Nghiên cứu loại hình du lịch chữa bệnh: đặc điểm, quy trình khai thác, các nhân tố tác động… Tìm hiểu điều kiện để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ
Trang 1Nghiên cứu điều kiện để phát triển loại hình
du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng (Tại một
số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải
Bắc Bộ) Trần Mạnh Cường
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Du lịch Người hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Ty
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Nghiên cứu loại hình du lịch chữa bệnh: đặc điểm, quy trình khai thác,
các nhân tố tác động… Tìm hiểu điều kiện để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ Phân tích đánh giá thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác loại hình du lịch chữa bệnh này ở Việt Nam
Keywords Du lịch; Suối khoáng; Trung du; Du lịch chữa bệnh; Bắc Bộ
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, nhiều chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống của con người được cải thiện đáng kể, tuy nhiên theo đó cũng là những hệ quả không thể tránh khỏi như: ô nhiễm môi trường, những căn bệnh mới do cuộc sống hiện đại mang đến Cuộc sống phát triển với tốc độ nhanh khiến cho sức ép từ nhiều mặt đến với con người ngày càng nhiều, và nhu cầu giải toả những căng thẳng, mệt mỏi đang trở thành một nhu cầu phổ biến Đi du lịch là một trong những cách thức hữu hiệu nhất có thể giúp con người thoả mãn được nhu cầu đó Du khách đi du lịch không phải chỉ để mở rộng hiểu biết, giao lưu văn hoá… mà còn để phục hồi sức khoẻ, chữa bệnh, mang lại sự thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần Đây chính là điều kiện để nhiều loại hình du lịch mới ra đời, trong đó loại hình du lịch sức khoẻ, du lịch chữa bệnh đang thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới
Theo các nhà hoạch định chính sách du lịch, tiềm năng phát triển của du lịch chữa bệnh ở châu Á là rất lớn Thêm vào đó, người bệnh còn có cảm giác được chăm sóc tận tình, thân thiện, khiến chuyến đi chữa bệnh trở nên hấp dẫn cho nhiều du khách Ước tính, năm
2007, du lịch chữa bệnh đã mang lại cho các nước châu Á 1,6 tỉ USD Bên cạnh nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ khám chữa bệnh, du lịch chữa bệnh còn được coi là một hình thức quảng cáo và kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách và làm tăng đáng kể thu nhập cho ngành kinh tế mũi nhọn mới ở nhiều nước
Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch chữa bệnh Theo đài BBC của Anh, ở Việt Nam khái niệm du lịch chữa bệnh tuy còn mới, nhưng đã thu hút không ít khách nước ngoài Tuy nhiên, vấn đề khai thác còn chưa tương xứng với tiềm
Trang 2năng thực tế, thậm chí hiện nay vẫn còn thật khó có thể xác định hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn phát triển nào nếu nói về loại hình du lịch chữa bệnh và cũng không thể đưa ra được mô hình phát triển hiệu quả nhằm hạn chế lãng phí và đảm bảo thành công
Với những lý do trên, tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện để phát triển loại
hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng” (Tại một số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ) để đi sâu tìm hiểu điều kiện phục vụ phát triển loại hình du lịch chữa bệnh
bằng nước khoáng, cũng như các biện pháp để thúc đẩy khai thác loại hình này ở một số địa phương thuộc trung du và duyên hải Bắc Bộ ở nước ta
Nghiên cứu tại một số điểm suối khoáng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ vì tại hai điểm này có điều kiện về hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, gần với các điểm di tích lịch sử và thu hút khách du lịch nước ngoài đến thăm quan và nghỉ dưỡng ( đặc biệt là khách Hàn Quốc)
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, Du lịch chữa bệnh đã có những dấu hiệu phát triển từ rất sớm Đã có
một số cuốn sách viết về loại hình này như: “ Du lịch sức khoẻ: Lý luận và thực tiễn - Nghiên
cứu ví dụ Hàn Quốc và Nhật Bản” của tác giả Kan Su Gyong (2003) Cuốn sách đã nêu được
quá trình hình thành loại hình du lịch sức khoẻ, chủ thể của du lịch sức khoẻ và đưa ra hai ví
dụ cụ thể là Hàn Quốc và Nhật Bản Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề này nhưng chỉ đưa ra những thông tin sơ lược về loại hình du lịch sức khoẻ hoặc về một số quốc gia, điểm du lịch chữa bệnh, chưa có tính khái quát và tổng hợp cao Việc tham khảo các đề tài này là rất có ích nhưng khi áp dụng cho thực tế vào điều kiện của Việt Nam thì còn nhiều khó khăn
Tại Việt Nam, cuốn sách đầu tiên viết về loại hình du lịch này là “Du lịch sức khoẻ”
của Giáo sư Phan Văn Duyệt (Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 1999) Tác giả đã chỉ ra được những tiềm năng cơ bản trong việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh tại Việt Nam Tuy nhiên, lại chưa đề cập đến thực trạng cũng như các biện pháp để thúc đẩy hoạt động khai khác loại hình này Sau Giáo sư Phan Văn Duyệt, chưa có cuốn sách chuyên khảo nào viết về
đề tài này Trên báo và tạp chí cũng có một số bài viết như “ Du lịch sức khoẻ” của Tiến sĩ
Lê Anh Tuấn (Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5/2008) Tác giả đã tóm lược một số thông tin cơ bản như sự hình thành loại hình du lịch sức khoẻ trên thế giới, sản phẩm và chủ thể của du lịch sức khoẻ và thực trạng, xu hướng phát triển du lịch chữa bệnh tại Việt Nam Song, tất cả thông tin này chưa thật đi sâu vào chi tiết
Tháng 5/2008, nhóm tác giả của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có nghiên cứu và báo cáo đề tài khoa học cấp bộ về “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh loại hình chữa bệnh tại Việt Nam” ( Do TS.Nguyễn Mạnh Ty – Chủ nhiệm đề tài) nhưng chưa thật đi sâu vào chi tiết cho từng vùng, miền như ở ( trung du & duyên hải Bắc Bộ) và chưa phân tích sâu đối với từng loại hình, cụ thể là riêng cho nước khoáng
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng, chỉ ra những khó khăn, hạn chế… để từ đó đưa
ra những biện pháp hợp lý trong việc thúc đẩy khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng về nước khoáng phục vụ cho loại hình du lịch chữa bệnh ở một số địa phương thuộc trung du và duyên hải Bắc Bộ
- Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông qua các loại hình du lịch chữa bệnh
- Qua việc nghiên cứu vấn đề này, tôi hy vọng sẽ góp phần đưa ra một số thông tin
cơ bản và tổng hợp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về du lịch chữa bệnh ở nước ta nói chung, có thể góp phần quảng bá về một loại hình du lịch mới giàu tiềm năng này của Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 3Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề sau:
- Nghiên cứu loại hình du lịch chữa bệnh: đặc điểm, quy trình khai thác, các nhân tố tác động…
- Tìm hiểu điều kiện để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ
- Phân tích đánh giá thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác loại hình du lịch chữa bệnh này ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Một số điểm suối khoáng phục vụ tham quan du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng ở trung du & duyên hải Bắc Bộ
- Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng 5 năm trở lại đây và nghiên cứu định hướng phát triển trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin (qua sách vở, các phương tiện thông tin, phỏng vấn)
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, xử lý thông tin, đưa ra ý tưởng, giải pháp
6 Nội dung, bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng
Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước
khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ
Chương 3: Một số giải pháp phát triển loại hình Du lịch chữa bệnh bằng nước
khoáng tại một số điểm suối khoáng ở trung du và duyên hải Bắc Bộ
References
SÁCH:
1 Vũ Thế Bình (2003), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội
2 Phan Văn Duyệt ( 1999), Du lịch và sức khoẻ, Nxb Y học
3 Nguyễn Văn Đính (2000), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống
kê, Hà Nội
4 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb
Lao Động – Xã hội
5 Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia
6 Kan Su Gyong (2003), Du lịch sức khoẻ: Lý luận và thực tiễn – Nghiên cứu ví dụ
Hàn Quốc và Nhật Bản, Tuyển tập những bài viết được giải thưởng lần thứ 9, Asia – Pacific
Tourism Exchange Center, pp.32-49 ( Bản tiếng Nhật)
7 Nguyễn Đình Hoè (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội
8 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ
điển bách khoa Việt Nam, Tập2,Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội
9 Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
10 Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb
Giáo dục
11 Đổng Ngọc Minh (2000), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh
12 Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục
Trang 413 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005), Luật Du lịch, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
14 Nguyễn Bích San (2000), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, Nxb Văn hoá – Thông
tin, Hà Nội
15 Trần Đức Thanh ( 1998), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
16 Nguyễn Viết Thịnh (2003), Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
17 Nguyễn Tài Thu (1984), Châm cứu chữa bệnh, Viện châm cứu Việt Nam
18 Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh
19 Nguyễn Mạnh Ty (Chủ nhiêm, 2008), Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh loại
hình du lịch chữa bệnh tại Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp
ngành
20 Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
21 Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
BÁO, TẠP CHÍ:
1 Du lịch chữa bệnh – Cần được phát huy Báo du lịch số 18 (194-688),tr.04
2 Du lịch chữa bệnh Châu Á tăng trưởng mạnh/Hoàng Kim Thất, tạp chí Đông Nam
Á, số5/2006
3 Du lịch và sự thay đổi khí hậu/Tổng cục Du lịch Việt Nam, số8/2008
4 Du lịch sức khoẻ/TS.Lê Anh Tuấn, tạp chí Du lịch Việt Nam, số5/2008
5 Quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch/ThS.Hoàng Hoa Quân, tạp chí Du lịch Việt Nam, số9/2008
6 Singapo phát triển du lịch chữa bệnh/Hoàng Kim Thất, tạp chí Đông Nam Á, số1/2005