp luận về văn hoá, con người, nguồn nhân lực,đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá ở những vùng miền khácnhau; đặc điểm con người Việt Nam hiện nay, thực trạng nguồn nhân lực,phương hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước thời kỳđẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên (2012), Phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, NXB
Chính trị quốc gia Cuốn sách được biên soạn từ các tham luận tại Hội thảo
ngày 24 tháng 8 năm 2012 do Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật đồng tổ chức Cuốn sách được chia làm ba phần trình bày
những vấn đề lý luận chung; kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triểnnguồn nhân lực, thực trạng, kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Các tác giả đã đưa
ra các giải pháp của phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiệnnay, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhànước; vấn đề đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp; phát triển nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quan hệ lao động; phát triển nguồn nhân lựctrong một số ngành như du lịch, đối ngoại, tài chính- ngân hàng
Nguyễn Đăng Thành (2012), Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc
thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, NXB
Trang 9Chính trị quốc gia Tác giả cung cấp luận cứ lý thuyết và thực tiễn chonhận thức đầy đủ và toàn diện hơn vấn đề phát triển nguồn nhân lực vùngdân tộc thiểu số; các hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sựphát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, đồng thời đề xuất hệ quan điểm ,giải pháp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước tađáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH Tác giả đã tìm một hướng tiếp cậnhợp lý cho đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộcthiểu số ở nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH
Phạm Minh Hạc (2003), Đi vào thế kỷ XXI- phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 2, tr 3-7 Bài
viết trình bày vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đã và đang mang lại những biếnđộng cực kỳ to lớn trong phát triển nguồn nhân lực
PGS,TS Phạm Thành Nghị (2004), Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 4 Tác giả đi vào phân tích những
đặc điểm văn hóa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nguồn nhân lực củanước ta trong quá trình CNH, HĐH Cùng với những phân tích về văn hóa
và nguồn nhân lực, tác giả còn phân tích làm rõ vấn đề văn hóa và quản lýnguồn nhân lực, đây chính là phần trọng tâm của bài viết Phần phân tích nàytác giả đi vào làm rõ yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực,trong đó đề cập đến sự phụ thuộc của quản lý nguồn nhân lực vào triết lý,cách nhìn nhận của người lao động và văn hóa tổ chức Để quản lý nguồnnhân lực có hiệu quả theo tác giả cần thay đổi những đặc điểm văn hóa tổchức và văn hóa chủ thể
Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực một dòng chảy, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 6(33) Đây là một bài
viết có giá trị lí luận và thực tiễn rất cao, trình bày những suy ngẫm uyên bác
Trang 10về phát triển văn hóa, con người của một nhà khoa học kỳ cựu Từ việc phântích những tiềm năng của nguồn lao động trong nước: cơ cấu dân số trẻ,nguồn lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, trình độ học vấn củanguồn lao động ở nước ta khá cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có nhiều tiến
bộ, tác giả bài viết khẳng định: để có thể phát triển được nguồn nhân lực thìvấn đề cần đặc biệt chú trọng đó chính là “vốn người” (do dân trí, dân khí,dân năng cùng với tâm lực, trí lực, thể lực hội tụ lại) - yếu tố quan trọng nhấttrong nội lực của đất nước
Nói đến làng nghề truyền thống Việt Nam cũng có rất nhiều đề tàinghiên cứu cũng như các sách, tạp chí nghiên cứu, đề cập đến với những nộidung hết sức phong phú và đa dang, cụ thể:
GS Phan Ðại Doãn (2005), Làng xã Việt Nam - Một vấn đề kinh tế - văn
hóa - xã hội, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN Công trình nghiên cứu này
của ông đã được Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005gồm các nội dung chính: kết cấu kinh tế; kết cấu xã hội; kết cấu văn hóa và phầntổng luận Giáo sư đã nhấn mạnh vấn đề cơ bản trong sản xuất của nông dânnước ta từ xưa đến nay là tái sản xuất tiểu nông “tư liệu con người” Vì vậy, việc
di dân, khai hoang lấn biển là việc bức thiết của nông dân ta trước đây
PTS Dương Bá Phượng (2000), Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình Công nghiệp hóa, đề tài nghiên
cứu cấp Bộ Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng vận động
và phát triển của các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, tìm ra những mốiquan hệ giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại trong tiến trình CNH,HĐH; phát hiện những khó khăn thuận lợi và các tiềm năng phát triển nhữnglàng nghề truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng Đề xuất các phươnghướng, giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng sôngHồng đại trong tiến trình hóa CNH, HĐH
Trang 11TS Nguyễn Thị Phương (2008), “Biến đổi văn hoá ở một số làng thuộc Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay”, đề tài nghiên cứu cấp bộ Mục đích cao nhất mà đề tài muốn hướng đến là tìm ra
được bản chất và cơ chế của sự biến đổi văn hóa ở ba làng Đồng Kỵ, TrangLiệt (thuộc xã Đồng Quang) và Đình Bảng (thuộc xã Đình Bảng), huyện TừSơn, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay Từ
đó đưa ra một số gợi ý khoa học về những giải pháp, những định hướng phùhợp cho sự phát triển lâu dài và bền vững ở các làng quê này
PGS,TS Trần Đức Ngôn (2009), “Văn hóa truyền thống làng xã ngoại thành Hà Nội dưới tác động của nền kinh tế thị trường”- đề tài nghiên cứu
cấp bộ Sau phần mô tả thực trạng, tác giả đã đưa ra “những giải pháp cụ thể”,trong đó có “nhóm giải pháp về kinh tế xã hội” và “nhóm giải pháp về vănhóa” Những nhóm giải pháp về văn hóa bao gồm: tiếp tục đẩy mạnh công tácnghiên cứu khoa học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tựcgiác của người dân; củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ
sở Mục “một số kiến nghị” gồm: kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội, vớicác lãnh đạo ngành văn hóa Thông tin, với các đoàn thể xã hội của thành phố
Hà Nội Công trình đã khảo sát thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, công trình
đã cung cấp một khối lượng phong phú số liệu điều tra mô tả hiện trạng cáchiện tượng cụ thể và đề xuất những giải pháp thiết thực
GS,TS Tô Duy Hợp (1995), “Vài kết quả khỏa sát điều tra xã hội học
về năng lực tự quản của công đồng làng xã đồng bằng sông Hồng” tư liệu
Hội thảo khoa học do Trung tâm Xã hội, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ ChíMinh, tháng 12/1995 Nghiên cứu chủ đề này, GS,TS Tô Duy Hợp từ hướngtiếp cận xã hội học và với lý thuyết “toàn thể luận khinh trọng” đã dày côngnghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều đặc điểm cơ cấu và xu hướng biến đổi các quan
hệ xã hôi cơ bản trong các kiểu làng xã thuần nông (hay trọng nông), làng nghề
Trang 12(làng bán công), làng hỗn hợp nông - công - thương, vạch rõ các nguyên nhân tácđộng đổi mới và phân tích các hệ quả kinh tế - xã hội của quá trình đổi mới cácquan hệ xã hội cơ bản trong làng xã đồng bằng sông Hồng.
TS.Trương Minh Hằng (2007), Gốm sành nâu ở Phù Lãng, Viện
Nghiên cứu Văn hóa; Nhà xuất bản Khoa học xã hội Tác giả giới thiệu chung
về gốm sành nâu Những phát hiện gần đây nhất của giới khảo cổ học chobiết, có nhiều khả năng là nghề gốm ở Phù Lãng xuất hiện từ thời Trần Cùngvới Bát Tràng và Thổ Hà, Phù Lãng là một trong ba làng gốm nổi danh ở xứBắc ngày xưa, cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường Bắc Bộ và BắcTrung Bộ Trong các làng sành nâu ở đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ duy nhất chỉ
có Phù Lãng sản xuất sành nâu có men Khái quát diện mạo văn hoá truyềnthống làng Phù Lãng trong mối liên quan với nghề gốm sành nâu ở Phù Lãngqua các thời kì lịch sử, các hoạt động xung quanh việc truyền dạy nghề, tổchức sản xuất và tiêu thụ, các mối giao lưu văn hoá và thị trường buôn bán.Thông qua quá trình sản xuất và các loại hình sản phẩm, tìm hiểu những đặctrưng riêng của nghệ thuật gốm sành nâu Phù Lãng trong tương quan so sánhvới các sản phẩm sành nâu của Thổ Hà và Hương Canh Từ đó đưa ra nhữngbiện pháp cụ thể nhằm tham gia tháo gỡ một phần những khó khăn trước mắt
và đóng góp ý kiến cho việc bảo tồn, phát huy, phát triển nghề gốm sành nâutruyền thống ở Phù Lãng trong hiện tại và cho tương lai
Tạ Long (chủ biên), Trần Thị Hồng Yến, Nguyễn Thị Thanh Bình đồng
thực hiện (2007), “Sự phát triển của Làng nghề La Phù”, NXB Khoa học xã
hội Đề tài đã góp thêm tiếng nói trong việc nghiên cứu làng nghề hiện naynói riêng và đóng góp vào kho tàng nghiên cứu xã hội học những cứ liệu khoahọc trong nghiên cứu làng xã Việt Nam nói chung Các tác giả tập trung trìnhbày về các ngành nghề đang phát triển trên đất La Phù; sự xuất hiện của các
mô hình tổ chức sản xuất và các thành phần kinh tế, sự tăng trưởng giá trị sản
Trang 13phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay sự thay đổi về cơ cấu thu nhập bìnhquân của lao động qua các năm dẫn đến các thay đổi trong cơ cấu xã hội và sựbiến chuyển trong quan hệ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Sựphát triển ngành nghề của các xóm và dòng họ thời kinh tế thị trường nhữngnăm gần đây Tác giả vẽ lên bức tranh văn hoá đang thay đổi trong đời sốngcủa người dân La Phù từ lối sống nông nghiệp sang lối sống công - thươngnghiệp Đề cập đến những đóng góp của La Phù vào ngân sách Nhà nước và
sự đầu tư của Nhà nước cho La Phù, cũng như những khó khăn mà La Phùcần phải giải quyết trong việc xây dựng điểm công nghiệp và các đường lối đểphát triển khu công nghiệp
Tô Duy hợp, Trần Quý Sửu, Đặng Đình Long (2003), “Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng Sông Hồng ngày nay, NXB Khoa học xã hội.
Trong công trình này, ngoài những vấn đề lý luận và phương pháp luận vềquan hệ giữa dân số và việc làm, việc làm và dân số trong nền kinh tế thịtrường nói chung và ở nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa nói riêng, tác giảtrình bày thực trạng dân số, việc làm ở xã Ninh Hiệp
Nguyễn Trung Quế (2006), “Làng gốm sứ truyền thống Bát Tràng”,
Nhà xuất bản Nông nghiệp Tác giả đã trình bày những điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của làngnghề truyền thống Bát Tràng từ 2000 - 2010
Phan Thanh (2011), ”Văn hóa cổ truyền trong làng - xã Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Lao động Tác giả vận dụng những lý luận về quan hệ
biện chứng giữa truyền thống và đổi mới, giữa cổ truyền và hiện đại, về kếthừa di sản văn hóa dân tộc làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Tác giảnghiên cứu làng xã với tư cách một cộng đồng văn hóa, mục đích là nhận diệnthực trạng và xu hướng biến đổi của văn hóa cổ truyền ở các làng xã trong bốicảnh của xã hội hiện nay, khi đất nước đổi mới, CNH, HĐH và hội nhập quốc
Trang 14tế, nhận diện những nhân tố cơ bản tác động đến xu hướng biến đổi của văn hóa
cổ truyền trong xã hội đương đại
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cholàng nghề truyền thống tại quận Hà Đông, Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất nhữngquan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thốngtrên địa bàn Quận trong thời gian tới
* Nhiệm vụ
Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chocác làng nghề truyền thống quận ở Hà Đông trong điều kiện nền kinh tế thịtrường, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho các làngnghề truyền thống quận Hà Đông hiện nay
Đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho cáclàng nghề truyền thống trên địa bàn Quận trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển nguồn nhân lực cho các
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối phát triển kinh tế của
Trang 15Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người với tư cách là một yếu tố củalực lượng sản xuất, đồng thời là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, thamkhảo những công trình nghiên cứu trong nước, các bài viết của các đồng chí lãnhđạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên nghành và liênnghành như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp tổng kết thựctiễn, phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lô gic - lịch sử, điều tra xã hộihọc, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế, xin ý kiến các chuyên gia, trao đổi mạnđàm với các tổ chức và lực lượng có liên quan…Tác giả luận văn cũng chú trọngnghiên cứu, phân tích các tư liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau của các cơ quanchức năng, các đề tài, tạp chí mà học viên có điều kiện tiếp cận để rút ra các nhậnđịnh đánh giá
6 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận về nguồn nhân lực cho làngnghề truyền thống Sự đánh giá đúng thực trạng cũng như những vấn đề liênquan đến nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông hiệnnay là cơ sơ sở hữu ích giúp cho cán bộ lãnh đạo Quận và những độc giả quantâm đến nguồn nhân lực các làng nghề truyền thống làm tài liệu tham khảo khinghiên cứu vấn đề này Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là nguồn tài liệutham khảo tin cậy trong giảng dạy môn Kinh tế chính trị, Kinh tế nguồn nhân lựctrong các nhà trường cao đẳng, đại học
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,luận văn có kết cấu 3 chương, 7 tiết
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực làng nghề, nguồn nhân lực làng nghề truyền thống
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sựphát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, conngười … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất,
có tính chất quyết định nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế củamọi quốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiênphong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người cótrình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng cóthể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Quá trình CNH, HĐH đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập
và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam
có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, cókhả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất
- nguồn năng lực nội sinh
Khái niệm “nguồn nhân lực” được sử dụng từ những năm 60 của thể
kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước Châu Á, và giờ đây kháthịnh hành trên thế giới dựa trên quan niệm mới về vai trò, vị trí con ngườitrong sự phát triển Ở nước ta, khái niệm này được sử dụng tương đối rộng rãi
kể từ đầu thập niên 90 của thể kỷ XX đến nay Tuy nhiên, cho đến thời điểmnày chưa có tài liệu nào chính thức đưa ra định nghĩa về khái niệm “nguồnnhân lực”, mặc dù các bài viết về nguồn lực con người cũng không phải là ít
Trang 17Về mặt lý luận, vai trò quyết định của nguồn nhân lực được chủ nghĩaMác đặc biệt chú ý và luận giải một cách khoa học Theo các ông, con ngườikhônghỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực cảibiến tự nhiên và xã hội; con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọiquá trình biến đổi lịch sử; con người là yếu tố quan trọng nhất trong LLSX, làLLSX hàng đầu của toàn nhân loại.
Hồ Chí Minh, khi nói về vai trò của nhân tố con người cũng đã từngnhấn mạnh: “Muốn xây dựng CNXH phải có những con người XHCN” Ởgóc độ xem con người là cơ sở và động lực của mọi sự phát triển, Hồ ChíMinh đưa ra quan điểm “Lấy dân làm gốc”
Trong lý luận về LLSX, con người được coi là lực lượng sản xuấthàng đầu, là yếu tố quan trong nhất, quyết định sự vận động và phát triển củaLLSX, quyết định quá trình sản xuất và do đó quyết định năng suất lao động
và tiến bộ xã hội
Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế thì nguồn lực con người đượcnhiên cứu, xem xét là một phương tiện chủ yếu của quá trình tăng trưởng vàphát triển thương mại, dịch vụ Bên cạnh đó, trong lý luận về vốn, con ngườiđược đề cập đến như một loại vốn “tư bản người”, là một thành tố cơ bản,quan trọng không thể thiếu của quá trình sản xuất và lưu thông
Theo Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sựphát triển của mỗi cá nhân và của cả đất nước”
Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân sốtrong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực đượcbiểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổilao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thểhuy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn,kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động
Trang 18Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, Nguồn nhân lực gồm những người
đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, cókhả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợtrong gia đình không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạngkhác như nghỉ hưu trước tuổi
Trong cuốc sách “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Tác giả GS.TSKH Lê
Du Phong định nghĩa: “Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà trong thểthống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhâncách) và tính năng động của con người Tính thống nhất đó được thể hiện ởquá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người” [47,tr14].GS.TSKH Phạm Minh Hạc thì cho rằng : “Nguồn lực con người được hiểu là
số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe vàtrí tuệ, năng lực và phẩm chất” [9, tr328]
Nguồn nhân lực hay còn gọi nguồn lực con người có thể được hiểu theohai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao độngcho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó,nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường Theonghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi laođộng, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các
cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thểlực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị cóthể hiểu: Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộlực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống vàkinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng
Trang 19để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại vàtương lai của đất nước Sự tổng hòa đó được thể hiện thông qua số lượng, chấtlượng và cơ cấu dân số của toàn bộ con người tham gia vào quá trình sảnxuất, kinh doanh.
Từ đó, tác giả luận văn hiểu rằng: Nguồn nhân lực là nguồn lực conngười, là tập hợp những yếu tố Nguồn nhân lực được biểu hiện ở trên các
khía cạnh sau: Trước hết là số người lao động hay lực lượng lao động (số
người trong độ tuổi lao động), là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và
sẽ có trong tương lai gần) Thứ hai là chất lượng dân số, đặc biệt chất lượng
của lực lượng lao động trong hiện tại và tương lai gần (dưới dạng tiềm năng),được phản ánh ở các yếu tố: sức khỏe cơ thể, sức khỏe tâm thần, trình độ giáodục, trình độ tay nghề, năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi, kỹ năng laođộng, đạo đức, tư tưởng, tình cảm, lối sống… và sự kết tinh những năng lực,kinh nghiệm truyền thống, hiện đại để tạo ra các giá trị vật chất Trong đó trílực, thể lực, đạo đức là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng và sức
mạnh của nguồn lực con người Thứ ba, cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động
trong các ngành, các vùng, cơ cấu trình độ lao động, cơ cấu độ tuổi trong lựclượng lao động…Cơ cấu dân cư và lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng và sức mạnh của nguồn lực con người
Trong thế giới hiện đại, khi nền kinh tế của nhân loại đang dần chuyểnsang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanhchóng thì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tếlại càng rõ nét hơn
Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tếmuốn tăng trưởng nhanh, ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: ápdụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự
Trang 20tăng trưởng kinh tế của các vùng, các địa phương hay của bất kỳ đơn vị, tổchức nào chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượngcao, tức là nhân lực được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, taynghề kinh nghiệm, năng lực sáng tạo Chính vì vậy, mỗi địa phương cần xácđịnh phát triển nguồn vốn nhân lực như là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất.
1.1.2 Nguồn nhân lực làng nghề, nguồn nhân lực làng nghề truyền thống
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người vừa làđiểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, đồng thời lại vừa là trung tâm của sự biếnđổi lịch sử, nói cách khác con người là chủ thể chân chính của các quá trình
xã hội Con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết
sử dụng các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnhtổng hợp trong quá trình phát triển sản xuất Chỉ có lao động mới tạo ra giá trị
và là nguồn gốc của mọi của cải trong xã hội
Chính vì vậy, để duy trì hoạt động nghề nghiệp, mỗi làng nghề, do tínhchất, đặc trưng nghề nghiệp, đều có những cách thức tổ chức và phân cônglao động khác nhau Nguồn nhân lực dồi dào là một trong những yếu tố cơbản để hình thành làng nghề
Tại Thông tư 116/2006/TT- BNN ngày 12/6/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghịđịnh số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngànhnghề nông thôn” trong đó quy định làng nghề được công nhận phải đáp ứng
03 tiêu chí sau: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạtđộng ngành nghề nông; (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) Chấp hành tốt chính sách,pháp luật của Nhà nước
Và theo quyết định 85/2009/QĐ-UBND ngày 02/7/2009 của UBNDthành phố Hà Nội về Ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề
Trang 21truyền thống Hà Nội”, để làng nghề trở thành làng nghề truyền thống thì đảmbảo các tiêu chí như: về thời gian, về kinh tế, về môi trường, về chấp hànhchủ trương chính sách và về sử dụng lao động, về sản phẩm v.v Trong đótiêu chí về sử dụng lao động cũng quy định: Có tối thiểu 30% số hộ trên địabàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
Như vậy, xét về các tiêu chí quy định nêu trên thì cả làng nghề và làngnghề truyền thống đều yêu cầu đáp ứng 30% số hộ tham gia hoạt động nghề.Nguồn nhân lực cho làng nghề hay nguồn nhân lực cho làng nghề truyềnthống là cần thiết như nhau Giữa làng nghề nói chung và làng nghề truyềnthống nói riêng không có những quy định riêng về nhân lực Cả làng nghề haylàng nghề truyền thống để duy trì và phát triển nghề thủ công thì vai trò củacon người đóng vai trò quan trọng hàng đầu Do vậy, trong khuôn khổ luậnvăn này, tác giả rất khó tách bạch giữa hai khái niệm nguồn nhân lực cho làngnghề và nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống
Chính vì vậy, cần khẳng định làng nghề, làng nghề truyền thống cóhình thành và duy trì, phát triển bền vững là nhờ có nhân tố con người Nguồnnhân lực đã trở thành bộ phận quan trọng để tổ chức, điều hành, sản xuất, đưavào lưu thông, sáng tạo cũng như phát triển các nghề thủ công trong các làngnghề truyền thống
Quá trình sản xuất ra các sản phẩm làng nghề truyền thống cũng giốngnhư những quá trình sản xuất khác Đó là quá trình tổ hợp của bốn thành phần(1) máy móc, thiết bị, nhà xưởng vật liệu; (2) con người, thể hiện ở kỹ năng,
kỹ xảo, kinh nghiệm có liên quan đến nghề thủ công truyền thống; (3) thôngtin liên quan đến bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, thiết kế, sơ đồ,mẫu mã, công thức…(4) tổ chức quản lý, điều phối, tiếp thị…Mỗi thành phầnnói trên đều có vai trò và chức năng riêng tham gia vào quá trình sản xuất.Thành phần máy móc thiết bị là xương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển
Trang 22hóa, nhưng nó lại do con người chế tạo ra, lắp đặt và vận hành Thành phầnthông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động đưa ra các quyết định vận hànhthiết bị trong quá trình sản xuất Nhưng để nắm bắt, thấu hiểu thông tin lại là
do con người quyết định Thành phần tổ chức có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp,điều phối, liên kết các thành phần của công nghệ, kích thích người lao động
để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Phải nói rằng thành phần nào cũngquan trọng và tất yếu, song thành phần con người giữ vai trò quan trọng nhất
và được ví như chìa khóa của công nghệ Bởi vì, các thành phần khác dù hiệnđại, phức tạp, tinh vi đến mấy thì cũng đều do con người sáng tạo ra; vả lại,nếu không có con người thì hết thảy chúng đều không có ý nghĩa
Từ khi nền khoa học tri thức chưa phát triển, khoa học công nghệ cònlạc hậu, thì để truyền được nghề, lưu giữ nghề cổ truyền của ông cha ta chỉ có
bộ óc của con người Ban đầu là cách thức truyền miệng, sau theo thời giancon người ghi nhớ, thành những lề, luật trong nghề và để dễ truyền con ngườibiến những “công thức nghề” thành những ca dao, tục ngữ, thơ, ca….dễ nhớ,
dễ thuộc
Ngày nay, với nền tri thức ngày càng phát triển hiện đại, nguồn nhânlực trong các làng nghề, làng nghề truyền thống càng phát huy vai trò nòngcốt, then chốt trong mọi vấn đề Những “bí kíp” nghề đã được văn bản hóa,tin học hóa, được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển Nhờ
có bộ óc của con người, các sản phẩm nghề ngày càng sáng tạo, ngày càngđộc đáo trên mọi vật liệu với đủ hình thức đa dạng và đáp ứng ngày càngnhiều nhu cầu của xã hội
Bên cạnh đó, để điều hành, tổ chức cũng như phân công lao động hợp
lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chấtlượng đời sống người lao động và thu hút ngày một nhiều nguồn nhân lựctham gia sản xuất trong các làng nghề, làng nghề truyền thống thì nguồn nhân
Trang 23lực đòi hỏi không những đáp ứng đủ số lượng yêu cầu (nguồn nhân lực phảidồi dào) phục vụ cho hoạt động sản xuất với số lượng sản phẩm lớn Ngoài ra,trình độ của con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tiếp thunhững tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kỹ thuật tiên tiến của quốc tế để ápdụng vào quá trình hoạt động của các làng nghề Yêu cầu con người ngàycàng hội tụ đầy đủ các yếu tố về thể lực, trí lực mới đáp ứng quá trình hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong các làng nghề truyền thống, chúng ta khẳng định rằng nguồnnhân lực đóng vai trò quyết định quá trình tạo ra sản phẩm làng nghề Đó làvai trò của các nghệ nhân, thợ thủ công, người lao động trong các làng nghềtruyền thống Chính nguồn nhân lực đó là tác nhân, là yếu tố quyết định của
sự phát triển lâu dài, bền vững cho các làng nghề thủ công truyền thống
Không có nghệ nhân thì không có làng nghề hay ít nhất không thể cólàng nghề lừng danh Chính con người, nhờ khả năng tư duy, sáng tạo, sự nhậnthức đã tạo ra những định hướng, kế hoạch, chiến lược phát triển và gìn giữ nghề
và làng nghề, sáng tạo ra các sản phẩm hữu ích để phục vụ chính con người.Chính tài năng của các nghệ nhân, với “đôi bàn tay vàng” của họ đã tạo nênnhững sản phẩm quý giá, tinh xảo, độc đáo, những sản phẩm văn hóa sống mãivới thời gian, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề truyềnthống
Từ những phân tích trên tác giả luận văn hiểu rằng: nguồn nhân lực làng nghề, làng nghề truyền thống là nguồn lực con người, cùng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghề thủ công Nguồn nhân lực đó
là những nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công, chủ các doanh nghiệp, các cơ sở cung ứng, sản xuất kinh doanh, lao động làm thuê…Nguồn nhân lực đó ngày càng phải đảm bảo yêu cầu về số lượng lao động, chất lượng lao động (thể lực, trí lực, kỹ năng, đạo đức, năng lực…) và cơ cấu giữa các đối tượng lao
Trang 24động cho hoạt động phát triển và duy trì nghề thủ công.
1.2 Khái niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực được coi là một ''tài nguyênđặc biệt'', là nguồn lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Bởi vậy, việc pháttriển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thốngphát triển các nguồn lực
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn cónhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực Theo quanniệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đàotạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực
Quan niệm của Tổ chức giáo dục - khoa học và văn hoá của LHQ(UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề củadân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ phát triển của đất nước Quanniệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó pháttriển nguồn nhân lực giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động vàthích ứng với yêu cầu về việc làm
Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) cho rằng: Phát triển conngười một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự phát triểncủa một quốc gia Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội, nhưnâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồidưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo nghiên cứu và hoạtđộng thực tiễn
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp LHQ (FAO) quan niệm: Sự pháttriển nguồn nhân lực như một quá trình mở rộng các khả năng tham gia hiệu
Trang 25quả vào phát triển nông thôn, bao gồm cả tăng năng lực sản xuất
Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại cho rằng: Phát triểnnguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếmlĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung Quan niệm này dựa trên
cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiếntới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thoả mãn về nghề nghiệp vàcuộc sống cá nhân Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiếnthức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người
Với cách tiếp cận trên, phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển
về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu các kiến thức, tay nghề, tínhnăng động xã hội và sức sáng tạo của con người, nền văn hóa, truyền thống,lịch sử… Do đó, phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng caonăng lực xã hội và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt: thểlực, trí lực, nhân cách, đồng thời phân bổ sử dụng và phát huy hiệu quả nhấtnăng lực đó để phát triển đất nước
Cách tiếp cận trên chưa làm rõ nội hàm của phát triển nguồn nhân lực.Phát triển chính là quá trình gia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và tạo
ra cơ cấu ngày càng hợp lý Như vậy, phát triển không phải là một sự vật,hiện tượng riêng lẻ ở một thời điểm mà là sự vận động của sự vật theo thờigian và không gian, là một quá trình thay đổi liên tục Phát triển là phải tiến
bộ, là xu hướng, là mong muốn đi lên Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quy mô,chất lượng và cơ cấu là phức tạp, không phải lúc nào cũng đi theo một hướng
mà nhiều lúc ngược chiều, cản trở nhau
Vận dụng lý thuyết vào phát triển nguồn nhân lực, theo tác giả luận
văn, có thể định nghĩa: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng quy mô nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý Hay nói cách khác, đó là quá trình đào tạo, phát
Trang 26triển, sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách khái quát nhất, pháttriển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diệncon người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi conngười trong quá trình đó.
1.2.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông
Những năm gần đây, do tác động của những đặc điểm mới của thời đại,cùng những bài học qua bao thăng trầm trong lịch sử, nhất là từ các thành tựucủa công cuộc đổi mới, chúng ta đã nhận thức đầy đủ hơn quan điểm coi conngười là tài sản quý giá nhất, giữ vị trí trung tâm của quá trình phát triển kinh
Ở cấp độ phạm vi một tổ chức, một ngành thì phát triển nguồn nhân lực
là quá trình sử dụng tổng hợp các cơ chế, chính sách, cách thức phát hiện, thuhút, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng hợp lý những con người có đủ phẩm chất,năng lực, trình độ, kinh nghiệm nhằm thỏa mãn mục đích, yêu cầu của tổchức, ngành và chịu các hoạt động của chủ thể quản lý ngành, tổ chức trướcyêu cầu của phát triển mang tính khách quan và hướng đích giúp cho cá nhân
và tập thể đạt kết quả cao nhất theo định hướng và mục tiêu đề ra
Ở phạm vi của một vùng, một địa phương, thì cũng giống như phạm vi
Trang 27ngành, tổ chức đều phải quan tâm đến quy mô, chất lượng và cơ cấu trongphát triển nguồn nhân lực Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực được cho làquan trọng nhất và phức tạp nhất Tuy nhiên, ngay trong chất lượng nguồnnhân lực cũng đặt ra những mối quan tâm khác nhau tùy theo cấp độ.
Trên góc độ quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho vùng, địaphương, đặt vào vị trí các làng nghề truyền thống quận Hà Đông tác giả đưa
ra một khái niệm cụ thể sau:
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là tổng thể các biện pháp, cách thức mà các chủ thể thực hiện nhằm gia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống nhằm bảo đảm cho các làng nghề truyền thống có nguồn nhân lực ngày càng dồi dào, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu ngày càng hợp lý đáp ứng với yêu cầu phát triển của làng nghề trong sự phát triển chung của đất nước.
Với cách tiếp trên, phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyềnthống quận Hà Đông đó là tổng thể các biện pháp, cách thức đặt ra cho cácchủ thể ở đây là toàn bộ hệ thống chính trị từ Quận đến địa phương (các cấp
ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể…) cần phải quan tâm, nghiên cứu và đổimới Từ đó, đặt ra mục tiêu để phát triển nguồn nhân lực nhằm không ngừnggia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và tạo ra cơ cấu ngày càng hợp lý,đáp ứng sự phát triển làng nghề truyền thống trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH quận Hà Đông hiện nay Để thực hiện các mục tiêu trên, trước tiên xuấtphát từ vai trò của chính các nghệ nhân, thợ thủ công tại các làng nghề truyềnthống trực tiếp là những nguồn lực, tác nhân góp phần phát triển nguồn nhânlực cho các làng nghề truyền thống Chính các nghệ nhân, thợ thủ công, ngườilao động…họ truyền lại những “bí kíp”, quy trình làm nghề bằng lòng nhiệthuyết và tình yêu nghề truyền thống Họ không những truyền những kinh
Trang 28nghiệm, kỹ xảo về nghề được tích lũy qua bao đời cho các lớp thợ trẻ, mà còntruyền lòng tự hào với nghề, những nét tinh hoa mang đậm bản sắc văn hóacủa dân tộc Bên cạnh đó, sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Nhà nước vớinhững cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinhdoanh sản phẩm truyền thống, khuyến khích phát triển làng nghề truyềnthống, xây dựng và khai thác các điểm, cụm công nghiêp làng nghề truyềnthống, phát triển các nhóm nghề truyền thống, khôi phục và duy trì một sốnghề truyền thống độc đáo… từ đó thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhânlực tại các làng nghề truyền thống đòi hỏi tăng mạnh và nhanh về số lượng,đảm bảo chất lượng và cơ cấu đáp ứng quá trình phát triển trên toàn địa bànQuận.
1.2.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố Hà Nội
Sự phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống của quận HàĐông hiện nay cũng phải tuân theo những vấn đề có tính nguyên tắc chungcủa phát triển nguồn nhân lực nói chung Theo đó nó bao gồm các nội dungchủ yếu sau:
Thứ nhất, phát triển về qui mô hay số lượng nguồn nhân lực
Ở Hà Đông, làng nghề truyền thống là tập hợp những quá trình sản xuấtthủ công, đó là những quá trình sản xuất thành phẩm đơn lẻ, từ đó tạo thànhmột dây truyền sản xuất kết hợp nên những sản phẩm thủ công mang nhữngtinh hoa của người lao động Quá trình sản xuất đó chính là sự kết hợp cácyếu tố tư liệu sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động) và lao động củacon người Do vậy, yếu tố lao động là một phạm trù khách quan gắn liền vớibất kỳ nền sản xuất xã hội nào Không có yếu tố con người, sẽ không có mộtquá trình sản xuất nào diễn ra, lúc đó tư liệu sản xuất chỉ là vật chết, chỉ cóyếu tố lao động của con người mới làm cho tư liệu sản xuất sống lại tạo ra sản
Trang 29phẩm mới Ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển dựa trên cơ
sở khoa học kỹ thuật hiện đại, quá trình sản xuất sản phẩm dường như hoàntoàn do Robot làm việc, nhưng cũng không thể thoát ly khỏi sự điều khiển củacon người vì chính con người tạo ra và điều khiển chúng làm việc theo mộtchương trình đã định sẵn Chính vì thế mà quá trình làm gia tăng số lượngnguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống gồm: các nghệ nhân, thợ thủcông lành nghề, người lao động khác… cùng tham gia quá trình sản xuất cùngvới việc đáp ứng nguồn nhân lực cho tất cả các công đoạn, quy trình của cáccác bộ phận thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh để sản xuất và bán sản phẩmcủa các nghề truyền thống trên thị trường là một đòi hỏi tất yếu
Thực tế cho thấy để tồn tại và phát triển các làng nghề truyền thống ở
Hà Đông đều phải quan tâm đến việc bảo đảm, duy trì và phát triển về sốlượng hay qui mô nhân lực hợp lý cho sự phát triển của làng nghề truyềnthống trong từng giai đoạn Để phát triển về số lượng nhân lực, các làng nghềphải sử dụng nhiều biện pháp để đào tạo bổ sung nhân lực, hình thành cácHiệp hội làng nghề, thu hút được nhiều thợ giỏi, thợ lành nghề và lao độngthủ công tham gia làm nghề ở nhiều địa phương khác
Thứ hai, phát triển về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sức mạnh của nguồn lựccon người, nó bao gồm nhiều yếu tố như: sức khỏe, mức sống, trình độ giáo dục,trình độ học vấn, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng, kỹ năng lao động, vănhóa lao động, đạo đức tâm lý, tư tưởng, tình cảm, tính cách, lối sống song kháiquát lại gồm thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần của conngười Vì vậy, cần quan tâm và có những biện pháp cụ thể đối với quá trìnhkhông ngừng nâng cao chất lượng của cá nhân, tổ chức về thể lực, tay nghề, khảnăng sáng tạo, phẩm chất nghề nghiệp đạo đức, tác phong, trình độ, năng lựcchuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến quốc tế
Trang 30và năng lực quản lý, điều hành của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làngnghề truyền thống Theo đó, phát triển về chất lượng nguồn nhân lực trong cáclàng nghề truyền thống của Hà Đông bao gồm các mặt cơ bản sau:
Nâng cao năng lực thể chất của nguồn nhân lực
Năng lực thể chất là nói đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực,bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và đảm bảo được sự hài hòagiữa bên trong và bên ngoài Năng lực bên trong là khả năng trí tuệ mạnh mẽ,sáng tạo tiềm ẩn trong lực lượng lao động; năng lực bên ngoài là tình trạngsức khỏe của nguồn nhân lực Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát,bền bỉ, dẻo dai của cơ bắp trong công việc Thể lực còn là điều kiện quan trọng
để phát triển trí lực Sức khỏe và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đếnchất lượng dân số và nguồn nhân lực Mối quan hệ giữa sức khỏe và phát triển
là mối quan hệ hai chiều, bản thân sự phát triển kinh tế có tác động cải thiệnđiều kiện sức khỏe và ngược lại, sức khỏe và dinh dưỡng được cải thiện nâng caochất lượng nguồn nhân lực Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các làngnghề truyền thống với trình độ ngày càng cao, đòi hỏi ngày càng lớn về thể lực,bởi nếu không có thể lực và tinh thần tốt sẽ khó có thể chịu đựng áp lực căngthẳng của công việc, của nhịp độ cuộc sống và cũng không thể tìm tòi, sáng tạo racác tri thức mới và vật hóa nó thành sản phẩm có ích cho toàn xã hội
Nâng cao năng lực tinh thần của nguồn nhân lực (trí lực)
Trí lực hay năng lực tinh thần của nguồn nhân lực là tiêu trí quan trọngnhất trong các tiêu chí đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực Trí lực củanguồn nhân lực biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,
kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động Trình độ của nguồn nhân lựcđược coi là quan trọng nhất hiện nay, đó là những năng lực sáng tạo, khả năng
áp dụng thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiêntiến hiện đại, có khả năng tiếp thu và xử lý thông tin kịp thời Trí lực của
Trang 31nguồn nhân lực còn thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tức là phải có khảnăng biến tri thức thành công nghệ và kỹ năng lao động nghề nghiệp, biếtnghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, ứng dụng và phát triển, đào tạo, bồi dưỡng vàlựa chọn các giải pháp hợp lý để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.Phát triển về trí lực của nguồn nhân lực cần thực hiện trên hai mặt cơ bản là.
- Nâng cao trình độ học vấn: Trình độ học vấn là chỉ tiêu đầu tiên đánh
giá trí lực của nguồn nhân lực, bởi lẽ nó thể hiện sự hiểu biết của người laođộng về những kiến thức tự nhiên, xã hội Trình độ học vấn được cung cấpthông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở nhiều hình thức khác nhau, qua quátrình tự học suốt đời của người lao động Để nâng cao trình độ học vấn chonguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống, trước hết cần quan tâmtrong công tác phổ cập giáo dục và phát triển giáo dục đào tạo tại các địaphương Làm tốt công tác khuyến học và phát huy vai trò của gia đình, dòng
họ, xã hội đối với công tác giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ trong các làng nghềtruyền thống hiện nay
- Phát triển về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn kỹthuật là sự hiểu biết, là kiến thức, khả năng thực hành về một chuyên môn nào
đó, như đảm đương một chức vụ nào đó trong quản lý, trong kinh doanh hoặctrong các hoạt động nghề nghiệp Trình độ chuyên môn có được nhờ đào tạo
ở các trường học chuyên ngành trong hệ thống giáo dục quốc dân như: đàotạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học… Trình
độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực dùng để chỉ những người đượcđào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực hành về một côngviệc nào đó và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như: số lao độngđược đào tạo và lao động phổ thông, số có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹthuật, trình độ tay nghề được đánh giá qua bậc thợ v.v…Để nâng cao trình độchuyên môn cho nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống cần chăm
lo việc đưa nguồn lao động trẻ đi đào tạo trong các trường dạy nghề; đẩy
Trang 32mạnh các hoạt động truyền nghề và đào tạo nghề tại chỗ; tổ chức linh hoạt cáchình thức đi nghiên cứu học hỏi và nâng cao trình độ tay nghề cho các thợ trẻ;động viên khuyến khích tính sáng tạo của thợ…
Nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực còn được đánh giá thể hiện qua những yếu
tố vô hình không thể định lượng được bằng những con số cụ thể như: phẩmchất đạo đức, văn hóa, truyền thống dân tộc, nhưng nó lại là yếu tố rất quantrọng quy định bản tính của nguồn nhân lực và đóng vai trò quyết định sựphát triển bền vững của một địa phương hay một làng nghề Đây là yếu tố xãhội tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách và phẩm chất riêng củangười lao động ở mỗi lĩnh vực cũng như mỗi quốc gia Đặc biệt trong điềukiện nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế, bêncạnh những yếu tố tích cực như: kích thích người lao động tham gia quá trìnhđào tạo và tự đào tạo để thích ứng được với yêu cầu của thị trường lao độngphát triển, đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tìm kiếm việc làm, tăngnhanh thu nhập từ việc làm cũng xuất hiện không ít các yếu tố tiêu cực làmtha hóa lối sống, đạo đức, nhân cách vốn rất tốt đẹp của mỗi dân tộc Mặt tráicủa nền kinh kế thị trường làm nảy sinh các tệ nạn xã hội đã đang và sẽ làmcho không ít người, nhất là lao động trẻ đã được đào tạo quên dần đi nghĩa vụ
và trách nhiệm của mình đối với dân tộc, đất nước mình và địa phương mình
Do vậy, yếu tố đạo đức văn hóa truyền thống dân tộc ngày càng có vai tròquan trọng tạo nên những con người vừa có trình độ tay nghề cao, kỹ nănggiỏi, vừa có tâm hồn trong sáng lành mạnh Gần đây, khi đề cập đến nguồnnhân lực người ta thường nhấn mạnh tới các phẩm chất văn hóa, đạo đức vàtruyền thống kinh doanh như một nhân tố cấu thành khá năng đặc thù củanguồn nhân lực của một quốc gia Vì vậy, việc xây dựng truyền thống vănhóa trong sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống, xây dựng nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là những nội dung cơ bản nâng caochất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống của Quận Hà
Trang 33Đông thành phố Hà Nội hiện nay.
Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống
Cơ cấu nguồn nhân lực phản ánh qua cơ cấu dân cư, cơ cấu lao độngtrong ngành kinh tế (cơ cấu lao động đã qua đào tạo, cơ cấu trình độ lao động,
cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động, cơ cấu nguồn lao động dự trữ trongcác trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề )
Cơ cấu nguồn nhân lực của các làng nghề truyền thống quận Hà Đông
bị quy định bởi đặc điểm, tính chất của chính các làng nghề truyền thống Đó
là sự chi phối của các quá trình sản xuất ra các sản phẩm của làng nghề truyềnthống Các sản phẩm đó mang đặc tính bản sắc riêng của từng cá nhân ngườilao động Đó là sự tài hoa, khéo léo của những đôi bàn tay vàng đã thổi vàotrong từng sản phẩm những hoa văn, những họa tiết, nhưng chi tiết quyết địnhgiá trị của sản phẩm mang những nét tinh hoa của người thợ thủ công Dovậy, cơ cấu nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống đó chính là cơcấu nhân lực về trình độ bao gồm: đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, thợ lành nghề;
cơ cấu về lứa tuổi và cơ cấu về giới tính Việc hoàn thiện về cơ cấu nguồnnhân lực trong các làng nghề truyền thống cần phải quan tâm thích đáng đếnviệc hình thành một cơ cấu hợp lý cả về trình độ, lứa tuổi và giới tính
1.2.4 Đặc điểm phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Thứ nhất, nghệ nhân, thợ cả đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống.
Trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông, nghệ nhân, thợ cả, họ
là “những báu vật nhân văn sống”, họ thực sự là những đôi bàn tay vàng,đang gìn giữ những “bí kíp” của nghề Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhânlực trong làng nghề truyền thống, không phải ai cũng có thể trở thành thợ thủcông, không phải thợ thủ công nào cũng có thể trở thành thợ giỏi, nghệ nhân
Trang 34Đặc điểm đặc thù ở đây chính là nghề truyền thống Hà Đông rất “kén” người.Đầu tiên phải kể đến năng khiếu bẩm sinh, những tố chất sẵn có, sự tài hoatrong mội người thợ học nghề Bởi vì, có những người chỉ có thể học nghề đểbiết nghề chứ rất khó co thể trở thành thợ giỏi thực thụ Để học được nghềtruyền thống, yêu cầu phải có lòng say mê, yêu nghề, sự kiên nhẫn, bền bỉ,mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, tìm tòi, phát triển.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình đô thị hóa.
Thực vậy, quận Hà Đông là quận có tốc độ đô thị hóa “chóng mặt” vớinhững thay đổi nhanh chóng về mọi mặt Tuy nhiên, các làng nghề truyềnthống vẫn tồn tại trong lòng đô thị cùng với quá trình đô thị hóa Phát triểnnguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống mang đặc thù riêng của đô thịphát triển Quá trình đô thị hóa, tác động trực tiếp đến phát triển số lượng vàchất lượng của nhân lực trong các làng nghề truyền thống Khi Quận Hà Đôngtrở thành đô thị phát triển và mở rộng kéo theo sự phát triển mọi mặt về kinh
tế, xã hội, từ đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tại các đô thị Các làng nghềtruyền thống cũng có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển và thu hút nhiềunhân lực tham gia.Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa cácngành nghề, người lao động có nhiều lựa chọn hơn do vây đòi hỏi chính cácnguồn nhân lực sẵn có tại các làng nghề truyền thống cần phải chủ động cónhững biện pháp, cách thức để thu hút lao động tham gia trong các làng nghềtruyền thống
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực làng nghề truyền thống bị ảnh hưởng bởi sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
Trong nhiều năm qua, chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghềtruyền thống Hà Đông ngày một nâng cao thể hiện tay nghề ngày càng tinhxảo ở chỗ họ tạo ra những sản phẩm vô cùng sáng tạo và phong phú Nhữngsản phẩm truyền thống của Hà Đông như sản phẩm các loại tơ, lụa, đũi của
Trang 35Vạn Phúc, sản phẩm dao kéo, máy cắt dập, sản phẩm mộc Thượng mạo hếtsức phong phú, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã đã đáp nhu cầu thị trường tiêudùng hiện nay Phải nói sản phẩm chúng ta cũng có sức cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế Đặc biệt các mặt hàng tơ lụa, sa tanh Vạn Phúc
đã nhận nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế Một số sản phẩm khác như:dao, kéo, búa máy, máy cắt dập mày mài Đa Sỹ, đồ gỗ Thượng Mạo thìchúng ta chưa cạnh tranh về mẫu mã nhưng chúng ta cạnh tranh bằng giáthành và chất lượng phù hợp với người lao động trong nước phần đông là laođộng chân tay, lao động nông nghiêp phù hợp với người Việt Nam Các sảnphẩm sắt này phục vụ nhiều hai nước Lào và Campuchia
Sản phẩm chúng ta tạo ra trao đổi nhiều trên thị trường từ đó tăng thunhập cho người lao động, đời sống người lao động tăng lên, người lao động
có thêm vốn để tái đầu tư: thu hút thêm nhiều lao động mới, thuê nhiều laođộng giỏi, mở rộng sản xuất, chuyển đổi loại hình kinh doanh Các thế hệnghệ nhân, thợ giỏi thì yên tâm hơn vì có cuộc sống đảm bảo hơn từ đó càng
có động lực gắn bó với nghề, truyền nghề Các thế hệ trẻ tin vào tương laingày càng phát triển của nghề truyền thống thì sẵn sàng học nghề, làm nghề
Tuy nhiên, sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Đông vẫn cònnhững hạn chế trên thị trường chung như: giá thành sản phẩm một số mặthàng lụa còn cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân, nhiều sảnphẩm chưa manh tính sản xuất đại trà, mẫu mã còn hạn chế, độ bền chưacao… chưa thực sự cạnh tranh với các sản phẩm của nhiều nước trong khuvực và quốc tế
1.2.5 Các nhân tố chủ yếu tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống Hà Đông
Phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống quận Hà
Đông có nhiều yếu tố tác động Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung luận giải
Trang 36các yếu tố tác động có tính chất trực tiếp và cơ bản nhất.
Một là, phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông chịu sự tác động của các nhân tố về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng dân số.
Bởi vì trước hết, quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chịuảnh hưởng bởi, quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số Không chỉ có quy mô
mà tốc độ tăng dân số cũng quyết định đến tốc độ và quy mô tăng nguồn nhânlực cho làng nghề Địa phương nào, làng nghề nào có quy mô dân số lớn thìquy mô nguồn nhân lực cũng lớn và ngược lại Mặt khác, cơ cấu tuổi của dân
số trong vùng cũng ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn laođộng Mặc dù dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động nhưng mối quan hệgiữa dân số và nguồn lao động trong các làng nghề truyền thống không phụthuộc trực tiếp vào nhau trong cùng một thời gian Hơn nữa, tốc độ tăng dân
số và tốc độ tăng nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống trong cùngthời kỳ không giống nhau Nguồn nhân lực trong các làng nghề thường chiếmmột tỷ lệ nhất định trong dân số của làng nghề đó Do đó, có thể dựa vào tỷ lệnguồn lao động trong dân số và quy mô dân số tại các làng nghề truyền thống
để biết được quy mô nguồn lao động của làng nghề đó
Hai là, phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống Hà Đông luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của trình độ phát triển kinh tế - xã hội của toàn quận.
Thực vậy, những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với đà tăng trưởng của cảnước trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Đông chuyển mình mạnh
mẽ thành một quận nội thị sầm uất, dân cư đông đúc với nhiều khu đô thị hiệnđại được hình thành Với sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo của cấp uỷĐảng theo hướng mở rộng dân chủ, sát cơ sở, chỉ đạo tập trung, kiên quyết,dứt điểm, hiệu quả, Đảng bộ và nhân dân quận Hà Đông đã hoàn thành xuấtsắc các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2011-2015, tạo tiền
Trang 37đề vững chắc để Hà Đông cất cánh trong những năm tiếp theo
Từ các điều kiện kinh tế - xã hội đó, các làng nghề truyền thống ngày càng
có sự đổi mới về diện mạo Năm 2009, quận Hà Đông đã quan tâm đầu tư xâydựng hạ tầng điểm công nghiệp làng nghề truyền thống Vạn Phúc, làng nghềtruyền thống Đa Sỹ; hỗ trợ gắn lô gô lên biên vải lụa Vạn Phúc; lập đề án sángtác mẫu và sản xuất sản phẩm “Lụa Vân ngàn năm Thăng Long - Hà Nội” Năm
2010 quận Hà Đông tiếp tục xây dựng đề án bảo tồn và phát triển làng nghềtruyền thống dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề truyền thống rèn Đa Sỹ gắn với pháttriển du lịch làng nghề và du lịch tâm linh trên địa bàn
Tác động của nhân tố kinh tế – xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực cho cáclàng nghề truyền thống Hà Đông càng cần phải đổi mới, nâng cao về cả số lượng(có nhiều thợ giỏi, thợ lành nghề) và chất lượng (số lao động làm nghề càng cầnphải tinh thông hơn nữa, sáng tạo hơn và nâng cao trình độ để tiếp thu nhữngtiến bộ của khoa học kỹ thuật), đồng thời phải đa dạng hóa các loại hình tổ chứcsản xuất kinh doanh, ở đó những người lãnh đạo đứng đầu các cơ sở làng nghềphải có tri thức, có kỹ năng quản lý, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, nhanh chóng tìmhướng ra cho sản phẩm các làng nghề để có thể bắt kịp với các nước trong khuvực và xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới
Ba là, phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống chịu sự tác động của công tác giáo dục và đào tạo trên toàn quận Hà Đông
Sở dĩ như vậy vì đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải phápquan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nhất là đối với nguồnnhân lực hiện nay tại các làng nghề truyền thống Hà Đông đòi hỏi phải được đàotạo ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao khi nền kinh tế tại các làngnghề truyền thống ngày càng phát triển, đáp ứng kỹ thuật công nghệ ngày càngtiến bộ Đào tạo nguồn nhân lực chính là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển củanguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống hiện nay và nguồn nhân lực đóchỉ phát triển khi kinh tế làng nghề truyền thống phát triển
Trong điều kiện hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề
Trang 38truyền thống còn nhiều hạn chế, như trình độ chuyên môn còn thấp so với yêu cầuphát triển kinh tế Chính vì vậy giáo dục và đào tạo cung cấp cho làng nghề truyềnthống Hà Đông nguồn lao động có chất lượng, năng suất cao.
Cùng với lớp nghệ nhân lớn tuổi, quận Hà Đông cũng cần có những cơchế, sự quan tâm nhiều hơn nữa đến các lớp nghệ nhân trưởng thành qua học tậptại trường lớp có kiến thức cơ bản đang rất sung sức Trong mỗi làng nghềtruyền thống ở Hà Đông, cần phát huy khả năng của nguồn nhân lực này, giúp
họ có điều kiện để tiếp tục sáng tạo, đồng thời hình thành nhiều lớp nghệ nhânmới, thợ lành nghề mới, qua đó tạo lực lượng kế thừa, lưu giữ những tinh hoatruyền thống của làng nghề Cần có chính sách trợ giúp chi phí lớp học về quảntrị kinh doanh, về thị trường, về maketting cho người lao động, giúp họ có khảnăng phát triển từ kinh tế cá thể sang loại hình doanh nghiệp tư nhân Hỗ trợkinh phí cho các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, các lớp đào tạo thợ lànhnghề và quan tâm, đãi ngộ giáo viên dạy nghề và người thiết kế mẫu mã tronglàng nghề truyền thống ở quận Hà Đông hiện nay
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống Hà Đông chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với người lao động trong các làng nghề.
Trước hết, với chính sách tốt sẽ thu hút được nhiều người lao động tại chínhcác làng nghề truyền thống và nguồn lao động trên địa bàn khác cũng tham gia vàosản xuất, kinh doanh các sản phẩm của làng nghề truyền thống Đặc biệt là việc thuhút lực lượng lao động trẻ được đào tạo chính quy, có trình độ, năng lực, phầm chấtquan tâm đến nghề truyền thống, có nhu cầu học nghề hoặc kinh doanh sản phẩmnghề Bên cạnh đó, thu hút những nguồn lao động đã biết nghề nhưng bỏ nghề
Nghệ nhân là vốn quý của làng nghề truyền thống, do vậy quận Hà Đông cần
có những cơ chế, chính sách trong việc thực hiện việc phong tặng danh hiệu chonhững người thợ thủ công tài năng, có nhiều cống hiến cho ngành nghề tạo ranhững sản phẩm có giá trị và có công truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ tiếp theo.Đội ngũ nghệ nhân này vừa là lực lượng trực tiếp làm gia tăng về quy mô, số lượng,
Trang 39vừa khắc phục phần nào sự chưa hợp lý về cơ cấu, đồng thời góp phần nâng caochất lượng nguồn nhân lực kế cận Họ là những tài năng sáng tạo góp phần bổ sung,làm đẹp thêm truyền thống và bản sắc văn hóa cộng đồng, họ có vai trò then chốttrong việc giữ gìn, thực hành, truyền nghề, lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộctrong những sản phẩm làng nghề truyền thống.
*
* *
Có thể nói, trong các làng nghề truyền thống quận Hà Đông hiện nay, độingũ nghệ nhân là vốn quý đang gìn giữ và làm phong phú thêm tinh hoa văn hóacủa làng nghề, tạo nên những sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc làm rạngdanh làng nghề truyền thống trong nước và với cả thế giới
Nếu như trong phạm vi nền kinh tế, việc phát triển nguồn nhân lựccho các làng nghề truyền thống hiện nay ở Hà Đông, nhất việc gia tăng vềchất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao đãđược xác định là yêu cầu cấp thiết, là khâu đột phá, thì trong các làng nghềtruyền thống, vì yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnhtranh của sản phẩm làng nghề, việc tôn vinh và phát huy các nghệ nhân cũngtrở thành bức thiết
Phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống ở Hà Đông làquá trình tạo ra sự thay đổi về số lượng, nâng cao chất lượng của nguồn nhânlực, có các cơ chế chính sách để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lực lượnglao động trong các làng nghề truyền thống một cách hợp lý trên cà ba nội dung
số lượng, chất lượng và cơ cấu Đó cũng là những yêu cầu chủ yếu của các nộidung phát triển nguồn nhân lực trong làng nghề truyền thống Hà Đông Các nộidung này là một thể thống nhất song phát triển về chất lượng nguồn nhân lựctrong đó chú trọng, quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi là nội dung trọngtâm, có thể chi phối đến việc gia tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Cónhiều yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề truyềnthống, nhưng cơ bản vẫn là những nhân tố về cơ chế, chính sách, đãi ngộ, sửdụng nguồn nhân lực hiện nay Vì nhân tố này tác động trực tiếp đến đội ngũ
Trang 40nghệ nhân - những “báu vật nhân văn sống” của làng nghề truyền thống quận Hà Đông.
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát và đặc điểm các làng nghề truyền thống quận Hà Đông thành phố Hà Nội
2.1.1 Khái quát về làng nghề truyền thống quận Hà Đông
Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được
nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chụcnăm Làng nghề có nghề đủ các tiêu chuẩn sau đây được công nhận danh hiệu
“Làng nghề truyền thống Hà Nội”: (1) Về thời gian: Là làng có nghề đã đượchình thành trên 50 năm tính đến ngày làng được đề nghị xét danh hiệu làngnghề truyền thống (2) Về kinh tế: Có giá trị sản xuất từ ngành nghề nôngthôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất củalàng (3) Về sử dụng lao động: Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham giahoạt động ngành nghề nông thôn (4) Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toànlao động theo các quy định hiện hành (5) Chấp hành tốt đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định củaThành phố và địa phương (6) Sản phẩm làm ra phải mang bản sắc văn hóadân tộc, phải gắn với tên tuổi của làng (7) Đối với những làng nghề chưa đápứng tiêu chuẩn về môi trường theo quy định tại điểm 4 vẫn được xem xétcông nhận danh hiệu làng nghề truyền thống khi đã có các đề án, dự ánnghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề ra các biện pháp xử lý khắcphục ô nhiễm môi trường [51;4] Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN quy địnhlàng nghề truyền thống có nghề đã xuất hiện trên 50 năm, tạo ra những sản