Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định TSĐB, chất lượng thẩm định TSĐB của ngân hàng; - Phân tích thực trạng c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TÊ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thi ện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghi ệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri ển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình” là đề tài nghiên cứu
của riêng bản thân tôi đã thực hiện
Tôi xin cam đoan rằng: các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày đều được thu thập từ đơn vị nghiên cứu và chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào
Quảng Bình, ngày 12 tháng 03 năm 2018
Học viên cao học
Nguyễn Thị Thúy Kiều
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại họcKinh tế Huế đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường kết hợp với
sự nỗ lực cố gắng của bản thân Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến:
- Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức,nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến PGS TS Bùi Dũng Thể người hướng dẫn khoa học đã dành
nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiệnluận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đở tôi trongthời gian thực tập; các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp nhữngtài liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này
Kết quả trình bày trong luận văn này là nỗ lực và có gắng hết sức của bản
thân, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định Tôi
kính mong Quý Thầy, Cô giáo đóng góp ý kiến để Đề tài được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Tác gi ả
Nguyễn Thị Thúy Kiều
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh tế Niên khoá: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Dũng Thể Tên đề tài: :“Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghi ệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Vi ệt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để có quyết định mức cho vay cho doanh nghiệp, ngân hàng phải tiến hành
thẩm định tài sản đảm bảo công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau củamột cán bộ Tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Quảng Bình cũnggiống như toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong những năm gần đây mặc dù nợxấu vẫn được kiểm soát nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt
động của ngân hàng Nhận thức được vai trò quan trọng đó tác giả quyết định chọn đề
tài “Hoàn thi ện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghi ệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh T ỉnh Quảng Bình” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp từ điều tra 120 khách hàng doanh
nghiệp có các khoản vay tín dụng tại ngân hàng và phương pháp phân tích thống kê
mô tả, phân tích nhân tố và mô hình hồi quy
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định TSĐB, chất lượng thẩm
định TSĐB của ngân hàng;
- Phân tích thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng doanhnghiệp và làm rõ các nguyên nhân và rủi ro thường xẩy ra đối với các đối tượng kháchhàng doanh nghiệp theo lĩnh vực vay, đối tượng vay…
- Phân tích khám chỉ ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tácthẩm định tài sản như chất lượng nhân lực, nguồn thông tin, phương pháp thẩm định
và quy trình thẩm định tài sản đảm bảo Trên cơ sở đó luận văn đề xuất được 5nhóm giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài sản của khách hàng doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC BIỂU xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương Pháp nghiên cứu 3
Phần 3: Kết luận và Kiến nghị 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương Mại 6
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại .6
1.1.3 Hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại 7
1.1.3.1 Khái niệm đảm bảo tiền vay 7
1.1.3.2 Các hình thức đảm bảo tiền vay 8
1.2 Quy trình thực hiện các nghiệp vụ đảm bảo tiền vay bằng tài sản 9
1.3 Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 13
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.3.1 Nội dung công tác thẩm định 13
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo 19
1.4.1 Nhân tố chủ quan 19
1.4.2 Các nhân tố khách quan 21
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo của một số ngân hàng 22
1.5.1 Kinh nghiệm thẩm định của BIDV 22
1.5.2 Kinh nghiệm thẩm định của Vietcombank 23
1.5.3 Bài học kinh nghiệm 24
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH 25
2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình .25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNNo&PTNT Quảng Bình 26
2.1.3 Tình hình nhân lực và cơ cấu tổ chức nhân sự tại NHNNo&PTNT Quảng Bình .26
2.1.4 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 32
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 33
2.1.6 Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 36
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình 40
2.2.1 Tình hình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh 40
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.2.2 Chính sách thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 45
2.2.3 Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 48
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo tại Agribank chi nhánh Quảng Bình 56
2.3.1 Đặc điểm của đối tượng khảo sát 57
2.3.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 58
2.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) 58
2.3.4 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định TSĐB 64
2.4 Đánh giá tổng quát về công tác thẩm định TSĐB cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NHNNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình .73
2.4.1 Những kết quả đạt được 73
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 75
2.4.3 Nguyên nhân 76
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NN&PNTN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 78
3.1 Phương hướng phát triển chung của NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình 78 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình .79
3.2.1 Giải pháp về chất lượng cán bộ thẩm định 79
3.2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định tài sản bảo đảm 80
3.2.3 Giải pháp về phương pháp và phương tiện thẩm định 80
3.2.4 Giải pháp về nguồn thông tin thẩm định tài sản bảo đảm 81
3.2.5 Giải pháp về các chỉ tiêu thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay linh hoạt nhưng an toàn 82
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
I.KẾT LUẬN 84
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9II KIẾN NGHỊ 85
II.1 Kiến nghị với Chính phủ 85
II.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 86
II.3 Kiến nghị với Ngân hàng NN&PTNT 87
II.4 Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Quảng Bình 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 91 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình nhân lực tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình giai
đoạn 2014 – 2016 27
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT Quảng Bình giai đoạn 32 2014 - 2016 32
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 33
Bảng 2.4 Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 36
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh tế 41
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay doanh nghiệp có TSĐB 44
Bảng 2.7 Kết quả về số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 53
Bảng 2.8 Kết quả về thời gian thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2016 54
Bảng 2.9: Đặc điểm đối tượng khảo sát 57
Bảng 2.10 : Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát 58
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test 60
Bảng 2.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TSĐB tại Ngân hàng No và PTNT Quảng Bình 60
Bảng 2.13: Kết quả EFA thang đo chất lượng thẩm định TSĐB 64
Bảng 2.14: Tóm tắt kết quả của mô hình hồi quy đa biến 65
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy 66
Bảng 2.16: đánh giá của khách hàng về chất lượng cán bộ thẩm định tài sản đảm bảo 67
Bảng 2.17: đánh giá của khách hàng về quy trình thẩm định tài sản đảm bảo 68
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về phương pháp và tiện thẩm định tài sản
đảm bảo 69Bảng 2.19 Đánh giá của khách hàng về nguồn thông tin phục vụ thẩm định tài
sản bảo đảm 71Bảng 2.20: Đánh giá của khách hàng về chỉ tiêu thẩm định tài sản đảm bảo 72
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng
Bình qua 3 năm 2014-2016 34Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận của NHNNo&PTNT Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 35Biểu đồ 2.3: Dư nợ phân theo kỳ hạn tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình 37
từ 2014-2016 37Biểu đồ 2.4 Dư nợ phân theo ngành kinh tế tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng
Bình giai đoạn 2014-2016 38
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT - chi nhánh Quảng Bình 29
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Hệ thống ngân hàng
được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế Một hệ thống ngân hàng ổn định, hoạtđộng hiệu quả sẽ giúp cho nguồn vốn luân chuyển nhịp nhàng tới các chủ thể, các
ngành, lĩnh vực khác hoạt động hiệu quả Và ngược lại sự hoạt động yếu kém củachỉ một ngân hàng sẽ rất dễ gây ảnh hưởng xấu khôn lường đến cả hệ thống và nềnkinh tế Trong các hoạt động ngân hàng thì tín dụng là một nghiệp vụ cơ bản, quantrọng Trong tình hình khó khăn chung như hiện tại, chất lượng tín dụng của hệthống ngân hàng có sự suy giảm, tình hình nợ xấu tăng cao, và trở thành một vấn đềcấp bách cần được xử lý không những để đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng
mà còn để khơi thông nguồn vốn cho cả nền kinh tế Chính vì vậy, công tác thẩm
định tài sản bảo đảm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, việc kiểm
soát rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng luôn được đặt ra và đồngthời là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng
Với vai trò trung gian, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạnhiện nay đang đứng trước những cơ hội, đồng thời cũng phải đối mặt với nhữngthách thức Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một trong những hoạt
động kinh doanh chính mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, đặc biệt là
các NHTM Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 70% đến 90%
trên tổng thu nhập của các ngân hàng Trong nền kinh tế biến động và đầy bất ổn,
hệ thống các ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro cao trong hoạt động tíndụng Biện pháp an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là một tiêu chí quan trọng
để tăng năng lực tài chính của ngân NHTM và công tác thẩm định TSĐB một cách
chính xác là vô cùng quan trọng và cấp thiết Thực tế hiện nay tại các NHTM ViệtNam, TSĐB được xem là một điều kiện để hạn chế rủi ro tín dụng
Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, công tác thẩm định tài sảnđảm bảo cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi ngân hàng, không
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15những làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay, đầu tư, góp vốn, cấp vốn vào các
dự án, mà còn góp phần quản lý rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng, hạn chếviệc phát sinh nợ xấu Mặc dù vậy, công tác này trên thực tế vẫn gặp phải rất nhiều
vướng mắc, khó khăn đến từ môi trường kinh doanh, hệ thống pháp lý, bộ máy tổ
chức, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng, … Hệ quả của những vấn đề
này đã gây ra không ít khó khăn đối với NHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh
Quảng Bình là ngân hàng có địa bàn hoạt động rộng với đối tượng phục vụ chính là
các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, trong đó hoạt động cho vay
đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao Trong thời gian gầnđây nợ xấu có xu hướng tăng cao mà phần lớn tập trung ở lĩnh vực cho vay khách
hàng doanh nghiệp Chính vì những lí do đó mà công tác thẩm định tài sản đảm bảo
trong cho vay khách hàng doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng hiện
nay, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và kiểm soát mức
độ rủi ro ở mức có thể chấp nhận được
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá thực trạng để tìm ra các giải
pháp hoàn thiện công tác này tại các NHTM nói chung và chi nhánh
NHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình nói riêng là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về cả lýluận và thực tiễn Xuất phát từ những lý do đó, đề tài:“Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghi ệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình”
làm luận văn tốt nghiệp
2.Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng công tác Thẩm định tài sản đảm bảo
của khách hàng doanh nghiệp, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanhnghiệp tại NHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thẩm định tài sản đảmbảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM
- Phân tích thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại đơn vị tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh
NHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại
chi nhánh NHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại NHNNo&PTNTTỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2016
và nguồn số liệu sơ cấp điều tra năm 2017
4 Phương Pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu
a Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp là các báo cáo hoạt động
kinh doanh, tín dụng và báo cáo tài chính hàng năm của chi nhánh NHNNo&PTNT
Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 được thu thập nhằm khái quát thực trạngcông tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp Ngoài
ra, tài liệu liên quan đến tín dụng ngân hàng được thu thập là các bài báo, tạp chí,
sách và các báo cáo khoa học liên quan được rà soát nhằm xây dựng cơ sở lý luận
của vấn đề nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17b Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp định lượng được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp thôngqua phiếu điều tra đối với các khách hàng có giao dịch và sử dụng tài sản đảm bảothế chấp cho các khoản vay để thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thẩm định TSĐB Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xácđịnh các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định TSĐB của ngân
hàng Nông nghiệp Vì vậy quy mô mẫu điều tra được xác định theo công thức tínhmẫu (n), n = số items x 5 quan sát Mô hình nghiên cứu dự kiến có 20 đến 25 biến
quan sát (items) liên quan đến các vấn đề như; năng lực đội ngũ, đạo đức nghề
nghiệp, các quy định pháp lý, … Vì vậy quy mô mẫu tối thiểu dự kiến là n = 22 x 5
= 110 quan sát Tuy nhiên, nghiên cứu sẽ tăng quy mô mẫu điều tra thêm 10% tổngquy mô mẫu để đề phòng những mẫu câu hỏi không hoàn thành hay tỷ lệ hồi âmthấp Phương pháp điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên từdanh sách khách hàng doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng tại NHNNo&PTNT
c Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để phân tích số liệuthứ cấp và sơ cấp của luận văn Dựa vào hệ thống các chỉ số để đánh giá, phân tíchcông tác thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá sẽ được sử dụng để tìm các nhân
tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp
Dựa vào các kết quả phân tích nhân tố, phân tích hồi quy tuyến tính và các kiểm
định thống kê sẽ được sử dụng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối
với chất lượng công tác thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp tạiNHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
5 Bố cục đề tài:
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, tóm tắt, danh mục tài liệu thamkhảo, nội dung chính được trình bày trong 3 phần:
Phần 1: Mở đầu Phần 2: Kết quả nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thẩm định tài sản đảm bảo
trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong
cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
Phần 3: Kết luận và Kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái ni ệm và đặc điểm khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương Mại
Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Theo Lê Văn Tư (2005) Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM rất đa dạng về ngành
nghề, đối tượng kinh doanh và tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị
Thứ hai, Tại Việt Nam các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là doanh nghiệp có
quy mô nhỏ và vừa, có tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các
quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp, qua đógóp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Các doanh nghiệp này năng động,
linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng kinh
doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh Vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệpnày ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo nên sức hấp dẫn trong đầu tư sản
xuất kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM chủ yếu là doanh
nghiệp phi nhà nước, thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
Trang 20a Khái niệm
Cho vay doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao chodoanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời giannhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi
b Đặc điểm
Cho vay đối với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu, chiến lược pháttriển tín dụng của các NHTM hiện nay Theo Phan Thị Cúc (2007) thì đối tượngkhách hàng khác nhau, việc cho vay sẽ có những đặc điểm khác nhau, về cơ bảnviệc cho vay đối với những khách hàng doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Cho vay doanh nghiệp với nhu cầu vay đa dạng và chủ yếu là phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh
- Cho vay doanh nghiệp tạo ra thu nhập chiếm tỷ trọng cao trong các hoạt
động cấp tín dụng của ngân hàng
- Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM thường ít hơn so với
các đối tượng khách hàng khác như cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhưng quy mô
1.1.3 Ho ạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Khái niệm đảm bảo tiền vay
Tại Việt Nam, theo nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ – CP ngày
29/12/1999 của Chính Phủ về việc đảm bảo tiền vay cho các Tổ chức tín dụng đượcsửa đổi bổ sung tại Nghị định số 85/2002/NĐ – CP ngày 25/10/2002 về đảm bảo
tiền vay của các tổ chức tín dụng thì" Đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay"
Đứng trên góc độ của người vay, đảm bảo tiền vay có những đặc trưng cơ bản sau:
- Giá trị của đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo: đảm bảo tiền vay
không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay
phải trả nợ, nếu không họ sẽ mất tài sản Nhưng nếu giá trị của tài sản nhỏ hơnnghĩa vụ được đảm bảo thì người vay dễ có động cơ không trả nợ
- Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ: mức độ thanh khoản của tài sản có
quan hệ đến lợi ích của người cho vay Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác là
tài sản khó bán thường khó được ngân hàng chấp nhận Mức độ thanh khoản trung bình
có thể chấp nhận được nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý
- Tài sản phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về
xử lý tài sản Đặc trưng này thể hiện được các mặt sau: tài sản thuộc sở hữu hợp
pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch,
đồng thời phải có đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu
tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn
1.1.3.2 Các hình thức đảm bảo tiền vay
Khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đa dạng với nhu cầu ngày càngcao, do đó để phục vụ tốt hơn các ngân hàng cần sử dụng linh hoạt các hình thức
bảo đảm tiền vay Mặt khác, mức độ rủi ro của mỗi khoản vay là khác nhau phụ
thuộc vào các yếu tố như: thời gian, mục đích sử dụng vốn vay, tư cách của chủ thể
vay vốn,… nên đối với mỗi khoản vay, ngân hàng sẽ đưa ra biện pháp bảo đảm tiền
vay thích hợp Theo Phan Thị Cúc (2007) thì ngân hàng thực hiện bảo đảm tiền vaytheo một trong các hình thức dưới đây:
NHTM có hai hình thức bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay không bằng tài
sản và bảo đảm tiền vay bằng tài sản
a Đảm bảo tiền vay không bằng tài sản
Là đảm bảo bằng uy tín và năng lực tài chính của người đi vay hay người bảo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22lãnh mà không đòi hỏi phải có TSĐB cho các khoản vay của người đi vay hay củabên bảo lãnh Hình thức này thường thường được cấp cho khách hàng có uy tín, tìnhhình tài chính tốt, có quan hệ tín dụng lâu năm tại ngân hàng.
b Đảm bảo tiền vay bằng tài sản
Là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản thuộc sởhữu bên thứ ba để bảo đảm với bên vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình
Đảm bảo tín dụng bằng tài sản có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm
bằng thế chấp tài sản, đảm bảo bằng cầm cố tài sản, đảm bảo bằng tài sản hình
thành trong tương lai và đảm bảo tài sản của bên thứ ba
- Đảm bảo tiền vay bằng thế chấp tài sản: Là việc bên vay vốn thế chấp tài sảncủa mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay Thế chấp tài sản
là việc bên đi vay sử dụng bất động sản, động sản thuộc sở hữu của mình để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay Khi thế chấp tài sản, người thế chấp
không chuyển giao tài sản cho ngân hàng mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng nhậnquyền sở hữu, sử dụng tài sản
- Đảm bảo tiền vay bằng cầm cố tài sản: Là việc bên đi vay giao tài sản thuộc
sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khi cầm cốtài sản phải được giao nộp cho bên cho vay
- Đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành trong tương lai: Là việc kháchhàng dùng tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợcho chính khoản vay đó Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai thực chấtcũng là bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản nhưng chỉ khác là tại thời điểm giaodịch bảo đảm, tài sản đó chưa được hình thành mà nó được hình thành trong quátrình sử dụng vốn vay
- Đảm bảo tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba: Là việc bên thứ ba cam kếtvới ngân hàng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thực hiệnnghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vaykhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ
1.2 Quy trình thực hiện các nghiệp vụ đảm bảo tiền vay bằng tài sản
Theo Phan Thị Cúc (2007 ) quy trình đảm bảo tiền vay gồm 5 bước sau đây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ bảo đảm
Bộ phận tín dụng là đầu mối tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tàisản bảo đảm Trong quá trình này, bộ phận tín dụng có trách nhiệm xác minh sơ bộtính pháp lý, mức độ khả dụng tài sản có phù hợp với điều kiện nhận bảo đảm tạingân hàng và quy định pháp luật, trong trường hợp:
-Tài sản không đủ điều kiện: Thông báo cho khách hàng và đề nghị đổi tàisản khác
- Tài sản đủ điều kiện: Bộ phận tín dụng gửi giấy đề nghị định giá tài sản (kèmbản sao các giấy tờ sở hữu tài sản) cho bộ phận định giá
Bước 2: Thẩm định tài sản bảo đảm
Thẩm định tài sản bảo đảm là một khâu hết sức quan trọng, nó là khâu quyết
định mức cho vay Căn cứ để thẩm định bao gồm:
- Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp
- Cán bộ tín dụng khảo sát thực tế, khẳng định lại các thông tin thu thập
được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp
- Các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan tới tài sản bảođảm
- Các nguồn thông tin khác: chính quyền địa phương, công an, tòa án, cơquan đăng ký giao dịch bảo đảm, các ngân hàng khác…
Nội dung thẩm định
Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản bảo đảm nợ vay:
- xem xét tính hợp pháp của tài sản bảo đảm, có thuộc loại tài sản cấm haykhông?
- Tài sản có đang cầm cố, thế chấp ở một tổ chức tín dụng khác không?
- Có bị tranh chấp pháp lý hay không?
Thẩm định về tính sở hữu của tài sản: Phải trả lời được câu hỏi, tài sản thuộc
sở hữu của ai?
Đối với loại có đăng ký quyền sở hữu thì việc thẩm định tính sở hữu của tài
sản bảo đảm thông qua việc kiểm tra giấy tờ sở hữu tài sản Còn đối với những loạitài sản bảo đảm không đăng ký quyền sở hữu thì ngân hàng cần xem xét tính sở hữu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24của tài sản bảo đảm từ các nguồn thông tin khác như: tham khảo ý kiến của trungtâm phòng ngừa rủi ro, các người cư trú gắn với tài sản bảo đảm tiền vay…
Thẩm định tính hiện hữu của tài sản: Tài sản có thực sự tồn tại hay không?
Về số lượng, chất lượng như thế nào?
Thẩm định giá trị của tài sản: Giá trị tài sản là bao nhiêu? Bộ phận định giá
thông báo cho bộ phận tín dụng thời gian đi định giá và yêu cầu bổ sung hồ sơ tàisản (nếu có) Bộ phận tín dụng hẹn khách hàng thời gian định giá và đề nghị kháchhàng chuẩn bị hồ sơ khi cán bộ ngân hàng xuống hiện trường định giá
Thẩm định khả năng phát mại của tài sản: Tính thanh khoản của tài sản đónhư thế nào? Thị trường tiêu thụ hiện tại như thế nào? Dự đoán trong tương
lai, có nhiều loại tài sản khác thay thế hay không?
Bước 3: Lập hợp đồng bảo đảm
Sau khi thẩm định, hai bên đã thỏa thuận được các điều kiện về tín dụng, bộphận tín dụng có nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay trình giám đốchoặc người được ủy quyền ký Hợp đồng được lập thành 3 bản chính, khách hànggiữ 01 bản, ngân hàng giữ 02 bản được lưu ở phòng tín dụng và Ngân quỹ mỗi nơimột bản Tùy theo từng hình thức và loại tài sản bảo đảm mà hợp đồng bảo đảm cóthể nằm trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập thành hợp đồng bảo đảm riêng
Đối với tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, khi tài sản đã đưa vào sử dụng các
bên phải lập phụ lục hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, trong
đó mô tả đặc điểm và xác định giá trị tài sản
Hợp đồng cầm cố thế chấp có thể là hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự,
điều này phụ thuộc vào bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng, vì hành vi cầm cố
thế chấp tài sản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng
Tùy theo hình thức bảo đảm mà hợp đồng bảo đảm tiền vay phải có nhữngthủ tục hành chính theo quy định của pháp luật như công chứng hợp đồng bảo đảmhoặc đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Sau khi hợp đồng cầm cố thế chấp đã được ký kết, các bên tham gia hợp
đồng hoặc người được ủy quyền tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, tiến hành
nhập tài sản vào kho
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Bước 4: Tái định giá tài sản cầm cố, thế chấp và xử lý sau tái định giá
Tái định giá tài sản được thực hiện định kỳ theo quy định của ngân hàng
hoặc đột xuất khi phát hiện tài sản bị dịch chuyển, thay đổi ảnh hưởng lớn đến giátrị tài sản Bộ phận tín dụng chủ động đề xuất việc định giá lại tài sản bảo đảm vàkết hợp với bộ phận định giá thực hiện Việc tái định giá tài sản phải được lập thànhbiên bản và biên bản định giá lại là một phụ kiện của biên bản định giá Bộ phận tíndụng chịu trách nhiệm báo cáo lại lãnh đạo các trường hợp sau:
- Giá trị tài sản sau định giá lại không đủ bảo đảm tiền vay
- Tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được nữa
Khi đó ngân hàng cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm giá trị tài sản bảođảm hoặc thu hồi nợ phần thiếu bảo đảm
Nếu tái định giá mà giá trị tài sản bảo đảm tăng thì ngân hàng có thể tăng dư
nợ cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu
Bước5: Giải chấp
Khi người vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ trả lại
giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tài sản bảo đảm cho người vay đồng thời lậpgiấy xác nhận giải tỏa tài sản bảo đảm để gửi tới các đơn vị có liên quan, tiến hànhthanh lý hợp đồng bảo đảm, đồng thời tiến hành thông báo giải chấp tới các phòngban: phòng công chứng, phòng tài nguyên môi trường, trung tâm đăng ký giao dịch
động sản
Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn thì ngân hàng
có thể tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm
Trường hợp các bên không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức đã thỏa
thuận, các bên buộc phải xử lý tại tòa án
Về phương thức xử lý: Nếu các bên có thỏa thuận, có thể xử lý theo một
trong các phương thức sau:
Trang 26- Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bênbảo đảm.
Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảođảm, thì tài sản bảo đảm được đấu giá theo quy định của pháp luật Riêng đối với tài
sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lýtài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồngthời thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) Saukhi xử lý tài sản bảo đảm mà vẫn chưa thu hồi đủ khoản vay, thì ngân hàng tiếp tục
truy đòi nợ đối với khách hàng vay vốn
1.3 Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
1.3.1 N ội dung công tác thẩm định
Danh mục tài sản bảo đảm
Mỗi NH xây dụng một danh mục TSĐB tiền vay phù hợp với chính sách bảo
đảm tiền vay của mình Tại Việt Nam, các NHTM xây dựng danh mục TSĐB riêng
của mình dựa trên quy định danh mục TSĐB của Nghị định 178/1999/NĐ-CP như sau:
- Tài sản cầm cố:
+ Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, thiết bị, hàng hóa, vàng bạc, tàu biển,
máy bay, …
+ Số dư trên tài khoản tiền gửi tại TCTD bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ
+ Giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
+ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi
nợ, cac quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác
+ Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
- Tài sản thế chấp:
+ Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền vớinhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất
+ Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27+ Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó cũng thuộc
tài sản thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận
+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
* Nội dung công tác thẩm định tài sản đảm bảo lần đầu
Theo Nguyễn Hữu Đại (Sưu tầm và hệ thống) Ngân hàng cho vay thường xemxét thẩm định TSĐB theo các khía cạnh:
- Tính hiện hữu: Thẩm định về việc tài sảncó thất trên thực tế hay không
- Tính vững chắc về pháp lý: Thẩm định tính pháp lý của giấy tờ chứng nhậnquyền sở hữu, quyền sử dụng và các giấy tờ có liên quan đến TSĐB để xác minh tàisản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, tàisản không tranh chấp
Tài sản bảo đảm không những chắc chắn thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
mà còn phải chắc chắn rằng tài sản đó không có tranh chấp để giảm thiểu tối đanhững rủi ro tiềm ẩn đối với TSĐB
- Thẩm định giá và xác định tỷ lệ cho vay tối đa
* Phương pháp thẩm định giá
Các NHTM thường sử dụng một số phương pháp định giá như sau:
Phương pháp so sánhPhương pháp chi phíPhương pháp thu nhậpPhương pháp thặng dưPhương pháp lợi nhuận
*Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm:
NHTM xác định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSĐB dựa vào các yếu tố:
Loại TSĐB; Khả năng và mức độ biến động giá trên thị trường của loại tài sản đó;
Chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản (nếu xảy ra) để thu nợ; Ngân hàngphải đảm báo thu đủ nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn, bù đắp các khoản chi phíphát sinh trong qúa trình xử lý nợ mà ngân hàng phải gánh chịu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28- Khả năng chuyển nhượng: Tài sản có được phép giao dịch, được pháp luật chophép mua, bán, tặng, cho chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp và các giao dịch khác.
Tài sản bảo đảm phải “bán” được – đó là điểm then chốt để TSĐB có thể hoàn
thành “sứ mệnh” của mình: thanh toán giá trị nghĩa vụ bị vi phạm cho bên nhận thế
chấp Đồng thời, tài sản đó không thuộc diện bị pháp luật cấm, không thuộc danhmục tài sản bị cấm lưu thông hoặc có quyết định thu giữ của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền
Tài sản có dễ bán, dễ chuyển nhượng và ít bị mất giá chủ yếu là các tài sảnthông dụng, ít hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học, ít thay đổi công nghệ, được sửdụng cho nhiều mục đích và nhiều đối tượng có thể sử dụng
- Khả năng rủi ro của tài sản: Đối với khoản vay lớn, ngân hàng yêu cầu cán
bộ thẩm định rủi ro liên quan đến TSĐB như rủi ro liên quan đến hồ sơ pháp lý củaTSĐB, rủi ro về việc giảm giá trị TSĐB, rủi ro về tính thanh khoản của tài sản, rủi
ro có sự thay đổi chính sách của Nhà nước
- Khả năng quản lý tài sản của ngân hàng: Khả năng theo dõi, kiểm tra đánhgiá nhằm bảo đảm tài sản, các giấy tờ trong tình trạng bình thường hoặc kịp thờiphát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị của TSĐB
- Những vướng mắc có khả năng xảy ra nếu xử lý tài sản và biện pháp phòng ngừa
* Nội dung tái thẩm định tài sản bảo đảm
Định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc đột xuất, cán bộ thẩm định thực hiện tái thẩmđịnh TSĐB Việc kiểm tra giám sát TSĐB phải được ghi vào văn bản và thể hiện
một số nội dung cơ bản:
- Kiểm tra thực trạng của TSĐB so với các thời điểm thẩm định trước đó: Tàisản có phát sinh tranh chấp nào không, nếu có phát sinh thì cán bộ thẩm định kịpthời đề xuất thay đổi biện pháp quản lý TSĐB khi cần thiết
- Đối với tài sản hình thành trong tương lai thực hiện giám sát kiểm tra quátrình hình thành TSĐB
- Thẩm định lại giá trị tài sản: Kiểm tra giá trị TSĐB có bị sụt giảm, đáp ứng
được nghĩa vụ bảo đảm hay không để thực hiện định giá lại và yêu cầu bên bảo đảm
phải bổ sung tài sản hoặc giảm dần mức cấp tín dụng hoặc có thỏa thuận khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29* Kết quả thẩm định tài sản bảo đảm
- Đối với thẩm định TSĐB lần đầu, kết quả thẩm định giúp NH trong quyết
định cho vay hay không cho vay khách hàng
- Đối với tái thẩm định TSĐB, kết quả thẩm định được NH sử dụng để giảiquyết những rủi ro có khả năng phát sinh về tài sản, giúp NH đưa ra những quyết
định tăng, giảm hoặc thu hồi đối với khoản vay và làm căn cứ khi xử lý tài sản
1.3.2 Các ch ỉ tiêu phản ánh kết quả thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghi ệp của ngân hàng thương mại
(1) Cơ cấu tài sản đảm bảo
Mỗi NH xây dựng một cơ cấu TSĐB tiền vay riêng phù hợp với chính sáchbảo đảm tiền vay và chính sách tín dụng của mình, không quá tập trung tỷ trọng vàomột số TSĐB nào đó, cần làm đa dạng danh mục TSĐB của mình
Cơ cấu tài sản đảm bảo bao gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trênđất; dây chuyền máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; hàng hóa; giấy tờ có giá,…
Cách tính:
Mức cho vay tối đa = Giá trị của TSĐB x tỷ lệ % theo quy định của từng ngânhàng
(2) Số lượng hồ sơ thẩm định tài sản đảm bảo
Số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB thể hiện khối lượng công việc mà đơn vịthực hiện công tác thẩm định TSĐB Việc xem xét chỉ tiêu này nhằm đánh giá kếtquả công tác thẩm định TSĐB Số lượng hồ sơ thẩm định thể hiện vai trò, tráchnhiệm của cán bộ thẩm định đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
(3) Thời gian trung bình thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác thẩm định TSĐB Công tác đượccoi là đảm bảo khi thực hiện được khối lượng đủ lớn trong một thời gian hợp lý
Điều này liên quan đến cách thức tổ chức và tiến hành công tác thẩm định TSĐB,
quy trình và phương pháp được áp dụng sao cho chặt chẽ, rõ ràng và hợp lý để quátrình thẩm định được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí
phát sinh, đồng thời gia tăng khối lượng công việc thực hiện Một quy trình thẩmđịnh được coi là đẩy đủ, rõ ràng khi nó thể hiện được các nội dung của quá trình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30thẩm định Thời gian thực hiện thẩm định ngắn sẽ sẽ tạo áp lực cho cán bộ thẩm
định, thời gian thẩm định dài thì ngân hàng sẽ mất cơ hội cho vay khách hàng
(4) Số lần tái thẩm định tài sản đảm bảo trong một năm đối với một khoản vay
Chỉ tiêu này giúp đánh giá được công tác tổ chức thực hiện tái thẩm địnhTSĐB tại Chi nhánh Tần suất tái thẩm định càng lớn thể hiện Chi nhánh đánh giá
cao vai trò của công tác này, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu được rủi ro có khả năng
phát sinh liên quan đến TSĐB
(5) Thời gian trung bình xử lý một tài sản thu hồi nợ
Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khâu thẩm định TSĐB có đảm bảo không,thẩm định về tính vững chắc pháp lý, thẩm định giá, tính thanh khoản, khả năng
chuyển nhượng của TSĐB trong lần đầu thẩm định cũng như các lần tái thẩm định
Nếu thời gian trung bình xử lý TSĐB ngắn thì công tác thẩm định TSĐB này đảm
bảo, còn nếu thời gian xử lý dài và bị dây dưa thì công tác thẩm định bị đánh giá
kém, chưa bảo đảm
(6) Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay có thời gian xử lý bảo đảm kéo dài
Thời gian bị kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do
TSĐB có tính thanh khoản thấp, gặp khó khăn khi rao bán trên thị trường hoặckhách hàng vay không hợp tác trong quá trình xử lý TSĐB
(7) Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay xử lý tài sản không đủ để thu nợ gốc
và lãi
Chỉ tiêu này đánh giá công tác thẩm định giá của TSĐB tại ngân hàng Số lượngkhoản vay và dư nợ cho vay xử lý tài sản không đủ để thu hồi nợ càng nhiều thể hiện
cán bộ ngân hàng định giá tài sản cao hơn so với giá thị trường dẫn đến khi xử lý tài
sản, số tiền xử lý không đủ để thu hồi cả gốc và lãi của món vay
(8) Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro cụ thể
Để hạn chế phần nào rủi ro tín dụng, các NHTM đều thực hiện việc phân lọai
nợ và tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Tỷ lệ trích lập dự phòng
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích (R)
* 100%
Dư nợ cho vay DN có bảo đảm bằng tài sản
Trong đó: R = max {0,(Ai- Ci)} x r,
A : Dư nợ gốc cho khoản vay,
C : Giá trị khấu trừ của TSĐB,
r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể phụ thuộc vào nhóm nợ vay+ Nhóm 1: 0% Nợ nhóm 1 hay còn gọi là nợ đủ tiêu chuẩn Bao gồm cáckhoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
+Nhóm 2: 5% Nợ nhóm 2 hay còn gọi là nợ cần chú ý Bao gồm các khoản nợquá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
+ Nhóm 3: 20% Nợ nhóm 3 hay còn gọi là nợ dưới tiêu chuẩn Bao gồm cáckhoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầuquá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lần đầu và các khoản nợ
được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợpđồng tín dụng
+ Nhóm 4: 50% Nợ nhóm 4 hay còn gọi là nợ có nghi ngờ Bao gồm cáckhoản nợ từ 180 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lầnđầu và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
+ Nhóm 5: 100% Nợ nhóm 5 hay còn gọi là nợ có khả năng mất vốn Baogồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần thứ hai và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
Như ta thấy giá trị khấu trừ TSĐB càng lớn thì số tiền trích lập dự phòng rủi
ro cụ thể càng giảm Dó đó tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB càng thấp thì dự phòngrủi ro cụ thể càng phải trích ít, tiết kiệm được chi phí
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 321.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo
1.4.1 Nhân t ố chủ quan
Bảo đảm tiền vay là hoạt động để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng khikhách hàng không trả được nợ Hoạt động này có thực hiện được tốt hay không chịu
sự chi phối không nhỏ từ chính các ngân hàng, ví dụ như nhiều khi nhận định chưa
đúng, chưa đầy đủ về khách hàng; việc mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng và
tốc độ tăng trưởng quá nhanh, không tương xứng với việc nâng cao kiểm soát rủi ro;
một số ngân hàng còn chấp hành quy chế cho vay, bảo lãnh chưa nghiêm túc, giahạn nợ tùy tiện, làm trong sạch tài chính giả tạo, chạy theo thành tích, dẫn đếnkhách hàng lợi dụng gây ra việc thất thoát tài sản; một số ngân hàng quá chú trọngvào cho vay các dự án lớn, vào một nhóm khách hàng có liên quan với nhau,khi DN gặp khó khăn sẽ dẫn đến sự khó khăn cho ngân hàng; năng lực cán bộ cònyếu kém, đặc biệt ở khâu thẩm định cho vay Cụ thể như sau:
Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ
Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng thương mại đều có những chính sách chovay cụ thể, có thể là mở rộng hay thắt chặt Đây là một nhân tố ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động bảo đảm tiền vay Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động tíndụng, sẽ mở rộng danh mục tài sản bảo đảm, cũng như linh hoạt hoạt hơn trongcông tác bảo đảm tiền vay nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn Ngược lại, khi ngânhàng muốn thu hẹp quy mô tín dụng, ngoài công cụ là chính sách lãi suất, thì sửviệc ra những quy định khắt khe hơn về tài sản bảo đảm cũng là một công cụ sửdụng vô cùng hiệu quả
Chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng
Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh, khi sức mạnh của đồng tiền ngày càng có
vị trí chiếm lĩnh thì có không ít những cán bộ đã bị lu mờ, đã đánh mất đạo đứcnghề nghiệp Trước đồng tiền mua chuộc, họ sẵn sàng định giá sai tài sản bảo đảm,cùng khách hàng để cung cấp thông tin sai lệnh lừa đảo ngân hàng Đây là một rủi
ro rất lớn cho ngân hàng, khi khách hàng không trả nợ Một cán bộ tín dụng ngânhàng chỉ có đạo đức nghề nghiệp không thôi chưa đủ, mà còn cần phải có trình độ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33chuyên môn nghiệp vụ Bởi công tác thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định kháchhàng hết sức khó khăn, phức tạp với nhiều diễn biến khôn lường, nếu cán bộkhông có sự kiến chuyên sâu, am hiểu thị trường, có óc phán đoán thì không thểthực hiện tốt được công tác phân tích, định giá tài sản bảo đảm cũng như dễ bịkhách hàng lừa đảo Như vậy, sự thành công của một ngân hàng nói chung và côngtác thẩm định tài sản nói riêng không thể thiếu được đội ngũ cán bộ - những ngườivừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp.
Chất lượng công tác trong quy trình bảo đảm tiền vay Trước hết đó là chất lượng công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng
Để có thể cho vay, dù một khoản vay nhỏ hay lớn đều cần qua các công đoạn
cơ bản như: thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi, kiểm tra trong quá
trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi được nợ và lãi Trong đó, có thể nói thẩm
định là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến mức cho vay, phương thức vay,
lãi suất, thời hạn, tài sản bảo đảm Nếu khâu này thực hiện không tốt sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng
Hai là, chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm
Để cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi,
gói sản phẩm mới một trong số đó là chính sách về tài sản bảo đảm – ngày càng
đa dạng, phong phú hơn, với chính sách linh hoạt, thông thoáng hơn, đồng nghĩa
với đó yêu cầu việc định giá tài sản bảo đảm phải được tiến hành cẩn thận, chính
xác hơn Vì bản thân tài sản bảo đảm đã rất khó định giá cùng với những diễn biếnkhó lường của thị trường thì công việc định giá lại trở lên khó khăn gấp bội Như
vậy, để hoạt động bảo đảm tiền vay được thực hiện tốt, thì một trong những điềukiện không thể thiếu là thực hiện tốt công tác định giá tài sản bảo đảm
Ba là, chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm
Tài sản đảm bảo ngày càng đa dạng và phong phú, mỗi loại có những đặc thùriêng Vì vậy, để bảo đảm những tài sản luôn nằm trong tình trạng bình thường vàphát hiện kịp thời những sự cố liên quan làm giảm giá trị tài sản bảo đảm so với
định giá ban đầu, ngân hàng phải thực hiện tốt khâu quản lý tài sản bảo đảm Quản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34lý tài sản bảo đảm chính là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm Nếu
công tác này không được thực hiện định kỳ và thường xuyên sẽ không phát hiệnđược những thay đổi về giá trị tài sản bảo đảm trước những sự biến động chủ quanhay khách quan khi đó ngân hàng sẽ không thể phản ứng kịp dẫn đến những rủi ro
khi phải xử lý tài sản bảo đảm Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý tàisản bảo đảm một cách có kế hoạch sẽ giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro không
đáng có, giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng
1.4.2 Các nhân t ố khách quan
Bên cạnh các nhân tố chủ quan thì nhân tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay mà trước hết phải nói đến đó là
nhân tố khách hàng vì khách hàng là chủ thể vay vốn, là đối tượng chịu tráchnhiệm trực tiếp đối với việc bảo đảm khoản vay Do đó, bảo đảm tiền vay có tốt, có
an toàn hay không – điều đó phụ thuộc không nhỏ vào khách hàng
* Đạo đức khách hàng
Tư cách đạo đức của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảođảm tiền vay Nguồn thông tin khách hàng cung cấp là cơ sở để ngân hàng thẩmđịnh đánh giá, quyết định cho vay Nếu khách hàng không trung thực, cố tình lừađảo, cung cấp thông tin sai sự thật Đó là một rủi ro rất lớn cho ngân hàng nếu ko
phát hiện kịp thời Ngược lại, với khách hàng trung thực, có ý thức hợp tác, cungcấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng rất lớn trongthẩm định tài sản bảo đảm cũng như quyết định cho vay
* Môi trường pháp lý:
Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay Tabiết rằng, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội Một xã hội ổn định và phát triểnphụ thuộc vào hiệu quả tác động của pháp luật lên các mối quan hệ trong xã hội Làmột bộ phận trong xã hội, hoạt động ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó Hơnnữa, hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù, nên xây dựng pháp luật về ngân hàngcần phải được đặt ra và xem xét một cách thấu đáo, đặc biệt là các quy định về bảo
đảm tiền vay Nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay có
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35sự thống nhất, hoàn thiện, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng
sẽ là hành lang pháp lý không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn thỏamãn được nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hội, qua đó có tác dụng thúc đẩynền kinh tế phát triền Song trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảmtiền vay của nước ta còn thiếu đồng bô, chồng chéo không phù hợp với thực tế,khiến cho việc thẩm định dự án, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn gặp nhiều khó
khăn, thậm chí còn tạo ra những khe hở để khách hàng xấu lợi dụng lừa đảo ngân
hàng Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ, phù hợpvới thực tiễn là một tất yếu khách quan đối với nước ta – một nước đang trong quátrình chuyển đổi và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới
Ngoài ra, hoạt động bảo đảm tiền vay còn chịu ảnh hưởng bởi các biến sốkhác của môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, lạm
phát đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như tình hình hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Một khoản cho vay có thể được bảo đảm rất an
toàn trên sổ sách nhưng thực tế khi có những biến động bất thường xảy ra như lãisuất tăng cao hay thời kỳ kinh tế suy thoái làm cho doanh thu hay thu nhập củakhách hàng giảm, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo của một số ngân hàng
1.5.1 Kinh nghiệm thẩm định của BIDV
Theo kinh nghiệm của BIDV được trích dẫn từ luận văn của ThS Hoàng ThịMinh Thu (2015) để hoạt động đầu tư tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất, khâu
đầu tiên cần quan tâm chính là cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng Cơ cấu
tổ chức quản lý tín dụng hợp lý phải đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt
động kinh doanh, đảm bảo tổ chức điều hành công việc hiệu quả; chức năng của các
bộ phận không trùng lắp; trách nhiệm cá nhân được phân định rõ ràng; năng lựcquản lý tín dụng đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng , đặc biệt là trình
độ phân tích, thẩm định tín dụng, theo dõi và giám sát khách hàng vay vốn và quản
lý nợ có vấn đề
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Bên cạnh đó, BIDV đã không ngừng nâng cao tính tự chủ và tự chịu tráchnhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định tài sản
đảm bảo: cá nhân, tập thể được phân cấp uỷ quyền quyết định cấp tín dụng tự chịu
trách nhiệm về quyết định của mình, hoàn toàn tự chủ trong quá trình xem xét chovay dự án Trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân
định rõ ràng Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng
và cán bộ có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vàtrách nhiệm của cá nhân trong phần việc được giao Mỗi cá nhân tự chịu tráchnhiệm về những sai sót chủ quan của bản thân mình trong quá trình thực hiện thẩm
định dự án đầu tư Mặt khác, luôn thường xuyên phân tích, lựa chọn khách hàng
chiến lược, ngành hàng chiến lược để vạch ra chiến lược đầu tư vốn đảm bảo hiệuquả, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra
1.5.2 Kinh nghiệm thẩm định của Vietcombank
Vietcombank đã áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định
và quyết định cho vay Vì vậy bộ phận thẩm định có quyền độc lập đưa ra ý kiến
đánh giá của mình trong báo cáo thẩm định Khi tiến hành thẩm định ngoài yếu tố
pháp lý, cần phải làm rõ các khía cạnh: Tính khả thi của dự án, tính hiệu quả và khả
năng trả nợ của Dự án đó Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay,
tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước
khi cho vay) để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả
thuận, phát hiện kịp thời các rủi ro trên cơ sở đó có các biện pháp xử lý thích đáng
Vietcombank đang trong quá trình chuyển đổi, hướng tới mô hình một ngânhàng thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh Do vậy,Vietcombank luôn đặt tiêu chuẩn nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó
có thẩm định tài sản đảm bảo lên hàng đầu Tháng 1 năm 2004, ngân hàng TMCPngoại thương Việt Nam đã ban hành Sổ tay tín dụng để hướng dẫn quy trình thủ tụccho vay áp dụng cho các đơn vị trong toàn hệ thống Đặc biệt trong cuốn Sổ tay tíndụng có hướng dẫn cụ thể qui trình thẩm định, trong đó bao gồm : Quy trình thẩm
định xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37qui trình điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; Quy trình thu nợ Song song với việcchuẩn hoá qui trình nghiệp vụ, Vietcombank quán triệt nâng cao hơn nữa vai tròquản trị điều hành của các cấp lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thểcủa từng cán bộ tín dụng khi tham gia thẩm định (Trích dẫn từ luận văn Th.SHoàng Thị Minh Thu (2015).
1.5.3 Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm từ các ngân hàng cho thấy chất lượng thẩmđịnh tín dụng, trong đó có thẩm định tải sản đảm bảo được cải thiện và nâng cao cần
tập trung vào một số yếu tố chính như: hoàn thiện và thực hiện nghiêm ngặt quytrình thẩm định; phân rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng khâu, từng bộphân và cán bộ tham gia thẩm định; tuyển chọn và thu hút nhân tài, cán bộ có trình
độ chuyên môn cao, đào tạo các chuyên gia chuyên sâu về từng lĩnh vực, lựa chọn
các khách hàng chiến lược; hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho quá trìnhthẩm định cũng như hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ Đó là những kinhnghiệm quý giá cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chinhánh Quảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình viết tắt làNHNo&PTNT Quảng Bình Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Viet Nam Bankfor Agriculture Rural Development, Quang Binh Branch; viết tắt là AGRIBANK
NHNo&PTNT Quảng Bình là chi nhánh thành viên thuộc NHNo&PTNT Việt Nam,
có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Tổ chức tiền thân của NHNNo&PTNT Quảng Bình ngày nay là Ngân hàngPhát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị
định số 53/ HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
Sau khi có quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh (Quảng Bình, Quảngtrị, Thừa thiên - Huế) ngày 01/07/1989, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnhQuảng Bình được thành lập Đến ngày 14/11/1990 có quyết định số 400/ CT củaChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đổi tên thành Ngânhàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng ký quyết định uỷ quyền, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/ QĐ – NHNN đổi tên Ngân
hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Quảng Bình
Từ khi được thành lập đến trước ngày 01/10/1998, NHNo&PTNT Quảng Bình
được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công
ty tài chính ngày 23/05/1990 và Điều lệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do thốngđốc Ngân hàng Nhà nước ban hành theo quyết định số 250/ QĐ ngày 11/11/1992
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Từ ngày 01/10/1998 đến nay, NHNNo&PTNT Quảng Bình được tổ chức vàhoạt động theo Luật các tổ chức Tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 (Chủ tịch nước
ký quyết định công bố ngày 26/12/1997 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998) và
Điều lệ tổ chức, hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn ngày
22/11/1997
Là đơn vị thành viên (Chi nhánh loại I) của NHNNo&PTNT, được thành lậptrong giai đoạn toàn hệ thống chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh
đa năng tổng hợp, NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình đã góp phần xây dựng
cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này của tỉnh nhà
NHNNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình có 1 trụ sở chính, 10 chi nhánh loại III và
13 phòng giao dịch thuộc các chi nhánh loại III
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNNo&PTNT Quảng Bình
Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thông qua các nghiệp vụ ngân hàng:
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh
tế Được phép vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước nếu cần thiết
Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đến tất cả các thành phần kinh tế,
ưu tiên hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, đầu tư từ Chính Phủ, NHNN và các tổ chứcquốc tế đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại
Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng một cách chuyênnghiệp với chất lượng tốt nhất
2.1.3 Tình hình nhân lực và cơ cấu tổ chức nhân sự tại NHNNo&PTNT Quảng Bình
Nguồn nhân lực:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Bảng 2.1 Tình hình nhân lực tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình giai
TỔNG SỐ 368 100 367 100 366 100 -1 -0,27 -1 -0,27 Trình độ học vấn
- Trên Đại học 12 3,26 22 5,99 35 9,6 10 83,33 13 59,09
- Đại học 302 82 297 80,9 284 77,6 -5 -1,66 -13 -4,38
- Cao đẳng, trung cấp 28 7,61 22 5,99 20 5,5 -6 -21,43 -2 -9,09-Phổ thông 26 7,07 26 7,08 27 7,38 0 0 1 3,85
Giới tính
- Nam 164 44,6 165 44,9 165 45,1 1 0,61 0 0
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNNo&PTNT Quảng Bình)
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy số lượng lao động của ngân hàng có sự thay đổi
qua các năm Quy mô lao động năm 2014 là 368 người, sang đến năm 2015 là 367người, giảm 1 người tương ứng giảm 0,27% so với năm 2014 Năm 2016, nguồn
nhân lực tiếp tục giảm thêm 1 người, tương ứng giảm 0,27%, xuống 366 người Cụthể là:
Theo giới tính:
Qua các năm, ta có thể thấy được số lượng nhân viên nữ chiếm phần lớn trong
tổng số nhân viên của chi nhánh Cụ thể năm 2014 là 204 người chiếm 55,4%;năm
2015 là 202 người và đến năm 2016 giảm xuống còn 201 người Nguyên nhân của
sự chênh lệch về giới tính trong tổng nhân viên ngân hàng là do tính chất của các vịtrí giao dịch nên ngân hàng hầu như chỉ tuyển nhân viên nữ
Trường Đại học Kinh tế Huế