1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay

103 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 743,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong dạy nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn một số yếu kém trong quy hoạch phát triển, cụ thể là: Số lượng, chất lượng, cơ cấungành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Viết đầy đủ

2 CNH Công nghiệp hóa

3 CNKT Công nhân kỹ thuật

4 CSDN Cơ sở dạy nghề

6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

8 ILO Tổ chức Lao động quốc tế

9 LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

10 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

12 UNESCO Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc

13 UBND Ủy ban nhân dân

14 WTO Tổ chức thương mại thế giới

15 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

1.2 Hệ thống tổ chức, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 20

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO

TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh 30 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành

Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ

Trang 5

từng bước được đổi mới và phát triển: Quy mô dạy nghề được mở rộng, chấtlượng dạy nghề được nâng cao, đa dạng hoá các loại hình, hình thức đào tạo,bước đầu điều chỉnh cơ cấu cấp độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình,phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được chútrọng, đa dạng hoá và tăng cường nguồn lực dành cho dạy nghề, chất lượngdạy nghề đã chuyển biến tích cực; đội ngũ lao động qua đào tạo nghề từngbước đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩulao động

Tuy nhiên, trong dạy nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn một

số yếu kém trong quy hoạch phát triển, cụ thể là: Số lượng, chất lượng, cơ cấungành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu củalao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chương trình và phương phápđào tạo còn chậm đổi mới; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và còn yếu

về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu về số lượng vàlạc hậu về công nghệ; xã hội hoá dạy nghề còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế;chính sách về dạy nghề chậm được đổi mới; nguồn lực đầu tư còn hạn chế;đặc biệt là bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề chưa thật sự ổn định vàchưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội

Chính vì vậy, Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của

Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.W 2 (khoá VIII) về

phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020: “Đẩy mạnh công tác đào

tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao Mở rộng mạng lưới CSDN, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện,… Chú trọng xây dựng một số trường dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế Tăng nhanh quy

mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”.

Luật Dạy nghề năm 2006, quy định dạy nghề có ba trình độ, sơ cấpnghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đồng thời xác định chính sách đầu tư

của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để

đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ

Trang 6

giáo viên, HĐH thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số CSDN tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hóa…”

Giai đọan từ nay đến 2020, trên phạm vi cả nước cũng như tại TP.HCM

sẽ xây dựng và phát triển nhanh các khu công nghệ cao, các khu kinh tế vànhiều KCN, cùng với việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ giátrị gia tăng cao mang tính cạnh tranh Kinh tế TP.HCM chuyển dịch theohướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cógiá trị gia tăng cao thì nhu cầu nhân lực được đào tạo căn bản, chất lượng cao

sẽ rất lớn Thực trạng kinh tế - xã hội đòi hỏi nhu cầu rất lớn về chất lượnglao động nghề để đáp ứng yêu cầu việc làm tại Thành phố Nhưng trên thực

tế, công tác đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt là cơcấu bộ máy quản lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và yêu cầu củadoanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận Hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghềchưa đầy đủ, còn rời rạc, ít nhiều cũng gây trở ngại trong hoạt động đào tạonghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Do đó, chất lượng nguồn nhân lực Thành phố là yêu cầu khách quantrong quá trình phát triển, đồng thời cũng là thách thức đối với Thành phố và

hệ thống giáo dục – đào tạo, trong đó có quản lý về đào tạo nghề, trong quátrình CNH - HĐH

Từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để

nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Quán triệt và cụ thể các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo; trong những năm qua đã có rấtnhiều công trình khoa học, nhiều bài viết về đào tạo nghề, phát triển nguồn

Trang 7

nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiêubiểu như:

Hội thảo khoa học (2001): “Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáodục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” do Tổng cụcDạy nghề - Bộ LĐ- TB&XH chủ trì

Đề tài khoa học (1998): “Các giải pháp tăng cường công tác đào tạo độingũ CNKT công nghiệp của TP.HCM giai đoạn 2000 và 2005” Đây là côngtrình nghiên cứu của tập thể các giáo sư, chuyên viên, nhà quản lý, cán bộgiảng dạy,… do tác giả Tạ Văn Doanh làm chủ nhiệm

Đề tài (2002): “Nghiên cứu phát triển hệ thống dạy nghề và đào tạoCNKT TP.HCM giai đoạn 2001 - 2005” do Sở Khoa học - Công nghệ và SởLĐ-TB&XH và Xã hội TP.HCM phối hợp tổ chức

Kỷ yếu Hội nghị “Tổng kết hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm vàxuất khẩu lao động 2003” do Sở LĐ-TB&XH chủ trì

Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu như:

Tác giả Nguyễn Duy Bắc (2002) quan tâm đến “Đào tạo nghề phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" (Tạp chí

Giáo dục, số 22/2002) Trong đó, tác giả đã nêu lên một số vấn đề lý luận vàthực trạng chỉ ra những khó khăn của dạy nghề ở nông thôn và đề xuất một sốbiện pháp bảo đảm chất lượng dạy nghề phù hợp với đặc thù nông thôn

Tác giả Phạm Minh Hạc (2008) với nghiên cứu về “Đào tạo nghề góp

phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học

Giáo dục, số 5/2008) Từ sự phân tích nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, tác giả đã tập trung làm rõ những hạn chế,khuyết điểm trong đào tạo nghề ở nước ta hiện nay như: Đào tạo nghề chưagắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự phân bố các trường dạy nghềkhông hợp lý, nội dung chương trình, phương pháp dạy nghề lạc hậu, bộ máyquản lý nhà nước về dạy nghề không ổn định, trang thiết bị cho dạy nghề cầnchi phí lớn Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung, trong đó

có vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Trang 8

Tác giả Nguyễn Đức Trí (2008) đi sâu nghiên cứu về “Giáo dục nghề

nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số

5/2008) Trên cơ sở luận chứng nhu cầu của thị trường lao động, thực trạnggiáo dục nghề nghiệp; tác giả đề xuất một số giải pháp về xác định nhu cầu sốlượng, cơ cấu lao động, qui hoạch lại mạng lưới hệ thống các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp, xây dựng một số loại tiêu chuẩn cần thiết cho giáo dục nghềnghiệp, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo nghề, đa dạng hóa vàgắn kết giữa đào tạo và sử dụng

Cũng đề cập đến quản lý nhà nước về dạy nghề, tác giả Nguyễn Minh

Đường (2008) đã nghiên cứu, đề xuất “Hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân

và tổ chức quản lý giáo dục nghề (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 38/2008).

Chỉ ra một số bất cập về quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay,kiến nghị một số giải pháp như tổ chức lại hệ thống dạy nghề, hoàn thiện hệthống quản lý dạy nghề

Tác giả Phan Văn Nhân (2008) đã nghiên cứu về “Nhu cầu đổi mới và

quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ việc xây dựng, qui hoạch phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cấp tỉnh thành phố, (Tạp chí Khoa học Giáo dục,

số 38/2008) Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp ViệtNam, vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục vànguồn nhân lực cấp tỉnh, thành phố, đề xuất giải pháp về hợp nhất cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện tổ chức bộ máy phòngquản lý giáo dục nghề nghiệp, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa cơ sở dạy nghề, thành lập hội đồng đào tạo nhân lực cấp quốc gia, cáctrung tâm đánh giá và cấp chứng chỉ nghề quốc gia, qui hoạch và thống nhấtmạng lưới CSDN

Tập trung nghiên cứu, tìm kiếm "Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng

nhu cầu xã hội của đào tạo nghề" (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 39/2008),

tác giả Phan Minh Hiển (2008) đã luận giải chủ thể của nhu cầu xã hội trongđào tạo nghề, của cơ sở sử dụng lao động, của người học, đề xuất giải phápnâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của đào tạo nghề như: Đổi mớiquản lý dạy nghề, tiếp tục phát triển các CSDN, phát triển chương trình dạy

Trang 9

nghề theo nhu cầu lao động, nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề, thiết lập

hệ thống thông tin dạy nghề, xây dựng hoàn thiện các chính sách nâng caochất lượng dạy nghề, công tác người học nghề, nâng cao khả năng đáp ứngnhu cầu xã hội của đào tạo nghề

Đi từ nghiên cứu “Thực trạng quản lý đào tạo nghề các trường dạy

nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” (Tạp chí Giáo dục, số 297/2012);

tác giả Nguyễn Thị Hằng đã chỉ ra thực trạng đào tạo nghề hiện nay như: Mức

độ phù hợp của chương trình đào tạo, thông tin về đào tạo và tư vấn cho họcsinh, quan hệ hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡngcán bộ, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ thực trạng đã khảo sát

Từ sự khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy:

Các công trình trên đã nghiên cứu các hướng, nội dung chính sau: Nêu thực trạng công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghềhiện nay còn những bất cập chồng chéo khi lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cóhai bộ ngành cùng song trùng quản lý là Bộ GD&ĐT (quản lý hệ TCCN, caođẳng, ĐH) và Bộ LĐ-TB&XH (quản lý trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề

và cao đẳng nghề)

Đề xuất các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tăng quyền

tự chủ cho các cơ sở đào tạo nghề; cải tiến chương trình và phương pháp đàotạo, nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề; tăng cường đầu tư thiết bị dạynghề; quy hoạch lại mạng lưới các CSDN; tăng cường sự liên kết giữa cácCSDN và doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngnhu cầu thị trường lao động

Những công trình nghiên cứu và đề tài trên khá phong phú và đa dạng,

đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến công tác đào tạo nguồnnhân lực Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập nội dung rộng và cònnhiều ý kiến khác nhau Các giải pháp tổ chức và thực hiện đào tạo nguồnnhân lực còn tản mạn Đặc biệt chưa có công trình nào đề cập đến giải phápquản lý đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của xã hội và mục tiêuđến năm 2020 của TP.HCM

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạonghề, đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bànTP.HCM góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, các cơ chế chínhsách và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cung ứng nguồn nhân lựcchất lượng cao cho Thành phố và các tỉnh lân cận từ đây đến năm 2020

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trênđịa bàn TP.HCM và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm

Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bànTP.HCM hiện nay

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn

TP.HCM

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề

trên địa bàn TP.HCM

Phạm vi nghiên cứu.

Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý

nhà nước về đào tạo nghề của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cơ quan tham mưugiúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước trong đào tạo nghề

Giới hạn về khách thể khảo sát: Các CSDN thuộc Sở LĐ-TB&XH

TP.HCM quản lý

Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà

nước về đào tạo nghề từ khi có chủ trương đổi mới đến nay; trong đó trọng tâm

là khảo sát, phân tích, thống kê số liệu đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2012

5 Giả thuyết khoa học

Nâng cao chất lượng và phát triển số lượng các cơ sở đào tạo nghề phụthuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố Trong công tác quản lý nhà

nước về vấn đề này, nếu thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền giáo

Trang 11

dục kết hợp với đổi mới tư duy, phương pháp quản lý; xây dựng, bổ sung hoànthiện cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy và quy hoạch mạng lưới CSDNphù hợp với nhu cầu của địa phương, coi trọng đúng mức quản lý chất lượng

đạo tạo nghề của các CSDN thì công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên

địa bàn Thành phố sẽ được nâng cao, góp phần thiết thực vào việc nâng caochất lượng đào tạo nghề theo quan điểm của Đảng

6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đàotạo, quản lý giáo dục; trực tiếp là đào tạo và quản lý đào tạo nghề

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc;quan điểm lịch sử - lôgíc và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích nhữngvấn đề liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước về đàotạo nghề, nguồn nhân lực, lao động, việc làm

Nghiên cứu các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về giáo dục chuyên nghiệp Nghiên cứu hệ thống quy trình, nội dungquản lý nhà nước về đào tạo nghề: Các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quyhoạch mạng lưới sơ sở dạy nghề; tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũgiáo viên; phương pháp và chương trình đào tạo các cấp độ; đầu tư cơ sở vậtchất; thanh tra, kiểm định, hợp tác quốc tế về đào tạo nghề

Nghiên cứu các báo cáo hàng năm của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Dạynghề, Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN và KCX TP.HCM, Sở Côngthương TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM về lao động, việc làm

Trang 12

Nghiên cứu sách, báo, tạp chí về dạy nghề; internet và các tài liệu khác

có liên quan

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra các đối tượng là sinhviên, học viên và cựu học viên; giáo viên dạy nghề; lãnh đạo một số CSDN;lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề tại TP.HCM

Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát hoạt động quản lý đào tạonghề tại các CSDN và hoạt động quản lý tại các cơ quan quản lý về dạy nghềcủa Thành phố

Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với một số cán bộ quản lý của các cơquan quản lý nhà nước về đào tạo nghề các cấp (Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cụcDạy nghề, Sở LĐ-TB&XH,…); lãnh đạo, giáo viên của một số CSDN vềnhững vấn đề quản lý nhà nước đào tạo nghề

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà khoa học, giáo viên,cán bộ quản lý CSDN về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tớiviệc nghiên cứu đề tài

Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết tình hìnhđào tạo nghề hàng năm của Sở LĐ-TB&XH, Tổng cục dạy nghề,… từ nhữngvấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc kết thành những kinh nghiệm về quản lýnhà nước về đào tạo nghề tại TP.HCM hiện nay

Phương pháp toán học

Sử dụng phương pháp toán học để thống kê, phân tích số liệu: Sử dụngcác phần mềm, toán thống kê để thống kê số liệu kết hợp phần mềm để phântích kết quả điều tra khảo sát và các số liệu có liên quan

7 Ý nghĩa của đề tài

Vận dụng lý luận quản lý giáo dục nói chung vào quản lý nhà nước vềđào tạo nghề vào địa bàn TP.HCM

Xây dựng khái niệm của đề tài

Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềđào tạo nghề tại TP.HCM nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển đào tạo nghề

Trang 13

phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH giai đoạn 2015 – 2020 và những năm sau đótheo Nghị quyết Hội nghị BCH Đảng bộ TP.HCM lần IX đã xác định.

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn có cấu trúc bao gồm: Phần mở đầu; 3 chương (07 tiết); kếtluận và kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Đào tạo nghề (dạy nghề)

Theo từ điển Tiếng Việt, năm 2007 (Nxb Đà Nẵng): Đào tạo là “làmcho trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩnnhất định.”

Đào tạo là khái niệm có nội hàm rộng, đó chính là huấn luyện, bồidưỡng, rèn luyện cho một người từ chưa hiểu biết thành hiểu biết, từ chưa cónăng lực làm việc thành có năng lực, từ người năng lực chưa hoàn chỉnhthành người phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất để làm việc Khái niệm

“đào tạo” nghiên cứu trong luận án này được hiểu theo phạm vi hẹp hơn, đó

là “đào tạo nghề” hay còn gọi là “dạy nghề” và được quy định tại Luật Giáodục và Luật Dạy nghề

Theo Luật Giáo dục: Đào tạo nghề là “một bậc học trong hệ thống giáodục quốc dân, đào tạo nghề là một khái niệm mà phạm trù của nó nằm trongkhái niệm đào tạo; đào tạo nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếptrong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độđào tạo”

Theo Luật Dạy nghề: Đào tạo nghề - dạy nghề là “hoạt động dạy và họcnhằm trang bị, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngườihọc nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn tấtkhóa học”

Theo Benjamin S.Bloom (Taxonomy of Educational Objectives) mọicông việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định để có thểthực hiện được Do đó, đào tạo nghề phải là quá trình truyền đạt cho ngườihọc những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của nghề sẽ được người họcnghề thực hiện trong tương lai

Trang 15

Về lĩnh vực nhận thức, B.S.Bloom chia thành 6 cấp độ phát triển củakiến thức, nhận thức từ đơn giản nhất đến phức tạp.

Sáng tạo Sự sáng tạo trong thực tế

Các cấp độ phát triển Những đặc trưng

(Hình 1: Sơ đồ Các cấp độ phát triển của kiến thức – Bloom, 1956)

Theo Romiszowski, đào tạo nghề là phải rèn luyện cho người học cả 3lĩnh vực: kiến thức, thái độ và kỹ năng làm việc, trong đó:

Kiến thức cần thiết có liên quan đến một công việc là những thông tin

có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc Kiến thức là những thông tin chứatrong não Kiến thức có thể là: sự kiện, khái niệm, nguyên tắc, quy trình, quyđịnh, quy luật, nguyên tắc, quá trình, cấu trúc…

Thái độ là những giá trị bên trong, những cảm xúc, niềm tin, động cơ.Thái độ có các thành phần chủ yếu: kiến thức về chủ đề, cảm xúc về chủ đề,hành động nhằm biểu hiện cảm nhận cá nhân Thái độ có thể quan sát được,bao gồm hành vi cá nhân (vẻ bề ngòai, thói quen, sự tôn trọng, sự nhất quán,

sự tham gia…), hành vi cư xử (lịch sự, cởi mở, hợp tác, trung thực, hòa đồng,hợp tác…) và không quan sát được, bao gồm tình cảm, niềm tin, giá trị, …

Kỹ năng là khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ một công việc.Người hành nghề cần có những kỹ năng về đối tượng lao động, bao gồm kỹnăng nhận thức (sáng tạo, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, ra quyết

Phân

tích

Tổng hợp

Đánhgiá

- Khả năng tổng hợp, khái quát hóa

- Khả năng phân tích, suy luận

Trang 16

định) và kỹ năng tâm vận nghề nghiệp; kỹ năng về sử dụng công cụ lao động,bao gồm kỹ năng sử dụng, kiểm tra, bảo quản; kỹ năng về mối quan hệ tronglao động, bao gồm kỹ năng đàm phán, thuyết phục, giao tiếp, làm việc nhóm,lắng nghe, đàm phán…

Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO): Đào tạo nghề là nhằm cung cấpcho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liênquan tới công việc, nghề nghiệp được giao

Trong quá trình đào tạo cần chú ý đào tạo cả ba lĩnh vực: Kiến thức, kỹnăng, thái độ; đồng thời phải hướng dẫn cho người học khả năng tự tìm việc,

tự tạo việc làm và tự trao dồi chuyên môn để có thể thích ứng với sự tiến bộnhanh của khoa học công nghệ

Các doanh nghiệp muốn có những công nhân biết thực hiện các kỹ năngcần thiết trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh Người công nhân phải có khảnăng giải quyết các vấn đề, điều chỉnh được các quy trình và hợp tác với đồngnghiệp để tìm ra những giải pháp thích hợp Người công nhân phải thấy đượcmối tương quan giữa mọi kỹ năng với nhiệm vụ, công việc được giao Mộtcông nhân như vậy là phải vừa thành thạo vừa rất tự tin trong công việc

Theo tác giả Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạynghề (Bộ LĐ-TB&XH) thì đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thốngkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp và khả năng tìm được việclàm, tự tạo việc làm [33, tr.23]

Từ các cách tiếp cận trên đây cho thấy, đào tạo nghề là quá trình cung

cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của một nghề

cụ thể và những kỹ năng hội nhập trong môi trường doanh nghiệp để có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc được giao hoặc tự tạo việc làm trong phạm vi nghề nghiệp đó.

Theo các quy định hiện hành, đào tạo nghề hiện nay có ba trình độ là sơcấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề:

Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp là nhằm trang bị cho người học năng

lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việccủa một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong

Trang 17

công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốtnghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình

độ cao hơn

Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một nămđối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học (tríchĐiều 10 - 11, Luật Dạy nghề)

Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề

kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; cókhả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; cóđạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, cósức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năngtìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳtheo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ bađến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở (trích Điều 17 - 18, Luật Dạy nghề)

Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề

kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, cókhả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sángtạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tìnhhuống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷluật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghềsau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục họclên trình độ cao hơn

Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳtheo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từmột đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệptrung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo (trích Điều 24 - 25, Luật Dạy nghề)

Về loại hình đào tạo nghề được thực hiện bằng 2 loại hình: Dạy nghềchính quy và dạy nghề thường xuyên

Trang 18

Dạy nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề,

trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các CSDN theo các khóa học tập trung vàliên tục

Dạy nghề thường xuyên: Được thực hiện với các chương trình dạy nghề

theo quy định của Luật Dạy nghề Dạy nghề thường xuyên được thực hiệnlinh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầucủa người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời,nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường laođộng, tạo cơ hội việc làm, tự tạo việc làm

Giữa giáo dục hàn lâm và đào tạo nghề có nhiều điểm chung nhưngcũng có những điểm khác biệt Giáo dục hàn lâm nhằm mục tiêu phát triểntoàn diện nhân cách, những năng lực rộng; còn đào tạo nghề nhằm mục tiêuhình thành năng lực thực hiện cụ thể và những công việc định hướng.C.Ia.Batusep đã viết: “Giáo dục và giáo dục học nghề nghiệp có những khácbiệt Dạy thực hành (dạy sản xuất) trong các trường dạy nghề là một đặcđiểm, chính việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục

kỹ thuật nghề nghiệp Giáo dục nghề nghiệp vừa phát triển, song vừa phụthuộc vào giáo dục hàn lâm trong một mức độ nào đó” [2, tr.27] Đào tạonghề khác với giáo dục hàn lâm ở những điểm chủ yếu sau:

Đào tạo nghề gắn chặt với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm, đặcbiệt là trong điều kiện kinh tế thị trường;

Là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao,chiếm từ 70% thời gian học trở lên, có những nghề chiếm tới 90 - 100%

Đối tượng học nghề: Những người trưởng thành, thậm chí đã lớn tuổi

1.1.2 Cơ sở dạy nghề

Theo Luật Dạy nghề hiện hành, CSDN bao gồm: Trung tâm dạy nghề;trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề; trường TCCN, trường caođẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề,cao đẳng nghề

Trang 19

Luật Giáo dục chỉ rõ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: TrườngTCCN; trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớpdạy nghề và được gọi chung là CSDN.

Như vậy, CSDN là các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề,

trường cao đẳng nghề; trường TCCN, trường cao đẳng và các doanh nghiệp

có đăng ký dạy nghề.

Về hình thức sở hữu, có CSDN công lập và tư thục, CSDN có vốn đầu

tư nước ngoài

Mô hình tổ chức hoạt động của CSDN có ba loại hình cơ bản là:Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề

CSDN trình độ sơ cấp gồm có: Trung tâm dạy nghề; trường trung cấpnghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; doanhnghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, trường TCCN,trường cao đẳng, trường ĐH, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình

độ sơ cấp

CSDN trình độ trung cấp gồm có: Trường trung cấp nghề; trường caođẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp; trường TCCN, trường caođẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp

CSDN trình độ cao đẳng gồm có: Trường cao đẳng nghề; trường caođẳng, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng

CSDN là tế bào cơ sở của nền giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp thựchiện mọi chủ trương, chính sách của nhà nước về dạy nghề, nơi trực tiếpquyết định chất lượng dạy nghề Vì vậy, việc quản lý hệ thống này nhằm tạođiều kiện cho nó phát triển, đồng thời hướng hoạt động của nó theo đúng chủtrương chiến lược, mục tiêu dạy nghề và chính sách, pháp luật là một nộidung quan trọng trong quản lý nhà nước về dạy nghề

1.1.3 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Một số nhà nghiên cứu hành chính, luật pháp cho rằng: Quản lý nhànước về dạy nghề là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của Nhà nướcbằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động dạy nghề của một quốc

Trang 20

gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động dạy nghề,hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là

sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động dạy nghề, do các cơ quan quản lý dạy nghề của Nhà nước từ T.W đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp dạy nghề, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu đựơc đào tạo nghề của lao động xã hội và thực hiện mục tiêu phát triển

sự nghiệp dạy nghề của Nhà nước.

Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là việc các cơ quan nhà nước thựchiện quyền lực công để điều hành, điểu chỉnh toàn bộ các hoạt động đào tạonghề trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu dạy nghề của Nhà nước

Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là sự quản lý hệ thống dạy nghề vềmục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch dạy nghề, tiêu chuẩn giáo viên,quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Có thể chia quản lý đào tạo nghề trên hai phương diện: Quản lý nhànước về đào tạo nghề và quản lý sự nghiệp trong các CSDN Trong quản lýđào tạo nghề cần có sự phân định rõ hai phương diện quản lý và kết hợp chặtchẽ cả hai phương diện để phát triển sự nghiệp dạy nghề

Vai trò của quản lý nhà nước về dạy nghề được thể hiện ở vị trí quan

trọng trong việc tạo lập và phát triển được nguồn lực quyết định nhất cho sựphát triển, đó là nguồn lực con người được đào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó, quản lý nhà nước về dạy nghề có vaitrò to lớn và việc thường xuyên hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề làmột trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục -đào tạo và dạy nghề của quốc gia

Quản lý sự nghiệp dạy nghề (quản lý đào tạo nghề) là sự tác động, điềukhiển của người đứng đầu CSDN và bộ máy quản lý vào các hoạt động dạynghề của đơn vị trên cơ sở chính sách, pháp luật về dạy nghề của Nhà nước và

hệ thống quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượngđào tạo nghề, thực hiện tốt kế hoạch dạy nghề được đặt ra

Trang 21

Quản lý tại các CSDN là quản lý tất cả các nhân tố, các hoạt động vàquá trình diễn ra tại CSDN nhằm đạt được các mục tiêu cũng như nhiệm vụđặt ra đối với CSDN Quản lý tại các CSDN là hoạt động quản lý tác nghiệptrong phạm vi nội bộ CSDN với các đối tác

Chủ thể của quản lý nhà nước về dạy nghề là Nhà nước với hệ thống

các cơ quan quyền lực, mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy quản lýnhà nước về dạy nghề từ T.W đến địa phương (Ở T.W là Bộ LĐ-TB&XH, ởcấp tỉnh/thành phố trực thuộc T.W là Sở LĐ-TB&XH)

Khách thể của quản lý nhà nước về dạy nghề là hệ thống các CSDN và

những người tham gia vào quá trình dạy nghề

Mục đích quản lý nhà nước về đào tạo nghề là đảm bảo trật tự, kỷ

cương trong các hoạt động đào tạo nghề nhằm làm cho sự nghiệp đào tạonghề không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mục đích quản lý nhà nước về đào tạo nghề nhằm tạo ra những tiền đề,điều kiện cho sự phát triển sự nghiệp đào tạo nghề: Làm cho sự phát triển đàotạo nghề đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu chiến lược đào tạo nghề trongtừng giai đoạn phát triển; làm cho tất cả các hoạt động đào tạo nghề đi vào kỷcương, trật tự; đảm bảo sự công bằng trong đào tạo nghề thông qua hệ thốngchính sách về dạy nghề, tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện tham gia vàoquá trình đào tạo nghề; đảm bảo những điều kiện vật chất cho sự nghiệp đàotạo nghề phát triển

Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất chođào tạo nghề

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đào tạo nghề là tổng thể những tư

tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chínhnhà nước Nguyên tắc quản lý nhà nước về đào tạo nghề là tư tưởng xuất phátlàm cơ sở cho tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước vềđào tạo nghề

Quản lý nhà nước về dạy nghề được thực hiện theo hai nguyên tắc cơ bản:

Một là, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Trang 22

Quản lý theo ngành là quản lý của một cơ quan hành chính nhà nước,T.W (Bộ, Tổng cục…) đối với toàn ngành trên phạm vi cả nước trên nhữngmặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, tài chính,… nhằm bảo đảm

sự thống nhất của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân và trong toàn xãhội để khai thác hợp lý nhất mọi tiềm năng và đạt được năng suất và hiệu quảtối ưu

Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế,văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đíchgiống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triểnmột cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của Nhà nước vànhu cầu của xã hội

Quản lý theo ngành là liên hiệp hoặc hợp nhất các đơn vị kinh tế, vănhóa, xã hội cùng một cơ cấu kinh tế kỹ thuật như sản xuất ra cùng một sảnphẩm hoặc hoạt động cùng một mục đích giống nhau

Theo đó, CSDN thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề theo sựchỉ đạo của ngành dọc, nhưng các CSDN đều đóng trên một địa bàn cụ thểnào đó, vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành chính của địa phương theoquy định phân cấp của Nhà nước

Mọi hoạt động quản lý không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc vàtheo lãnh thổ; đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nướcnói chung và quản lý về dạy nghề nói riêng

Hai là, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý dạy nghề

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị - xãhội ở nước ta, đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước

Quản lý nhà nước về dạy nghề cũng tuân thủ nguyên tắc này Nguyêntắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dụcquốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, quy chế thi cử, hệ thống vănbằng… Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng về quản lý dạy nghề, trong đó có dạynghề ở địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo

Trang 23

Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng đòi hỏi trong quá trình triển khaiquản lý, chỉ đạo cần tuân thủ những quy định chung của cấp trên về chủtrương, đường lối, phát triển sự nghiệp dạy nghề; đòi hỏi cơ sở phải tuân thủhành lang pháp lý đã quy định nhưng tuyệt đối không được áp đặt, cần tạođiều kiện cho cơ sở phát huy quyền chủ động, sáng tạo của họ.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về dạynghề là Nhà nước thống nhất, tập trung quản lý về chế độ, chính sách dạynghề, về mục tiêu, nội dung, quy chế văn bằng Tuy nhiên, tạo điều kiện cho

cơ sở chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động đào tạo nghề vàquản lý dạy nghề cụ thể, tránh việc ôm đồm hoặc buông lỏng trên cơ sở phâncấp, phân quyền về quản lý dạy nghề rõ ràng bằng một hành lang pháp lý hợp

lý, đồng bộ Đối với cơ sở, phát huy quyền làm chủ của tập thể sư phạm, đồngthời đề cao trách nhiệm cá nhân theo chế độ thủ trưởng đối với việc quản lýnhà nước Dân chủ hóa giáo dục là tư tưởng lớn, tuy nhiên việc dựa vào cácvăn bản pháp luật, pháp quy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với mọi đốitượng tham gia hoạt động dạy nghề là điều cần nắm chắc khi triển khainguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở

Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ là phát huy quyềnchủ động của CSDN dựa trên hành lang pháp lý được quy định bởi Luật Giáodục, Luật Dạy nghề và những văn bản pháp quy trong hoạt động quản lý dạynghề, đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và pháthuy dân chủ của tập thể theo quy chế dân chủ cơ sở

1.1.4 Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề là những ý tưởng của cáccấp quản lý giải quyết các vấn đề trong toàn bộ quá trình đào tạo nghề (về môhình quản lý, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, thiết bị - cơ sở vậtchất, …), xây dựng quy chế, quy định tạo hành lang pháp lý, trao quyền tựchủ cho các CSDN, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao (kỹ năngnghề, tư duy sáng tạo,…) và có phẩm chất đạo đức tốt (thái độ, tác phong laođộng, kỹ năng mềm,…) đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa vàphát triển xã hội

Trang 24

Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề gồm các giải pháp nhằmthực hiện tốt chức năng quản lý quá trình đào tạo nghề, quản lý các nhân tốtrong quá trình đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo nghề.

Tùy vào các trình độ đào tạo, mục tiêu, đối tượng đào tạo mà có nhữnggiải pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích đã đề ra

1.2 Hệ thống tổ chức, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề

1.2.1 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹxảo và thái độ nghề nghiệp; đào tạo nghề phải nhằm hướng vào hoạt độngnghề nghiệp và hoạt động xã hội Đào tạo nghề là một ngành học trong hệthống giáo dục quốc dân

Năm 1998, để tạo sự gắn kết giữa dạy nghề và giải quyết việc làm nênChính phủ đã có Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/05/1998 thành lậpTổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH Theo đó, chức năng quản lýnhà nước về đào tạo nghề được chuyển giao từ ngành GD&ĐT sang ngànhLĐ-TB&XH quản lý (ở cấp TW là Bộ LĐ-TB&XH, ở cấp tỉnh/thành phố trựcthuộc T.W là Sở LĐ-TB&XH)

(Hình 2: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam)

Trang 25

Hiện nay, mạng lưới CSDN được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thànhphố, trên 600 huyện, quận, thị xã, các KCN, KCX, làng nghề Cả nước hiện

có 140 trường cao đẳng nghề, 306 trường trung cấp nghề, 853 trung tâm dạynghề và hàng ngàn CSDN khác tại các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đào

tạo (theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề – tháng 03/2012).

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề Chính phủ trìnhQuốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền

và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương

về cải cách nội dung, chương trình của bậc đào tạo, cấp đào tạo; hàng nămbáo cáo với Quốc hội về hoạt động giáo dục - đào tạo trong đó có dạy nghề và

về việc thực hiện ngân sách giáo dục

(Hình 3: Mô hình hóa tổ chức bộ máy dạy nghề)

Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở T.W chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề Bộ LĐ-TB&XH chịutrách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề TheoQuyết định số 43/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc

Chính phủ

thành phố

Sở LĐ-TB&XH

Cơ sở đào tạo

Phòng TB&XH Các CSDN

LĐ-thuộc huyện, quận

Các CSDN thuộc tỉnh, thành phố

Trang 26

Bộ LĐ-TB&XH thì Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ LĐ-TB&XH,thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhànước về dạy nghề, bao gồm: Chương trình, giáo trình, nội dung, kế hoạch,chất lượng dạy nghề, khung trình độ nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năngnghề quốc gia, tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quychế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ

sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật Tổng cục Dạy nghề có tưcách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp IIthuộc Bộ LĐ-TB&XH, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước

Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dạynghề ở T.W thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở địaphương theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạynghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương

Cấp tỉnh, thành phố thuộc T.W có Sở TB&XH; Giám đốc Sở TB&XH chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiệnquản lý nhà nước về dạy nghề trong phạm vi tỉnh, thành phố Đối với trườngcao đẳng nghề, Sở LĐ-TB&XH được ủy nhiệm quản lý một vài mặt của quátrình đào tạo hoặc quản lý cả bốn mặt: Chuyên môn, nhân sự, tài chính, cơ sởvật chất

LĐ-Cấp huyện, quận có Phòng LĐ-TB&XH huyện, quận; Trưởng PhòngLĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân huyện, quận thực hiệnquản lý nhà nước về dạy nghề trong phạm vi huyện, quận theo phân cấp

Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề: Năm 1998, trước nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội và nhu cầu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản

lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH

Ở nước ta hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề được chialàm ba cấp tương ứng với các cấp hành chính

- Ở T.W là Bộ LĐ-TB&XH (Tổng cục Dạy nghề);

Trang 27

(1) Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh/thành phố chiến lược, quyhoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự

án phát triển dạy nghề ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phêduyệt

(2) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn,nghiệp vụ đối với Phòng LĐ-TB&XH và các CSDN trên địa bàn

(3) Trình UBND cấp tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lýdạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề,học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật Thựchiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề theoquy định của Bộ LĐ-TB&XH

(4) Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hộithi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh

(5) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh các giải phápthực hiện xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện

(6) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trìnhlập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngânsách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phâncấp quản lý ngân sách của địa phương

(7) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý viphạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

(8) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định

Cấp quận/huyện: Là Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND quận/huyện

Trang 28

Để thực hiện tốt, sâu sát và có hiệu quả sự quản lý của mình đối với cácCSDN, Nhà nước phân cấp quản lý chúng cho các cơ quan quản lý nhà nước

về dạy nghề từ T.W đến địa phương

Mỗi CSDN đều chịu sự tác động của hai luồng quản lý là quản lý nhànước và quản lý sự nghiệp trong nội bộ cơ sở Nhà nước thông qua các cơquan quản lý của mình không can thiệp vào hoạt động quản lý sự nghiệp củacác CSDN mà chỉ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước như:

Quản lý sự tồn tại và phát triển của các CSDN (lý do tồn tại, thu hẹphay mở rộng quy mô…);

Quản lý các điều kiện hoạt động của CSDN theo tiêu chuẩn của Nhànước và yêu cầu chất lượng (cơ sở trường, lớp, điều kiện giảng dạy, học tập,đội ngũ giáo viên, hệ thống giáo trình…);

Quản lý việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nướccủa CSDN

1.2.2 Nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Xuất phát từ vai trò của dạy nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế

-xã hội, từ quan điểm phát triển sự nghiệp dạy nghề, quản lý dạy nghề là mộtnhiệm vụ quan trọng trong hoạt động điều hành của Nhà nước ta Nghị quyết

Đại hội XI chỉ rõ: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng

nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các KCN, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động Mở rộng mạng lưới cơ

sơ dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề” Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề bao

Trang 29

ngành dạy nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác Cácchiến lược là những hoạt động cần phải thực hiện đảm bảo đạt được mục tiêucủa chiến lược cũng như vượt qua thách thức, rào cản.

Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ;được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào

đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chấtcủa đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, Muốn định rachính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từnggiai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trongđường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điềukiện cụ thể

Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển dạy nghề là hướng vào mục

tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp dạy nghề, đồng thời hoạch định các chínhsách và cơ chế quản lý nhằm hướng vào các chương trình, kế hoạch đó

Kế hoạch thực hiện là những nhiệm vụ rất cụ thể đảm bảo các mục tiêuhoạt động được hoàn thành Nó chỉ rõ phải làm gì? Ai làm? Khi nào? Chi phíbao nhiêu?

Kế hoạch là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm kinh tế

vĩ mô hay kinh tế vi mô được thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh

tế quốc dân hay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sở, cùngcác chính sách, các biện pháp chủ yếu tương ứng bảo đảm việc thực hiện kếhoạch là việc cần làm trong tất cả các việc bởi nó quyết định hiệu quả các việccòn lại

Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sảnxuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh,huyện ) cho một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thểhoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ

sở để lập các kế hoạch phát triển

Hai là, xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề.

Trang 30

Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động đào tạo nghề trênphạm vi cả nước, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động dạy nghề của cácCSDN, những nội dung quan trọng mà pháp luật Nhà nước điều chỉnh tronghoạt động dạy nghề là:

Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề đãban hành tập trung hướng dẫn cụ thể ở một số nội dung sau: Mạng lưới các cơ

sở đào tạo nghề và danh mục ngành nghề đào tạo, mục tiêu, chương trìnhkhung, nội dung, phương pháp dạy nghề; vấn đề tuyển sinh, chiêu sinh, quản

lý học sinh, học viên học trong nước và được cử đi đào tạo ở nước ngoài; tiêuchuẩn chức danh của đội ngũ làm công tác giảng dạy trong hệ thống đào tạonghề; thời gian, khung chương trình của các cấp trình độ đào tạo nghề và quychế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng – chứng chỉ nghề;tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, cơ sở vật chất của các CSDN; quy địnhtrách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề; về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực dạy nghề; ban hành quy định về quy trình kiểm định chấtlượng, hướng dẫn xếp hạng CSDN công lập; xét duyệt và cho phép phát hànhcác loại sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụ cho dạy nghề

Ba là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dạy nghề

Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động thực tiễn củacon người Thực tế chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thànhcông hay thất bại trong việc tổ chức hoạt động dạy nghề chính là vấn đề nhậnthức Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấpthông tin một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước,những thuận lợi, khó khăn, nhằm làm chuyển biến nhận thức của các ngành,các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trícủa đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò và vị trí của đội ngũ CNKTtrong sự phát triển kinh tế xã hội trên các phương tiện thông tuyên truyền đạichúng Giới thiệu những CSDN có chất lượng cao, những cá nhân điển hình

về lập thân, lập nghiệp và thành đạt từ việc tạo nghiệp đến rèn luyện kỹ năngnghề nghiệp và sáng tạo trong nghề của mình Qua đó tác động và làm chuyển

Trang 31

biến mạnh mẽ nhận thức về nghề nghiệp trong từng cá nhân, gia đình và toàn

xã hội

Các cán bộ quản lý và giáo viên các trường dạy nghề đóng vai trò nòngcốt trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọingười về công tác đào tạo nghề

Đối tượng tiếp theo cần tác động là các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương Cần có sự chuyển biến nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyềnđịa phương về công tác dạy nghề, để từ đó có sự quan tâm đầy đủ cho côngtác này

Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần phải làm cho họ hiểurằng, chỉ có thể làm tốt công tác dạy nghề mới tạo điều kiện phát triển kinh tế

- xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bốn là, thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực dạy nghề.

Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lýnhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường kỷluật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Thanh tra trách nhiệmgiải quyết khiếu nại, tố cáo là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quátrình quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo Thanh tra, kiểm tra sẽ nắm bắtđược tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết ở các cơ quan, đơn vịthuộc thẩm quyền, qua đó thấy được những thiếu sót cũng như những vướngmắc trong việc thực hiện các chính sách pháp luật để kịp thời chỉ đạo, hướngdẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật Thực hiệntheo Luật Khiếu nại, tố cáo

Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm được giao chongười đứng đầu cơ quan, tổ chức Trường hợp cần thiết thì người đứng đầu cơquan, tổ chức này có thể giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan khác cóthẩm quyền tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị các biện pháp

xử lý

Năm là, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển hoạt động dạy nghề (cả về số lượng và cả chất lượng).

Trang 32

Chăm lo, phát triển sự nghiệp đào tạo nghề là trách nhiệm của toàn xãhội Từng địa phương, từng doanh nghiệp có trách nhiệm chăm lo sự nghiệpđào tạo nghề đảm bảo nguồn nhân lực cho địa phương mình, cho doanhnghiệp mình.

Nhân lực là nguồn lực quý giá nhất vì con người vừa là động lực, vừa

là mục tiêu của sự phát triển Nhân lực trong việc thực hiện phát triển dạynghề là bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề, cán bộ quản lý tại các CSDN

và các giảng viên, giáo viên dạy nghề

Nguồn lực thứ hai cần huy động là vật lực Đó là cơ sở vật chất (đấtđai, phòng học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, máy móc thiết bị dạy nghề,

mô hình – dụng cụ trực quan, nguyên vật liệu, …) Đào tạo nghề sẽ khó khănnếu không có các phương tiện và những điều kiện vật chất nhất định Nếu chỉtrông chờ vào Nhà nước thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của sựnghiệp đào tạo nghề Song tiềm lực đáng kể đó trong nhân dân rất lớn

Tài lực là nguồn lực quan trọng và cần thiết Thiếu nguồn tài lực làthiếu tiền đề vật chất cho sự phát triển đào tạo nghề Nhưng chúng ta đangđứng trước một mâu thuẫn lớn giữa phát triển quy mô và chất lượng đào tạovới khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước

Trên quan điểm đầu tư cho sự nghiệp dạy nghề là một loại đầu tư pháttriển, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi trong ngânsách cho dạy nghề, đồng thời ban hành các chính sách thích hợp nhằm huyđộng các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cảvay vốn nước ngoài để phát triển dạy nghề

Trang 33

đào tạo nghề ở nước ta còn bất cập là đang tồn tại song song hai hệ thốngquản lý nhà nước về đào tạo nghề:

Một là, Bộ GD&ĐT đang quản lý hệ thống trường ĐH, Cao đẳng,

TCCN và các cơ sở giáo dục thường xuyên

Hai là, Bộ LĐ-TB&XH đang quản lý hệ thống trường Cao đẳng nghề,

Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề, các CSDN dưới 10 học viên và cácdoanh nghiệp có đăng ký dạy nghề

Vì vậy chủ thể quản lý trực tiếp đào tạo nghề chưa thống nhất, mà bịchia cắt dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy tự quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạocủa mình và ra văn bản quản lý, cấp giấy phép theo quy định riêng Vừa thiếu

sự thống nhất, vừa chồng chéo trong quản lý Nhiều cơ sở đào tạo công lậpchịu sự quản lý hành chính của rất nhiều cơ quan quản lý như: Bộ chủ quảnchuyên ngành (quản lý về tài chính, con người), Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH (quản lý về chuyên môn)

Hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nghề đã trở nên quá tải, bất cập

Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Hội nghị BCH T.W khóa XI và Nghị quyếtHội nghị BCH Đảng bộ TP.HCM lần IX đã đề ra đến năm 2015 và đến năm

2020, ngay từ bây giờ phải đổi mới hệ thống quản lý nhà nước về đào tạonghề từ T.W đến địa phương, nhất là với các thành phố lớn như TP.HCM, HàNội, Đà Nẵng,

Trang 34

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố

Theo số liệu báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, TP.HCM là địa bàn có sốlượng CSDN phát triển mạnh và đông nhất nước so với các tỉnh thành khác,

đó là chưa kể những trường ĐH, Cao đẳng thuộc Bộ GD&ĐT cũng có thamgia đào tạo ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề

Số lượng CSDN tăng nhanh qua các năm, từ khoảng dưới 200 CSDNvào năm 2001 thì đến năm 2005, TP.HCM có 271 CSDN và tính đến tháng12/2012 là 422 cơ sở phân bổ khắp 24 quận-huyện, trong đó các CSDN ngoàicông lập chiếm tỷ lệ nhiều hơn và tăng nhanh hơn các CSDN công lập, chothấy đào tạo nghề đang được xã hội hóa cao và đang là một bộ phận quantrọng trong hệ thống đào tạo của TP.HCM và cả nước (xem phụ lục 2).

Tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh

Đơn

vị tính 2011 2012

Dự kiến 2013

4

Các CSDN thuộc các tổ chức chính

trị xã hội, các công ty xí nghiệp có

tham gia dạy sơ cấp nghề

(Bảng 1: Số liệu về hệ thống các CSDN tại TP.HCM năm 2011, 2012

- Nguồn: Báo cáo của Phòng Dạy nghề - Sở LĐ-TBXH, tính đến 12/2012)

Theo số liệu báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2012- 2013,

có 66 cơ sở đào tạo thuộc ngành GD&ĐT Thành phố quản lý, gồm có:

+ 15 trường ĐH (3 trường công lập, 12 trường ngoài công lập);

Trang 35

+ 15 trường cao đẳng (7 trường công lập, 8 trường ngoài công lập);+ 36 trường TCCN (28 trường ngoài công lập).

Bên cạnh hệ thống các CSDN và các cơ sở đào tạo do Thành phố quản

lý, trên địa bàn TP.HCM còn có các trường ĐH, cao đẳng, TCCN, các CSDNthuộc các Bộ, ngành T.W quản lý, gồm có: 40 trường ĐH, 28 trường caođẳng, 8 trường TCCN

Dạy nghề ở TP.HCM có thể nói đa dạng, phong phú bởi không chỉ có

hệ thống CSDN chính quy tăng nhanh mà các CSDN không chính quy cũngtăng lên với các hình thức đào tạo truyền nghề tại nhà, tại các cơ sở kinhdoanh nhỏ như: Nghề sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa điện tử, chế tác nữtrang, cắt-uốn tóc, may,…

Những cơ sở này số người học nghề không nhiều thường từ khoảng 1-3người, vừa học vừa thực hành cho tới khi thạo việc Hình thức này tuy khôngquy mô nhưng lại thực tế và hiệu quả nên đang được nhiều người lựa chọn.Chính những cơ sở này góp phần giải quyết lao động tự do làm giảm tỷ lệngười thất nghiệp, đặc biệt là số lao động nông thôn do bị thu hồi đất nôngnghiệp ở các huyện ngoại thành

TP.HCM là một trung tâm lớn nhất nước về kinh tế, văn hóa, khoa học

kỹ thuật và công nghệ; là cửa ngõ quan trọng trong việc đón nhận nhữngluồng đầu tư mới từ các nước phát triển Do đó, các CSDN trên địa bànTP.HCM có ưu thế là luôn được tiếp cận nhanh với những tiến bộ về khoahọc - công nghệ trên thế giới và những máy móc thiết bị hiện đại nên rất nhạybén với những nhu cầu luôn biến động của thị trường lao động

2.1.2 Quy mô dạy nghề trên địa bàn Thành phố

Song song với sự phát triển của hệ thống các CSDN, lượng tuyển sinhcũng tăng nhanh qua từng năm Năm 2006, tổng số học sinh - sinh viên củacác CSDN đạt 316.605 học sinh Đến năm 2010, số học sinh - sinh viên đã

tăng lên 380.345 người Trong giai đoạn 2007-2011, Thành phố đã tuyển sinh

hơn 1.500.000 sinh viên, học sinh, học viên các trình độ đào tạo nghề Đối

Trang 36

với 4 nhóm ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên của Thành phố riêngtrong năm 2011 đã tuyển sinh được 51.662 sinh viên, học sinh (bao gồm4.446 sinh viên cao đẳng nghề, 3.756 học sinh trung cấp nghề, 43.460 họcsinh sơ cấp nghề); Ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ đã tuyển sinh được 21.729sinh viên, học sinh (bao gồm 4.767 sinh viên cao đẳng nghề, 1.962 học sinhtrung cấp nghề, 15.000 học sinh sơ cấp nghề)

Quy mô đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc Thành phố quản

lý là rất lớn Trong năm 2012, các cơ sở đào tạo thuộc Sở GD&ĐT quản lý có

168.991 học sinh, sinh viên đang theo học (trong đó: Cao đẳng: 47.803, TCCN: 72.224); các CSDN thuộc Sở LĐ-TB&XH quản lý có 320.882 học

viên, học sinh sinh viên đang theo học (cao đẳng nghề:14.985, trung cấpnghề: 6.451, sơ cấp nghề: 299.446)

Số tuyển sinh đào tạo nghề tăng bình quân năm 2001-2010: 9,1 %,trong đó tuyển sinh đào tạo nghề hệ dài hạn tăng nhanh hơn hệ ngắn hạn Đây

là một xu thế phát triển tốt, đó là công tác dạy nghề đã tăng năng lực đào tạo

và đào tạo trình độ cao hơn nhưng hiện nay, xu thế học nghề của người dânvẫn chuộng học ngắn hạn

- Dài hạn là học sinh, sinh viên đào tạo trình độ trung cấp nghề và caođẳng nghề tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,25%

- Ngắn hạn là học viên đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3tháng (còn gọi là dạy nghề thường xuyên) tăng bình quân giai đoạn 2006-010đạt 8,81%

Số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng cònchậm; hiệu suất đào tạo chưa cao (trung bình 55- 60 % đối với hệ dài hạn, gần90% đối với hệ ngắn hạn)

Trên 70% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo được việclàm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số trường nghề tỷ lệ nàyđạt trên 90% Riêng các sinh viên tốt nghiệp các khóa cao đẳng nghề năm

2010, 2011 và 2012 được doanh nghiệp tuyển dụng trên 80% ngay tại lễ trao

Trang 37

bằng tốt nghiệp với mức lương khởi điểm bình quân là 3,3 triệu đồng/tháng.Nhiều trường có uy tín và các nghề có nhu cầu lao động lớn, tỉ lệ này lên đến100%, thậm chí học sinh còn được các doanh nghiệp nhận trước khi tốtnghiệp như các nghề: Cơ khí chính xác, tiện-phay-bào, mộc mỹ nghệ,

Đối tượng đào tạo nghề được mở rộng, nhiều mô hình dạy nghề mớiđược áp dụng có hiệu quả như dạy nghề cho nông dân, cho lao động ở nhữngvùng bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dạy nghề cho ngườitàn tật, cho bộ đội xuất ngũ; dạy nghề cho lao động các KCN, KCX; dạy nghềcho phục vụ xuất khẩu lao động,… Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp

năm 2012: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, TCCN, Sơ cấp nghề đạt 64%.

2.1.3 Chất lượng đào tạo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh

Về giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề (sau đây gọi là giáo viên dạynghề) có vai trò quyết định đến chất lượng dạy nghề Vì vậy, đây là một trongnhững vấn đề được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm ban hànhnhiều văn bản hướng dẫn thi hành, ví dụ như: Nghị định 43/2008/NĐ-CPngày 08/04/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều

62 và Điều 72 Luật Dạy nghề về chính sách cho giáo viên dạy nghề; Bộ TB&XH đã ban hành nhiều văn bản như: Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/06/2008 hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạynghề; Quyết định 57/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 26/05/2008 về sử dụng, đàotạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày29/09/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề v.v…

LĐ-Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề được quantâm nhiều trong thời gian gần đây, nhất là nhằm mục tiêu đổi mới và pháttriển dạy nghề, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đáp ứng đượccác cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/07/2011 của Bộ LĐ-TB&XH

Trang 38

Trong thời gian qua, Bộ đã xây dựng 138 chương trình, tài liệu bồidưỡng kỹ năng giảng dạy theo chương trình khung cho giáo viên dạy trình độcao đẳng nghề, trung cấp nghề; 51 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệmới; 28 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình

độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 06 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp

vụ sư phạm tiếp cận trình độ quốc tế của City&Guilds v.v…

Thực hiện các chương trình trên, Bộ đã tổ chức hàng trăm lớp bồidưỡng ở các cấp độ cho giáo viên dạy nghề về kỹ năng giảng dạy theochương trình khung; kỹ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện (chương trìnhhợp tác với ILO); công nghệ mới cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề,trung cấp nghề và giáo viên các trung tâm dạy nghề; nâng cao kỹ năng nghềcho giáo viên dạy nghề; đánh giá dựa trên năng lực thực hiện cho giáo viêndạy nghề (chương trình hợp tác với Singapore); nghiệp vụ sư phạm tiếp cậntrình độ quốc tế của City&Guilds; công nghệ CNC cho giáo viên dạy nghề(chương trình hợp tác với EBG - Cộng hòa liên bang Đức) v.v… và 04 khóađào tạo nâng cao kỹ năng nghề tại Malaysia cho giáo viên dạy 04 nghề trọngđiểm khu vực; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề quốc tế theo chuẩncủa Malaysia tại Việt Nam cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm khu vực

Hiện nay, Bộ đang thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy cácnghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạmnghề; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực

và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trongkhu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới, phấn đấu 100% số giáoviên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng vào năm 2014

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Dạy nghề, tính đến thời điểm cuối

năm 2011, hiện nay cả nước có 33.270 giáo viên, giảng viên dạy nghề tại các

trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, (trong đó có:12.444 giảng viên tại các trường cao đẳng nghề, 11.514 giáo viên tại cáctrường trung cấp nghề và 9.312 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề) và có

Trang 39

gần 16.000 giáo viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề, tăng 1,6 lần

so với năm 2006

Không chỉ có đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các CSDN, cơ sở giáodục và cơ sở khác có dạy nghề còn hàng ngàn người dạy nghề ở các lớp dạynghề thuộc doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ trong các chương trình, đề án về dạy nghề như Đề án Đào tạo nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020 v.v…

Riêng tại TP.HCM, theo báo cáo của Phòng Dạy nghề - Sở TB&XH, tổng số giáo viên tham gia dạy nghề tính đến cuối năm 2011 là

LĐ-9.337 người (trong đó có 4.211 giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, 1.171

giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, 5.125 giáo viên dạy sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên chương trình không chính quy); phân theo trình độ

chuyên môn có 260 tiến sỹ, 1.839 thạc sỹ, 4.255 ĐH, 471 cao đẳng, 868 trungcấp; có 8.217 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm theo quy định

Về trình độ đào tạo: Giáo viên cơ hữu, chính quy đảm bảo trình độ,kiến thức khoa học, đảm nhận tốt phần dạy lý thuyết Nhưng tay nghề hướngdẫn thực hành chưa đồng đều; một số do chưa rèn luyện nhiều nên chưa thậtthuần thục trong thao tác mẫu, trong tổ chức hướng dẫn thực hành cho họcsinh Đối với một số nghề trong trường sư phạm kỹ thuật chưa đào tạo giáoviên, các CSDN phải mời những chuyên gia kỹ thuật, người có tay nghề caođến hướng dẫn, giảng dạy; tuy có kỹ năng thực hành nhưng lại thiếu nghiệp

vụ sư phạm nên gặp khó khăn trong giảng dạy

Về phương pháp giảng dạy: Thông qua hướng dẫn, chỉ đạo của các cấpquản lý cùng với nỗ lực của các trường và mối liên kết với các dự án, nhiềuphương pháp giảng dạy mới được áp dụng trong các CSDN, phát huy đượctính tích cực của người học Song việc cải tiến phương pháp giảng dạy nhất làgiảng dạy gắn với thực tế kỹ thuật – công nghệ đang phát triển không ngừngcòn phải được kiên trì chỉ đạo, vận động, hướng dẫn

Thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mớiphương pháp giảng dạy, trong 5 năm qua Thành phố đã chỉ đạo Sở LĐ-

Trang 40

TB&XH phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng vềchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tin học, các lớp chuyên đề về kỹthuật mới; hợp tác với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM để chuẩn hóanghiệp vụ sư phạm cho 864 giáo viên Đến cuối năm 2011, tỷ lệ giáo viên đạtchuẩn chiếm tỷ lệ 88%.

Về chương trình đào tạo nghề

Để triển khai thực hiện Luật Dạy nghề, cùng với việc xây dựng quyhoạch mạng lưới CSDN làm căn cứ cho việc thành lập các trung tâm dạynghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề thì việc phát triển cácchương trình dạy nghề cũng là nhiệm vụ then chốt cho việc vận hành hệ thốngdạy nghề 3 cấp trình độ đào tạo

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển chương trình dạynghề, nên trong 5 năm qua Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành 03 văn bản quyphạm pháp luật về danh mục nghề đào tạo (Quyết định 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/04/2008, Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày04/06/2010 thay thế Quyết định 37/2008/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số11/2012/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2012) và 01 văn bản quy định chươngtrình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳngnghề (Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/05/2008) làm cơ sở đểcác CSDN phát triển các chương trình dạy nghề

Từ khi Luật Dạy nghề có hiệu lực (tháng 6/2007) đến tháng 12/2012,

Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên

soạn, phê duyệt, ban hành được 205 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng

nghề, trung cấp nghề Chương trình khung được xây dựng xuất phát từ thựctiễn sản xuất trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc theo phương pháptiên tiến của thế giới (phương pháp DACUM), gắn với vị trí làm việc củangười lao động hoặc dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề với sự tham gia của cácdoanh nghiệp Kết cấu chương trình được chuyển từ chương trình theo mônhọc (tách rời giữa lý thuyết và thực hành) sang chương trình theo mô đun(tích hợp giữa lý thuyết và thực hành)

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề lý luận – thực tiễn và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận – thực tiễn và những ứngdụng vào việc xây dựng chiến lược giáo d
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2001
2. C.Ia.Batusep, X.A.Saporinxki (1982), Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp, Nxb CNKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp
Tác giả: C.Ia.Batusep, X.A.Saporinxki
Nhà XB: Nxb CNKT
Năm: 1982
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộTP.HCM lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
9. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thếkỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
12. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (tái bản 2006), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Trường ĐH kinh tế Quốc dân, Khoa Khoa học - Quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhchính sách kinh tế - xã hội
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
13. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụsự nghiệp CNH, HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
14. Bùi Minh Hiền chủ biên, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền chủ biên, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb ĐH Sư phạm
Năm: 2006
15. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ hành chính
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Năm: 2002
16. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội
Tác giả: Học viện Hành chính
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2008
17. Quốc Hùng (2005), Cẩm nang xin việc, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang xin việc
Tác giả: Quốc Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2005
18. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb ĐH quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha
Nhà XB: Nxb ĐHquốc gia
Năm: 2007
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
20. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý Giáo dục, Nxb ĐH Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý Giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb ĐH Sư Phạm
Năm: 2009
21. Trần Kiểm (2010), Khoa học Tổ chức và Quản lý trong giáo dục, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Tổ chức và Quản lý trong giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb ĐHSư phạm
Năm: 2010
22. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thựctiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w