Phát triển NNL là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong
Trang 1
ĐỖ THỊ AN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2
ĐỖ THỊ AN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
Trang 3Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giáo dục và đào tạo
Trang 4Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ GIANG
9
1.1 Những vấn đề chung về nguồn nhân lực trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Giang
9
1.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Hà Giang
23
Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ GIANG THỜI GIAN TỚI
46
2.1 Một số quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong công
nghiệp hóa ở Hà Giang thời gian tới
46
2.2 Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Giang thời gian tới
58
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại đã minh chứng cho vai trò quyết định của nhân tố conngười đối với sự phát triển kinh tế xã hội Trong thời đại ngày nay, con ngườiđược coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực quan trọng Thật vậy pháttriển nguồn nhân lực trở thành vấn đề trọng tâm trong hệ thống các nguồn lực.Bài học kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới và cả ở Việt Namtrong những năm qua, đã giúp chúng ta khẳng định vai trò quyết định củanguồn nhân lực đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Việt Nam là quốc gia đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn vớiphát triển kinh tế tri thức, nhằm mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi NNL với chấtlượng ngày càng cao Vận mệnh của đất nước, khả năng phát triển và đi lên củaViệt Nam phụ thuộc chính vào nội lực của con người Việt Nam Để đạt đượcmục tiêu đó, Đảng ta đã xác định lấy việc phát huy NNL, nhân tố con người làyếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Một NNL đủ về số lượng,mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và được sử dụng có hiệuquả là cơ sở chủ yếu đảm bảo cho CNH, HĐH thành công
Phát triển NNL là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng
và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn
bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lựcvật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả
về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lêntrình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước Phát triển NNL là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển KT-XH đối với mọiquốc gia và được các nước đang phát triển quan tâm đặc biệt quan tâm nhằmrút ngắn khoảng cách phát triển
Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nhân lực là một trong nhữngtrọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, hướng ưu
Trang 6tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách KT-XH của Đảng, Nhà nước ta nóichung và của tỉnh Hà Giang nói riêng khi chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập vào xu thế toàncầu hóa Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất,chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coiviệc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngườiViệt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc CNH, HĐH.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc Tổ quốc, có vị trí chiếnlược quan trọng về quốc phòng, an ninh, về môi trường sinh thái đối với cáctỉnh hạ lưu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng và Thủ đô HàNội, về hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc, cónguồn tài nguyên phong phú… song cho đến nay vẫn còn là một tỉnh nghèo,địa hình hiểm trở, KT-XH khó khăn, kém phát triển Để khai thác có hiệu quảcác lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiệnthuận lợi trong hoàn cảnh mới, vượt qua khó khăn và thách thức, phát triểnNNL được coi là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020
Với ý nghĩa đó, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nguồn nhân lực trong
CNH, HĐH ở Hà Giang” làm luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về con người nói chung vànguồn nhân lực nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Chẳng hạn,công trình “Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH,HĐH ở nước ta” (Tạp chí cộng sản, số 19 -1998), tác giả Nguyễn Duy Quýnhấn mạnh sự cần thiết phát triển con người và cho rằng: Phát triển con người
về thực chất là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người theo yêu cầu củathời kỳ CNH, HĐH Bên cạnh đó, khi phân tích vị trí nguồn nhân lực trongquan hệ với các nguồn nhân lực khác, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “Nguồn
nhân lực trong CNH, HĐH”, (tạp chí Triết học, số 3/1994) đã khẳng định
nguồn lực quan trọng nhất là con người Từ đó, tác giả để cập đến một số yếu tố
Trang 7cần thiết để kích thích tính tích cực của con người “Vai trò động lực của dân
chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người”, (tạp chí Triết học, số
5-1996) Tác giả Phạm Văn Đức “Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả
nguồn nhân lực con người”, (tạp chí Triết học, số 6/1996) cho rằng, để khai
thác có hiệu quả nguồn lực con người phải thực hiện nhiều giải pháp khácnhau Tác giả Lưu Đình Mạc “Phát triển giáo dục đại học là điều kiện đảm bảo
CNH, HĐH”, (tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 4/1995), khi bàn
về yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH, đã khẳngđịnh vai trò to lớn của giáo dục trong việc xây dựng NNL Bàn về Phát triểnNNL cho sự nghiệp CNH, HĐH của Tác giả Lê Văn Thanh cũng đã làm rõ vaitrò, tầm quan trọng hàng đầu của NNL
Một số ấn phẩm dưới dạng sách tham khảo như: Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH của Phạm Minh Hạc (Chủ biên – 1996) Đây là một công trình lớn về con người và phát triển con người ở nước ta Công trình Về động lực phát triển kinh tế - xã hội – 1997 của GS.TS Lê Hữu Tầng đã đưa ra
và lý giải các động lực của sự phát triển KT-XH, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
tới NNL với tư cách là động lực của sự phát triển Cùng với nó, công trình Phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH ở Thành phố Đà Nẵng, năm 2012 của TS.
Dương Anh Hoàng cho rằng: Nguồn nhân lực là tổng hợp những phẩm chất,năng lực, sức mạnh hiện có thực tế và tiềm năng của lực lượng người, mà trướchết là lực lượng lao động đang và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển
KT-XH của đất nước TS Vũ Bá Thể với cuốn Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, Nxb Lao động - xã hội, H, 2005 Trên cơ sở nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển NNL của một số nước trên thế giới và thực trạng NNL ởnước ta qua đó tác giả đã đưa ra những quan điểm về NNL và phát triển NNL,qua đó khẳng định vai trò của NNL đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay
TS Nguyễn Thanh với công trình Phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước (Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002), đã đề cập có hệ thống cơ sở
lý luận và thực tiễn phát triển NNL ở nước ta, đồng thời chỉ rõ thực trạng NNL
Trang 8Qua đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng NNL nhằm đẩy mạnh sựnghiệp CNH, HĐH Trong đó tác giả tập trung tìm hiểu, phân tích vai trò củagiáo dục đối với việc phát triển NNL.
Con người và nguồn lực con người trong phát triển (Nhiều tác giả) do
Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia phát hành 1995 Cuốn sách đã tậphợp các bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn
đề con người theo các góc độ khác nhau; về động cơ hoạt động của con người;
mô hình mới về sử dựng nguồn lực con người; trí tuệ hoá lao động và đạo tạochuyên môn; tiếp cận mới đối với chính sách việc làm, con người và môi trường
TS.Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm với cuốn Phát triển NNL - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta , ấn hành1998 Cuốn sách đã khái quát những kinh
nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nước trên thế giới, trong đó tập trungvào lĩnh vực GD&ĐT - yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực
Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển NNL, Viện
phát triển giáo dục, H 2002 Cuốn sách này đã tập hợp kết quả nghiên cứu củacác nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xãhội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính sách về phát triểnNNL Đồng thời, các tác giả đề xuất một khung chính sách phát triển NNLnhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáodục và đào tạo
Ngoài những ấn phẩm trên, thì còn có rất nhiều những công trình nghiêncứu về NNL dưới dạng luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ, như:
Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của tác giả Lê Thị Ngân:
Nâng cao chất lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam (Học viện Chính
trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2005) tập trung vào nghiên cứu thực trạng NNLchất lượng cao trên cơ sở tiếp cận kinh tế tri thức; tác giả đã chỉ ra nền kinh tếtri thức chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một NNL chất lượng cao Qua đóluận án cũng đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao NNL
Tác giả Lê Văn Thanh với luận án Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở Tây Nguyên, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2007 Luận
án đã tập trung nghiên cứu vai trò của NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Tây
Trang 9Nguyên Đồng thời phân tích thực trạng NNL ở Tây Nguyên trong giai đoạnhiện nay Qua đó đề ra những giải pháp cho sự phát triển NNL đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp CNH, HĐH ở Tây Nguyên
Lê Văn Kỳ với luận văn thạc sĩ Phát triển NNL và giải quyết việc làm ở Thanh Hóa, chuyên ngành kinh tế chính trị, học việc Chính trị Quốc Gia Hồ
Chí Minh, 2004 Luận văn đã phân tích rõ thực trạng phát triển NNL ở ThanhHóa và mối quan hệ giữa NNL với giải quyết việc làm Từ đó luận văn đưa ranhững phương hướng và giải pháp gắn phát triển NNL với giải quyết việc làmcủa tỉnh Thanh Hóa…
Mặc dù có rất nhiều các công trình nghiên cứu, cũng như các tác phẩmcủa nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về nguồn nhân lực ở dướinhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâuvào vấn đề: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở một tỉnh vùng núi khó khănnhư Hà Giang Trong phạm vi của luận văn này, tác giả sẽ hệ thống lại, và tìm
ra những mặt mạnh, yếu của nguồn nhân lực của địa phương, để từ đó tìm ranhững giải pháp phát triển, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý,đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH ở Hà Giang
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về NNL trong
CNH, HĐH ở Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm và giải phápphát triển và bảo đảm NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về NNL và NNL trong CNH, HĐH
ở một địa phương miền núi là tỉnh Hà Giang
- Phân tích, đánh giá thực trạng NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang thờigian qua
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNLtrong CNH, HĐH ở Hà Giang trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NNL trong CNH, HĐH ở Hà Gianghiện nay
Trang 10Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian là những vấn đề về pháttriển và và bảo đảm NNL cho CNH, HĐH ở tỉnh Hà Giang; thời gian tiến hànhkhảo sát từ năm 2000 đến nay.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách phát triểnKT-XH, GD&ĐT của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về phát triểnNNL trong CNH, HĐH
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy
vật, duy vật lịch sử và kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan, đề tài sửdụng tổng hợp các phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa, phân tích vàtổng hợp, logic và lịch sử, so sánh… các phương pháp nghiên cứu thống kê tưliệu, báo cáo tổng kết, phương pháp chuyên gia… được sử dụng rộng rãi trongkhoa học kinh tế chính trị
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu giảng dạy trong các trường học đại học, cao đẳng; đồng thời thờicung cấp cứ liệu khoa học có ý nghĩa tham khảo và khuyến nghị đối với Đảng
bộ, Chính quyền, các cơ quan quản lý của tỉnh Hà Giang trong hoạch định chủtrương, chính sách, biện pháp phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH của tỉnh HàGiang những năm tới
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương và 4 tiết, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ GIANG
1.1 Những vấn đề chung về nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Giang
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang
* Quan niệm NNL
Hiện nay có nhiều quan niệm về nguồn nhân lực dưới các góc độ tiếp cận
khác nhau theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có thể dẫn ra một số quan niệm:
Liên hợp quốc quan niệm NNL là tất cả những kiến thức, các kỹ năng, năng lực và tính sáng tạo có quan hệ với sự phát triển của đất nước Có thể nói
đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố đầu vào sản xuất của một quốcgia GS Phạm Minh Hạc trong chương trình KHCN mang mã số KX-07, cho
rằng: NNL con người được hiểu là số dân và chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất
Theo lý thuyết phát triển NNL thì, theo nghĩa rộng NNL là tổng thể các
tiềm năng (lao động) của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, mộtđịa phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó khả năng huy động vào quá
trình phát triển KT-XH của đất nước hoặc một vùng, một địa phương Theo nghĩa hẹp, NNL là một bộ phận dân số, bao gồm những người trong độ tuổi
quy định có khả năng lao động NNL nói chung không phải sản sinh ra để đápứng yêu cầu kinh tế, mà chủ yếu do các nhân tố xã hội và sinh học quy định.Tuy nhiên sự phát triển của NNL có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển KT-
Trang 12Như vậy, NNL có nội hàm rộng lớn và phong phú, không chỉ đơn thuần
là nguồn lao động, mà còn bao gồm nhiều yếu tố vật chất và tinh thần của conngười và cả cộng đồng người Điều đó đòi hỏi quá trình khai thác sử dụng, pháttriển NNL cần phải chú ý toàn bộ những yếu tố vật chất và tinh thần ở từngngười, cũng như cả cộng đồng xã hội
Khi bàn đến NNL, chúng ta không thể không nghiên cứu số lượng, chấtlượng và cơ cấu của nó: Số lượng NNL được xác định trên quy mô dân số, cơcấu tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ Chất lượngNNL là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thểlực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của NNL Cơcấu NNL thể hiện quan hệ giữa các thành tố cấu thành hệ thống của NNL như:
cơ cấu về trình độ đào tạo, cơ cấu về ngành nghề, lĩnh vực lao động, về độ tuổi,giới tính, dân tộc… Trong tất cả các nguồn lực thì nguồn lực con người đượcxem xét với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất trong đối với sự phát triểnKT-XH nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng
Từ những vấn đề trình bày trên, có thể khái quát: NNL là tổng thể các chỉ số phát triển về thể lực và trí lực mà con người có được nhờ sự tương tác, trợ giúp của cộng đồng xã hội và sự nỗ lực của bản thân; là tập hợp số lượng dân và chất lượng con người; là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng, văn hóa, năng lực chuyên môn và tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
* Quan niệm về NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang:
Để có quan niệm riêng về NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang, cần phảidựa vào những đặc điểm chủ yếu của NNL gắn với yêu cầu CNH, HĐH củatỉnh Trên cấp độ quốc gia, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH gắnvới phát triển kinh tế tri thức để phấn đấu đến năm 2020 biến nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Tuy nhiên, quá trình nàykhông diễn ra đồng nhất về quy mô, trình độ, tốc độ… trên cấp độ địa phương
do những đặc điểm riêng chi phối Do vậy, có những địa phương về đích trước
Trang 13hoặc sau so với tiến trình CNH, HĐH chung của cả nước và nội dung CNH,HĐH ở mỗi địa phương có sự khác nhau nhất định.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Giang hiện nay.
Đối với Hà Giang, CNH, HĐH chẳng những là một đòi hỏi, một nhu cầukhách quan, mà còn là một vấn đề cấp bách Bởi lẽ so với nhiều địa phươngkhác của cả nước, Hà Giang còn có một khoảng cách khá xa về trình độ pháttriển KT-XH, văn hóa, giáo dục, y tế, KHCN… Hà Giang là một tỉnh miền núibiên giới cực Bắc Tổ quốc, có địa hình vô cùng hiểm trở, xa các trung tâm lớn
về KT-XH của đất nước, dân số thưa thớt và trình độ dân trí thấp, cách thức sảnxuất và cơ cấu kinh tế nhìn chung còn lạc hậu… Điều này cho thấy, một mặt cóthể khẳng định, chỉ có bằng con đường đẩy mạnh CNH, HĐH Hà Giang mới cóthể phấn đấu thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, nghèo và kém phát triển; mặtkhác, trong tiến trình CNH, HĐH chung của đất nước, Hà Giang không thể làđịa phương đi đầu như TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội, mà là địa phương đi saunên sẽ có những khó khăn, thuận lợi, cũng như cơ hội và thách thức riêng Do
đó, quá trình CNH, HĐH ở Hà Giang mặc dù có những đặc điểm riêng, nhưngkhông thể tách rời tiến trình CNH, HĐH chung của cả nước Hà Giang cần xácđịnh rõ những tiềm năng, lợi thế cũng như những bất lợi của mình để có kếhoạch khai thác, sử dụng nó một cách tối ưu cho phát triển KT-XH, đồng thờiđẩy mạnh hoạt động liên kết, hội nhập với các địa phương xung quanh, huyđộng mọi nguồn lực trong và ngoài địa phương, tạo sự chuyển đổi mạnh để phá
vỡ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khép kín; đổi mới cơ bản phương pháp
và công nghệ sản xuất; chuẩn bị tốt những điều kiện, tiền đề (đặc biệt là về kếtcấu hạ tầng kinh tế, chất lượng NNL và môi trường KT-XH), tận dụng triệt để
cơ hội, lợi thế của địa phương đi sau, chủ động tiếp nhận những thành quả củaCNH, HĐH chung của đất nước mang lại
Trong bản Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Hà Giang đếnnăm 2020, mục tiêu tổng quát của tỉnh đến năm 2020 là: “Phát triển và chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên cơ sở hiệu quả, phát triển bềnvững nhằm nhanh chóng ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt và vượt chỉ tiêu
Trang 14đã được xác định trong Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XHvùng Trung Du miền núi phía Bắc và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình
độ phát triển giữa Hà Giang với cả nước và của cả vùng Xây dựng Hà Giangtrở thành một trong các tỉnh biên giới có kinh tế phát triển; tiến bộ xã hội, côngbằng, dân chủ, văn minh, quốc phòng an ninh được đảm bảo Chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa đi đôi với nâng caochất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế Xây dựng vững chắc nềnkinh tế, quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽgiữa phát triển KT-XH với thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữvững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụphát triển KT-XH” [50, tr 1]
Từ mục tiêu, quan điểm, nội dung, yêu cầu của CNH, HĐH đất nước nóichung, đối chiếu và vận dụng vào một địa phương miền núi có trình độ pháttriển và điều kiện KT-XH còn ở mức thấp kém hơn rất nhiều, có thể thấy:
CNH, HĐH ở Hà Giang là quá trình đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động KT-XH vốn còn nhiều khó khăn, lạc hậu, hiệu quả thấp… tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ là chủ đạo; tăng cường huy động, thu hút mọi nguồn lực, nâng cao khả năng hội nhập, liên kết kinh tế liên vùng và quốc tế; tạo bước đột phá về phương pháp, công nghệ và hiệu quả lao động sản xuất trong các lĩnh vực đi đôi với nâng cao chất lượng NNL; chuẩn bị những điều kiện tiền đề cần thiết để có thể tiếp nhận thành quả và hòa nhập nhanh chóng vào làn sóng CNH, HĐH của cả nước
Như vậy, có thể thấy để đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH của Hà Giangtheo kịp nhịp độ chung của cả nước, vai trò của NNL với số lượng đông đảo,chất lượng tốt và cơ cấu hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng Do đó, phát triểnNNL cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Giang Nóicách khác, cần phải xác định những yêu cầu, tiêu chí cụ thể về số lượng, chấtlượng và cơ cấu NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang hiện nay
Do đặc thù của tỉnh vùng cao, có nhiều dân tộc, tốc độ tăng trưởng dân
số cao, phân bố dân cư không đồng đều, lực lượng lao động có chiều hướng
Trang 15tăng ở thành thị và giảm ở nông thôn, thất nghiệp nhiều và nhất là lao độngnông nhàn, bán thời vụ Vấn đề NNL nói chung và NNL trong CNH, HĐHcủa tỉnh nói riêng xoay quanh ba yếu tố chính: số lượng, chất lượng và cơ cấucủa nó Đối với nước ta hiện nay cũng như ở Hà Giang, việc phát triển NNL
là nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả số lượng NNL có xu hướng ngàycàng tăng với cơ cấu hợp lý theo ngành, vùng lãnh thổ và lĩnh vực của đờisống xã hội
Yêu cầu về số lượng nguồn nhân lực:
Số lượng lao động bao giờ cũng là tiêu chí đầu tiên của bất cứ quá trìnhlao động sản xuất nào Lực lượng lao động đông đảo là tiền đề, cơ hội để pháttriển KT-XH của mỗi tổ chức, một địa phương cũng như một quốc gia Tuynhiên, số lượng NNL luôn gắn liền với yếu tố chất lượng và cơ cấu của nó Nếu
số lượng nhân lực đông đảo nhưng chất lượng thấp và cơ cấu bất hợp lý thì lạitrở thành lực cản sự phát triển kinh tế Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đốivới quá trình CNH, HĐH khi yếu tố năng suất lao động và hiệu quả kinh tếđược đặt lên hàng đầu trong các hoạt động KT-XH Do vậy, quá trình CNH,HĐH đòi hỏi phát triển hợp lý số lượng NNL, tăng nhanh số lượng NNL đượcđào tạo, kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, điều tiết dân số như: kế hoạch hóa giađình, phân bổ dân cư và lao động giữa các vùng Đồng thời cần tạo môi trườngKT-XH và có cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút mạnh NNL có chất lượngphù hợp từ nơi khác đến địa phương
Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực:
Đây là yêu cầu quan trọng nhất về NNL trong CNH, HĐH Bảo đảmchất lượng NNL trên cơ sở thực hiện tổng thể các biện pháp về GD&ĐT,chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và bảo đảm mức sống với mục tiêu là bảođảm có đội ngũ lao động qua đào tạo ngày càng nhiều, trình độ chuyên mônngày càng cao, đặc biệt là đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề và hợp lý về
cơ cấu ngành nghề, trình độ, lứa tuổi Quá trình CNH, HĐH đòi hỏi khôngngừng nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, ý thức laođộng, đạo đức và ý thức pháp luật cho người lao động trên các khía cạnh cơ
Trang 16bản như: nâng cao trình độ học vấn, kĩ năng chuyên môn, khả năng sáng tạo,
ý thức và trách nhiệm chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động… đào tạo, đàotạo lại nghề, chuyên môn và nâng cao trình độ tay nghề cho các đối tượng laođộng; đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao phục vụ CNH, HĐH Phát triểnđồng bộ hệ thống trường học, trường dạy nghề trong tỉnh Tạo điều kiện chomọi người được tiếp cận nhanh với những thành tựu mới về KHCN, về kinh
tế thị trường và kỹ năng quản lý Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nângcao sức khỏe và thể lực của người dân địa phương
Yêu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm:
Cơ cấu trình độ NNL gồm tỷ lệ lao động đã được đào tạo trong lực
lượng lao động (tỷ lệ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,công nhân kỹ thuật) Quá trình CNH, HĐH đòi hỏi tăng số lượng người đượcđào tạo ở các trình độ, giảm dần lao động giản đơn để đáp ứng yêu cầu của sửdụng nhân lực trong các ngành nghề theo tỷ lệ hợp lý
Cơ cấu ngành nghề bao gồm tỉ lệ lao động được sử dụng cho các ngành
nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ Ngoài ra có thểphân chia cơ cấu ngành nghề thành các nhóm ngành nghề công nhân kỹ thuậttrong các nhóm ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sản xuất và đời sống
xã hội; các ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ như hộ sinh, y sỹ, điều dưỡng,
kế toán, địa chính, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học
cơ sở… Cán bộ lãnh đạo, quản lý như cán bộ quản lý nhà nước, quản lý
KT-XH, quản lý các hoạt động sự nghiệp
Cơ cấu vùng: Căn cứ vào đặc điểm, thế mạnh của từng vùng trong tỉnh
để có chủ trương phát triển NNL phù hợp về ngành nghề, trình độ Trong nôngnghiệp, tỉnh đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi phù hợp; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cáccụm dân cư; phát triển kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch của từng vùng;quan tâm đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới,từng bước đưa nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh Hà Giang ra khỏi tỉnh trạnglạc hậu, ổn định đời sống định canh định cư của người dân Phát triển công
Trang 17nghiệp là hướng chiến lược lâu dài của tỉnh, trong đó tập trung phát triển cácngành công nghiệp có thế mạnh như khai khoáng, chế biến nông - lâm sản vàthủy điện Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó chú ý khai thác các giátrị của Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn, các giá trị vănhóa vùng cao đặc sắc… Phát triển KHCN, xây dựng các trung tâm nghiên cứucây trồng vật nuôi tới đồng bào các dân tộc thiểu số
Yêu cầu về bố trí, sử dụng NNL cho CNH,HĐH ở Hà Giang: bảo đảm
cho người lao động được làm đúng người đúng việc, đúng chuyên môn, trình
độ để người lao động phát huy hết khả năng sức sáng tạo của mình phục vụ chocông việc Trong giai đoạn hiện nay Hà Giang chú trọng thu hút, bồi dưỡng vàphát triển nhân tài, NNL chất lược cao Để thu hút được NNL này, tỉnh cần cónhững chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách phù hợp như ưu đãi về đấtđai, nhà cửa, lương, phụ cấp, khen thưởng Bên cạnh đó tỉnh có những chínhsách tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ Như chúng ta biết, mỗi người đều cókhả năng, sở trường nhất định Khả năng của con người chỉ được phát huy tốtnhất, nếu họ được bố trí vào làm những công việc, những vị trí phù hợp Chínhviệc tuyển chọn này là cơ sở cho quy luật cạnh tranh và đào thải trên thị trườngsức lao động diễn ra một cách tự nhiên, khoa học
Từ những yêu cầu về NNL trong CNH, HĐH nói trên, có thể quan
niệm: NNL trong CNH,HĐH ở Hà Giang là tổng thể lực lượng lao động có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao thể hiện ở các phẩm chất cần thiết đáp ứng mục tiêu hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh nhà; được chuẩn bị và tích lũy ngày càng nhiều về tri thức, đạo đức, thể lực; năng lực sản xuất kinh doanh, quản lý KT-XH và các mặt khác vươn lên ngang tầm với các địa phương trong cả nước.
Nội hàm NNL cho CNH, HĐH ở Hà Giang gồm hai thành tố:
Một là, bộ phận hiện có của NNL là toàn bộ những người trong độ tuổi
lao động đang kết hợp với các yếu tố khác của quá trình sản xuất, trực tiếptham gia các hoạt động KT-XH phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh
Hai là, bộ phận tồn tại dưới dạng tiềm năng có thể được huy động, thu
Trang 18hút, phát triển và sử dụng cho các mục tiêu CNH,HĐH của tỉnh dưới dạng cáchoạt động KT-XH Bộ phận này có thể là lực lượng còn lại trong trong dân sốcủa tỉnh, có thể được điều động, bổ nhiệm, thu hút từ các địa phương khác đến…
Để có được NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của Hà Giang như vậy,
cần phải đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, thu hút gắn với sử dụng
có hiệu quả NNL ở một địa phương vốn có điểm xuất phát thấp về kinh tế sovới các địa phương khác Thực chất là phải có những nỗ lực phát triển, bảođảm NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh
Theo đó, phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hà Giang phảivừa là quá trình làm gia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và bảo đảm cơcấu hợp lý về NNL cho các hoạt động KT-XH của tỉnh Đó là toàn bộ nhữnghoạt động tác động vào người lao động, làm chuyển hóa, tạo ra những phẩmchất cần thiết để họ có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trongtương lai; đồng thời đây còn là những nỗ lực tạo ra những điều kiện cần thiết
về KT-XH, cơ chế chính sách, kết hợp với sự trợ giúp, điều tiết của Trungương… nhằm thu hút mạnh mẽ NNL chất lượng tốt và cơ cấu phù hợp từ cácnơi khác đến tham gia phát triển KT-XH và CNH, HĐH ở địa phương
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Hà Giang
Một là, trình độ, chất lượng NNL là nhân tố quyết định đến việc ứng
dụng tiến bộ KHCN trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Giang
NNL có chất lượng cao là điều kiện hàng đầu để tiếp thu tri thức KHCN,kinh nghiệm quản lý tiên tiến… đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH Trong tất cả cácnguồn lực phát triển thì NNL là nhân tố giữ vai trò quyết định; các yếu tố kháccủa sản xuất đều có thể mua bán trao đổi hay sao chép Trí tuệ con người pháttriển đến đâu sẽ tạo trình độ KHCN tương ứng và ngược lại và để ứng dụng cácthành tựu KHCN vào sản xuất phải có những con người có trình độ tương ứng.Quá trình ứng dụng KHCN vào phát triển KT-XH đồng thời là quá trình đào tạo
và nâng cao trình độ NNL Thực tiễn ở Hà Giang cho thấy, khó khăn lớn nhấttrong việc ứng dụng các thành tựu KHCN vào việc phát triển KT-XH là thiếu
Trang 19đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao có thể sử dụng máy móc thiết bị hiệnđại vào việc quản lý và phát triển KT-XH.
Hai là, số lượng và cơ cấu NNL có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trong những năm gần đây NNL ở HàGiang đã liên tục tăng lên, năm 2001 dân số trong độ tuổi lao động là: 329.571người, năm 2005 là: 377.176 người, năm 2010 là: 451.883 người Vậy trongvòng 9 năm dân số trong độ tuổi lao động đã tăng lên là 122.312 người Sở dĩ
số lượng lao động của Hà Giang tăng nhanh là do sự gia tăng dân số tự nhiên
và sự di dân ở các vùng khác đến sinh sống trên địa bàn tỉnh Bên cạnh đó cơcấu lao động cũng có nhưng chuyển biến đáng kể Chính sự gia tăng về sốlượng và cơ cấu NNL đã ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng theo hướng CNH,HĐH, phát triển kinh tế nói chung phụ thuộc vào việc bảo đảm cả về số lượng,chất lượng và cơ cấu đầu tư của các nguồn lực trong đó có NNL
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ một tỉnh miền núi nôngnghiệp lạc hậu thành nông nghiệp hiện đại, công nghiệp, dịch vụ ngày càngchiếm tỷ trọng lớn muốn trở thành hiện thực đòi hỏi phải có sự phát triển trướchết ở NNL với số, chất lượng đủ đảm bảo cho nhu cầu chuyển dịch với một cơcấu hợp lý Thực tiễn cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Giang nhữngnăm qua do chưa có sự chuẩn bị chu đáo về NNL nên mục tiêu của tỉnh khôngđạt được kết quả mong muốn, chủ yếu vẫn là phát triển nông nghiệp tự cung tựcấp, công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phát triển
Ba là, phát triển NNL là nhân tố có ý nghĩa quyết định việc tổ chức và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của địa phương
Sự phát triển KT-XH phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và sửdụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực của đất nước bao gồm các nguồn tàinguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ KHCN và tiềm lực về con người hayNNL Trong các nguồn lực trên thì NNL có ý nghĩa quyết định Các nguồn lựckhác (vốn, tài nguyên thiên nhiên…) tự nó tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúngchỉ trở thành động lực của sự phát triển khi kết hợp với nguồn lực con người,
Trang 20trở thành khách thể chịu sự cải tạo, khai thác và sử dụng của con người Hơnthế nữa, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có NNLvới cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn, biểu hiện ở chỗ trítuệ con người không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, mà còn tự đổi mới khôngngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và sửdụng hợp lý, và đương nhiên, càng sử dụng tốt nguồn lực này thì nó lại cànggia tăng giá trị ở cấp độ cao hơn.
Kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy thành tựu phát triển KT-XHphụ thuộc chủ yếu vào NNL Chìa khóa thành công của các nước như HànQuốc, Israel, Đài Loan… là một trong những nước nghèo nhất thế giới trởthành một trong những quốc gia có nền công nghiệp hùng mạnh, hay Singapore
là một hòn đảo nhỏ không có tài nguyên khoáng sản nhưng do sử dụng hợp lýyếu tố NNL, đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á
Tuy nhiên, nhận thức sâu sắc và thấy được vai trò quyết định của NNLnhưng sẽ là sai lầm nếu chúng ta tách rời, không thấy được vai trò và mối quan
hệ của nó với các nguồn lực khác
1.1.3 Các nhân tố tác động đến nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Giang
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tác động của cơ chế thị trường
Trình độ phát triển KT-XH giữ vai trò có ý nghĩa quyết định đến đào tạoNNL Đào tạo NNL và trình độ phát triển KT-XH có tác động qua lại lẫn nhautrong mối quan hệ nhân - quả, trình độ phát triển KT-XH có tác động rất lớnđến đào tạo NNL và đào tạo nâng cao chất lượng NNL sẽ thúc đẩy KT-XH pháttriển nhanh, bền vững KT-XH phát triển đặt ra những yêu cầu mới cao hơn vàtạo thêm những điều kiện tốt hơn cho đào tạo phát triển NNL kể cả trình độ họcvấn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, tuổi thọ cũng như các cơ sở vật chất kĩthuật bảo đảm Trình độ phát triển KT-XH cao mới có điều kiện đầu tư choGD&ĐT và khi GD&ĐT phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việctạo ra NNL chất lượng ngày càng cao Hà Giang là địa phương có mức độ phát
Trang 21triển KT-XH còn thấp kém, nên nhìn chung chất lượng và cơ cấu NNL của tỉnhcòn hạn chế và mất cân đối Ngoài ra, cũng như sự vận động của các nguồn lựckhác, việc phát triển và sử dụng NNL còn chịu sự chi phối trực tiếp của cơ chếthị trường Khi điều kiện kinh tế chưa phát triển thì nhu cầu sử dụng NNL với
số, chất lượng ngày càng cao sẽ bị hạn chế, thị trường lao động chưa phát triển(thiếu kết nối cung – cầu về lao động) dẫn đến khó thu hút, dịch chuyển NNLcũng như các nguồn lực khác phục vụ cho việc phát triển NNL, thậm chí một
bộ phận không nhỏ NNL chất lượng cao của địa phương sẽ “dịch chuyển” đếnnơi khác có nhu cầu sử dụng cao hơn, trong khi bộ phận NNL còn lại thì thiếuđộng lực tự đổi mới, phát triển
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo
Cùng với GD&ĐT, KHCN có vai trò tạo động lực đối với sự nghiệpCNH, HĐH Trong lịch sử phát triển của loài người, bao giờ các cuộc cáchmạng KHCN cũng dẫn đến sự biến đổi có tính bước ngoặt, sự biến đổi về chấtcủa lực lượng sản xuất xã hội; trong đó con người là một thành phần chủ chốtcủa lực lượng sản xuất ấy Trường hợp của Hà Giang cũng thế, sự đổi mớiKHCN đã, đang và sẽ tác động ngày càng mạnh đến NNL Tuy nhiên, donhững hạn chế nhất định về điều kiện tự nhiên và KT-XH, ở Hà Giang hầu nhưchưa có được các cơ sở giáo dục đào tạo NNL chất lượng cao hay ngoài cônglập, cũng như chưa có được những trung tâm nghiên cứu, phát triển KHCN tầm
cỡ quốc gia như các địa phương khác Hầu hết các cơ sở nói trên đều là cơ sởcông lập với mức độ đầu tư hạn chế, chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu, chủ yếuphục vụ cho các hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước, các hoạt động cung cấpdịch vụ hành chính và sự nghiệp công… Còn rất thiếu các cơ sở giáo dục, đàotạo NNL phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Điều đó dẫn đến số lượng,chất lượng và cơ cấu NNL của Hà Giang còn rất hạn chế và bất cập so với cácđịa phương khác có điều kiện thuận lợi hơn Do đó, việc đào tạo, phát triểnNNL của Hà Giang không thể chỉ dựa vào hệ thống các cơ sở GD&ĐT haynghiên cứu – phát triển KHCN của mình, mà phải dựa phần lớn vào các cơ sở
Trang 22của quốc gia và các địa phương khác Đây cũng là đặc điểm chung về đào tạoNNL ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện KT-XHkhó khăn Vấn đề này không thể dễ dàng giải quyết một sớm một chiều vàtrong điều kiện hiện nay, các địa phương như Hà Giang cũng không thể tự giảiquyết nếu thiếu những cơ chế chính sách đặc thù và sự trợ giúp từ Trung ương.
- Tình hình dân số, phân bổ dân cư và lực lượng lao động
Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượngNNL Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăngtrưởng dân số trung bình 1,49%/ năm, năm 2010 dân số tỉnh Hà Giang là737.768 người, trong đó lực lao động trong độ tuổi là 354.772 người chiếm48,09% tổng dân số trong toàn tỉnh Lực lượng lao động có xu hướng tăng ởthành thị và giảm ở nông thôn Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượnglao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian lao độngnhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớncần giải quyết liên quan đến việc làm, thu nhập, đào tạo và tự đào tạo chuyênmôn ngành nghề cho người lao động để khắc phục tỷ lệ lao động có trình độchuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượnglao động bất hợp lý Khi thị trường lao động chưa phát triển, chất lượng giáodục, đào tạo và dạy nghề còn thấp đã dẫn đến một loạt mâu thuẫn liên quan đếngiải quyết việc làm, đến chất lượng, hiệu quả lao động Nói cách khác là: đàotạo NNL của Hà Giang chưa thật sự theo kịp tốc độ tăng dân số và biến đổi cơcấu lao động; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
- Phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Sức khỏe tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thểphát triển tăng lên, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợiích trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khilàm việc Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho bà mẹ và trẻ em làtiền đề cho phát triển giáo dục thể chất, giúp trẻ em có cơ sở hình thành kỹnăng, kỹ xảo cần thiết trong tương lai thông qua hệ thống giáo dục quốc dân
Do điều kiện địa hình cách trở, trình độ dân trí thấp và KT-XH khó khăn dẫn
Trang 23đến các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Hà Giang được xếpvào nhóm thấp kém nhất của cả nước Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến yếu
tố thể chất, tinh thần của NNL ở Hà Giang
- Truyền thống dân tộc và đặc điểm vùng miền cũng có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc phát triển NNL của tỉnh Hà Giang Hiện tỉnh có 22 dân tộc và 6nhóm ngôn ngữ cùng sinh sống Dân cư trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các dân tộcthiểu số chiếm 87% trong tổng số lao động của toàn tỉnh (theo số liệu khảo sátnăm 2010) Cũng như các dân tộc thiểu số ở nước ta, các dân tộc thiểu số ở HàGiang có đặc điểm là cư trú phân tán và xen kẽ Mỗi dân tộc có thể phân bố ởnhiều địa phương khác nhau trong tỉnh, nhưng cũng có những dân tộc chỉ phân
bố ở những khu vực nhất định Họ có những phong tục tập quán khác nhau, tạo
ra nét văn hóa đa sắc màu, mang đậm bản chất riêng của Hà Giang Do cấu tạođịa hình, địa chất phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang mộtnguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản songcũng gây ra những khó khăn không nhỏ về giao thương kinh tế Từ những đặcđiểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, Hà Giang được chia thành ba vùng vớinhững điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng
và thế mạnh riêng đó là:
Vùng I - vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc,
Yên Minh và Quản Bạ Diện tích toàn vùng là 2.352,7 Km2, dân số trên 20 vạnngười chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh Người H’Mông có lượng dân sốđông nhất và tập trung nhiều nhất ở đây Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùađông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ônđới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê,ngựa và nuôi ong Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ônđới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm Đàn ong ở đây chủ yếuchỉ phát triển vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà Mậtong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồidưỡng sức khoẻ Địa hình hiểm trở, chia cắt đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng
Trang 24NNL ở vùng này.
Vùng II - vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín
Mần Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9% Điều kiện tự nhiênvùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa Câylương thực chính vùng này là lúa nước và ngô Chăn nuôi chủ yếu là trâu,ngựa, dê và các loại gia cầm Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủnhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chămsóc cây chè núi lâu đời
Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc
Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của HàGiang Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8% Điều kiện tựnhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghềrừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng làvùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh Ngoài ra đây còn là vùng trồngcác loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh
- Sự tác động của các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Có thể nói chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động quan trọng tớiviệc đào tạo nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt là các chính sách KT-XH như:
Chính sách phát triển dân số bao gồm các chính sách về truyền thông dân số,
các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là các chương trìnhtruyền thông dân số ở các khu vực vùng sâu, vùng xa Các chính sách kiểmsoát dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân
số và mức sinh, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động Chính sách phát triển GD&ĐT, KHCN: Chính sách phát triển giáo dục phổ cập tạo nền móng
ban đầu, là tiền đề cần thiết cho đào tạo NNL và là một nhân tố cơ bản của pháttriển NNL Vì vậy, việc đánh giá đào tạo, phát triển NNL của Hà Giang, trướchết dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ người biết chữ, trình
độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong
các nhóm tuổi của mỗi cấp học…) Chính sách phát triển đào tạo NNL (phát
triển kỹ năng) bao gồm chính sách về quy mô đào tạo, chính sách về cơ cấu
Trang 25đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL (bao gồm cả giáodục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ
sở dạy nghề) Đây là hệ thống chính sách mang tính chất chiến lược dài hạn có
tác động lớn đến chất lượng, trình độ NNL của Hà Giang Chính sách thu hút,
sử dụng và đãi ngộ người lao động là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất
đến quá trình quản lý NNL, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đadạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về
cơ cấu việc làm); chính sách về thị trường lao động; chính sách khuyến khích
tài năng… Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu là môi trường pháp
lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần mở rộng quy mô, loạihình và nâng cao chất lượng đào tạo NNL Các chính sách vĩ mô sẽ tạo môitrường pháp lý cho quá trình đào tạo NNL cho nền kinh tế nói chung, tỉnh HàGiang nói riêng
1.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Giang
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng nguồn nhân lực ở Hà Giang
*Điều kiện tự nhiên
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc Việt Nam, có vị tríchiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, về môi trường sinh thái đối vớicác tỉnh hạ lưu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng và Thủ đô
Hà Nội, về hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc.Địa hình ở Hà Giang rất hiểm trở, chủ yếu là núi cao, đi lại khó khăn cách trở,
xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa lớn và các trục đường giao thôngquan trọng, đầu mối giao thương lớn của quốc gia (mặc dù có trục quốc lộ 2chay qua và có cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, nhưng mức độ trao đổi hànghóa và giao thương kém xa so với địa phương bên cạch là Lào Cai, nơi có cửakhẩu quốc tế Hà Khẩu, Cốc Lếu và nằm trong hành lang kinh tế ASEAN –Trung Quốc) Hà Giang là một tỉnh có diện tích khá lớn (7.884,37 km2) nhưng
Trang 26dân số thưa thớt (724,537 người - số liệu 01/01/2009) và phân bố không đồngđều, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số (với 22 dân tộc khác nhau) HàGiang là nơi có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả.Tỉnh có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimoan vàcao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chếbiến nông, lâm sản, phát triển thủy điện Tỉnh cũng có điều kiện khí hậu tốt vànhiều cảnh đẹp, suối nước nóng… để phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm,quá cảnh Đây là một trong những ngành then chốt trong phát triển kinh tế củatỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự giữ vị trí quan trọng…
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
Có thể đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của Hà Giang giai đoạn
2001 – 2005 và 2006 - 2010 trên những số liệu cụ thể như sau:
Kinh tế Hà Giang đoạn 2001 - 2010 tăng trưởng khá nhanh, tốc độ tăngtrưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng 10,55%/ năm, trong đóngành nông lâm thuỷ sản tăng 5,9%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,7%, dịch
vụ - thương mại tăng 16,9%; giai đoạn 2006 - 2010 bình quân tăng 12,45%/năm,trong đó ngành nông lâm thuỷ sản tăng 5,8%, công nghiệp - xây dựng tăng17,7%, dịch vụ tăng 16,6% Một số lĩnh vực trong giai đoạn 2006 - 2010 có mứctăng trưởng nhanh như: công nghiệp khai thác mỏ tăng 13,05%; xử lý nước thảităng 28,95%; xây dựng tăng 19,3%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng43,2%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 28,1%; y tế và hoạt động cứu trợ
xã hội tăng 23,75%; hoạt động vui chơi giải trí tăng 20,75% [Phụ lục 1]
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010, ngành dịch vụ chiếm 39,64%, tăng4,76%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27,23%; nông - lâm nghiệp chiếm 33,13%,giảm 8,9% so với năm 2005 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân năm 2010 đạt7,5 triệu đồng/người/năm, tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005[Phụ lục 1]
Về nông - lâm nghiệp - thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng tăng do đẩy mạnh thâm canh,chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất Diện mạo khu vực nông thôn thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân
Trang 27được cải thiện và nâng lên rõ rệt, an ninh lương thực từng bước được đảm bảo,bình quân lương thực đạt 460 kg/ người/ năm [50, tr 5].
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch phù hợp theo từng vùng,gắn phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung với chế biến, xây dựng thươnghiệu và thị trường tiêu thụ Chủ trương đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chínhtừng bước thực hiện có hiệu quả, trên cơ sở đẩy mạnh trồng cỏ làm thức ăn giasúc, cải tạo giống và cơ cấu đàn, làm cho tổng đàn phát triển nhanh Tốc độtăng đàn bình quân hàng năm đạt trên 6%, giá trị của ngành chăn nuôi chiếmtrên 26% giá trị sản xuất nông nghiệp [50, tr 5]
Tập trung phát huy thế mạnh về rừng, tăng thu nhập từ rừng và tạo bướcđột phá trong phong trào trồng rừng kinh tế Xây dựng, triển khai thực hiện cóhiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 04 huyện phía Bắc (trồng rừng mới8.585 ha, bảo vệ 155.708 ha, khoanh nuôi phục hồi 71.429 ha) Tỷ lệ che phủrừng đạt 53%, tăng 5% so với năm 2005 [50, tr 5]
Nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư và phát triển mạnh ở những nơi có điềukiện theo hướng sản xuất hàng hoá
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong những năm qua đã có những
bước phát triển nhất định, bước đầu đã khai thác được thế mạnh của tỉnh nhưthuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản, có sự đột phá về tăngtrưởng giá trị kinh tế Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển
về thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản; nhiều dự
án đầu tư đã đi vào hoạt động và đang được triển khai thực hiện; đã có 07 nhàmáy thuỷ điện đi vào hoạt động với tổng công suất 130 MW [50, tr 5]
Đã hoàn thành quy hoạch và tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtkhu công nghiệp Bình Vàng; cụm công nghiệp Nam Quang để thu hút đầu tư,hiện đã có một số nhà máy, cơ sở đang được xây dựng Thành lập và hoàn chỉnhquy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp: Thuận Hoà, Tùng Bá, Minh Sơn 1,Minh Sơn 2 và đang hoàn chỉnh các cụm công nghiệp khác như: Ngô Khê, NgọcĐường, Vị Xuyên, Yên Định, Mậu Duệ, Yên Thành, Sơn Vĩ và Thuận Hoà 1
Các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cả về số lượng, quy mô và hiệu quảsản xuất kinh doanh, toàn tỉnh có 3.916 cơ sở công nghiệp Giá trị sản xuất
Trang 28công nghiệp năm 2010 (theo giá thực tế) đạt trên 1.000 tỷ đồng [50, tr 6].
Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, nhất là hạ tầng thiết yếu, trên cơ sở năngđộng, sáng tạo trong huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư;đặc biệt là thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xâydựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị đem lại hiệu quả thiết thực
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn (2005 - 2010) tăng đáng kể, đạt trên9.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm trên 65%, còn lại do nhân dân,doanh nghiệp tự đầu tư và vốn khác [50, tr6]
Về thương mại dịch vụ đã có sự phát triển mạnh cả ở nông thôn và thành
thị, trên cơ sở hình thành nhiều loại hình dịch vụ, nhiều sản phẩm hàng hoá, tạolập được sức mua và trao đổi hàng hoá ở nông thôn Tổng mức lưu chuyểnhàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội luôn tăng, năm sau cao hơn nămtrước Năm 2010 đạt 2.428,6 tỷ đồng, tăng trên 2,5 lần so với năm 2005; xuấtkhẩu của các doanh nghiệp địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét, mặc dù giátrị xuất khẩu không cao song đã có mức tăng trưởng khá, năm 2010 đạt 9,526triệu USD tăng 2,8 lần so với năm 2005 [50, tr 6]
Về tài chính - tín dụng tăng trưởng khá, thu ngân sách trên địa bàn tăng
mạnh, đạt trên 700 tỷ đồng Mạng lưới các tổ chức tín dụng được mở rộng,hoạt động dịch vụ của các NHTM phát triển đa dạng và ổn định, tăng trưởngtín dụng bình quân 30%/năm; nợ xấu giảm từ 41% xuống còn 1,5%[50,tr6]
Trong quá trình phát triển KT-XH, Hà Giang luôn xác định ưu tiên pháttriển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là lĩnh vực kinh tế chủ đạo
có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của toàn tỉnh như: Lĩnh vựcnông nghiệp, lâm nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phốiđiện; xây dựng; bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ
ăn uống và lưu trú; các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và hoạtđộng cứu trợ xã hội Trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của các ngànhkinh tế mũi nhọn thì nhóm ngành nông - lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất ranhiều hàng hoá có giá trị là 1.797 tỷ đồng, chiếm 32,5% giá trị GDP, cơ cấulao động chiếm 62,7% tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh; nhóm ngành
Trang 29công nghiệp - xây dựng giá trị sản xuất hàng hoá 1.273,8 tỷ đồng chiếm23,1% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm 6,7%.; nhóm ngành dịch vụ, giá trịsản xuất hàng hoá 1.611,6 tỷ đồng chiếm 29,2% giá trị GDP, cơ cấu lao độngchiếm 13,3% Riêng ngành xây dựng có giá trị sản xuất hàng hoá cao 1.030,6tỷ đồng chiếm 18,7% giá trị GDP của toàn tỉnh, cơ cấu lao động chiếm 5,5%tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh [phụ lục 2].
Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế như: Khu công nghiệp BìnhVàng, hoạt động chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp và chế biến nông lâm sản;khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, traođổi hàng hoá qua lại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; các dự án đầu tưnước ngoài tại tỉnh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản,dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 9,526 triệu USD, giá trị kimngạch nhập khẩu đạt 9,893 triệu USD [50, tr 9]
Đầu tư phát triển đào tạo, dạy nghề tại các trường cao đẳng, trường trungcấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề Toàn tỉnh có 18 cơ sở đào tạo nhânlực, mỗi huyện có 01 Trung tâm dạy nghề; thành phố Hà Giang có các trường:Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trungcấp nghề, 2 trung tâm dạy nghề và 02 cơ sở khác có đào tạo nghề Trung bìnhhàng năm các cơ sở đào tạo khoảng 17.000 lao động [50, tr 18]
Nhìn chung, kinh tế của tỉnh Hà Giang trong 10 năm qua phát triển khátoàn diện trong tất cả 3 nhóm ngành, nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xâydựng và dịch vụ Tuy nhiên, so với các địa phương khác và chỉ số chung cảnước thì Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo và kém phát triển
* Hiện trạng nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang
- Xu hướng biến động dân cư và lao động trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng lao động có chiều hướng tăng ở thành thị và giảm lao động ởnông thôn Năm 2001 tỷ lệ lao động ở thành thị là 10,72%, tăng lên 11,01%năm 2005 và 14,26% năm 2010, tăng trung bình 1,86%/ năm giai đoạn 2001 -
2005 và 5,67%/năm giai đoạn 2006 - 2010 Trong khi đó lao động ở khu vực
Trang 30nông thôn giảm từ 89,28% năm 2001 xuống còn 88,89% năm 2005 và 85,74%năm 2010, giảm trung bình 1,12%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 1,44%/nămgiai đoạn 2006 - 2010 Đã có một lượng người lao động và dân cư của tỉnhhàng năm chuyển đến làm ăn và sinh sống ở nhiều địa phương khác trên cảnước, song bên cạnh đó, Hà Giang cũng thu hút được khá nhiều dân cư và laođộng ở địa phương khác đến sinh sống chủ yếu là lao động ở các vùng đồngbằng lên làm ăn kinh tế chủ yếu ở vùng thấp và thành phố Hà Giang.
Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình giai đoạn 2001 - 2005 là 1,8%/năm, năm 2005 dân số là 673.409 người; giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăngtrưởng dân số trung bình 1,49%/ năm, năm 2010 dân số tỉnh Hà Giang là737.768 người, trong đó lực lao động trong độ tuổi là 354.772 người chiếm48,09% tổng dân số trong toàn tỉnh Trong tổng số lực lượng lao động đếnnăm 2010 là 354.772 người, tỷ lệ lực lượng lao động nam có chiều hướngtăng từ 49,4% năm 2001 lên 51,1% năm 2010, tăng trung bình 0,83%/ nămgiai đoạn 2001-2005 và 2,67%/năm giai đoạn 2006 - 2010; tỷ lệ nữ giảm từ50,6% năm 2001 xuống còn 48,9% năm 2010; giảm trung bình 1,55%/ nămgiai đoạn 2001-2005 và 1,28%/năm giai đoạn 2006-2010 [Phụ lục 4]
- Cơ cấu dân cư
Theo nhóm tuổi: cơ cấu dân số trẻ, với lao động cao tuổi chiếm tỷ lệ rất
thấp, cụ thể: Dân số ở nhóm 15 - 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 15,39%;nhóm 20 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 13,96%; tiếp đến là các nhóm 25 -
29 tuổi chiếm 12,79%; nhóm 30 - 34 tuổi chiếm 11,12%; và thấp nhất lànhóm 55 - 59 tuổi chiếm 3,59% Nhìn chung, dân số ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24
và 25 - 34) chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng này có xu hướng giảm khi độ tuổităng Điều đó cho thấy lực lượng lao động của Hà Giang thuộc mô hình laođộng trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao
Theo khu vực: lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỉ lệ lao
động trẻ ở thành thị cao hơn đôi chút Qua điều tra mẫu biến động dân số vàKHHGĐ 1/4/2010 suy rộng thì cơ cấu dân cư theo nhóm từ 15 - 60 tuổi trở lênphân bố ở thành thị 78.997 người chiếm 15,36%; nông thôn 435.402 người chiếm
Trang 3184,64% Đối với khu vực thành thị tỷ lệ dân cư không có sự chênh lệch lớn Nhóm
từ 15 - 19 tuổi duy trì ở mức từ 10,28% đối với thành thị và 16,32% đối với khuvực nông thôn Tương ứng như trên, đối với nhóm từ 20 - 24 tuổi, tỷ lệ này là10,42% - 14,6%; nhóm 25 - 29 tuổi là 12,32% - 12,87%; nhóm 30 - 34 tuổi là11,86% - 11,01%; nhóm 34 - 39 tuổi là 11,57% - 10,29%; nhóm 40 - 44 tuổi là10,15% - 9,11%; nhóm có tỷ lệ thấp nhất là từ 55 - 59 tuổi 3,35% [Phụ lục 5]
Như vậy hiện nay dân số ở nhóm từ 15 - 29 tuổi ở nông thôn là khácao Theo thống kê hàng năm của tỉnh thì lực lượng lao động thiếu việc làm ởkhu vực nông thôn những năm gần đây chưa được cải thiện, nhu cầu tìm việclàm ngày càng có xu hướng gia tăng [Phụ lục 5]
Theo dân tộc: Hà giang có 22 dân tộc, trong đó các dân tộc thiểu số
chiếm 87% Trong tổng số lao động đến năm 2010, dân tộc Mông chiếm31,9%; dân tộc Tày chiếm 23,2%; dân tộc Dao chiếm 15,1%; dân tộc Kinhchiếm 13,2%; dân tộc Nùng chiếm 9,8%; dân tộc Dáy chiếm 2%; dân tộc LaChí chiếm 1,66 %; dân tộc Hoa chiếm 0,97%; dân tộc Pà Thẻn chiếm 0,79%;dân tộc Cờ Lao chiếm 0,33%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,2%; các dân tộc còn lạichiếm 0,85% [Phụ lục 6]
- Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang
Do đặc thù của tỉnh vùng cao, chưa có các trường đại học, nên số laođộng có trình độ đại học, trên đại học đang làm việc tại tỉnh hầu hết là đượcđào tạo ở ngoài tỉnh, theo ước tính hiện nay số sinh viên của tỉnh đang theo họccác hệ: Đại học là 59 người/1 vạn dân; cao đẳng là 74 người/1 vạn dân; trungcấp là 63 người/1 vạn dân Số học sinh, sinh viên của tỉnh đã được đào tạo năm
2001 là 62 người/1 vạn dân, năm 2005 là 177 người/1 vạn dân, năm 2010 là
436 người/1 vạn dân [Phụ lục 9]
Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực: Toàn tỉnh có 18 cơ sở đào tạo nhân
lực, mỗi huyện có 01 Trung tâm dạy nghề; thành phố Hà Giang có các trường:Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật,Trung cấp nghề, 2 trung tâm dạy nghề và 02 cơ sở khác có đào tạo nghề.Trung bình hàng năm các cơ sở đào tạo khoảng 17.000 lao động [Phụ lục 10]
Trang 32Mặc dù đã được sự quan tâm, đầu tư song Hà Giang vẫn là một tỉnhnghèo, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn hẹp, xưởngthực hành, chỗ ở nội trú cho học viên còn thiếu, thiết bị giảng dạy chưa hiệnđại và đồng bộ Đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề mới được thành lập, đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên được tuyển dụng còn thiếu về số lượng, kinhnghiệm giảng dạy thực tế và khả năng hướng dẫn thực hành nghề còn hạnchế, do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học [Phụ lục 10].
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực gồm:
Một là, tổ chức đào tạo nhân lực theo trình độ: Các cơ sở đào tạo nhân
lực chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyênnghiệp (trung cấp y, trung cấp kinh tế kỹ thuật), đào tạo ở trình độ cao nhưtrên đại học, đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề chủ yếu liên kết đào tạo vớicác cơ sở khác và ở các trường ngoài tỉnh
Hai là, tổ chức đào tạo nhân lực theo các nhóm ngành nghề chính Các
nhóm ngành nghề công nhân kỹ thuật: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh; quản lýtưới tiêu, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường nông thôn; hợp tác xã; dịch vụnông nghiệp; sản xuất và chế biến; y tế; dịch vụ xã hội; nhà hàng khách sạn, dulịch và dịch vụ cá nhân; tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực khác Các ngànhnghề chuyên môn nghiệp vụ: Nữ hộ sinh, y sỹ, điều dưỡng, kế toán, địa chính,giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở Cán bộ lãnhđạo, quản lý: Cán bộ quản lý xã hội, cán bộ quản lý giáo dục
Ba là, hình thức tổ chức đào tạo Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
của tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể với hình thức đadạng như liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học, dạy nghề tại chỗ Nội dungchủ yếu là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp
vụ Các chuyên ngành đào tạo sát với thực tế, phù hợp với thực trạng và nhucầu của tỉnh trong việc phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cơ sởnhằm khắc phục tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn, góp phần không nhỏ vàocông cuộc cải cách nền hành chính trên địa bàn tỉnh
Đối với đào tạo nghề được chú trọng, mở rộng dạy nghề lưu động tạicác làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, vườn, ao, chuồng, trang
Trang 33trại, các vùng trồng cây nguyên liệu, chuyên canh Ngoài ra kết hợp loạihình đào tạo chính quy, tập trung với đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ.
Áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với đối tượng học viên
là người lớn tuổi như: Phương pháp xử lý tình huống, phương pháp tổ chứclàm việc theo nhóm, phương pháp kịch bản, tăng cường các trang, thiết bịgiảng dạy và áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng
Bốn là, các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo Để nâng cao và
phát triển NNL, hàng năm ngân sách tỉnh và Trung ương hỗ trợ đều bố tríkinh phí để các Sở, ban, ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trên địabàn Mặc dù chưa tự cân đối được ngân sách hàng năm, nhưng tỉnh vẫndành một phần kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo khoảng 3,5% tổng chingân sách thường xuyên, trong đó ngân sách địa phương chiếm trên 2,5%,năm 2010 chi cho đào tạo nhân lực của tỉnh 33.885 triệu đồng; Trung ương
hỗ trợ 25.870 triệu đồng [Phụ lục 11]
Năm là, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo Đối với các
cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việcdạy và học không ngừng được cải thiện, tăng cường, nhưng hiện còn thiếu,chưa ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao theo yêu cầuđào tạo thực tiễn tại địa phương
Đối với đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, mới phát triểntrong thời gian gần đây nên cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị, máymóc, dụng cụ dạy nghề chưa đồng bộ Máy móc, trang thiết bị dạy nghềhiện nay phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính vàthiếu những trang thiết bị, máy móc hiện đại như: máy tiện, máy phay, máybào, máy hàn công nghệ cao Trang bị máy móc dạy nghề thường khôngtheo kịp sự phát triển nhanh của thực tiễn sản xuất và KT-XH đang diễn ra,nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch giữa trình độ, kỹ năng đào tạovới yêu cầu thực tế dẫn đến hiệu quả thấp
- Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý:
Đến nay toàn tỉnh có 386 giảng viên, giáo viên dạy nghề, trong đó giáo
Trang 34viên dạy nghề có 205 người, giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp 83người (trình độ đại học 60, thạc sĩ 18), giáo viên trường cao đẳng có 98 người(trình độ đại học 58, thạc sĩ 40) [50, tr 21] Đa số giáo viên đáp ứng được yêucầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, nhiệt tình, tích cựctrong công tác giảng dạy, đào tạo, tự học nâng cao trình độ, tự làm đồ dùnggiảng dạy Do các cơ sở mới thành lập, nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên,một số ít giáo viên năng lực trình độ còn hạn chế
Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo
Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo được chú trọng quantâm đổi mới, tuy nhiên tốc độ còn chậm, chưa tạo được sự liên thông vàgắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động Chưa có
sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các cấp chính quyền,doanh nghiệp
- Hiện trạng sử dụng NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang
Một là, NNL lực đang làm việc tại khu vực hành chính tỉnh: Đối tượng này chủ yếu là nhóm cán bộ - công chức Đến hết năm 2010, toàn tỉnh Hà
Giang có 29.486 cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: Khu vực nhà nước:2.182 người, chiếm 7,4% tổng số cán bộ công chức, viên chức của tỉnh, trongđó: chưa đào tạo 19 người; đào tạo ngắn hạn 38 người; công nhân kỹ thuật 10người; trung cấp nghề 71 người; trung cấp chuyên nghiệp 472 người; cao đẳng
94 người; đại học 1.452 người; trên đại học 26 người Đơn vị sự nghiệp:22.356 người chiếm 75,82% tổng số cán bộ công chức, viên chức của tỉnh,trong đó: Chưa đào tạo 691 người; trung cấp chuyên nghiệp 12.334 người; caođẳng 4.423 người; đại học 4.820 người; trên đại học 88 người Cán bộ, côngchức cấp xã: 3.690 người chiếm 12,51% tổng số cán bộ công chức, viên chứccủa tỉnh, trong đó: Chưa đào tạo 1.449 người; đào tạo ngắn hạn 285 người; trungcấp chuyên nghiệp 1.346; cao đẳng 48 người; đại học 562 người Cơ quan đảng,đoàn thể: 1.258 người chiếm 4,27% tổng số cán bộ công chức, viên chức củatỉnh, trong đó: đào tạo ngắn hạn 63 người; trung cấp chuyên nghiệp 300 người;cao đẳng 80 người; đại học 798 người; trên đại học 17 người [50, tr 23]
Trang 35Về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được đàotạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đạt ra đểphát triển KT-XH; số cán bộ công chức của khu vực nhà nước và cơ quanđảng, đoàn thể có trình độ đại học chiếm hơn 64%; trên đại học chỉ trên1,2% trong tổng số công chức đang làm việc của khu vực nhà nước và cơquan đảng, đoàn thể; khối đơn vị sự nghiệp, tỷ lệ số viên chức trong tổng
số viên chức trong khối sự nghiệp có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là55,17%; cao đẳng 19,78%, đại học chỉ đạt 21%; Khối cán bộ công chứccấp xã tỷ lệ tương ứng là 36,48%; 1,3%; 15,23% [50, tr 23]
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay của tỉnh, phần lớncán bộ trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn, năng động, sáng tạo nhưng cònhạn chế về kinh nghiệm quản lý, điều hành và kinh nghiệm thực tiễn vềkinh tế thị trường; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồidưỡng không đồng đều, tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo ở cấp xã còn cao(39%, so với tổng số cán bộ của xã) [50, tr 23]; phần lớn số cán bộ, côngchức, viên chức cấp cơ sở thiếu kiến thức về quản lý nhà nước, lý luậnchính trị, ngoại ngữ và tin học
Hai là, NNL đang làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh Lao
động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm quacòn rất hạn chế, vì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêucầu sản xuất, nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư, cụ thể:
Đối với khu công nghiệp Bình Vàng, đến hết năm 2010 đã cấp giấychứng nhận đầu tư cho 06 dự án, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trongcác lĩnh vực như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, luyện kim và đàotạo lái xe Các dự án này hiện nay đang trong quá trình triển khai đầu tưxây dựng nhà máy, dự kiến khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ giảiquyết được việc làm cho khoảng 2.000 công nhân lao động [50, tr24]
Đối với các cụm công nghiệp, theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh gồm
Trang 3613 cụm Hiện chỉ có cụm Nam Quang là có 02 nhà máy giấy đi vào hoạtđộng, giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động, chủ yếu là lao động tạiđịa phương, các cụm còn lại đang triển khai quy hoạch chỉ tiết và đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng
Trước mắt các khu công nghiệp vẫn sử dụng nguồn lao động phổthông của địa phương, sang giai đoạn 2011-2015 sẽ cần đến nguồn laođộng có trình độ tay nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất ở trình độ cao
Năm 2010 tỉnh xuất khẩu lao động sang các nước là 224 người vàcác tỉnh, khu công nghiệp ngoài tỉnh 1.490 người [50, tr 24]
Ba là, NNL đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch Hiện nay
số lao động đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch của tỉnh có 995người, trong đó: Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng: 44 người, chiếm4,4%; Trung cấp: 47 người, chiếm 4,7%; Sơ cấp và đào tạo khác: 615người, chiếm 61,9%; Trình độ khác: 289 người, chiếm 29% [50, tr 24]
Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề kinh doanh: Cơ sở lưu trú dulịch: 357 người, chiếm 35,9%; lữ hành, hướng dẫn du lịch: 45 người, chiếm4,5%; nhà hàng: 250 người, chiếm 25,1%; các cơ sở kinh doanh dịch vụkhác: 343 người, chiếm 34,5% [50, tr 24]
Những năm gần đây, NNL phục vụ cho dịch vụ du lịch của tỉnh đã đượcquan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ với nhiều hình thức.Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch của tỉnh đã thường xuyên mở các lớp đàotạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ du lịch phục vụ nhu cầu lao động cótrình độ, tay nghề của các doanh nghiệp du lịch Các doanh nghiệp đã chủ độngphối hợp với cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện tại chỗ vềnghiệp vụ; tích cực tham gia các khóa đào tạo của dự án phát triển NNL du lịchViệt Nam Tuy nhiên, số lượng lao động được đào tạo về chuyên ngành du lịch
ở tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, chưatheo kịp yêu cầu phục vụ phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế trọngđiểm Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp dẫn đến một bộ phận nhân lựcđược đào tạo khi ra trường không tìm được việc làm hoặc việc làm trái với
Trang 37chuyên môn được đào tạo.
Bốn là, NNL đang làm việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Lĩnh vực thông tin truyền thông phát triển mạnh trong những năm gần đây,
có sự tăng nhanh về số lượng, chất lượng, hoạt động chủ yếu trong các lĩnhvực viễn thông, bưu chính chuyển phát và công nghệ thông tin Tính đếnnăm 2010 tổng số lao động trong ngành thông tin truyền thông có 818người, trong đó nguồn nhân lực làm việc trong khu vực nhà nước chiếm33%, khu vực tư nhân, cá thể chiếm 67%; về cơ cấu trình độ lao động: Đạihọc, cao đẳng chiếm 34%; Trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 62%; chưaqua đào tạo chiếm 4% [50,tr25]
1.2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra về nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Giang thời gian qua
* Đánh giá thành tựu:
- Nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước và người lao động về
nghề nghiệp, việc làm đã có những thay đổi tích cực theo sự phát triển củathị trường, do đó việc đào tạo nâng cao chất lượng NNL ngày càng thuậnlợi hơn Hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo đã được quan tâm đầu tư mởrộng, từng bước đảm nhận công tác đào tạo, cung cấp NNL có chuyên mônkỹ thuật tương ứng cho các chương trình phát triển KT-XH của tỉnh Cácnội dung quản lý nhà nước đối với NNL đã được đề cập tới trong cácchương trình phát triển KT-XH, trong kế hoạch hoạt động của các cơ quanchức năng, các cấp lãnh đạo, chính quyền từ cơ sở đến tỉnh, trong đó nổibật là chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động
- Về số lượng nguồn nhân lực: Hà giang là tỉnh có lực lượng lao
động khá dồi dào và được bổ sung hàng năm vì nhóm tuổi chủ lực của lựclượng lao động từ 15 đến 64 chiếm tỷ lệ 51,3% với trên 372.000 người,điều này được đánh giá là lợi thế rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh nếutận dụng được tính ưu việt về NNL trong độ tuổi lao động khá dồi dào
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Số lượng nhân lực trẻ khỏe ngày
Trang 38càng tăng do điều kiện sinh sống, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, ý tếngày càng được cải thiện Trình độ NNL thể hiện số lao động trên đại học,cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề ngày càng tăng, bước đầu đáp ứng mộtphần nhu cầu NNL trình độ cao cho quá trình CNH, HĐH Điều này thểhiện qua những số liệu cụ thể sau đây:
Lực lượng lao động theo trình độ học vấn đã tăng qua từng năm:
Nhóm lao động không biết chữ giảm từ 18,6% năm 2001 xuống 13,6%năm 2005 và còn 6,4% năm 2010; nhóm lao động chưa tốt nghiệp tiểu họcgiảm từ giảm từ 28,1% năm 2001 xuống 22,2% năm 2005 và còn 15,1%năm 2010; nhóm lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học tăng từ 20,% năm
2001 lên 24% năm 2005 và tăng lên 28,8% năm 2010; nhóm lao động cótrình độ tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 20,7% năm 2001 lên 23,4 năm
2005 và tăng lên 27,4% năm 2010; nhóm lao động tốt nghiệp trung học phổthông tăng từ 12,6% năm 2001 lên16,8% năm 2005 và tăng lên 22,3% năm
2010 trong tổng số lao động toàn tỉnh
Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo: Nhìn chung, tỷ lệ qua đào
tạo của lực lượng lao động đã tăng liên tục hàng năm Tính chung cả tỉnh,tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động đã tăng từ 8,8% năm 2001 lên14% năm 2005 tăng lên 31,9% năm 2010; hệ dạy nghề 24,5% (đào tạonghề dưới 3 tháng 11,11%; công nhân kỹ thuật 8,86%; sơ cấp nghề 4,16%;trung cấp nghề 0,29%); hệ giáo dục chuyên nghiệp 7,4% (trung cấp chuyênnghiệp 2,65%; cao đẳng 2,27%; đại học 2,48%; thạc sĩ 0,036%; tiến sĩ0,0008%) [ Phụ lục 8]
Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, năm 2010 tỷ lệ laođộng chưa qua đào tạo 77,9%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 22,1% (năm2001: 5,14%; năm 2005: 6,1%); công nghiệp - xây dựng tỷ lệ lao độngchưa qua đào tạo 50,5%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 49,5% (năm 2001:26,9%; năm 2005: 36,7%); dịch vụ tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo 31,6%,tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 68,4% (năm 2001: 24,7%; năm 2005: 41,7%)[Phụ lục 7]
- Về cơ cấu nguồn nhân lực:
Trang 39Cơ cấu ngành: lao động qua đào tạo của tỉnh ngày càng đáp ứng nhu cầutrong các nhóm ngành như nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, dịchvụ Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu là hoạt động trong các ngành nông -lâm - nghiệp; cơ cấu lao động ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2010chiếm 75,2% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngànhcông nghiệp - xây dựng chiếm 9,6%; dịch vụ chiếm 15,2% [50, tr6]
Về độ tuổi: Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng cao vàtăng nhanh làm cho tỷ lệ người phụ thuộc giảm, đặc biệt số lao động trẻchiếm tỉ lệ cao cho thấy một lực lượng lao động dồi dào nhiều tiềm năng
Loại hình đào tạo: tập trung vào các ngành thế mạnh của vùng nhằmtận dụng và phát huy lợi thế của vùng
- Về phương thức bảo đảm nguồn nhân lực: Để phát triển NNL đáp ứng
sự nghiệp CNH, HĐH Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp mangtính định hướng, cụ thể: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL đượctiến hành đồng bộ; tình hình phân bổ, sử dụng NNL tương đối hợp lý nhất là ởkhối công quyền và hành chính, sự nghiệp; chính sách trọng dụng, thu hútnhân lực, nhất là NNL chất lượng cao về địa phương công tác có nhiều khảquan; phát triển kinh tế với thế mạnh vốn có của tỉnh như lâm nghiệp, khaithác khoáng sản, du lịch văn hóa khám phá ; tập trung nâng cao chất lượnggiáo dục phổ cập và chăm sóc y tế cơ bản cho đồng bào các dân tộc ít người;phát triển khoa học công nghệ; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của tỉnh;phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc
Nhìn chung, giai đoạn 2006 - 2010, NNL của tỉnh không chỉ duy trìđược tốc độ phát triển hợp lý về số lượng mà còn được cải thiện khá rõ rệt vềchất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước pháttriển trong những năm tới
* Hạn chế của NNL trong CNH, HĐH ở Hà Giang:
Hạn chế về chất lượng NNL: Nguồn lao động qua đào tạo của tỉnh chỉ
chiếm tỷ lệ thấp so với số người trong độ tuổi, trình độ đào tạo NNL của tỉnhchưa đồng đều, lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ thấp về
Trang 40số lượng, yếu về chất lượng chuyên môn, kỹ thuật Mặc dù số lượng lao động
ở Hà Giang khá lớn, nhưng trình độ học vấn của lao động trong tỉnh còn thấp
so với các tỉnh trong khu vực và cả nước do điều kiện đời sống khó khăn, tỉ lệngười dân thất học nhiều và thiếu tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
cơ bản, đồng nghĩa với chất lượng NNL chưa cao Lực lượng công nhân kỹthuật được đào tạo trình độ trung cấp trở lên còn hạn chế; số lượng trí thứcđầu ngành có trình độ cao và chuyên gia còn quá ít Do chất lượng NNL chưađáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên số lượng lao động thấtnghiệp và thiếu việc làm còn cao
Tóm lại, trình độ học vấn của NNL tỉnh Hà Giang qua các năm mặc dù
đã có chuyển biến tích cực, nhưng so với mức trung bình của cả nước và vùngtrung du miền núi phía bắc còn thấp Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ
từ không biết chữ đến tốt nghiệp trung học cơ sở khá cao (khoảng 78%), lựclượng lao động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ chiếm 22%nhưng phần lớn là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Do đó, trình họcvấn của NNL cần phải được tiếp tục nâng cao trong giai đoạn tiếp theo NNLqua đào tạo của tỉnh hiện nay còn thấp, đặc biệt là lĩnh vực nông - lâm nghiệp
- thuỷ sản Ngành dịch vụ với lực lượng lao động qua đào tạo tuy có cao hơn(68,4%) nhưng chủ yếu là số cán bộ công chức, viên chức, cán bộ quản lý nhànước chiếm phần lớn, nhóm lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh
có trình độ cao được đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5% [Phụ lục 8]
Sự bất hợp lý, mất cân đối về cơ cấu NNL: trong khu vực sản xuất công
nghiệp thiếu công nhân lành nghề; trong các dịch vụ phục vụ du lịch, lao độngcòn yếu về năng lực; lao động trong nông nghiệp trình độ chuyên môn yếuhơn so với các ngành kinh tế khác Lao động tập trung chủ yếu ở nhữngngành nghề dịch vụ, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít chất xám Nhưhiện nay, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch của tỉnh có
995 người, trong đó: Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng: 44 người, chiếm4,4%; Trung cấp: 47 người, chiếm 4,7%; Sơ cấp và đào tạo khác: 615 người,