NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY.
Do tính chất cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhất là khi nước ta gia nhập WTO. Nhận thức được điều đó, công ty đã đề ra kế hoạch và hướng đi cho mình để có thể tồn tại và đứng vững trong tương lai, trong đó công tác quản lý nhân sự được công ty đặc biệt quan tâm chú trọng nhằm giải quyết triệt để số lao động dư thừa và nâng cao năng suất lao động. Công ty đã áp dụng các biện pháp phù hợp với trang thiết bị tiên tiến nhằm phục vụ tốt nhất trong quá trình quản trị nhân sự của công ty. Sau đây là một số giải pháp để giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự :
* Thứ nhất : Công ty phải xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể về phát triển và quản lý nguồn nhân lực theo mục tiêu của doanh nghiệp : tuy rằng công ty cũng đã xây dựng kế hoạch nhân lực ngắn hạn khoảng từ 3 – 5 năm nhưng như vậy thì chưa đủ. Công ty cần tiếp tục xây dựng cho mình các kế hoạch nhân lực 7 năm và 10 năm. Qua phân tích và đánh giá tiềm lực cùa công ty cũng như đánh giá thị trường nhân lực nhà nước, cho phép công ty có thể xây dựng cho mình một bản kế hoạch nhân lực trong vòng 7 năm như sau :
- Đến năm 2015 công ty sẽ sở hữu một nguồn nhân lực với 100 % nhân viên đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học.
- Đến năm 2015 công ty sẽ phấn đấu có được nguồn nhân lực với 70 % nhân viên có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi.
- Quảng bá hình ảnh công ty một cách sâu rộng, không chỉ cho nguồn nhân lực tại chổ biết mà cả nguồn nhân lực ở các nơi khác cũng phải biết đến. Đây là cách để thu hút nguồn nhân lực từ thị trường.
- Tăng cường thêm những nhân viên có nhiều kinh nghiệm phụ trách về mảng nhân lực.
- Sửa đổi lại hợp đồng lao động của công ty như có những chế độ ưu đãi, bảo hiểm cho những nhân viên làm việc tốt.
* Thứ hai :Công ty cần tiến hành cải tiến phân phối thu nhập theo trách nhiệm và theo kết quả lao động :
Công ty cần xem xét mức lương cho nhân viên phải gắn với trách nhiệm và kết quả lao động mà nhân viên đó đạt được. Trách nhiệm, kết quả lao động của nhân viên càng cao thì mức lương của họ càng cao.
Để thực hiện hiệu quả công việc này công ty cần :
- Công ty cần lập một bảng đánh giá chi tiết mức độ trách nhiệm của từng vị trú làm việc trong công ty.
- Công ty cũng cần có bảng theo dõi kết quả lao động của từng nhân viên, từng bộ phận trong công ty.
- Việc đánh giá phải công bằng, khách quan và công khai.
* Thứ ba :Công ty phải tích cực cải cách chế độ tiền lương sao cho mức lương của nhân viên có năng lực sáng tạo phải cao hơn các nhân viên khác. Công ty không những phải tăng lương mà còn phải có chế độ chăm sóc đặc biệt cho những nhân viên này. Để làm được điều này, công ty cần :
- Lập bảng danh sách và bảng theo dõi những nhân viên này xem tình hình làm việc của họ như thế nào để có những điều chỉnh cần thiết.
- Đề ra các mức thưởng cho những sáng tạo của nhân viên đã đem lại lợi ích cho công ty nhằm động viên khuyến khích họ nỗ lực phát huy năng lực sáng tạo.
- Lập cho những nhân viên này một bảng lương riêng, phải cho họ thấy rằng họ được coi trọng như thế nào khi làm việc ở công ty.
* Thứ tư :Công ty phải đổi mới phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý : mở rộng dân chủ, có chế độ tuyển dụng công khai cho các chức danh, hình thành hệ thống thông tin thông suốt, hiệu quả. Các yếu tố cần để công ty đổi mới phong cách quản lý :
- Cần tuyển dụng một số cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm. Những nhân viên này là người đóng vai trò chủ yếu trong việc thay đổi phong cách lãnh đạo của công ty.
- Hãy tham khảo ý kiến của nhân viên trong những công việc không mang tính chất bí mật.
- Công khai việc tuyển dụng bằng cách thông báo rộng rãi trong công ty và ngoài công ty.
- Cần xây dựng hệ thống thông tin trong suốt giữa các phòng ban từ trên xuống dưới, giữa công ty với khách hàng và thị trường.
* Thứ năm : Công ty cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có quy trình cụ thể, khách quan để đánh giá con người và nguồn lực.
- Công ty cần xây dựng một mạng lưới thông tin giữa nhà sản xuất với khách hang và nhân viên. Thời đại công nghệ hiện nay cho phép công ty thực hiện công việc này tương đối rõ ràng như : mạng điện thoại, mạng internet…
- Công ty cần phải tuyển dụng một nhân viên quản lý có năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận công việc tuyện dụng nhân lực và quản lý nhân viên từ xa. Những người này nhất định không được lấy từ những nhân viên trong doanh nghiệp để có thể tránh những hiện tượng tiêu cực, và phải hoạt động tách biệt với các nhân viên khác.
* Thứ sáu :Công ty phải tiến hành đổi mới, cải tiến phương thức tuyển dụng lao đông sao cho hợp lý, khách quan, phải phân tích công việc, xây dựng định mức các chức danh bằng các phương pháp khoa học, tránh tình trạng bị động chắp vá.
- Công ty có thể sử dụng thêm cả việc tuyển dụng trên mạng internet bằng cách lập một trang web trên mạng vừa để quảng bá công ty vừa để thông báo việc tuyển dụng nhân viên và phục vụ nhiều mục đích khác nữa.
* Thứ bảy : Công ty phải đánh giá kết quả và trả công cho người lao động hợp lý, thưởng phạt có hiệu quả, gắn hưởng thụ với mức đóng góp, trách nhiệm và hiệu quả công việc.
- Công ty cần có bảng đánh giá kết quả làm việc song song với nó là bảng lương. - Cần xem xét các mức lương của các công ty khác, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức lương hợp lý cho nhân viên.
* Thứ tám :Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhân lực. Công ty cần đánh giá đúng năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, tay nghề của công nhân viên ở từng khâu. Trên cơ sở đó xây dựng tiêu chuẩn yêu cầu cụ thể về nghiệp vụ của từng cán bộ, nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo. Đào tạo là một trong những giải pháp quan trọng cần được quan tâm trong việc xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nhân sự, nhưng nên tránh đào tạo ồ ạt chi phí cao mà lại kém hiệu quả.
Công ty nên có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhân sự trong dài hạn để hoạch định tốt hơn trong việc sản xuất kinh doanh.Với mỗi nội dung đào tạo thường tương ứng với phương pháp đào tạo thích hợp nhất, lựa chọn phương pháp và phương tiện đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng :
- Đối với cán bộ, người quản lý : Cử những cán bộ có khả năng triển vọng đi học ở các lớp quản lý, tham gia các cuộc hội thảo trong ngành, than quan học tập kinh nghiệm ở các doanh nghiệp có nhiều biện pháp quản lý tiên tiến để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, có thể theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thích nghi với những biến động của môi trường.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến các chủ trương chính sách văn bản mới của nhà nước, các quy định và quy chế của công ty cho cán bộ quản lý.
- Đối với công nhân : Bồi dưỡng nâng cao tay nghề kỹ thuật nghiệp vụ cho công nhân. Công ty nên khuyến khích việc tự đào tạo và tổ chức kèm cặp tại chỗ, người hướng dẫn là cán bộ kỹ thuật, công nhân lâu năm có nhiều kinh nghiệm, có tay nghề cao và có khả năng truyền đạt kiến thức. Hình thức này áp dụng đối với những công nhân có tay nghề yếu, công nhân mới qua giai đoạn học nghề, thử việc. Trong quá trình kèm cặp phải thường xuyên lắng nghe và giải thích thắc mắc, chỉ bảo tỉ mỉ, kiểm tra chặt chẽ quá trình làm việc của họ. Hỗ trợ cho nhân viên về thời gian và một khoản ưu đãi vật chất nào đó để kích thích họ, đồng thời có các chế độ ưu đãi đối với những người có kết quả tự đào tạo.
- Đối với công nhân kỹ thuật, ngoài phương pháp đào tạo tại chỗ, đào tạo trong công việc thì công ty cần gửi những công nhân có trình độ và có năng lực tới các trường đào tạo kỹ thuật để nâng cao trình độ tay nghề.
* Thứ chín : Cải thiện công tác đãi ngộ để thu hút và giữ được lao động có tay nghề. Khuyến khích nhân viên tích cực làm việc thông qua các đãi ngô phi vật chất : - Về môi trường làm việc : công ty phải xây dựng cho mình một nền văn hoá lành mạnh. Văn hoá công ty bao gồm nhiều bộ phận, những yếu tố chuẩn mực chung, các tập tục truyền thống, triết lý kinh doanh của công ty, thậm chí nó còn bao gồm những chi tiết nhỏ như : đổng phục, thẻ nhân viên, biểu tượng doanh nhiệp, thói quen làm việc, nghỉ ngơi, giao lưư giữa các thành viên trong doing nghiệp. Mỗi yếu tố hợp thành văn hoá chung của doanh nghiệp.
Để phát huy hơn nữa những gì đã có, công ty cần một số hoạt động thiết thực hơn nữa như việc xây dựng tác phong trong doanh nghiệp cho người lao động,vẫn còn tồn tại một số cán bộ nhân viên có tư tưởng ỷ lại, trông đợi vào cấp trên. Do vậy, việc hình thành tác phong công nghiệp cho người lao động là điều cần thiết.
Đối với nhân viên, tác phong công nghiệp là tính tự giác luôn tuân thủ đầy đủ các nội quy, quy chế của công ty.
Đối với các bộ quản lý, tác phong công nghiệp được đo bằng sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo và có trách nhiệm cao đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. - Về công việc : Cần tạo ra được tâm lý thi đua làm việc giữa các nhân viên, giữa các phòng ban trong công ty.
+ Liên tục mở các đợt thi đua giữa các nhân viên, giữa các phòng và đề ra mức thưởng hợp lý.
+ Hàng tháng cần phải lập bảng danh sách và kịp thời đánh giá những thành tích đạt được của nhân viên để tổ chức khen thưởng, động viên chính xác kịp thời. Ngoài việc khen thưởng thành tích bằng tiền, nhà quản lý cần phải theo dõi nhân viên trong quá trình làm việc và khen thưởng họ ngay tại nơi làm việc, ngay khi nhân viên đạt được thành tích xuất sắc
* Thứ mười : Công ty cần phải hoàn thiện, bổ sung các văn bản quản lý, pháp quy về lao động. Tăng cường hệ thống thông tin phục vụ quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Công ty cần chấn chỉnh lại việc ra các văn bản pháp lý sao cho chặt chẽ và khoa học hơn. Văn bản pháp lý phải do những nhân viên có trình độ viết để tránh những sai sót không cần thiết.
- Cần ban hành một bản quy định chi tiết về chế độ làm việc trong công ty ngoài bản nội quy của công ty. Trước khi lập bảng công ty cần phải xem xét kĩ lưỡng các yếu tố sau :
+ Tình hình làm việc của các nhân viên trong công ty. + Tính chất công việc của công ty.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập, việc nâng cao năng lực quản lý nhân sự là một điều kiện khá quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhận thức được vấn đề này, công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phong đang tiến hành đổi mới công tác quản trị nhân sự, đang từng bước hoàn thiện và nâng cao trình độ và phương pháp quản lý để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.
Qua phân tích thực trạng công tác quản trị nhân sự của công ty cho thấy công ty đã có những thành tựu nhất định, kết quả đạt được không cao nhưng nhìn chung là tương đối tốt. Bên cạnh những thành tựu thì công ty cũng gặp một ít khó khăn nhưng với quyết tâm và phương hướng mới, công ty sẽ đủ khả năng vượt qua và đạt hiệu quả cao trong tương lai.
Do thời gian có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng, song khoá luận thực tập này khó tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót, bản thân em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và cơ quan thực tập để em có thêm những kiến thức bổ ích cho công việc sau này.