1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tính đa dạng các loài dơi (chiroptera) vùng tây bắc việt nam

149 242 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Đặc điểm sinh lý, sinh hóa, cấu trúc phân tử, cấu trúc xương, tiếng kêu siêu âm và nhiều đặc điểm khác của các loài dơi ở những nước phát triển nêu trên đã được quan tâm nghiên cứu kỹ..

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI DƠI (CHIROPTERA)

KHU VỰC TÂY BẮC, VIỆT NAM

Mã số: B2015 – 25 – 34

Chủ nhiệm đề tài: ThS Đào Nhân Lợi

Sơn La, 4/2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI DƠI

(CHIROPTERA) KHU VỰC TÂY BẮC, VIỆT NAM

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 22

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22

3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.4 Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1.Cách tiếp cận 26

3.4.2 Phương pháp khảo sát trên thực địa 26

3.4.2.1 Thiết bị đã sử dụng 27

3.4.2.2 Phương pháp phỏng vấn 27

3.4.2.3 Thu mẫu dơi 27

3.4.2.4 Xử lý mẫu trên thực địa 28

3.4.2.5 Ghi tiếng kêu siêu âm 28

3.4.3 Trong phòng thí nghiệm 29

3.4.3.1 Xử lý và bảo quản mẫu vật 29

3.4.3.2 Nghiên cứu đặc điểm phân loại phân tử 30

3.4.3.3 Phương pháp xử lý số liệu siêu âm 31

Chương 3 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Tính đa dạng của các loài dơi ở khu vực nghiên cứu 33

3.1.1 Thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu 33

3.1.2 Cấu trúc thành phần phân loại học khu hệ dơi khu vực nghiên cứu 40

3.1.3 So sánh thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu với một số vùng khác 42

3.1.4 Các ghi nhận mới bổ sung cho khu vực nghiên cứu và Việt Nam 46

3.2 Một số đặc điểm phân bố các loài dơi trong khu vực nghiên cứu 49

3.2.1 Phân bố các loài dơi khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh 49

3.2.2 Phân bố các loài dơi khu vực nghiên cứu theo đai cao 57

Trang 4

3.3 Đặc điểm nhận dạng một số loài dơi khu vực nghiên cứu 59

3.3.1 Khóa định loại các loài dơi khu vực nghiên cứu 59

3.3.1.1 Khóa định loại các họ dơi khu vực nghiên cứu 59

3.3.1.2 Khóa định loại các loài thuộc họ Dơi quả (Propodidae) 61

3.3.1.3 Khóa định loại các loài thuộc họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae) 62

3.3.1.4 Khóa định loại các loài thuộc họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae) 63

3.3.1.5 Khóa định loại họ Dơi muỗi (Vespertilionidae) 64

3.3.1.6 Khóa định loại các loài trong họ Dơi ma (Megadermatidae) 68

3.3.1.7 Khóa định loại các loài trong họ Dơi cánh dài (Miniopteridae) 68

3.3.1.8 Khóa định loại các loài trong họ Dơi thò đuôi (Molossidae) 69

3.3.2 Đặc điểm nhận dạng các loài dơi khu vực nghiên cứu 70

3.3.2.1 Họ dơi quả - Pteropodidae 70

3.3.2.2 Họ dơi nếp mũi – Hipposideridae 73

3.3.2.3 Họ Dơi lá mũi Rhinolophidae 77

3.3.2.4 Họ Dơi muỗi Vespertiliondae 86

3.3.2.5 Họ Dơi thò đuôi Molossidae Gervais, 1856 95

3.3.2.6 Họ dơi bao đuôi Emballonuridae 97

3.3.2.7 Họ Dơi Cánh dài Miniopteridae 98

3.4.1 Đặc điểm tiếng kêu siêu âm họ Rhinolophidae 100

3.4.1.1 Tần số tiếng kêu siêu âm họ Rhinolophidae 100

3.4.1.2 Tương qua giữa tần số tiếng kêu siêu âm với kích thước cơ thể 103

3.4.2 Đặc điểm siêu âm họ Hipposideridae 105

3.4.2.1 Tần số tiếng kêu siêu âm họ Hipposideridae 105

3.4.2.2 Tương quan giữa tần số tiếng kêu âm với kích thước cơ thể 107

3.5 Sử dụng dẫn liệu sinh học phân tử để kiểm định vị trí phân loại của những tổ hợp loài khó định loại bằng đặc điểm hình thái 111

3.5.1 Kết quả giải trình tự các mẫu nghiên cứu 111

3.5.1.1 Mẫu có ký hiệu: MP06.08.2014.6 111

3.5.1.2 Mẫu có ký hiệu: TR15.02.2014.2 112

3.5.1.3 Mẫu có ký hiệu: LH28.03.2014.1 112

Trang 5

3.5.1.4 Mẫu có ký hiệu PVS.11.09.2016.10 113 3.5.1.5 Mẫu có ký hiệu DC23.06.2014.1 114 3.5.1.6 Mẫu có ký hiệu DC26.06.2014 14 115 3.5.1.7 Mẫu có ký hiệu VS14.07.2016.20; H08.02.2012.8; Di28.02.201413; H07.02.2012.6; NK.27.09.2014.1; H.07.02.2012.5 116 3.5.2 So sánh sự tương đồng giữa đặc điểm hình thái và kết quả giải trình tự gen 117

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121

4.1 Kết luận 121 4.2 Kiến nghị 122

Trang 6

DANH LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thành phần loài dơi giai đoạn trước 1954 và từ 1954 - 1975 4

Bảng 1.2 Thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu được ghi nhận trong các tài liệu đã công bố 19

Bảng 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22

Bảng 2.2 Số lượng mẫu vật nghiên cứu 24

Bảng 3.1 Thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu 33

Bảng 3.2 Cấu trúc thành phần phân loại học khu hệ Dơi khu vực nghiên cứu 40

Bảng 3.3 Số lượng loài, giống, họ KVNC và các vùng địa lý sinh học 42

Bảng 3.4 Hệ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài dơi giữa KVNC với các vùng trong cả nước 44

Bảng 3.5 Các loài dơi ghi nhận bổ sung cho vùng Tây Bắc và Việt Nam 46

Bảng 3.6 Thành phần loài dơi theo sinh cảnh và độ cao 49

Bảng 3.7 Thành phần loài dơi theo các sinh cảnh khác nhau 54

Bảng 3.8 Hệ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài dơi giữa các sinh cảnh 56

Bảng 3.10 Tần số tiếng kêu siêu âm của các loài thuộc họ Dơi lá mũi 100

Bảng 3.11 Phân tích thống kê tần số siêu âm (Fmax) 102

Bảng 3.12 Tần số siêu âm của các loài dơi họ Hipposideridae 105

Bảng 3.13 Phân tích thống kê tần số siêu âm (Fmax) các loài thuộc họ Hipposideridae 107

Bảng 3.14 Một số đặc điểm siêu âm các loài họ Vespertilionidae 110

Trang 7

DANH LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Số lượng các loài dơi qua các thời kỳ 9

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu 25

Hình 2.2 Sử dụng lưới mờ và bẫy thụ cầm trước cửa hang 28

Hình 2.3 Phương pháp đo chỉ số cơ thể dơi (Ảnh: Đào Nhân Lợi) 28

Hình 2.4 Cấu trúc răng Charaephon plicatus (Ảnh: Christian Dietz và Vũ Đình Thống) 29

Hình 2.5 Phương pháp đo kích thước sọ dơi 29

Hình 2.6 Mặt bụng, mặt lưng và mặt bên sọ R microglobosus (Ảnh: Christian Dietz và Vũ Đình Thống) 30

Hình 2.7 Phương pháp lấy Fmax 32

Hình 3.1 Biểu đồ số lượng loài, giống họ ở khu vực nghiên cứu và các vùng địa lý trong cả nước 43

Hình 3.2 Phân tích tập hợp theo nhóm về sự tương đồng của thành phần loài dơi KVNC và các vùng khác giá trị gốc nhánh với số lần nhắc lại là 1000 44

Hình 3.3 Biểu đồ số lượng loài dơi trong các sinh cảnh khác nhau 55

Hình 3.4 Phân tích tập hợp theo nhóm về sự tương đồng thành phần loài dơi giữa các sinh cảnh, giá trị nhánh gốc với số lần nhắc lại 1000 56

Hình 3.5 Sụn ngọc hành của Pipistrellus javanicus 66

Hình 3.6 Mặt bên sụn ngọc hành Pipistrellus abramus 66

Hình 3.7 Sụn ngọc hành Pipistrellus coromandra 67

Hình 3.8 Sụn ngọc hành của Pipistrellus tenuis 67

Hình 3.9 Sọ Eonycteris spelaea 70

Hình 3.10 Sphaerias blanfordi 71

Hình 3.11 Cynopterus spelaea 71

Hình 3.12 Megaerops niphanae 72

Hình 3.13 Sọ Macroglossus sobrinus 73

Hình 3.14 Hipposideros armiger 74

Hình 3.15 Hipposideros larvatus 74

Hình 3.16 Hipposideros pomona 75

Trang 8

Hình 3.17 Hipposideros cineraceus 76

Hình 3.18 Coelops frithii 76

Hình 3.19 Aselliscus stoliczkanus 77

Hình 3.20 Rhinolophus affinis 78

Hình 3.21 Rhinolophus pusillus 78

Hình 3.22 Sọ Rhinolophus luctus 79

Hình 3.23 Rhinolophus cf siamensis 80

Hình 3.24 Rhinolophus malayanus 81

Hình 3.25 Rhinolophus microglobosus 82

Hình 3.26 Rhinolophus marshalli 83

Hình 3.27.Rhinolophus pearsonii 83

Hình 3.28 Rhinolophus thomasi 84

Hình 3.29 Rhinolophus cf macrotis 85

Hình 3.30 Harpiocephalus harpia 87

Hình 3.31 Hesperopterus tickelli 88

Hình 3.32 Ia io 88

Hình 3.33 Kerivoula hardwickii 89

Hình 3.34 Sọ Scotophilus heathii 90

Hình 3.35 Scotomanes ornatus 91

Hình 3.36 Hypsugo cadornae 92

Hình 3.37 Hình dạng sụn ngọc hành của Hypsugo cadornae 92

Hình 3.38 Hypsugo pulveratus 93

Hình 3.39 Sụn ngọc hành của Hypsugo pulveratus 93

Hình 3.40 Tylonycteris fulvida 94

Hình 3.41 Tylonycteris tonkinensis 94

Hình 3.42 Sọ Thainycteris aureocollaris 95

Hình 3.43 Chaerephon plicatus 96

Hình 3.44 Tadarida sp 97

Hình 3.45 Taphozous melanopogon 98

Hình 3.46 Miniopterus fuliginosus 99

Hình 3.47 Miniopterus fuliginosus 100

Trang 9

Hình 3.48 Đặc điểm siêu âm họ Rhinolophidae 102

Hình 3.49 Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm với chiều dài cẳng tay 103

Hình 3.50 Tương quan giữa tần số tiếng kêu siêu âm và chiều cao tai 105

Hình 3.51 Đặc điểm siêu âm họ Hipposideridae 106

Hình 3.52 Tương quan giữa tần số siêu âm và chiều dài cẳng tay họ Hipposideridae 108

Hình 3.53 Tương quan giữa tần số siêu âm và chiều cao tai họ Hipposideridae 109

Hình 3.54 Phổ siêu âm các loài thuộc họ Vespertilionidae 110

Hình 3.55 Kết quả so sánh R1 trên genbank (M pusillus) 111

Hình 3.56 Kết quả so sánh R1 trên genbank (Tadarida sp.) 112

Hình 3.57 Kết quả so sánh R1 trên genbank (R macrotis) 113

Hình 3.58 Kết quả so sánh R1 trên genbank (R macrotis) 114

Hình 3.59 Kết quả so sánh R1 trên genbank (H cardonae) 115

Hình 3.60 Kết quả so sánh R1 trên genbank (Thainycteris aureocolaris) 116

Hình 3.61 Kết quả so sánh R1 trên genbank (C sphinx) 117

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCH : Chiều cao sọ ( mm)

BTB : vùng Bắc Trung Bộ

C1 – C1 : Bề rộng giữa 2 răng nanh hàm trên ( mm)

C – M3 : Chiều dài từ răng nanh đến răng hàm cuối cùng ( mm) CBL : Chiều dài từ răng cửa đến lồi cầu chẩm

CCL : Chiều dài từ răng nanh đến lồi cầu chẩm ( mm)

HF : Chiều dài bàn chân sau ( mm)

KDC : Sinh cảnh khu dân cư

KVNC : Khu vực nghiên cứu

M – M : Bề rộng giữa hai răng hàm hàm trên ( mm)

ML : Chiều dài hàm dưới ( mm)

TIB : Chiều dài ống chân ( mm)

TN : Rừng tre nứa, xen tre nứa,

M-M : Bề rộng giữa 2 răng hàm trên cuối cùng (mm)

C - C : Bề rộng giữa 2 răng nanh hàm trên (mm)

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

Bộ Dơi (Chiroptera) có thành phần loài đa dạng thứ hai trong lớp Thú, chỉ sau bộ Gặm nhấm (Rodentia) [71, 107, 113] Cho đến nay, đã có hơn 1.300 loài dơi thuộc 203 giống, 18 họ được ghi nhận trên toàn thế giới [80, 113] Ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Philipine và nhiều nước khác, dơi được nghiên cứu một cách hệ thống

và đồng bộ trên toàn bộ lãnh thổ [41] Đặc điểm sinh lý, sinh hóa, cấu trúc phân tử, cấu trúc xương, tiếng kêu siêu âm và nhiều đặc điểm khác của các loài dơi ở những nước phát triển nêu trên đã được quan tâm nghiên cứu kỹ

Trước những năm 1990 của thế kỷ XX, các loài dơi ở Việt Nam còn ít được quan tâm trong cả nghiên cứu và bảo tồn Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994) công bố tài liệu đầu tiên tổng hợp thông tin về khu hệ thú của Việt Nam, bao gồm: 65 loài dơi thuộc 25 giống, 6 họ [15] Đó là kết quả ghi nhận từ các công trình điều tra chung về động vật hoặc khu hệ thú ở những khu vực nhất định (chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về các loài dơi)

Từ năm 2001 đến nay, việc nghiên cứu dơi ở Việt Nam được quan tâm nhiều hơn trước Do vậy, thành phần loài dơi nghi nhận và phát hiện ở Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú; trong đó năm 2001 là 89 loài thuộc 29 giống, 7 họ [89]; năm 2005

là 107 loài thuộc 31 giống, 7 họ [21] và năm 2017 là 121 loài thuộc 35 giống, 8 họ, 2 phân bộ [11]

Một trong những đặc điểm đáng chú ý của hầu hết các loài dơi là sử dụng tiếng kêu siêu âm trong các hoạt động định hướng bay, tìm kiếm hoặc săn bắt mồi Từ khi được phát hiện và nghiên cứu, nhiều đặc điểm của tiếng kêu siêu âm của các loài dơi trên thế giới có vài trò quan trọng đối với công tác nghiên cứu phân loại học [87] Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu cả đặc điểm hình thái và tiếng kêu siêu âm của dơi ở Việt Nam còn rất hạn chế Borissenko và Kruskop (2003) đã công bố những dẫn liệu đầu tiên về tiếng kêu siêu âm của các loài dơi [68] Tuy nhiên, do hạn chế về thiết

bị và kỹ thuật nghiên cứu nhiều dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm trong Borissenko và Kruskop (2003) chưa thực sự lô-gich và thuyết phục [133] Thực tế, nhiều loài có đặc điểm hình thái tương tự nhau nhưng đặc điểm tiếng kêu siêu âm khác nhau hoặc một loài sử dụng tần số tiếng kêu siêu âm khác nhau trong giới hạn nhất định do phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và môi trường sống [48, 133, 139, 141] Do vậy, kết hợp nghiên

Trang 12

2

cứu đặc điểm hình thái với tiếng kêu siêu âm của các loài dơi không chỉ có ý nghĩa bổ sung hoặc hoàn thiện tư liệu mà còn cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho công tác giám sát và bảo tồn những loài quý hiếm hoặc những loài bị đe dọa

Khu vực Tây Bắc có địa hình và sinh cảnh rất đa dạng và phong phú (núi đất, núi

đá vôi, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ thống hang động rộng lớn, v.v ) Các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có điều kiện tự nhiên điển hình cho Tây Bắc: địa hình đa dạng, bị chia cắt mạnh và sâu bởi các dãy núi tạo nên các hệ sinh thái đặc trưng và độc đáo Theo Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN, ngày 16/05/2017, tổng diện tích rừng ở Tây Bắc là 1.654.276 ha; trong đó, có 1.493.931 ha rừng tự nhiên, phần còn lại là rừng trồng và các hệ sinh thái khác [1] Thực tế, điều kiện tự nhiên của Tây Bắc cung cấp môi trường thuận lợi cho nhiều loài động, thực vật nói chung và các loài dơi nói riêng Phạm Văn Nhã (2008) đã ghi nhận được 148 loài thú thuộc 33 họ và 9 bộ ở Sơn La; trong đó, có 35 loài dơi thuộc 18 giống, 6 họ [24], chiếm khoảng 31,76% tổng số loài thú hiện biết của Tây Bắc [11] Trong những năm qua, rừng tự nhiên của vùng Tây Bắc nói chung và các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn

La đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện trạng và nơi cư trú của các loài động vật rừng nói chung và các loài dơi nói riêng Đáng chú ý, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về dơi ở Tây Bắc Một số kết quả điều tra từ năm 2007 đến 2017 đã cung cấp nhiều phát hiện loài mới cho Việt Nam và cho khoa học [11] Đồng thời, vị trí phân loại của nhiều loài dơi ghi nhận được ở Tây Bắc trong những tài liệu công bố trước đây đã bị thay đổi [11] Nhiều loài dơi đã được ghi nhận trong phạm vi của Tây Bắc trong một số tài liệu trước không chỉ dẫn nguồn tư liệu hoặc mẫu vật Nhận thấy việc nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá sát thực tính đa dạng

và hiện trạng của các loài dơi của Tây Bắc nói chung và các tỉnh Điện Biên, Lai Châu

và Sơn La nói riêng là cần thiết và cấp bách, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài

“Nghiên cứu tính đa dạng các loài dơi (Chiroptera) vùng Tây Bắc Việt Nam”

Trang 13

bố từ năm 1869 [89, 109] Căn cứ vào các phân chia lược sử nghiên cứu thú ở Việt Nam [18], chúng tôi chia lược sử nghiên cứu dơi ở Việt Nam thành các giai đoạn sau

1.1.2 Thời kỳ trước 1954

Trong giai đoạn này, nghiên cứu về dơi ở Việt Nam chưa thực sự được chú ý Các nghiên cứu về dơi trong giai đoạn này được thực hiện bởi người nước ngoài, kết quả nghiên cứu về dơi trong giai đoạn này là một phần trong các công trình nghiên cứu

về khu hệ động vật hay khu hệ thú

Dẫn liệu đầu tiên về dơi ở Việt Nam được công bố năm 1869 bởi Peters Ông đã

mô tả loài Pteropus hypomelanus condorensis ở Côn Đảo [109] Sau đó, có nhiều tác

giả công bố danh sách các loài dơi ở nước ta như: Morice (1875) [151], Dobson (1875) [76], Pousargues (1904) [152]; Bonhote (1907) [66], Kloss (1920) [96], Thomas (1925, 1927, 1928) [127-130], Ogood (1932) [108], Delacour (1940) [150],….(chi tiết thành phần loài thể hiện trong bảng 1.1)

Từ bảng 1.1 ta nhận thấy, thành phần loài dơi ở nước ta thời kỳ trước năm 1954 bao gồm 47 loài thuộc 21 giống và 6 họ

Trong các công trình nghiên cứu đã công bố trên, đáng chú ý công trình nghiên cứu Thomas (1925, 1927, 1928), Ogood (1932); Sanborn (1939), Dorst (1954) các tác giả này đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái ngoài, kích thước sọ, đặc điểm răng của một số loài dơi ở Việt Nam Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, vẫn còn nhiều tổ

hợp loài chưa định danh cụ thể như Rhinolophus sp., Hipposideros sp [127], Myotis

sp [128], Rhinolophus sp [108] Mặt khác, hệ thống phân loại và danh pháp khoa học

của nhiều loài dơi đã có nhiều thay đổi trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học phân

tử và tiếng kêu siêu âm của chúng Vì vậy, một số ghi nhận như Pteropus minima,

Trang 14

4

Pteropus edwardsi, Megadonna sparma, Vespertilio adversus, Nycticejus te mmincki, Vespertilio pictus, Cheiromeles torquatus [151]; Cynonycteris amplexicaudatus, Rhinolophus minor [152]; Pipistrellus sp – coromandra group [127]; Megaerops caudatus; Tylonycteris pachypus, Scotophilus castaneus [128]; H.bicolor, Pipistrellus tralatitius, Pipistrellus coromandrus tramatus [129, 130]; Murina tubilaris [108]; đã bị thay đổi hoặc cần tiếp tục nghiên cứu với ứng dụng kỹ thuật hiện đại để cung cấp cơ sở khoa học đầy đủ hơn (chi tiết mục 1.2.)

1.1.3 Thời kỳ 1954 - 1975

Trong thời kỳ này, do chiến tranh nên nghiên cứu dơi ở nước ta ít được quan tâm Các nghiên cứu về dơi trong giai đoàn này chủ yếu là thống kê thành phần loài Những nghiên cứu này, được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa nước ngoài và đó là

1 phần trong các nghiên cứu về khu hệ thú ở Việt Nam (chi tiết thành phần loài dơi trong thời kỳ này thể hiện trong bảng 1.1)

Bảng 1.1 Thành phần loài dơi giai đoạn trước 1954 và từ 1954 - 1975

Stt Tên khoa học Tên việt Nam Nguồn tài liệu BS

≤ 1954 1954 - 1975

I Pteropodidae Họ Dơi quả

1. Cynopterus brachyotis Dơi chó cánh ngắn [149] [142, 143, 145]

2. Cynopterus sphinx Dơi chó ấn [66, 108, 128-130, 148, 150,

9. Pteropus vampyrus Dơi ngựa lớn [108, 128-130, 150-152] [142, 143]

10 Rousettus

amplexicaudatus Dơi cáo xám

[152]

11. Rousettus leschenaulti Dơi cáo nâu [108, 129, 148, 150] [142, 143, 145]

II Rhinolophidae Họ Dơi lá mũi

12. Rhinolophus affinis Dơi lá đuôi [108, 129, 148-150, 152] [120, 143, 145]

13. Rhinolophus chaseni Dơi lá sa-đen [112, 152] [143, 144]

Trang 15

18. Rhinolophus pearsoni Dơi lá péc-xôn [108, 150] [155]

19. Rhinolophus pusillus Dơi lá mũi nhỏ [108, 130, 148, 150]

20. Rhinolophus sinicus Dơi lá trung hoa [120] x

31. Hipposideros pomona Dơi nếp mũi xinh [108, 129, 148-150, 152] [120, 143]

32. Hipposideros pratti Dơi nếp mũi Prat [108, 149, 150] [143]

IV Megadermatidae Họ Dơi ma

33. Megaderma spasma Dơi ma nam [151, 152] [143, 144]

V Emballonuridae Họ Dơi bao đuôi

34 Taphozous

melanopogon Dơi bao đuôi nâu đen

[76, 148, 149, 152] [120, 143, 145]

35. Taphozous theobaldi Dơi bao đuôi đen [148] [143, 145]

VI Molossidae 16 Họ Dơi thò đuôi

VI

I Vespertilionidae 17 Họ Dơi muỗi

37. Hypsugo pulveratus Dơi răng cửa lớn [152]

Trang 16

6

40. Pipistrellus abramus Dơi muỗi sọ dẹt [108, 128, 150, 152] [120]

41. Pipistrellus ceylonicus Dơi muỗi xây lan [108, 150]

42 Pipistrellus

coromandra Dơi muỗi nâu

[143, 153] x

43. Pipistrellus javanicus Dơi muỗi xám [108, 129, 150] [143]

44. Pipistrellus tenuis Dơi muỗi mắt [108, 127, 129, 130, 148, 150] [143]

46. Scotophilus heathii Dơi nghệ lớn [108, 150] [120, 143, 153, 154]

47. Scotophilus kuhlii Dơi nghệ nhỏ [66, 108, 128, 129, 148-151] [120, 143, 153, 154]

48. Tylonycteris fulvida Dơi chân đệm thịt [108, 127, 128, 150] [143]

50. Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao [108, 149, 150] [143] [120]

51 Harpiocephalus

harpia

Dơi mũi ống cánh lông

[148] [143]

52. Murina cyclotis Dơi mũi ống tai tròn [108, 150] [143]

53. Kerivoula hardwickii Dơi mũi nhẵn xám [108, 150] [143]

54. Kerivoula papillosa Dơi mũi nhẵn lớn [108] [143]

55. Kerivoula picta Dơi mũi nhẵn đốm

Ghi chú: BS: Loài bổ sung thêm so với thời kỳ trước 1954

Từ bảng 1.1 cho thấy, thành phần loài dơi từ thời kỳ trước năm 1954 đến năm

1975 là 56 loài thuộc 25 giống và 7 họ Trong đó, có 9 loài phát hiện bổ sung so với giai đoạn trước

Trong giai đoạn này, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Van Peenen (1969), đã công bố danh sách 39 loài dơi thuộc 21 giống 5 họ [143] Tác giả đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, sọ, sụn ngọc hành Tuy nhiên, hiện nay hệ thống phân loại

dơi và danh pháp khoa học đã thay đổi nên các loài (Megaerops caudatus, Hipposideros bicolor, Rhinolophus cornutus, Murina tubinaris, Tylonycteris pachypus, T tobustula) cần được điều chỉnh lại (chi tiết trong mục 1.2)

1.1.4 Thời kỳ 1975 đến nay

Trang 17

7

Đất nước hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc một nhà Đây là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc tổ chức nghiên cứu động vật hoang dã nói chung và khu hệ thú nói riêng được tiến hành trong phạm vi cả nước [18]

- Từ năm 1976 – 1994, nghiên cứu dơi ở Việt Nam chưa được chú ý nhiều, các công bố về dơi thường là 1 phần trong kết quả nghiên cứu về thú Tuy nhiên, trong giai đoạn này đã có nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu công bố danh sách các loài dơi như Cao Văn Sung (1976), Đào Văn Tiến (1978, 1985), Đặng Huy Huỳnh và cộng

sự (1994) Trong các công trình công bố về dơi thời kỳ này, đáng chú ý là công trình nghiên cứu Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994), tác giả đã công bố danh sách 65 loài dơi thuộc 25 giống 7 họ Đây là công trình công bố danh sách các loài dơi chính thức

và tương đối hoàn chỉnh nhất trong thời gian này

- Từ năm 1994 – 2001, được sự quan tâm của nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, dơi ở Việt Nam được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn Các công

bố trong thời gian này đáng chú ý là Hendrichsen et al (2001) đã công bố danh sách các loài dơi ở Việt Nam, đây là công trình khoa khọc đầu tiên công bố danh sách riêng

về các loài dơi Trong tài liệu này, các tác giả đã tập hợp tài liệu, mẫu vật trong, ngoài nước, mẫu vật thu được qua điều tra thực địa, công bố danh sách các loài dơi ở Việt Nam bao gồm 89 loài thuộc 29 giống và 7 họ [89]

Thời gian này, có nhiều loài mới cho khoa học được phát hiện ở nước ta như

Rhinolophus microglobosus[75], Myotis annamiticus [102]; nhiều loài được phát hiện

bổ sung cho khu hệ dơi Việt Nam như Pipistrellus cadornae, Pipistrellus pulveratus, Pipistrellus paterculus [65], Myotis chinensis, M ater, M montivagus, M horsfieldii,

M ricketti [63], Thainycteris aureocollaris [79], Hesperopterus tickelli, Rhinolophus stheno [89], Sphaerias blanfordi [40]

Trong thời kỳ này các nghiên cứu mô tả các đặc điểm hình thái, đặc điểm sọ của các loài dơi ở nước ta còn ít, mới chỉ tập trung vào những loài mới được phát hiện Csorba et al (1998), Kruskop (2001) Phí Mạnh Hồng (2001) đã công bố danh sách các loài dơi của Việt Nam [14] nhưng nhiều hạng mục thông tin trong tài liệu này không

rõ và chưa viện dẫn cơ sở khoa học (Vũ Đình Thống, 2002) Đặc biệt, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam

Trang 18

8

- Từ năm 2002 đến nay, công tác nghiên cứu dơi ở Việt Nam phát triển ấn tượng Số lượng chuyên gia, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến nghiên cứu và bảo tồn dơi ở Việt Nam ngày càng tăng Do vậy, thành phần loài dơi ghi nhận được ở Việt Nam ngày càng đa dạng; trong đó, có nhiều loài mới cho khu hệ động vật của nước ta và nhiều loài mới cho khoa học Đặc điểm tiếng kêu siêu âm và sinh học phân tử của các loài dơi ở Việt Nam được quan tâm nghiên cứu ngày càng

nhiều Vì vậy, có nhiều ghi nhận mới cho khoa học ở Việt Nam (Hipposideros scutinares [111], Kerivoula titania [64], Hipposideros khaokhouayensis [132], Murina harpioloides [97], Myotis phanluongi [67], Murina eleryi [85], Murina beelzebub, Murina walstoni [74], Hipposideros griffini [135, 137], Myotis phanluongi [99], Myotis indochinensis [116], Hypsugo donicodon [86], Murina lorelieae ngoclinhensis [123], Aselliscus dongbacana [124], Murina kontumensis [118], Tylonycteris tonkinensis [125]) và nhiều loài bổ sung cho khu hệ dơi Việt Nam (Harpiola isodon [103], Kerivoula kachinensis, Phoniscus jagorii [131], Murina harrisoni, Murina fionae [82])

Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam cũng được nghiên cứu ngày càng nhiều hơn, đáng chú ý là những công trình nghiên cứu dưới đây:

Vũ Đình Thống và cộng sự (2007) mô tả đặc điểm tín hiệu siêu âm của loài Dơi

lá mũi rẻ quạt ở Cát Bà có tần số khởi đầu tín hiệu trong khoảng 42.352 – 44.000 Hz, tần số thuộc tiểu phần ổn định của tín hiệu khoảng 44.000Hz, tần số kết thúc tín hiệu trong khoảng 42.352 – 44.000 Hz, thời gian của một tín hiệu siêu âm khoảng 49,9 mili giây [48]

Đào Nhân Lợi (2007) mô tả một số đặc điểm tập tính siêu âm của các loài dơi ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn [23]

Vũ Đình Thống (2012) công bố dẫn liệu siêu âm của loài Dơi lá rẻ quạt ở nước

ta có tần số siêu âm ổn định CF trong khoảng 42,0 – 45,4 kHz [134]

Vũ Đình Thống (2014) mô tả đặc điểm tín hiệu siêu âm của ba loài thuộc họ

Hipposideridae (Hipposideros armiger, H larvatus, H pomona) và năm loài thuộc họ Rhinolophidae (Rhinolophus affinis, R luctus, R macrotis, R pearsonii và R pusillus)

tại VQG Tam Đảo Tần số (CF) của họa âm thứ 2 của mỗi loài khác biệt hoàn toàn so với các loài còn lại và là cơ sở khoa học cho việc định loại trên thực địa [139] Vũ

Trang 19

9

Đình Thống (2015) mô tả đặc điểm tín hiệu tiếng kêu siêu âm (CF) của các loài dơi

(Rhinolophus pusillus, R affinis, Hipposideros lavatus) ở VQG Cát Tiên [141]

Nguyễn Viết Thịnh (2016) đã nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu siêu âm của một

số loài dơi Khu dự chữ sinh quyển Cù Lào Chàm Các tác giả đã mô tả tần số siêu âm (CF) của các loài dơi thuộc họ Hipposideridae, Rhinolophidae và tần số siêu âm kết thúc (tFM) của các loài thuộc họ Vespertilionidae [39]

Như vậy, trong giai đoạn này, được sự quan tâm của nhà nước, các tổ chức và

cá nhân ở trong và ngoài nước, dơi ở Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu chi tiết,

số lượng các loài dơi không ngừng tăng lên Đến năm 2017, thành phần loài dơi ở Việt Nam bao gồm 124 loài thuộc 35 giống và 8 họ (chi tiết thể hiện trong phụ lục 01) Số lượng loài dơi tăng qua các thời kỳ thể hiện trong hình 1.1

Hình 1.1 Số lượng các loài dơi qua các thời kỳ

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy, số lượng các loài dơi phát hiện bổ sung ngày càng tăng qua các thời kỳ Thời kỳ 1954 – 1975 đã bổ sung thêm 9 loài, 4 giống và 1 họ Thời kỳ từ 1975 đến nay đã bổ sung 68 loài, 10 giống và 1 họ

1.2 Một số tồn tại trong định loại dơi ở Việt Nam

Hiện nay, vị trí phân loại, danh pháp khoa học của nhiều loài dơi đã thay đổi trong những tài liệu đã công bố có ghi nhận về dơi ở Việt Nam; trong đó, đáng kể đến

là những loài và phân loài dưới đây:

Pteropus vapyrus và Macroglossus sobrinus: Năm 1875, Morice đã ghi nhận 3 loài dơi quả (Pteropus edulis, Ppteropus edwardsi và Pteropus minina)

Trang 20

Rousetrus leschenaulti: Pousagues (1904) đã ghi nhận loài Pteropus amplexicaudatus [152] Tuy nhiên, Corbet và Hill (1992) xác định Pteropus amplexicaudatus là synonyms của loài Rousettus amplexicaudatus [71]

Tordoff et al (2000) đã thu được mẫu vật của loài Rhinolophus beddomei ở

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Quảng Nam [122] Sau đó, Đặng Ngọc Cần và

cộng sự (2008) trích dẫn theo Tordoff et al (2000) và xác định Rhinolophus beddomei

ở Việt Nam [3] Tuy nhiên, Corbet & Hill (1992) xác định: R beddomei là synonyms của R luctus Cho đến nay, chúng tôi chưa có đủ cơ sở dữ liệu tin cậy để khẳng định chắc chắn phạm vi phân bố của loài R beddomei ở Việt Nam

Rhinolophus chaseni: Loài Rhinlolophus minor được các tác giả Pousagues

(1904) [152], Kloss (1920) [96] ghi nhận ở Việt Nam Sanborn (1939) đã mô tả một

loài mới (Rhinolophus chaseni) từ các mẫu vật thu được vào năm 1920 ở Côn Đảo Trong công bố này, Sanborn (1939) cho rằng các ghi nhận trước về R minor từ Côn Đảo (Pousagues (1904) [152]; Kloss (1920) [96]) là R chaseni [112] Sau đó, Hill (1972) [91], Hill & Thonglonggya (1972) [145] đã kiểm tra mẫu vật của R chaseni (Sanborn, 1939) và định loại R chaseni là phân loài của R borneensis Corbet & Hill (1992) xác định R chaseni là synonyms của R borneensis Tuy nhiên, Francis (2008)

và Kruskop (2013) nhận định: những ghi nhận trước đây về loài R borneensis là kết quả định loại nhầm những mẫu vật thuộc loài R chaseni Thực tế, chưa có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định phạm vi phân bố của loài R borneensis ở Việt Nam

Trang 21

Rhinolophus macrotis, Rhinolophus siamensis: Ogood (1932) và Delacour (1940) đã ghi nhận Rhinolophus episcopus caldwelli và R macrotis siamensis Cho đến nay, vị trí phân loại của các dạng loài thuộc tổ hợp loài Rhinolophus macrotis

chưa rõ

- Theo Corbet & Hill (1992) và Csorba & Thomas (2003), Rhinolophus episcopus caldwelli là synonyms của R macrotis caldwelli [71, 72]

- Rhinolophus macrotis siamensis được Gyldenstolpe mô tả năm 1916 dựa vào

2 mẫu vật ở Doi Par Sakeng, Đông Bắc Thái Lan, kích thước cơ thể nhỏ FA 36,1 mm, dài sọ (GL) trong khoảng 15,3 -15,4 mm [88] Ở Việt Nam, Ogood (1932) đã ghi nhận

Rhinolophus macrotis siamensis tại Mường Mươn, Điện Biên với dài cẳng tay FA trong khoảng 38,0 – 39,0 mm, kích thước cơ thể của các mẫu vật ở khoảng giữa R m siamensis và R m macrotis [108] Theo Csorba & Thomas (2003), Corbet & Hill (1992), Rhinolophus macrotis siamensis là phân loài của Rhinolophus macrotis Năm

2001, Hendrichsen và cộng sự đã thu được 02 mẫu vật R macrotis (1 mẫu R macrotis lớn có số hiệu mẫu HZM.6.27123 và 1 mẫu R macrotis nhỏ hơn có số hiệu mẫu

HZM.1.32763), FA của 2 mẫu này là 45 mm và 37,1 mm, tác giả đã so sánh với mẫu

R m siamensis trong tài liệu Gyldenstolpe (1916) cho thấy chúng cơ bản giống nhau

về đặc điểm răng và sọ nhưng khác nhau về kích thước cơ thể, hình dạng xương cánh

và P2 Mẫu HZM.1.32763 có xương cánh dài và hẹp, mẫu R macrotis lớn

(HZM.6.27123) xương cánh rộng và có dạng hình gần tròn (oval) P2 của mẫu HZM.1.32763 nhỏ hơn P2 của R macrotis [89] Simmons (2005) xác định R siamensis là 1 loài riêng biệt dựa theo Francis (1999) và Hendrichsen (2001) [113]

Trang 22

12

Kruskop (2013) cũng xác định R siamensis là một loài trong thành phần loài dơi ở

Việt Nam căn cứ vào mô tả mẫu vật HZM.1.32763 trong Hendrichsen và cộng sự (2001) và Francis (2008) [81] Cho đến nay, vị trí phân loại của các loài thuộc tổ hợp

loài R macrotis ở Việt Nam chưa rõ và cần những nghiên cứu tiếp theo Vu Dinh

Thong (2011); Tu et al (2017)

Rhinolophus ogoodi: Sokolov và cộng sự (1986) [115] ghi nhận đầu tiên về loài

dơi này ở nước ta Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994) nhận định loài này có thể có là

synonyms của R lepidus Theo Corbet và Hill (1992) và Hendrichsen et al (2001), R ogoodii là synonyms của R lepidus Tuy nhiên, Sokolov et al (1986) và Lê Vũ Khôi

(2000) xác định đó là 2 loài riêng biệt nhưng không công bố nguồn mẫu vật Hoàng

Trung Thành (kết quả nghiên cứu chưa công bố) có ghi nhận loài Rhinolophus ogoodi

ở Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi xác định những

ghi nhận về loài R ogoodi trong những tài liệu đã công bố thuộc loài R lepidus

Rhinolophus pusillus: Ogood (1932) đã thu được mẫu vật của loài Rhinolophus blythi cadidus ở Mường Mươn, Điện Biên và Tây Ninh Theo Corbet & Hill (1992), Csorba & Thomas (2003), R blythi cabdudys là synonyms của R pusillus

Rhinolophus sp: Ogood (1932) đã ghi nhận loài Rhinolophus sp tại Mường Mô

và Mường Mươn [108] Năm 1939, Sanborn đã kiểm tra mẫu vật này và mô tả là một

phân loài mới của Rhinolophus thomasi (R thomasi latiforlius) [112] Năm 1972, Hill

và Thonglongya đã xếp mẫu vật này thuộc loài R borneensis [92] Năm 1998, Scorba

& Jenkins (1998) nhận định: những mẫu vật này có thể là R stheno microgobossus (=

(2012) đã nghiên cứu mẫu chuẩn (holotype) của Paracoelops megalotis và kết luận: đó

là một mẫu không hoàn chỉnh thuộc loài Hipposideros pomona [136]

Hipposideros bicolor, Hipposideros fulvus:

Trang 23

13

+ Hipposideros bicolor được ghi nhận ở nước ta trong các nhiều tài liệu khác

nhau [3, 8, 15, 17, 19, 21, 42, 44, 45, 51, 60, 89] Theo Hill et al (1986), những ghi

nhận về Hipposideros bicolor ở Việt Nam trong nhiều tài liệu là kết quả định loại nhầm những mẫu vật thuộc loài H pomona [90] Hill (1992) cũng nhận định: H bicolor không phân bố ở Việt Nam [71]

+ Hipposideros fulvus cũng được ghi nhận trong nhiều tài liệu như [3, 8, 15, 17,

19, 21, 42, 44, 45, 51, 60, 89, 156] Hill et al (1986) nghiên cứu mẫu vật chuẩn

Hipposideros pomona và các mẫu vật Hipposideros fulvus thu được ở Buma, Thái

Lan, Việt Nam lưu giữ trong Bảo tàng Anh quốc, đã chứng minh các mẫu vật được

định danh là Hipposideros fulvus thực chất thuộc loài Hipposideros pomona [90]

Theo Vũ Đình Thống (2013), chưa có đủ cơ sở khoa học để khẳng định hai loài

Hipposideros bicolor, H fulvus phân bố ở Việt Nam [52] Mặt khác, các tài liệu đã

công bố ghi nhận của 2 loài này đều không chỉ rõ nguồn mẫu vật nghiên cứu nên chúng tôi không có sơ sở để nghiên cứu chi tiết trong quá trình thực hiện đề tài này Vì

vậy, chúng tôi theo Hill et al (1986) nhận định những ghi nhận trước đây về hai loài H bicolor và H fulvus ở Việt Nam thực chất là kết quả định loại nhầm các mẫu vật thuộc loài H pomona

Rhinolophus rouxii: Được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều tài liệu nghiên cứu

[3, 15, 17, 19, 21, 25, 27, 28, 36, 41-46, 68, 71, 89, 94, 100, 115] Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào cung cấp bằng chứng thuyết phục về những ghi nhận của loài này ở Việt Nam Theo Corbet & Hill (1992), Nancy Simmons (2005) vùng phân bố của loài này

từ Ấn Độ tới Trung Quốc và Bắc Việt Nam Tuy nhiên, theo Gcorba & Thomas (2003), vùng phân bố giới hạn của loài từ Sri Lanka đến Ấn Độ và Myamar [72] Cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để khẳng định sự phân bố của loài này ở Việt Nam

Hipposideros gentillis: Được ghi nhận ở Việt Nam trong Ogood (1932) [108],

Delacour (1940) [150], Cao Văn Sung và cộng sự (2001) [32] Tuy nhiên, Corbet và

Hill (1992) nhận định Hipposideros gentillis là synonyms của Hipposideros pomona

[71]

Hipposideros nequam: H nequam được ghi nhận đầu tiên trong Sokolov et al

(1986) nhưng không có thông tin về nguồn mẫu vật cụ thể Sau đó, có một số tác giả

Trang 24

14

ghi nhận loài này theo Sokolov et al (1986) [15, 17, 19, 21, 45] Theo Corbet & Hill

(1992), H nequam không phân bố ở Việt Nam Vì vậy, chưa có cơ sở dữ liệu thuyết

phục về ghi nhận của loài dơi này ở Việt Nam

Hipposideros turpis: Được ghi nhận trong các tài liệu: [71], [121], [19], [89],

[25], [43], [68], [2], [44], [45], [26], [27], [21], [28], [17], [22], [49], [3], [51] Bourret

(1942) đã ghi nhận loài dơi Hipposideros larvatus alongensis ở Việt Nam [148] Tuy nhiên, Topal (1993) so sánh mẫu vật Hipposideros larvatus alongensis ở Việt Nam với các mẫu vật H turpis ở Nhật Bản và Thái Lan và định loại các mẫu vật ở Việt Nam thuộc loài H turpis alongensis Cho đến trước năm 2012, kết quả định loại đó đã có nhiều tài liệu công bố ghi nhận H turpis ở Việt Nam [2, 3, 17, 19, 21, 22, 25-28, 43-

45, 49, 51, 68, 71, 89, 121] Vu Dinh Thong et al (2012) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài, sọ, sụn ngọc hành, tiếng kêu siêu âm và dẫn liệu sinh học phân tử và chứng

minh rằng: những mẫu vật trước đây định loại là Hipposideros turpis ở Việt Nam thuộc loài dơi đặc hữu của Việt Nam (Hipposideros alongensis) [138]

Hipposideros speoris: Được ghi nhận ở nước ta trong tài liệu của Đào Văn Tiến

(1978) và Hendrichsen (2001) [89, 156] Theo Corbet & Hill (1992), Bates & Harrison

(1997), H speoris là loài đặc hữu của Nam Ấn Độ và Sri Lan Ka Hendrichsen et al

(2001) nhận định: cần phải có nghiên cứu tiếp theo để khẳng định những ghi nhận của loài dơi này ở Việt Nam

Cheiromeles torquatus: Loài dơi này được ghi nhận ở Việt Nam trong Morice

(1875) [151] Tuy nhiên, Corbet & Hill (1992) nhận định: những ghi nhận của

Cheiromeles torquatus ở Thái Lan và Việt Nam không chắc chắn [71] Mặt khác, từ

năm 1875 đến nay, không có tài liệu nào ghi nhận loài này ở Việt Nam

Tadarida teniotis: Brissenko và Kruskop (2003) [68] và Kruskop (2013) [100] nhận định loài Tadarida teniotis có thể phân bố ở nước ta Tuy nhiên, đó chỉ là những

nhận định thuần túy và chưa có cơ sở dữ liệu để khẳng định sự phân bố của loài dơi này ở Việt Nam

Pipistrellus abramus: Thomas (1927) đã ghi nhận 9 loài dơi cho Việt Nam; trong

đó, có loài Pipistrellus sp chưa định danh được Thomas (1928a) đã căn cứ vào đặc điểm hình thái, sọ và sụn ngọc hành xác định Pipistrellus sp trong Thomas (1927) chính là Pipistrellus abramus

Trang 25

15

Van Peenen (1969) đã mô tả loài Pipistrellus javanicus dựa vào các đặc điểm

hình thái, sọ và sụn ngọc hành [143] Tuy nhiên, so sánh hình dạng và kích thước sụn

ngọc hành trong Van Peenen (1969) với sụn ngọc hành của P abrramus trong tài liệu của Hill & Harrisoni (1987)[93], Pipistrellus javanicus trong Van Peenen (1969) thực chất thuộc loài Pipistrellus abramus

Pipistrellus tralatitius: Được ghi nhận trong Thomas (1928a) [129], Ogood (1932) [108] và Delacour (1940) [150] Theo Corbet và Hill (1992), Pipistrellus tralatitius là synonyms của Pipistrellu javanicus [71]

Pipistrellus tenuis: Pipipstrllus mimus, Pipistrellus cromandrus tramatus

- Pipistrellus cromandrus tramatus: Thomas (1925) đã ghi nhận 5 loài dơi ở Việt Nam; trong đó, có loài Pipistrellus sp.–coromandra group [127] Thomas (1928a) căn

cứ vào đặc điểm hình thái và sụn ngọc hành xác định “Pipistrellus sp.–coromandra” là phân loài Pipistrellus cromandrus tramatus [129] Sau đó, phân loài này đã được ghi

nhận trong Thomas (1928b) [130], Ogood (1932) [108], Delacour (1940) [150] Tuy

nhiên, Corbet và Hill (1992) xác định Pipistrellus cromandrus tramatus là synonyms của Pipistrellus tenuis [71]

- Pipistrellus mimus: Được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều tài liệu khác nhau

[15, 19, 25, 26, 108, 143, 150] Corbet & Hill (1992), Bates & Harrison (1997) đã xác

định Pipistrellus mimus là synonyms của Pipistrellus tenuis [71]

Scotophilus heathii: Được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều tài liệu [3, 7, 8, 11,

15, 17, 19, 21, 28, 45-47, 49, 68, 71, 89, 100, 104, 105, 108, 115, 120, 143, 153, 154]

Ogood (1932) ghi nhận loài Pachyotus kuhli ở Lai Châu, Quảng Trị, Bắc Kạn [108]

Tuy nhiên, đặc điểm hình thái (màu sắc lông và dài cẳng tay) trong Ogood (1932)

tương tự với loài Scotophilus heathii

Scotophilus kuhlii: Được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều tài liệu [3, 8, 11, 15,

17, 19, 21, 25-28, 31, 32, 35, 43, 45-47, 49, 66, 68, 71, 89, 100, 108, 115, 120, 128,

129, 141, 143, 148-150, 153, 154, 156] Trong số các tài liệu đã công bố, Morice

(1875) ghi nhận Nycticejus temmincki [151], Thomas (1927) ghi nhận Scotophilus castaneus [128], Ogood (1932) ghi nhận Pachyotus castaneus [108], Van Peene (1969) ghi nhận Scotophilus temmincki [143] Tuy nhiên, Corbet và Hill (1992) xác

Trang 26

16

định các loài Nycticejus temmincki, Scotophilus castaneus, Pachyotus castaneus là synonyms của Scotophilus kuhlii [71]

Myotis longipes: Loài dơi này được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta bởi Ogood

(1932) [108] Sau đó, một số tài liệu có ghi nhận về loài dơi này theo Osgood (1932) như Delacour (1940), Sokolov et al (1986), Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994), Hendrichsen et al (2001) [89] Corbet và Hill (1992) nhận định: những ghi nhận về loài dơi này trong Ogood (1932) là không chắc chắn Sau đó, Hill et al (1996) ghi nhận loài này ở Khu Bảo tồn Thiên Nhiên Na Hang Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả định loại

sơ bộ Trong thời gian gần đây, đã có một số tài liệu ghi nhận loài dơi này [19] [25], [43], [45], [27], [21], [17] Đáng chú ý, tất cả những ghi nhận đó không chỉ rõ nguỗn mẫu vật nghiên cứu, nên chưa có cơ sở dữ liệu tin cậy về sự có mặt của loài này ở Việt Nam

Murina aurata: Được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều tài liệu khác nhau [2, 3,

17, 21, 42, 44-47, 68] Fancis & Eger (2012) đã căn cứ vào các đặc điểm hình thái

ngoài, sọ và dẫn liệu sinh học phân tử đã đề nghị chuyển những ghi nhận Murina aurata ở Việt Nam và vùng phụ cận thành thành Murina eleryi [82]

Murina tubinaris: Được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều tài liệu khác nhau [3,

7, 15-17, 19, 21, 23, 25, 27, 28, 30, 33, 34, 41, 42, 44-47, 68, 71, 89, 108, 115, 143,

150] Theo Csorba et al (2011), Murina tubinaris chỉ phân bố ở phía Tây Hymalya [74] Những ghi nhận của Murina tubinaris ở Việt Nam đã công bố trước đây là kết

quả định loại nhầm những mẫu vật thuộc các loài khác (Csorba et al 2011)

Csorba et al (2011) đã mô tả một loài mới (Murina cineracea) ở Việt Nam và

một số nước lân cận [74] Tuy nhiên, Francis & Eger (2012) đã nghiên cứu mẫu chuẩn

của loài M feae ở Myamar và xác định M cineracae là synonyms của loài M feae

[82]

Murina tiensa: Csorba et al (2007) đã mô tả một loài dơi mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam (Murina tiensa) [73] Tuy nhiên, Francis & Eger (2012) so sánh đặc điểm di truyền phân tử và xác định Murina tiensa là synonyms của Murina harrisoni [82]

Tylonycteris pachypus được công bố trong nhiều tài liệu đã công bố trước đây

[11], [3], [127], [128], [108], [150], [143], [115], [71], [15], [31], [19], [89], [41], [25],

Trang 27

17

[68], [45], [47], [27], [46], [21], [34], [16], [28], [17], [29], [98], [38], [30], [100], [141] Một kết quả nghiên cứu đặc điểm di truyền phân tử của nhiều mẫu vật đã xác

định những ghi nhận trước đây của loài Tylonycteris pachypus ở Việt Nam thuộc loài Tylonycteris fulvida [125]

Tylonycteris robustula đã được công bố trong nhiều tài liệu khác nhau [11], [3],

[108], [150], [143], [115], [71], [15], [19], [89], [41], [68], [45], [47], [27], [46], [21], [34], [17], [30], [100], [141] Kết quả nghiên cứu gần đây cũng xác định những ghi

nhận của loài Tylonycteris robustula ở Việt Nam trước đây bao gồm một tổ hợp gồm 2 loài Tylonycteris tonkinensis và Tylonycteris malayana Trong đó Tylonycteris tonkinensis phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, T malaynana phân bố ở các tỉnh phía

Nam [125]

1.3 Thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu

Cho đến nay, số lượng công trình khoa học đã công bố có ghi nhận về các loài dơi ở ba tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La còn rất hạn chế Trong quá trình sưu tầm và tổng hợp tài liệu, chúng tôi xác định Ogood (1932) là tài liệu đầu tiên công bố chính thức những ghi nhận về các loài dơi ở khu vực nghiên cứu, bao gồm 22 loài dơi thuộc 10 giống và 4 họ Dưới đây là thông tin khái quát về những tài liệu công bố có ghi nhận về các loài dơi ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La từ sau năm 1932 đến nay:

Năm 1994, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự đã công bố Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam; bao gồm ghi nhận của 18 loài dơi thuộc 12 giống, 3 họ (trong đó tỉnh Lai Châu có 13 loài, 4 họ; tỉnh Sơn La có 5 loài thuộc 2 họ) [15] Năm 2006, Trần Hồng Việt và cộng sự đã thống kê tại huyện Quỳnh Nhai được 13 loài dơi thuộc 9 giống, 4 họ [55]

Năm 2006, Trần Hồng Việt và cộng sự đã thống kê khu hệ thú Yên Châu, Sơn La có 75 loài thú thuộc 27 họ và 8 bộ; trong đó, gồm 13 loài dơi thuộc 8 giống, 6 họ [56]

Năm 2006, Trần Hồng Việt và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu khu

hệ thú huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; bao gồm 10 loài dơi thuộc 7 giống, 4 họ [57]

Trang 28

18

Năm 2006, Trần Hồng Việt và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu khu hệ thú ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; bao gồm 13 loài dơi thuộc 9 giống, 5 họ [54]

Năm 2007, Trần Hồng Việt và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu khu

hệ thú ở hai huyện Sông Mã và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; bao gồm ghi nhận 18 loài dơi thuộc 12 giống, 5 họ [59]

Năm 2008, Phạm Văn Nhã đã ghi nhận 148 loài thú thuộc 33 họ, 9 bộ ở tỉnh Sơn La; bao gồm 35 loài dơi thuộc 18 giống, 6 họ [24]

Năm 2008, Đặng Ngọc Cần và cộng sự, đã thống kê được khu vực nghiên cứu có 32 loài dơi thuộc 4 họ phân bố (trong đó tỉnh Lai Châu có 16 loài thuộc 4

họ, tỉnh Sơn La có 22 loài thuộc 4 họ) [3]

Năm 2008, trong báo cáo dự án quy hoạch chi tiết Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé, có ghi nhận 3 loài dơi thuộc 2 giống, 3 họ [5]

Năm 2009, Neil Furey và cộng sự đã mô tả một loài dơi mới cho khoa học

ở Việt Nam (Murina eleryi) Trong số tư liệu nghiên cứu, có 01 mẫu vật được

thu từ huyện Mường Do, tỉnh Sơn La [85]

Năm 2009, Vũ Đình Thống và cộng sự đã ghi nhận ở khu vực ở khu vực Mường Do có 25 loài dơi thuộc 13 giống, 5 họ [50]

Năm 2010, Trần Hồng Hải và cộng sự đã thống kê khu hệ thú ở Mường Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; trong đó, có 37 loài dơi thuộc 18 giống, 6

họ [13]

Năm 2010, Trần Hồng Hải đã ghi nhận được 37 loài dơi thuộc, 18 giống, 6

họ ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La [12] Năm 2012, Lê Trần Chấn nghi nhận ở khu rừng đặc dụng Copia có 17 loài dơi thuộc, 4 họ Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này, tác giả không cung cấp thông tin về cơ sở khoa học của những ghi nhận đó [4]

Trang 29

19

Bảng 1.2 Thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu được ghi nhận

trong các tài liệu đã công bố

Điện Biên Lai Châu Sơn La

I MEGACHIROPTERA PHÂN BỘ DƠI QUẢ

Pteropodidae Họ Dơi quả

1 Cynopterus sphinx Dơi chó Ấn [3, 15, 108] [12, 13, 24, 50, 55-59]

2 Eonycteris spelaea Dơi quả lưỡi dài [3, 15, 108] 24, 50, 54, [3, 12, 13,

58]

3 Macroglossus sobrinus Dơi ăn mật hoa lớn [5]

[3, 5, 12, 13,

24, 50, 54, 58]

4 Megerops niphanae Dơi quả không đuôi lớn [3, 13, 24, 54, 58]

5 Sphaerias blanfordi Dơi quả núi cao 24, 50, 54, [3, 12, 13,

7 Rhinolophus affinis Dơi lá đuôi [3, 5, 108] [108]

[3, 12, 13,

24, 50, 59]

9 Rhinolophus cf macrotis [3, 108]

[12, 13, 15,

24, 55, 56, 58]

10 Rhinolophus malayanus Dơi lá Mã Lai 108] [15, [3, 13, 24]

11 Rhinolophus marshalli Dơi lá rẻ quạt 24, 50, 55, [3, 12, 13,

58, 59]

12 Rhinolophus microglobosus Dơi lá mũi Bắc [12, 13, 50]

13 Rhinolophus paradoxolophus Dơi lá quạt [12, 13, 24, 50, 58]

14 Rhinolophus pearsoni Dơi lá pecxôn [3, 15, 108] [15, 108]

[3, 12, 13,

24, 54-59, 156]

15 Rhinolophus pusillus Dơi lá muỗi [108]

[3, 12, 13,

24, 50, 55, 58]

16 Rhinolophus thomasi Dơi lá tôma [3, 15] [3] [12, 13, 24,

Trang 30

20

50, 58, 59]

II.2 Hipposideridae Họ Dơi nếp mũi

17 Aselliscus stoliczkanus Dơi mũi ba lá 108] [15, 24, 50, 55-[3, 12, 13,

58, 156]

18 Coelops frithii Dơi thùy không đuôi [3, 15, 108]

19 Hipposideros armiger Dơi nếp quạ [108]

22 Hipposideros cineraceus Dơi mũi bé [108] [108]

II.3 Megadermatidae Họ Dơi ma

23 Megaderma lyra Dơi ma bắc 24, 54, 56, [3, 12, 13,

58]

II.4 Family Molossidae Họ Dơi thò đuôi

25 Chaerephon plicatus Dơi thò đuôi [12, 13, 24, 56, 58, 59]

II.5 Vespertilionidae Họ dơi muỗi

[3, 12, 13,

15, 24, 50,

58, 59, 156]

27 Hypsugo pulveratus Dơi muỗi răng cửa khía [6]

28 Pipistrellus abramus Dơi muỗi sọ dẹt 24, 50, 54, [3, 12, 13,

57-30 Pipistrellus tenuis Dơi muỗi mắt 15, 24, 58, [3, 12, 13,

59, 156]

31 Pipistrellus coromandra Dơi muỗi nâu [24, 57, 58]

32 Eudiscopus denticulus Dơi chai chân [3, 15]

33 Tylonycteris fulvida [3, 15, 108] 24, 55-59] [3, 12, 13,

34 Tylonycteris tonkinensis 56, 58, 125] [12, 13, 24,

36 Myotis muricola Dơi tai chân nhỏ [12, 13]

37 Myotis pilosus Dơi tai chân dài [12, 13, 50]

38 Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao [3, 15, 108] 24, 50, 55, [3, 12, 13,

58, 59]

Trang 31

21

40 Schotophilus heathii Dơi nghệ [108]

41 Murina annamitica Dơi mũi ống trường

42 Murina cyclotis Dơi mũi ống tai tròn [3, 15, 108] [12, 13, 24, 50, 58, 59]

44 Murina feae Dơi mũi ống lông chân [12, 13, 85, 117]

45 Murina harrisoni Dơi mũi ống harison IEBR

46 Harpiocephalus harpia Dơi mũi ống cánh

47 Kerivoula hardwickii Dơi mũi nhẵn [3, 108] [12, 13, 24, 58]

48 Kerivoula kachinensis Dơi mũi nhẵn ka chi [3, 131]

49 Kerivoula papillosa Dơi mũi nhãn java [108]

II.6 Miniopteridae Họ dơi cánh dài

50 Miniopterus fuliginosus Dơi cánh dài 24, 50, 54, [3, 12, 13,

58]

Trang 32

22

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được sự đa dạng các loài dơi sinh sống tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam Hoàn thiện bộ sưu tập mẫu tiêu bản các loài dơi khu vực Tây Bắc

Xây dựng atlat các loài dơi khu vực Tây Bắc

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 11 năm 2017

- Địa điểm: quá trình điều tra thực địa được thực hiện ở 29 xã thuộc 10 điểm nghiên cứu trong 3 tỉnh với tổng số 628 ngày Địa điểm nghiên cứu chủ yếu thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng, phòng hộ những nơi này rừng còn tốt là nơi cư trú của nhiều loài động vật nói chung và các loài dơi nó riêng Thông tin chi tiết

về quá trình điều tra thực địa được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

lượng ngày

I Tỉnh Sơn La

1 Khu rừng Đặc dụng Sốp Cộp

Xã Dồm Cang: Bản Tin Tốc, Bản Men,

Bản Dồm, Bản Băng Tạng, Bản Huổi Nó

Từ tháng 6 – 9/2014 24

Xã Púng Bánh Bản Huổi Tran Nhỏ, Bản

Pù Khảm Hỏm, Bản Huổi Tran Ia, Bản Khà Nòng Bản Hin Phong, Thẳm Thiên Hai, Suối Huổi Mi, Bản Khá, Kéo Thinh Pản, Keo Lồng Tin Tốc

Đợt 1: Từ tháng 6 – 9/2014 Đợt 2: Từ tháng 6 – 10/2015

40

Xã Sốp Cộp Bản Nà Nó, Bản Nà Sài,

Bản Tà Cọ

Đợt 1: Từ tháng 7 – 10/2015 Đợt 2: Từ tháng 7 – 9/2016

50

Xã Chiềng Bôm Bản Nà Chạng, Bản Có,

Bản Lìu, Bản Hốn, Bản Là

Từ tháng 2 – 5 /2014 21

Trang 33

Xã Chiềng Ngần Bản Dửn, Sau Đại học Tây

6 Khu rừng đặc dụng Mường Phăng

Xã Mường Phăng Bản Che Căn, Bản Phăng,

Bản Nong Luông, Bản Co Lứu, Bản Nong Nghiêu, Bản Bó, Bản Cượm, Bản Đồng Mệt 1, Bản Co Thón, Bản Há, Bản Hả Một, Bản Đồng Mệt 2

Đợt 1: Từ tháng 7 – 10/2014 Đợt 2: Từ tháng 8 – 10/2015 Đợt 3: từ tháng 7 – 10/2016

50

Xã Nà Tấu (Giáp khu rừng Đặc dụng

Mường Phăng) Từ ngày 7/2016 - 10/2016 20

7 Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Xã Sìn Thầu Bản Tà Miếu, Bản A Pa

Chải, Bản Pở Nhu Khò, Bản Tờ Kố Ky, Bản Tả Kố Khừ, Bản Lý Mạ Tá

Xã Mường Nhé Bản Phiêng Khăm, Bản

Huổi Co, Bản Mường Nhé, Bản Nậm Là, Bản Nậm Pồ

Từ tháng 6 – 10/2014 27

Trang 34

24

Xã Leng Sù Sìn Bản Calapá, Bản Leng Sù

Sìn, Bản Phứ Ma 1, Bản Phứ Ma 2, Hang đá khu bảo tồn, Bản Suối Voi

Đợt 1: Tháng 9/2015 Đợt 2: Từ tháng 8 – 9/2016

35

Xã Chung Chải Khu dân cư Nậm Kè, Bản

Nậm Khum, Bảm Si Ma, Bản Đoàn Kết, Bản PáLung

Từ tháng 2 – 4/2014 20

III Tỉnh Lai Châu

8 Khu rừng Phòng hộ, huyện Phong Thổ

Xã Tung Qua Lìn Bản Cang Há, Bản Co Kỳ,

Bản Cang Ký, Bản Hơ Mèo

Từ tháng 7 – 10/2016 26

Xã Pa Vay Sử Bản Hang É, Bản Xìn Chái,

Bản Pờ Xa, Bản Ngải Thầu, Bản Chung Chải

Từ tháng 7 – 10/2016 23

Xã Dào San Bản Sì Phải, Bản Ô Lý, Bản

Dền Thàng B, Bản Làng Chư, Bản Sìn Chải

Từ tháng 7 – 10/2016 25

2.1 Tư liệu viết đề tài

- Chúng tôi đã thu được tổng số 1006 mẫu vật thuộc 50 loài, 25 giống, 7 họ qua các đợt khảo sát ở khu vực nghiên cứu (hình 2.1) Các mẫu vật được bảo quản tại Phòng thí nghiệm thuộc Khoa Nông – Lâm, Trường Đại học Tây Bắc; Phòng Bảo tàng Động vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Trong đó, có 196 mẫu sọ đã được tách, làm sạch (Bảng 2.2)

- Tổng số 453 tệp ghi tiếng kêu siêu âm của các loài dơi thuộc hai họ Hipposideridae và Rhinolophidae đã được xử lý nhằm xác định đặc điểm tiếng kêu siêu âm của mỗi loài

Bảng 2.2 Số lượng mẫu vật nghiên cứu

Số lượng mẫu vật

siêu âm

Trang 35

25

4 Họ Dơi muỗi – Vespertilionidae 208 34

5 Họ Dơi bao đuôi – Emballonuridae 10 0

7 Họ Dơi cánh dài – Miniopteridae 70 18

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu

Trang 36

26

3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

§ Đối tượng nghiên cứu

- Các loài dơi (Chiroptera) sinh sống trong các hệ sinh thái tự nhiên thuộc ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La;

- Những mẫu dơi đã thu được ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La được bảo quản ở các cơ quan nghiên cứu và đào tạo của Việt Nam

§ Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành ở 3 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La

- Xác định thành phần loài; mô tả các loài, xây dựng khóa định loại và một số đặc điểm phân bố các loài dơi khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài dơi khu vực nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Cách tiếp cận

Dơi cũng như các loài động vật khác, là thành phần của hệ sinh thái rừng, chúng có vai trò quan trọng trong các chuỗi, lưới thức ăn và phát tán hạt giống Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các loài dơi thường sống trong các hang động, thích nghi với phương thức kiếm ăn vào ban đêm và định vị con mồi, các địa vật, đường bay bằng siêu âm Do đó đặc điểm về sóng siêu âm của mỗi họ, mỗi loài là không giống nhau nên có thể nghiên cứu một số tập tính về âm thanh để làm cơ sở cho việc định loại dơi Nghiên cứu siêu âm của dơi có rất nhiều ưu điểm vì dựa vào siêu âm có thể định loại được các loài dơi mà không cần phải bắt chúng, trong một số trường hợp do địa hình đi lại khó khăn, nếu sử dụng các loại bẫy Thụ Cầm, Lưới mờ để bắt dơi thì việc mang vác thường rất nặng và thường xảy ra tình trạng dơi chết làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn dơi

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các nghiên cứu về về động vật học nói chung và các nghiên cứu liên quan đến dơi khu vực Tây Bắc

Tiến hành điều tra, thu thập các thông tin, số liệu, hình ảnh ngoài thực địa

3.4.2 Phương pháp khảo sát trên thực địa

Trang 37

3.4.2.3 Thu mẫu dơi

Sử dụng bẫy Thụ cầm và các loại lưới mờ Thời gian thu mẫu từ khoảng 17h00 đến 23h00 hàng ngày Mỗi loài giữ lại 1 đến 3 mẫu để nghiên cứu kỹ về đặc điểm hình thái và phân loại trong các bảo tàng và cơ quan nghiên cứu Những loài có đặc điểm lạ hoặc nghi vấn cũng được giữ lại để kiểm định và phân loại tại phòng thí nghiệm Những cá thể cần nghiên cứu đặc điểm sinh học mà không cần lưu giữ mẫu thì được đánh dấu rồi thả để theo dõi qua các đợt kiểm tra tiếp theo

- Lưới mờ

Lưới mờ có kích thước khác nhau (10,0 x 2,5 m; 12,0 x 3,0 m; 7,0 x 2,5 m) là những công cụ để thu mẫu dơi Việc lựa chọn kích thước lưới mờ căn cứ vào các điều kiện thực tế của sinh cảnh Lưới mờ được giăng trước cửa các hang có dơi cư trú, các lối mòn, các khe núi Lưới mờ có thể sử dụng kết hợp với bẫy thụ cầm (hình 2.2) hoặc

để riêng từng đôi một trên các khe núi hoặc cửa các hang động

- Bẫy thụ cầm

Bẫy thụ cầm có kích cỡ 1,2 x 1,5 m, bao gồm 4 khung kim loại, trong mỗi khung kim loại có các sợi dây cước song song theo chiều thẳng đứng, khoảng cách giữa các sợi dây vào khoảng 1,5 cm Các khung kim loại được lắp vào một giá thể có chân đỡ, phía dưới giá thể có máng Bẫy thụ cầm thường được đặt ngang những lối mòn trong rừng, các cửa hang, hay những lối mà dơi thường bay qua lại, trong vườn nhà, trong các khu dân cư (hình 2.2)

Trang 38

28

Hình 2.2 Sử dụng lưới mờ và bẫy thụ cầm trước cửa hang

3.4.2.4 Xử lý mẫu trên thực địa

Những cá thể mắc lưới hoặc bẫy được đo các chỉ số cơ thể (hình 2.3) và chụp ảnh sau đó được thả đi ngay trong đêm Những mẫu vật cần giữ lại để nghiên cứu kỹ về vị trí phân loại trong các cơ quan nghiên cứu và đào tạo được gắn ê-ti-két bằng chất liệu giấy chuyên dụng Mỗi ê-ti-két được ghi những thông tin cơ bản của mẫu vật, bao gồm: mã số mẫu, mã số file tiếng kêu siêu âm, giới tính, tên loài (theo kết quả định loại sơ bộ trên thực địa), địa điểm thu, thời gian thu, người thu Tất cả mẫu vật được ngâm trong dung dịch phoóc-môn 7% trong thời gian 24 giờ; sau đó, bảo quản trong dung dịch cồn 70%

Hình 2.3 Phương pháp đo chỉ số cơ thể dơi (Ảnh: Đào Nhân Lợi)

3.4.2.5 Ghi tiếng kêu siêu âm

Phương pháp nghiên cứu siêu âm được thực hiện theo Vũ Đình Thống (2011) Tiếng kêu của những cá thể được ghi trong màn bay bằng máy ghi D1000X Ngoài ra, tiếng kêu siêu âm của dơi cũng được ghi trong môi trường sống tự nhiên của dơi; bao

Trang 39

29

gồm cửa hang động, dưới tán rừng và ven sông hoặc suối nhằm bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu tập tính của các loài đại diện

3.4.3 Trong phòng thí nghiệm

3.4.3.1 Xử lý và bảo quản mẫu vật

Quy trình xử lý và bảo quản mẫu vật được thực hiện theo Bates et al (2005) [61] Ngoài những kích thước hình thái đã được đo trên thực địa, một số kích thước khác cần thiết cho định loại của mỗi mẫu vật (dài đầu và thân, rộng tai, dài các ngón tay, dài đuôi, v.v…) được đo tại bảo tàng làm cơ sở cho công tác định loại Sau đó, sọ của tất cả các mẫu đã được tách, làm sạch, mô tả các đặc điểm sọ và răng (hình 2.4, 2.6) và đo những kích thước cần thiết cho định loại (hình 2.5)

Hình 2.4 Cấu trúc răng Charaephon plicatus

Hình 2.5 Phương pháp đo kích thước sọ dơi

Trang 40

30

Hình 2.6 Mặt bụng, mặt lưng và mặt bên sọ R microglobosus (Ảnh: Christian

Dietz và Vũ Đình Thống) 3.4.3.2 Nghiên cứu đặc điểm phân loại phân tử

Mẫu để tách chiết DNA được thu từ mô cơ ngực của mẫu vật; cắt nhỏ và bảo quản trong cồn 95% Chúng tôi đã nghiên cứu đặc điểm sinh học phân tử của 12 mẫu

thuộc 07 loài với mã số như sau: DC26.06.2014.14 (Thainycteris aureocollaris); DC23.06.2014.1 (Hypsugo cadornae); LH28.03.2014.1 (Rhinolophus sp);

MP06.08.2014.6 (Miniopterus pusillus); TR15.02.2014.2 (Tadarida sp); PVS.11.09.2016.10 (Miniopterus fuliginosus); VS14.07.2016.20 (Cynopterus

sphinx); H08.02.2012.8 (Cynopterus sphinx); Di28.02.201413 (Cynopterus sphinx);

Ngày đăng: 20/06/2018, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Ngọc Cần và Vũ Đình Thống (2004), Hiện trạng loài thú quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc 2004, Hội đồng Khoa học Tự nhiên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng loài thú quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Tác giả: Đặng Ngọc Cần và Vũ Đình Thống
Năm: 2004
3. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin-Ichiro Kawada, Akiko Hayashida và Motoki Sasaki (2008), Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam,, Shoukadoh Book Sellers, Japan, 400 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam
Tác giả: Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin-Ichiro Kawada, Akiko Hayashida và Motoki Sasaki
Năm: 2008
4. Lê Trần Chấn (2012), Báo cáo đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La, Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La
Tác giả: Lê Trần Chấn
Năm: 2012
5. Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên (2008), Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Điện Biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Tác giả: Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên
Năm: 2008
6. Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên (2014), Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan Môi trường, Mường Phăng - Pa Khoang, huyện Điện Biên đến năm 2025, định hướng năm 2030, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan Môi trường, Mường Phăng - Pa Khoang, huyện Điện Biên đến năm 2025, định hướng năm 2030
Tác giả: Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên
Năm: 2014
7. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Xuân Nghĩa (2006), "Kết quả điều tra khu hệ thú ở Vườn Quốc Gia Tam Đào, tỉnh Vĩnh Phúc", Tạp chí sinh học, 28(3), tr. 9-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra khu hệ thú ở Vườn Quốc Gia Tam Đào, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Xuân Nghĩa
Năm: 2006
8. Nguyễn Xuân Đặng và Đặng Huy Phương (2007), "Thành phần loài thú ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang", Tạp chí sinh học, 29(1), tr. 20-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài thú ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Nguyễn Xuân Đặng và Đặng Huy Phương
Năm: 2007
9. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), "Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam", Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2009
10. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 150 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2009
11. Nguyễn Xuân Đặng và và Cộng sự (2017), "Danh lục các loài thú hoang dã ở Việt Nam (bài báo đã phản biện)", Tạp Chí Sinh học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thú hoang dã ở Việt Nam (bài báo đã phản biện)
Tác giả: Nguyễn Xuân Đặng và và Cộng sự
Năm: 2017
12. Trần Hồng Hải (2010), Nghiên cứu khu hệ thú góp phần đề xuất xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Đề tài Tiến Sĩ, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khu hệ thú góp phần đề xuất xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Tác giả: Trần Hồng Hải
Năm: 2010
13. Trần Hồng Hải, Trần Hồng Việt, Lê Xuân Cảnh và Nguyễn Xuân Đặng (2010), "Kết quả nghiên cứu khu hệ thú Mường Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La", Tạp chí sinh học, 32(2), tr. 31-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu khu hệ thú Mường Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Tác giả: Trần Hồng Hải, Trần Hồng Việt, Lê Xuân Cảnh và Nguyễn Xuân Đặng
Năm: 2010
14. Phí Mạnh Hồng (2001), Dơi Việt Nam và vai trò của chúng trong nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 143 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dơi Việt Nam và vai trò của chúng trong nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
Tác giả: Phí Mạnh Hồng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
15. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh và Hoàng Minh Khiên (1994), "Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam", Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam
Tác giả: Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh và Hoàng Minh Khiên
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1994
16. Đặng Huy Huỳnh và Vũ Đình Thống (2005), "Sự đa dạng của khu hệ thú ở tỉnh Bình Định", Tạp chí Sinh học, 27(4A), tr. 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng của khu hệ thú ở tỉnh Bình Định
Tác giả: Đặng Huy Huỳnh và Vũ Đình Thống
Năm: 2005
17. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007), Thú rừng - Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 232 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú rừng - Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài
Tác giả: Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
18. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên và Nguyễn Minh Tâm (2008), "Lớp thú - Mammalia", Động vật chí Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp thú - Mammalia
Tác giả: Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên và Nguyễn Minh Tâm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2008
19. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 139 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thú ở Việt Nam
Tác giả: Lê Vũ Khôi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
20. Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 171 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý sinh vật
Tác giả: Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
21. Lê Vũ Khôi và Vũ Đình Thống (2005), "Thành phần loài Dơi hiện biết ở Việt Nam", Tạp chí Sinh học, 27(4A), tr. 51-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài Dơi hiện biết ở Việt Nam
Tác giả: Lê Vũ Khôi và Vũ Đình Thống
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w