1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây

32 5,8K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 508,5 KB

Nội dung

Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây

Đề án dự báo Lời nói đầu Cây lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt Nam. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như là một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn là ĐBSH và ĐBSCL. Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo , không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa . các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa các vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2 tấn/ha. Luợng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn cung cấp chính là Đồng Bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng .Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây một số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương. Sản xuất lúa gạo các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho gia đình từ một đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Xuất khẩu gạo trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cho chính ngành nông nghiệp. Tận dụng lợi thế so sánh khi đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trong những năm tới, xuất khẩu gạo sẽ là một trong những ngành mũi nhọn đưa Việt Nam tiến nhanh trên con đường hội nhâp với khu vực và thế giới. Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 1 Đề án dự báo Chương I: Khái quát chung về nền nông nghiệp Việt Nam: I. Đặc điểm NNNT Việt Nam : 1. Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa là rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất hàng hóa cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy móc. Năng xuất ruộng đất và năng xuất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỉ lệ dân số và lao động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Đời sống người dân nông nghiệp và nông thôn được nâng cao ngày càng xích gần với thành thị. Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng xuất ruộng đất và năng xuất lao động còn thấp… Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khẳng định phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần và hộ nông dân được xác định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về sản lượng lương thực. Sản xuất lương thực chẳng những trang trải được nhu cầu trong nước, có dự trữ mà còn dư thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm khác cũng phát triển khá như cà phê, chè,cao su, hạt điều… đã và đang là nguồn xuất khẩu quan trọng. Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp. Để đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trình độ sản xuất hàng hóa cao, cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp. Bổ sung hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH-KT, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và nông thôn. 2. Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới có pha trộn tính chất ôn đới nhất là miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời tiết nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào( cường độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình hằng năm là 23°C…) tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm với nhiều cây trồng và Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 2 Đề án dự báo vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết khí hậu nước ta cũng có nhiều khó khăn lớn như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào tháng ba trong năm gây lũ lụt ngập úng. Nắng nhiều thường gây nên khô hạn có nhiều vùng thiếu nước cho cả người vật nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng. Trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hóa, chúng ta tìm mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản và hạn chế những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc. 3. Trong thời kì đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có nhiều đổi thay và đạt được nhiều thành tựu to lớn.  Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, kĩ thuật canh tác liên tục được đổi mới làm cho sản lượng nông nghiệp tăng cao, không những giải quyết được vấn đề lương thực trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia  Trong thời kì dài, nông nghiệp nước ta là nông nghiệp độc canh lúa nước, từ khi giải quyết được vấn đề lương thực mới có điều kiện để đa dạng hóa theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.  Lương thực dồi dào, nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Trâu, bò, lợn, chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh về số lượng và chủng loại, cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống, nông dân đã tiếp thu phát triển chăn nuôi kiểu công nghiệp. Những năm gần đây thủy sản đã có bước phát triển đáng kể, công tác nuôi trồng thủy sản được coi trọng, nhất là vùng ven biển.  Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa, nông nghiệp nước ta đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn. Thành công lớn nhất trong việc xây dựng chuyên môn hóa phải kể đến là cây cà phê, cây cao su…  Nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với quan điểm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ và chuyển biến tích cực. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đã tăng lên 4,308 tỉ USD  Công nghiệp và dịch vụ nông thôn đã bắt đầu khởi sắc, những ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Hệ thống dịch vụ được mở rộng, thông qua các chợ, cửa hàng, các tụ điểm dân cư, các thị trấn, thị tứ đang trở thành những nơi giao lưu kinh tế văn hóa của các làng xã để tiếp cận với thị trường. Bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. 4. Các vùng sản xuất lúa của Việt Nam: Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 3 Đề án dự báo Hai vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù hai châu thổ này chỉ chiếm khoảng 15% tổng diện tích nhưng đã sản xuất ra trên 2/3 sản lượng gạo của cả nước, ngoài ra còn sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi gia đình và thuỷ sản. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc có tỉ lệ người nghèo cao, nhiều núi đồi và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Trồng ngô, chăn nuôi, cây ăn quả và nghề rừng là các hoạt động nông nghiệp khá phổ biến. Vùng duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ có diện tích hẹp với nhiều núi đồi, sản xuất lúa gạo qui mô nhỏ, chăn nuôi và thuỷ sản là các ngành sản xuất quan trọng. Tây Nguyên là cao nguyên trù phú chủ yếu tập trung cho sản xuất cà phê và các cây công nghiệp. Đông Nam Bộ, vùng đất bao quanh thành phố Hồ Chí Minh, có mức độ đô thị hoá cao và là nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp khá đa dạng, bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung và thuỷ sản. Rải rác các vùng này đều có các cánh đồng trồng lúa tưới, lúa rẫy và lúa nước trời. 5. Các giống lúa chủ yếu của Việt Nam : Việt Nam trồng khá nhiều loại giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều loại giống lúa nhập từ Trung Quốc và lúa ưu thế lai (chủ yếu là do khả năng thích ứng của các giống lúa Trung Quốc với điều kiện đất đai khí hậu của miền Bắc), trong khi đó các tỉnh phía Nam lại trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ Viện lúa quốc tế (IRRI). Mặc dù có hàng trăm giống lúa khác nhau, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng phổ biến nhất, chiếm tới 60% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước. Trong số các giống lúa còn lại, mỗi giống chỉ chiếm không quá 1% tổng diện tích gieo trồng. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2000, cả nước mỗi vụ trồng trên 200 giống lúa khác nhau. Tuy nhiên số lượng giống lúa được trồng từng vùng và từng vụ có khác nhau. Vụ Đông-Xuân miền Trung có số lượng giống lúa ít nhất, nhưng cũng đã là 131 giống lúa khác nhau. Hiện nay các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc (khoảng 60% diện tích). Khang Dân 18 và Q5 là hai giống lúa trồng tương đối phổ biến trong vụ Đông-Xuân (15 và 12%) và vụ Mùa (18 và 14%). Đối với nông dân miền Trung, giống lúa IR có vị trí quan trọng hơn. Hai giống lúa được trồng nhiều nhất là IR17494 và Khang Dân 18 chiếm 21% và 13% trong vụ Đông-Xuân và koảng 12% và 8% trong vụ Hè-Thu. IR50404 và OM1490 là hai giống lúa được trồng nhiều nhất các tỉnh phía Nam, chiếm khoảng 16% trong vụ Đông-Xuân và 15% trong vụ Hè-Thu. Mặc dù giống IR64 là giống lúa chính phục vụ cho xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 9-11% diện tích gieo trồng trong vụ Đông-Xuân và Hè Thu miền Nam. II. Sản lượng lúa Việt Nam: 1. Diện tích gieo trồng Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 4 Đề án dự báo Sự thay đổi diện tích trồng lúa của Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1989, diện tích và sản lượng lúa ổn định, nhưng kết quả đạt mức thấp, với diện tích khoảng 5,4-5,8 triệu ha và sản lượng cao nhất đạt 18 triệu tấn. Giai đoạn Đổi Mới từ năm 1990-1999, diện tích và sản lượng lúa tăng trưởng mạnh. Diện tích lúa tăng từ 6 triệu ha năm 1990 lên 7,66 triệu ha vào năm 1999, mức cao nhất trong lịch sử lúa gạo Việt Nam. Năm 1998 là năm đầu tiên sản lượng lúa đạt trên 30 triệu tấn, cao hơn 70% so với mức 19 triệu tấn của năm 1990. Trong giai đoạn 2002-2007, diện tích lúa cả nước thu hẹp 292.000 ha. Xu hướng giảm diện tích lúa diễn ra hầu hết các vùng trên cả nước, trừ hai vùng Tây bắc và Tây Nguyên. Trong giai đoạn này, diện tích lúa ĐBSH giảm nhiều nhất, hơn 105.000 ha, ĐBSCL giảm hơn 62.000 ha, Bắc Trung bộ giảm 39.000 ha, Đông Nam bộ giảm 30.000 ha, Đông Bắc giảm 20.000 ha, Nam Trung bộ giảm 7.000 ha. Diện tích lúa thu hẹp chủ yếu là do giảm diện tích lúa vụ mùa, lúa vụ ba do các địa phương chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Trong tổng diện tích lúa giảm của cả nước giai đoạn 2002- 2007, diện tích lúa mùa giảm chiếm tới 75% (giảm 220.000 ha), diện tích lúa đông xuân giảm chiếm 16% (47.400 ha), và còn 8% là phần diện tích giảm lúa hè thu (26.000 ha). Theo số liệu của ước tính của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích lúa năm 2007 chỉ đạt khoảng 7,2 triệu ha, mức thấp nhất kể từ năm 1997 đến nay. Trong đó, diện tích lúa đông xuân 2,98 triệu ha, thấp hơn khoảng 20.000 ha so với diện tích lúa đông xuân bình quân hàng năm giai đoạn (1997- 2007). Diện tích lúa hè thu năm 2007 đạt 2,26 triệu ha, xấp xỉ diện tích lúa hè thu bình quân hàng năm trong 10 năm trở lại đây. Năm 2007, năm đầu tiên trong lịch sử trồng lúa Việt Nam, diện tích lúa mùa giảm xuống mức thấp nhất đạt mức 1,95 triệu ha, giảm hơn nửa triệu ha so với năm 1997, và giảm gần 1 triệu ha so với năm 1986. Vụ đông xuân 2006- 2007, diện tích lúa cả nước đạt 2.984 ha, giảm 4.000 ha so với năm trước, trong đó trong đó diện tích lúa đông xuân miền Bắc 1.136 nghìn ha, giảm 11,2 nghìn ha, miền Nam gieo 1848,2 nghìn ha, tăng gần 8 nghìn ha. Diện tích gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa đều thấp hơn cùng kỳ năm trước, do các địa phương tiếp tục chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp sang gieo trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến trung tuần tháng 8 cả nước đã gieo cấy được 2014,7 nghìn ha lúa hè thu, bằng 89,7% cùng kỳ năm trước, trong đó đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 1619,6 nghìn ha, bằng 87,8%. Lúa mùa cũng đã gieo cấy được 1418,3 nghìn ha, bằng 95,9%, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1149,8 nghìn ha, bằng 96,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 268,5 nghìn ha, bằng 92,7%. Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên 10 triệu hộ nông dân cả nước. Trong 20 năm đổi mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1976, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,28 triệu héc- ta, năng suất bình quân 24 tạ/héc-ta/vụ và sản lượng 11,8 triệu tấn, đến năm 2006 đạt tương ứng đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 47,7 tạ/héc-ta và 35,8 triệu tấn. Xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa cả nước liên tục trong các năm tiếp theo với quy mô và tốc độ khác nhau, chủ yếu theo hướng giảm diện tích gieo cấy lúa vụ 3 và vụ mùa năng suất thấp, chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, đất khô hạn chuyển Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 5 Đề án dự báo sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, chủ yếu các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long , đất lúa ven đô thị năng suất thấp chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả điển hình các tỉnh đồng bằng sông : các tỉnh Nam Trung Bộ chuyển dịch cơ cấu từ ba vụ lúa ngắn ngày sang hai vụ lúa trung ngày cho tổng sản lượng ổn định và cao hơn sản xuất ba vụ lúa ngắn ngày. Diện tích trồng lúa Việt Nam ( nghìn ha ) Năm Diện tích Tổng số Chia ra 1990 6042,8 2073,6 1215,7 2753,5 1991 6302,8 2160,6 1382,1 2760,1 1992 6475,3 2279,0 1448,6 2747,7 1993 6559,4 2323,6 1549,1 2686,7 1994 6598,6 2381,4 1586,1 2631,1 1995 6765,6 2421,3 1742,4 2601,9 1996 7003,8 2541,1 1984,2 2478,5 1997 7099,7 2682,7 1885,2 2531,8 1998 7362,7 2783,3 2140,6 2438,8 1999 7653,6 2888,9 2341,2 2423,5 2000 7666,3 3013,2 2292,8 2360,3 2001 7492,7 3056,9 2210,8 2225,0 2002 7504,3 3033,0 2293,7 2177,6 2003 7452,2 3022,9 2320,0 2109,3 2004 7445,3 2978,5 2366,2 2100,6 2005 7329,2 2942,1 2349,3 2037,8 2006 7324,8 2995,5 2317,4 2011,9 Sơbộ 2007 7201,0 2988,5 2204,8 2007,7 Nguồn tổng cục thống kê 2. Năng suất Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 6 Đề án dự báo Năng xuất lúa trong thời kỳ đổi mới đã liên tục gia tăng mặc dù diện tích đất gieo trồng có xu hướng bị thu hẹp do tốc độ công nghiệp hóa quá nhanh. Trong mỗi thời kỳ, năng xuất của các địa phương có sự tăng giảm khác nhau song nhìn chung cả nước năng xuất lúa đã có bước tăng trưởng đáng kể. Bảng năng xuất lúa Việt Nam (tạ/ha) 1995 36,9 44,4 33,5 24,4 40,2 1996 37,7 28,2 36,2 21,9 40,1 1997 38,8 28,1 36,8 22,1 39,8 1998 39,6 32,6 36,8 22,0 40,7 1999 41,0 54,6 39,2 30,8 40,9 2000 42,4 54,3 39,8 33,2 42,3 2001 42,9 53,4 41,2 35,7 42,2 2002 45,9 56,4 42,8 32,5 46,2 2003 46,4 54,8 46,0 38,6 46,8 2004 48,6 57,8 47,1 39,5 48,7 2005 48,9 54,3 47,3 37,3 50,4 2006 48,9 58,0 49,3 42,6 48,3 2007 49,8 56,7 50,9 41,9 50,6 Nguồn tổng cục thống kê 3. Sản lượng Sản lượng lúa từ mức 11,8 triệu tấn năm 1976, tăng lên tới 17 triệu tấn năm 1986 và vượt ngưỡng 20 triệu tấn vào năm 1992, nhanh chóng đạt trên mức 30 triệu tấn năm 1998, và duy trì trên mức 35 triệu tấn cho đến nay, sau khi đạt mức sản lượng lúa cao nhất 36,15 triệu tấn năm 2004. Năm 2005 sản lượng lúa cả nước đạt 35,86 triệu tấn. Năm 2006 sản lượng lúa cả nước đạt 36,2 triệu tấn . Năm 2007 ước sản lượng lúa cả nước đạt 37 triệu tấn, trong đó, lúa đông xuân 17,7 triệu tấn, lúa hè thu 10,6 triệu tấn, lúa mùa 8,7 triệu tấn Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 7 Đề án dự báo Sản lượng lúa Việt Nam (nghìn tấn ) Năm Sản lượng Tổng số Chia ra 1990 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1991 19621,9 6788,3 4715,8 8117,8 1992 21590,4 9156,3 4907,2 7526,9 1993 22836,5 9035,6 5633,1 8167,8 1994 23528,2 10508,5 5679,4 7340,3 1995 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3 1996 26396,7 12209,5 6878,5 7308,7 1997 27523,9 13310,3 6637,8 7575,8 1998 29145,5 13559,5 7522,6 8063,4 1999 31393,8 14103,0 8758,3 8532,5 2000 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3 2001 32108,4 15474,4 8328,4 8305,6 2002 34447,2 16719,6 9188,7 8538,9 2003 34568,8 16822,7 9400,8 8345,3 2004 36148,9 17078,0 10430,9 8640,0 2005 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1 2006 35849,5 17588,2 9693,9 8567,4 Sơbộ 2007 35867,5 17024,0 10111,6 8731,9 Nguồn tổng cục thống kê Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 8 Đề án dự báo Chương II: Đặc điểm thị trường gạo I. Các chủng loại chủ yếu và công nghệ chế biến của gạo Việt Nam: 1. Các mặt hàng chủ yếu Gạo chất lượng cao của VN có 2 loại: gạo có phẩm chất tốt và gạo thơm, gạo đặc sản như: Nàng Thơm Chợ Đào (Long An), gạo Nàng Nhen (An Giang) . Hiện tại, sản lượng gạo thơm VN đang cung ứng cho thị trường khoảng 100.000 tấn/năm nên khả năng phát triển thị trường này chỉ giới hạn mức từ 100.000 – 200.000 tấn/năm. Trong khi đó, thị trường thế giới đang cần khoảng 26 triệu tấn gạo dài các loại/năm, trong đó gạo dài thường chiếm khoảng 20 triệu tấn/năm. 2. Công nghệ chế biến Ngành chế biến xay xát lúa gạohiện đang trong quá trình chuyển từ chủ yếu dựa vào chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu dùng nội địa (có ít các nhà máy xay qui mô lớn phục vụ xuất khẩu) tiến tới một mô hình chế biến công nghiệp hiện đại hơn, với nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn. Trình độ công nghệ áp dụng trong chế biến lúa gạo của Việt Nam hiện vẫn lạc hậu, chất lượng gạo chế biến thấp, tỉ lệ hao hụt lớn và tỉ lệ gạo vỡ cao. Một trong những nguyên nhân chính làm chậm quá trình hiện đại hoá công nghệ ngành chế biến lúa gạo là thiếu vốn đầu tư. Hệ thống cung cấp tín dụng chính thức ưu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp quốc doanh và chưa phát huy được khả năng cạnh tranh có hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, phần lớn các hợp đồng chính phủ được giao cho các công ty quốc doanh thực hiện, nên khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân không tương đồng. Công nghệ sau thu hoạch và tổ chức thị trường lúa gạo đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế: sản xuất manh mún theo từng hộ cá thể, giống lúa bị pha tạp, hạt lúa nhiều lúc bị mất phẩm chất do phơi sấy không đúng kỹ thuật, doanh nghiệp xuất khẩu phải mua lúa qua các hàng xáo . dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổn định Chất lượng gạo ngoài việc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống lúa, biện pháp canh tác, yếu tố đất đai, vấn đề nước tưới, thì mức độ đầu tư và trình độ công nghệ chế biến lúa gạo đang giữ vai trò quan trọng giúp gạo Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. Nếu như trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ thu hồi gạo trắng trong quá trình xay xát, chế biến chỉ đạt mức 54 – 57%, thì sang những năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ này đã được nâng lên đáng kể, dao động mức 61-62% (trong vụ hè thu) và đạt cao hơn trong vụ đông xuân, khoảng 63-64%, giúp nâng sản lượng gạo hàng năm đạt khoảng 21-22 triệu tấn. Nhìn chung hiện nay, tỷ lệ thu hồi gạo trắng từ gạo lứt đạt 65%. Còn ĐBSCL năm 2007, tỷ lệ thu hồi gạo qua chế biến trong vụ đông xuân thường cao hơn so Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 9 Đề án dự báo với trong vụ hè thu. Cụ thể, tỷ lệ cám và tấm chiếm khoảng 16% (trong vụ đông xuân), 18% cám và tấm (vụ hè thu), còn lại là gạo trắng (30 % tấm). Tùy theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng gạo (tấm 5%, 10%, 15%, 25%) mà các doanh nghiệp sử dụng thiết bị và điều khiển dây chuyền sản xuất khác nhau. Thông thường, nếu chế biến gạo 5% tấm, tỷ lệ thu hồi gạo trắng từ gạo lứt là 60%, lấy gạo 15% thì tỷ lệ là 65%, gạo 25% thì tỷ lệ thu hồi là 75% tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm. Đối với 1 số các doanh nghiệp chế biến có quy mô chế biến tương đối lớn, có trang bị máy tách màu, tách hạt trong dây chuyền chế biến gạo, gạo thành phẩm đạt độ tấm 5%. Bình quân nguồn vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ 1,5-1,9 tỷ đồng. Ví dụ như Công nghệ xay xát và đánh bóng gạo của TIGIFOOD hiện nay được trang bị dây chuyền hiện đại, tiên tiến, đồng bộ của các hãng nổi tiếng về cung cấp các thiết bị phục vụ cho lĩnh vực gạo (Sinco, Satake, Bùi Văn Ngọ,…) và 05 máy tách màu điện tử 20tấn/giờ, đảm bảo chế biến được cả các loại gạo cao cấp cung cấp cho các thị trường khó tính. Hiện tại, TIGIFOOD có 17 dây chuyền lau bóng có công suất 300.000 tấn/năm, 3 máy sấy cám có công suất 12.000 tấn/năm và tích lượng hệ thống kho tàng 60.000 tấn được bố trí trên 47.949 m 2 ở những vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Tiền Giang. 100% kho được trang bị hệ thống băng tải xuất nhập hàng hóa tiên tiến với năng lực nhập xuất hàng hoá trên 3.000 tấn/ngày. II. Đặc điểm thị trường trong nước 1. Nhu cầu tiêu thụ : Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tiêu dùng gạo bình quân đầu người Việt Nam đạt 150kg/năm, giảm 12% so với mức tiêu dùng gạo bình quân của 10 năm trước. Xu hướng giảm tiêu dùng gạo là xu hướng chung của các nước châu Á nói chung, do sự phát triển của kinh tế đã giúp người tiêu dùng tiếp cận đến các loại thực phẩm khác, và tiêu dùng gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm khi thu nhập tăng lên. Theo đó, tiêu dùng gạo cho lương thực năm xấp xỉ mức 10-11 triệu tấn. Theo số liệu của Báo cáo gạo tháng 8/2007 của Ban kinh tế nông nghiệp thế giới, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tổng tiêu dùng gạo trong nước của Việt Nam năm 2007 dự kiến 18,75 triệu tấn, tăng so với mức 18,4 triệu tấn năm 2006 và 18,25 triệu tấn năm 2005, do dân số Việt Nam tăng 1 triệu người mỗi năm trong hai năm 2006 và 2007. Tiêu dùng gạo bình quân đầu người đạt 155,6 kg/năm 149 kg/người/năm, 126 kg/năm và 124 kg/năm vào năm 1992, 1998, 2002, 2004. Mức tiêu dùng gạo cũng khác nhau giữa các nhóm hộ có thu nhập khác nhau. Số liệu thống kê tiêu dùng gạo của 5 nhóm phân vị. Thì 20% nhóm hộ giàu nhất có mức tiêu dùng gạo thấp nhất, 20% nhóm hộ nghèo nhất có mức tiêu dùng gạo thấp thứ hai. 20% nhóm giữa, nhóm có mức thu nhập trung bình, tiêu dùng gạo nhiều nhất. Mức tiêu dùng gạo cũng khác nhau giữa các vùng. Miền núi phía bắc và ĐBSCL là hai khu vực có mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người cao nhất cả nước, trong khi đó, tiêu dùng gạo bình quân đầu người của Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thấp nhất. 2. Khả năng cung cấp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Sự "tăng tốc" của sản xuất thóc gạo trong những năm qua cho phép chúng ta vui mừng, tự hào bởi sự tăng trưởng này tạo lợi thế cho việc thực hiện an ninh Phạm Anh Tuấn_KTPT 47A 10

Ngày đăng: 06/08/2013, 08:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng năng xuất lúa Việt Nam (tạ/ha) - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng n ăng xuất lúa Việt Nam (tạ/ha) (Trang 7)
Bảng năng xuất lúa Việt Nam (tạ/ha) - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng n ăng xuất lúa Việt Nam (tạ/ha) (Trang 7)
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2007 - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
nh hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2007 (Trang 22)
bảng kết quả dự báo sau: - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
bảng k ết quả dự báo sau: (Trang 24)
Bảng kết quả dự báo sau: - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng k ết quả dự báo sau: (Trang 24)
Bảng diện tích trồng lúa Việt Nam: nghìn ha - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng di ện tích trồng lúa Việt Nam: nghìn ha (Trang 25)
Bảng diện tích trồng lúa Việt Nam:                             nghìn ha - Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng di ện tích trồng lúa Việt Nam: nghìn ha (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w