1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

112 312 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 852,84 KB

Nội dung

- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý nhà nước: cán bộ quản lý tài chính ngân sách và các cán bộ nhân viên liên quanđến công

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ NGUYỆT

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG TRIỆU HUY

HUẾ, 2018

Đại học kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” được thực

hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 4/2018

Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các thông tin

đã được chỉ rõ nguồn gốc, đa số thông tin thu thập thực tế ở địa phương, số liệu

Trang 3

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Hoàng Triệu Huy đã trực tiếp

hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thànhluận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, Ban quản lýxây dựng huyện Bố Trạch, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, Sở Kếhoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình, Cục thống kê tỉnhQuảng Bình, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình,… đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khiđiều tra tài liệu, số liệu để thực hiện luận văn này

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Nguyệt

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Trần Thị NguyệtChuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa: 2016 – 2018Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Triệu Huy

Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ bản được bảo đảm bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là lĩnhvực có các hoạt động và đóng góp được nhiều thành quả cho nền kinh tế nước tatrong những năm qua Đối với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đầu tư xây dựng

cơ bản đã được chính quyền địa phương chú trọng và đã có nhiều khởi sắc Tuynhiên kết quả đã đạt được so với mục tiêu kỳ vọng của hoạt động đầu tư và yêu cầucủa quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, thì vẫn còn khoảng cách không nhỏ nên rấtcần đến các nghiên cứu Bên cạnh đó tình hình thực tế và các điều kiện mới có tácđộng tích cực đến sự phát triển kinh tế của huyện Bố Trạch sắp tới thì vấn đề quản

lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách huyện được đặt ra với tầm quan trọngđặc biệt và có tính cấp bách

2 Phương pháp nghiên cứu

- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra phỏng vấn trựctiếp cán bộ quản lý nhà nước bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn

- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ việc khai thác báo cáo chitrên hệ thống Tabmis, báo cáo chi Ngân sách địa phương của Uỷ ban nhân dânhuyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình và các niên giám thống kê từ năm 2013 đến năm2016

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Trên cơ sở phân tích quá trình quản lý chi đầu tư XDCB của ngân sáchhuyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn đã nêu ra được những ưu điểm cũngnhư các mặt hạn chế của công tác quản lý chi đầu tư XDCB của ngân sách huyện

Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, phân tích rõ các nguyên nhân chủ yếu của các hạn chếtrong công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cấp huyện Từ đó,luận văn đưa ra các giải pháp trọng tâm để hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng vốnđầu tư XDCB từ ngân sách huyện

Trên cơ sở kết hợp một cách chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, với phươngpháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã nêu ra và giải quyết được một số nội dung lýluận và thực tiễn tại huyện Bố Trạch nói riêng

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA

1 CNH Công nghiệp hóa

2 HĐH Hiện đại hóa

3 HĐND Hội đồng nhân dân

4 ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lượt luận văn danh mục các chữ viết tắt iii

Mục lục v

Danh mục bảng biểu viii

Danh mục biểu đồ ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chi đầu tư XDCB 4

1.1.2 Nội dung chi đầu tư XDCB 9

1.1.3 Vai trò của chi đầu tư XDCB 11

1.2 QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 14

1.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi đầu tư XDCB 14

1.2.2 Chu trình quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 16

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 26

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 26

1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan 28

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

1.4 KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC, BÀI HỌC CHO

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 31

1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 31

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch trong quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 35

2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT-XH HUYỆN BỐ TRẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 35

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Bố Trạch 35

2.1.2 Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, KT-XH đến quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Bố Trạch 39

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 42

2.2.1 Hệ thống quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện Bố Trạch 42

2.2.2 Tình hình thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB từ ngân sách cấp huyện tại huyện Bố Trạch 46

2.2.3 Đánh giá kết quả số liệu điều tra 58

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 67

2.3.1 Những kết quả đạt được 67

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế 69

2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế 72

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH 76

3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 76

3.1.1 Mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển KT-XH huyện Bố Trạch 76

3.1.2 Mục tiêu, quan điểm, định hướng về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cấp huyện tại huyện Bố Trạch 77

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 79

3.2.1 Nhóm các giải pháp về công tác lập dự toán chi đầu tư XDCB 79

3.2.2 Nhóm các giải pháp về chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB 82

3.2.3 Nhóm các giải pháp về quyết toán chi đầu tư XDCB 86

3.2.4 Nhóm các giải pháp khác 89

3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 93

3.3.1 Các điều kiện chủ quan 93

3.3.2 Các điều kiện khách quan 94

KIẾN NGHỊ 96

1 Kiến nghị đối với Chính phủ 97

2 Kiến nghị đối với Bộ tài chính 98

3 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Bình 99

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Bố Trạch năm 2013 - 2016 37

Bảng 2.2: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm gần đây của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 43

Bảng 2.3: Cơ cấu chi NSNN qua các năm gần đây của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 44

Bảng 2.4: Tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cấp huyện của huyện Bố Trạch 47

Bảng 2.5 Tình hình thực hiện và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách huyện Bố Trạch giai đoạn 2013-2016 51

Bảng 2.6 Tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành từ ngân sách huyện Bố Trạch giai đoạn năm 2013-2016 55

Bảng 2.7 Đặc điểm mẫu điều tra 58

Bảng 2.8 Bảng đánh giá thực trạng về Luật và các quy định có liên quan đến chi NSNN trong đầu tư XDCB 59

Bảng 2.9 Đánh giá về chính sách ngân sách và lập kế hoạch chi NSNN trong đầu tư XDCB 61

Bảng 2.10 Đánh giá về lập dự toán chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản 63

Bảng 2.11 Đánh giá về chấp hành chi NSNN trong đầu tư XDCB 64

Bảng 2.12 Đánh giá về quyết toán NSNN trong chi đầu tư XDCB 66

Đại học kinh tế Huế

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới và phát triểnkinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Nhà nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn quan tâm và từng bước hoàn thiện cơchế quản lý kinh tế; trong đó có cơ chế quản lý tài chính – ngân sách Thông qua đó

mà bảo đảm rằng pháp luật về NSNN luôn là cơ sở pháp lý để điều chỉnh, hướngdẫn mọi chủ thể kinh tế tổ chức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước

Một đất nước muốn phát triển kinh tế xã hội, nhất thiết phải đầu tư xây dựng cơbản, đặc biệt cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tiền đề, nền tảng vững chắc để phát triểnkinh tế xã hội Xây dựng cơ bản được bảo đảm bằng nguồn vốn Ngân sách Nhànước là lĩnh vực có các hoạt động và đóng góp được nhiều thành quả cho nền kinh

tế nước ta trong những năm qua Theo thời gian, các công trình được đầu tư bằngnguồn vốn NSNN đã không ngừng gia tăng, làm cho cơ sở vật chất – kỹ thuật củanền kinh tế quốc dân không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, kết quả đã đạt được

so với mục tiêu kỳ vọng của hoạt động đầu tư và yêu cầu của quản lý chi đầu tư xâydựng cơ bản, thì vẫn còn khoảng cách không nhỏ

Đối với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đầu tư xây dựng cơ bản đã đượcchính quyền địa phương chú trọng và đã có nhiều khởi sắc, góp phần tạo nên diệnmạo mới của huyện ngày nay Tuy nhiên việc quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước trong thời gian qua cũng rơi vào hiện trạngtương tự như trên nên rất cần đến các nghiên cứu, tổng kết hay điều tra ở thời kỳtrước để làm nền tảng cho việc hoàn thiện ở thời kỳ sắp tới phù hợp với những điềukiện, hoàn cảnh, nguồn lực có thể thay đổi và nhu cầu cũng như quan điểm pháttriển Bên cạnh đó tình hình thực tế và các điều kiện mới có tác động tích cực đến

sự phát triển kinh tế của huyện Bố Trạch sắp tới thì vấn đề quản lý chi đầu tư xâydựng cơ bản của ngân sách huyện được đặt ra với tầm quan trọng đặc biệt và có tínhcấp bách

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

Từ bối cảnh trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bình trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi đầu tư XDCB của ngânsách cấp huyện

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Quản lý chi đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước

- Về không gian: đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quản lý chi đầu tưXDCB bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bình

- Thời gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2013 – 2016; đề xuất giải phápđến năm 2020

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ việc khai thác báo cáo chi trên hệ thốngTabmis của Sở Tài chính Tỉnh Quảng Bình, báo cáo chi trên hệ thống Tabmis củahuyện Bố Trạch, báo cáo chi Ngân sách địa phương của Uỷ ban nhân dân huyện BốTrạch tỉnh Quảng Bình và các niên giám thống kê từ năm 2013 đến năm 2016.Ngoài ra, còn dựa trên việc thu thập tài liệu từ sách báo, tạp chí các công trìnhnghiên cứu khoa học trước đó

- Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản

lý nhà nước: cán bộ quản lý tài chính ngân sách và các cán bộ nhân viên liên quanđến công tác tài chính trong quá trình XDCB (100 người) về độ phù hợp của Luật

và các quy định liên quan đến chi đầu tư XDCB, về độ phù hợp của việc lập dựtoán, về độ phù hợp của việc chấp hành công tác chi đầu tư XDCB, về độ phù hợpcủa công tác quyết toán chi đầu tư XDCB bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn

4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng đồng bộ các phương pháp như :

- Phương pháp thống kê mô tả;

- Phương pháp hạch toán kinh tế;

- Phương pháp so sánh;

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Chương 2- Thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chương 3- Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chi đầu tư XDCB

1.1.1.1 Khái niệm chi đầu tư XDCB

Chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng có vai trò rất quan trọngtrong ổn định, tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội Có thể kể ra đâymột số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:

Để chứng minh cho vai trò của ñầu tư công trong tăng trưởng kinh tế và mối quan

hệ giữa ñầu tư công, nợ nước ngoài, và tăng trưởng kinh tế các tác giả Benedict

Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, đã có bài phân tích: “External Debt, Public Investment, and Growth in Low-Income Countries” - Nợ nước ngoài, đầu

tư công và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp (2003) Trong nghiên cứunày các Tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan ñến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các

mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó định lượng và phân tích các tác độngqua chứng minh thực tế từ các nước có thu nhập thấp

Bên cạnh vai trò kinh tế của đầu tư công, nó còn có vai trò xã hội Một trongnhững vai trò xã hội của đầu tư công là giảm nghèo, bài viết của các tác giả Edward

Anderson, Paolo de Renzio and Stephanie Levy: “The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidence and Methods” - Vai trò của ñầu tư công

trong giảm nghèo (2006), đã đưa ra các lý thuyết và bằng chứng về vai trò của đầu

tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công trongtăng trưởng, sản xuất, nghèo đói và cân bằng xã hội

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thế Sáu: “Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, 2006 Trong đề tài tác giả đã hệ thống lại

toàn bộ những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn

Đại học kinh tế Huế

Trang 15

NSNN, phần lý luận chung đã chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởng đến côngtác quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN, đánh giá thực trạng công tácnày tại tỉnh Bắc Giang, thông qua đánh giá thực trạng tác giả đã đề xuất một số giảipháp để tăng cường quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn.

Cùng vấn đề nghiên cứu với Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.” của tác giả Đỗ Hoàng Anh (2013) Luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý

luận cơ bản về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương như: chi ngânsách nhà nước là gì, khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý và quy trình quản lýchi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương và nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đếncông tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương Trong phần phân tíchthực trạng, tác giả đã nên được những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội của huyệnThạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB ở huyện,phân tích quy trình và tình hình thực hiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ởHuyện, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chếlàm cơ sở cho các đề xuất giải pháp

Theo Luật đầu tư Việt Nam (2005): đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng cácloại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu

tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, làviệc bỏ vốn vào các hoạt động KT-XH để mong nhận được những lợi ích KT-XHlớn hơn trong tương lai

Đầu tư phát triển là loại hình đầu tư có liên quan đến sự tăng trưởng quy môvốn của nhà đầu tư và quy mô vốn của toàn xã hội Thông qua đầu tư phát triển, cơ

sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế được tăng cường,đổi mới, hoàn thiện, hiện đại hóa; góp phần quan trọng hình thành và điều chỉnh cơcấu của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và phát triển xã hội

Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: “Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việcgia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai Đầu tư, vì thế, còn

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bảnlàm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính Còn tăng tư bản trong lĩnh vựctài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ Việc gia tăng tư bản tư nhân(tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân Việc gia tăng tư bản xã hội đượcgọi là đầu tư công cộng Mặc dù đầu tư làm tăng năng lực sản xuất (phía cung củanền kinh tế), song việc xuất tư bản để đầu tư lại được tính vào tổng cầu Đầu tư tưnhân I và đầu tư công cộng G là các nhân tố quan trọng hình thành tổng cầu Y trongphương trình: Y = C + I + G + X - M (với C là tiêu dùng cá nhân, X là xuất khẩu và

M là nhập khẩu)”

Vậy, mặc dù các khái niệm trên có diễn giải khác nhau nhưng chúng cùng thốngnhất một nghĩa: đầu tư là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động nhất định, hy vọng thuđược những kết quả và đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai

Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng các TSCĐ có tổ chức sản xuất và không có tổ chức sản xuất cácngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựnglại, hiện đại hóa hay khôi phục các TSCĐ

Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển.Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra các TSCĐ đưa vào hoạt động trong lĩnhvực KT-XH, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau Đầu tư XDCBtrong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo,

mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục TSCĐ cho nền kinh tế và năng lực sản xuấtphục vụ hiện có Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư XDCB, ngoài cácchính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển KT-XH,Đảng và Nhà nước ta luôn có sự ưu tiên nguồn vốn NSNN dành cho đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng KT-XH Đó chính là các khoản chi đầu tư XDCB của NSNN.Chi đầu tư XDCB cũng là một khoản chi chủ yếu trong chi đầu tư phát triểncủa NSNN, bao gồm các khoản chi để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu

hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn, các công trình của các doanhnghiệp nhà nước đầu tư theo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

lãnh thổ… Như vậy có thể hiểu chi đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế được thểhiện qua quá trình phân phối và sử dụng một phầnvốn tiền tệ từ quỹ NSNN để tiếnhành đầu tư tái sản xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đạihóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

1.1.1.2 Đặc điểm của chi đầu tư XDCB

Thứ nhất, chi đầu tư XDCB là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính

ổn định Chi đầu tư XDCB là nhu cầu tất yếu, là nền tảng về hạ tầng nhằm bảo đảm

sự phát triển KT-XH của nhà nước Chi đầu tư XDCB của NSNN nhằm tạo ra cơ sởvật chất- kỹ thuật, năng lực sản xuất cần thiết cho nền kinh tế Chi đầu tư XDCB tạo

ra môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư nội địa cũng như từ cácnguồn vốn nước ngoài đầu tư theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ Do

đó, đường lối phát triển KT-XH và khả năng nguồn vốn của NSNN ảnh hưởng lớnđến quy mô và tỷ trọng chi ngân sách cho đầu tư XDCB Trong thời gian gần đây,Việt Nam luôn ưu tiên chú trọng đầu tư XDCB nên chi đầu tư XDCB luôn là mộtkhoản chi lớn của NSNN và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng trong tổng chi NSNNhàng năm

Mặc dù luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN hàng năm nhưng cơ cấuchi đầu tư phát triển của NSNN lại không có tính ổn định giữa các năm cũng nhưgiữa các thời kỳ phát triển KT-XH Các nội dung chi thuộc chi đầu tư XDCB chotừng lĩnh vực KT-XH thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ Ví dụ như sau mộtthời kỳ ưu tiên tập trung vào đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâmhành chính, thì thời kỳ sau sẽ không cần ưu tiên đầu tư nhiều vào đó nữa do hạ tầng

đã tương đối hoàn chỉnh và tập trung đầu tư vào lĩnh vực khác

Thứ hai, phạm vi và mức độ chi đầu tư XDCB của NSNN luôn gắn liền với

việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước trong từng thời

kỳ Chi đầu tư XDCB là nhằm để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của Nhànước trong từng thời kỳ Kế hoạch phát triển KT-XH là cơ sở nền tảng trong việcxây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển từ NSNN Kế hoạch phát triển KT-XH củaNhà nước trong từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

đầu tư XDCB Như vậy, chi đầu tư XDCB gắn liền với kế hoạch phát triển KT-XHnhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH.

Thứ ba, chi đầu tư XDCB có các đặc điểm gắn liền với sản phẩm và quá trình

tư phải có kế hoạch huy động và phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợpđảm bảo cho công trình; phải có biện pháp quản lý và chi đầu tư phù hợp với tiến độthi công công trình để đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng

và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng các công trình đượcthực hiện liên tục đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định

Sản phẩm của đầu tư XDCB chính là các công trình xây dựng gắn liền với địađiểm xây dựng công trình đó, mang đặc điểm cố định và có giá trị sử dụng lâu dàinên các khoản chi đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm, điều kiện địa lý từng địaphương Mỗi công trình xây dựng đều chịu sự chi phối của điều kiện khí hậu, thủyvăn , địa chất, môi trường xung quanh… của địa điểm đầu tư xây dựng công trình;nơi đầu tư xây dựng công trình cũng chính là nơi đưa công trình vào khai thác sửdụng Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về anninh quốc phòng, quy hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, phải phù hợp với

kế hoạch, để khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, vùng, đồng thời phải đảm bảođược sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ

Sản phẩm đầu tư XDCB mang đặc điểm đơn chiếc, mỗi hạng mục công trình

có một thiết kế và dự toán riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế Tùy thuộc vàomục đích đầu tư, nguồn vốn và điều kiện môi trường xung quanh tác động lớn đếnviệc quy hoạch, kiến trúc, quy mô và kết cấu, khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

pháp, công nghệ thi công…và dự toán chi phí đầu tư của từng hạng mục công trình.Đặc điểm này cũng cho thấy để một công trình XDCB hoàn thành mang lại hiệuquả cao đòi hỏi phải có sự giám sát trước một cách chặt chẽ, đó chính là khâu xácđịnh chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm, điều tra, khảo sát…để chuẩn bị cho dự

1.1.2 Nội dung chi đầu tư XDCB

Theo giáo trình Quản lý xây dựng của nhà xuất bản xây dựng, chi đầu tư XDCBđược thực hiện trong thời gian dài đòi hỏi suốt cả quá trình các khâu phải có sự kết hợpmột cách chặt chẽ Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta có thể dựa vào nhữngtiêu thức nhất định để xác định nội dung chi đầu tư XDCB cụ thể của NSNN

Thứ nhất, nếu căn cứ theo giai đoạn xây dựng, thì chi đầu tư XDCB bao gồm:

Chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các khoản chi phí cho các công việc:

Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập,thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuậtđầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việccần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án Trong giai đoạn này, Chủ đầu tư gửitoàn bộ các hồ sơ có liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định đểthực hiện việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở Đây chính là giai đoạn sơkhai để thực hiện việc đầu tư XDCB, nhưng đóng vai trò rất quan trọng đánh giámột cách tổng quan nhất đến công trình XDCB.Việc thực hiện tốt giai đoạn này ảnh

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

hưởng một cách tích cực đến hiệu quả đầu tư XDCB và ngược lại sẽ làm lãng phínguồn lực của xã hội nếu trong công tác thực hiện thiếu chính xác, minh bạch vàcông khai hoạt động đầu tư XDCB.

Chi phí giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đấthoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảosát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phépxây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chứclựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giámsát thi công xây dựng; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và thực hiện cáccông việc cần thiết khác Để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ và đúng mụcđích yêu cầu, tùy theo từng loại nguồn vốn mà việc quản lý dự án được thực hiệntheo cách thức riêng, tuy nhiên để tránh thất thoát nguồn lực xã hội đòi hỏi công tácquản lý dự án phải thật sự chặt chẽ Giai đoạn này là giai đoạn chính của quá trìnhđầu tư XDCB, vì vậy thời gian thực hiện dài và đòi hỏi sự kết hợp giữa các khâucủa quá trình phải chính xác, phù hợp để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí thựchiện và mang lại hiệu quả tốt nhất dựa trên các nguồn lực của dự án đầu tư

Chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xâydựng, đây là giai đoạn cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB chủ yếu là các hoạtđộng liên quan đến việc đánh giá lại một cách tổng thể toàn bộ hoạt động đầu tưXDCB cũng như chất lượng của công trình đầu tư XDCB Việc thực hiện tốt giaiđoạn này cho chúng ta thấy được quá trình hoạt động đầu tư XDCB đã thực hiệntheo đúng yêu cầu của kế hoạch đề ra chưa, bên cạnh đó đánh giá một cách tổngquan dự án đầu tư XDCB đã phù hợp với nguồn lực xã hội cũng như nhu cầu, mụcđích của dự án đầu tư XDCB

Thứ hai, nếu căn cứ theo hình thức tái sản xuất TSCĐ thì chi đầu tư XDCB

bao gồm các nội dung:

Chi xây dựng mới: chính là các khoản chi để xây dựng mới các công trình dự

án với mục đích tăng thêm TSCĐ, tăng thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tếquốc dân

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

Chi mở rộng, nâng cấp, cải tạo TSCĐ: chính là những khoản chi nhằm phụchồi hoặc nâng cao năng lực của những công trình dự án đã có sẵn.

Thứ ba, nếu căn cứ theo tiêu thức cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư thì chi đầu

tư XDCB bao gồm:

Chi xây lắp công trình: là các khoản chi để xây dựng, lắp ghép các kết cấu kiến trúc

và lắp đặt thiết bị vào đúng vị trí theo đúng thiết kế dự toán đã được phê duyệt

Chi thiết bị: là các khoản chi để mua sắm thiết bị bao gồm các chi phí vậnchuyển, lưu kho bãi và chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường cũng như cácloại chi phí liên quan đến thuế và bảo hiểm thiết bị

Chi kiến thiết cơ bản khác: là các khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện cho quátrình xây dựng, lắp đặt và đưa công trình vào sử dụng như chi phí chuẩn bị đầu tư,khảo sát thiết kế, ban quản lý dự án, đền bù giải phóng mặt bằng…

1.1.3 Vai trò của chi đầu tư XDCB

Chi đầu tư XDCB trước hết có những vai trò chung của hoạt động đầu tư như:tác động đến tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và pháttriển kinh tế, tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước Ngoài ravới tính chất đặc thù của mình, đầu tư XDCB là điều kiện trước tiên và cần thiết chophát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và vớitừng cơ sở sản xuất, đó là: Chi đầu tư XDCB đảm bảo tính tương ứng giữa cơ sở vậtchất kỹ thuật và phương thức sản xuất Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sảnphẩm, yếu tố nhân lực, vốn và điều kiện về địa điểm… lại có đòi hỏi khác biệt vềmáy móc thiết bị, nhà xưởng Chi đầu tư XDCB là điều kiện phát triển các ngànhkinh tế và thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng, khi chi đầu tư XDCB được tăng cường,

cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch

vụ của ngành Phát triển và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tếquốc dân Như vậy, chi đầu tư XDCB đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triểncủa ngành kinh tế, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế Đây làđiều kiện tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước, tăng tíchluỹ đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp ứng

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, KT-XH.Như vậy chi đầu tư XDCB là hoạtđộng rất quan trọng, là một khâu trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó cóquyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ;góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước Đểlàm rõ thêm vấn đề này chúng ta có thể đi sâu phân tích thêm các vai trò của chi đầu

tư XDCB như sau:

Thứ nhất, chi đầu tư XDCB ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chi

đầu tư XDCB tác động đến sự mất cân đối của ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế.Tại nhiều nước trên thế giới, con đường tất yếu để phát triển nhanh tốc độ mongmuốn từ khoảng 10% GDP hàng năm thì phải tăng cường đầu tư tạo ra sự phát triểnnhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp

do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học để đạt đựơc tốc độ tăng trưởng từ5% đến 6 % là một điều khó khăn Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê: Trong 6tháng đầu năm 2015, ngành Công nghiệp và xây dựng của Việt Nam có tốc độ tăngtrưởng cao nhất 9,09% so với cùng kỳ năm trước; ngành dịch vụ cao thứ hai vớimức tăng 5,9%, trong khi đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng ở mức2,36% so với cùng kỳ năm trước Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang xu hướng pháttriển ngành công nghiệp và dịch vụ có sự ảnh hưởng lớn của chính sách đầu tư.Chẳng hạn như chúng ta đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông điện nướccủa một khu công nghiệp nào đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế,

sẽ đầu tư mạnh hơn vì thế sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhanh hơn Dovậy các ngành, các địa phương trong nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dàihạn để phát triển ngành, vùng đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có

kế hoạch ngắn và trung hạn nhằm phát triển từng bước và điều chỉnh sự phù hợp vớimục tiêu đặt ra

Thứ hai, chi đầu tư XDCB tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế:

Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ phát triển kinh tế ở mứctrung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 20% so với GDP tuỳ thuộc vào hệ sốICOR của mỗi nước Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phục thuộc

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

vào vốn đầu tư ICOR phản ánh hiệu quả đầu tư, chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiềunhân tố như cơ cầu kinh tế, các chính sách KT-XH Ở các nước phát triển , ICORthường lớn (5-7) do thừa vốn thiếu lao động, do sử dụng công nghệ có giá trị cao,còn ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp (2-3) do thiếu vốn, thừa lao động, đểthay thế cho vốn sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.

Thứ ba, chi đầu tư XDCB tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của

đất nước: Có hai con đường để phát triển khoa học công nghệ, đó là tự nghiên cứuphát minh ra công nghệ, hoặc bằng việc chuyển giao công nghệ, muốn làm đượcđiều này, chúng ta phải có một khối lượng các sản phẩm đầu tư XDCB mới có thểphát triển khoa học công nghệ Với xu hướng quốc tế hoá đời sống như hiện nay,chúng ta nên tranh thủ hợp tác phát triển khoa học công nghệ với nước ngoài đểtăng tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước thông qua nhiều hình thức như hợptác nghiên cứu, khuyến khích đầu tư chuyển giao công nghệ Đồng thời tăng cườngkhả năng sáng tạo trong việc cải thiện công nghệ hiện có phù hợp với điều kiện củaViệt Nam

Thứ tư, chi đầu tư XDCB tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công ăn việc

làm cho người lao động: Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư

do ảnh hưởng của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổicủa đầu tư dù là tăng hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá

vỡ sự ổn định của nền kinh tế, chúng ta có thể thấy khi đầu tư tăng làm cho các yếu

tố liên quan tăng, tăng sản xuất của các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng caođời sống Mặt khác, đầu tư tăng cầu của các yếu tố đầu vào tăng, khi tăng đến mộtchừng mực nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát, nếu lạm phát mà lớn sẽ gây ratình trạng sản xuất trì trệ, thu nhập của người lao động thấp đi, thâm hụt ngân sáchtăng, kinh tế phát triển chậm lại Do vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nước phảiđưa ra những chính sách để khắc phục những nhược điểm trên Chi đầu tư XDCB

có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ đội ngũ laođộng, như chúng ta đã biết, trong khâu thực hiện đầu tư, thì số lao động phục vụ cầnrất nhiều đối với những dự án sản xuất kinh doanh thì sau khi đầu tư dự án đưa vào

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

vận hành phải cần không ít công nhân, cán bộ cho vận hành khi đó tay nghề củangười lao động nâng cao, đồng thời những cán bộ học hỏi được những kinh nghiệmtrong quản lý, đặc biệt khi có các dự án đầu tư nước ngoài.

1.2 QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 1.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi đầu tư XDCB

Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý chi NSNN và được vận dụngphù hợp với đặc điểm của đầu tư XDCB để xác lập các nguyên tắc quản lý chiNSNN về XDCB Theo đó chi NSNN về XDCB phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1.2.1.2 Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đầy đủ các tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt

Trình tự đầu tư và xây dựng là thứ tự các giai đoạn thời gian quá trình đầu tư

và xây dựng từng công trình Các dự án đầu tư không phân biệt quy mô và mức vốnđầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng gồm 03 giaiđoạn là chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khaithác sử dụng Các công việc trong giai đoạn thực hiện và kết thúc xây dựng đưacông trình vào khai thác sử dụng có thể thực hiện tuần tự hoặc theo từng thứ tự, xen

kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án đầu tư

Xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nguồn cung ứngvật tư và thiết bị,khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư, điềutra, khảo sát, và lựa họn địa điểm xây dựng, lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

tiền khả thi, báo cáo khả thi hoặc báo cáo đầu tư) thẩm định và phê duyệt dự án đầu

tư (quyết định đầu tư) của cấp có thẩm quyền

Nội dung công việc của giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: xin giao đất hoặcthuê đất; xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên nếu có; thựchiện đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi, chuẩn

bị mặt bằng xây dựng; khảo sát,thiết kế và lập dự án, kể cả thiết kế tổng dự toán, dựtoán công trình; chỉ định thầu hoặc đấu thầu và thương thảo, ký kết hợp đồng về xâylắp và mua sắm thiết bị; thi công xây lắp công trình, mua sắm máy móc thiết bị theohợp đồng; quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng; nghiệm thu

bộ phận hoặc hạng mục, công trình hoàn thành và thanh toán vốn đầu tư, quyết toán

và bàn giao đưa bộ phận hoặc hạng mục công trình hoàn thành vào vận hành Nộidung giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng bao gồm: Tổngnghiệm thu và bàn giao công trình; thực hiện kết thúc xây dựng công trình; vậnhành và hướng dẫn sử dụng công trình; bảo hành công trình; thẩm định và phêduyệt quyết toán công trình hoàn thành

1.2.1.3 Thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB đúng mục đích, đúng kế hoạch

Vốn đầu tư XDCB chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư XDCB theo kếhoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụng cho mục đíchkhác như dùng để trang trải nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị…cấp phát vốnđầu tư XDCB phải tuân thủ theo đúng kế hoạch vốn đã được duyệt cho từng côngtrình, tổng số vốn cấp phát thanh toán trong năm kế hoạch cho từng dự án đầu tư,không được vượt kế hoạch vốn năm của dự án được duyệt; không được điều chuyểnvốn từ công trình này sang công trình khác nếu không có quyết định của cấp cóthẩm quyền,đặc biệt là điều chuyển vốn từ công trình trung ương sang công trìnhđịa phương Khối lượng XDCB hoàn thành phải có trong kế hoạch XDCB năm mớiđược cấp phát vốn thanh toán Khối lượng XDCB vượt tiến bộ thuộc các công trình

có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng nếu cấp có thẩm quyền cân đốiđược nguồn vốn thì mới được cấp phát thanh toán

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi giáđược duyệt khối lượng XDCB được hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải làkhối lượng thực tế đã thực hiện, chất lượng đúng thiết kế,thực hiện đúng trình tựđầu tư và xây dựng, có trong kế hoạch XDCB năm và đã được nghiệm thu, bàn giaotheo đúng chế độ quy định của Nhà nước Mức vốn cấp phát thanh toán cho từngcông trình, hạng mục công trình, từng khối lượng XDCB hoàn thành nghiệm thuphải được xác định căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉđược cấp phát thanh toán trong phạm vi giá dự toán đã duyệt Trong trường hợp đấuthầu, thì mức vốn cấp phát thanh toán là giá trúng thầu hoặc giá được tính theo đơngiá trúng thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng về nguyên tắc giá trúngthầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu không được vượt dự toán đã đượcduyệt Các trường hợp vượt dự toán đòi hỏi chủ đầu tư phải lập dự toán bổ sung,giải thích và chỉ được cấp vốn thanh toán khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

1.2.2 Chu trình quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Ngân sách, Luật xây dựng,Luật đấu thầu; Các Nghị định về quản lý dự án đầu tư, quản lý về chi phí đầu tư xâydựng công trình; Các thông tư hướng dẫn của Bộ chuyên ngành quy định rõ quytrình quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói chung và ngân sách huyệnnói riêng Trên thực tế hiện nay, quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB được thực hiệngồm 03 khâu:

1.2.2.1 Lập dự toán chi đầu tư XDCB

1.2.2.1.1 Lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm

Về quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tưXDCB hàng năm của các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện theo quyđịnh của Luật NSNN, cụ thể:

- Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra:

Hàng năm, căn cứ vào Quyết định về định mức phân bổ dự toán NSNN chiđầu tư phát triển và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn, thôngbáo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT; các Bộ, cơ

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dựtoán ngân sách cho UBND cấp dưới và các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập kếhoạch vốn đầu tư XDCB.

- Lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch:

Chủ đầu tư các dự án căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án lập kếhoạch vốn đầu tư XDCB gửi cơ quan quản lý cấp trên Cơ quan Tài chính các cấp

có trách nhiệm tham mưu cho UBND các cấp xin ý kiến Thường trực HĐND cùngcấp, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các chủ đầu tư vào dự toán NSNN.Các Bộ tổng hợp, xem xét và lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tàichính.UBND tỉnh, thành phố lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốnđầu tư xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh trước khi gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính

Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốchội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư cho các Bộ và các tỉnh

- Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch:

Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ hoặc Chủ tịchUBND cấp trên giao, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ kế hoạchvốn đầu tư XDCB cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý

Về việc phân bổ vốn đầu tư XDCB của UBND các cấp phải trình HĐND cùngcấp quyết định Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kếhoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý Cơ quan tài chính, cơ quanKH&ĐT có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp trong phân bổ vốn đầu tưcho từng dự án do địa phương quản lý

Phân bổ vốn cho các dự án trong năm kế hoạch phải dựa trên nguyên tắc: đảmbảo các điều kiện của dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo quy định; khớpđúng với các chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; ưu tiên phân bổ vốn thanh toán

nợ đầu tư

Đối với các dư án địa phương quản lý, UBND các cấp gửi kế hoạch vốn đầu tư

về cơ quan tài chính cấp trên, cơ quan tài chính và KBNN cùng cấp để theo dõi,kiểm soát và thanh toán; đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

thực hiện Cơ quan tài chính thực hiện nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu

tư để trình UBND cùng cấp quyết định Căn cứ quyết định về kế hoạch vốn đầu tưcủa UBND cùng cấp, KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định

1.2.2.1.2 Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm

Các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốnđầu tư , thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm kết thúc chậm nhất là ngày31/12 của năm kế hoạch

Định kỳ, các Bộ, địa phương rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư củacác dự án trong năm Các Bộ, địa phương làm việc với KBNN để xác định số vốnthuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho từng dự án, số vốn còn thừa do không thựchiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn sốvốn KBNN đã thanh toán trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự áncho cơ quan tài chính Nếu sau khi điều chỉnh mà vẫn còn thừa vốn so với kế hoạchgiao thì số vốn thừa được điều chỉnh cho đơn vị khác theo quyết định của cấp cóthẩm quyền

1.2.2.2 Chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB

Chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB là việc cấp phát vốn đầu tư XDCB củaNSNN sau khi có phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB các cấp, bao gồm cấp pháttạm ứng, thu hồi tạm ứng và cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thànhnhằm mục đích trang trải các khoản chi phí đầu tư xây dựng các công trình thuộccác dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN

1.2.2.2.1 Cấp phát vốn tạm ứng

Để phục vụ việc cấp phát tạm ứng vốn đầu tư, ngoài tài liệu cơ sở của dự án theoquy định, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến KBNN hồ sơ gồm: Giấy đề nghị thanhtoán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền; Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu nếutrong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng

Căn cứ vào hợp đồng hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc đượcthực hiện không thông qua hợp đồng, kế hoạch vốn đầu tư năm và số tiền tạm ứngtheo đề nghị của chủ đầu tư, KBNN nhận đủ hồ sơ tạm ứng, kiểm soát, cấp phát vốntạm ứng cho dự án, thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

- Quy định về tạm ứng và thu hồi tạm ứng:

+ Đối với Hợp đồng thi công xây dựng: tạm ứng và mức vốn tạm ứng đối vớigói thầu thi công xây lắp có giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểubằng 20% giá trị hợp đồng; giá trị hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạmứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng; giá trị hợp đồng trên 50 tỷ đồng, mức tạmứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng

+ Đối với Hợp đồng mua sắm thiết bị: Tùy theo giá trị hợp đồng, mức tạm ứngvốn do nhà thầu và chủ đầu tư thảo thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợpđồng nhưng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng

+ Đối với Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng: Mứctạm ứng vốn để mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng Cáccông việc khác, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị công việc đó trong hợp đồng.+ Đối với Hợp đồng tư vấn: Mức vốn tạm ứng theo thỏa thuận trong hợp đồnggiữa chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng

+ Đối với giải phóng mặt bằng: Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong

kế hoạch giải phóng mặt bằng

+ Các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, mức vốn tạm ứng tối thiểubằng 50% giá trị hợp đồng hoặc dự toán hạng mục, công trình được duyệt

+ Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp: Đối với dự án có tổng mức vốn

từ 01 tỷ đồng trở lên, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn ứng được thực hiện như đốivới các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển; các dự án có tổng mức vốndưới 01 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 30% giá trị hợp đồng hoặc dự toánđược duyệt

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

1.2.2.2.3 Cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành

Cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành là khi có khối lượng XDCB củacông trình hoàn thành đã được nghiệm thu đủ điều kiện được cấp phát vốn thanh toán thìKBNN cấp phát thanh toán vốn cho công trình của chủ đầu tư Việc cấp phát vốn đầu tưXDCB của NSNN thanh toán khối lượng hoàn thành đối với dự án đầu tư được quy địnhtheo các Văn bản quy định hiện hành, cụ thể như sau:

- Xác định khối lượng hoàn thành và mức vốn cấp phát thanh toán:

+ Đối với giá hợp đồng trọn gói thì cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thànhthực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục côngtrình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng.Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, được cấp phát thanh toán toàn bộgiá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá nếu có

+ Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định thì việc cấp phát thanh toán khốilượng hoàn thành thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành, kể cảkhối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền nếu có, được nghiệm thu tronggiai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợpđồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệmthu, được cấp phát thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền đượcđiều chỉnh giá nếu có

+ Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh thì việc cấp phát thanh toán khốilượng hoàn thành thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành, kể cảkhối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền nếu có, được nghiệm thu tronggiai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng Trườnghợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụngđơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanhtoán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng Sau khi hoànthành hợp đồng và được nghiệm thu, được cấp phát thanh toán toàn bộ giá hợp đồng

đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá nếu có

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

+ Đối với giá hợp đồng kết hợp thì việc cấp phát thanh toán khối lượng hoànthành thực hiện theo giá hợp đồng áp dụng cho các loại công việc trong hợp đồnggiữa chủ đầu tư và nhà thầu Từng loại công việc của công trình hoặc gói thầu tronghợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu áp dụng theo giá hợp đồng nào thì cấp phátthanh toán khối lượng hoàn thành theo giá hợp đồng đó.

+ Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồngKhối lượng công việc phát sinh từ 20% trở xuống so với khối lượng công việctương ứng trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việcphát sinh được thanh toán theo đơn giá đã ghi trong hợp đồng

Khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng công việctương ứng trong hợp đồng hoặc chưa có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng côngviệc phát sinh được thanh toán theo đơn giá do chủ đầu tư phê duyệt

Khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định hợp đồng ápdụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung được lập dự toán, chủđầu tư và nhà thầu thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh

+ Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng thì việc thanh toán phảiphù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở báo cáo khối lượng công việc hoànthành và dự toán được duyệt cho từng công việc

- Cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành:

Để phục vụ cho công tác thanh toán khối lượng hoàn thành vốn đầu tư XDCBsau khi được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán tronghợp đồng, Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi KBNN

Căn cứ vào hợp đồng hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc đượcthực hiện không thông qua hợp đồng, số tiền được thanh toán theo đề nghị của chủđầu tư, sau khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, KBNN kiểm soát, cấp vốncho dự án, đồng thời thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứngtheo quy định

KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc thanh toán, kiểm soát

và chấp nhận sau cho từng lần thanh toán; kiểm soát và chấp nhận trước, thanh toán

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

sau đối với lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng Chủ đầu tư tự chịutrách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơngiá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình.

1.2.2.3 Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Các công trình đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyếttoán vốn đầu tư khi kết thúc năm kế hoạch hoặc khi công trình, hạng mục côngtrình, dự án đầu tư hoàn thành để từ đó xác định được số vốn đầu tư cấp phát trongnăm hoặc số vốn đầu tư cấp phát cho hạng mục, công trình, dự án kể từ khi khởicông đến khi hoàn thành Thông qua quá trình quyết toán vốn đầu tư XDCB củaNSNN để đánh giá được kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăngcường công tác quản lý đầu tư và xây dựng

1.2.2.3.1 Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tưcho từng dự án về số thanh toán trong năm và lũy kế số thanh toán từ khởi công đếnhết niên độ NSNN gửi KBNN khi kết thúc năm kế hoạch KBNN kiểm tra đốichiếu, xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và lũy kế từ khởi công đến hết niên

độ NSNN cho từng dự án do chủ đầu tư lập Đồng thời, chủ đầu tư phải báo cáothực hiện vốn đầu tư trong năm của từng dự án gửi cấp quyết định đầu tư, KBNN,

cơ quan tài chính đồng cấp (đối với dư án địa phương quản lý)

Căn cứ báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của các chủ đầu tư, các Bộ,UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp lập báo cáo thực hiện vốn đầu

tư của các dự án trong năm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT,

Bộ Xây dựng Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm phải phân tích đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn tồn tại, kiếnnghị các giải pháp giải quyết và phải phản ánh được các nội dung như sau:

- Đối với báo cáo của chủ đầu tư phải phản ánh tình hình thực hiện và thanhtoán vốn đầu tư của dự án với các chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm; giá trị khốilượng thực hiện và giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu trong năm và lũy kế

từ khởi công; số vốn thanh toán trong năm và lũy kế từ khởi công về tổng số và tạm

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

ứng; giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện cấp phát vốn thanh toán chưa đượcthanh toán; chi tiết theo vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện đầutư; chi tiết theo thành phần vốn.

- Đối với báo cáo của các Bộ, UBND cấp tỉnh phải phản ánh tình hình thựchiện, thanh toán vốn đầu tư các dự án với các chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm; giátrị khối lượng thực hiện và giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu trong năm

và lũy kế từ khởi công; số vốn thanh toán trong năm và lũy kế từ khởi công về tổng

số và tạm ứng; giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện cấp phát vốn thanh toánchưa được thanh toán; chi tiết nguồn vốn XDCB tập trung theo vốn quy hoạch, vốnchuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện dự án, dự án nhóm A chi tiết theo từng dự án, dự ánnhóm B, dự án nhóm C và nguồn vốn để lại theo nghị quyết của Quốc hội; trongmỗi loại dự án nhóm A, B, C thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung chia ra hoànthành, chuyển tiếp và khởi công mới

1.2.2.3.2 Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Khi công trình XDCB hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáoquyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cơ quan cấptrên trực tiếp của chủ đầu tư nếu có và KBNN

Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đánh giá được kết quả của quá trình đầu tư,xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; xácđịnh rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan tài chính, KBNN, các cơquan nhà nước có liên quan; thông qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoànthiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu

tư của NSNN

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trongquá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng được giới hạn trong tổngmức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh nếu có Chi phíhợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt

kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với cácquy định của pháp luật

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

Quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu

tư đã thực hiện; các nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giátrị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: TSCĐ,tài sản lưu động; đồng thời phản ánh đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra

và phê duyệt theo quy định

Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình, tùy theo quy mô, tính chất vàthời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể quyết toán vốn đầu tư XDCB chotừng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục côngtrình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của ngườiquyết định đầu tư Giá trị đề nghị quyết toán của từng hạng mục công trình bao gồmchi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn và các khoản chi phí khác liên quantrực tiếp đến hạng mục đó Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư tổng quyếttoán toàn bộ dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt và phân bổ chi phí chung của dự

án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án

- Hồ sơ trình duyệt quyết toán:

+ Các văn bản pháp lý có liên quan;

+ Các Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa Chủ đầu tưvới các Nhà thầu thực hiện dự án (bản gốc hoặc bản sao)

+ Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi côngxây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành

dự án, công trình hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao).+ Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B (bản gốc)

+ Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc);kèm văn bản của Chủ đầu tư về kết quả kiểm toán, nội dung thống nhất, nội dungkhông thống nhất, kiến nghị

+ Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan:Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấphành các báo cáo trên của Chủ đầu tư

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

Trong quá trình thẩm tra, Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quanthẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra, quyết toán: Hồ sơ hoàn công, nhật

ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung và các hồ sơ, chứng từthanh toán có liên quan

- Thẩm quyền phê duyệt, cơ quan thẩm tra quyết toán+ Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư đốivới dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh đầu tư;

Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư quyết định đơn vị chứcnăng trực thuộc chủ trì tổ chức thẩm tra đối với dự án trung ương quản lý; Sở Tàichính chủ trì tổ chức thẩm tra đối với dự án địa phương do tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương quản lý; Phòng TC-KH chủ trì tổ chức thẩm tra đối với dự án cấpquận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý;

Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao chođơn vị chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra Trường hợp cần thiết, người cóthẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ tư vấn thực hiện việc thẩm tratrước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư Thành phần tổ tư vấn thẩm tra gồm thànhviên của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng có liên quan

- Nội dung thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thànhThứ nhất, đối với dự án đã kiểm toán quyết toán, trên cơ sở báo cáo kết quảkiểm toán dự án hoàn thành; việc thẩm tra bao gồm:

+ Thẩm tra tính tuân thủ chuẩn mức kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tưhoàn thành và các nội dung cụ thể của báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành.Trường hợp nhà thầu kiểm toán chưa đảm bảo yêu cầu so với quy định, cơ quanthẩm tra có quyền yêu cầu nhà thầu kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung

+ Thẩm tra việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, những căn cứ pháp lý

mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án

+ Xem xét kiến nghị, những nội dung còn khác nhau giữa báo cáo quyết toán

và báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành của nhà thầu kiểm toán

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

+ Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ýkiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước nếu có.Thứ hai, đối với dự án không kiểm toán quyết toán, cơ quan thẩm tra thực hiệnthẩm tra và lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo trình tự

và nội dung sau:

+ Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành: Thẩm tra hồ sơ pháp lý;Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án; Thẩm tra chi phí đầu tư; Thẩm tra chi phí đầu tưthiệt hại không tính vào giá trị tài sản; Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng; Xem xét việc chấp hành của chủđầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra,Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có); Nhận xét đánh giá, kiến nghị

+ Dự án quy hoạch hoàn thành và chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án bị hủy

bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Thẩm tra hồ sơ pháp lý; Thẩm tra nguồnvốn đầu tư thực hiện; Thẩm tra chi phí đầu tư thực hiện chi tiết từng khoản chi phíphát sinh so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước;Thẩm tra tình hình công nợ của dự án; Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản hình thànhqua đầu tư (nếu có)

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN

NSNN chi đầu tư XDCB là hoạt động kinh tế có liên quan đến nhiều đơn vị,

cá nhân cũng như các ngành, các cấp trong xã hội Do vậy, quản lý chi NSNN chođầu tư XDCB cũng bị tác động của nhiều nhân tố với phạm vi và mức độ khácnhau Trong các nhân tố ảnh hưởng đó có thể chia thành 02 nhóm gồm nhân tốkhách quan và nhân tố chủ quan, cụ thể:

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan có ảnh hưởng lớn đến quản lý chi NSNN cho đầu tưXDCB bao gồm: năng lực lãnh đạo quản lý tại các cơ quan trong bộ máy quản lýchi ngân sách, tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cũng nhưquy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý của địa phương cấp huyện

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

- Năng lực lãnh đạo quản lý bộ máy chi NSNN cho đầu tư XDCB được thể hiệnqua: năng lực đề ra các chiến lược thực hiện; đưa ra được các kế hoạch triển khai cáccông việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phânđịnh rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các

bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB Năng lực quản lý của ngườilãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động chi ngân sách nói chung và chiđầu tư XDCB nói riêng Nếu năng lực lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức bố trí không hợpvới thực tế thì việc quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB sẽ không hiệu quả, dễ gây thấtthoát, lãng phí trong lĩnh vực này và ngược lại

Bên cạnh việc năng lực lãnh đạo yếu thì còn có một số bộ phận lãnh đạo còn

có bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, quan liêu, coi thường phápluật, thậm chí xem các quy định, thủ tục hạn chế quyền lực của bản thân mình Đây

có thể được xem như là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còngây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng… trong công tác quản lýchi NSNN nói chung và chi ngân sách cấp huyện cho đầu tư XDCB

- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quảnlý là yếu tố quyết định hiệuquả chi NSNN cho đầu tư XDCB Cán bộ quản lý nếu có năng lực chuyên môn caođược thể hiện ở năng lực phân tích, xử lý các thông tin được cung cấp và giám sáttheo các quy định hiện hành sẽ giảm được sai lệch trong cung cấp thông tin của đốitượng sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB Ngược lại, nếu năng lực trong côngviệc kém sẽ gây thất thoát lãng phí trong hoạt động chi ngân sách, thậm chí còn làmviệc chi ngân sách cho đầu tư XDCB đi ngược lại với chủ trương cũng như hiệu quả

kỳ vọng Bên cạnh năng lực và trình độ chuyên môn thì một số cán bộ quản lý cònbộc lộ yếu kém về phẩm chất đạo đức như gian lận, không minh bạch, thích việcthực hiện bằng cơ chế xin cho, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm cá nhân… ảnhhưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB

- Quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn, tổ chức bộ máy chi NSNN ở địaphương: có thể nói hoạt động quản lý chi NSNN nói chung và ngân sách cấp huyệnnói tiêng cho lĩnh vực đầu tư XDCB được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp

vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý Tổ chức bộ máy và quy trìnhquản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng

bộ phần trong quá trình thực hiện từ lập và giao kế hoạch vốn đến kiểm soát, thanhtoán vốn, và cuối cùng là quyết toán vốn đầu tư xây dựng có tác động rất lớn đếnquản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng caochất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm rủi ro trong quản lý Quy trình quản

lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng caochất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB,giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chiNSNN cho đầu tư XDCB

- Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã thực sựchứng tỏ được vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi sự vận động xung quanhchúng ta Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trongcông tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thờigian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất vềmặt số liệu, dữ liệu tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ mộtcách hiệu quả hơn Chính về thế mà công nghệ thông tin là một trong những nhân tốảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB

1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố khách quan có thể được liệt kê như các quy định về quản lý đầu

tư XDCB, quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, các cơ chế chính sách, môi trường

tự nhiên, KT-XH, nguồn lực ngân sách, cụ thể:

- Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật là một

bộ phần không thể thiếu trong việc quản lý nhà nước ở tất cả cấp nói chung và quản

lý chi ngân sách cấp huyện nói riêng Để có thể hướng tới một Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, điều đó đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật và bảo vệ phápluật tiên tiến Trong Nhà nước đó đầu tiên ý thức pháp luật của người dân trong xãhội phải được đề cao và đạt đến trình độ giáo dục pháp luật cao Hệ thống pháp luật

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạtđộng theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệuquả đòi hỏi phải rất đầy đủ, đồng bộ và chuẩn tắc Hệ thống pháp luật về chi ngânsách cho đầu tư XDCB bản gồm có: Luật NSNN năm 2015, Luật Đầu tư công, LuậtXây dựng sửa đổi, Luật đấu thầu… Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hànhmột số điều Luật đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tưcông trung hạn và hằng năm, Nghị định của Chính phủ về quản lý, giám sát dự ánđầu tư và xây dựng công trình, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lýchi phí đầu tư xây dựng… Thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý thanhtoán vốn đầu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, hướng dẫn

về quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành các hạng mục công trình XDCB.Như vậy, môi trường pháp lý là nhân tố ảnh hướng rất lớn đến quản lý chiNSNN cho đầu tư XDCB Trong thực tế, định mức chi tiêu của cấp huyện là mộttrong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soátchi tiêu, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điềuhành các cấp Việc ban hành các định mức chi ngân sách một cách khoa học, cụ thể,kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN cho lĩnh vực đầu

tư XDCB được chặt chẽ và hiệu quả hơn Bên cạnh đó, sự phân định trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan trong việc quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB cũngảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi Chỉ trên cơ sở phân côngtrách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan sẽ là điều kiện công tác quản lýngân sách đạt hiệu quả và không bị lãng phí các nguồn lực xã hội Sự phân địnhtrách nhiệm quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơquan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyềnhạn của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôichảy, dựa trên nguyên tác rõ ràng, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng quản

lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB

- Việc sử dụng ngân sách cho những nhiệm vụ chi của cơ quan, chính quyền

có những yêu cầu cụ thể, chỉ được thực hiện khi quá trình sử dụng ngân sách bắt

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

đầu triển khai Điều kiện đầu tiên để đảm bảo chương trình công tác được thực thiviệc sử dụng là nguồn vốn NSNN được cấp Tùy theo từng mục tiêu phát triển KT-

XH đề ra, với những tính toán về mặt kỹ thuật, theo những căn cứ khoa học, nhucầu mà cần có một lượng vốn ngân sách nhất định Với tư cách là một chủ thể, Nhànước nói chung và các Bộ, địa phương nói riêng xem xét khả năng nguồn vốn ngânsách đề cấp phát, nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đề ra

Trong trường hợp nền kinh tế phát triển kém hoặc bước vào giai đoạn khủnghoảng làm cho tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế thấp, thu nhập bình quân đầu ngườithấp là những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, làm cho thu ngân sáchkhông đảm bảo dẫn đến việc chi ngân sách trong trạng thái bị động, từ đó dẫn đếnviệc phải điều chỉnh phân phối nguồn vốn ngân sách cấp huyện ảnh hưởng đến việcthực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH theo kế hoạch đã đề ra bị đảo lộn Mặt khác,việc nguồn vốn ngân sách cấp huyện không đảm bảo còn dẫn đến viêc chi tiêu khôngnhất quán, thiếu công khai…Có thể nói việc quản lý chi đầu tư XDCB của ngân sáchcấp huyện chịu ảnh hưởng rất lớn từ khả năng về nguồn lực ngân sách

- Chi NSNN chịu sự ảnh hưởng lớn từ môi trường tự nhiên, môi trường XH: Với nền kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ Ngược lại khinền kinh tế không ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm, Nhà nước thắt chặt tíndụng để kiềm chế lạm phát, các dự án cấp huyện cũng sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốnđầu tư, số lượng dành cho chi đầu tư XDCB vì thế sẽ bị giảm đi Bên cạnh đó cácsản phẩm của XDCB chịu tác động rất lớn của địa hình, địa chất, thời tiết, khíhậu… của từng địa phương khác nhau để đầu tư xây dựng công trình Mục đích củađầu tư và các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn của nơi đầu tư xây dựng côngtrình quyết định đến quy hoạch, quy mô, kiến trúc và kết cấu, khối lượng, quychuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công, dự toán chi phí đầu tư của từng hạngmục công trình Đặc điểm này đòi hỏi việc quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phảigắn với từng hạng mục công trình, công trình xây dựng để đảm bảo quản lý chặt chẽ

KT-về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư Đặc điểm này đòi hỏi trong quản lý chiNSNN cho đầu tư XDCB phải có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 20/06/2018, 13:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2002), Hướng dẫn thực hiện luật NSNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội Khác
2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011, hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Ngân sách Khác
3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010, quy định việc quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm Khác
4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011,quy định quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN Khác
5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 176/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dư án đầu tư xây dựng Khác
6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng Khác
7. Bộ Xây dựng (2009), Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009, công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, chi phí cho việc lập dự án và thiết kế công trình xây dựng Khác
8. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013, Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình Khác
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003,quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN Khác
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013, quyĐại học kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w