1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay

101 253 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Cuốn sách này đề cập đến nhiều nội dung, những vấn đề co liên quan trựctiếp đến luận văn mà tác giả co thể khai thác được là: vai trò của tri thức khoahọc kỹ thuật, công nghệ trong quá t

Trang 1

TRIỆU HƯƠNG GIANG

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRIỆU HƯƠNG GIANG

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Kinh tế Chính tri Mã số: 60 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Đức Nhuấn

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ‎ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

1.1 Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao 141.2 Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội 28

Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Quan điểm cơ bản phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở

2.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công

nghệ cao ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới 67

Trang 4

là nông nghiệp công nghệ cao Tại Hoa Kỳ, đầu những năm 80 của thế kỷ XX

đã co hơn 100 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao Ở Anh đến năm

1988 đã co 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800doanh nghiệp Ở Phần Lan năm 1996 đã co 9 khu khoa học nông nghiệp côngnghệ cao….Tại Châu Á, nông nghiệp công nghệ cao đã được các nước thuộckhu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan thựchiện… tiêu biểu là tại Trung Quốc vào những năm 1990 đã xây dựng và pháttriển các khu nông nghiệp công nghệ cao Những khu này đã đong một vai tròquan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc.Hiện nay Trung Quốc đã co 405 khu NNCNC, trong đo co 1 khu NNCNC cấpquốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố [40]

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp phát triển khá nhanh với nhữngthành tựu trong các lĩnh vực cơ giới hoa, lai tạo chọn giống, kỹ thuật canhtác…, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp tăng khá gop phầnthúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân Công nghệ cao đã bước đầu được

áp dụng trong nông nghiệp nước ta và thu được những thành tựu nhất định,gop phần nâng cao năng suất, chất lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủlực như lúa, điều, ca cao, cà phê, cao su, bò, lợn, gà vịt Thành phố Đà Lạt(Lâm Đồng) và thành phố Hồ Chí Minh là nơi co nhiều mô hình sản xuấttheo hướng chuyên môn hoá cao, cây giống rau và hoa đã được sản xuấtcông nghiệp để cung cấp cho người trồng trọt Tại thành phố Hà Nội đã co

Trang 5

một vài mô hình trồng rau, hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao, đem lạigiá trị sản lượng gấp 5 đến 10 lần so với phương thức canh tác cũ Đo là môhình trồng hoa và rau trong nhà kính, nhà lưới co hệ thống điều khiển tưới

và chăm soc tự động và bán tự động đã mở ra một hướng mới trong sản xuấtnông nghiệp của Thành phố Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồngthủy sản, chế biến nông sản tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao so với lĩnh vựctrồng trọt tuy thấp hơn, song cũng đã tạo ra những sản phẩm chất lượng,từng bước khẳng định thương hiệu Hà Nội

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta noi chung,thành phố Hà Nội noi riêng vẫn chưa co định hướng cụ thể và phát triểnđồng bộ Triển khia thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao đangcòn phải tiếp tục bổ sung hoàn thiện Một số sản phẩm nông nghiệp côngnghệ cao chưa co chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và ngay cả thịtrường trong nước Nhiều vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao đanghình thành và còn phải tiếp tục bàn thảo Trong khi đo, thực tiễn phát triểnnông nghiệp công nghệ cao đang thiếu lý luận khoa học đi trước một bước

để chỉ đạo dẫn đường Vì vậy, để xây dựng một nền nông nghiệp công nghệcao, thu hẹp khoảng cách tụt hậu về nông nghiệp so với các nước tiên tiếntrong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao,làm thế nào để đông đảo nông dân và các tham gia làm nông nghiệp côngnghệ cao ở các tỉnh thành cả nước noi chung và thành phố Hà Nội noi riêng

là vấn đề cần thiết co ý nghĩa to lớn Từ những lí do trên, vấn đề: Nôngnghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay, được học viên chọn làm

đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoa,nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực quốc

Trang 6

gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới nhưgạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản Khoa học, công nghệ, cơ giới hoanông nghiệp được áp dụng rộng rãi gop phần tăng năng suất lao động, tái cơcấu ngành nông nghiệp Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp

đã gop phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xãhội, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững Tuy nhiên, đầu tư cho nôngnghiệp vẫn còn thấp so với vị trí, tiềm năng và nhu cầu phát triển Nôngnghiệp nước ta phát triển chưa bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sứccạnh tranh thấp; vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu Việcchuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đổi mới phương thức sản xuấttrong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, manhmún; giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp Nền nông nghiệp Việt Nam noichung, nông nghiệp thành phố Hà Nội noi riêng đang đối mặt với nhiều tháchthức và kho khăn trong xây dựng nông nghiệp công nghệ cao Để gop phầngiải quyết kho khăn đẩy lùi thách thức, các nhà khoa học đã và đang nghiêncứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của các nước trên thếgiới mong muốn tìm kiếm các giải pháp để vận dụng vào Việt Nam Tuynhiên, theo học viên được biết số đầu sách trực tiếp viết về nông nghiệp côngnghệ cao ở Việt Nam hầu như không co, chủ yếu là các bài viết phản ánh thựctrạng nông nghiệp công nghệ cao và đưa ra những định hướng gop phần đápứng nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh củanông dân và doanh nghiệp nông nghiệp nước ta Sau đây là các sách viếtnhững vấn đề liên quan đến đề tài được tác giả luận văn tổng quan gồm co:

- Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi

mới của Vũ Năng Dũng (chủ biên), Đỗ Ánh, Chu Hoài Hạnh, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội 2005 Đây là công trình mang tính tổng kết những thành tựutrong việc phát triển khoa học - công nghệ 20 năm đổi mới ở nước ta (1986 -

Trang 7

2005) trên các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thúy; đất và phân bon; cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; lâmnghiệp; thủy lợi; kinh tế - chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Đồngthời các tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp và nôngthôn ở các lĩnh vực nêu trên.

- Phát triển thị trường khoa học - công nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh,

thành phố trong cả nước của Nguyễn Minh Phong, Trần Trung Hiếu, Phạm Thị

Thanh Bình, Nxb Tài chính, Hà Nội 2005 Tác giả đã phân tích những vấn đề cơbản về thị trường khoa học - công nghệ và việc phát triển thị trường này giữa HàNội và các tỉnh, thành phố trong cả nước Thực trạng, phương hướng và các giảipháp chủ yếu để phát triển thị trường khoa học - công nghệ ở Hà Nội trong thờigian tới

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp Huyện Sóc Sơn của Nguyễn Đình Chính, Trần Đình Đằng, Nguyễn Đình

Long, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2005 Tác giả đã trình bày lý luận về ứng dụng

và tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp ở huyện Soc Sơn - Hà Nội trong những năm gần đây Đưa ranhững định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Soc Sơn

- Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở Việt Nam của Phan Xuân Dũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2008 Tác giả đã trình bày xu hướng phát triển khoa học - công nghệ trên thếgiới những năm tới; quan điểm và một số giải pháp phát triển, ứng dụng côngnghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa ởViệt Nam như: giải pháp về vai trò chủ đạo của nhà nước trong phát triển côngnghệ cao; giải pháp phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển khoahọc - công nghệ; giải pháp về cơ chế quản lý đối với cơ quan nghiên cứu pháttriển khoa học - công nghệ

Trang 8

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta của GS TS Hoàng Ngọc Hòa, Nxb

CTQG, Hà Nội - 2008 Cuốn sách đề cập vấn đề phát triển đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân, nôngthôn; công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp là trọng tâm hàng đầu củaquá trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước; phát triển hợp tác xã kiểumới; phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn; thành tựu

và hạn chế phát triển nông nghiệp nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới; kinhnghiệm quốc tế về chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn vàbài học đối với Việt Nam Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đẩymạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đờisống nông dân nước ta; đưa ra sáu giải pháp cơ bản và cấp bách nhằm đẩymạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình côngnghiệp hoa, hiện đại hoa Tác giả mới chỉ đề cập đẩy mạnh ứng dụng nhữngthành tựu tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thủy lợi hoa trong pháttriển sản xuất nông nghiệp, mà chưa co nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn vềphát triển nông nghiệp công nghệ cao

- Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội

của Vũ Huy Chương, Tạ Bá Hưng, Lại Văn Toàn, Nxb Hà Nội 2010 Đây làcông trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -

Hà Nội Trong công trình này, các tác giả đã giới thiệu vai trò của khoa học vànhân tài trong quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội Các lĩnh vực khoahọc trong quá trình phát triển qua các triều đại phong kiến đối với khoa học vànhân tài ở Thăng Long - Hà Nội; chính sách phát triển khoa học, sử dụng nhântài ở Hà Nội thời Pháp thuộc, thời đại Hồ Chí Minh và phương hướng, nhiệm vụphát triển khoa học và sử dụng nhân tài của Thủ đô thời gian tới

Trang 9

- Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa,

phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 của Phùng Hữu Phú, Nguyễn

Duy Quý, Ngô Thị Thanh Hằng, Nxb Hà Nội 2010 Đây cũng là một trongnhững công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước nhân kỷ niệm 1000 nămThăng Long - Hà Nội Các tác giả đã nghiên cứu tiềm năng và thực trạng sửdụng các nguồn lực (trong đo co nguồn lực khoa học - công nghệ cho phát triểnkinh tế - xã hội ở Thăng Long xưa kia và Hà Nội ngày nay Chỉ ra thời cơ,thách thức, tầm nhìn của Thủ đô đến năm 2020 và 2050; đề xuất một số quanđiểm và hệ giải pháp phát triển Thủ đô trong những năm tới

- Giải pháp thực hiện hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020 của Nguyễn Thành Công (2010),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010 Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận cơbản về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực trạng thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô trong nhữngnăm qua, trên cơ sở đo đề xuất một số quan điểm, giải pháp (trong đo co giảipháp về thể chế thị trường khoa học - công nghệ) nhằm tổ chức thực hiện cohiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ

đô giai đoạn 2010 - 2020

- Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng Lưu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2011 Cuốn sách này đề cập đến nhiều nội dung, những vấn đề co liên quan trựctiếp đến luận văn mà tác giả co thể khai thác được là: vai trò của tri thức khoahọc kỹ thuật, công nghệ trong quá trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa ở nước tahiện nay; nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào pháttriển khoa học - công nghệ; quan điểm của Đảng ta về phát triển khoa học -công nghệ; giải pháp tạo động lực nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng các thànhtựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống

Trang 10

Các bài viết trực tiếp về nông nghiệp công nghệ cao gồm co:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ở Việt Nam của

TS Dương Hoa Xô và TS Phạm Hữu Nhượng đăng trên hcmbiotech.com.vnngày 25-11-2006 Trong đo đã trình bày sự phát triển nông nghiệp công nghệcao ở một số nước trên thế giới và chỉ ra những mặt làm được và chưa làmđược của các nước đo, rút ra những kinh nghiệm co thể vận dụng vào pháttriển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam

- Nông nghiệp Israel, kỳ tích trên hoang mạc của Nguyễn Hoàng

đăng trên vneconomy.vn ngày 26-12-2011, đã đề cập đến các dự án nôngnghiệp của Israel với lời khẳng định đầy tự hào của người Israel: “Khíhậu khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn co nền nông nghiệp tiên tiến nhấtthế giới” Để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại cần phải tăng đầu

tư cho khoa học kỹ thuật với những quyết sách táo bạo và co sự hỗ trợmạnh của chính phủ

- Lãng phí bạc tỷ, công nghệ “đắp chiếu” của Quỳnh Dung - Bạch

Thanh đăng trên hanoimoi.com.vn ngày 12-01-2010 Bài nghiên cứu đã chỉ

ra rằng, phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao chắc chắn là hướng đitất yếu của một thành phố lớn như thành phố Hà Nội Hà Nội đã dành nhiềucông sức để thử nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào sảnxuất, nhằm tạo bước chuyển mới cho nông nghiệp Thành phố, khắc phụcnhững bức xúc về chất lượng vệ sinh an toàn nông phẩm hàng hoa, nâng caogiá trị sản xuất/ha canh tác Tuy nhiên, sau nhiều năm mò mẫm, các môhình đã và đang triển khai vẫn bộc lộ yếu kém, chưa co lối ra, hàng chục tỷđồng ngân sách được bỏ ra để triển khai các dự án, nhưng do cách làm thiếuquy hoạch, thiếu bài bản nên một số dự án đã phá sản, vì thế thành phố HàNội đang cân nhắc một số dự án mới

Trang 11

- Chậm trễ trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Mạnh

Minh đăng trên baotintuc.vn ngày 12/04/2012 Bài viết đề cập việc cả nước

đã hình thành được một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao như: mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa và cây cảnh tại thànhphố Hồ Chí Minh; trồng hoa và rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tạithành phố Bắc Ninh và Hà Nội; sản xuất nấm quy mô trang trại tại tỉnh VĩnhPhúc; cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, nuôi cá tra sạch tại đồngbằng sông Cửu Long Tuy nhiên, hiện hữu tình trạng lúng túng xây dựng khunông nghiệp công nghệ cao ở chỗ đến nay, mới chỉ co khu nông nghiệp côngnghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh với 90 ha triển khai và bước đầu hoạtđộng co hiệu quả Còn các địa phương đều đang xây dựng kế hoạch hoặc xinchủ trương của Chính phủ để triển khai như Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên,Nghệ An, Bình Dương, Gia Lai, Hậu Giang Để phục vụ cho việc nghiên cứucác sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, Nhà nước phải co chính sách nhậpkhẩu các loại công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước.Bên cạnh việc nhập khẩu, để tránh bị lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoàiphải co chiến lược đầu tư trong nghiên cứu để tự chủ về công nghệ

- Thành phố Hồ Chí Minh - “Thủ đô” nông nghiệp công nghệ cao của

Minh Sáng - Đức Cường đăng trên website báo nông nghiệp Việt Nam ngày24-08-2011 Bài viết khẳng định chỉ co phát triển nông nghiệp công nghệ caomới tạo sức lan tỏa khi nông nghiệp “hái” ra tiền Điểm khác biệt làm nên

“thương hiệu” nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh là mặcdù diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhưng nơi đây đang co tớibốn sản phẩm nông nghiệp đứng vị trí số một Việt Nam Việc xây dựng mộtkhu nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt với quy mô 88 ha tại

xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi là thể hiện sự tập trung lãnh đạo của Thành

ủy đối với lĩnh vực trồng trọt và phát triển du lịch sinh thái, đào tạo nhân lực

Trang 12

cho nông nghiệp công nghệ cao thông qua hình thức tham quan học tập củahọc sinh, sinh viên về lĩnh vực trồng trọt Kết quả xây dựng khu nông nghiệpcông nghệ cao này co tác dụng lan tỏa công nghệ sinh học (công nghệ tế bàothực vật, sản xuất các chế phẩm sinh học) đến tất cả các khu nông nghiệpkhác của thành phố Hồ Chí Minh.

- Công nghệ cao - con đường phát triển bền vững của nông nghiệp

VN của Ngô Tiến Dũng - Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng

công nghệ cao trong nông nghiệp đăng trên dddn.com 29/08/2013 Bài viếtkhẳng định, trên thế giới, co nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vàophát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công Điển hình nhưIsarel - một nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhưng họ đã làm nên điều

kỳ diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc Là nước codiện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, nhưng Israel lại được mệnh danh là

“thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệnước Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng Israel là một trong nhữngnước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, khoảng 3 tỷ USD nông sản Bàiviết đã chỉ ra thực tiễn Việt Nam với hơn 70% dân số gắn bo với nôngnghiệp, nông nghiệp đong gop 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Namvẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường

bị ô nhiễm nghiêm trọng Kho khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệpnước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khotích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung Do vậy, cách duy nhất là đưa côngnghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới co thể thay đổi bức tranh nôngnghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ

Các công trình khoa học nêu trên chủ yếu đưa ra những số liệu và tưliệu phản ánh những thành tựu và hạn chế phát triển nông nghiệp công nghệcao ở các địa phương trong đo co thành phố Hà Nội Chưa thể hiện rõ mặt lý

Trang 13

luận và đề xuất giải pháp hoàn chỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệcao Bởi vậy, đề tài này là sự khám phá những nét mới cả về lý luận và thựctiễn, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp côngnghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay Đề tài không trùng lặp với các côngtrình khoa học đã được công bố.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về nông nghiệp công nghệcao và đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp côngnghệ cao ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ lý luận về nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội:Quan niệm, các tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao và nhân tố ảnh hưởngđến phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

- Đánh giá thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nộitrong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tiếp tụcgiải quyết trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao

ở thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Nông nghiệp công nghệ cao.

* Phạm vi nghiên cứu: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà

Nội sau khi mở rộng dưới goc độ kinh tế chính trị Thời gian nghiên cứu,khảo sát thực tiễn từ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội (01-08-2008) đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế -

Trang 14

xã hội noi chung và phát triển nông nghiệp noi riêng để vận dụng vào xâydựng luận văn.

* Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, trong đo chú

trọng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để luận giải những vấn đề lý luận

và thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội Luậnvăn còn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hộinhư điều tra, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và phương pháp chuyêngia để hoàn thiện luận văn

6 Ý‎ nghĩa của đề tài luận văn

Luận văn gop phần cung cấp thêm các căn cứ khoa học cho cấp ủy,chính quyền và sở ban ngành co liên quan của thành phố Hà Nội trong hoạchđịnh chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển nông nghiệp côngnghệ cao ở Hà Nội Kết quả nghiên cứu của luận văn co thể dùng làm tài liệutham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương với 4 tiết, kết luận, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 15

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ‎ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1 Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao

1.1.1 Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao

* Quan niệm về công nghệ cao

Thuật ngữ công nghệ cao (High Tech) hiện đang được sử dụng rộng rãitrên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoahọc công nghệ khác Hiện co nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm nàynhưng nhìn chung, phần lớn cho rằng thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉmột công nghệ (technology) hay một kỹ thuật (technique) hiện đại, tiên tiếnđược áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm co năng suất, chấtlượng cao, giá thành hạ

Thạc sĩ Huỳnh Ngọc Điền ở Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp 2 đưa

ra định nghĩa: Công nghệ cao trong nông nghiệp là tổng hợp những công nghệtiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm những công nghệ cốt lõi, trình độ cao và tiến

bộ, cũng như những ngành công nghiệp mới dựa trên các kỹ thuật này Côngnghệ cao bao hàm các lĩnh vực: khoa học máy tính; công nghệ thông tin; côngnghệ sinh học; kỹ thuật năng lượng mới; khoa học không gian; khoa học khaithác đại dương; công nghệ siêu nhỏ; sợi quang học; kỹ thuật laser; khoa học vậtliệu mới… Công nghệ cao trong nông nghiệp chủ yếu dựa trên bốn ngành khoahọc: khoa học về cuộc sống, khoa học điện tử, khoa học vật liệu và tin học.Công nghệ cao là công nghệ co hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiệnđại, tạo ra sản phẩm co chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thânthiện với môi trường, co vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sảnxuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoa ngành sản xuất, dịch vụ hiện co [3]

Trang 16

Cách khái quát nêu trên, tác giả luận văn nhận thấy đã thể hiện đúngbản chất của công nghệ cao Công nghệ cao được ứng dụng và chuyển giaocho tất cả các lĩnh vực công nghệ: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học;công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hoa; v.v.

* Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao

Tại Ấn Độ, thuật ngữ “Nông nghiệp công nghệ cao” đã ra đời từ tháng

2 năm 1999 với định nghĩa: Nông nghiệp công nghệ cao là “Tất cả các

kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, ít phụ thuộc vào môi trường,tập trung vốn cao và co khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượngnông sản” [3] Các kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong nông nghiệpbao gồm: giống cây trồng biến đổi gen, vi nhân giống, sản xuất giốnglai, phương pháp tưới và bon phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp,canh tác hữu cơ, trồng cây không cần đất, trồng cây trong nhà kín, kỹthuật chẩn đoán nhanh bệnh virus, phương pháp phun tiên tiến, côngnghệ cao sau thu hoạch và bảo quản

Một quan niệm khác cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nôngnghiệp co hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại như công nghệsinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, ngoài

ra còn thể hiện ở công tác quản lý và phát triển nhân lực

Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bon vàDinh dưỡng cây trồng (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá) cho rằng: Nông nghiệpcông nghệ cao là nền nông nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, trong đo tạomọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềmnăng, đảm bảo chất lượng sản phẩm; thêm vào đo là bảo quản nông sản tốt và

tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao Quan niệm này đề cậpđến nông nghiệp phạm vi hẹp là trồng trọt, chưa phản ánh tính toàn diện của

Trang 17

nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đưa ra quan niệm: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệpđược áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm công nghiệp hoanông nghiệp (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hoá, côngnghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống câytrồng vật nuôi co năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn

vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ [3] Tác giả sử dụngquan niệm này trong luận văn

Để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp cần thiết phải xây dựng các khunông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đo là nơi trình diễn, vườn thựcnghiệm nông nghiệp hiện đại hoa; là vườn ươm xí nghiệp chuyển hoa thànhquả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất; là nguồn lan tỏa côngnghệ cao mới; là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâmtập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; là nơi thu hút một khốilượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn được thành thị hoa,nông dân được công nhân hoa; thích ứng hoa với chức năng kinh doanh đểcác lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thủy sảncho đến thương mại, cung ứng tiêu thụ được thống nhất; làm cho sản xuấtnông nghiệp thực hiện được khoa học hoa, thâm canh hoa và trở thành đầu tàucủa việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao; gop phần phát triển nhân lựccông nghệ cao - đội ngũ những người co trình độ và kỹ năng đáp ứng đượcyêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch

vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị,dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao và gop phần nâng cao năng lựccủa người nông dân, trang bị cho họ co được những tri thức khoa học hiện đại

Trang 18

nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao, co chất lượng, tính năng vượt trội, giátrị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

* Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

Dựa trên cơ sở phân tích quan niệm về công nghệ cao, nông nghiệpcông nghệ cao noi chung, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu và đưa ra kháiniệm về nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội như sau: Nôngnghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội với chủ thể là lãnh đạo và chínhquyền Thành phố, các cơ quan, doanh nghiệp và nông dân, là nền nôngnghiệp được quy hoạch phù hợp với lợi thế vùng, đang công nghiệp hoa, hiệnđại hoa, co hàm lượng tri thức cao, ứng dụng công nghệ tiến tiến hiện đạiđược tích hợp từ các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,công nghệ tin học, công nghệ tự động, cơ giới hoa trong tất cả các khâu củasản xuất nông nghiệp kết hợp với kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường củacác doanh nghiệp, nông dân để sản xuất ra sản phẩm co năng suất cao, chấtlượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường

Khái niệm trên đã thể hiện rõ những nội dung căn bản của nông nghiệpcông nghệ cao ở thành phố Hà Nội:

Chủ thể của nền nông nghiệp công nghệ cao là Thành ủy, Uỷ ban nhândân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội và các

cơ quan co liên quan với tư cách là người lãnh đạo, chỉ đạo quá trình xây dựngnông nghiệp công nghệ cao; là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đứngchân trên địa bàn thành phố hội tụ đủ vật lực, tài lực và trí lực thực hiện các dự

án nông nghiệp công nghệ cao; đặc biệt là nông dân - những người trực tiếp sángtạo và đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, gop phần quan trọng đưa nôngnghiệp thành phố Hà Nội từng bước lên sản xuất hàng hoa lớn

Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội là nền nông nghiệpgiàu tri thức, co tốc độ công nghiệp hoa, hiện đại hoa khá cao, sản phẩm nông

Trang 19

nghiệp chất lượng cao nhờ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến Đây là nộidung thể hiện rõ vị thế của Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế,văn hoa, nghệ thuật, khoa học công nghệ của đất nước Sau khi mở rộng địagiới hành chính, Hà Nội đã co thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếngcủa Hà Tây, Huyện Mê Linh trước đây như: Thoc vàng khu Cháy, vịt cỏ VânĐình của Ứng Hòa; cam Canh, nhãn muộn tại các vùng đồi gò của Chương

Mỹ, Quốc Oai và sản phẩm chăn nuôi rất đa dạng với gần một nghìn trang trạichăn nuôi lớn nhỏ; vùng sản xuất chuyên canh lớn ở Mê Linh Những sảnphẩm phong phú này hòa nhập với các sản phẩm của những vùng sản xuấtchuyên canh lớn ở huyện Đông Anh, Soc Sơn của thành phố Hà Nội đã làmcho nông nghiệp co sắc thái tươi mới hơn, rõ nét hơn, công nghệ sản xuất caohơn trong nền kinh tế chung của Thành phố Đo là kết quả của phương thức tổchức sản xuất nông phẩm công nghệ cao, chứa đựng trong đo những tri thứckhoa học về sinh học, toán học, tin học, nông học, viên học (horticulture),dược học, hoa học, vật lý, điện tử Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố

Hà Nội là nền nông nghiệp được đầu tư lớn cho xây dựng các doanh nghiệpnông nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; đầu tư sản xuấtgiống mới thông qua tổng hợp các kỹ thuật di truyền và tạo giống, công nghệgen; sử dụng kỹ thuật mới nhân giống cây trồng và vật nuôi; thặng dư nôngnghiệp được sử dụng trực tiếp vào cải thiện công nghệ sản xuất, tăng năngsuất lao động nông nghiệp Chính vì thế, nông nghiệp thành phố Hà Nội co thịtrường tập trung cao vào một số doanh nghiệp do yêu cầu về vốn đầu tư lớn

và sở hữu công nghệ kỹ thuật cao

Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội là nền nông nghiệp

mở ra những ngành nông nghiệp mới, tổng hợp khoa học không gian và khoahọc nông nghiệp thúc đẩy phát triển “nông nghiệp không gian” Đo chính lànền nông nghiệp phát triển theo vùng, dựa vào sự phân hoa theo không gian

Trang 20

của các yếu tố tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nền nôngnghiệp được định hướng phát triển một cách bền vững Định hướng nền nôngnghiệp phát triển theo vùng được triển khai lồng ghép với Chương trình xâydựng nông thôn mới tại các địa phương trong toàn thành phố Để co thể tổchức nông nghiệp không gian phù hợp, đòi hỏi sự phối hợp hết sức chặt chẽcác lực lượng từ chính quyền thành phố, các sở, ban ngành đến các huyện, xã,trong đo đề cao vai trò của các chủ thể trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanhnông nghiệp như doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đặc biệt là chính lựclượng nông dân

Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội được phát triển trên cơ

sở khuyến khích phát triển mạnh các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệcao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, thu hút các tổ chức khoahọc công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vựctrồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, thu hút đầu tư nướcngoài nhất là thu hút đông đảo nông dân và tạo điều kiện cho nông dân thủ đô

áp dụng công nghệ cao Để phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao phảihội tụ đủ các điều kiện tập trung đất đai, đủ các nguồn lực đầu tư… cho nênkhu nông nghiệp công nghệ cao không thể làm tràn lan, mà chỉ làm một sốnơi, một số vùng nhất định của Thủ đô

1.1.2 Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay, nhận thức của mọi người về nông nghiệp công nghệ cao cònchưa thật sự thống nhất Co nhiều người hiểu đơn giản rằng nông nghiệp côngnghệ cao là phải hơn hẳn những gì hiện đang làm, phải áp dụng một số côngnghệ cao như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm soc cây trồng vậtnuôi… Một số người lại cho rằng công nghệ cao phải là rất cao, vượt trội hẳnlên như công nghệ của Israel về nhà màng, tưới, chăm bon tự động… Để địnhhướng đúng đắn cả về nhận thức và thực tiễn áp dụng công nghệ cao vào sảnxuất, phát triển những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh

Trang 21

nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, phát triển những khu nông nghiệp côngnghệ cao ở các tỉnh, thành trong cả nước, đặt ra yêu cầu phải xây dựng nhữngtiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao là việc làm hết sức cần thiết

Một là: Tiêu chí kỹ thuật của nông nghiệp công nghệ cao

Đo là nền nông nghiệp hàng hoa sử dụng công nghệ tiên tiến, mà côngnghệ này được tạo ra trong nước hoặc nhập khẩu bảo đảm tăng năng suất laođộng nông nghiệp bằng hoặc lớn hơn 30% so với công nghệ đang sử dụng Đểđạt được năng suất đo phụ thuộc vào việc cơ giới hoa tổng hợp và sử dụng cácphương tiện tự động, cụ thể là cơ giới hoa khâu làm đất bằng máy kéo đạt tỷ lệ90% đến 95%, phun thuốc phòng, chống dịch bệnh bằng máy co động cơ 40%đến 80% ; tỷ lệ cơ giới hoá khâu gặt đập bằng máy liên hợp đạt 30% đến 60%.Tưới tiêu bằng máy công suất lớn, sơ chế nông sản bán tự động, chế biến nôngsản bằng máy tự động đạt tỷ lệ 90 - 100% Sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm50% công lao động trở lên, sử dụng công cụ gieo giảm 60% chi phí giống [45]

Không co tình trạng thiếu lao động mùa vụ, nâng cao năng suất, chấtlượng cây trồng và vật nuôi

Cải tiến tổ chức các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp dựa vàocông nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ

tự động hoa, cơ giới hoa Các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra phải đápứng các tiêu chí: là sản phẩm công nghệ cao; là sản phẩm co chất lượng và tínhnăng vượt trội, sản phẩm co giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường

Để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảngcách so với các nước tiên tiến, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng khu nông nghiệpcông nghệ cao, mô hình nông nghiệp công nghệ cao và các vùng nông nghiệpứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành trong cả nước Xây dựng các khunông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạokhoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, tạo việc làm và đem lại lợi ích chođất nước Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao gop phần thúc đẩy công

Trang 22

nghiệp hoá nông nghiệp, đong vai trò làm “đầu tàu”, mở đường cho việc đưanhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nôngnghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướnghiện đại hoá Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đáp ứng mụctiêu dài hạn của phát triển nông nghiệp nước ta là phát triển nền nông nghiệphàng hoa, co sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu, dựa trên

cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kết hợpvới áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ nông nghiệp tiên tiến

Hai là: Tiêu chí kinh tế của nông nghiệp công nghệ cao

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải co hiệu quả kinh tế cao hơn ítnhất 30% so sản phẩm được sản xuất ra với công nghệ hiện đang sử dụng và sảnphẩm nông nghiệp công nghệ cao phải co sức cạnh tranh cao trên thị trường

Phương thức tổ chức sản xuất tiên tiến, tư duy sản xuất, kinh doanhtrong nông nghiệp theo phong cách công nghiệp là yêu cầu quan trọng khôngchỉ đối với người nông dân, mà còn đối với các cán bộ quản lý ngành nôngnghiệp, cán bộ và công nhân của các doanh nghiệp Nông dân phải tiếp cậnđược những yêu cầu kỹ thuật, mức đầu tư, trình độ quản lý cao hơn so với lốicanh tác phổ thông Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải tạo ra sảnphẩm tốt, năng suất hiệu quả tăng gấp 2 lần trở lên [3]

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao co năng suất và hiệu quảtăng bằng hoặc lớn hơn 35% trở lên so với công nghệ đang sử dụng [3] Thực

tế ở xã Tây Tựu - huyện Từ liêm, huyện Mê Linh thành phố Hà Nội triểnkhai thành công đã chứng minh cho tính khả thi thực hiện tiêu chí kinh tế này

Ba là: Tiêu chí xã hội và môi trường của nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao phải tạo nhiều việc làm cho nhân dân, xoađoi giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động nông nghiệp, xây dựngnông thôn mới Xây dựng nông thôn mới ở nước ta là nhu cầu bức thiết của

Trang 23

cư dân nông thôn Nông nghiệp công nghệ cao chính là là đòn bẩy xây dựngnông thôn mới Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải phát huy nội lực củanhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thunhập, cải thiện đời sống cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nôngthôn, phát triển hợp tác từ phát triển cộng đồng

Nông nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, bảo tồn và pháttriển chất lượng môi trường Môi trường nông nghiệp, nông thôn nước ta đangchịu ô nhiễm ngày càng lớn cùng với sức ép về nhu cầu của những sản phẩmnông sản sạch, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùngnội địa và xuất khẩu Vấn đề môi trường của nông nghiệp công nghệ cao phải

co tỷ lệ thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường từ 35% đến 50% [31]; và, hình thức

tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làtiêu chí vô cùng quan trọng nhằm gop phần giải quyết những vấn đề xã hội vàmôi trường

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

Nghiên cứu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệpcông nghệ cao ở thành phố Hà Nội, nhằm làm rõ những kho khăn thuận lợi vềdân trí và điều kiện kinh tế, xã hội cho phát triển công nghệ cao; tiềm năngsản xuất của nông dân, doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ cao Từ

đo làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệcao ở thành phố Hà Nội

Một là: Số chất lượng lao động và trình độ tiếp nhận, sáng tạo khoa học

công nghệ của các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ở thành phố HàNội sau mở rộng

Số liệu thống kê cho thấy sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân sốthủ đô đạt trên 7,1 triệu người Hiện tại dân số trong độ tuổi lao động của

Trang 24

thành phố Hà Nội đang co 4,29 triệu người, trong đo 97,6% biết đọc biết viết;22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở; 46,7% tốt nghiệp trung học phổ thông trởlên Những tỷ lệ này đều cao hơn bình quân của cả nước Về trình độ chuyênmôn kỹ thuật co 26,9% số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo; trong đo co3,6% số người co bằng sơ cấp; 7,5% co bằng trung cấp; 2,5% co bằng caođẳng và 13,3% co bằng đại học trở lên Theo đánh giá của người sử dụng laođộng, kỹ năng nghề của lao động thủ đô đã qua đào tạo nghề trên 30% đạt khágiỏi, gần 59% đạt loại trung bình Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thànhphố đạt 45%, trong đo lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5%năm), tuy nhiên, chất lượng lao động co trình độ chuyên môn kỹ thuật phân

bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đàotạo noi chung, đào tạo nghề noi riêng ở khu vực nông thôn còn thấp [31] Vấn

đề nêu trên phản ánh số, chất lượng, trình độ dân trí lao động tuy quan trọng,song quan trọng hơn là trình độ tiếp nhận và sáng tạo khoa học công nghệ củacác chủ thể kinh tế là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển nông nghiệpcông nghệ cao thành phố Hà Nội Trước hết, no ảnh hưởng đến chủ trươngxây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao Thực tế cho thấy, nhờ cotiếp nhận ban đầu và co sự sáng tạo nhất định trong ứng dụng công nghệ caovào nông nghiệp cho nên một số mô hình tròng rau củ quả an toàn và trồnghoa nhà lưới của huyện Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh bước đầu thu được một

số kết quả khá; ngược lại, nhiều địa phương khác tuy xây dựng được mô hình,nhưng các chủ thể kinh tế yếu về khả năng tiếp nhận và sáng tạo khoa học -công nghệ làm cho mô hình được xây dựng mang nặng tính hình thức Hai là,

no ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực và năng suất lao độngtrong nông nghiệp Một khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nôngnghiệp thì chi phí các nguồn lực không hề nhỏ, nếu các chủ thể biết phát huyvai trò của khoa học - công nghệ thì nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn và

Trang 25

ngược lại sẽ kém hiệu quả gây tổn thất, lãng phí nguồn vốn, sức lao động Ba

là, no ảnh hưởng đến hiệu quả liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệpcông nghệ cao Khả năng tiếp nhận và sáng tạo khoa học - công nghệ phụthuộc vào trình độ dân trí Muốn phát triển nông nghiệp cao phải coi khoa họccông nghệ là đòn bẩy, lấy đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật làm nòng cốt.Bằng các chính sách và chủ trương đúng đắn, chính quyền các cấp là ngườitạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học chuyển giao công nghệ sản xuấttiên tiến cho các doanh nghiệp và nhà nông Do đo, cùng với việc nâng caodân trí, phải tăng cường công tác khuyến nông giúp doanh nghiệp và nhànông đẩy mạnh sáng tạo khoa học - công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi vàchế biến nông sản, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp

Hai là: Trình độ phát triển khoa học - công nghệ của quốc gia

Ngày nay, trình độ khoa học - công nghệ quốc gia ảnh hưởng quyết địnhđến phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và trực tiếp ảnh hưởng đến doanhnghiệp, trang trại, hợp tác xã và nhà nông trong ứng dụng công nghệ kỹ thuậttiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp Thực tiễn chứng minh, nôngnghiệp Israel là một nền nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến nhất thế giới Israel

co khả năng nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ và đặc biệt chú trọngtính hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Ở nước ta nềnnông nghiệp nhìn chung còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thếgiới, nay đang chuyển mạnh theo hướng đi lên sản xuất nông nghiệp hàng hoalớn Theo đo, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta lại càng chịu ảnh

hưởng sâu sắc của trình độ khoa học - công nghệ nước nhà Trước hết, trình độ

khoa học - công nghệ quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa họcnông nghiệp và tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài và dự án vềnông nghiệp công nghệ cao Kết quả và sản phẩm của các công trình nghiêncứu phải gop phần thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực

Trang 26

cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành nông nghiệp trong quá trình hội nhậpquốc tế, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cáctỉnh thành phố Hai là, sự ảnh hưởng trực tiếp đến đẩy nhanh tốc độ phát triểnnông nghiệp công nghệ cao Đây là sự lan tỏa khoa học - công nghệ từ phạm vi

cả nước đến các ngành và lĩnh vực kinh tế, trong đo co nông nghiệp Trình độkhoa học - công nghệ quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng khoahọc - công nghệ nhanh hay chậm từ khâu tạo giống cây trồng, vật nuôi đếnchăm soc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ Ba là, sự ảnh hưởng đếnphát triển, nhân rộng mô hình cây trồng, vật nuôi mới, chất lượng cao trên địabàn các tỉnh/thành phố, trong đo co thành phố Hà Nội

Để phát huy vai trò của khoa học công nghệ quốc gia tác động theohướng tích cực đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cần đầu tư lớn chokhoa học kỹ thuật nông nghiệp từ nhiều nguồn: ngân sách và cộng đồng, cáchợp tác quốc gia song phương, các tổ chức nông nghiệp cấp tỉnh, thành vàquốc gia, nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng, vật nuôi của doanh nghiệp, trangtrại, hợp tác xã và từ tư nhân Vấn đề quan trọng là phải co những quyết sáchtáo bạo, sự hỗ trợ của Chính phủ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệNguyễn Quân đánh giá rằng, thành phố Hà Nội là nơi tập trung 70% các nhàkhoa học, giáo sư, tiến sĩ khoa học trong cả nước và cũng là nơi đã ban hànhnhiều văn bản, chính sách đi trước cả nước đối với hoạt động khoa học - côngnghệ Do đo, cần sự phối hợp những nhà làm khoa học với nhà quản lý,doanh nghiệp và nhà nông trong nông nghiệp chính là tìm hướng đi cho pháttriển nông nghiệp công nghệ cao Bởi thế, trí tuệ Hà Nội cộng với tài nguyênthiên nhiên Hà Nội và Công nghệ đầu - cuối của thế giới, đồng hành cùng cácdoanh nghiệp và nông dân co đủ tâm, trí và lực sẽ tạo ra một cuộc cách mạnglớn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gop phần không nhỏ vào công cuộccông nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước và của Thủ đô

Trang 27

Ba là: Cơ chế chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách đất đai

Cơ chế chính sách của Nhà nước co ảnh hưởng lớn đến thúc đẩy hoạtđộng nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nôngnghiệp Trước hết, cơ chế chính sách của Nhà nước tác động đến việc ưu tiênphát triển công nghệ cao, sử dụng tài nguyên tiết kiệm năng lượng Hai là, cơchế khoán gọn đến sản phẩm khoa học cuối cùng đã được thể hiện trong Luậtkhoa học và công nghệ làm cho các công trình nghiên cứu khoa học côngnghệ lĩnh vực nông nghiệp ngày càng co chất lượng, bám sát thực tiễn pháttriển nông nghiệp và ứng dụng đạt kết quả cao Ba là, chính sách bảo đảm cơ

sở vật chất làm cho hoạt động nghiên cứu rút ngắn thời gian, đưa nhanh kếtquả nghiên cứu vào thực tiễn Bốn là, Nhà nước co chính sách ưu đãi, trọngdụng, nhằm thu hút cán bộ co trình độ cao, tạo cơ hội cho họ nghiên cứu khoahọc và thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp tiên tiến Năm

là, chính sách đất đai của Nhà nước co ảnh hưởng quan trọng đối với pháttriển các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao, khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Xâydựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ vềquỹ đất, nếu thực hiện chính sách không trúng sẽ gây kho khăn trong việc bảođảm mặt bằng cho triển khai các dự án Thực tiễn chỉ ra rằng, sử dụng 10 hacho khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả cao hơn Nếu chỉ sửdụng một ha sẽ không đủ lượng hàng hoá cung cấp ổn định cho bạn hàng vàxoay vòng các loại sản phẩm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo

ý kiến của các doanh nghiệp không thể hấp dẫn như khu công nghiệp, do đonếu không co chính sách tốt sẽ rất kho kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệpvào làm Do vậy, quan trọng nhất vẫn phải là rõ ràng về chính sách, đi cụ thểvào từng vấn đề mới co thể thúc đẩy nhanh đề án nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao đã được phê duyệt Chính phủ xem xét quyết định ban hành quy chế

Trang 28

tổ chức và hoạt động khu nông nghiệp công nghệ cao để đẩy mạnh xây dựng

và thu hút nguồn lực xã hội tham gia phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao Mặt khác để áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, nhất thiếtphải co các doanh nghiệp co đủ điều kiện thực sự vào cuộc Chính phủ banhành những chính sách khác biệt trong vòng 3 - 5 năm để khích lệ doanhnghiệp sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này Bên cạnh đo cũng phải co chínhquyền mạnh, nhận thức đầy đủ về vấn đề công nghệ cao trong nông nghiệp đểvào cuộc mạnh mẽ cùng các nhà đầu tư

Bốn là: Sự bảo đảm về vốn, cơ sở vật chất và thị trường

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố

đã phân tích ở phần trên, song còn những yếu tố quan trọng khác mà tác giảluận văn cần tập trung nghiên cứu Đo là yếu tố vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.Vốn, cơ sở vật chất là đầu vào quan trọng đối với phát triển nông nghiệp côngnghệ cao Để đầu tư cho mỗi ha đất canh tác ứng dụng công nghệ cao cần cokhoảng trên chục tỉ đồng mỗi năm, rất tốn kém Nhà nước và Ủy ban nhândân các tỉnh/ thành phố đã quan tâm bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách Trungương và địa phương với mức cao nhất co thể Tuy nhiên, sự bảo đảm đo theo

kế hoạch còn gặp rất nhiều kho khăn trở ngại làm ảnh hưởng không tốt đếnviệc thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao Một là, ảnhhưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao,nhất là thiếu tiền để chi trả cho giải phong mặt bằng do người co đất đòi hỏi ởmức chi trả cao so với định giá theo qui hoạch Hai là, ảnh hưởng đến sự lựachọn công nghệ; hiện nay, công nghệ tạo ra trong nước chưa nhiều cho nênphần lớn phải nhập công nghệ từ nước ngoài giá đắt cho nên đứng trước khokhăn về vốn, buộc doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ trung bình Ba là,ảnh hưởng đến tổ chức quản lý, sử dụng vốn; cũng do kho khăn về vốn, chonên doanh nghiệp thường bị các nhà cung cấp nước ngoài bán cho công nghệ

Trang 29

lạc hậu, thâm chí là công nghệ tân trang mà không hề biết; cũng co doanhnghiệp tuy không kho khăn về vốn co điều kiện nhập công nghệ tiên tiếnnhưng lại thiếu chú ý đầu tư vốn cho đào tạo cán bộ kỹ sư và nhân viên sửdụng công nghệ, khi gặp sự cố phải mất hàng năm mới khắc phục được Điều

đo cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố vốn và sử dụng vốn đến tổ chức, quản

lý, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư là điều dễ nhận thấy ở nước ta

Nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta noi chung, ở thành phố Hà Nộinoi riêng là nền nông nghiệp phải luôn gắn với thị trường Những nước co nềnnông nghiệp phát triển họ ít gặp kho khăn về thị trường vì họ đã chủ động tìmkiếm thị trường trước khi tổ chức sản xuất nên họ rất sẵn thị trường tiêu thụcác sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, họ còn co chính sách đãi ngộ tốtđối với nông nghiệp công nghệ cao Do đo thị trường ảnh hưởng quyết địnhđến đầu vào đầu ra của nông nghiệp công nghệ cao Thị trường tốt và thị phầnlớn sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đưa sảnphẩm nông nghiệp công nghệ cao đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời

Ở đất nước Israel: năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho

17 người, con số hiện là 90 người Một ha đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay

500 tấn cà chua/vụ Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm - mức năng suất mà

không một nước nào trên thế giới co được [22] Như vậy, số lượng nông phẩm

hàng hoa tăng lên nhanh chong nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nôngnghiệp gắn liền với chất lượng sản phẩm cao là một tiêu chí đánh giá trình độphát triển nông nghiệp công nghệ cao, còn tiêu chí khác là sản phẩm co sứccạnh tranh cao trên thị trường Điều đo cho thấy thị trường là nhân tố tác độngquyết định đến hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao

1.2 Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

1.2.1 Thành tựu nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

* Đánh giá nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội theo tiêu chí kỹ thuật.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoa X) về

Trang 30

nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thấy sản xuất nông nghiệp thành phố

Hà Nội đã đạt được 5 mặt khá, đo là: Định hướng sản xuất hàng hoa rõ hơnvới các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như vùng lúa chất lượng cao, tăng

từ 2.000 - 3.000ha năm 2008 lên hơn 30.000ha hiện nay, tương lai sẽ tăng lênkhoảng 50.000ha Diện tích rau an toàn tăng từ hơn 800ha lên 5.000ha năm

2013 Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chăn nuôi cũng đạt 6 - 7%/năm Tổnggiá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 8.727 tỷ đồng (giá cố định) tăng18,2% và đạt 37.181 tỷ đồng (giá thực tế) tăng 84,6% so với năm 2008 Cơcấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sảnxuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 1,75%/năm, năm 2012 đạt trên 199

triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn 2 lần so với năm 2008 [31]

Đây là thành tựu co nghĩa quan trọng tạo đà cho phát triển nông nghiệp

công nghệ cao ở Thủ đô trong thời gian tới.

Thứ nhất: Sử dụng công nghệ phương tiện tiên tiến mang lại năng suất

lao động cao đã bước đầu được thực hiện ở số đông các đơn vị sản xuất nôngnghiệp hàng hoa các huyện của thành phố Hà Nội

Trong lĩnh vực trồng trọt, việc sử dụng công nghệ lúa gieo thẳng, sửdụng máy cấy được đánh giá là hiệu quả, thúc đẩy hình thành vùng sản xuấthàng hoa tập trung Năm 2012, mô hình mạ khay, máy cấy được thành phố HàNội thực hiện thí điểm tại 2 huyện: Phú Xuyên và Ứng Hòa Thực tế cho thấy,

mô hình này đã nâng cao năng suất lao động, chủ động thời vụ, giảm chi phísản xuất Đánh giá chung: Tỷ lệ cơ giới hoa trong nông nghiệp của thành phố

Hà Nội khâu làm đất đạt 69,2%, khâu gieo cấy đạt 7,1%, khâu thu hoạch đạt

7,8% [31]

Đặc biệt, hệ thống thủy lợi được đầu tư bài bản và đồng bộ hơn; ngoàicác hệ thống thủy lợi nhỏ, thành phố còn đầu tư 10 hệ thống thủy lợi lớn,trong đo co những công trình quy mô lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á nhưtrạm bơm tiêu Yên Nghĩa co công suất 120m3/s, phục vụ tiêu thoát úng cho cảsản xuất nông nghiệp và khu vực nội thành Ngoài ra, hệ thống đê kè được

Trang 31

đảm bảo, làm tốt công tác phòng chống lụt bão của Thành phố Trồng cây ănquả, cây cảnh, hoa, các loại rau an toàn tại các trung tâm hoa cây cảnh ở cáchuyện: Từ Liêm, Đan Phượng, Phú Xuyên, Mê linh, Đông Anh kỹ thuậttrồng hoa tại các địa phương này đã được cải tiến, đặc biệt kỹ thuật nhângiống hoa bằng công nghệ sinh học Vitro đã được ứng dụng Ưu điểm củaphương pháp này là hệ số nhân giống cao, cây khỏe, sạch bệnh, chất lượnghoa tốt Bên cạnh đo, mô hình kỹ thuật trồng hoa trong nhà kính, nhà lưới với

hệ thống tưới phun, chăm soc tự động và bán tự động cũng đang được nhânrộng, đặc biệt là ở xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm, huyện Mê Linh, huyện ĐôngAnh Nhờ sử dụng công nghệ phương tiện tiên tiến đã thúc đẩy chuyển đổi cơcấu cây trồng, sản xuất ra sản phẩm hoa, quả, cây cảnh xuất khẩu sang TrungQuốc với số lượng khá lớn [17]

Trong lĩnh vực chăn nuôi, các doanh nghiệp, trang trại và nông dântrong các hợp tác xã của thành phố Hà Nội đã tập trung phát triển các vùng bòsữa và bò thịt, vùng thủy sản, vùng gia cầm co diện tích khá lớn, bước đầu

áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến như công nghệ lai tạo giống bằng thụtinh nhân tạo với dây chuyền sản xuất tinh cọng rạ hiện đại Minitub (Đức),

công nghệ đeo gông bộ phận sinh dục của bò đực để chúng không thể sinh sản

được mà không cần phải triệt sản ; bên cạnh đo đã áp dụng cơ chế phát triểnchăn nuôi sạch và xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thôngqua các doanh nghiệp Nhờ đo sản phẩm chăn nuôi bước đầu mang đặc tínhsản phẩm công nghệ cao về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xãhội Hiện nhiều khu chăn nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, cho hiệu quảkinh tế cao như khu trang trại chăn nuôi lợn kết hợp nuôi trồng thủy sản ở xã

An Phú, huyện Mỹ Đức nuôi hơn 600 con lợn nái; khu chăn nuôi gia cầm tậptrung ở xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ với diện tích 12ha, nuôi hơn 2.000con lợn và gần 10.000 con gia cầm Qua khảo sát khu chăn nuôi bò thịt và bòsữa, cho thấy: hợp tác xã Minh Châu, huyện Ba Vì xây dựng khu trang trạinuôi bò thịt rộng 15ha với quy mô nuôi gần 100 con bò thịt Đồng thời huyện

Trang 32

Ba Vì hiện co khoảng 1.500 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 5.500 controng năm 2012 Hiện 100% số xã thuộc Ba Vì đang tập trung phát triển bòsữa theo quy mô hộ gia đình Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) và Trung tâmNghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì đã xây dựng trang trại mẫu bò sữa và đồng

cỏ Ba Vì để giúp nông dân xây dựng mô hình nông hộ chăn nuôi bò sữa theocách làm mới hiệu quả Trang trại mẫu được đầu tư 40 tỷ đồng trong giai đoạn

I trên diện tích 25ha với công suất 500 con Giai đoạn hai sẽ mở rộng, nânglên 1.000 con với hai khu chuồng nuôi [31] Ở đây co khu vực chăn nuôi bò,khu vực chuẩn bị thức ăn cho bò, khu vực vắt sữa rộng rãi, thoáng mát với cáctrang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Thụy Điển và khu đồng cỏ mẫu đangtrồng các giống cỏ tốt nhất trong khu vực Đây cũng là nguồn cung cấp giống

bò sữa nhập khẩu được chọn lọc từ trong và ngoài nước cho nông dân và các

cơ sở chăn nuôi… Một trong những thành công của nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao thành phố Hà Nội là đã nghiên cứu lai tạo giống bò BBB(Blanc- Blue-Belgium) trên nền đàn bò thịt laisind của Việt Nam thành đàn bòF1 hướng thịt Bò BBB là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ, tuy nhiên bòBBB thuần kho đẻ, tỷ lệ mổ đẻ cao và giống đắt Để khắc phục những nhượcđiểm này, từ năm 2001, Công ty Giống gia súc Hà Nội đã tiến hành nghiêncứu, khảo sát công thức lai tạo giống bò thịt cao sản từ bò laisind với bò BBB

và ứng dụng trong chăn nuôi bò thịt ở Hà Nội Dự án được triển khai trên địabàn 44 xã thuộc 7 huyện: Ba Vì, Soc Sơn, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phúc Thọ,

Phú Xuyên, Đan Phượng [58]

Thứ hai: Các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp dựa vào công

nghệ cao co sự phát triển đáng kể

Trong lĩnh vực sản xuất rau hoa quả, khâu trồng và chăm soc được thựchiện chủ yếu trên cánh đồng mẫu lớn (cánh đồng mẫu lớn từng bước đã tạo ramối liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông Từthực tiễn cánh đồng mẫu lớn ở phía Nam đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt sovới cánh đồng khác, vụ xuân 2012, mô hình này được thí điểm thực hiện ở

Trang 33

bốn tỉnh/ thành phố phía Bắc là: Thanh Hoa, Nam Định, Thái Bình và HàNội) [56] Ở Hà Nội, một số đơn vị sản xuất thực hiện trong khu nhà màng vànhà kính co diện tích khá lớn; khâu tạo giống sử dụng công nghệ mới nhưnuôi cấy mô tế bào thực vật và ươm cành, chiết cành… đã cung cấp hàngtriệu cây giống cho người sản xuất, nhất là các giống cây quý hiếm như hoaphong lan, bưởi đặc sản Về khâu tưới tiêu đã co 100% người sản xuất đã sửdụng máy bơm công suất lớn và một số bộ phận đã vận hành hệ thống tưới tựđộng, chăm soc tự động bằng máy tính nhờ đo đã giảm đáng kể số công laođộng Điều này co ý nghĩa rất lớn tạo ra năng suất lao động cao hơn so vớitrước Tương tự như trên, trong lĩnh vực chăn nuôi sử dụng công nghệ lai giữagia súc, gia cầm nội với gia súc, gia cầm ngoại; sử dụng công nghệ cho ăn,tắm rửa theo giờ với chuồng trại được thiết kế theo quy cách chăn nuôi côngnghiệp, nhờ đo, sản phẩm sản xuất ra co năng suất tăng khá

Thứ ba: Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao co xu hướng tăng về số

lượng, nhiều sản phẩm chất lượng tốt khẳng định thương hiệu Hà Nội

Đây là sự thể hiện rõ nét đặc thù phát triển nông nghiệp Thủ đô Đo lànhững sản phẩm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và nhờ vào tínhnăng động sáng tạo của cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, nhân viên chuyên môn kỹthuật trong các doanh nghiệp và người nông dân các địa phương của thànhphố Hà Nội Sản phẩm co năng suất khá cao nhờ làm tốt khâu lai tạo giống vàchăm soc theo quy trình công nghệ tiên tiến Xét về hộ chăn nuôi ứng dụngcông nghệ cao ở các huyện của thành phố Hà Nội và sản phẩm do họ làm rangày càng tăng Điển hình trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Lâm ởthôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai co tới 50 con lợn nái, 400con lợn thịt và 7.000 con gà đẻ trứng Trứng gà ở trang trại Tiên Viên sảnlượng tiêu thụ bình quân đạt 70.000 quả/ngày Xét về xã chăn nuôi trọngđiểm, đến nay thành phố đã co 12 xã chăn nuôi trọng điểm bò sữa với hơn 10nghìn con chiếm hơn 80% tổng đàn bò sữa của thành phố, đạt sản lượng sữa78,96 tấn/ngày; 15 xã chăn nuôi bò thịt với hơn 22 nghìn con chiếm khoảng

Trang 34

19% tổng đàn bò của thành phố [31] Hàng năm, làng hoa Tây Tựu Từ Liêmcung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa

Trên thị trường Hà Nội và cả nước, ngày càng co nhiều sản phẩm mangthương hiệu Hà Nội được người tiêu dùng ưa thích Trong đo co thể kể đếnnhãn hiệu “Sữa Ba Vì” hiện được người tiêu dùng cả nước biết đến; gà đồi BaVì; gà đồi Soc Sơn; vịt cỏ Vân Đình; trứng vịt Liên Châu; vịt Đại Xuyên; gàMía Sơn Tây; ổi Đông Dư; bưởi Diễn; bưởi đường Quế Dương; nhãn muộnĐại Thành và nhiều sản phẩm khác Đo là những sản phẩm nếu so sánh vớibưởi Đoan Hùng, bưởi năm doi và ổi Bo Thái Bình thì bưởi Diễn, bưởiđường Quế Dương và ổi Đông Dư co hương vị riêng Nếu so với sản phẩmcùng loại ở các tỉnh thành trong cả nước cho thấy thịt bò và sữa Ba Vì, vịtVân Đình, vịt Đại Xuyên, gà đồi Ba Vì, gà đồi Soc Sơn nức mùi thơm ngon

Về sản phẩm lúa gạo, hiện nay nhà nông và doanh nghiệp nông nghiệp HàNội đã xây dựng được 2 nhãn hiệu, thương hiệu “Gạo Thủ đô” và “Gạo BồNâu” Gạo Hà Nội với đặc trưng chất lượng cao và được mua qua các cơ sởthu mua của nông dân theo “chuỗi” liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ co nhãnmác, chỉ dẫn địa lý, tên tuổi cụ thể bán ra thị trường Từ 40% diện tích giốnglúa chất lượng cao sẽ tăng lên 60-70% và co sự tham gia của doanh nghiệp têntuổi, gạo Hà Nội sẽ được phổ biến và sử dụng rộng rãi [23]

Thứ tư: xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao và các vùng nông

nghiệp sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội bướcđầu mở ra hướng phát triển mới của nông nghiệp Thủ đô

Khu nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai lần đầu tiên ở thànhphố Hà Nội do Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả (HADICO) thuộc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đăng ký ở cấp thành phố Khu côngnghệ cao co diện tích gần 16 ha, với tổng số vốn đầu tư hơn 18 tỉ đồng, trong

đo hơn một nửa là từ nguồn ngân sách thành phố, còn lại là vốn tự co và huyđộng Các khu nhà kính, nhà điều khiển vi tính trung tâm, trạm xử lý nước, hệ

Trang 35

thống mương máng, đường nội bộ được xây dựng chất lượng Các trangthiết bị phục vụ khu nhà kính như hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, thônggio, hệ thống xử lý nước đều được nhập đồng bộ từ Israel Trong khi, mọithông số về độ ẩm, nhiệt độ, lượng chất hữu cơ của những luống rau, luốnghoa được liên tục cập nhật trên máy tính, nếu co chênh lệch so với các thông

số chuẩn đã nạp sẵn thì hệ thống sẽ tự động bật giàn phun hơi ẩm hoặc quạtthông gio Các loại giống cây trồng, giống rau, giống hoa, giống cây ăn quảđược sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô Invitro trong ống nghiệm, sau đođược tiếp tục ươm trong điều kiện vô trùng ở vườn ươm trong nhà kính rồimới đem ra cung cấp cho bà con nông dân hoặc chuyển ra ruộng trồng thànhcây thương phẩm để bán ra thị trường Danh mục các loại giống cây mà khunông nghiệp công nghệ cao tập trung sản xuất cũng là các giống cây trồng màthị trường đang co nhu cầu rất lớn như cải bắp, súp lơ, đậu xanh, bưởi Diễn,cam Canh, hoa cúc, cẩm chướng, lan hồ điệp…

Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệcao Hiện nay, ở thành phố Hà Nội đã hình thành một số vùng chuyên canhsản xuất nông sản hàng hoa với năng suất và giá trị thu nhập cao như: vùngsản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng hoa cây cảnh,vùng cam Canh, bưởi Diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa Các vùngsản xuất này tập trung tại các huyện Mê Linh, Đông Anh, Hoài Đức, Ba Vì,Soc Sơn, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Đan Phượng…

Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hoa chất lượng cao đã đạt nhiều kếtquả tích cực Tính đến hết vụ xuân 2013, Hà Nội đã xây dựng 6 điểm mới vớiquy mô mỗi thửa ruộng từ 150 – 200 ha để sản xuất các giống lúa chất lượngcao như Bắc Thơm số 7, T10, Nàng Xuân, Hương Thơm số 1, nếp LangLiêu… Đến nay, Hà Nội đã co 40 vùng sản xuất lúa hàng hoa chất lượng caotại 11 huyện ngoại thành, nâng tổng diện tích đạt 11.000ha [23]

Trang 36

Về phát triển vùng rau an toàn, thành phố Hà Nội đã lập xong quyhoạch đến năm 2015, dự kiến sẽ quy hoạch 110 - 120 vùng sản xuất rau antoàn tập trung với tổng diện tích 5.000 ha tại hầu hết các huyện ngoại thành.Hiện nay, Thành phố đã lập được 31 dự án đầu tư xây dựng vùng rau an toàntập trung với tổng diện tích trên 2.000 ha, trong đo đã co 15 dự án được phêduyệt Đã co 3 vùng sản xuất rau an toàn tập trung quy mô lớn được hìnhthành là Văn Đức (Gia Lâm) 250 ha, Duyên Hà, Yên Mỹ (Thanh Trì) 106 ha

và Thanh Đa (Phúc Thọ) 50 ha Thành phố Hà Nội sẽ đầu tư tới gần 7.464 tỷđồng, trong đo Nhà nước sẽ hỗ trợ gần 964 tỷ đồng, còn lại là vốn từ doanhnghiệp, hợp tác xã và nông dân Tại xã Liên Mạc, huyện Mê Linh đã hìnhthành 4 vùng sản xuất rõ rệt: sản xuất rau an toàn 17 ha, chăn nuôi tập trung

13ha, chăn nuôi thủy sản gần 2 ha và trồng lúa 503 ha [31]

Về phát triển khu, vùng chăn nuôi ở thành phố Hà Nội: Hiện nay đãxây dựng được 52 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với tổng diện tíchhơn 950 ha ở các huyện, thị xã thuộc khu vực ngoại thành Năm 2013 sẽ pháttriển thêm 5 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các huyện như:Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa với diện tích mỗi khu từ 15 ha đến khoảng

70 ha, các khu này hoạt động co hiệu quả [31] Những vướng mắc trong quyhoạch vùng, khu sản xuất nông nghiệp hàng hoa tập trung ở thành phố Hà Nội

đã được thu thập, thống kê chi tiết và bước đầu xử lý được một số vấn đề nổicộm, đặc biệt là các ý kiến phản ánh được lãnh đạo ngành nông nghiệp tiếpthu nghiêm túc, giải quyết kịp thời, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đại

đa số nhân dân

* Thành tựu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội theo tiêu chí kinh tế

Thứ nhất: Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

được đánh giá co hiệu quả kinh tế cao và co sức cạnh tranh trên thị trường

Như trên đã khảo sát, khu nông nghiệp công nghệ cao Cầu Diễn huyện Từ Liêm hàng năm cung ứng 2,5 - 2,6 triệu cây giống phẩm chất tốt và

Trang 37

-hơn 4,3 tấn hạt giống rau đầu dòng cho sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành

Hà Nội, đồng thời trực tiếp đưa ra thị trường tiêu dùng khoảng 360 tấn rausạch thương phẩm và 6 đến 7 triệu bông hoa các loại [59] Đối với sản phẩmvùng chăn nuôi bò thịt Ba Vì, giống bò thịt F1 BBB co thời gian nuôi hiệuquả kinh tế cao nhất khoảng 17 - 18 tháng Thịt bò F1 BBB thơm ngon, dinhdưỡng cao, mềm, đặc biệt tỷ lệ thịt rất cao (khoảng 60% thịt xẻ, hơn 50% thịttinh, trong khi các giống bò thịt khác chỉ đạt 38 - 40% thịt xẻ) Vì vậy, manglại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi Hiện co một số bò F1 BBB nuôiđược 16 - 17 tháng, trọng lượng đạt 450 - 500kg/con đã được các thương láitrả tới 44 - 45 triệu đồng/con, cao hơn bò thịt giống khác cùng tháng là 15 -

16 triệu đồng/con Ngay cả bê F1 BBB 1 tháng tuổi cũng bán được tới 5 triệuđồng/con, cao hơn bê thịt khác hơn 2 triệu đồng [58]

Thứ hai: Phương thức tổ chức sản xuất tiên tiến, nông nghiệp thành phố

Hà Nội đã phát triển đúng hướng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao

Thành phố Hà Nội đã thực hiện mô hình trình diễn mạ khay, máy cấytại 4 hợp tác xã với diện tích là 20 ha Loại máy sử dụng là máy KUBOTASPW-48C với ưu điểm là gọn nhẹ, dễ vận chuyển và thao tác, chi phí đầu tưtương đối thấp, phù hợp với quy mô đồng ruộng hiện co Kết quả cho thấy,trong thời gian làm việc 8 giờ, với 2 lao động, mỗi ngày máy cấy được 0,8đến 1 ha, bằng 25 - 30 lao động làm thủ công Do máy cấy thưa và nông nênlúa đẻ nhánh sớm, ít sâu bệnh, năng suất cao hơn lúa cấy thủ công khoảng10% Tính chung, lợi nhuận do sử dụng máy cao hơn gần 7 triệu đồng/ha sovới cấy thủ công truyền thống [31] Tại khu nông nghiệp công nghệ cao CầuDiễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, xét trên khía cạnh tổng hợp co

“lãi” lớn vì đã co không dưới 600-700 đoàn khách đến tham quan, học hỏikinh nghiệm Vì đo là nơi trình diễn trình diễn các loại sản phẩm nôngnghiệp giá trị cao, các thiết bị sản xuất nông nghiệp co hàm lượng chất xámcao, nơi hội tụ các nhân tài, đổi mới và chuyển giao công nghệ, khu ươm tạo

và đào tạo công nghệ thông qua tham quan nghiên cứu, những người nông

Trang 38

dân và doanh nghiệp co nhận thức đúng đắn hơn về nông nghiệp công nghệcao, co tác dụng hình thành thoi quen ứng dụng công nghệ cao vào sản xuấtnông nghiệp ở địa phương, đơn vị mình

Qua khảo sát ở vùng chăn nuôi bò sữa tập trung Ba Vì, điều hết sứcquan trọng là đã tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình, kỹ thuật chăn nuôicho khoảng 7.000 lượt hộ chăn nuôi; tổ chức 2 lớp tập huấn cho 55 cán bộcủa 7 huyện tham gia dự án đã xây dựng 3 mô hình chuồng trại ở cáchuyện Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm để hướng dẫn, trình diễn kỹ thuật chănnuôi cho bà con; bàn giao cho các huyện những trang thiết bị, vật tư, dụng

cụ như máy vi tính, bình bảo quản tinh, bình chứa nitơ, thẻ tai bò, kìm bấm

số tai Ngoài ra, còn là nơi để các nhà khoa học, kỹ sư chuyên môn tổ chứcđào tạo, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi bò sữa miễn phí cho nông dân và các cơ

sở chăn nuôi bò sữa vừa và nhỏ Đặc biệt, đã tổ chức các lớp hỗ trợ đào tạocho sinh viên, nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi bò sữa trong vùng và cáckhu vực lân cận

* Thành tựu nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội xét theo tiêu chí xã hội và môi trường

Thứ nhất: phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội đã

tạo nhiều việc làm cho nhân dân, xoa đoi giảm nghèo, nâng cao đời sống

người lao động nông nghiệp, gop phần xây dựng nông thôn mới.

Hiện tại lao động nông nghiệp của thành phố Hà Nội nhờ co nhiềuviệc làm nên thu nhập của người dân nông thôn tăng lên đáng kể Năm 2008

là hơn 8 triệu đồng/người/năm thì nay tăng lên 21 triệu đồng/người/năm Tỷ

lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm mạnh, từ 8 - 9% năm 2008 xuống cònkhoảng 4% như hiện nay, trung bình giảm gần 2%/năm [31] Phát triển nôngnghiệp công nghệ cao co vai trò rất lớn trong nâng cao tỷ lệ nêu trên; bêncạnh đo còn co tác dụng thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở các xã của thành

Trang 39

phố Hà Nội Phong trào xây dựng nông thôn mới tạo môi trường tốt cho pháttriển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Thứ hai: phát triển nông nghiệp công nghệ cao đi đôi với bảo tồn và

phát triển chất lượng môi trường

Để nông nghiệp công nghệ cao phát triển thân thiện với môi trường,vấn đề quan trọng trước tiên là làm tốt công tác quy hoạch gắn quản lý.Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các huyện một cách quyết liệt tiến hành quyhoạch và quản lý vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để sự phát triển khôngmang tính tự phát và đạt được lợi ích về môi trường Kết quả là tạo nênkhông gian trồng trọt, chăn nuôi, co cây xanh, độ thông thoáng để giải quyếtvấn đề môi trường, tiêu biểu suất sắc là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm và xãLiên Mạc, huyện Mê Linh

Nông dân và doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ mới để bảođảm môi trường Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện mô hình đệm lot sinh thái -công nghệ mới trong chăn nuôi Đây là vật liệu sử dụng làm nền chuồng cokhả năng làm chất xúc tác để lên men các chất thải chăn nuôi và đang đượcứng dụng tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì Chế phẩm trong đệm lot sẽ làm phângiải nước tiểu và phân do gà thải ra, khử mùi hôi thối và hạn chế ruồi muỗicho môi trường xung quanh Đệm lot sinh thái - công nghệ mới co thể sửdụng trong 4 năm Sản phẩm này cũng chứa các vi sinh vật co lợi rất hiệu quảtrong việc phòng chống các bệnh dịch co hại như lở mồm long mong, taixanh, cúm… trong chăn nuôi Các huyện, thị xã ngoại thành Thủ đô đã xâydựng được gần 40.000 công trình khí sinh học (hầm biogas) Những côngtrình khí sinh học này đã gop phần đáng kể trong việc hạn chế mức độ ônhiễm môi trường do chăn nuôi ở khu vực ngoại thành Thủ đô hiện nay Tạitrang trại chăn nuôi lợn với quy mô nuôi gần 700 con lợn thịt, 130 con lợn nái

Trang 40

ngoại ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Soc Sơn, nhờ xây dựng năm hầmbiogas co thể tích mỗi hầm gần 200 m3 để vừa chống ô nhiễm môi trường dochăn nuôi vừa tạo lượng khí dùng chạy máy phát điện 15 kw, trang trại đã tiếtkiệm được hàng chục triệu đồng mỗi năm [31] Việc xây bể khí sinh học ở các

hộ chăn nuôi đang gop phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm nước, không khí vàgiảm phát thải khí nhà kính rất nhiều do khí thải từ chăn nuôi và nước thảisinh hoạt gia đình gây ra

Ủy ban nhân các cấp đã khuyến khích nông dân liên kết sản xuấttheo chuỗi giá trị như mô hình liên kết giữa công ty và các trang trại đểbảo đảm từ khâu cung cấp thức ăn đến khâu thu mua, tiêu thụ sản phẩm,vừa gop phần ổn định thị trường vừa bảo đảm thu nhập cho các bên Bêncạnh đo là nâng cao hiệu quả sản xuất, khả năng kiểm soát dịch bệnh, môitrường và an toàn vệ sinh thực phẩm của hộ gia đình bằng cách gắn họvào các chuỗi sản xuất thực phẩm dưới các hình thức hợp tác xã, tổ hợptác Chính quyền thành phố và các huyện co chính sách hỗ trợ xây dựng

hạ tầng, xử lý môi trường, lãi suất tín dụng và tăng cường các biện phápquản lý dịch bệnh, môi trường, chất lượng giống

Thành phố Hà Nội đã xây dựng 52 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân

cư với 950 ha đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học Đây là hình thức tổ chức sảnxuất mới nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộngđồng và phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh ở các huyện, thị xãthuộc khu vực ngoại thành Điển hình như khu trang trại chăn nuôi lợn kếthợp nuôi trồng thủy sản ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức nuôi hơn 600 con lợnnái; khu chăn nuôi gia cầm tập trung ở xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹvới diện tích 12 ha, nuôi hơn 2.000 con lợn và gần 10.000 con gia cầm; khutrang trại nuôi bò thịt rộng 15 ha với quy mô nuôi gần 100 con bò thịt ở xã

Minh Châu, huyện Ba Vì [31]

Ngày đăng: 21/06/2018, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Báo cáo khoa học và công nghệ nông nghiệp 20 năm đổi mới, tập 7, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học và côngnghệ nông nghiệp 20 năm đổi mới, tập 7
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốcgia
Năm: 2006
7.Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Quá khứ và hiện tại. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Quákhứ và hiện tại
Tác giả: Nguyễn Văn Bích
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2007
8.Trần Ngọc Bút (2010), Chính sách nông nghiệp Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20 và một số định hướng đến năm 2010, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách nông nghiệp Việt Nam nửa cuối thế kỷ20 và một số định hướng đến năm 2010
Tác giả: Trần Ngọc Bút
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốcgia
Năm: 2010
10. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 -2002
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2003
12. Quỳnh Dung và Bạch Thanh (2011), Lãng phí bạc tỷ, công nghệ “đắp chiếu”, Báo Hà Nội mới ngày 12/01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"đắpchiếu”, "Báo Hà Nội mới
Tác giả: Quỳnh Dung và Bạch Thanh
Năm: 2011
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2001
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2011
19. Google Map và Tác giả (2013), Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Hà Nội. Phụ lục 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khu nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao TP Hà Nội
Tác giả: Google Map và Tác giả
Năm: 2013
20. Hà Nội mới (2010), Cơ cấu kinh tế Hà nội 2001 - 2010. Phụ lục 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội mới
Tác giả: Hà Nội mới
Năm: 2010
21. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quátrình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
Tác giả: Hoàng Ngọc Hòa
Nhà XB: Nhà xuấtbản chính trị Quốc gia
Năm: 2008
22. Nguyễn Hoàng (2011), Nông nghiệp Israel, kỳ tích trên hoang mạc. Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 26/12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thờibáo Kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hoàng
Năm: 2011
23. Đinh Gia Huy (2013), Hà Nội, Vùng sản xuất lúa chất lượng cao đạt hiệu quả kinh tế, Theo cổng thông tin điện tử Chính Phủ ngày 17/09/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Tác giả: Đinh Gia Huy
Năm: 2013
25. Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hỗ trợ của Nhànước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO
Tác giả: Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu
Nhà XB: Nhà xuất bảnchính trị Quốc gia
Năm: 2010
27. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Công nghệ cao, Điều 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Côngnghệ cao
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2008
28. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2008), Quá trình đổi mới tư duy lí luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quátrình đổi mới tư duy lí luận của Đảng từ năm 1986 đến nay
Tác giả: Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng
Nhà XB: Nhà xuấtbản chính trị Quốc gia
Năm: 2008
29. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nhà xuất bản chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị
Năm: 2008
34. Thành ủy Hà Nội, Báo cáo thực hiện Chương trình về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện Chương trình về phát triển nôngnghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nôngdân
35. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2457/QĐ-TTg
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w