Trong thời đại nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Ở tất cả quốc gia, các vùng lãnh thổ có tiềm năng về Du lịch thì ngành DL được ưu tiên phát triển hàng đầu, bởi đây là “ngành công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả kinh tế to lớn đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động xã hội. Là một quốc gia ven biển được thiên nhiên ưu đãi với các bãi biển đẹp, nhiều vịnh, đảo, và dải san hô trù phú. Mỗi năm có hàng triệu du khách đến thăm Việt Nam để tận hưởng vẻ đẹp của vùng biển và con số này ngày càng tăng lên. Du lịch biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong những ngành kinh tế biển chủ yếu. Quảng Ninh không nằm ngoài xu thế phát triển đó, Quảng Ninh với tiềm năng DL tự nhiên phong phú và đa dạng đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Với vùng biển và hải đảo là một vùng địa hình độc đáo, với khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển DL. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hoạt động DL biển hiện đang đứng trước nhiều vấn đề về môi trường như sự suy giảm các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm nước biển. Vì vậy việc phát triển DL biển phải gắn với yếu tố bền vững để đạt được hiệu quả trước mắt và lâu dài góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 A. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Ở tất cả quốc gia, các vùng lãnh thổ có tiềm năng về Du lịch thì ngành DL được ưu tiên phát triển hàng đầu, bởi đây là “ngành công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả kinh tế to lớn đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động xã hội. Là một quốc gia ven biển được thiên nhiên ưu đãi với các bãi biển đẹp, nhiều vịnh, đảo, và dải san hô trù phú. Mỗi năm có hàng triệu du khách đến thăm Việt Nam để tận hưởng vẻ đẹp của vùng biển và con số này ngày càng tăng lên. Du lịch biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong những ngành kinh tế biển chủ yếu. Quảng Ninh không nằm ngoài xu thế phát triển đó, Quảng Ninh với tiềm năng DL tự nhiên phong phú và đa dạng đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Với vùng biển và hải đảo là một vùng địa hình độc đáo, với khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển DL. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hoạt động DL biển hiện đang đứng trước nhiều vấn đề về môi trường như sự suy giảm các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm nước biển. Vì vậy việc phát triển DL biển phải gắn với yếu tố bền vững để đạt được hiệu quả trước mắt và lâu dài góp phần phát triển kinh tế Việt Nam. 2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: điều kiện tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển - Phạm vi nghiên cứu: khu vực Quảng Ninh - Mục tiêu nghiên cứu: +) Đánh giá được tiềm năng phát triển và thực trạng phát triển loại hình du lịch nghỉ biển ở QN 1 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 +) Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch nghỉ biển hướng tới sự bền vững +) Đưa ra các giải pháp khai thác điều kiện môi trường tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển một cách bền vững. 3. Phương pháp nghiên cứu +) phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng các dữ liệu sẵn có (nguồn thông tin thứ cấp) tại các trang web điện tử, qua internet, qua sách, báo… +) phương pháp đánh giá tổng hợp: phương pháp phân tích có hệ thống các thông tin thu thập được 4. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển bền vững Chương 2: Đánh giá về điều kiện môi trường tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển một cách bền vững tại Quảng Ninh. Chương 3: Một số đề xuất nhằm khai thac tốt các điều kiện về môi trường tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển một cách bền vững tại Quảng Ninh. 2 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển bền vững 1. Khái niệm cơ bản về loại hình du lịch nghỉ biển Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Có các tiêu chí về du lịch biển phân theo vùng như: du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giải trí biển; du lịch biển dã ngoại; du lịch biển bình dân; du lịch biển phức hợp . Đi du lịch biển sẽ giúp cho du khách giảm stress, giúp huyết áp ổn định, ngừa lão hóa, chữa bệnh ngoài da, giảm cân hiệu quả, ; những lợi ích đó khiến du lịch biển có sức hút đối với nhiều người. Giảm stress: Tắm biển có tác dụng giảm stress rất tốt. Không khí vùng biển trong sạch, tiếng gió, tiếng sóng tạo không gian lãng mạn, cảm giác thoải mái, làm thư thái đầu óc. Ở biển còn có rất nhiều trò giải trí giúp bạn giảm căng thẳng: đi câu cá, câu mực, chơi bóng chuyền bãi biển . Giúp huyết áp ổn định, ngừa lão hóa: Thư giãn bên bãi biển là phương thuốc hữu hiệu giúp bạn có được huyết áp ổn định. Phơi mình dưới cái nắng dịu trên biển để có một nước da ngăm ngăm, uống một hai ly bia có thể giúp ngăn ngừa sự lão hóa. Chữa bệnh ngoài da: Nước biển có tác dụng chữa các bệnh ngoài da rất tốt. Tắm biển dưới ánh nắng dịu cũng làm tăng lượng vitamin trong cơ thể, đặc biệt là vitamin D, chống viêm phổi. 2. Các điều kiện tài nguyên đặc trưng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển 2.1 Tài nguyên thiên nhiên a) Địa hình Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong 3 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và độc đáo ví dụ như: hang động đẹp, đảo phiến thạch, đảo đá vôi, đảo đá có phong cảnh ngoạn mục… Khách du lịch thường không ưa thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. b) Khí hậu Những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho kết quả là khách du lịch thường trành những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Đối với loại hình du lịch nghỉ biển thì khí hậu cần phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: Số ngày mưa tương đối ít vào thời vụ du lịch. Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô. Mỗi một ngày mưa đối với khách du lịch là một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du lịch, và như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển. Số giờ nắng trung bình trong ngày cao. Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Do vậy, họ đổ đến những nước có khí hậu điều hòa và có biển. Vì vậy, những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút đối với khách du lịch. Nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm. Đối với khách du lịch phương Bắc, nhiệt độ cao khiến họ không chịu nổi. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi được ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ không khí ban đêm không cao. Khách du lịch yêu thích những nơi mát về đêm, thuận lợi cho việc đi dạo mát, giải trí, nghỉ ngơi và ngủ được ngon giấc. Nhiệt độ nước biển ôn hòa. Nhiệt độ nước biển từ 20ºC được coi là thích hợp nhất đối với khách du lịch tắm biển. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 20ºC và trên 30ºC là không thích hợp. 4 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 Ban ngày không có gió, đây là điều kiện tương đối khắt khe vì thông thường ở biển hay có gió. Nhiều nơi đã cố gắng tìm biện pháp khắc phục khó khăn này để làm vừa lòng khách du lịch. c) Động thực vật trên địa bàn đó Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng về số lượng và chủng loại. Thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hóa với lòng ham tim tòi, nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước của họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Nó còn có vai trò quan trọng trong cải tạo môi trường, tạo bầu không khí trong lành, môi trường trong sạch…và đặc biệt tạo nên phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch và tạo không gian nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi… Động vật là một trong những nhân tố thu hút khách du lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch, cung cấp thực phẩm cho ngành du lịch. Có những loại động vật quí hiếm là đối tượng nghiên cứu và để lập vườn bách thú. d) Môi trường nước Nguồn nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển. Môi trường biển còn chịu tác động của các hoạt động công nghiệp, dân sinh dọc theo các tuyến sông, ven biển, đảo. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt từ các khu đô thị, công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để xả thẳng ra sông và biển. Khách du lịch tắm biển thường chọn những nơi có bãi biển đẹp, bãi cát trắng, mịn và nước biển trong xanh có thể nhìn thấu xuống lòng biển vì vậy bảo vệ môi trường biển là vấn đề vô cùng quan trọng, là tiền đề phát triển du lịch nghỉ biển. Bên cạnh đó, nguồn nước khoáng cũng có sức thu hút khách du lịch đến cải thiện sức khỏe, chữa bệnh. e) Tài nguyên dưới lòng biển: 5 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 San hô có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với sinh vật và tự nhiên, rạn san hô có tính đa dạng sinh học cao nhất trong lòng đại dương, có thể so sánh với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Mỗi rạn san hô có chứa hàng ngàn loài sinh vật, chúng sinh sống, kiếm ăn và đẻ trứng trong đó. Do vậy đây là nơi lưu giữ nguồn gen, nguồn giống cho toàn vùng biển. Đối với đời sống con người, rạn san hô là những cảnh quan tự nhiên đặc sắc vô cùng kỳ thú dưới đáy biển. Đây là những tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái biển, vốn đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ngoài ra, rạn san hô còn được ví như là những con đê ngầm chống xói lở, ngăn cản tác động của sóng biển khi gió bão. Qua việc hấp thu các chất vẩn trong nước và làm lắng đọng chúng xuống đáy, san hô còn giúp làm sạch môi trường. Mức độ phong phú và độ phủ của san hô là tiêu chí quan trọng để đánh giá, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển. f) Bãi biển Một bãi biển đẹp thu hút rất nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nghỉ biển. Bãi biển dài, có hình dạng đặc biệt khác càng hấp dẫn du khách. Có rất nhiều loại bãi biển như: bãi biển trải dài êm ả, tĩnh lặng, trước mặt là nước biển trong vắt và sau lưng là một khu nhà nghỉ. Có những bãi biển gần những khu mua sắm, nhà hàng ăn, ở những khu resort. Ở bãi biển những nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người đều được đáp ứng như: sống lãng mạn, hay thư giãn, không khí đoàn tụ gia đình. Có những bãi biển cát trắng tinh mềm mại, lại có những bãi biển có cát pha màu đỏ rực rỡ và màu đen từ dung nham núi lửa. Có những bãi biển thu hút du khách ở những điểm nổi bật, độc đáo. Ví dụ: bãi biển ở Sydney lôi cuốn du khách khắp nơi trên thế giới đổ về nhờ vòng cung cát trắng như vô tận của nó, cũng như hàng loạt các bar và nhà hàng dọc theo bãi biển- nơi người ta có thể thưởng thức hương vị trần gian sau những giờ lướt ván giỡn sóng, tắm nắng hè. Côn đảo Bulama không chỉ có bờ biển vàng mà còn là thiên đường của môn lặn biển. Ở châu Âu, trong số các bãi biển 6 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 được yêu thích nhất là bãi biển Read Beach trên đảo Santorini, nơi du khách ngoài tận hưởng thú vui lặn biển còn tham quan các kiến trúc ở Hy Lạp… g) Vị trí địa lý Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Khoảng cách từ điểm du lịch đến nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng được cải tiến và có xu hướng giảm giá có thể sẽ khắc phục phần nào những bất lợi trên đối với khách du lịch và đối với nước xa nguồn khách du lịch Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đền nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tình hiếu kỳ. 2.2 Tài nguyên nhân văn Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị đặc biệt có sức thu hút đặc biệt với khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Các giá trị lịch sử được chia làm 2 nhóm đó là những giá trị lịch sử gắn với nền văn hóa chung của loài người và những giá trị lich sử đặc biệt. Tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông 7 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 thường chúng thu hút những khách du lịch nội địa hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc mình. Tương tự như các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật và điêu khắc, các trung tâm thường xuyên tổ chức hội diễn âm nhạc, biểu diễn sân khấu, liên hoan phim, olympic, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn balê, các hội thi tuyển chọn giọng hát hay, những làng mạc có kiến trúc độc đáo, triển lãm các loại hình nghệ thuật… Các giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa. Các phong tục tập quán cổ truyền luôn là tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc của vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch. Khách du lich hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân của đất nước đến thăm với những năm trước đó hoặc với kinh tế nước mình. Do vậy du lịch nghỉ biển bên cạnh viêc cung cấp dịch vụ cao cấp, cần đem đến cho du khách thú thưởng ngoạn những nét văn hóa truyền thống, các chương trình tham quan tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương, các nét độc đáo về ẩm thực, di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa… tại nơi đang nghỉ dưỡng. 8 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 3. Các tiêu chuẩn về điều kiện môi trường tự nhiên để phát triển du lịch nghỉ biển bền vững Ngay từ thập kỷ 1980, nhận thức được nguy cơ suy thoái môi trường, mất cân bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế, Hội nghị của ủy ban thế giới về phát triển và môi trường (WCED) đã đưa ra khái niệm về “phát triển bền vững”. Khái niệm này mới chỉ xem xét phát triển bền vững từ góc độ kinh tế nên tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio, chương trình nghị sự 21 đã bổ sung khái niệm phát triển bền vững. Theo đó, phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa – xã hội. Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng Lữ hành Du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council) xây dựng Chương trình Nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới “phát triển du lịch bền vững”. Khái niệm phát triển du lịch bền vững trong du lịch được hiểu là “hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”. Du lịch biển cũng đã có những tác động đáng kể đến môi trường biển do hoạt động du lịch ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các trọng điểm du lịch. Những vấn đề này đã và đang ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam. Để đảm bảo sự phát triển bền vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề liên quan. Việc thường xuyên cập nhật các thông tin nghiên cứu và phân tích chúng là rất cần thiết, không chỉ bảo đảm cho hiệu quả của các hoạt động kinh doanh mà còn bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài 9 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48 nguyên môi trường.Việc phát triển du lịch biển phải dựa trên cơ sở bền vững, điều đó đặt ra yêu cầu là: Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Nếu các tài nguyên được duy trì một cách hợp lý đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc bổ sung được diễn ra tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do sự tác động của con người thông qua việc đầu tư tôn tạo thì sự tồn tại của tài nguyên đó sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên sự nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá và qui hoạch sử dụng cho từng mục tiêu phát triển cụ thể.Bên cạnh đó phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên: để đảm bảo tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì tính đa dạng và phong phú của chúng đóng vai trò quan trọng. Điều này cho phép thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch cũng như tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch đối với các tour du lịch. Vì vậy sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng thu hút khách đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra nguyên tắc này còn phù hợp với quan điểm phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống bảo vệ cảnh quan môi trường vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Về chất lượng môi trường, cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường ven biển hiện nay được dựa vào các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường trong đó có quy định giới hạn cho 26 thông số chất lượng nước biển ven bờ dùng cho bãi tắm. Song hoạt động du lịch cần phải có các tiêu chuẩn riêng, chuyên ngành đối với các thông số chất lượng môi trường, điều kiện môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí trên biển, các tiêu chuẩn này được dựa vào từng hoạt động du lịch biển (phân theo 2 nhóm cơ bản: các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với nước biển và các hoạt động không tiếp xúc trực tiếp với nước biển) đã được xác lập như tắm biển, thể thao lướt sóng, lặn biển (có ống thở, bình khí hoặc bằng các phương tiện lặn), tham quan, thuyền buồm, câu cá và 10 . giá về điều kiện môi trường tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển một cách bền vững tại Quảng Ninh. Chương 3: Một số đề xuất nhằm khai thac tốt. thac tốt các điều kiện về môi trường tự nhiên để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển một cách bền vững tại Quảng Ninh. 2 Nguyễn Thị Chanh Lớp Du lịch –K48