VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN HIỆP Thích Trúc Thái Thường PHƯƠNG THỨC TU THIỀN TRONG HỆ THỐNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN HIỆP
(Thích Trúc Thái Thường)
PHƯƠNG THỨC TU THIỀN TRONG HỆ THỐNG THIỀN
VIỆN TRÚC LÂM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN HIỆP
(Thích Trúc Thái Thường)
PHƯƠNG THỨC TU THIỀN TRONG
HỆ THỐNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM HIỆN NAY
Chuyên ngành :TÔN GIÁO HỌC
Mã số :8.22.90.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN QUỐC TUẤN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quốc Tuấn Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào Các tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Người thực hiện luận văn
Phạm Văn Hiệp
(Thích Trúc Thái Thường)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để luận văn được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi còn có
sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều người Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- TS Nguyễn Quốc Tuấn, người hướng dẫn khoa học cho luận văn và cũng là người dành nhiều công sức, thời gian để xây dựng, định hướng cho tôi
- Các quý Tăng, Ni và Phật tử của các Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá cũng như nhiệt tình trả lời các cuộc phỏng vấn để tôi có thể thực hiện được luận văn này
- Các Thầy Cô trong khoa Tôn giáo học, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần cho tôi
Trân trọng biết ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm2018
Người thực hiện luận văn
Phạm Văn Hiệp
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ THÀNH, PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNGTHIỀN VIỆN TRÖC LÂM
12
1.1 Lý luận chung về Thiền tông và Thiền phái Trúc Lâm 12 1.2 Lịch sử hình thành, phát triển của Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm 24
Chương 2: THỰC HÀNH PHÁP TU THIỀN TRONG HỆ THỐNG
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM HIỆN NAY
36
2.2 Phương pháp tu Thiền trong Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm 41
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 57
3.1 Vị trí, vai trò của Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm trong sự phát
triển của Phật giáo Việt Nam nói riêng và xã hội nói chung
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP :Thành phố TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TPTL : Thiền phái Trúc Lâm TVTL : Thiền viện Trúc Lâm VHGD : Văn hóa giáo dục
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong số các tôn giáo có mặt ở Việt Nam hiện nay thì Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khá sớm Ngay từ buổi đầu Phật giáo đã được người Việt tiếp nhận, nhanh chóng bám rễ, lan tỏa, phát triển và gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc
Cũng như mọi nền văn minh khác, sự phát triển của dân tộc Việt Nam tuân theo quy luật khách quan vốn có, lúc thịnh khi suy Trong những giai đoạn
ấy, Phật giáo cũng có những bước thăng trầm cùng vận mệnh của dân tộc Nhưng có một điều, dù trong bất cứ hoàn cảnh biến thiên nào, Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, thậm chí, có những giai đoạn trở thành yếu tố cốt lõi trong đời sống tâm linh người Việt, quyết định cả sinh mệnh chính trị của quốc gia, như Phật giáo thời nhà Trần
Phật giáo là một trong số ít tôn giáo có khả năng hỗn dung rất lớn với các nền văn hóa, tôn giáo khác Sở dĩ có được đặc tính đó là do Phật giáo đưa ra mục tiêu tối thượng là “giải thoát” chúng sinh khỏi mọi khổ đau, trói buộc của đời sống chật hẹp bằng tất cả các pháp phương tiện có thể Do vậy nó có thể dung thông, tiếp nhận tất cả “các con sông Pháp”/phương tiện nhằm đạt cứu cánh cuối cùng Vì vậy nhà Phật nói tới 84 ngàn pháp môn phương tiện, tất cả đều dựa trên nguyên lý “tùy duyên, bất biến” Đại dương Pháp có thể dung chấp ngàn con sông nhỏ; hay ba Thừa: Đại thừa, Tiểu thừa, Trung thừa, tất cả cũng chỉ là huyễn hóa cho Phật thừa
Do vậy mà Phật giáo Việt Nam trong tiến trình lịch sử du nhập và phát triển hàm chứa trong mình bao “Sơn môn, pháp phái”, với diện mạo, sắc thái vô cùng đa dạng Nhưng suy đến cùng, tất cả mọi con suối, lạch sông pháp đều chảy
về đại dương Pháp mênh mông: đều chung mục đích đưa đến con đường giác ngộ, giải thoát
Cũng được hình thành trên thể nền đó,Thiền phái Trúc Lâm (TPTL) hiện đạiđược hình thành từ khoảng thập niên sáu mươi của thế kỷ 20, do Hoà thượng Thích Thanh Từ chủ xướng, đã đang đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống
Trang 8văn hóa, tinh thần tâm linh của người Việt, với khoảng hơn 60 thiền viện được xây dựng khắp ba miền đất nước và lan toả đến hải ngoại (Hoa Kỳ, Úc, Canada), với hàng ngàn tăng, ni xuất gia tu học và số lượng Phật tử quy y, tu học theo đến hàng vạn
Thiền phái Trúc Lâm hiện đạilà một trong những dòng phái tu tập, đã và đang góp phần tạo nên diện mạo của bức tranh Phật giáo Việt Nam thêm đa dạng, nhiều màu sắc mà vẫn không mất đi mục tiêu cốt tủy của nó là giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và tịnh hóa nhân gian
Sự khác biệt giữa TPTLhiện đại với các “sơn môn, pháp phái” trong Phật giáo đó là phương pháp thực hành (pháp tu) nhằm đạt mục đích cứu cánh Phương pháp thực hành không chỉ là lộ trình thiết yếu mà bất cứ người tu học Phật nào cũng phải đi qua mà còn là đặc trưng cốt lõi của dòng phái đó
Thời còn tại thế, Đức Phật đã nói tới pháp phương tiện được đề ra trên cơ sở khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời Tức chúng sinh có căn cơ, chủng tính khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, thì phương tiện tu tập cũng khác nhau, tùy duyên mà bất biến
Chẳng hạn, nếu Phật giáo thời Lục Tổ Huệ Năng tạo bước đột phá với
phương thức Tam vô (Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ); thì TPTL hiện đạibắt đầu từ
việc Hòa thượng Thích Thanh Từ liễu ngộ đạo lý “Sắc - Không”, xác lập
phương thức tu thiền “Tri vọng”,kết hợpThiền - Giáo song tu
Có thể nói Thiền phái Trúc Lâm hiện đạikhông ra đời trên mảnh đất trống, mà đó là kết quả của sự kế thừa, dung chấp, tiếp biến truyền thống Phật giáo dân tộc kết hợp với hơi thở mới của thời đại, để tạo ra một phương thức tu thiền thực tiễn, khoa học, giúp người thực hành được nhiều lợi lạc: An bình nội tâm, đời sống lành mạnh, vị tha, mở rộng lòng trắc ẩn
và lạc quan
Trang 9sống tâm linh đang bị khô cạn Và sự xuất hiện của TPTLdo Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi xướng cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đó của thời đại
Ở phương diện lý luận, xuất hiện xu hướng kiếm tìm những chuẩn thức tôn giáo mới hay quay trở lại minh định giá trị của những phương thức tu tập đã
và đang hiện hành, nhằm không chỉ khẳng định chân giá trị của “sơn môn, pháp phái” đó, mà còn tiếp tục thực tiễn hóa pháp tu phương tiện ấy vào trong đời sống xã hội Việc luận văn nghiên cứu phương thức tu tập của TPTLhiện đại là xuất phát từ bối cảnh này
Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thấy công trình nghiên cứu chuyên sâu nào nói về pháp tu Thiền của TPTLhiện đại Nếu có, chỉ dừng lại
ở những bài viết hay công trình nghiên cứu nhỏ lẻ, mang quan kiến cá nhân mà chưa đứng trên phương diện lịch sử và khảo cứu thực tiễn tu tập của bản thân cũng như cộng đồng tăng, ni chúng
Với những lý do vừa trình bày trên, chúng tôi chọn: “Phương thức tu Thiền trong Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
cho Luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn cả thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu phương thức tu tập của TPTL hiện đạichúng tôi nhận thấy, việc kế thừa, tiếp biến trong văn hóa, tôn giáo là quy luật tất yếu của bất kỳ nền văn hóa nào, và TPTLhiện đại cũng không phải là một ngoại lệ
Vì vậy, TPTL hiện đạira đời không chỉ mang dấu ấn lịch sử của thời đại
nó thuộc về, mà còn là kết quả của sự dung chấp, tiếp biến những truyền thống Phật giáo đã có trước đó ở cả trong và ngoài nước
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi tạm chia ra những nguồn tài liệu khảo cứu sau có liên quan ít nhiều đến hướng tiếp cận của đề tài
* Phật giáo Thiền tông thời Lý -Trần
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã sưu tầm, tham khảo
Trang 10nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến phạm vi đề tài Nhìn chung, nói về Phật giáo Thiền tông giai đoạn Lý - Trần đã có nhiều bài viết, nghiên cứu khai thác khá đầy đủ trên nhiều phương diện ở thời kỳ đầu, nhưng giai đoạn về sau tư liệu lại không nhiều
Vì vậy, trong luận văn chúng tôi chủ yếu dựa theo những tác phẩm và dịch phẩm của Hòa thượng Thích Thanh Từ, xuất bản từ những thập niên 70 thế kỷ
XX cho đến nay được tập hợp lại thành bộ Thanh Từ toàn tập gồm 48 quyển
(hiện tại đã xuất bản khoảng 40 quyển, còn đang tiếp tục) làm định hướng
nghiên cứu Hoà thượng là người đã dịch thuật và giảng giải hầu hết kinh sách về Thiền tông và các thiền sư thời Lý - Trần, và cả những giai đoạn về sau để làm
tài liệu giảng dạy cho các thiền sinh Qua bộ Thanh Từ toàn tập người viết có thể
khai thác, sử dụng nhiều làm tư liệu cho nội dung luận văn
Cuốn Thiền tông Việt Nam trên đường phục hưng và hoằng hoá của Thích
Đạt Ma Quán Hiền do Nhà xuất bản (NXB) Tôn giáo xuất bản năm 2013, tác giả
là một tăng sinh trong hệ thống Thiền viện Trúc Lâm (TVTL), đứng từ góc độ của một người học Phật giới thiệu và truyền bá tư tưởng Phật giáo của TPTLhiện đại1, nên không tránh khỏi một số nhận định chủ quan Tuy nhiên, với gần 800 trang đã giới thiệu khá đầy đủ về nội dung của hệ thốngTVTLđã giúp cho người viết rất nhiều tư liệu tham khảo và tìm hiểu sâu hơn về hệ thống này trong quá trình nghiên cứu
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài
* Những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam
Trang 11
Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập) của Nguyễn Lang (xuất bản lần đầu
năm 1973) do NXB Văn học tái bản năm 2011; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (3
tập) của Lê Mạnh Thát do NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) xuất bản năm 2006 hiện tại là hai tác phẩm được giới nghiên cứu đánh giá cao về
độ tin cậy trong nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam
Hai tác phẩm trên đã cung cấp chi tiết về hành trạng các vị thiền sư Phật
giáo và lịch sử truyền thừa của các dòng thiền vào Việt Nam Riêng Việt Nam
Phật giáo sử luận dành một chương nói về cuộc đời vua Trần Nhân Tông và việc
khai sinh TPTL, và hai chương nói về cuộc đời của hai vị tổ kế tiếp của Thiền phái, về tình hình Phật giáo miền Nam giai đoạn trước năm 1975 Cả hai tác phẩm giúp cho người viết có những luận cứ cần thiết để khảo sát về giai đoạn đầu du nhập Phật giáo, quá trình hình thành và phát triển của TPTL đời Trần và khái quát được bối cảnh trước khi Hệ thống TVTLđược thành lập
Với tác phẩm Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20 của
Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam), do NXB Từ điển Bách khoa xuất bản năm 2012; tác giả nêu rõ tiến trình lịch sử của Phật giáo, đồng thời có nhiều cách nhìn mới trong phân tích những đặc tính và vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại, giúp người viết có thể tham khảo, đối chiếu với TPTL- một bộ phận trong Phật giáo Việt Nam
* Những công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam
Các tập sách: Đại Việt sử ký toàn thư toàn thư do NXB Khoa học Xã hội
xuất bản năm 1993 được các tác giả Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai,
Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001; Tiến
trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục Việt Nam tái
bản lần thứ 10, năm 2010; Đại cương lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh, NXB Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ 14, năm 2011 ; Việt Nam văn hóa sử
cương của Đào Duy Anh, được NXB Khoa học xã hội tái bản năm 2011; Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ 20 do Lê Thành Khôi viết bằng tiếng
Trang 12Pháp, được Nguyễn Nghị chuyển dịch sang Việt ngữ, là những bộ sách sử cần thiết cho hầu hết các cuộc nghiên cứu của ngành khoa học xã hội, đã giúp chúng tôi tìm hiểu rõ nhiều mặt trong giai đoạn lịch sử bấy giờ
* Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và thời đại
Đạo Phật hiện đại hoá của Thích Nhất Hạnh, bàn về vấn đề hiện đại hoá
trong Phật giáo và Phật giáo trong các lĩnh vực sinh hoạt (văn học, nghệ thuật, kinh
tế xã hội…), với những lý luận sâu sắc về đạo Phật trong đời sống xã hội hiện đại
Phật giáo và thời đại của Thích Nhật Từ, được NXB Phương Đông xuất
bản năm 2011, trình bày về cách nhìn của Phật giáo trước nhiều vấn đề của thời đại và những phương cách ứng dụng đạo Phật vào đời sống xã hội
Hay Phật giáo trong văn hoá Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, được Lê Đức Hạnh tập hợp, biên soạn lại, có một chương nói về Phật giáo và vấn đề hiện
đại hoá Phật giáo Các tác phẩm đã cho người viết hiểu rõ hơn nhiều vấn đề
Phật giáo đương đại
* Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và khoa học
Paul Dahlke Ph.D với Đạo Phật và khoa học (Huỳnh Ngọc Chiến dịch)
do NXB Phương Đông xuất bản năm 2009 đã đối chiếu đạo Phật với các lĩnh vực khoa học (Vật lý, sinh lý học, vũ trụ, tư tưởng) chứng minh tính “hiện đại” của Phật giáo trong thế giới ngày nay
Heinz Bechert (Ngụy Hữu Tâm dịch) trong Thiền và não bộ dựa vào
những nghiên cứu khoa học cho thấy tác dụng của Thiền có thể làm thay đổi não
bộ và não bộ con người có thể phát triển không bị giới hạn tuổi tác Đây là những luận cứ giúp người viết trong việc triển khai tìm hiểu thêm những lợi ích của thiền định và tính khoa học, thực tiễn trong đạo Phật nói chung
Trang 13Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011; tác giả Nguyễn Hồng Dương với hai tác
phẩm: Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam do NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2013, và Tiếp tục đổi mới chính sách về Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay -
Những vấn đề lý luận cơ bản đã giúp cho người viết tìm hiểu rõ về mối quan hệ
giữa các loại hình Nhà nước và tôn giáo nói chung trong đó có Phật giáo trên mặt lý luận và thực tiễn tại Việt Nam
* Những công trình nghiên cứu về văn hóa Phật giáo
Danh nhân Văn hoá Phật giáo Việt Nam đương đại (Chân dung & đối thoại) do Minh Mẫn chủ biên giới thiệu về Hoà thượng Thích Thanh Từ và việc
khôi phục Thiền tông Việt Nam cùng với hình thức vấn đáp Phật pháp làm tư liệu tham khảo đối chiếu thêm trong đề tài
Văn học Việt Nam (Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII) của Đinh Gia Khánh
được biên soạn công phu, chi tiết về văn học qua từng giai đoạn, được sử dụng làm tư liệu giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học trong nước Tác phẩm
đã giúp người viết hiểu rõ về nền văn học Lý - Trần, qua đó thấy được sự đóng góp về văn học của TPTL
Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của Hội Nghiên
cứu & giảng dạy văn học TP.HCM thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả về Phật giáo và văn học Phật giáo thời Lý - Trần, giúp cho người viết cái nhìn sâu hơn về vai trò của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam
* Những công trình nghiên cứu về tư tưởng, triết học
Nguyễn Trọng Chuẩn với tác phẩm Lịch sử tư tưởng triết học Việt
Namtrình bày diễn tiến về tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử,
qua đó người viết làm căn cứ trong tương quan với tư tưởng triết học TPTL
Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trầncủa khoa Triết,Trường Đại học
KHXH&NV, được NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2008 tập trung nhiều
bài nghiên cứu với các chủ đề khác nhau Trong đó có các bài : Trần Nhân Tông
- người sáng lập ra thiền Trúc Lâm Yên Tử của Nguyễn Hùng Hậu, Hiện tượng
“Tam giáo đồng nguyên” đời Trần của Trương Văn Chung, Tư tưởng biện
Trang 14chứng trong thiền học nhà Trần của Trần Hoàng Hảo, Tư tưởng triết học hài hoà thời Lý - Trần của Hà Thúc Minh, Từ tư duy dân tộc Việt nhận định sự hợp lưu
tư tưởng trong thời kỳ Lý - Trần của Trần Kỳ Đồng, Góp phần tìm hiểu tư tưởng nhà nước và pháp luật của thời Lý - Trần của Nguyễn Văn Trịnh… giúp cho
người viết thêm cái nhìn bao quát về thời đại này
Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông của Bùi Huy Du, luận án tiến sĩ
Triết học năm 2011; Tư tưởng Việt Nam thời Trần của Trần Thuận… là những
tác phẩm phân tích sâu về tư tưởng thiền học của Tam Tổ Trúc Lâm cũng như những vấn đề liên quan trong thời đại nhà Trần, giúp người viết dùng làm cơ sở trong việc đối chiếu về tư tưởng Thiền Trúc Lâm thời hiện đại
Ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm nhiều sách khác và trên các tạp chí Phật giáo: Giác Ngộ, Suối Nguồn, Văn hoá Phật giáo và các trang web Phật
giáo: Thiền tông Việt Nam, Đạo Phật ngày nay, Quảng Đức…cũng có một số bài
viết có liên quan đến đề tài
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên hầu hết đều hoặc chỉ đề cập đến Phật giáo thời Lý - Trần, tư tưởng triết học thời Lý - Trần; hoặc chỉ khái quát các “sơn môn, pháp phái” Phật giáo ở Việt Nam, về vai trò của thiền định…
Những nghiên cứu chuyên sâu về phương thức tu thiền của TPTLhiện đại dường như là mảng còn trống vắng Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới khỏa lấp khoảng trống này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của phương thức tu Thiền trong hệ thống TVTLhiện nay Trên cơ sở đó, chỉ ra giá trị và một số vấn đề trong phương thức tu thiền của hệ thống này
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trang 15Việt Nam hiện nay;
- Phân tích vai trò của phương thức tu thiền nói trên và chỉ ra một số vấn
đề liên quan
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Pháp tu Thiền trong hệ thống TVTL hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào nội dung pháp tu thiền của hệ thống TVTL; giới hạn khảo sát ở 5 Thiền viện: Thiền viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai; Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng; Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội; Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, xã Lộc Hòa, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tân Phước, Tiền Giang
Mốc thời gian có thể tính từ khoảng thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước, từ lúc manh nha hình thành hệ thống này cho đến hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Lý thuyết Thực thể tôn giáo: Lý thuyết này nhìn nhận tôn giáo là một
thực thể tồn tại khách quan trong đời sống xã hội, “vừa mang trong nó lịch sử,
vừa mang hơi thở của thời đại nó tồn tại”[123] Mỗi tôn giáo được cụ thể hóa
qua ba vấn đề: Niềm tin - thực hành - cộng đồng Và bản thân nó có năm đặc
tính để phân biệt nó với các thực thể xã hội khác : Tính lịch sử, tính tập thể, tính
vật thể, tính biểu tượng, tính kinh nghiệm và nhạy cảm Trong đó, kinh nghiệm
và nhạy cảm như là đặc tính làm nên nét riêng nhất của thực thể tôn giáo,
“nghiên cứu tôn giáo cũng là nghiên cứu cả cái huyền bí và cái tâm linh, diễn
giải các tình cảm tôn giáo.”[71]
Mặt khác, khi nghiên cứu thực thể tôn giáo cần phải nhìn nhận nó trên tính
hệ thống, nghĩa là nó là một hệ thống có cấu trúc với các chức năng thành tố cùng đồng hiện không thể phân tách, phân biệt theo trật tự thời gian hay vị trí
Trang 16trong không gian trong sự vận hành của nó
Vì vậy, nghiên cứu về phương thức tu trong Hệ thống TVTL không thể
không đề cập đến Lý thuyết hệ thống Cụ thể là, xem thực thể TPTLlà một tiểu
hệ thống trong quan hệ với hệ thống xã hội, và là một hệ thống bao gồm các TVTL, với các vai trò, chức năng riêng của nó nhưng có sự tương tác, liên hệ thống nhất chung trong hệ thống của chúng
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary research): Là
phương pháp kết hợp nhiều ngành khoa học xã hội, và qua các lý thuyết và phương pháp của những ngành đó làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài Trong phương pháp này chúng tôi xác định Tôn giáo học là ngành chính và các ngành bổ trợ là dân tộc học, nhân học, văn hóa học, lịch sử [72]
- Phương pháp quan sát - tham dự (participant and observation): “Đây
là phương pháp đặc trưng chuyên biệt tất yếu của ngành dân tộc học/nhân học Trong phương pháp này, người nghiên cứu phải tham gia trực tiếp vào đời sống cộng đồng mà mình nghiên cứu.”[72]Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tham
dự và quan sát các sinh hoạt của TPTL tại các thiền viện đã chọn Đồng thời, chúng tôi ghi chép để ghi nhận những thông tin có liên quan đến đề tài và xử lý các thông tin đó phục vụ cho nội dung của luận văn
- Phương pháp phỏng vấn sâu(in- depth interviewing): Đây là phương
pháp mà người phỏng vấn sử dụng những câu hỏi chủ định đã được chuẩn bị sẵn
để hỏi thông tín viên Các câu hỏi logic với nhau và đào sâu vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm Mục đích phỏng vấn sâu là thu thập những thông tin liên quan đến đề tài nhằm nắm rõ được các sinh hoạt tu học và truyền bá của các tăng
Trang 17trong quá trình điền dã nhằm so sánh các hoạt động tôn giáo tại các TVTL để nhận biết những nét tương đồng và khác biệt trong bối cảnh chung của vùng văn hóa
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case studies research): “Bao
gồm nghiên cứu một vấn đề được khai thác, thông qua một hoặc nhiều trường hợp nằm trong một hệ thống có giới hạn Người nghiên cứu qua thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu chi tiết và lập nên mô tả trường hợp”[72] Ở đây người viết sẽ
chọn típ nghiên cứu trường hợp đặc biệt (intrinsic case study), nghĩa là tại mỗi
vùng miền sẽ chọn ra một Thiền viện làm đại diện cho TPTL tại vùng văn hóa đó
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ sự kế thừa, tiếp biến yếu chỉ của Phật giáo
Thiền tông xuyên suốt từ thời chư tổ Thiền tông Trung Hoa(Nhị Tổ Huệ Khả,
Lục Tổ Huệ Năng) đến Phật giáo thời Lý - Trần và nay là TPTL do Hòa thượng
Thích Thanh Từ khởi xướng
- Góp phần khái quát hóa phương thức tu thiền tại hệ thống TVTL hiện nay
- Góp phần khẳng định giá trị của pháp môn tu Thiền, dưới sự điều hành của Hoà thượng Thích Thanh Từ và Ban quản trị, đã và đang có những ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt
- Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sâu hơn có liên quan đến phương thức tu thiền của TPTL hiện đại; Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho ngành du lịch, hoặc giúp các sinh viên tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và lịch sử thành, phát triển hệ thống Thiền viện
trúc lâm
Chương 2: Thực hành pháp tu thiền trong hệ thống Thiền viện Trúc Lâm
hiện nay
Chương 3: Một số nhận định và vấn đề đặt ra
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ THÀNH, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
THIỀN VIỆN TRÖC LÂM
1.1 Lý luận chung về thiền tông và Thiền phái Trúc Lâm
1.1.1 Thiền tông
Thiền tông là thuật ngữ chỉ một tông phái tu Thiền thuộc Phật giáo Bắc
truyền ra đời tại Trung Hoa khoảng thế kỷ VI SCN do Bồ Đề Đạt Ma sáng lập
(còn được gọi là Đạt Ma tông hay Phật tâm tông) Đây là một trong nhiều tông
phái Phật giáo phát triển mạnh trên đất Trung Hoa, có sự ảnh hưởng sâu rộng nhất bắt đầu từ sau thời Trung Đường
Theo Thiền sử Trung Hoa, từ Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền đến Ngũ tổ Hoàng Nhẫn đời thứ 5, có hai vị đệ tử là Thần Tú và Huệ Năng phát triển thành hai dòng, truyền bá về phương Nam và phương Bắc Trung Hoa:
- Thiền phái Tiệm ngộ, do Thần Tú (605-706) chủ trương, lưu truyền về phía Bắc Trung Hoa, nên còn được gọi là Thiền Bắc tông Sư hoằng dương Thiền học ở kinh thành Trường An - Tây Kinh và Lạc Dương - Đông Kinh, được
ba đời vua nhà Đường (Vũ Tắc Thiên, Đường Trung Tông, Đường Duệ Tông) vô
cùng kính trọng, thỉnh sư vào ở trong Đạo trường tự viện của Hoàng gia Người
đời tôn xưng sư là “Lưỡng kinh pháp chủ, tam đế môn sư” Trong thời truyền
pháp của sư rất được giai cấp thống trị kính ngưỡng ủng hộ Nhưng sau khi sư viên tịch, Thiền phái này chỉ truyền thêm vài thế hệ rồi nhanh chóng suy vi
- Thiền phái Đốn ngộ, do Lục tổ Huệ Năng (638-713) truyền bá về phía
Nam (vùng Lĩnh Nam) Trung Quốc, nên được gọi là Thiền Nam tông Theo lịch
sử Thiền tông, sư Huệ Năng mới chính thức được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền y
Trang 19Tào Khê, Thiều Dương, học chúng đông đảo, hưng thịnh một thời Trong Pháp hội của Tổ xuất hiện nhiều vị thiền sư xuất cách: Thần Hội, Thanh Nguyên Hành
Tư, Nam Nhạc Hoài Nhượng, đã kế tục xiển dương Thiền tông, và về sau phát triển thành “Ngũ gia Thất tông” (Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn,
Pháp Nhãn và hai phái Hoàng Long và Dương Kì xuất phát từ tông Lâm Tế) Đến
giai đoạn này, Thiền tông bước vào thời kỳ cực thịnh, truyền bá rộng khắp Trung Hoa; và còn phát triển sang các nước khu vực Đông Á trong đó có Việt Nam
Theo lịch sử Phật giáo, Thiền tông Trung Hoa bắt nguồn từ Ấn Độ, qua
câu chuyện thiền “Niêm hoa vi tiếu”:“Tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một hoa
sen đưa ra trước đại chúng xem, toàn thể đại chúng không một ai hiểu ý gì, tất
cả đều lặng thinh, trừ Ngài Ca Diếp (Kasyapa) mỉm cười Phật bảo: nầy Ca Diếp, Ta có chánh pháp mầu nhiệm, không dùng văn tự là giáo lý truyền riêng, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này, và sau sẽ truyền lại cho A Nan chớ cho đoạt tuyệt.” [111]
Cho đến nay, tính theo phả hệ truyền thừa, Bồ Đề Đạt Ma được xem là Tổ thứ 28 của dòng Thiền Phật giáo Ấn Độ và là Sơ tổ của dòng Thiền tông Phật giáo Trung Hoa
Nhưng học giả D.T Suzuki lại cho rằng: “Huệ Năng mới chính thức là tổ
sư khai sáng Thiền Trung Hoa, chính vì sư và môn đồ trực tiếp của sư tước bỏ được lớp áo mượn ở Ấn, và bắt đầu khoác lên cho thiền một lớp áo mới may cắt theo kích thước Trung Hoa.” [16, tr.167]
Thực tế là, từ sau Lục tổ Huệ Năng Thiền tông mới thật sự phát triển mạnh, phân phái và truyền bá rộng khắp, trở thành phong trào Thiền học rầm rộ liên tục suốt mấy thế kỷ tại Trung Quốc
Về pháp tu của Thiền tông Trung Hoa, theo Thiền sử, Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa truyền giáo trên khế cơ: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền,
trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật” (Không lập văn tự, truyền riêng ngoài
giáo, nhìn thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật) Bài kệ này về sau được xem
như là yếu chỉ của Thiền tông
Thực tế tại các pháp hội Thiền tông Trung Hoa, các thiền sư thường chỉ
dạy người học bằng những cách thức kỳ lạ đến mức thô thiển, khó hiểu (la hét,
Trang 20chửi mắng, đánh, đạp…) chứ không giảng giải kinh điển; thậm chí nhìn nhiều vị
thiền sư có vẻ ngoài không giống như những bậc tu hành đạo đức, mà trông có
vẻ hung bạo, thô tháo… Nhưng cũng chính từ trong những kỳ lạ đó mà trong lịch sử Thiền tông lại không ngừng xuất hiện những bậc thiền sư lỗi lạc tiếp
truyền, phát triển mạng mạch Thiền tông qua nhiều thế kỷ Cũng vì vậy mà “Một
ít học giả cho Thiền tông là quái thai của Phật giáo.” [6, tr.200] Về điểm này
Hòa thượng Thích Thanh Từ đã giải thích:
Đó là kẻ đứng ở cổng ngoài Thiền tông, nếu là người vào trong nhà thiền sẽ nói khác, Thiền tông là cốt tủy của Phật giáo Bởi vì muốn chỉ chân lý hiện hữu nơi con người, song ngại người ta khinh thường và dễ quên, nên kinh Đại thừa nói bằng cách diễn giảng trên trời dưới đất đâu đâu, còn thiền sư dùng thuật xuất quỷ nhập thần khiến người ta mờ mịt không hiểu Nếu ai tháo gỡ được cây chốt bí mật đó rồi, tự nhiên thấy nó chân thật bình dị vô cùng Chừng đó mới thấy kinh và thiền không có hai lối Tuy nhiên Thiền tông luôn tuyên bố giáo ngoại biệt truyền, cốt dẫn hành giả thấy đến nơi sống chân thật, không mắc kẹt trên văn tự ngôn ngữ, không chết chìm trong suy tư lý luận [6, tr.200]
Qua những trình bày trên, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm về Thiền
tông như sau: “Thiền tông là một tông phái Phật giáo tu theo pháp môn “Thiền
định”, nhưng là pháp thiền trực nhận bản tâm, lấy việc kiến tánh, khởi tu làm yếu chỉ tu hành Và trong quá trình tiến tu, Thiền tông không chủ trương học hiểu kinh điển vì cho rằngchỉ làm tăng thêm kiến giải (vọng tưởng), gây trở ngại cho công phu tu tập.”
Pháp tu Thiền của Thiền tông khác với Pháp tu Thiền Nguyên thủy (Minh
sát tuệ, Tứ niệm xứ…) hay của Đại thừa (Lục diệu pháp môn, Pháp hoa tam muội, Niệm Phật tam muội…), sự khác biệt rõ nhất chính là lối tu của Thiền tông
Trang 21được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, tuy nhiên về niên đại cụ thể cùng với những nhà sư thuộc hệ phái nào của Phật giáo vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Đến nay tạm thời ghi nhận khoảng thế kỷ II SCN, với tên tuổi của vài nhà sư:
Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Mâu bát và Chi Cương Lương
Tuy từ đầu công nguyên Phật giáo đã vào đất Việt, nhưng hệ thống truyền thừa không rõ ràng Lược qua sự du nhập Phật Giáo vào Việt Nam cho đến Triều
Lý, ta thấy có các dòng Phật giáo như sau: Các dòng Phật giáo từ đầu công
nguyên (?); dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi; dòng Vô Ngôn Thông; dòng Thảo Đường
1.1.2.1 Trường phái Thiền Vinilaruchi (580-1213)
Người sáng lập Trường phái này là Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinilaruchi), người Nam Thiên Trúc, dòng dõi Bà la môn, đắc pháp với Tam tổ Tăng Xán của Thiền tông Trung Hoa vào năm 547
Theo sự chỉ dạy của Tổ Tăng Xán “Ngươi mau đi về phương Nam mà giao
tiếp, không nên nấn ná ở vùng này” [62,Tr.150], Sư vào nước ta truyền pháp năm
580, ở chùa Pháp Vân (còn gọi chùa Dâu, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đến năm 594 thì mất tại đây Đệ tử nối pháp của Sư là Thiền sư Pháp Hiền Về sau Thiền phái này tiếp tục được truyền thừa đến đời thứ 18 Sư đã phiên dịch gồm các bộ kinh: kinh Tượng Đầu, kinh Nghiệp báo sai biệt, kinh Tổng Trì
Nhìn chung đây là một trường phái Thiền nhưng chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố của Mật giáo Điều này cũng dễ hiểu, vì Sư là một nhà sư gốc Ấn, hơn
nữa vào thời của Sư là giai đoạn Mật tông đang phát triển mạnh (Sau thời kỳ Bát
Nhã và Duy Thức, thời kỳ Mật tông bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ VIII được hệ thống hóa thành Kim Cương Thừa, bao gồm nhiều hệ thống Mật giáo), nên quá trình tu học của Sư không khỏi tiếp thu nhiều tư tưởng và cách
hành trì theo Mật tông Thế nhưng con đường đạt đạo của Sư lại từ Thiền tông Trung Hoa
Vì vậy, dù khi sang Việt Nam truyền bá Thiền tông, nhưng dòng Thiền của Sư vừa mang đậm màu sắc Phật giáo Ấn Độ, lại vừa chứa đựng những huyền
linh của Mật giáo (Bùa chú, chữa bệnh, sấm vĩ, phong thủy…), cả hai yếu tố này
được xem như là phương tiện bổ trợ cho quá trình truyền bá Nhưng vô hình
Trang 22trung lại rất phù hợp với sinh hoạt tín ngưỡng và phong tục dân gian của người Việt, vì vậy mà Thiền phái này đã nhanh chóng lan tỏa và gần như bao trùm mọi tín ngưỡng dân gian trong lòng nó
Về sau này các đệ tử kế tiếp của Thiền phái hầu hết đều giỏi về pháp thuật
như trong Thiền uyển tập anh đều có ghi lại hành trạng các ngài (La Quý, Pháp
Thuận, Mahamaya, Sùng Phạm, Vạn Hạnh, Đạo Hạnh…) Đặc biệt là câu truyện
Thiền sư La Quý giải trừ việc cắt yểm long mạch của Cao Biền, như là biện pháp nhằm ngăn chặn các bậc anh tài, đế vương được sản sinh trên đất Việt trong chủ trương Hán hóa của Trung Hoa; và truyện Thiền sư Vạn Hạnh dùng thuật sấm vĩ giúp thay đổi triều đại từ Lê sang Lý Qua đó cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo đối với Đại Việt không chỉ ở nhân gian giáo hóa đạo đức mà cả ở chính trường
Ở đây cũng cần nói thêm, yếu tố Mật giáo trong Thiền phái không chỉ được truyền từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều con đường khác trong quá trình truyền bá và tiếp biến của nó: từ Phật giáo Chiêm Thành; từ các tăng sĩ Mật tông ngoại quốc tìm đến Việt Nam hay từ nhiều Thiền sư Việt sang du học thêm ở Ấn
Theo tác giả Nguyễn Lang: “Đây là thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt
Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ.”[42, tr.145-147]
Rõ ràng là Thiền phái này mang cả màu sắc kết hợp của hai nền Phật giáo
Ấn - Hoa, trong đó sắc thái Ấn có vẻ trội hơn, và đã được gạn lọc qua lăng kính
Việt Nam Thêm nữa, dù Thiền phái kế thừa từ Thiền tông Trung Hoa theo tinh
thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận Có thể đây
làđiểm kế thừa của TPTL khi hệ thống thành chủ trương Thiền giáo đồng hành
Trang 23đạt sự lý, nhưng tính tình trầm mặc, ít nói nên người đương thời gọi Sư là Vô Ngôn Thông Về sau Sư đi tham học và ngộ đạo nơi Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải thuộc Thiền tông Trung Hoa Đến năm 820 Sư vào nước ta, ở tại chùa Kiến
Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh Lúc đó tại chùa này có vị sư tên Lập Đức nhận biết được phong thái đặc biệt của Sư nên tôn làm thầy và theo học pháp
Sư đổi tên cho Lập Đức là Cảm Thành và truyền tâm pháp Đến năm 826 thì Sư mất tại đây Sau đó Thiền sư Cảm Thành tiếp tục xiển dương Thiền phái và truyền đến thế hệ thứ 16
Khác với Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi, dòng Thiền Vô Ngôn Thông lại đậm sắc thái Thiền tông Trung Hoa Rõ ràng Vô Ngôn Thông lớn lên từ truyền thống Phật giáo Trung Hoa, từng tu học trong môi trường Bách Trượng thanh quy và ngộ đạo từ Thiền sư Bách Trượng, vì vậy mà khi truyền sang Việt Nam, dù là trên tinh thần “khế cơ”, hay qua sự tiếp biến văn hóa, vẫn còn giữ nhiều tính chất Thiền tông Trung Hoa của mình, như tinh thần Bách trượng thanh quy được áp dụng trong mô hình tổ chức sinh hoạt tăng đoàn, lý thuyết đốn ngộ và vô sở đắc,
lối tu khán thoại đầu (Có thể thấy rõ trong Thiền uyển tập anh)
Có thể nói điểm nổi bật nhất của cả hai Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và
Vô Ngôn Thông chính là ở tính nhập thế “Khác với Thiền phái Trung Hoa,
Thiền phái này cũng như Tỳ ni đa lưu chi, đã rất gần gũi với đời sống xã hội, tham dự vào đời sống nhập thế trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh độc lập của mình” [42,tr.176]
1.1.2.3 Trường phái Thiền Thảo Đường (1069 - 1210)
Thiền sư Thảo Đường vốn là người Trung Hoa, đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuyết Đậu Minh Giác thuộc dòng Thiền Vân Môn Trung Hoa Sau khi đắc pháp Sư sang truyền pháp tại Chiêm Thành Năm 1069, Sư bị bắt giải về Đại Việt cùng với nhóm tù binh trong cuộc tiến công đánh Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông Về sau vua Lý Thánh Tông biết được thân thế và đạo hạnh của Sư nên phong quốc sư và cho trụ trì tại chùa Khai Quốc ngay kinh thành Thăng Long Sau vua cũng đắc pháp và trở thành đệ tử đầu
tiên của Sư Theo Thiền uyển tập anh, Thiền phái này truyền qua được 5 thế
Trang 24hệ, tổng cộng 18 người
1.1.2.4 Thiền phái Trúc Lâm đời Trần (1299 - ?)
Xuất hiện trên đất Việt vào thời Trần (1225-1400), do vua Trần Nhân Tông sáng lập Trường phái này được xem như là sự kế thừa và hợp nhất của các dòng phái Phật giáo đã có mặt trong nước từ trước, trở thành dòng Phật giáo chính thức của quốc gia Đại Việt thời bấy giờ
Truy nguyên về nguồn gốc thì Thiền phái này tiếp nối từ dòng Thiền Yên
Tử do Thiền sư Hiện Quang sáng lập và được tiếp nối qua các thế hệ: 1 Thiền sư
Hiện Quang, 2 Quốc sư Viên Chứng (cũng gọi là Quốc Sư Trúc Lâm), 3 Quốc
sư Đại Đăng, 4 Tổ sư Tiêu Dao, 5 Tổ sư Huệ Tuệ, 6 Trúc Lâm Đại Đầu đà - Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Như vậy xét theo dòng truyền thừa Thiền phái Yên Tử thì Trúc Lâm Đại Đầu đà thuộc thế hệ thứ sáu, nhưng là Sơ tổ khai sáng TPTL Cũng từ đây trên đất Việt thực sự đã có một dòng Thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt sáng lập
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến nền tảng tư tưởng Thiền học của Trần Nhân Tông phải kể đến Thiền học Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông là hai vị vua kế tiếp đầu triều Trần, là ông nội (Thái thượng hoàng) và vua cha của Ngài, đều là những vị cư sĩ, Phật
học uyên bác, lại thâm ngộ Thiền cơ Hơn nữa, với khí chất đế vương “tinh anh
thánh nhân” nên khi bước vào độ tuổi 21 Ngài đã vững vàng trên vương vị, vừa
là vị vua khoan dung, nhân từ nhưng anh minh quả đoán, văn võ toàn tài, đồng
thời Ngài còn là một thiền giả sống đời tịnh hạnh, “Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh
để tu tập Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập… Tư chất
Trang 25nhiên trong đạo thầy trò tầm ảnh hưởng là không nhỏ “Những khi nhàn rỗi,
Ngài mời các Thiềnkhách bàn giải về Tâm tông (thiền), tham học thiền với Thượng sĩ Tuệ Trung,thâm đắc đến chỗ thiền tủy Đối với Thượng sĩ, Ngài kính
Sơ tổ Trúc Lâm lấy từ Trúc Lâm làm tên gọi cho Thiền phái có lẽ không ngoài ý tưởng muốn tuyên xưng tôn chỉ Thiền phái có cội nguồn từ đức Phật Thích Ca; mặt khác, còn chỉ cho nơi ẩn tu của Ngài ở khu rừng trúc trên núi Yên Tử.[77,
tr 41]
Về pháp môn tu học, như đã nói, thời điểm trước khi TPTL ra đời, nhìn
chung trong các dòng Phật giáo hiện hữu trên đất Việt gồm cả ba pháp môn: Thiền, Tịnh, Mật Tuy nhiên, suốt tiến trình truyền thừa của từng dòng phái, qua hành trạng của các vị sư Việt cho chúng ta thấy có sự “trộn lẫn” khó thể tách bạch, hầu như ở dòng phái nào cũng đều có sự hiện diện của ba pháp môn trên, chỉ là pháp môn nào có vị trí “nổi trội” hơn, cụ thể ở cuộc đời đạo nghiệp của từng vị sư trong mỗi dòng phái
Đến Trần Nhân Tông, tư tưởng Thiền học của Ngài chịu ảnh hưởng mạnh
Trang 26từ Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ Việc xuất gia chủ yếu là để “hợp thức hóa” cho việc khai sáng TPTL sau này2
Mặc dù Trần Nhân Tông nhập đạo từ chỗ tham thấu thiền cơ, nên Ngài khai sáng TPTL, tuy nhiên qua tác phẩm Thiền của Ngài ta có thể thấy dung hòa trong đó hình ảnh của Tịnh độ, của Đạo giáo và cả Nho giáo Sau này đến giai đoạn Pháp Loa và Huyền Quang Thiền phái này bắt đầu có sự thâm nhập ngày càng nhiều của yếu tố Mật tông
Thực chất, sự tích hợp (Thiền, Tịnh, Mật) không hề mâu thuẫn với tôn chỉ của Thiền nói riêng, Phật giáo nói chung Mà ngƣợc lại, nó là minh chứng cho sự đạt đạo của bậc thiền giả giác ngộ
Thật vậy, với hành giả đã chứng đắc thì không còn sự biện biệt giữa tất cả các pháp phái, sơn môn Có nghĩa là, khi đã khai mở được tất cả các khả tính trong mình, thấu triệt được tâm thức uyên nguyên, đồng thể bất nhị của vạn vật trong vũ trụ, khi đó hành giả đã bước sang lãnh địa của tự do tuyệt đối, không còn giới hạn, vướng mắc bởi tông phái, pháp môn Hành giả hoàn toàn dung thông, tiếp nhận tất cả, bất phân biệt giữa cái Một và cái Toàn thể, giữa Tiểu thừa hay Trung thừa, Đại thừa; giữa Nho-Phật-Lão… tất cả đều chỉ là pháp phương tiện, huyễn hóa
Vì vậy, điều này lý giải tại sao về mặt Thiền học, rõ ràng Thiền Việt Nam
được du nhập chủ yếu từ Thiền tông Trung Hoa, nhưng ở mặt đối cơ - khai thị lại thể hiện đặc tính Thiền Việt Nam, mà thấy rõ nhất qua hình ảnh Trần Nhân Tông đã kết hợp Thiền - giáo song hành, mở lối đi mới cho Thiền tông Việt Nam, vừa khế hợp với hiện tình đất nước Điều này còn chứng tỏ, Thiền tông Việt Nam từ thời Trần đã xác định rõ lối đi riêng của mình so với Thiền tông Trung Hoa Và ngày nay Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng chủ trương “Thiền
Trang 27
giáo song hành”, vừa mang yếu tố kế thừa vừa thích ứng với căn cơ thời hiện đại
Tóm lại, về mặt tâm chứng, các nhánh, phái Thiền không khác biệt, nhưng ở góc độ phương thức tu tập và phương tiện giáo hóa, từ nguyên bản Thiền tông Trung Hoa khi vào đất Việt trải qua hàng trăm năm, đã được tiếp biến, trở thành Thiền tông mang đặc tính Việt Nam; được thể hiện rõ nhất ở TPTL với phương thức Thiền - giáo song hành Điều này một mặt thể hiện ý thức tự tôn, tự chủ, tự hào của dân tộc Việt, mặt khác thể hiện quy luật tiếp biến văn hóa tôn giáo là xu thế khách quan Và gần bảy trăm năm sau, sự ra đời của TPTL hiện đại cũng không nằm ngoài xu thế khách quan ấy
2.2.1.5 Các trường phái tuthiền từ sau đời Trần cho đến hiện nay
Sau khi Nhà Trần sụp đổ, Nhà Hồ thay thế, không bao lâu nước Việt lại rơi vào cuộc chiến tranh xâm lược của Triều Minh Trung Hoa Hơn 20 năm bị đô
hộ, đất nước điêu tàn, nhân dân lầm than, khốn khổ; nền văn hoá dân tộc lại lần nữa chịu sự huỷ diệt bởi âm mưu đồng hoá của phương Bắc TPTL một thời rực
rỡ cũng chịu chung định mệnh dân tộc, bị tàn phá nặng nề, mọi cơ sở tu học tan tác
Đến khi hoà bình lập lại, dưới Triều Lê Sơ đất nước dần được phục hồi, khởi sắc, nhưng Phật giáo không còn giữ vai trò chủ đạo như trước, mà Nho giáo lên ngôi, được nhà Lê tin dùng làm hệ tư tưởng chính để củng cố vương quyền
“Vương Triều nhà Hậu Lê đã lấy Nho giáo làm nền tảng cho việc dựng nước, cho việc xây dựng thiết chế chính trị, xã hội Kể từ đây Nho giáo giành được địa
vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến”.[38,tr.152]
Giai đoạn này Phật giáo mất hẳn vai trò chính trị, không còn được Nhà nước quan tâm, đề cao như trước, không còn là Phật giáo mang tính “cung đình”
như thời TPTL mà trở thành Phật giáo dân gian Tuy nhiên, “với tinh thần cởi
mở, hòa hợp và từ bi của Phật giáo cũng như trong tín ngưỡng Phật giáo đại chúng, ăn chay, giữ giới, tụng kinh, phóng sinh và chẩn tế là những việc làm
Trang 28mang lại công đức cho bản thân và cho gia đình, đã có gốc rễ sâu xa trong dân chúng nên dòng Phật giáo dân gian vẫn không ngừng tuôn chảy và phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp sau”.[60,tr.155]
Sang thời Pháp thuộc, trong giai đoạn “nước mất, nhà tan”, tình hình Phật giáo nước nhà trở nên suy vi, hình ảnh Phật giáo vẫn còn lại đó là những ngôi chùa nghi ngút khói hương vào những dịp lễ hội với đông đảo đàn na tụ tập xem quẻ, xin xăm, dị đoan, mê tín; những tinh túy thiền học cao thâm vi diệu, những bậc cao tăng chân tu thật học thuở nào đã dần thiếu vắng
Nhìn chung, cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp xâm chiếm toàn bộ giáo chỉ như một thần đạo, các nhà sư chỉ lo việc cúng vái, không khác gì thầy cúng Các cảnh chùa trong nước đã thành những cảnh gia đình riêng, không còn gì là tính cách của đoàn thể Phật giáo nữa Họ sống trong Phật giáo hầu hết chỉ còn là “dốt” và
“quên” “Quên” để khỏi biết đến bổn phận - bổn phận chân chính của một tăng đồ…
Ở trong tăng đồ thì như vậy, ở ngoài tín đồ cư sĩ thì cũng ngơ ngác, mù lòa mê tín, theo càn, ít ai là người hiểu đạo lý [60, tr.197-198]
Vì vậy, cho đến những năm 20 của thế kỷ XX các vị tôn sư, hòa thượng
có lòng thiết tha với tiền đồ Phật giáo trong toàn quốc đã cùng nhau phát khởi Phong trào Chấn hưng Phật giáo (1920-1951).Đây chính là bước ngoặt lớn đánh dấu sự trỗi dậy của nền Phật giáo nước nhà bao năm bị điêu tàn, mai một
Nhìn chung, Phật giáo Việt Nam từ sau đời Trần cho đến giai đoạn Trịnh Nguyễn vẫn tiếp tục được truyền thừa, phát triển theo từng sơn môn trong dân gian, tuy nhiên, những tinh tủy đã dần mai một hoặc là do không được các Nhà nước Phong kiến đề cao nên sử sách ghi chép khá mờ nhạt Đến khi nước Việt bắt đầu tiếp nhận thêm các dòng Phật giáo Thiền tông Lâm Tế và Tào Động từ Trung Quốc truyền sang thì Phật giáo Việt Nam lại có chút khởi sắc; và TPTL có
Trang 29Tuy nhiên, vì bối cảnh thời đại, suốt mấy trăm năm đất nước liên tiếp trong nội loạn rồi kế đến là nạn ngoại xâm, vận mệnh Phật giáo đi liền với vận mệnh dân tộc, khi nền độc lập, tự chủ, tự cường của quốc gia không còn thì lòng
tự tín (“Bụt ở trong nhà chẳng phải tìm xa”), cũng khó tồn tại [6, tr.563] Cho
nên, nền Thiền học Việt Nam chỉ còn lại tên gọi của dòng phái truyền thừa, mà
“nội dung” khó thể xác định Cho đến khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX pháp tu Tịnh độ, niềm tin về “Cõi Tây Phương cực lạc” dần dần trở thành pháp
tu chính của Phật giáo Việt Nam
1.1.3 Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm và Phương thức tu Thiền
1.1.3.1 Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm
Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm là một tập hợp bao gồm nhiều thiền viện
có mối liên hệ chặt chẽ, trong đó mỗi thiền viện là một thành phần của hệ thống,
có những chức năng, đặc điểm mang tính tương đồng, thống nhất
Gần bảy trăm năm sau, tính từ sau khi TPTL thời Trần suy vi, vào những năm 70 của thế kỷ XX, Hòa thượng Thích Thanh Từ, trải qua quá trình tự tham học và ứng dụng có kết quả, Ngài đã chủ trương khôi phục và mang lại diện mạo mới cho Thiền tông Việt Nam mà cụ thể là thành lập TPTL hiện đại
Sau gần 50 năm chủ trương của Hòa thượng đã được hàng ngàn tăng, ni
và hàng trăm ngàn tín đồ Phật tử hưởng ứng, từ đó dòng Thiền Trúc Lâm hiện đại càng mở rộng phát triển Cho đến nay hình thành nên gần hơn 60 thiền viện (thiền tự)khắp ba miền đất nước và hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp)
Tất cả các Thiền viện trên, thực tế đều có nét tương đồng về mô hình kiến trúc nghệ thuật, về tổ chức nhân sự, về thời khóa sinh hoạt, tu học; đồng thời, các thiền viện đều có sự thống nhất về đường lối hoạt động, đều trực thuộc dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng và Ban quản trị TPTL
Như vậy, để nhận diện về một thiền viện thuộc Hệ thống TVTL do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi xướng, thì thiền viện đó hội đủ các yếu tố theo thống nhất chung: về mô hình kiến trúc nghệ thuật theo phong cách thiền, về thời khóa sinh hoạt tu học, về pháp tu thiền theo đúng đường lối hướng dẫn của Hòa thượng, và đặc biệt thiền viện đó trực thuộc dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng
Trang 30Thích Thanh Từ, hiện nay là Ban quản trị TPTL
điển; Thiền là pháp tu “tri vọng” Như Hòa thượng khẳng định: “Khi lập tu viện
tôi chủ trương thiền giáo song hành, hai bên phải nương nhau, nương giáo để thông thiền, nhờ tu thiền sáng được kinh (giáo)” [6, tr.139]
Trong đó, việc hành thiền đòi hỏi phải miên mật dụng công trên từng tâm niệm, ở cả thân và tâm Tuy nhiên, để có thể dụng công đúng được như thế phải
là hàng thượng thủ, còn phần đông đều rất dễ theo duyên mất mình Vì vậy, để tu thiền được hiệu quả, hình thức phải phù hợp và hỗ trợ tối ưu cho công phu tu
tập.Cho nên ngay từ đầu, Hòa thượng đã phải lập ra quy củ, thời khóa, trong đó thời khóa tu tập chính là Tọa thiền
Tóm lại,phương thức tu thiềnđược Hòa thượng cụ thể hóa trong đường lối tu tập của thiền viện,có thể được hiểu là “Phương pháp dụng tâm liên tục
(tri vọng) trong từng phút giây, trong mọi thời điểm, thông qua mọi hình thức
(các sự tướng: đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, giao tiếp, làm việc, ), trong đó,
hình thức tọa thiền được xem là phương tiện thù thắng nhất”
1.2 Lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống thiền viện Trúc Lâm
Trang 31Một biến cố lớn cần nhắc đến đó là cuộc pháp nạn năm 1963 kéo theo sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm (1/11/1963) và nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời tiếp tục quản lý miền Nam Việt Nam Cuộc đấu tranh thời kỳ pháp nạn của Phật giáo dẫn đến hệ quả là sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (31/12/1963), gồm hai viện: Viện Tăng Thống (giáo luật) và Viện Hóa Đạo (điều hành), thống nhất các hệ phái và các tổ chức Phật giáo toàn miền Nam, với bản Hiến chương mới của Giáo hội được công bố ngày 4-1-1964
Nhưng không lâu sau đó nội bộ Phật giáo tiếp tục rạn nứt, đến năm 1967, Phật giáo miền Nam lại chia thành hai khối Việt Nam quốc tự và Ấn Quang; sự phân chia giữa hai khối kéo dài cho đến khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975
Đây có thể là thời kỳ phát triển nhất về đấu tranh chính trường của Phật giáo miền Nam, nhưng cũng là thời kỳ mà Phật giáo bị chia rẽ chưa từng có Chia
rẽ giữa những nhà sư Nam Bộ, Trung Bộ và miền Bắc di cư; chia rẽ về ý kiến chính trị mà trên đại thể có thể phân thành ba loại: Ủng hộ Cộng Sản, không ủng hộ và những người không có chính kiến Tuy nhiên điều thấy rõ nữa là từ năm 1963, dù
có theo thái độ chính trị nào thì hầu như những lãnh tụ Phật giáo đều ý thức được tôn giáo này là một lực lượng chính trị, xã hội đông đảo [70, tr.165,166]
Trong bối cảnh đó, Hòa thượng Thích Thanh Từ là một tu sĩ trẻ trưởng thành trong quá trình chấn hưng Phật giáo, đã chọn hướng đi riêng cho mình, khai mở con đường Thiền tông Việt Nam
1.2.1 Hòa thượng Thích Thanh Từ - Người sáng lập ra Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm
Hòa thượng Thích Thanh Từ, tên đời là Trần Thanh Từ, sinh ngày 24 tháng
07 năm Giáp Tí (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long), trong gia đình theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần
Năm 1949 Ngài xin được xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Hoa và được ban pháp danh là Thích Thanh Từ Sau đó Ngài lần lượt theo học các lớp từ
Sơ đẳng đến trung đẳng tại Phật Học Đường Phật Quang, và thọ giới Sa di tại chùa Phước Hậu do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng Đàn đầu
Trang 32Năm 1953 Hòa thượng theo thầy bổn sư (Hòa thượng Thích Thiện Hoa) lên Sài gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật Học Đường Nam Việt ở chùa
Ấn Quang Tại đây, Hòa thượng được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng Đàn đầu Tiếp tục từ năm 1954 -1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật Học Đường Nam Việt
Sau khi hoàn tất các chương trình Phật học, Hòa thượng tham gia vào Giảng sư đoàn của Ban Hoằng Pháp
Từ năm 1960 -1964, Hòa thượng đã lần lượt giữ những chức vụ trong Phật giáo: Phó Vụ trưởng Phật học Vụ, Vụ trưởng Phật học Vụ, Giáo sư kiêm Quản viện Phật Học Viện Huệ Nghiêm, Giảng sư Viện Đại học Vạn Hạnh và các Phật học Đường Dược Sư,Từ Nghiêm, [118]
Sau nhiều năm phụng sự Đạo pháp, khoảng cuối năm 1966, Hòa thượng
về nhập thất, ẩn tu trên núi Lớn, Vũng Tàu
Vào ngày rằm tháng 4 năm Mậu Thân (1968) Hòa thượng quyết định nhập
thất chuyên tu, với quyết tâm “nhập thất không có hạn định Chừng nào thấy
được cái gì mới lạ thì ra, nếu không thì thôi, chết luôn trong thất.”[125]
Trong ngôi Thiền thất nhỏ này, Hòa thượng bắt đầu “Hạ thủ công phu” bước vào tu tập nhưng “học đạo không thầy” Đường hướng tu tập chỉ căn cứ
vào những gì được ghi lại trong kinh sách, nào là “Lục diệu pháp môn”, “Tứ niệm xứ”, “Khán thoại đầu”…loay hoay xoay trở trong nhiều ngày tháng nhưng dường như mọi nỗ lực đều rơi vào bế tắc, tuyệt vọng Hòa thượng từng tâm sự:
“đau khổ cùng cực Phía trước mịt mù chẳng biết đường đi Thật là trăm mối ngổn ngang Nước mắt chan hòa, vị hành giả thống thiết lạy cầu sám hối trước Đức Phật Bổn sư và chư Hiền Thánh xin cho một lối thoát”[125]
Nhưng với quyết tâm tinh tấn không ngừng, rồi cũng đến một ngày hành
Trang 33Từ đây, ngọn lửa thiền được nhen nhúm, để rồi không lâu sau đó, trên trang sử Phật giáo nước nhà bắt đầu tiếp thêm trang mới của thời kỳ phục hưng Thiền tông Việt Nam đã “vắng bóng” sau nhiều thế kỷ
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Thiền viện Trúc Lâm
1.2.2.1 Giai đoạn hình thành (1968-1993)
Từ sau ngày tỏ ngộ, với bản hoài “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng
sanh”,quyết tâm thực hiện hạnh nguyện lý tưởng “tự giác, giác tha, giác hạnh
viên mãn”, ngày mùng 8 tháng chạp năm Mậu Thân, Hòa thượng tuyên bố ra thất, chuẩn bị thực nghiệm công trình “mồi đèn nối lửa”, từng bước gầy dựng tông phong, xiển dương ngọn lửa Phật tâm tông thuở nào mà dường như đã tắt trên quê hương Việt Nam
Từ đầu năm 1970, trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu Hòa thượng chính thức thu nhận tăng, ni các nơi tìm đến tu học Thiền tông, đồng thời bước đầu xây dựng cơ sở
Tu viện Chơn Không Tuy nhiên, thời kỳ này đất nước chịu cảnh chiến tranh loạn lạc, lòng người ly tán, sức ủng hộ của đàn na thí chủ còn nhiều hạn chế Sau một năm nỗ lực, các hạng mục cơ bản của Tu viện cũng được hoàn thiện Gồm có, 1 Thiền đường, làm nơi thờ Phật tổ, tọa thiền, giảng pháp và tổ chức các khóa lễ; và 1 Tăng đường, được chia ra nhiều căn, làm trai đường và nơi ngủ nghỉ của thiền sinh
Từ mùng 8 tháng 4 năm Tân Hợi (1971) Hòa thượng chính thức khai giảng Khóa tu đầu tiên tại Thiền đường của Tu viện Chơn Không (Khóa I (1971-1974)), dưới sự chứng minh của Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội bấy giờ Bước đầu thể nghiệm, Hòa thượng chọn lọc kỹ càng được 10 thiền sinh, còn có thêm
10 tăng, ni và một số Phật tử dự thính Cũng nhân buổi Lễ này Hòa thượng chính thức công bố đường lối chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam và phương pháp tu tập tại thiền viện
Đến ngày 6 và 7 tháng 4 năm Giáp Dần (1974) Hòa thượng tiếp tục khai giảng khóa II Sau sự thành công của khóa I, tiếng tăm của Hòa thượng lan xa,
Trang 34tăng, ni, Phật tử các nơi đổ về cầu học ngày càng đông hơn, đồng thời Ngài được tín đồ hiến cúng thêm 2 cơ sở khác Bước vào khóa II số lượng tăng, ni tham học lên đến số trăm, chia ra tại 3 cơ sở chính: Thiền viện Bát Nhã - 35 ni sinh, Thiền viện Linh Quang - 18 tăng sinh và Tu viện Chơn Không - 28 tăng sinh; ngoài ra còn có 20 ni sinh dự khóa nhưng ở riêng tại các am cốc xung quanh các cơ sở trên Trong thời gian tổ chức khóa I và II, tại các cơ sở nói trên không ngừng được sửa sang, xây cất thêm nhiều hạng mục nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng tu học của tăng, ni, Phật tử ngày càng đông đảo
Bên cạnh đó, Hòa thượng tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý Thanh quy, quy định các nghi thức sinh hoạt tu học áp dụng thống nhất cho các cơ sở tu học hiện tại và trong tương lai, đồng thời biên soạn, dịch giải các kinh, luận dùng làm giáo trình giảng dạy riêng cho tông môn Chương trình học dành cho tăng, ni chúng kết hợp nhịp nhàng theo thời khóa Bên cạnh đó hàng tháng Hòa thượng còn tổ chức thuyết giảng cho hàng trăm quần chúng Phật
tử thính pháp
Sau sự kiện năm 1975, tình hình chính trị - xã hội đất nước biến đổi lớn, nền kinh tế đất nước ngày càng sa sút, vì vậy điều kiện sinh hoạt của các Viện cũng theo đó càng khó khăn, thiếu thốn Trong hoàn cảnh đó, Hòa thượng quyết định tạm ngừng Khóa II và cho các tăng, ni xuống núi tham gia làm “kinh tế nhà chùa” để tự cấp, tự túc cho sinh hoạt Thiền môn một thời gian tại hai mảnh đất thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.Nhưng, vì đời sống quá thiếu thốn, cực nhọc, việc tu học bị trì trệ dần, lại thêm nhiều quy định nghiêm ngặt hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo từ phía chính quyền đương thời
vì lý do an ninh chính trị, trật tự xã hội, nên nhiều thiền sinh đã bỏ cuộc, rời
Trang 35Không, Thiền viện Bát Nhã và nhiều am, thất xung quanh, cho đến những tháng
đầu năm 1986 lệnh này chính thức được thực thi
Trước những biến động, khó khăn trùng trùng Hòa thượng vẫn không nản chí, khéo léo tùy duyên truyền giảng pháp âm mọi lúc có thể, giữ vững niềm tin trong lòng tăng, ni Phật tử Nên dù trong thời đoạn khó khăn, Thiền học vẫn nảy
nở, tứ chúng quy tụ ngày thêm đông, đồng thời thêm nhiều cơ sở thiền viện ra đời: Huệ Chiếu (1979), Linh Chiếu (1980), Phổ Chiếu (1980), Tịch Chiếu (1987), Liễu Đức (1986)
Bắt đầu từ đây (1986 đến năm 1993) được xem như “cột mốc” cho sự mở đầu thời đại phục hưng của TPTL trên đất Việt
1.2.2.2 Giai đoạn phát triển (1993-2003)
* Xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng Đà Lạt
Cuối năm 1986, Hòa thượng lên Đà Lạt nghỉ dưỡng tại chùa Quán Âm, nhận thấy điều kiện cảnh quan và khí hậu nơi đây rất thích hợp cho việc tu thiền, nên Hòa thượng hình thành ý tưởng xây dựng một thiền viện tại đây Mục đích của việc thành lập thiền viện được Hòa thượng nêu trong ngày khai trương:
Chúng tôi thành lập Thiền viện Trúc Lâm với mục đích khôi phục Thiền tông Việt Nam Nói khôi phục Thiền tông Việt Nam tức là làm sống dậy Thiền tông đời Trần Bởi vì Thiền tông đời Trần mới có đủ tư cách tiêu biểu cho Thiền tông Việt Nam Kể từ thế kỷ thứ VII về sau, các phái thiền từ Trung Hoa đã truyền sang Việt Nam Mãi đến thế kỷ thứ XIII, vua Trần Nhân Tông đi xuất gia lấy hiệu Trúc Lâm Đại Đầu-đà, tu trên núi Yên Tử, mới thành lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử Đây là phái Thiền Việt Nam đầu tiên trên đất nước Việt Nam Thiền tông đời Trần cũng là Phật giáo đời Trần, vì thời này các thiền sư là người lãnh đạo Phật giáo.[6,tr.172]
Sau ngày khánh thành, Hòa thượng nhanh chóng đưa Thiền viện vào nề nếp tu tập theo đúng với tinh thần của Thanh quy Thiền phái
Trang 36Về việc giảng dạy giáo lý, nhiều năm trước đó Hòa thượng đã ra sức tìm tòi, dịch giải các cứ liệu lịch sử về Thiền Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam, nhất là chư Thiền sư thuộc hai Triều đại Lý-Trần, rút tỉa những tinh hoa thiền học truyền đạt lại cho tăng, ni Phật tử Đồng thời đó, với việc ứng dụng pháp môn tu tập, Hòa thượng đưa ra những pháp hành thiền với các bước căn bản, cụ thể, rõ ràng giúp tăng, ni sinh và Phật tử dễ dàng ứng dụng công phu
Với nhiều năm trải qua nhiều môi trường tu học khác nhau, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, khi có đầy đủ điều kiện, nhân duyên, Hòa thượng chỉ đạo thành lập nên môi trường tu học; Ngài đã chỉ ra và khắc phục được nhiều mặt
hạn chế trong đời sống tu học của tăng, ni như: Tăng, ni thiếu hòa hợp; bị chi
phối bởi vấn đề kinh tế; bị lôi cuốn bởi những việc quan hệ giao tiếp bên ngoài; điều kiện thời tiết, khí hậu nóng bức
Cụ thể, trong phần Thanh quy Thiền viện Hòa thượng nhấn mạnh giải
pháp: Thực hiện đúng nếp sống lục hòa; hạn chế tối đa mọi đi lại bên ngoài
thiền viện; dồn hết thời giờ trong sự tu hành; thực hành tọa thiền nhiều; ngoài ra,
nếu Phật tử đến cúng kính, xin cầu nguyện thì chư tăng, chư ni ghi lại họ tên, rồi nguyện cầu cho họ trong các buổi Sám hối, chứ không đi tổ chức các đám cúng
bên ngoài Để thực hiện được những điều đó, Hòa thượng bảo đảm “mọi nhu cầu
về ăn, mặc, thuốc men… thiền viện chúng tôi chịu trách nhiệm hết” [124]
Hòa thượng từng tuyên bốTVTL Phượng Hoàng, Đà Lạt chính là lý tưởng tối hậu trong đời tu của mình[124]
* Ổn định cơ cấu nhân sự
Từ lúc hình thành cơ sở tu thiền và thâu nhận đồ chúng, Hòa thượng cùng với các chúng đệ tử đã thiết lập, cơ cấu nhân sự nhằm bảo đảm cho thiền viện
Trang 37Cụ thể, mô hình tổ chức của TVTL Phượng Hoàng Đà Lạt, được phân
thành hai ban chính: Ban lãnh đạo gồm: Viện trưởng, viện phó, thủ bổn, thư ký;
và Ban chức sự gồm: Quản chúng, tri sự, tri khách, tri khố, hương đăng, trưởng
ban vườn, trưởng ban rẩy, trưởng ban hoa cảnh, Trưởng ban khám bệnh Bên
cạnh đó trong Thanh quy cũng mở rộng thêm tùy theo nhu cầu ở các thiền viện,
mà việc phân ban có thể sai khác, tùy theo sự sắp xếp của Ban lãnh đạo (Xin xem phần Phụ lục 2)
Các thành viên trong các ban cũng có “nhiệm kỳ”, thường luân chuyển qua lại tùy nhu cầu riêng ở mỗi viện Chính điều này cũng là cơ hội cho các thiền sinh quán chiếu tu tập về tâm bám chấp, dính mắc, cũng như giúp cho họ khả năng nhanh nhạy, tháo vát, có thể làm được nhiều công việc khác nhau
Thêm nữa, trong sinh hoạt tại các thiền viện mang tính khép kín, nghĩa là các thiền sinh phải hạn chế tối đa sự tiếp xúc với bên ngoài để chuyên tâm tu học
Ban Tri khách là bộ mặt của thiền viện nên những tăng hoặc ni trong ban này được tuyển chọn kỹ càng, hầu hết là người có thâm niên tu học Trong quá trình tu học, theo năm tháng những người lâu năm, có đạo hạnh sẽ được tuyển chọn vào Ban Giáo thọ, giảng dạy trong thiền viện hoặc tại các đạo tràng, chùa, viện khác theo nhu cầu hoằng pháp, hoặc cũng có người được đưa đi mở mang những cơ sở mới
Mô hình thiền viện có ưu điểm là tính khép kín và tính tập thể, nó giúp cho thiền sinh khó bị phân tâm, xao lãng, để dành thời gian cho sự chuyên tu Hơn nữa họ có thể chia sớt công việc, đồng thời hỗ trợ nhau trong việc tiến tu
Tu học và hoằng pháp là hành trình cả cuộc đời, mỗi cá nhân tu sĩ đều có những thuận duyên và nghịch duyên khác nhau, cho nên cũng sẽ có những thành công và thất bại; có người thành tựu đạo nghiệp, cũng có người “bỏ cuộc” giữa đường Vì vậy có thể nói môi trường, tổ chức của thiền viện là thiết thực, nhất là trong thời đại có quá nhiều “cám dỗ” như ngày nay
1.2.2.3 Giai đoạn phát triển mở rộng (2003- nay)
Trang 38* Lần lượt xây dựng các Thiền viện Trúc Lâm khắp ba miền đất nước và
hải ngoại
Sau gần 10 năm, công trình thực nghiệm của Hòa thượng bắt đầu thành tựu, nhiều thế hệ tăng, ni đã trưởng thành, được cắt cử đi các nơi mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở thiền viện, thiền tự mới, khắp ba miền đất nước và ở nhiều quốc gia trên thế giới
Trên bước đường đó, tại mỗi nơi, mỗi thời điểm cụ thể, được các cấp chính quyền ủng hộ, giúp đỡ tạo nhiều thuận duyên, và được sự nhiệt tình góp công sức, tài vật của Phật tử gần xa nên các ngôi thiền viện hầu hết đều nhanh chóng hoàn thành và đi vào hoạt động
Kể từ khi TPTL có mặt tại miền Bắc, đã dấy lên phong trào tu học mạnh
Trang 39Có nhiều nguyên nhân để lý giải nhưng có thể nói phần lớn là do điều kiện đời sống kinh tế - xã hội tương đối khó khăn, bất ổn tại khu vực này ảnh hưởng
không nhỏ “Ở đây thưa dân vùng nghèo Quý Thầy thường cất Thiền Viện ở
những vùng đó cho nên Phật tử cũng không nhiều” [CPV số 1]
Còn tại miền Nam, nơi xuất phát điểm của Thiền Trúc Lâm (tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng), tuy vẫn lan tỏa, mở rộng, nhưng có không mang tính “mới mẻ, rầm rộ” như miền Bắc
Song song đó, từ những năm 90 của thế kỷ XX, Hòa Thượng Thích Thanh
Từ bắt đầu đi du hóa, gặp gỡ giới Phật tử Việt kiều ở nhiều quốc gia như: Trung Quốc (1993), Pháp (1994, 2002), Thụy Sĩ (1994), Canada (1994, 2002), Indonesia (1996), Hoa Kỳ (1994, 2000, 2001, 2002), Úc Châu (1996, 2002)
Có thể nói đây là những cơ duyênđầu tiên cho con đường xiển dương Thiền tông Trúc Lâm sang hải ngoại Đến những năm đầu thế kỷ 21 TPTL chính thức được truyền sang hải ngoại, và theo thời gian các thiền viện, thiền tự tuần tự
ra đời tại nhiều quốc gia Cụ thể: Tại Hoa Kỳ đã thành lập trên 13 Thiền viện, Thiền tự; tại Canada thành lập 2 Thiền viện; tại Pháp thành lập 1 Thiền tự; tại Úc thành lập 7 Thiền tự Hiện nay các Thiền viện này đang từng bước hoạt động, hòa nhập và mở rộng trong điều kiện văn hóa xã hội mới
* Tổ chức nhân sự tại các thiền viện
Từ sau khi TVTL Đà Lạt hoạt động khoảng mười năm, đáp ứng nhu cầu
tu thiền của Phật tử các nơi nên nhiều TVTL lần lượt ra đời khắp cả nước Hầu hết những vị trụ trì các viện mới này là do Hòa thượng tuyển cử và giao phó trách nhiệm
Mỗi thiền viện có cơ cấu riêng phù hợp với sinh hoạt của từng vùng văn hóa, nhưng tất cả đều thống nhất theo chủ trương đường lối của Thiền phái, mà trong đó Hòa thượng Thích Thanh Từ vừa là thầy tổ của tất cả các thành viên trong Thiền phái, vừa là người lãnh đạo tối cao của Thiền phái
Trang 40Trong những trường hợp các vị trong Ban lãnh đạo, Ban chức sự hay thiền sinh nào đó phạm lỗi làm ảnh hưởng sự thanh tu của đại chúng hoặc làm ảnh hưởng uy tín của Thiền phái, tùy từng trường hợp Hòa thượng đều có biện pháp
xử lý: Sám hối trước đại chúng; dừng hết các công việc đang đảm nhiệm; hoặc nặng nhất là không được Hòa thượng thừa nhận trong tông môn nữa
Thời gian Hòa thượng còn làm việc, những công việc về xây dựng, sắp đặt nhân sự làm việc… của các thiền viện từ trong và ngoài nước đều phải báo cáo
và xin thỉnh ý của Ngài
Trên thực tế, không có văn bản hay thanh quy nào quy định về điều này, nhưng với lòng tôn kính, quy ngưỡng bậc tôn sư của mình, mỗi vị đều tự giác, tự nguyện như thế và tự nhiên trở thành như quy tắc chung trong cơ cấu tổ chức của Thiền phái
Hiện nay Ban Quản trị TPTL thay thế Hòa thượng quản lý TPTL với gần
60 thiền viện, thiền tự trong và ngoài nước
Các thiền viện về sau được thành lập đều lấy TVTL Phượng Hoàng Đà Lạt như mô hình mẫu, từ kiến trúc nghệ thuật, cơ cấu nhân sự đến các sinh hoạt tu học… Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà mỗi thiền viện sẽ có sự riêng khác
Như vậy rõ ràng, TPTL đã hình thành nên một hệ thống có cấu trúc chặt chẽ khắp trong nước và hải ngoại, tuy có những nét riêng của từng thiền viện tại mỗi vùng miền nhưng cùng thống nhất nhau trong mô hình chung và đặc biệt cùng vận hành theo chủ trương đường lối chung nhất, dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Thanh Từ và sau này là Ban Quản trị Thiền phái