Môi trường là tất cả những gì xung quanh con người, tác động ảnh hưởng tới đời sống con người, cũng như chịu ảnh hưởng của những hoạt động của con người. Môi trường trong lành có tác dụng bảo vệ con người khỏi các nguy cơ đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Ngược lại môi trường trở lên không trong lành khi chính các chất thải không được con người quản lý tốt gây nên, phá hoại ngay chính sức khẻo và cuộc sống của chính mình. * Sức khoẻ môi trường và các yếu tố gây nguy hại: Sức khoẻ môi trường là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Môi trường không trong lành gây nên 25 % trong tổng số các loại bệnh; trong đó 80% bệnh tật là do nước hoặc liên quan đến nước. Năm 2003, 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc/ 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn,quai bị, lỵ amib, HIV/ AIDS, viêm gan virus, thuỷ đậu…Như vậy khoảng một nửa trong số các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước và VSMT (Thống kê các bệnh truyền nhiễm 2003 - Cục Y tế dự phòng Việt Nam)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VSVT Vệ sinh môi trường SD/SXHD Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue TYT Trạm y tế CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu KCB Khám chữa bệnh TCMR Tiêm chủng mở rộng BMTE Bà mẹ trẻ em KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình SKMT Sức khoẻ môi trường VSPD Vệ sinh phòng dịch BN Bệnh nhân UBND Uỷ ban nhân dân DCCN Dụng cụ chứa nước DVTM Dịch vụ thương mại KPK Khám phụ khoa SDD Suy dinh dương YTDP Y tế dự phòng TTB Trang thiết bị HVS Hợp vệ sinh CTV Cộng tác viên TỔNG QUAN TÀI LIỆU: 1.Môi trường và sức khoẻ: Môi trường là tất cả những gì xung quanh con người, tác động ảnh hưởng tới đời sống con người, cũng như chịu ảnh hưởng của những hoạt động của con người. Môi trường trong lành có tác dụng bảo vệ con người khỏi các nguy cơ đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Ngược lại môi trường trở lên không trong lành khi chính các chất thải không được con người quản lý tốt gây nên, phá hoại ngay chính sức khẻo và cuộc sống của chính mình. * Sức khoẻ môi trường và các yếu tố gây nguy hại: Sức khoẻ môi trường là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Môi trường không trong lành gây nên 25 % trong tổng số các loại bệnh; trong đó 80% bệnh tật là do nước hoặc liên quan đến nước. Năm 2003, 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc/ 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn,quai bị, lỵ amib, HIV/ AIDS, viêm gan virus, thuỷ đậu…Như vậy khoảng một nửa trong số các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước và VSMT (Thống kê các bệnh truyền nhiễm 2003 - Cục Y tế dự phòng Việt Nam) Các yếu tố truyền thống gây nguy hại tới môi trường như: Thiếu nước sạch, ô nhiễm không khí trong nhà do chất đốt, nhà cửa ẩm thấp, ở ngay cạnh chuồng gia súc, bệnh tật do côn trùng trung gian truyền bệnh như sốt rét, SD/SXHD, phong tục tập quán, thói quen của người dân không hợp vệ sinh. Các yếu tố hiện đại gây nguy hại tới môi trường như: Hoá chất và cá chất gây ô nhiễm nước và đất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), ô nhiễm không khí ngoài trời do các chất thải từ khu công nghiệp, các khu đô thị… * Một số bệnh liên quan đến môi trường: Gồm 5 nhóm bệnh: - Các bệnh đường ruột: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, ỉa chảy… - Các bệnh ký sinh trùng: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim… - Các bệnh do muỗi truyền: Bệnh sốt rét SD/SXHD, viêm não… Các loại muỗi là vật trung gian truyền bệnh: - Các bệnh về mắt, ngơài da, phụ khoa: đau mắt hột, đau mắt đỏ, ghẻ, chàm, nấm, viêm phần phụ… Bệnh thường lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành mà nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch. - Bệnh do hoá chất và chất độc: một số chất hoá học có trong nước có thể gây bệnh cho người khi bị thừa hoặc thiếu chúng ở trong nước như flour, iốt, chì, thạch tín… Trong phạm vi đề tài nghiên cứu và thực tế của địa phương, chúng tôi đi sâu vào phân tích vấn đề môi trường và bệnh SD/SXHD. 2. SXH và các yếu tố nguy cơ từ môi trường: Bệnh Sốt Degue/SXH Degue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây dịch do muỗi truyền. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bệnh có tác hại đến khoảng 2.5 tỷ người. Đại dịch SD/SXHD bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàng năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mác ở độ tuổi dưới 15. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi năm. Tại Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới tháng 5-1998, bà Tổng Giám đốc Gro Harlem Brundtlan đã tuyên bố: “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh SXH… Việt Nam có số mắc và chết do SD/SXHD gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng ở nước ta. Năm 1998, số mắc và tử vong do SD/SXHD rất cao với 234.920 trường hợp mắc, 337 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh, thành phố. Vì vậy, ngày 10-1014998, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 196/1998/QĐ-TTg đưa dự án phòng chống SD/SXHD trở thành một mục tiêu trong chương trình Mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm (PGS.TS. Lê Ngọc Trọng - Hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh SXH – NXB Y học năm 2000). Ở Việt Nam, hai loại muỗi truyền bệnh SD/SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti. Muỗi Aedes aegypti rất thích đốt người vào ban ngày. Bọ gậy Aedes có thể phát triển ở các loại nước sạch và nước giàu chất hữu cơ. Cách phòng bệnh duy nhất và có ý nghĩa quan trọng là người dân cần ngủ màn, dọn vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đậy nắp kín hoặc thả cá để diệt ấu trùng, loăng quăng, phun thuốc trừ muỗi htực hiện phương châm: “Không có bọ gậy, không có muỗi vằn, không có bệnh SXH… I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Quá trình cải thiện tình trạng vệ sinh, chất lượng nước uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát bệnh tật và cải thiện điều kiện nhà ở là nhiệm vụ trung tâm của quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của người dân trong thời kỳ đổi mới có nhiều thay đổi: việc đô thị hoá, tăng dân số, thay đổi lối sống, nạn phá rừng, tăng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, dùng các hormon tăng trưởng trong chăn nuôi, sự phát triển công nghiệp và không kiểm soát được những chất thải công nghiệp…làm cho môi trường đang bị suy thoái. Trong những năm qua, thảm hoả thiên nhiên đã gây nên nhiều thiệt hại lớn ở nước ta. Những trường hợp bị nhiễm độc hoá chất, ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm…vẫn xảy ra thường xuyên. Có nhiều chỉ thị và nghị quyết bàn về phương hướng phát triển bền vững, nghĩa là đảm bảo cho môi trường và môi trường trong sạch, giảm thiểu ô nhiễm, nhằm nâng cao sức khoẻ con người như Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã nêu. 1. Thông tin về vị trí địa lý, dân số, kinh tế, văn hoá – xã hội: Phường Yên sở thuộc quận Hoàng Mai ở phía nam Thành phố Hà Nội. Là khu vực hiện có tốc độ đô thị hoá khá cao, địa hình thấp trũng, có nhiều ao hồ, mùa mưa hay bị ngập úng cục bộ. Mặt khác, trên đại bàn phường còn có hai con sông Kim Ngưu và Tô Lịch dẫn nước thải của Thành phố chảy qua trước khi đổ ra Sông Hồng. Vì vậy, Phường Yên Sở được coi là khu vực trọng điểm về VSMT của Quận, nơi tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 744,36 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 350,21ha chiếm 47,05%. Phường có 2.756 hộ gia đình, chia thành 26 tổ dân phố. Là một địa bàn mới được chuyển từ xã thành phường vào năm 2006, nhưng cơ cấu ngành nghề chính của người dân địa phương vẫn là lao động nông nghiệp, chiếm 32.4% (Phụ lục 1). Nguồn sống chính của người dân địa phương phụ thuộc vào việc canh tác, nuôi trồng trên đất nông nghiệp. Nhưng hiện nay, do nhà nước thu hồi đất xây dựng một sô công trình lớn như Hồ điều hoà nước thải của Thàn phố, Siêu thị Metro, Đường vành đai 3,… do tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nên diện tích đất canh tác chỉ còn 2047m2/người, giảm >800m2/người so với năm 1999. Năm 2006, thu nhập bình quan đầu người đạt 3.900.000đ, toàn phường còn 26 hộ nghèo (theo chuẩn mới) chiếm 0,94% Năm 2006, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ thương mại: 45.482 tỷ đồng đạt 101% so với kế hoạch năm đầu, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm trước. Công tác thực hiện dự toán thu- chi ngân sách năm 2006; -Thu ngân sách: Thực hiện đến 31/12/2006: 4.309.192.578đ đạt 117% - Chi Ngân sách: Thực hiện đến 31/12/2006: 2.494.371.153đ tại 77% Dân số toàn phường tính đến 31/12/2006 là 11.781 người, trong đó: - Dân số Nam chiếm 52.9% 0-14 tuổi: 35.1% - Dân số Nữ chiếm 47.1% 15-64 tuổi 59.2% >65 tuổi: 5.7% - Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) : 3254. - Tổng số nữ 15-49 có chồng : 2219. - Tổng số trẻ em <5 tuổi : 1027. - Số trẻ sinh trong năm 2006 : 219 (18.7%) Trong đó trẻ nam : 112 (51.1%0 Nữ : 107 (48.8%) Con thứ 3 trở lên : 13 (5.9%) - Tổng số người chết trong năm : 53. 2. Thông tin về TYT phường và công tác CSSKBĐ: TYT Phường Yên Sở mới được đầu tư xây dựng năm 2005, cơ ngơi khang trang với đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác KCB và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn. Trạm được biên chế 6 nhân viên, trong đó có 1 bác sĩ trạm trưởng. TYT phường đã được công nhận chuẩn Quốc gia tháng 9/2005. Hiện nay, ngoài việc đảm bảo chất lượng công tác KDB thông thường, thường trực cấp cứu, TYT đã và đang triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia khác như: phòng chống dịch bệnh – VSMT, TCMR, phòng chống bệnh xã hội, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ BMTE… (Chi tiết xin xem phụ lục 2). Năm 2006, với kinh phí 1.550đ/đầu dân, TYT đã được ngân sách nhà nước cấp 18.260.550đ, ngân sách địa phương hỗ trợ 7.000.000đ để chi cho hoạt động CSSK nhân dân trên địa bàn phường (Chi tiết xem phụ lục 3). 3. Phân tích thông tin về các vấn đề môi trường – Xác định vấn đề SKMT ưu tiên: Theo báo cáo tổng kết công tác KCB năm 2006 của TYT phường, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến môi trường trong năm vừa qua đều tăng so với những năm trước (Phụ lục 4) Bên cạnh việc phân tích số liệu thứ cấp từ sổ sách, báo cáo của TYT, chúng tôi cũng đã tiến hành thảo luận nhóm với cán bộ y tế, phỏng vấn sâu người dân, kết hợp quan sát thực tế dưới sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách công tác VSPD của TYT và đã xác định được 4 vấn đề SKMT hiện đang được quan tâm tại phường. Đó là các vấn đề: - Qua công tác điều tra cơ bản tình hình VSMT và sử dụng 3 công trình tự vệ sinh trong nhân dân, hiện nay trên địa bàn phường, tỷ lệ các hộ sử dụng 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn rất thấp so với tỷ lệ chung của toàn dân, như tỷ lệ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt (80.23%) và hố xí hợp vệ sinh (79.18%). (Phụ lục 5) - Qua thảo luận với cán bộ y tế, kết hợp quan sát thực tế, có thể nhận thấy tình trạng ngập úng cục bộ tại phường là khá nghiêm trọng. Toàn bộ trục đường chính thuộc các tổ 10,11, ngập úng xảy ra ngay cả khi trời không mưa. Theo ý kiến của cán bộ y tế và người dân trong khu vực tình trạng trên. Đây là do những vùng thấp trũng nhất trong phường. Mặt khác, tất cả các hệ thống thoát nước của phường đều được thiết kế để đổ ra các ao/hồ trên địa bàn. Diện tích các hồ/ao trên được sử dụng để nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Nếu buộc các hộ chăn nuôi hạ mức nước trong các ao hồ để giải quyết vấn đề ứ đọng nước thải tại hệ thống cống thoát nước thì lại gây giảm năng suất, thậm chí gây thất thu từ nguồn nuôi trồng thuỷ sản trên, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận nhân dân lao động. Đã có rất nhiều đơn thư kiến nghị, nhiều cuộc họp được tổ chức bàn về vấn đề này, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. - Trên địa bàn phường hiện có 157 hộ chăn nuôi gia sức, gia cầm với số lượng lên đến hàng trăm con lợn, hàng ngàn con gà, vịt. Các hộ chăn nuôi này tập trung ở khu vực các tổ 14,15,25,26 là nơi giáp gianh với tuyến đê Hữu Hồng. Do điều kiện kinh tế cũng như hạn chế về nhận thức, hầu hết các hộ chăn nuôi này đều không đầu tư xây dựng chuồng trại và cũng không lưu ý đến công tác xử lý chất thải chăn nuôi, thậm chí có nhiều hộ còn cho thải phân gia súc, gia cầm chưa qua xử lý ra hệ thống cống thoát nước chung của khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. - Trong những năm gần dây, kinh doanh nhà cho thuê trọ mang lại nguồn thu nhập tương đối lớn và ổn định cho nhiều hộ gia đình nhưng đồng thời cũng tác động nhiều mặt đến đời sống, kinh tế - xã hội của địa phương. Số lượng người thuê trọ đông (1664 người trong năm 2006, theo số liệu khai báo tạm trú tạm vắng của CA phường) làm gia tăng mật độ dân số, các tệ nạn xã hội, các vấn đề quản lý nhân khẩu, hộ khẩu….Vấn đề VSMT, giám sát muỗi, bọ gậy đều cho thấy tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng ở những khu vực này, đặc biệt các chỉ số về dụng cụ chứa nước, phế liệu có chứa bọ gậy và chỉ số nhà có muỗi Ae.aegypti đều rất cao. Hầu hết các đối tượng đến thuê trọ tại địa bàn phường là người nghèo, đến từ các vùng nông thôn, họ chỉ đủ điều kiện để thuê các căn hộ rẻ tiền, có khi 3-5 người cùng thuê chung một phòng. Điều kiện ăn ở chật chội cùng với thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, cẩu thả, tạm bợ khiến VSMT ở các khu nhà trọ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng môi trường chung của địa phương và là nguyên nhân gây bùng nổ dịch SD/SXHD trên địa bàn phường trong năm vừa qua. Trên cơ sở phân tích các vấn đề môi trường còn tồn tại, để xác định được vấn đề SKMT ưu tiên, chúng tôi đã tiến hành chấm điểm các vấn đề SKMT tại địa phương theo thang điểm cơ bản với các tiêu chí cụ thể và kết quả thu được như sau: Bảng 1: Bảng chấm điểm xác định vấn đề SKMT tại phường Yên Sở Vấn đề SKMT A B C (A+2B)xC Tỷ lệ sử dụng 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp 2 5 4 48 Tình trạng ngập úng cục bộ 5 2 3 27 Tình trạng thải phẩn gia súc, gia cầm chưa qua xử lý 5 5 3 45 VSMT tại các khu nhà trọ, cho thuê. Nguyên nhân gây ra các ổ dịch SD/SXHD trên địa bàn phường 4 4 5 60 Trong đó: A: Phạm vi vấn đề B: Tính trầm trọng của vấn đề C: Ước lượng hiệu qủa can thiệp. Qua tổng điểm các vấn đề SKMT, chúng tôi đã lựa chọn được vấn đề SKMT tại địa phương là: VSMT tại các khu nhà trọ, cho thuê – Nguyên nhân gây ra các ổ dịch SD/SXHD trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, năm 2006. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 1. Thu thập số liệu thứ cấp: - Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các số liệu sẵn có từ báo cáo công tác của TYT, của UBND và một số ban ngành liên quan nhằm thu thập các số liệu về tình hình kinh doanh nhà trọ, cho thuê, tình trạng VSMT và một số vấn đề khác nhằm tìm hiểu nguy cơ của vấn đề SKMT. - Chúng tôi cũng đã nghiên cứu thông tin từ sổ sách, báo cáo của chương trình phòng chống dịch bệnh về các trường hợp mắc bệnh SD/SXHD trong năm 2006, tiến hành phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu tình hình mắc bệnh và các yếu tố dịch tễ liên quan của các đối tượng thuê trọ trên địa bàn phường. 2. Áp dụng kỹ thuật phân tích định tính trong phân tích vấn đề SKMT để xác định nguy cơ: * Thảo luận nhóm trọng tâm: + Đối tượng 1: cán bộ y tế phụ trách công việc VSMT – phòng chống dịch bệnh. - Mục đích: tìm hiểu công tác VSMT, quản lý các loại dịch bệnh liên quan đến môi trường, công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh… + Đối tượng 2: Người dân sinh sống trong các khu nhà trọ - Mục đích: Tìm hiểu những nguyên nhân từ phía người dân (nhận thức, hiểu biết thái độ…) dẫn đến tình trạng VSMT yếu kém tại các khu nhà trọ. + Đối tượng 3: Người dân địa phương sinh sống gần các khu nhà cho thuê trọ. - Mục đích: Tìm hiểu thái độ của người dân đối với tình trạng mất vệ sinh tại các khu nhà trọ và những ảnh hưởng của tình trạng trên. * Quan sát thực tế các khu nhà cho thuê trọ nhằm phát hiện, bổ sung thêm thông tin cho vấn đề quan tâm/ 3. Phân tích số liệu: Chúng tôi sử dụng phần mềm Exel và SPSS 10.0 để phân tích thông tin thu thập được nhằm xác định rõ nguy cơ của vấn đề SKMT/