1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh tế xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt của tổng công ty vận tải hà nội

93 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

Mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trongcác đô thị ở nước ta hiện nay là cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, tiện nghi và an toàn, phù hợp với nhu cầu đi lại

Trang 1

NGUYỄN VĂN HÙNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT

CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

MỞ ĐẦU 3Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT 121.1 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành

1.2 Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt 23

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ

HỘI TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng

2.2 Thành tựu, hạn chế về hiệu quả kinh tế - xã hội trong

vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ

3.1 Quan điểm chỉ đạo nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công

3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã

hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt của TổngCông ty Vận tải Hà Nội trong thời gian tiếp theo 58

Trang 4

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến - là trung tâm chính trị, kinh tế, vănhóa của cả nước, là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan, đơn vị cả Trung ương vàđịa phương; đồng thời, cũng là địa phương có dân số đông đã nảy sinh nhu cầucao về tham gia giao thông của người dân, đòi hỏi cần phải phát triển hệ thốnggiao thông công cộng đồng bộ và hiện đại, không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lạingày càng tăng của người dân Mục tiêu của Hà Nội phấn đấu đáp ứng 15% nhucầu đi lại của người dân vào năm 2015 và đạt tới 25% vào năm 2020 Song,chất lượng dịch vụ phải thực sự tạo ra sức hấp dẫn của hệ thống vận tải hànhkhách công cộng để người dân tự nguyện chuyển từ việc sử dụng phương tiện cánhân sang sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đưadịch vụ xe buýt trở thành loại hình giao thông phổ biến, tiện ích và hiện đại làyêu cầu cấp thiết của thành phố trong thời gian tiếp theo

Tuy nhiên, quá trình phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế như: Việcquy hoạch mạng lưới các tuyến buýt còn nhiều bất cập, chất lượng khai tháctuyến chưa hiệu quả, sản xuất kinh doanh tuy có tăng trưởng nhưng chưavững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng Hạ tầng kỹ thuật, công tác quản

lý, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với các công ty kinh doanh xebuýt còn nhiều hạn chế bất cập Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải HàNội, xe buýt hiện mới chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu đi lại của ngườidân Thủ đô Song vào thời điểm hiện nay, phương tiện này khó có thể pháttriển hơn nữa do hạ tầng giao thông đô thị có những bất cập Quỹ đất dànhcho giao thông hiện chỉ đạt khoảng 8% đất xây dựng đô thị Phần lớn cáctuyến đường, phố có mặt cắt nhỏ, có quá nhiều nút giao cắt và chủ yếu là nútgiao đồng mức Nhiều tuyến đường và nút giao đã quá tải phương tiện Trên

Trang 6

địa bàn thành phố hiện mới có 350/1.800 điểm dừng xe buýt được lắp đặt nhàchờ phục vụ khách do vỉa hè chật hẹp Nhiều khu đô thị, trung tâm thươngmại, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, vẫn chưa có quy hoạch quỹ đấtdành cho vận tải hành khách công cộng Tất cả những yếu tố nói trên lànguyên nhân làm cho hệ thống xe buýt khó có thể phát triển hơn nữa, bởikhông bảo đảm an toàn, thuận tiện cho người dân và sẽ làm gia tăng mật độphương tiện, gây ùn tắc giao thông Do vây, chưa đáp ứng mục tiêu yêu cầutrong xây dựng, phát triển KT - XH.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế xã hộitrong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đối với sự phát triển của giaothông đô thị ở Hà Nội hiện nay có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả chọn nội dung: “Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề Nâng cao hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, đã thu hút rộng rãi sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong cả nước Đếnnay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều khía cạnh vàphạm vi khác nhau

- Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng

xe buýt ở các đô thị Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế của Đại học Giao thông

vận tải (2011) của tác giả Nguyễn Văn Điệp

Luận án đã nghiên cứu và làm rõ đặc điểm, vai trò của hệ thống vậntải hành khách công cộng trong các đô thị nói chung và vận tải hành kháchbằng xe buýt nói riêng Đánh giá thực trạng hệ thống vận tải công cộng bằng

xe buýt ở các đô thị của nước ta, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và

Trang 7

Thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng hệ thống phương pháp và chỉ tiêu đánhgiá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị ViệtNam Nghiên cứu công trình này là cơ sở để tác giả xây dựng được được tiêuchí đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của vận tải hành khách công cộngbằng xe buýt ở Hà Nội.

- Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Giao thông

Vận tải (2013) của tác giả Vũ Hồng Trường

Luận án đã nghiên cứu giải quyết những vấn đề bất cập của các môhình đã nghiên cứu và đang áp dụng ở Việt Nam về quản lý vận tải hànhkhách công cộng; đề xuất các mô hình quản lý nhà nước đối với vận tải hànhkhách công cộng trong các thành phố Việt Nam, trong đó bao gồm tất cả cácloại hình vận tải hành khách công cộng và phù hợp với từng nhóm thành phố

từ nay đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 Nghiên cứu công trình này là

cơ sở để tác giả xây dựng các giải pháp liên quan đến công tác quản lý hoạtđộng đối với hệ thống xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội

- Trần Ngọc Luyện (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội Trong công trình khoa học này, tác

giả đã phân tích đánh giá, nêu ra một số nét cơ bản nhận diện về thực trạnggiao thông đường bộ ở Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ratình trạng mất an toàn giao thông như: Hạ tầng giao thông không đồng bộ, lạchậu, thiếu tính kết nối, ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, khảnăng về quản lý giao thông của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bấtcập; nguồn vốn của nhà nước đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thôngcông cộng còn nhiều hạn chế, Tác giả cũng nghiên cứu và đưa ra những vấn

đề về giao thông công cộng như chất lượng hệ thống giao thông, trình độquản lý và sự tiện ích của giao thông công cộng của một số thành phố các

Trang 8

nước trong khu vực với tính chất tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xâydựng hệ thống giao thông công cộng thời gian tới Trên cơ sở nghiên cứu tổng

kết công tác trật tự an toàn giao thông đường bộ trong những năm qua tác giả

đã đưa ra những giải pháp mang tính định hướng nhằm không ngừng đổi mới

và nâng cao chất lượng giao thông công cộng ; đặc biệt, là trực tiếp góp phầnkhắc phục, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ở nước

đô thị và góp phần vào văn minh đô thị

Tuy nhiên, xét thấy nguồn đầu tư hiện nay chủ yếu từ ngân sách Nhànước nên đã hạn chế rất lớn cho quá trình thực hiện mục tiêu đầu tư phát triểncủa hệ thống giao thông Do vậy để tiếp tục phát triển vận tải hành kháchcông cộng bằng xe buýt ở các thành phố lớn cần thiết phải đa dạng hóa hìnhthức đầu tư và huy động được các thành phần kinh tế cùng tham gia, thựchiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộngbằng xe buýt nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời giảm thiểu đầu tư

Trang 9

tài chính của nhà nước Cùng với đó cần xây dựng cơ chế quản lý và các quyđịnh về chất lượng, độ an toàn của loại hình dịch vụ này.

- Nguyễn Thị Bích Hằng (2010), Các chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus và biện pháp trợ giá, Nxb Giao

thông Vận tải, tác giả đã đề cập đến một thực tế được ghi nhận trong quá trìnhphát triển giao thông của nhiều thành phố trên thế giới là sự phát triển của hệthống vận tải hành khách công cộng luôn kéo theo sự gia tăng số tiền trợ giácho hoạt động này Tác giả đã đi sâu làm rõ những vấn đề liên quan để lý giảitại sao phải trợ giá, trợ giá đến khi nào và làm thế nào để hạn chế số tiền trợgiá cho vận tải hành khách công cộng Đây là vấn đề vẫn tồn tại nhiều ý kiếnkhác nhau, nhất là khi chúng ta chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa các loại hìnhdịch vụ công trong đó có vận chuyển hành khách công cộng Một vấn đề nữa

có tác động đến dịch vụ này là nguồn ngân sách hỗ trợ cho xe buýt của nhànước trong thời gian vừa qua là rất lớn, trong khi đó chất lượng dịch vụ lạichưa tương xứng, hiện tượng tai nạn giao thông do chính các phương tiện xebuýt vẫn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận nhân dân

Dựa vào kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ rõ: Khi tham giaVận tải hành khách công cộng, điều mà hành khách quan tâm không chỉ làkhối lượng dịch vụ doanh nghiệp có khả năng cung ứng mà còn là sự tiện ích

và chất lượng phục vụ thông qua hành trình ngắn nhất, chi phí thời gian thấpnhất và tiện nghi tốt nhất của chuyến đi Ngoài ra hiệu quả xã hội của hoạtđộng vận tải còn được thể hiện ở khía cạnh làm giảm ô nhiễm môi trường và

đã khẳng định xu thế: Giao thông công cộng đảm bảo an toàn và từng bướcthay thế giao thông cá nhân Hơn thế nữa, quá trình phát triển của các đô thịlớn trên thế giới càng phát triển thì càng đòi hỏi cao hơn về khả năng phục vụcủa hệ thống giao thông công cộng Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt độngvận tải hành khách công cộng không chỉ thể hiện ở hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp vận tải

Trang 10

- Trần Sơn (2013), Hỏi đáp pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo tinh thần nghị định số 34/2010/ NĐ- CP được sửa đổi bổ xung theo nghị định số 71/2012 NĐ- CP của Chính phủ, Nxb

CTQG, Hà Nội Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, trong công trình khoa họcnày, tác giả đã trình bày một cách đầy đủ chi thiết những vấn đề cơ bản vềpháp luật xử phạt hành chính đối với người điều khiển các phương tiện giaothông, trên cơ sở đó giúp cho người tham gia và điều khiển các phương tiệngiao thông đường bộ chấp hành nghiên luật giao thông đường bộ, nhằm giảithiểu tối đa ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông Xây dựng thói quen vàhành vi giao thông hiện đại, văn minh trong tương lai

- Trần Văn Thành (2000) Một số vấn đề về xây dựng con người làm công tác vận tải trong thời kỳ mới, Nxb CTQG Hà Nội, xuất phát từ quan

điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về vấn đề con người, tác giả cuốn sách đã phân tích đánh giá về một số nhân tố,trong đó làm rõ vai trò quyết định của yếu tố con người trong việc phát triển giaothông nhân tố có nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả an toàn giao thông.Trong đó, văn hóa giao thông của mọi người dân được tác giả quan tâm nghiêncứu và khẳng định có ý nghĩa quyết định đến văn minh giao thông Cùng với đó,chất lượng con người trong lực lượng thực thi pháp luật nhà nước về giao thôngcũng cần xây dựng theo những chuẩn mực nhất định, đảm bảo có đủ đức và tài

để hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước và nhân dân giao phó Vì vậy, để pháttriển bền vững, cùng với đổi mới toàn diện các lĩnh vực thì ngành vận tải nhấtthiết phải quan tâm đầu tư xây dựng nguồn lực con người và coi đây là vấn đềthen chốt và là động lực trong chiến lược phát triển

Ngoài những công trình nêu trên, còn có một số bài viết tiêu biểu liên

quan đến hiệu quả hoạt động của xe buýt như: “Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt”, Tạp chí Giao thông vận tải Số 8.

Trang 11

- Tr.37,42-43 (2004) của tác giả Nguyễn Trọng Thông; “Đề xuất một số phương pháp đơn giản nhất dành cho người bộ hành tiếp cận các điểm đỗ xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng Hà Nội”, Số 1+2, tr.89-90 (2007) của tác giả Nguyễn Thuỷ Nguyên; “Phát triển xe Buýt ở Hà Nội dưới góc nhìn của hành khách” Tạp chí Giao thông vận tải, Số 7, Tr.57-58,63 (2004) của tác giả Nguyễn Đức Thuần; “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus ở thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 116 -

Tr.28-31, (2007) của Tác giả Bùi Thị Hoàng Lan

Những công trình trên đã nghiên cứu ở nhiều nội dung khác nhau, vớinhững cách tiếp cận khác nhau về vấn đề hiệu quả của vận tải hành kháchcông cộng bằng xe buýt, cung cấp cho tác giả những cơ sở lý luận và thực tiễnquan trọng để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội” dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị như một công trình

nghiên cứu chuyên ngành Đây là “khoảng trống” khoa học để tác giả quyếttâm lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn, hiệu quả KT - XH trong vận tảihành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Trên

cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu về nâng cao hiệu quả

KT - XH trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng Công tyVận tải Hà Nội trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả KT - XH trong vận tảihành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội hiện nay

Trang 12

- Đánh giá thực trạng hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách bằng xebuýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội trong những năm qua.

Đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả KT

-XH trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nộitrong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vậntải hành khách bằng xe buýt

* Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và xã hội

- Về không gian: Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt của TổngCông ty Vận tải Hà Nội

- Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả KT - XH trong vận tải hành kháchbằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội từ năm 2008 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối của Đảng cộng sảnViệt Nam, các văn kiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Sở giao thông vậntải thành phố Hà Nội và các vấn đề có liên quan đến đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh, trừu tượng hóa khoa học đang được vận dụng trong nghiên cứu kinh

tế chính trị Luận văn cũng chú trọng nghiên cứu, phân tích các tư liệu, dữ liệu,thông tin từ các nguồn khác nhau của các cơ quan chức năng, các đề tài, tạp chí

mà tác giả có điều kiện tiếp cận

Trang 13

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần luận giải cơ sở khoa học

về hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công

ty Vận tải Hà Nội hiện nay Luận văn có nội dung hữu ích giúp cho cán bộlãnh đạo Thành phố và lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về giao thông thamkhảo để xác định chủ trương, giải pháp và những độc giả quan tâm đến vấn đềnày làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu

7 Kết cấu của luận văn

Gồm có: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và các phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG VẬN TẢI

HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT 1.1 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách

bằng xe buýt

1.1.1 Hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế

- xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt

* Hiệu quả kinh tế - xã hội

Trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống KT - XH nói chung, hiệuquả bao giờ cũng là vấn đề được các chủ thể quan tâm hàng đầu Theo nghĩachung nhất thì: Hiệu quả là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kếtquả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra

để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định

Ngày nay, trong các hoạt động KT - XH chúng ta thường đề cập ba loạihiệu quả cơ bản đó là: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị xã hội và hiệu quảmôi trường Tùy vào lĩnh vực, loại hình, tính chất nhiệm vụ và thời điểm hoạtđộng của mỗi tổ chức, cá nhân để chúng ta xác định đâu là hiệu quả cơ bản cầnđạt tới Khi nghiên cứu về vấn đề này, các tài liệu khoa học đều thống nhấtnhận thức về khái niệm hiệu quả kinh tế và xã hội như sau:

- Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế dùng so sánh kết quả sản xuấtcủa các chủ thể kinh tế nhận được với chi phí mà họ bỏ ra trong quá trình táisản xuất, nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích, từng bước nâng cao lợi ích kinh tế

cơ bản, hiện thực hóa mục tiêu của nền sản xuất

- Hiệu quả xã hội là thước đo của mỗi bước tiến của tiến bộ xã hộitrong không ngừng tạo ra và nâng cao các điều kiện sống, điều kiện làm việc,

phúc lợi xã hội cho sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 15

Những hiệu quả này được thể hiện sinh động ở mức đóng góp vào sựvững mạnh, ổn định của đất nước, giữ vững an ninh xã hội; mang lại công ănviệc làm; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người laođộng, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội Nhằm phát triển con người toàn diện

cả về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, lốisống và chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ biện chứng, thốngnhất chặt chẽ với nhau, làm tiền đề và tạo điều kiện cho nhau phát triển, do vậytrong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác không nên đề cao,tuyệt đối hóa hoặc hạ thấp một loại hiệu quả nào

Như vậy, theo quan niệm chung nhất, Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt là một phạm trù kép, phản ánh kết quả đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về kinh tế - xã hội Là tỷ lệ giữa kết quả và lợi ích đạt được với những nguồn lực mà xã hội đã chi phí cho việc duy trì và bảo đảm hoạt động của loại hình dịch vụ này trong một khoảng thời gian nhất định

Tóm lại, hiệu quả KT - XH là một phạm trù kinh tế khách quan, baohàm trong đó hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, được tính toán dựa trên cơ

sở so sánh giữa kết quả thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chiphí các nguồn lực để đạt được kết quả Đồng thời, gắn với giải quyết tốt cácvấn đề xã hội phát sinh khi sử dụng các nguồn lực để đạt được hiệu quả kinh

tế cao và bền vững

* Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt

Vận tải hành khách bằng xe buýt là một trong những phương thức vậnchuyển hành khách chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trongcác thành phố, cũng như từ các thành phố đến các khu đô thị vệ tinh bằng ô tôtheo tuyến cố định, có điểm dừng đón trả khách dọc tuyến, xe chạy theo biểu

Trang 16

đồ vận hành quy định, có thu tiền theo quy định của từng Thành phố

Mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trongcác đô thị ở nước ta hiện nay là cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, tiện nghi

và an toàn, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân nhằm khuyến khíchngười dân ưu tiên sử dụng xe buýt, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụngphương tiện cá nhân, góp phần giảm ùn tắc, kiềm chế tai nạn giao thông vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các thành phố

Từ sự phân tích trên đây, tác giả đưa ra quan niệm về hiệu quả kinh tế

-xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt như sau:

Hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt là một phạm trù kép, phản ánh kết quả đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về kinh tế gắn với các nhiệm vụ và mục tiêu về xã hội Là tỷ lệ giữa kết quả và lợi ích đạt được với những nguồn lực mà xã hội đã chi phí cho việc duy trì và bảo đảm hoạt động của loại hình dịch vụ này trong một khoảng thời gian nhất định.

Nội hàm của khái niệm thể hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế xã hội trong vận tải hành khách bằng xe

buýt là một “phạm trù kép”, vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù:

Tính phổ biến là do vận tải hành khách bằng xe buýt cũng là một loạihình sản xuất kinh doanh Vì vậy, nó phải được đặt trong môi trường cạnhtranh bình đẳng với các loại hình sản xuất kinh doanh khác của toàn bộ nềnkinh tế, mà trước hết, là trong nội bộ của ngành dịch vụ vận tải hành kháchcông cộng Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh chính là động lực cơ bảncho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Để có thể đứng vững trongmôi trường cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hànhkhách bằng xe buýt phải không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ

Hệ quả là hiệu quả kinh tế xã hội của nó ngày càng được nâng lên

Như vậy, tính phổ biến của hiệu quả kinh tế xã hội trong vận tải hành

Trang 17

khách bằng xe buýt đặt ra yêu cầu là cần phải tạo ra cơ chế cạnh tranh bìnhđẳng, trước hết là trong nội bộ khu vực vận tải hành khách công cộng, hạn chếthấp nhất tình trạng bao cấp, độc quyền làm cho chất lượng dịch vụ khôngđược cải thiện và hiệu quả kinh tế xã hội thấp.

Tính đặc thù của hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách bằng xebuýt được quy định bởi chức năng và nhiệm vụ của nó

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là nét đẹp trong văn minh

đô thị ở hầu hết các nước trên thế giới Đối với các đô thị ở nước ta hiện nay,loại hình dịch vụ này đang ngày càng phát triển Tuy nhiên, nếu để các doanhnghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này tự trang trải và hạch toán thì chắc chắngiá dịch vụ sẽ tăng cao, điều đó sẽ cản trở việc thực hiện mục tiêu thu hút ngàycàng nhiều người dân tham gia sử dụng dịch vụ xe buýt nhằm giảm ùn tắc, tainạn giao thông và ô nhiễm môi trường Để giải quyết mâu thuẫn này, hầu hếtchính quyền các đô thị đều thực hiện các biện pháp trợ giá cho người sử dụng,

có chính sách ưu đãi về tài chính ổn định cho các doanh nghiệp, đầu tư vềphương tiện, hạ tầng đô thị, bến bãi Tất cả các biện pháp đó, nếu nhìn mộtcách trực diện thì đều làm gia tăng chi phí đầu tư dẫn đến giảm hiệu quả kinh

tế nhưng hiệu quả về mặt xã hội thì lại tăng lên Mặt khác, nếu phân tích dướigóc độ “hiệu ứng lan tỏa” từ việc sử dụng dịch vụ vận tải công cộng bằng xebuýt thì chi phí xã hội sẽ được tiết kiệm đáng kể (chi phí để giải quyết ô nhiễmmôi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông do mức độ sử dụng phương tiện giaothông cá nhân quá lớn) Khi đó, nhà nước chỉ phải bỏ ra “một đồng” nhưng xãhội lại tiết kiệm được “nhiều đồng” Đây chính là “lợi ích kép” của vận tảihành khách bằng xe buýt đem lại mà chính quyền các đô thị cần phải tiếp tụctheo đuổi Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu xây dựng các đô thịngày càng văn minh, hiện đại ở nước ta hiện nay

Như vậy, tính đặc thù của hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách

Trang 18

bằng xe buýt thể hiện ở chỗ hiệu quả về mặt xã hội được đặt ra cả trực tiếptrước mắt và lâu dài, hiệu quả về mặt kinh tế nhấn mạnh tính hiệu ứng lan tỏacủa việc sử dụng loại hình dịch vụ này đối với toàn xã hội, không chỉ thể hiện

ở doanh thu của doanh nghiệp hay thu nhập của người lao động trong cácdoanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt mà nó còn thể hiện ở cả nhữnglợi ích mà dịch vụ vận tải này đem lại

Thứ hai, hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách bằng xe buýt

được xác định cả về mặt định tính và định lượng đó là:

Về mặt định tính: Thể hiện ở mục tiêu giải quyết tốt mối quan hệ giữa

hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Mục tiêu hướng tới giải quyết tốt các vấn

đề xã hội, là phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân một cách thuận tiện, giảm ùntắc giao thông, chống ô nhiễm môi trường, giảm thiểu những tổn thất về kinh

tế do nạn tắc đường gây ra Ngược lại, mỗi kết quả đạt được về xã hội, đềunhằm mục đích góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế

Về mặt định lượng: Thể hiện ở kết quả thu được so với các chỉ tiêu về

các nguồn lực đã chi phí, thông qua mối tương quan bằng các con số tươngđối và tuyệt đối Qua đó cho phép đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu kếhoạch đề ra

Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả KT- XH về mặt định lượng chỉ mang tínhtương đối, rất khó để có thể để lượng hóa chính xác về hiệu quả KT - XH của

vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Bởi vì, thứ nhất, những chi phí

của doanh nghiệp thì có thể tính toán được thông qua kết quả sản xuất kinhdoanh hàng năm, nhưng những chi phí của nhà nước, đặc biệt là của xã hội

(người tiêu dùng dịch vụ) thì rất khó để tính toán chính xác Thứ hai, những lợi

ích cả về kinh tế và xã hội thông qua việc sử dụng loại hình dịch vụ này khôngchỉ giới hạn trong phạm vi của các doanh nghiệp mà nó bao trùm, lan tỏa tớinhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, không chỉ trong phạm

vi địa phương mà là toàn bộ khu vực thậm chí là cả đất nước

Trang 19

Từ tất cả những nghiên cứu trên, có thể khẳng định: Hiệu quả KT - XH

của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là hiệu quả kép, kết quả mang lại

cả về kinh tế, xã hội cho tập thể và mọi cá nhân được thể hiện ở việc đảm bảonguồn thu ngân sách cho địa phương, tạo tiện ích và thuận lợi cho người dânkhi tham gia giao thông, xây dựng nét văn minh trong tham gia giao thôngcông cộng, giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường

1.1.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đánh giá hiệu quả

KT - XH của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một việc làm cầnthiết, xuất phát từ những lý do sau:

Một là, xuất phát từ yêu cầu phải giữ vững vai trò chủ đạo và định

hướng của dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt so với các loạihình vận tải hành khách công cộng khác trong các đô thị

Hiện nay, có nhiều loại hình vận tải cùng tham gia vận tải tải hànhkhách công cộng ở các đô thị như: xe buýt, đường sắt, xe taxi Tuy nhiên, vậntải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn là loại hình chủ yếu, đóng vai tròchủ đạo, định hướng cho các loại hình vận tải khác Vai trò chủ đạo của vận tảihàch khách bằng xe buýt được xác định rõ trong Quyết định 280/QĐ – TTg

ngày 28 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ năm 2012 đến năm

2020 Theo đó, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, vận tải hành khách công

cộng bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ, chiến lược của các đôthị trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường

Cụ thể hóa quan điểm trên, Đề án “Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam” do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng,

đến năm 2020, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đảm nhận tại Hà Nội và

Trang 20

Thành phố Hồ Chí Minh là từ 20-25% (trong đó xe buýt: 10-15%, đường sắt

đô thị: 4-5%, xe taxi: 2-3%, phương tiện vận tải công cộng khác: 1-2%)

Để thực hiện được vai trò chủ đạo của mình, vấn đề đặt ra là cần phảiđánh giá đúng hiệu quả KT – XH của hình thức vận tải hành khách công cộngbằng xe buýt làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch,xác chương trình, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển

Hai là, xuất phát từ những lợi ích mà dịch vụ vận tải hành khách bằng

xe buýt đem lại

Lợi ích của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được thể hiệnthông qua lợi ích của tất cả các bên tham gia cung ứng và sử dụng dịch vụ.Đồng thời, còn thể hiện ở những lợi ích có tính chất là hệ quả của việc sử dụngloại hình dịch vụ này, cụ thể:

- Đối với hành khách đi xe buýt: sử dụng dịch vụ xe buýt sẽ tiết kiệmđược thời gian, chi phí vận hành, đi lại và bảo đảm an toàn hơn so với sử dụngcác phương tiện cá nhân

Tiết kiệm được thời gian là bởi về mặt lý thuyết, xe buýt bao giờ cũngchạy đúng tuyến, đúng thời gian, lộ trình, có đường riêng; thông tin về lịchtrình được phổ biến rộng rãi nên hành khách hoàn toàn có thể chủ động được

về mặt thời gian để thực hiện các công việc của mình Tiết kiệm được chi phí

đi lại là do giá vé tương đối rẻ do được hỗ trợ về giá cho người sử dụng

Thời gian và chi phí của một người nếu sử dụng không thường xuyênloại hình dịch vụ này thì không lớn Nhưng, vẫn người đó, nếu sử dụng thườngxuyên thì sẽ là một con số đáng kể Hơn nữa, tổng thời gian và chi phí của các

cá nhân tiết kiệm được (tiết kiệm chi phí của xã hội) thì chắc chắn là một con

số không nhỏ

- Đối với nhà nước mà trực tiếp là chính quyền các đô thị: Từ góc độkinh tế, khi có nhiều người dân sử dụng dịch vụ xe buýt sẽ có tác dụng tiếtkiệm được ngoại tệ cho nhà nước do ít phải nhập xăng dầu hơn để phục vụ

Trang 21

cho hàng triệu phương tiện vận chuyển cá nhân hiện nay Tiết kiệm đượcngân sách cho các địa phương vì ít phải chi hơn cho các hoạt động duy tu,sửa chữa và bảo dưỡng hạ tầng giao thông do tác động lớn từ các phươngtiện giao thông cá nhân gây ra

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xebuýt: khi người dân ở các đô thị càng sử dụng dịch vụ này bao nhiêu thì doanhthu của các doanh nghiệp vận tải càng tăng lên bấy nhiêu, khắc phục được tìnhtrạng thu không đủ chi và trực tiếp nâng cao mức thu nhập, tạo ra nhiều việclàm cho người lao động Đồng thời, các doanh nghiệp càng có điều kiện tíchlũy để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ,phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đi lại của dân cư

- Những lợi ích có tính chất là hệ quả của việc sử dụng dịch vụ vận tảihành khách bằng xe buýt được thể hiện trên hai khía cạnh

Thứ nhất, làm giảm bớt các tác động tiêu cực từ bên ngoài gồm: Giảm

bớt tần suất và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông, từ đó giảm chi phí

y tế, bảo hiểm xã hội hằng năm cho lĩnh vực này; giảm thiểu ô nhiễm môitrường do việc sử dụng quá nhiều các phương tiện giao thông của cá nhân hiệnnay; giảm thiểu tắc nghẽn giao thông - tình trạng phổ biến của các đô thị lớn ởViệt Nam hiện nay

Theo tính toán từ mô hình phân tích chi phí và quản lý đường bộ(HDM4) của ngân hàng thế giới, chi phí cho việc giảm thiểu ô nhiễm môitrường và giảm thiểu tai nạn giao thông (chi phí ngoại tác) của xe buýt thôngthường thấp hơn nhiều so với xe máy (73 đồng/hành khách/lượt so với 219đồng/hành khách/lượt)

Thứ hai, làm gia tăng các tác động tích cực đến các mặt của đời sống

kinh tế - xã hội như: tạo ra lựa chọn mới và làm tăng nhu cầu tham gia giaothông của người dân cũng như gia tăng độ thỏa dụng của người đi đường, từ đó

Trang 22

làm gia tăng phúc lợi xã hội; Sử dụng phương tiện giao thông bằng xe buýt ổnđịnh sẽ giúp người lao động rèn luyện được tác phong công nghiệp (đi đúnggiờ, làm việc đúng giờ) từ đó làm tăng năng suất và hiệu quả lao động; tạo ra

sự phát triển kinh tế - xã hội dọc tuyến đường, nhất là ở các trạm dừng hay bến

đỗ xe buýt; tăng thêm tính tiện nghi, thuận tiện và độ tin cậy của các dịch vụcông - lĩnh vực còn nhiều hạn chế và bất cập ở Việt Nam hiện nay

Ngoài hiệu quả về mặt phục vụ cộng đồng, xe buýt cũng được dùng đểphục vụ kinh doanh quảng cáo để tạo nguồn thu tái đầu tư phục vụ cộng đồng

Xe buýt góp phần tạo một bộ mặt văn minh cho các đô thị lớn, một trongnhững yếu tố thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư

Như vậy, lợi ích của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là rất lớn vàtrên nhiều mặt cả kinh tế, xã hội, môi trường Vấn đề đặt ra là, cần phải làm rõ

về hiệu quả KT – XH nó để có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, khuyếnkhích người dân sử dụng ngày càng nhiều hơn dịch vụ vận tải hành khách bằng

xe buýt Từng bước thay đổi thói quen trong sử dụng các phương tiện giaothông công cộng của người dân, góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa trong giaothông ở các đô thị trên cả nước

Ba là, xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của người dân về thụ hưởng

dịch vụ xe buýt trong các đô thị và sự thuận tiện, văn minh của loại hình vận tảinày trong tương lai

Trong các đô thị ở nước ta, vấn đề an toàn và ách tắc giao thông từ lâu

đã là bài toán khó Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị vệtinh, các trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội đã làm cho áp lực giao thông ở các

đô thị ngày càng lớn Để giải bài toán giao thông, hiện nay, chính quyền các đôthị đã và đang áp dụng nhiều biện pháp trong đó, khuyến khích người dân sửdụng xe buýt thay cho phương tiện đi lại của cá nhân là một biện pháp mang lạihiệu quả thiết thực Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe buýt ở các đô thị đã tăng lên

Trang 23

đáng kể Tuy nhiên, “cầu” tăng nhưng “cung” vẫn chưa đáp ứng kịp thời ảnhhưởng lớn đến chất lượng dịch vụ của Tổng công ty Tình trạng này nếu khôngnhanh chóng được cải thiện thì chắc chắn sẽ làm giảm tính hấp dẫn của loạihình dịch vụ này đối với người dân Khi đó, mục tiêu cả về kinh tế và xã hội

mà loại hình dịch vụ này mang lại sẽ không đạt được Vì vậy, đánh giá hiệuquả kinh tế xã hội của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là nhằm tạo ra

sự cân bằng về cung – cầu trong lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càngtăng của dân cư

Bốn là, xuất phát từ thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng xe

buýt ở các đô thị trong những năm vừa qua tuy đã đạt được nhiều kết quả đángmừng; tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần giải quyết kịp thờitrong thời gian tiếp theo

Đặc điểm của ngành vận tải hành khách công cộng mang tính xã hộicao và thường nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của nhà nước Hiện nay,chính quyền các đô thị trong cả nước thường áp dụng một số hình thức hỗ trợđối với dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt như:

Hỗ trợ trực tiếp về giá: Cách xác định hỗ trợ giá thường được xác địnhtheo chuyến đối với từng tuyến xe buýt và từng nhóm xe Công thức tính kinhphí trợ giá thông thường được áp dụng như sau:

Kinh phí trợ giá = Tổng chi phí chuyến xe (đã tính lợi nhuận) – Doanhthu khoán Theo cách tính này, nếu tổng chi phí cao hơn tổng doanh thu (từ tiềnbán vé) thì ngân sách của các đô thị phải thanh toán lại cho các đơn vị vận tảiphần chênh lệch đó Trường hợp doanh thu cao hơn chi phí thì đơn vị vận tảiphải trả lại phần chênh lệch này cho ngân sách Đơn giá chuẩn để xác định chiphí đã bao gồm tất cả các khoản chi phí nhiên liệu, nhân công, vật tư, khấu hao,bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, chi phí quản lý và tiền thưởng dự kiến…

Ngoài hình thức trợ giá trực tiếp, vận tải hành khách bằng xe buýt trongcác đô thị ở nước ta hiện nay còn được thụ hưởng nhiều hình thức trợ giá gián

Trang 24

tiếp nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho loại hình dịch vụ này phát triển như: chínhsách ưu đãi về lãi suất và hỗ trợ phần chênh lệch lãi vay cho các tổ chức và cánhân vay vốn đầu tư phương tiện xe buýt; chính sách miễn thuế giá trị gia tăngcho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; chính sách về giá vé

để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt (mức trợ giá bình quân trong các

đô thị ở nước ta hiện nay giao động từ 4000 đến 4500 đồng/một vé); chính sách

hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạnglưới xe buýt…Với các hình thức hỗ trợ như trên, mỗi năm các đô thị ở nước taphải chi ra một lượng lớn từ ngân sách cho dịch vụ vận tải này (từ năm 2010đến 2013, mỗi năm hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minhphải chi từ 700 đến 1400 tỷ đồng)

Mặc dù, nhận được nhiều sự ưu đãi của nhà nước như đã phân tích trênđây, tuy nhiên, hoạt động của loại hình vận tải hành khách này vẫn chưa đạtđược mục tiêu, kế hoạch đề ra: về kinh tế, nhìn chung thu vẫn chưa đủ chi; về

xã hội vẫn chưa cung cấp được một hệ thống dịch vụ đi lại thực sự thuận tiện,

an toàn, văn minh và lịch sự nhằm thu hút ngày càng nhiều người sử dụngphương tiện vận tải bằng xe buýt Thậm chí, nhiều tuyến buýt trong các đô thị

ở nước ta hiện nay hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí và thất thoát ngân sáchnhà nước Tình trạng lợi dụng hoạt động trợ giá của nhà nước để thu lợi bấtchính đã xảy ra ở một số đô thị và trên một số tuyến buýt Cùng với đó, nhữngvấn đề “nóng” của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt như: thái độ phục

vụ của lái xe và nhân viên, chất lượng cơ sở hạ tầng xuống cấp, tình trạng antoàn giao thông.v.v…vẫn chưa được cải thiện

Vì vậy, việc đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả KT – XH củadịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt sẽ có tác dụng vừa hạn chế được tìnhtrạng dựa dẫm, ỷ lại và trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, khắc phục kịp

Trang 25

thời những hạn chế và yếu kém hiện nay, vừa tạo ra sự cạnh tranh bình đẳngtrong khu vực cung ứng các dịch vụ vận tải hành khách công cộng

1.2 Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt

1.2.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt

Như đã phân tích ở trên, do hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công nên hiệu quả kinh tế - xã hội của xe buýt là một phạm trù kép khó phân định rạch ròi đâu là hiệu quả kinh tế, đâu là hiệu quả xã hội Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của loại hình dịch vụ vận tải này luận văn xác định các tiêu chí sau:

Thứ nhất, mức độ ổn định và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt được biểu hiện thông qua doanh thu của doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách địa phương, việc làm và thu nhập của người lao động

- Doanh thu của doanh nghiệp: Đây là thước đo cơ bản để để đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào Các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt ở nước ta hiện nay cũng phải lấy tiêu chí này để xác định đúng tình trạng sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp đã thực hiện xã hội hóa

và doanh nghiệp chưa xã hội hóa) Có như vậy mới tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh Doanh thu của các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt bao gồm tổng số tiền thu được từ hoạt động bán vé (vé lượt cộng vé tháng) và các hoạt động quảng cáo trên xe buýt.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong đánh giá mức độ ổn định và tăng doanh thu của doanh nghiệp là phải tính toán đầy đủ tất cả các khoản thu trên

Trang 26

- Đóng góp cho ngân sách nhà nước và các địa phương: Hiện nay, số lượng người dân sử dụng dịch vụ xe buýt ở các độ thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng (ở Hà Nội: khoảng 13 % và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng: 15%) Với tỷ lệ này, hàng năm, các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt đã đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách của các địa phương Vì vậy, mức

độ đóng góp nhiều hay ít vào ngân sách địa phương là sự thể hiện khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và các địa phương cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh

tế của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt Hiện nay, việc sử dụng cácphương tiện cá nhân trong giao thông ở nước ta nói chung và trong các đô thịnói riêng vẫn là chủ yếu Mỗi năm, nhà nước phải chi ra hàng ngàn tỷ đồng choviệc nhập khẩu xăng dầu phục vụ các phương tiện đi lại của cá nhân Vì vậy,

sử dụng xe buýt thay cho các phương tiện của cá nhân sẽ có tác dụng trực tiếp

làm giảm chi ngân sách cho hoạt động nhập khẩu xăng dầu hiện nay Ngoài ra,

ngân sách của các địa phương còn tiết kiệm được do đầu tư của cá nhân và xãhội cho phương tiện cá nhân giảm làm cho chi phí nhiên liệu giảm, hao phí thờigian do ùn tắc giao thông gây ra sẽ giảm

- Việc làm và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt: Tiêu chí này thể hiện ở một số nội dung như: số lượng việc làm mới được tạo thêm hàng năm; số lượng người bị mất việc làm hàng năm trong các doanh nghiệp; số lượng việc làm dịch chuyển sang các lĩnh vực khác và từ các lĩnh vực khách dịch chuyển vào; mức thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt so với mức thu nhập bình quân của xã hội và trong nội bộ ngành vận tải hành khách công cộng Đánh giá đầy đủ các yếu tố đó sẽ cho thấy mức độ bền vững trong giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động - một yếu

tố cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Trang 27

Thứ hai, công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn vốn đầu tư và các phương tiện, trang thiết bị của các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt.

- Quản lý và sử dụng vốn đầu tư: được thể hiện thông qua hiệu suất đầu

tư, đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ gia tăng trên tổng số vốn đã đầu

tư, nó chính là mức độ sinh lời của vốn đầu tư ở các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế của dịch vụ vận tải hành khách công cộng hiện nay không thể không đánh giá kết quả công tác quản lý và sử dụng các nguồn vốn được giao, thể hiện ở việc sử dụng nguồn vốn đó có đúng mục đích hay không? Nguồn vốn có bị thất thoát hay không? Mức độ thất thoát nhiều hay ít? Mức độ huy động và khai thác các nguồn vốn như thế nào? Và mức độ gia tăng của vốn đầu tư cao hay thấp? Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu suất đầu tư ở đây khác với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thông thường ở chỗ không chỉ thông qua tính toán hiệu quả gia tăng của đồng vốn, mà còn phải đánh giá hiệu suất trên cơ sở dựa vào kết quả đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH nói chung

- Hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị của

các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt

Các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt ở các đô thị, nhất lànhững đô thị lớn ở nước ta hiện nay có số lượng và giá trị tài sản tương đốilớn Với điều kiện khí hậu thời tiết và hệ thống hạ tầng giao thông chưa pháttriển ở nước ta hiện nay đã làm cho mức độ xuống cấp của các phương tiệngiao thông rất nhanh Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệpnày còn phải dựa vào mức độ phù hợp trong tính toán khấu hao phương tiện vàcác trang thiết bị của doanh nghiệp Đến lượt nó, khấu hao phù hợp hay khôngphù hợp lại tùy thuộc vào khả năng quản lý, khai thác và sử dụng phương tiện

và các trang thiết bị của các doanh nghiệp

Thứ ba, chất lượng hệ thống dịch vụ và tỷ lệ tăng lên của người dân

Trang 28

tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt ở các đô thị

- Chất lượng hệ thống dịch vụ: Chất lượng hệ thống dịch vụ phụ thuộcchủ yếu vào số lượng và chất lượng con người và phương tiện, trang thiết bịtrong các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt Trong đó, chất lượngcủa đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ là trực tiếp và quyết định Vì vậy, đểđánh giá chất lượng hệ thống dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt, trướchết cần đánh giá đầy đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ này

- Tỷ lệ tăng lên của người dân tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt ở các đô thị: Chỉ số này phản ánh cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt Bởi vì, khi số lượng người dân sử dụng dịch vụ tăng lên thì không chỉ doanh thu của doanh nghiệp tăng lên mà các mục tiêu khác về giao thông đặt ra cho xe buýt cũng sẽ thực hiện được Đánh giá tỷ lệ tăng lên của dân cư tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt không chỉ dựa vào số liệu thống kê về số lượng vé bán ra, vào báo cáo của doanh nghiệp mà còn phải dựa vào kết quả khảo sát, đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Khắc phục tình trạng các số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng với tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chưa xã hội hóa

Thứ tư, mức độ đóng góp của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt vào mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khắc phục ùn tắc giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông ở các đô thị hiện nay.

- Mức độ khí thải, tiếng ồn của xe buýt so với việc sử dụng các phươngtiện giao thông khác

- Tỷ lệ đóng góp của xe buýt trong khắc phục ùn tắc giao thông ở các

đô thị (tính toán dựa trên tỷ lệ cư dân sử dụng xe buýt với tỷ lệ cư dân sử dụngcác phương tiện giao thông cá nhân trong các đô thị)

Trang 29

- Mức độ bảo đảm an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thôngcủa xe buýt so với các phương tiện giao thông khác (được tính toán dựa trên tỷ

lệ phần trăm giữa số người tăng lên do sử dụng dịch vụ xe buýt với số vụ tainạn giao thông trong một khoảng thời gian xác định)

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt

Hiệu quả KT - XH trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chịu sự chi phối bởi những nhân tố cơ bản sau đây:

Một là, cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng

xe buýt

Cơ chế, chính sách có tác động to lớn, nhanh chóng và trực tiếp đến pháttriển dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói chung, vận tải hành khách bằng

xe buýt nói riêng Một cơ chế, chính sách phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy dịch

vụ này phát triển làm gia tăng hiệu quả KT - XH và ngược lại nó sẽ kìm hãm

sự phát triển, làm giảm hiệu quả KT - XH

Cơ chế, chính sách biểu hiện mức độ quan tâm của nhà nước (Chínhphủ, Bộ Giao thông Vận tải, chính quyền các đô thị) đối với dịch vụ vận tảihành khách bằng xe buýt Sự quan tâm này được thể hiện thông qua việc nhànước tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để dịch vụ vận tải này phát triển như:Đầu tư về phương tiện, trang thiết bị và khoa học - công nghệ; quy hoạch vàphát triển hạ tầng giao thông đô thị (điểm đỗ, nhà chờ, đường dành riêng cho

xe buýt ); xây dựng các lộ trình, kế hoạch phát triển mạng lưới xe buýt trongtừng giai đoạn; thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về tài chính nhằm khuyếnkhích các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt mở rộng sản xuất,nâng cao chất lượng dịch vụ; thực hiện chính sách trợ giá nhằm khuyến khíchngười dân sử dụng xe buýt thay cho các phương tiện giao thông cá nhân.v.v

Kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia có dịch vụ vận tải hành

Trang 30

khách bằng xe buýt phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, HànQuốc cho thấy, nếu không có hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý, biểu thị sựquan tâm đầu tư của nhà nước, đặc biệt là sự đầu tư ban đầu và hoạt động “đầu

tư mồi” thông qua việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đô thị liên hoàn,hiện đại, khoa học và hoàn chỉnh thì không thể có sự phát triển của loại hìnhdịch vụ vận tải này Với nước ta, hiện tại, dịch vụ vận tải hành khách bằng xebuýt ở các đô thị đã bước vào giai đoạn “bão hòa”, vì vậy, để thúc đẩy nó pháttriển cần tiếp tục tạo “cú huých” cho nó bằng một hệ thống cơ chế, chính sáchthông thoáng và ổn định nhằm tạo ra sự yên tâm trong đầu tư, mở rộng sảnxuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp

Hai là, vốn đầu tư cho dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

Vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh

Vì vậy, vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có quan hệ chặt chẽ với mức độđạt được về hiệu quả KT - XH của các doanh nghiệp vận tải hành kháchbằng xe buýt

Hiện tại, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hànhkhách bằng xe buýt trong các đô thị nước ta bao gồm:

Vốn của nhà nước: là nguồn vốn quan trọng, tập trung chủ yếu vào

việc đầu tư ban đầu cho mua sắm phương tiện, xây dựng hạ tầng giao thông

và thực hiện việc hỗ trợ về giá vé cho người sử dụng Nguồn vốn này tácđộng có tính chất hai mặt đối với hiệu quả KT - XH của dịch vụ vận tảihành khách bằng xe buýt Mặt tích cực ở chỗ nó có tác dụng kích thích hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó làm tăng hiệu quả KT

- XH của dịch vụ vận tải này Mặt tiêu cực ở chỗ, nếu đầu tư quá lớn vàthực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển không theo các quy luậtcủa thị trường thì rất dễ rơi vào tình trạng bao cấp, là nguyên nhân xuất hiệnnhững tiêu cực trong sản xuất kinh doanh

Trang 31

Vốn của doanh nghiệp: vốn của các doanh nghiệp có vai trò chủ yếu,quyết định đến hiệu quả KT - XH của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt.Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: vốn tích luỹđược trong quá trình sản xuất kinh doanh; vốn vay từ các ngân hàng; nguồn thu

từ hoạt động quảng cáo trên phương tiện và các nguồn vốn hợp pháp khác Thực hiện chủ trương xã hội hóa các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xebuýt, trong các đô thị ở nước ta hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các tuyếnbuýt được xã hội hóa Ưu điểm của những tuyến buýt này là lựa chọn được cácnhà đầu tư khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau cùng cạnh tranh trongcung ứng dịch vụ Nhà nước không phải đầu tư ban đầu về phương tiện, giảm áplực kinh tế cho ngân sách Tuy nhiên, áp lực lớn về tài chính đối với các doanhnghiệp xã hội hóa, tình trạng phân biệt đối xử và sự chênh lệch về quy mô, trình

độ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp xã hội hóa với cácdoanh nghiệp kinh doanh theo hình thức “đặt hàng” cũng ảnh hưởng không nhỏđến chất hiệu quả KT - XH ở các tuyến buýt này

Ba là, trình độ và khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt

Trình độ và khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ của các doanhnghiệp Theo đó, nếu các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt cónăng lực quản lý tốt, bộ máy quản lý tinh gọn, sắp xếp hợp lý và thích ứngnhanh với những biến đổi của kinh tế thị trường thì chất lượng và hiệu quả củadịch vụ sẽ tăng lên Ngược lại, bộ máy cồng kềnh, chất lượng thấp sẽ làm tăngchi phí quản lý, giảm hiệu quả KT - XH của dịch vụ

Thực tiễn hiện nay, năng lực tổ chức điều hành, quản lý của ban quản

lý trong một số doanh nghiệp vừa thiếu, vừa yếu và chưa đồng bộ cả về sốlượng và chất lượng nên vai trò quản lý còn mờ nhạt Việc thiếu kiểm soát

Trang 32

hoạt động đối với nhân viên và đội ngũ lái xe thuộc quyền là một trong nhữngnguyên nhân gây nên tình trạng lộn xộn, dịch vụ kém chất lượng của không íttuyến buýt trong các đô thị ở nước ta hiện nay Vì vậy, nâng cao trình độ tổchức quản lý, điều hành hoạt động của ban quản lý trong các doanh nghiệp(hợp tác xã) xe buýt là việc làm thiết thực để nâng cao hiệu quả KT - XH củaloại hình vận tải này.

Bốn là, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực mà trực tiếp là đội ngũ lái xe

và nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo dựng thương hiệu của dịch vụvận tải hành khách bằng xe buýt Nó có thể làm tăng hoặc giảm niềm tin vàmức độ ủng hộ của người dân vào dịch vụ xe buýt và theo đó là tăng hoặcgiảm hiệu quả KT - XH Một đội ngũ nhân viên và lái xe có đủ về số lượng,tinh thần và thái độ phục vụ tốt, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông vàcác quy định của doanh nghiệp sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc tạodựng thương hiệu cho doanh nghiệp Trái lại, nếu đội ngũ này không đáp ứngđược về số lượng, thái độ và hành vi ứng xử thiếu văn minh, lịch sự, chấp hànhkhông nghiêm chỉnh luật lệ giao thông và các quy định của doanh nghiệp thìchẳng những không tạo dựng được thương hiệu mà còn trở thành rào cản lớnđối với người dân đến với dịch vụ vận tải bằng xe buýt Vì vậy, để nâng caohiệu quả KT - XH, tạo dựng thương hiệu cho dịch vụ vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýt trong các đô thị ở nước ta hiện nay cần phải nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Trong đó, chấn chỉnh và tạo dựng nét đẹp trong văn hóaứng xử của đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ là công việc hàng đầu, cấp bách

Năm là, sự phát triển của khoa học - công nghệ và mức độ ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sự phát triển của hoa học - công nghệ và mức độ ứng dụng chúng

Trang 33

trong thực tiễn có quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả KT - XH trong các doanhnghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt

Hiện nay, hệ thống xe buýt trong các đô thị, nhất là trong các thành phố lớn

ở nước ta được trang bị tương đối hiện đại Nhiều công nghệ mới đã được thửnghiệm thành công và đưa vào sử dụng trong khai thác, quản lý và vận hành ở một

số tuyến buýt đem lại hiệu quả thiết thực như: hệ thống giám sát hành trình bằngcông nghệ định vị vệ tinh GPRS; công nghệ giám sát trật tự an ninh bằng Cameratrên xe và tại các điểm chờ xe buýt; hệ thống bảng hướng dẫn nhà chờ trên xe

bằng đèn Led Đặc biệt, mới đây Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã chính thức đưa vào sử dụng phần mềm bản đồ tìm đường xe buýt Hà Nội.

Việc ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến nói trên sẽ tạo ra sự thuận tiện cho hành khách trong việc tra cứu luồng, tuyến, địa điểm, lịch trình của xe buýt - một trong những tiêu chí quan trọng để nâng cao chất lượng của loại hình dịch vụ vận tải này Tuy nhiên, không phải cứ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh là có ngay hiệu quả kinh tế xã hội cao Vì vậy, việc ứng dụng khoa học - công nghệ phải tính đến các yếu tố như: khả năng tài chính của doanh nghiệp; khả năng và mức độ sử dụng của của người dân (chủ yếu là

cư dân đô thị) Đồng thời, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để có thể làm chủ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các công nghệ đó

Sáu là, sự đồng thuận của xã hội và sự ủng hộ của người dân.

Đồng thuận của xã hội và sự ủng hộ của người dân có vai trò rất to lớnđối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vận tải hành khách bằng xe buýt là mộtloại hình dịch vụ công nên muốn tồn tại và phát triển lại càng cần phải có sự đồngthuận của toàn xã hội và sự ủng hộ của người dân Sự đồng thuận xã hội tăng lêncũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người tin tưởng và sử dụng xe buýtthay thế cho các phương tiện giao thông cá nhân Khi đó, mục tiêu “kiềm chế tainạn, giảm ùn tắc giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí cho

Trang 34

xã hội” sẽ đạt được, nghĩa là, hiệu quả KT - XH sẽ tăng lên.

Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên có sự đồng thuận của xã hội và sựủng hộ của người dân đối với dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt Nóchỉ có thể có được thông qua thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như:tuyên truyền giáo dục, thuyết phục và vận động tới mọi người dân, trướchết là cư dân đô thị lựa chọn sử dụng xe buýt trong tham gia giao thông.Đặc biệt, cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, làm chongười dân thấy được những lợi ích thực sự của loại hình dịch vụ vận tảinày Khi đó, mức độ ủng hộ của họ chắc chắn sẽ tăng lên

*

* *

Trong Chương 1, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận cơ bảnđánh giá hiệu quả kinh tế xã hội vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở

Hà Nội Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về hiệu quả kinh

tế xã hội vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải

Hà Nội hiện nay Đồng thời, làm rõ nội hàm của khái niệm trên các vấn đề: chủthể, nội dung, phương thức và mục đích của đặc điểm giao thông vận tải đô thị

và hệ thống vận tải bằng xe buýt ở Hà Nội Tác giả đã đưa ra nhóm tiêu chí

đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong vận tải hành khách công cộng và nhữngnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội trong vận tải hành khách bằng

xe buýt của Tổng công ty vận tải Hà Nội Đây là những cơ sở lý luận quantrọng để tác giả khảo sát thực trạng hiệu quả kinh tế xã hội vận tải hành kháchcông cộng bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ở Chương 2

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT CỦA TỔNG CÔNG TY

VẬN TẢI HÀ NỘI 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công

và nhanh chóng phát triển xe buýt công cộng Và Quyết định số45/2001/QĐ-UB ngày 29/06/2001 của UBND Thành phố thành lập Công tyVận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4Công ty; Công ty Xe buýt Hà Nội, Công ty Xe khách Nam Hà Nội, Công ty

Xe du lịch Hà Nội và Công ty Xe điện Hà Nội là một quyết sách táo bạo,mang tính đột phá để tạo ra một Đơn vị đủ tầm đưa giao thông công cộngThủ đô bứt phá

Có thể nói, bước đầu tiên của Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng

Hà Nội đã tạo nên một bước ngoặt mới, chuẩn bị cho bước chuyển mìnhmang tầm vĩ mô hơn của Tổng công ty Vận tải Hà Nội vào năm 2004

Ngày 14/5/2004, theo Quyết định số 72/2004/QĐ – UB của UBNDthành phố Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội – Transerco ra đời Đây làkết quả của việc sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

Trang 36

của doanh nghiệp Nhà nước ngành giao thông vận tải trong xu thế hội nhập

và trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển hiện đại hoá giao thông vận tảiThủ đô Theo đó, Tổng công ty Vận tải Hà Nội là đơn vị kinh doanh đangành nghề, trong đó ngành nghề chính là cung ứng các dịch vụ công cộngthiết yếu cho Thủ đô như: Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt,dịch vụ bến bãi, điểm đỗ xe công cộng, trong thời gian tới ưu tiên phát triểncác loại hình cung ứng các phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn

Tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty docác công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con) Trong đóTổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện cáchoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ

sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty trực thuộc

Cơ cấu tổ chức của Transerco thời kỳ đầu thành lập gồm Công ty

mẹ: Với 10 Đơn vị phụ thuộc gồm: (1) Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội; (2) Xí

nghiệp Xe buýt Thủ đô; (3) Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long; (4) Xí nghiệp

Xe buýt 10-10; (5) Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm; (6) Xí nghiệp Kinhdoanh tổng hợp Hà Nội; (7) Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội; (8) Xínghiệp Xe Điện Hà Nội; (9) Xí nghiệp Trung đại tu ôtô Hà Nội; (10) Trung

tâm Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch Và 9 Công ty con gồm: 7

doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Quản lý bến xe Hà Nội; Công ty Khaithác điểm đỗ xe Hà Nội; Công ty Vận tải thủy Hà Nội; Công ty Vận tảiđường biển Hà Nội; Công ty Đóng tàu Hà Nội; Công ty Xây dựng giaothông đô thị Hà Nội; Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội Và 2 Công ty cổphần Nhà nước giữ cổ phần chi phối: CTCP Xe khách Hà Nội; CTCP Vậntải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội Và 4 Công ty liên kết gồm: 1 Công ty cổphần Nhà nước không giữ chi phối: CTCP Taxi CP Hà Nội và 3 Công tyliên doanh nước ngoài: Liên doanh Toyota TC Hà Nội; Công ty Liên doanhSakura Hanoi Plaza; Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ

Trang 37

Vận tải hành khách bằng xe buýt năm 2004 với 41 tuyến và 700đầu xe đã vận chuyển được 285,3 triệu hành khách vượt 16% so với kếhoạch Thành phố giao tăng 64% so với năm 2003 (vận chuyển 174 triệulượt hành khách) và năm thứ ba liên tiếp được chọn là một trong 10 sựkiện kinh tế xã hội tiêu biểu của Thủ đô Qua từng năm đã có sự đầu tư lớn

về số lượng xe buýt và tuyến buýt, với tỉ lệ tăng hàng năm là hơn 10%;đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại củangười dân ngày một tăng, góp phần đáng kể vào việc giảm ùn tắc và giảmtai nạn giao thông của thành phố

Theo đó, quy mô vị thế của Thủ đô sau hợp nhất, quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030 được Chính phủ phê duyệt sẽ có tác động trực tiếp đến sự pháttriển của Tổng công ty Vận tải công cộng Hà Nội (Transerco) Cơ hội mởrộng vùng hoạt động của vận tải hành khách công cộng và vận tải liên tỉnh,kinh doanh thương mại và dịch vụ ngày càng phát triển tốt Nhưng đồng thờicũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với vai trò chủ đạo của Tổngcông ty trong việc cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, vận tảiliên tỉnh, bến bãi và các điểm đỗ xe công cộng, nhất là trong điều kiện thànhphố chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công cộng trên địa bàn thủ

đô Đặc biệt, thực hiện tốt chủ trương tiếp tục phát triển, nâng cao năng lựcvận chuyển và chất lượng hệ thống giao thông công cộng, đầu tư xây dựngcác phương thức vận chuyển hành khách công cộng nhanh với khối lượnglớn để tăng tỷ lệ người đi lại bằng phương tiện công cộng và hạn chế tối đa

sử dụng phương tiện cá nhân Trước yêu cầu đó, đòi hỏi Tổng công ty Vậntải công cộng Hà Nội (Transerco) phải phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng,nguồn lực kết hợp hài hòa giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, đưaTổng công ty Vận tải công cộng Hà Nội thành Tổng công ty kinh doanh đa

Trang 38

ngành nghề thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xe buýt và cung ứngdịch vụ hạ tầng bến bãi của Thành phố Thực sự là một trong những thươnghiệu uy tín của thủ đô góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mụctiêu kinh tế xã hội đã đề ra.

2.2 Thành tựu, hạn chế về hiệu quả kinh tế - xã hội trong vận tải hành khách bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội trong thời gian qua

Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Vận tải Hà Nội là đòi hỏi tất

yếu của khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là từ yêucầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế Thực tiễn đã chứng minh, trong những năm vừa qua vận tảihành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội đãđóng góp một phần quan trọng trong việc tăng trưởng phát kinh tế của thủ

đô nó được thể hiện trên những nội dung sau

2.2.1 Thành tựu cơ bản

Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tương đối ổn định, doanh thu của công ty và thu nhập của người lao động có sự tăng lên hàng năm.

Với định hướng đúng đắn và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tổngcông ty là tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị,kinh doanh đúng ngành nghề đồng thời triển khai đồng bộ chương trình:

“Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Transerco” Nên hoạt động sảnxuất kinh doanh của Tổng công ty luôn tăng trưởng ổn định bền vững bảođảm tốt đời sống việc làm, thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủnghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước Năm 2010 doanh thu của Tổng công

ty đạt 3.475 tỷ đồng, năm 2012 doanh thu của Tổng công ty đạt 4.835 tỷđồng, Năm 2013 doanh thu của Tổng công ty đạt 5.133,7 tỷ đồng tăng 10%

so với năm 2012; hiệu quả (khấu hao + lợi nhuận) đạt 207,2 tỷ đồng và tăng

Trang 39

trưởng trên 10%, đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ, công nhân viên vàngười lao động năm 2010 là 2.950.000đ/người/tháng, năm 2013 là 4,24 triệuđồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2011 Trong năm 2013, mức thunhập đạt bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, với mức tăng bình quân trên17%/năm Doanh thu hàng năm của Tổng công ty tăng bình quân 14%, nộpngân sách nhà nước tăng 16%.[34.tr8]

Thứ hai, nguồn vốn đầu tư và hệ thống phương tiện, trang thiết bị của Tổng công ty được quản lý, khai thác và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Tổng công ty đã quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn đúng mục đíchkhông đầu tư vào lĩnh vực rủi ro, việc đầu tư đảm bảo hiệu quả, hợp lý nên

đã bảo toàn và phát triển được nguồn vốn của nhà nước Hàng năm Tổngcông ty đã đầu tư bình quân trên 200 tỷ đồng để đổi mới phương tiện, xâydựng cơ sở vật chất, ứng dụng phần nềm quản lý và thiết bị điều hành tiêntiến, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Hệ thống phương tiện không ngừng tăng về số lượng và chất lượng:

Từ năm 2008 đến nay, số lượng phương tiện tăng từ 966 xe năm 2008 lên1.308 xe năm 2013 (tăng 35%), trong đó đầu tư đổi mới, bổ sung 600phương tiện mới (chiếm 35%), gắn thiết bị GPS cho trên 1000 xe buýt, xekhách liên tỉnh và xe du lịch, đầu tư xây dựng 5 Depot xe buýt và xe kháchđạt tiêu chuẩn tiên tiến trong khu vực[34.tr6] Các xe hiện tại đều đảm bảotiêu chuẩn bảo vệ môi trường EURO II và EURO III, 100% xe có điều hoà

và lắp thiết bị giám sát hành trình GPS, tất cả bằng vốn tự có và vốn vay củaTổng công ty

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được duy trì và tiếp tục đổi mới, phát triểnđảm bảo tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tốt cho xe buýt hoạt động và hànhkhách tiếp cận dịch vụ Hiện nay, toàn mạng lưới hiện có 1.812 điểm dừngđón trả khách (tăng 60% so với 2008) với 350 nhà chờ xe buýt (tăng 23% so

Trang 40

với 2008), 68 pano (tăng 51% so với 2008), 63 điểm đầu cuối (tăng 21% sovới 2008), 03 điểm trung chuyển (Long Biên, Cầu Giấy, Nhổn, tăng thêm 01điểm tại Nhổn)[33.tr7].

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động xe buýt được tăng cường vàđổi mới các hình thức hoạt động, góp phần quản lý tốt hơn ngân sách trợgiá của Thành phố Năm 2012, số lượt kiểm tra giám sát đã đạt trên 540ngàn lượt/năm (tăng 508% so với 2008); số lượt xe được giám sát tăng

từ 2,8% năm 2008 lên 14,1%, năm 2012 Số biên bản xử lý vi phạm lậpđược tăng từ 187 bản năm 2008 lên 1.839 bản năm 2012 (tăng 983%) Sốtiền thu từ xử phạt hợp đồng tăng từ 76,2 triệu đồng 2008 lên 701,2triệu đồng năm 2012 (tăng 1.170%)[34.tr9]

Đặc biệt từ tháng 6/2012, Tổng công ty thí điểm triển khai cơ chếthưởng và bồi hoàn vật chất đối với Giám đốc về thực hiện kế hoạch và đảmbảo chất lượng phục vụ của xe buýt trong Tổng công ty, bước đầu đã có tácdụng tích cực giúp cho bộ máy quản lý điều hành ở các Đơn vị vào cuộc mộtcách quyết liệt hơn đã mang lại những hiệu quả thiết thực

Thứ ba, chất lượng hệ thống dịch vụ từng bước được nâng lên, thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ

Sau thời điểm 01/08/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hoạtđộng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã khắc phục khó khăn đểthực hiện tốt vai trò của mình Theo đó, Tổng công ty không ngừng đổi mới

và nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ Tổng công ty đã tập trungnguồn lực đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án trọng điểm xâydựng Depot xe buýt, đổi mới phương tiện và Gara đỗ xe cao tầng bằng giànthép lắp ghép, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Tổngcông ty Đến nay, Tổng công ty đã hoàn thành đầu tư thay thế trên 150 xebuýt sàn bán thấp, thân thiện với môi trường Lắp đặt các bảng đèn LEDthông tin hành khách trên xe và tại một số điểm dừng nhà chờ; đã hoàn

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân Anh (2013), Vận tải công cộng vẫn khó trăm bề, Báo Giao thông vận tải số ra ngày 07/7/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Giao thông vậntải số ra ngày 07/7/2013
Tác giả: Ngân Anh
Năm: 2013
2. Ngô Thanh Chương (2008), Quy trình tổ chức quản lý và hiệu quả xã hội hóa vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ở đô thị Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình tổ chức quản lý và hiệu quả xã hộihóa vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ở đô thị Việt Nam
Tác giả: Ngô Thanh Chương
Nhà XB: NxbGiao thông Vận tải
Năm: 2008
3. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộThành phố Hà Nội lần thứ XIV
Tác giả: Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2005
4. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộThành phố Hà Nội lần thứ XV
Tác giả: Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
5. Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (2005), Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ 1 Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị Đại hộilần thứ 1 Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Tác giả: Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Năm: 2005
6. Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (2010), Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ 2 Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị Đại hộilần thứ 2 Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Tác giả: Đảng bộ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Năm: 2010
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ (Bổ sung và phát triển 2011), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kì quá độ (Bổ sung và phát triển 2011)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
12. Nguyễn Thi Bích Hằng (2010), Các chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus và biện pháp trợ giá, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chính sách trợ giá cho hoạt động vậntải hành khách công cộng bằng xe bus và biện pháp trợ giá
Tác giả: Nguyễn Thi Bích Hằng
Nhà XB: Nxb Giaothông Vận tải
Năm: 2010
14. Lênin V. I, Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
15. Lênin V. I, Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
16. Trần Ngọc Luyện (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trật tự an toàn giao thông đường bộ thực trạngvà giải pháp
Tác giả: Trần Ngọc Luyện
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
20. Hà Minh Phương (2013), “Vận tải hành khác công cộng bằng xe bus góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH và đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, Báo Phú Thọ số ra ngày 10/7/2013, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải hành khác công cộng bằng xe bus gópphần thúc đẩy phát triển KT - XH và đảm bảo trật tự an toàn giaothông”, "Báo Phú Thọ số ra ngày 10/7/2013
Tác giả: Hà Minh Phương
Năm: 2013
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Thủ đô, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thủ đô
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2012
22. Trần Văn Thành (2000) Một số vấn đề về xây dựng con người làm công tác vận tải trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xây dựng con người làm côngtác vận tải trong thời kỳ mới
Nhà XB: Nxb CTQG
23. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số: 62/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số: 62/2009/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ Về việc miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảodưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hànhkhách công cộng
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
25. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (2005), Chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội giai đoạn 2005 – 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược sản xuất kinh doanhcủa Tổng Công ty Vận tải Hà Nội giai đoạn 2005 – 2010
Tác giả: Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w