Thực tiễn xét xử các vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi những năm gầnđây 2012-2017 theo quy định của BLTTHS năm 2003 mặc dù đã đạt được những kếtquả nhất định, tuy nhiên còn có những
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ BÍCH HẰNG
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHAN THỊ THANH MAI
HÀ NỘI - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trongLuận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong các công trình khác
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC
TIỄN XÉT X Ử SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI V ỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
29
2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về xét xử sơ thẩm vụán
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật Việt Nam đã có quy định thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi(trong BLTTHS năm 2003 quy định là người chưa thành niên) Các quy định này đãđược tiếp tục hoàn thiện trong BLTTHS năm 2015 Các quy định về thủ tục xét xử sơthẩm đối với người dưới 18 tuổi về cơ bản là đầy đủ, cụ thể, tuy nhiên vẫn cần phảinghiên cứu để hiểu rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, thống nhất trongnhận thức cũng như trong thực tiễn thi hành pháp luật
Thực tiễn xét xử các vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi những năm gầnđây 2012-2017 theo quy định của BLTTHS năm 2003 mặc dù đã đạt được những kếtquả nhất định, tuy nhiên còn có những hạn chế, vướng mắc như: Tình trạng vi phạmthủ tục tố tụng vẫn còn xảy ra, bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện hợppháp của họ không mời luật sư bào chữa nhưng các cơ quan THTT không chỉ địnhluật sư bào chữa là chưa bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo; trình độ củamột số Thẩm phán chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; sự đánh giá, nhìnnhận đối với lứa tuổi là người dưới 18 tuổi phạm tội theo nhiều chiều khác nhau dẫnđến đường lối xử lý chưa thống nhất còn mang nặng tính răn đe vì vậy tác dụng giáodục, phòng ngừa không cao chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống đốivới loại tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện và xu thế hội nhập quốc tế Nhữngvướng mắc về mặt pháp luật về cơ bản đã được khắc phục trong BLTTHS năm 2015,tuy nhiên còn có những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác cần được nghiêncứu, làm rõ để có biện pháp khắc phục
Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, các nghiên cứu đãlàm rõ rất nhiều những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn về thủ tục xét xử đối vớingười dưới 18 tuổi Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi BLTTTHS năm 2015(sửa đổi, bổ sung 2017) với những quy định mới về TTXX người dưới 18 tuổi phạmtội, bắt đầu có hiệu lực thi hành (kể từ ngày 01.01.2018) thì việc nghiên cứu vấn đềnày để hiểu rõ quy định của BLTTHS năm 2015, đề xuất những giải pháp cần thiết
để triển khai thực hiện Bộ luật và những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện các quy
5
Trang 6định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi là rất cầnthiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Vì vậy, học viên chọn đề tài "Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngay sau khi giành độc lập Đảng và Nhà nước ta đã hướng tới xây dựng Nhànước của dân, do dân và vì dân Trong đó luôn nêu cao yêu cầu trong việc đảm bảoquyền con người, ngay cả đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội và đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền con người đối với người dưới
18 tuổi phạm tội lại càng được quan tâm, chỉ đạo khi tiến hành TTHS nói chung vàtiến hành xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội nóiriêng; với yêu cầu ngoài việc quyết định hình phạt đối với họ, Tòa án còn phải thựchiện việc giáo dục họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần,tạo điều kiện giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống bình thường Chính vì vậy trong côngtác xét xử án hình sự, việc xét xử các VAHS mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi,
là một trong những nội dung quan trọng Nên ngay từ những đầu thế kỷ 21 đã có một
số ít những nhà khoa học lựa chọn đề tài nghiên cứu về công tác xét xử người dưới
18 tuổi phạm tội, có thể kể đến một số đề tài khoa học cụ thể như sau:
- Luận án Tiến sỹ luật học: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Trần Hưng
Bình, Học viện khoa học xã hội, năm 2013 [2] Ở luận án này, học viên nhân thấy tácgiả đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị có giá trị thực tiễn cao nhằm hoàn thiện thểchế, thiết chế (các cơ quan tiến hành tố tụng) cũng như các thiết chế gia đình - xã hộiđối với người chưa thành niên
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người
chưa thành niên: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của tác giả Nguyễn Thu
Huyền, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2007 [26] Ở luận văn này, học viênnhận thấy tác giả đã nghiên cứu và nêu ra các quy định pháp của pháp luật về trình tựthủ tục xét xử VAHS đối với người chưa thành niên, tác giả đã trình bày thực tiễn áp
6
Trang 7dụng pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết vụ án mà bị cáo là người chưa thànhniên trên phạm vi cả nước; nêu ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và tìm ranhững phương hướng để giải quyết sao cho phù hợp trong quá trình áp dụng phápluật tố tụng đối với người chưa thành niên.
- Luận văn Thạc sĩ luật học: “Hiệu quả phòng ngừa người chưa thành niên
phạm tội ở tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Phạm Quang Hùng, Viện Nhà nước và pháp
luật, Học Viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2010 [24] Ở luậnvăn này, học viên nhận thấy tác giả đã dùng lý luận về nhà nước và pháp luật để nêu
và phân tích về khái niệm người chưa thành niên phạm tội, các tiêu chí đánh giá vàcác điều kiện bảo đảm hiệu quả phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội; tác giả
đã khái quát chung về sơ lược lịch sử và kinh nghiệm phòng ngừa người chưa thànhniên phạm tội ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành
niên theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam ”, của tác giả Đỗ Xuân Hồng, Khoa luật,
Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014 [23] Ở luận văn này, học viên nhận thấy tác giả
đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnviệc xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên; đưa ra những giải pháp gópphần hoàn thiện những quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niêntrong dự thảo BLTTHS mới (2015)
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của người chưa
thành niên phạm tôi, từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Trần Thị Tuyết
Nhung, Viện hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm
2016 [36] Ở luận văn này, học viên nhận thấy tác giả nêu và phân tích về khái niệmngười chưa thành niên; những vấn đề chung về xét xử sơ thẩm VAHS đối với ngườichưa thành niên phạm tội; liên hệ với thực tiễn xét xử sơ thẩm án hình sự người chưathành niên phạm tội và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt các quy định củapháp luật về xét xử người chưa thành niên phạm tội ở địa phương thành phố ĐàNẵng
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị
cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ thực tiễn
7
Trang 8thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Phạm Hồng Khải, Viện hàn lâm, Khoa học xã
hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017 [29] Ở luận văn này, học viênnhận thấy tác giả trình bày lý luận và khái quát về lịch sử phát triển của pháp luật vềthủ tục xét xử người dưới 18 tuổi, nêu nên thực trạng và đưa ra một số giải phápnhằm thực tốt thủ tục xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi ởđịa phương thành phố Hồ Chí Minh
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị
cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Bùi Thị Dung, Viện hàn lâm, Khoa học xã hội Việt
Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017 [15] Ở luận văn này, học viên nhân thấytác giả nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của thủ tục xét xửngười dưới 18 tuổi phạm tội; tác giả luận vặn đã chỉ ra những điểm khác biệt giữathủ tục xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội với thủ tục xét xử khác; nêu khái quát vềlịch sử phát triển của pháp luật về thủ tục xét xử người dưới 18 tuổi, nêu nên thựctrạng và đưa ra một số giải pháp nhằm thực tốt thủ tục xét xử sơ thẩm VAHS đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi ở địa phương thành phố Đà Nẵng
Học viên nhận thấy tất cả các công trình nghiên cứu và đề tài khoa học nêutrên đều là những công trình có giá trị về mặt lý luận khoa học và thực tiễn, tuynhiên, nội dung các đề tài chỉ hướng đến việc phân tích, nghiên cứu những vấn đề lýluận chung về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên và người dưới 18 tuổithực hiện hoặc là đề cập đến quá trình giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên và người dưới 18 tuổi phạm tội trong cả các giai đoạn điều tra, truy
tố, xét xử cho đến thi hành án trong một phạm vi khoảng thời gian nhất định hoặc là
có đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm của toà án cấp huyện đốivới mọi đối tượng phạm tội đề cập đến những vấn đề liên quan đến xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của người chưa thành niên phạm tội và người dưới 18 tuổi Vì vậy,theo đánh giá của học viên, mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đếnngười dưới 18 tuổi phạm tội Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa họcnào nghiên cứu độc lập toàn diện về công tác xét xử sơ thẩm vụ hình sự đối với bị
8
Trang 9cáo là người dưới 18 tuổi trên phạm vi toàn quốc trên cơ sở đối chiếu BLHS năm
1999 và BLHS năm 2015, BLTTHS 2003 và BLTTHS năm 2015
Để nghiên cứu và thực hiện Luận văn “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo
là người dưới 18 tuổi”, học viên đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả của các
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên đây
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu về lí luận cũng như thực tiễn xét xử sơ thẩm VAHS đốivới bị cáo là người dưới 18 tuổi, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện vàbảo đảm thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2015 về xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về việc xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; xây dựng khái niệm xét xử sơ thẩm VAHS
mà bị cáo là người dưới 18 tuổi ở góc độ là thủ tục tố tụng, ý nghĩa của thủ tục xét
xử sơ thẩm VAHS mà bị cáo là người dưới 18 tuổi
- Phân tích, đánh giá các quy định của BLTTHS năm 2015 về xét xử sơ thẩmVAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi; so sánh các quy định này với quy địnhcủa BLTTHS năm 2003 để thấy được những điểm mới;
- Phân tích làm rõ thực tiễn xét xử VAHS mà bị cáo là người dưới 18 trongthời gian 5 năm (từ 2012 - 2017) Tập trung xác định những hạn chế, vướng mắc, tìm
ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn xét xử sơ thẩm VAHSđối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung BLTTHS về xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo
là người dưới 18 tuổi và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật khác cóliên quan; đồng thời đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện quy định pháp luật vềxét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi như giải thích, hướng dẫn phápluật, nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; kiện toàn bộ máyTAND và một số giải pháp khác
9
Trang 104 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xét xử sơ thẩm VAHS đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi và thực tiễn xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo làngười dưới 18 tuổi ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về lí luận, luận văn nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của xét xử sơthẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi; khái niệm và ý nghĩa của xét xử sơthẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
- Về pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về thủ tục tốtụng đặc biệt trong việc Xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổitrong BLTTHS năm 2015, so sánh với BLTTHS năm 2003
- Về thực tiễn thi hành, do BLTTHS năm 2015 chưa có thực tiễn thi hành,nên luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 trong 05 năm (2012-2017) trên phạm vi cả nước Việc nghiên cứu này vẫn có ý nghĩa khi xác định trong
số những nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc về mặt PL có nguyên nhân nào còntồn tại chưa được BLTTHS năm 2015 khắc phục, trên cơ sở đó tiếp tục đề xuất hoànthiện pháp luật Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 vẫngiúp chúng ta xác định được những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác dẫn đếnnhững hạn chế, vướng mắc trong việc xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo là ngườidưới 18 tuổi, để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục Luận văn chỉ nghiên cứu thựctiễn xét xử sơ thẩm VAHS đối với người dưới 18 tuổi của TAND, không nghiên cứuthực tiễn xét xử sơ thẩm VAHS đối với người dưới 18 tuổi của Tòa án quân sự (về lýthuyết, Tòa án quân sự vẫn có quyền xét xử người dưới 18 tuổi trong trường hợpnhập vụ án hoặc gây thiệt hại cho quân đội hoặc liên quan đến bộ máy quân sự )
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng,Chủ nghĩa Duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng SảnViệt Nam về nhà nước và pháp luật và quyền con người, quyền công dân; nhất là các
10
Trang 11quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đến năm 2020 và hệ thống cácquan điểm của Đảng, Nhà nước xử lý người dưới 18 tuổi phạm pháp hình sự nóichung và xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết khi nghiêncứu những vấn đề lí luận; sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, vàphương pháp phân tích và tổng hợp khi nghiên cứu các quy định của pháp luật ViệtNam và một số nước; áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp thực tiễn, phươngpháp chuyên gia, phương pháp lựa chọn điển hình khi nghiên cứu thực tiễn xét xử sơthẩm VAHS đối với bị cáo là người người dưới 18 tuổi; luận văn sử dụng phươngpháp lí luận kết hợp với thực tiễn và phương pháp loogic để đưa ra giải pháp hoànthiện bảo đảm thực hiện quy định của BLTTHS năm 2015 về xét xử sơ thẩm VAHS
mà bị cáo là người dưới 18 tuổi
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Về ý nghĩa lý luận
Luận văn khái quát những vấn đề lý luận về những qui định của pháp luật,chính sách của Đảng và Nhà nước trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với người dưới 18tuổi phạm tội trong TTHS Việt Nam; đồng thời góp phần hoàn thiện phong phú hơn
về mặt lý luận và hoàn thiện pháp luật trong việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đốivới bị cáo là người dưới 18 tuổi
11
Trang 12- Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dànhcho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảngdạy pháp luật Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị nhữngkiến thức chuyên sâu cho kiểm sát viên và thẩm phán đang công tác tại Viện kiểm sát
và Tòa án trong quá trình thụ lý giải quyết VAHS đối với bị cáo là người dưới 18tuổi phạm tội được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 10 tiết
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về xét xử sơ thẩm án hình sự đối với bị cáo
là người dưới 18 tuổi
Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về xét xử sơ thẩm
án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi và thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về xét xử sơ thẩm án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
12
Trang 13Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
1.1 Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới
18 tuổi
1.1.1 Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử là từ Hán Việt, được hiểu là sự xem xét và phân xử của cơ quan Nhànước có thẩm quyền (Toà án) Theo Từ điển Tiếng Việt thì “xét xử” là việc “xét tộilỗi rồi phân xử” Như vậy, ý nghĩa của xét xử chính là việc một “người” nào đó đóngvai trò chủ thể tiến hành xem xét sự việc, phân định phải trái rồi phán quyết [61]
Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Quyền tư pháp được thực hiện thông qua hoạt động bảo vệpháp luật, xử lý vi phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp; trong đó, theo tinh thầncủa Hiến pháp năm 2013, Tòa án được xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp,theo nghĩa chức năng xét xử của Tòa án có tính quyết định trong thực hiện quyền tưpháp, còn hoạt động tư pháp của các cơ quan khác chỉ là nhằm thực hiện quyền tưpháp
Nói cách khác, xét xử là chức năng được pháp luật giao duy nhất cho Toà án,Tòa án nhân danh Nhà nước tiến hành việc xét xử Theo quy định tại Điều 102 Hiếnpháp năm 2013:
1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp
2 Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luậtđịnh
3 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, [45]
Trang 14Để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 1 Luật tổ chứcTAND năm 2014 cũng quy định "Tòa án Nhân dân Tối cao, các Tòa án Nhân dân địaphương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xửcủa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Các Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân
sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việckhác theo quy định của pháp luật” Còn tại Điều 9 BLTTHS năm 2003 quy định:
“Không ai bị coi là có tội và phải chỉ hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật”
Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của trường Đại họcQuốc gia Hà Nội thì giai đoạn tố tụng hình sự được hiểu: Là bước của quá trình tốtụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự củatừng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụthể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình
sự một cách công minh, khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cốpháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân[18]
Việc xét xử của Tòa án được thực hiện không chỉ đối với VAHS mà còn xét xửcác vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại, hànhchính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật Đối tượng xét xử làyếu tố để phân định sự khác nhau giữa xét xử VAHS với xét xử các loại án khác Đốitượng xét xử của VAHS là tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội Việc Tòa
án tiến hành các thủ tục xét xử VAHS được gọi chung là hoạt động xét xử hình sự.Theo các quy định trên, thì xét xử là một hoạt động đặc thù của Nhà nước, làchức năng được Nhà nước giao cho một chủ thể duy nhất thực hiện đó là Tòa án.Việc tuyên bố một người là có tội và phải chịu hình phạt nhất thiết phải được thựchiện thông qua hoạt động xét xử và quyết định bằng một bản án Như vậy, xét xử làhoạt động của Tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét và ra phán quyết đối với các
Trang 15vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hànhchính.
Việc xét xử phải được tiến hành tuân thủ các trình tự thủ tục (như thụ lý hồ sơ,nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử, xét xử tại phiên tòa) theo quy định của pháp luật.Hoạt động xét xử VAHS tại phiên tòa bắt buộc phải tiến hành thông qua các thủ tụcbắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án, tuyên án và phải tuân thủ các nguyêntắc: Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Tòa ánxét xử công khai, trực tiếp, bằng lời nói và liên tục; Tòa án xét xử tập thể và quyếtđịnh theo đa số; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; Thông qua các thủtục tố tụng do pháp luật luật quy định, căn cứ vào các quy định của pháp luật nộidung (luật hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, ), Tòa án (HĐXX) nhân danh Nhànước ra bản án để phán xét một hành vi nào đó là tội phạm và áp dụng hình phạt đốivới người phạm tội; phán quyết về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi;xác định tính có căn cứ hay không đối với các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể,
Xét về bản chất thì hoạt động xét xử của Tòa án theo chức năng Hiến địnhchính là hoạt động áp dụng pháp luật Xét xử được hiểu là một quá trình áp dụngpháp luật của Tòa án nhân danh Nhà nước nhằm xem xét và ra phán quyết về các vụ
án Để đảm bảo cho việc xét xử được khách quan, công bằng, nghiêm minh và đúngpháp luật, theo quy định của pháp luật hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hànhtheo các thủ tục: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Theo nguyên tắcthực hiện chế độ hai cấp xét xử, bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bịkháng cáo, kháng nghị theo t nh tự phúc thẩm Bản án, quyết định sơ thẩm không bịkháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định th có hiệu lực pháp luật nhưng nếu cókháng cáo, kháng nghị hợp pháp th vụ án phải được xét xử phúc thẩm
Như vậy, xét xử h nh sự sơ thẩm là cấp thủ tục xét xử l n đ u do T a án có thẩm quyền tiến hành đối với vụ án h nh sự nhằm xử lý tội phạm nghiêm minh và giải quyết tất cả các vấn đề về trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi phạm tội Đây
Trang 16cũng là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự và được bắt đầu từ thờiđiểm Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi Tòa án ra bản án hình sự sơ thẩm kếttội bị cáo hoặc tuyên không phạm tội So với các giai đoạn (thủ tục) xét xử khác, ởgiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hầu hết những người tham gia tố tụng đều được triệutập để tham gia phiên tòa và tất cả các nguyên tắc của pháp luật hình sự và tố tụnghình sự đều được áp dụng Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải mọi trường hợp xét
xử sơ thẩm đều là xét xử lần đầu, trường hợp Tòa án có thẩm quyền xem xét, xét xử
và quyết định hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại (Điều 250, 287, 300BLTTHS năm 2003) thì lúc đó việc xét xử sơ thẩm không còn là xét xử lần đầu
* Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo dưới 18 tuổi.
Với vai trò và thẩm quyền hiến định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102Hiến pháp năm 2013), chỉ tòa án với bản án của mình mới có thẩm quyền coi mộtngười có tội và phải chịu hình phạt hay không đòi hỏi phải đưa họ ra xét xử trướcphiên tòa, trước hết là ở phiên tòa sơ thẩm Trong khoa học Luật TTHS, phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự được hiểu là giai đoạn TTHS quan trọng do Tòa án thựchiện lần đầu ở cấp xét xử thứ nhất nhằm xem xét, đánh giá toàn diện chứng cứ, cáctài liệu của vụ án hình sự, trên cơ sở đó ra bản án, quyết định để xác định có hành viphạm tội hay không, người thực hiện hành vi phạm tội và giải quyết các vấn đề khác
có liên quan trong vụ án hình sự Hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự đượcthể hiện tập trung cao nhất là hoạt động xét xử tại phiên tòa, bởi vì tại phiên tòa, saukhi nghiêm cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết, chứng cứ của vụ ánmột cách công khai thông qua hoạt động xét hỏi và tranh luận, HĐXX xác định mộtngười có tội hay không, hình phạt và biện pháp tư pháp đối với họ, dựa trên nhữngcăn cứ, theo những trình tự do pháp luật TTHS quy định
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là xét xử cấp thứ nhất do tòa án có thẩm quyềnthực hiện theo quy định của pháp luật Theo BLTTHS năm 2015, thủ tục, trình tự tốtong đối với người dưới 18 tội phạm tôI là thủ tục đặc biệt
Trang 17Với những nội dung trên, “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi là việc xét xử vụ án hình sự theo thủ tục tố tong đặc biệt, mà bị cáo trong phiên tòa là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, do tòa án có thẩm quyền mở ra lần đầu ở cấp thứ nhất để xem xét, đánh giá họ có tội hay không có tôI theo cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố.”
1.1.2 Khái niệm bị cáo là người dưới 18 tuổi
Khái niệm bị cáo
Trong lịch sử Việt Nam, việc nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng ra đời,
đã chấm dứt tình trạng sinh hoạt trì trệ, nguyên thủy, mở ra một kỷ nguyên mới, đểlại dấu ấn rất rõ vào các mặt sinh hoạt của dân tộc Việt Nam Cùng với lịch sự dựngnước và giữ nước của dân tộc ta là sự phát triển của cả một hệ thống pháp luật, trong
đó có pháp luật TTHS Pháp luật TTHS được hình thành từ thời Hùng Vương nhưngrất mờ nhạt Bước sang các giai đoạn của các triều đại như Ngô, Đinh, Lý, Trần cũngkhông đề cập đến khái niệm bị cáo cũng như thuật ngữ bị cáo trong pháp luật TTHScủa mình Thuật ngữ “bị cáo” đầu tiên xuất hiện trong pháp luật tố tụng thời Lê Sơ:
lời khai của người làm chứng, bị can, bị cáo và biện pháp thu thập chứng cứ là lấy lời khai người làm chứng, hỏi cung bị can, đối chất , nhưng vẫn chưa có một khái
niệm, định nghĩa nào về thuật ngữ bị cáo Trải qua quá trình phát triển lâu dài, chođến sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc hoàntoàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị.Pháp luật TTHS miền Bắc được hình thành Đây là lần đầu có một định nghĩa pháp
lý về thuật ngữ “bị cáo”
Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông
tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao, đã đưa ra định nghĩa
pháp lý của khái niệm bị cáo: theo đó "Bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình
sự trước Tòa án nhân dân Trong giai đoạn xét xử, Tòa án nhân dân chỉ được đưa một người ra xét xử với tư cách là bị cáo, nếu Viện Kiểm sát nhân dân đã truy tố người đó trước Tòa án nhân dân; nếu Viện Kiểm sát không truy tố thì Tòa án nhân
Trang 18dân không được xét xử một người với tư cách là bị cáo, trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những việc hình sự nhỏ ” [56]
Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất cho đến nay đã có nhiều BLTTHS,nghị quyết, thông tư được ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiện nay, nhà nước ta đang sửdụng BLTTHS năm 2015 Điều 61 khoản 1 BLTTHS năm 2015 có nêu khái niệm:
“Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử” [44] Như vậy, thời điểm
bị can trở thành bị cáo là thời điểm thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa raquyết định đưa vụ án ra xét xử
Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội
Trước hết, cần tìm hiểu khái niệm về người chưa thành niên Dựa trên đặcđiểm tâm sinh lý người chưa thành niên, pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia
đã đưa ra giới hạn về độ tuổi làm cơ sở xác định một đối tượng là người chưa thànhniên
Điều 1 - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (United NationsConvention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông quangày 20/11/1989 quy định: “Trong phạm vi công ước này, Trẻ em có nghĩa là ngườidưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thànhniên sớm hơn”
Quy tắc 2.2 - Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng chínhsách pháp luật đối với người chưa thành niên còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (UnitedNations Standard Minium Rules for the Administration of Juvenile Justice/BeijingRules) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/11/1985 đưa ra định 7nghĩa: “Người chưa thành niên là trẻ em hoặc người ít tuổi tùy theo từng hệ thốngpháp luật” [5]
Như vậy theo pháp luật quốc tế, “Người chưa thành niên” đồng nhất với “Trẻem” và được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia quyđịnh khác Theo quan niệm quốc tế thì dựa vào độ tuổi để xác định trẻ em, người
Trang 19chưa thành niên, thành niên Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người chưa thànhniên được hiểu như sau:
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Người chưa thành niên là người chưa phát triểnđầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền vànghĩa vụ công dân” [61] Khái niệm này, có thể hiểu là người chưa thành niên làngười chưa phát triển đầy đủ, toàn diện thể lực, trí tuệ, tinh thần có nghĩa là ở lứatuổi này họ chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con Đây là giaiđoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nênngười chưa thành niên rất dễ bị kích động, dễ nổi nóng cho nên họ có những phảnứng nóng nảy, vô cớ, những hành vi bất thường
Theo Điều 1 Thông tư liên tịch số: TANDTCBCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 của VKSNDTC, TANDTC, BộCông an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hướng dẫn thi hànhmột số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thànhniên, thì: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâmthần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trongquá trình giải quyết các vụ án ” [59]
01/2011/TTLT-VKSNDTC-Điều 68 BLHS năm 1999 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổiđến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định củaChương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không tráivới những quy định của Chương này” [40]
Chuyển tiếp và kế thừa BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã có một sốsửa đổi, bổ sung về quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, thay thếcụm từ người chưa thành niên thành người dưới 18 tuổi, Điều 90 BLHS năm 2015quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theonhững quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luậtnày không trái với quy định của Chương này” [44] Như vậy, BLHS năm 2015 cũng
Trang 20không có quy định gì khác hơn so với BLHS năm 1999 về độ tuổi chịu TNHS củangười chưa thành niên.
Điều 18 BLDS năm 2005 quy định: “Người chưa đủ mười tám tuổi là ngườichưa thành niên” [39] Điều 161 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Người laođộng chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác đều quy định tuổi của người chưathành niên là dưới 18 tuổi Các quy định trên đều cho thấy sự thống nhất khi quyđịnh về độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi
Tuy nhiên, khác với quan niệm quốc tế, pháp luật Việt Nam có sự phân địnhhai khái niệm “Người chưa thành niên” và “Trẻ em” Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”.Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [48] Nhưvậy, trẻ em là NCTN nhưng NCTN không hẳn là trẻ em vì một bộ phận người chưathành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không phải là trẻ em
Tóm lại, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi,chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụpháp lý như người đã thành niên
Điều 12 của BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phảichịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa
đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặctội phạm đặc biệt nghiêm trọng” Như vậy, chỉ những NCTN từ đủ 14 tuổi trở lênmới phải chịu TNHS về hành vi phạm tội, còn NCTN dưới 14 tuổi thì không phảichịu trách nhiệm hình sự Cụ thể, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọitội phạm, còn người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Điều 12 của BLHS năm 2015 quy định bổ sung loại tội cụ thể mà người từ đủ
14 tuổi trở 9 lên, chưa đủ 16 tuổi phải chịu Vì trong độ tuổi này họ chưa làm chủđược bản thân nên khi thực hiện hành vi phạm tội họ không phải chịu TNHS, không
Trang 21tính lỗi khi thực hiện hành vi Quy định này là một trong những bổ sung giúp NCTNnhận thức tốt hơn về những điều mà pháp luật ngăn cấm, nâng cao hiệu quả giáo dụcphòng ngừa.
Như vậy, từ những phân tích đánh giá nêu trên, theo học viên khái niệm về bị cáo là người dưới 18 tuổi nên hiểu: “Là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự bị Viện kiểm sát ra quyết định truy tố và bị Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử về một tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Từ phân tích ở mục 1.1.1 và 1.1.2 của luận văn, học viên nhận thấy pháp luậtnói chung và pháp luật hình sự nói riêng luôn luôn coi người dưới 18 tuổi là trẻ emhoặc là người chưa thành niên, là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ không chỉtrong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả khi quyền trẻ em bị xâm phạm cần được bảo
vệ hoặc khi đối tượng này vi phạm pháp luật Luật hình sự bảo vệ người dưới 18 tuổi
bị coi là người phạm tội và cũng quy định một chế tài riêng để xử lý thủ tục tố tụngcũng phải phù hợp với lứa tuổi dươi 18 tuổi nhằm thể hiện tính nhân đạo trong chínhsách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta Vì vậy BLTTHS năm 2015 đã có một phần:Phần thứ bảy Thủ tục đặc biệt và một chương riêng (Chương XXVIII) quy định vềthủ tục tố tụng đối với vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người dươi 18tuổi Tuy nhiên, trong Điều 413 BLTTHS năm 2015 quy định về phạm vi áp dụng:Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, nhà làm luậtkhông hề ghi nhận khái niệm pháp lý thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổiphạm tội là gì? Qua nghiên cứu các quy định về thủ tục tố tụng hình đối với ngườidưới 18 tuổi trong Chương XXVIII BLTTHS năm 2015 [44], học viên thấy: Các quyđịnh về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có những đặc trưng sovới thủ tục tố tụng áp dụng đối với trên 18 tuổi (người thành niên) Những đặc trưngnày thể hiện ở các quy định về tiêu chuẩn của người THTT, về đối tượng phải chứngminh, về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về việc bào chữa, việc tham gia của giađình, nhà trường và tổ chức xã hội vào tố tụng cũng như công tác xét xử và thi hành
Trang 22án BLTTHS cũng quy định các quyền tố tụng và bảo đảm cho việc điều tra, truy tố,xét xử vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật đối với đối tượng này.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật TTHS Việt Nam: “Là thủ tục đặc biệt do Tòa án
có thẩm quyền thực hiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử hình sự cấp thứ nhất một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong hoạt động xét xử”.
1.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
1.2.1 Cơ sở lý luật
- Về đặc điểm tâm sinh lý
Người dưới 18 tuổi là người ở độ tuổi chuyển tiếp của sự tăng trưởng, pháttriển từ độ tuổi “trẻ em” đến thời điểm bắt đầu của tuổi trưởng thành, đây là giaiđoạn thay đổi quan trọng nhất về thể chất, cảm xúc và ý thức xã hội diễn ra ở mỗi cánhân Sự tăng trưởng của các tuyến nội tiết đã thúc đẩy phát triển các bộ phận cơ thểtrưởng thành theo một trình tự nhất định Đây là giai đoạn “quá độ”, sự phát triểntâm lý rất phức tạp, mẫn cảm, dễ thay đổi và khó lường trước Tâm lý học xác địnhquá trình hình thành và phát triển của người dưới 18 tuổi phụ thuộc mạnh mẽ về tâmsinh lý, tùy thuộc độ tuổi, nhưng ở mức độ không đồng đều và với những dấu hiệutâm sinh lý rất khác nhau ở mỗi giới tính; đồng thời có thể bị phân hóa để tạo thànhtính cách khác nhau khi bị tác động bởi những môi trường, điều kiện, hoàn cảnhkhác nhau
Xuất phát từ những đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lý đó, nên khingười dưới 18 tuổi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thường xuất phát từ nhiềuyếu tố khác nhau và do đó, vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi có các đặcđiểm, cơ chế khác với hành vi vi phạm pháp luật của người đã trên 18 tuổi
Trang 23Đối với những người dưới 18 tuổi có điều kiện, mức sống bình thường thìhoạt động xã hội của họ ở giai đoạn này chủ yếu là môi trường học tập tại nhàtrường Sự giao tiếp bạn bè cùng lứa và các mối quan hệ cá nhân ngày càng gắn bó,
mở rộng và chịu ảnh hưởng từ quan hệ bạn bè rất mạnh, thậm chí là nghe theo lờibạn nhiều hơn nghe lời khuyên can của cha mẹ, gia đình Tính cách của các emthường phát triển theo khuynh hướng thích chứng tỏ “đã” là người lớn và mongmuốn người xung quanh thừa nhận; do vậy, thường gặp sai lầm trong khi muốn xử lýgấp mọi vấn đề khó khăn gặp phải, nhằm chứng tỏ sự trưởng thành của mình Nhiềutrường hợp người dưới 18 tuổi ở giai đoạn này đã tỏ ra khó chịu, tự ái, thậm chí trởnên hung dữ khi bị coi là còn con nít hoặc bị người lớn gọi là “chú bé”, “cô bé” Sự
tự trọng thái quá trở thành tự tôn hay tự ti, mặc cảm và khi bị xúc phạm, dễ có tâm lýtiêu cực, mà hệ quả thông thường là phản ứng bằng những hành vi sai trái hoặc hành
vi vi phạm pháp luật Những người dưới 18 tuổi này thường thiếu tự chủ, luôn hướngtới sự ham thích mới lạ, hiếu động, bồng bột và dễ sa ngã Nhiều em dễ bị kích động,
dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, muốn trở thành “ngườihùng” để bạn bè khâm phục Những em bị mặc cảm do kết quả học tập sa sút và bịthầy cô, gia đình khiển trách, bạn bè chế giễu cũng dễ có hành vi sai trái hoặc hành
vi vi phạm pháp luật Khác với người trên 18 tuổi (hay còn gọi là người thành niên)khi vi phạm pháp luật luôn có động cơ, mục đích cụ thể, thì những người dưới 18tuổi thường vi phạm pháp luật với suy nghĩ rất đơn giản, thậm chí chỉ do nguyênnhân hiếu thắng, không tự chủ mà họ đã gây ra nhiều vụ vi phạm pháp luật rấtnghiêm trọng và họ thường có xu hướng sử dụng bạo lực thể chất, như gây rối trật tựcông cộng, cố ý gây thương tích
Như vậy, đặc điểm trước hết trong vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổihầu hết là do tác động của môi trường, điều này cũng giải thích vì sao động cơ, mụcđích vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi thường là bột phát, nhất thời và không
rõ ràng Cũng do hành động a dua, hùa theo bạn bè làm trái pháp luật, nên vi phạmpháp luật của người dưới 18 tuổi còn có yếu tố vi phạm tập thể, tuy chưa đến mức vi
Trang 24phạm pháp luật có tổ chức (vì thiếu dấu hiệu thống nhất ý chí, phân công thựchiện ), nhưng là cách thức nhiều người cùng thực hiện một loại hành vi trái phápluật, điều này thể hiện rõ nhất trong các vụ gây rối trật tự công cộng, đua xe tráiphép.
Đặc điểm này giúp ta khái quát được nguyên nhân cơ bản dẫn đến vi phạmpháp luật của người dưới 18 tuổi, từ đó có biện pháp chủ động trong ngăn chặn,phòng ngừa vi phạm, tội phạm ở các lứa tuổi dưới 18 tuổi
Người trên 18 tuổi khi thực hiện hành vi trái pháp luật vì kiếm lợi bất chính thì cáchthức, thủ đoạn tiến hành thường được chuẩn bị trước, có khi rất tinh vi, phức tạp vàquyết tâm hoàn thành hành vi dù có trở ngại khách quan Trái lại, đối với người dưới
18 tuổi, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt, như khuyết tật, mồ côi, không nơinương tựa, bị bỏ rơi, bỏ nhà sống lang thang, những em là nạn nhân của bạo lực giađình, nạn nhân của nghiện ngập ma túy; những em có thói quen đua đòi mua sắm,tiêu xài sang trọng thì cách thức, hành vi vi phạm pháp luật đơn giản hơn nhiều Vìcác em này thường bị áp lực do lệ thuộc về vật chất, nghiện ngập, nên dễ bị ngườitrên 18 tuổi điều khiển, sai khiến hoặc tự mình tham gia những việc làm trái phápluật như mua bán ma túy, trộm cắp, cướp, cướp giật và giết người để chiếm đoạt tàisản, có thể có đồng phạm cùng tham gia, nhưng chỉ là vi phạm pháp luật mang tính
tổ chức giản đơn nên quyết tâm vi phạm pháp luật không cao Và khi thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật do bị người khác điều khiển, xúi giục hoặc vì nhu cầu vật chất
cá nhân thì hành vi vi phạm pháp luật của các em thường có đặc điểm dễ nhận thấy
là hành động phạm pháp đơn giản, nhanh lẹ vội vã và ít có quyết tâm thực hiện đếncùng nếu bị ngăn trở Mặt khác, cũng do độ tuổi nên khi phạm pháp, các em thườngkhông lường trước, lường hết được sự nguy hiểm, tác động và hậu quả của hành vi
mà mình sẽ thực hiện; nhiều trường hợp làm trái pháp luật, có hậu quả nghiêm trọngxảy ra, được người lớn giải thích các em mới biết sai trái của mình
Nghiên cứu thấu đáo đặc điểm này sẽ giúp xem xét dấu hiệu lỗi trong mặtchủ quan của hành vi vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi Khi là lỗi cố ý trực
Trang 25tiếp thì mới có căn cứ quy kết hành vi trái pháp luật của họ là vi phạm pháp luật vàxác định trách nhiệm pháp lý; còn nếu là lỗi gián tiếp hay lỗi vô ý thì sẽ không cấuthành vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi, nhất là đối với trẻ em theo các quyđịnh của pháp luật về độ tuổi.
Khi hiểu rõ những đặc điểm của người dưới 18 tuổi sẽ giúp cho cơ quan,người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi có nhận thứcđúng đắn về hành vi vi phạm pháp luật của họ và từ đó thực hiện áp dụng biện pháp
xử lý phù hợp Theo quy định của pháp luật, người dưới 18 tuổi chỉ được thừa nhận
là chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong một số quan hệ xã hội nhất định như: Hợpđồng lao động dịch vụ, lao động giản đơn Vì lý do đó, trong thực tế đời sống, sinhhoạt, người dưới 18 tuổi chỉ có khả năng, điều kiện tham gia trong một số môitrường xã hội nhất định, hay nói theo quan điểm cấu thành vi phạm thì người dưới 18tuổi chỉ có thể có điều kiện xâm hại một số khách thể nhất định được pháp luật bảo
vệ, như: Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, trật tự công cộng,quyền sở hữu; Còn một số những những quan hệ xã hội mà dù có cố ý, thì ngườidưới 18 tuổi cũng không thể tham gia hoặc không thể có điều kiện thực hiện hành vitrái pháp luật, như trong các quan hệ pháp luật về chức vụ, về các hoạt động tư pháphoặc quản lý kinh tế ; như vậy, vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi còn cóđặc điểm là chỉ có thể xảy ra trong những môi trường, hay nói cách khác là trongmột số quan hệ xã hội nhất định
Chính sách hình sự trong TTHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tộinhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền bào chữa cho đối tượng này, hạn chế mộtcách tối đa việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế, hạn chế một cách thấp nhấtnhững tác động không thể tránh khỏi về tâm lý đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
do hoạt động tố tụng hình sự gây ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm
rõ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội của họ để Tòa án có thể xét xử và tuyênbản án có tác động tích cực nhất đến tâm lý của đối tượng này Vì thế, trong tất cảcác hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi,
Trang 26các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét một cách khách quan toàn diện và đầy đủ
để xác định các yếu tố có liên quan đến việc thực hiện tội phạm của họ như: khảnăng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những nguyênnhân và điều kiện phạm tội Nhìn chung, chính sách hình sự của NN Việt Nam đãthấm nhuần tinh thần nhân đạo, coi trọng vai trò giáo dục, giúp đỡ người dưới 18tuổi bảo vệ quyền và lợi ích của mình Pháp luật đã có những quy định tiến bộ, baotrùm từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đến việc áp dụng các biệnpháp có tính chất phòng ngừa
Do vậy khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổiphải luôn đòi hỏi phải có trình tự, thủ tục phù hợp, bảo đảm việc xét xử có hiệu quả,xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; xét xử kết hợp với việc giáo dục phápluật giúp cho bị cáo là người dưới 18 tuổi nhận thức rõ tội, lỗi của mình, cảm hóa,giáo dục được họ trở thành người có ích cho xã hội; từ việc xét xử đúng quy địnhpháp luật có hiệu quả sẽ góp phần phòng chống tội phạm (tránh tái phạm), phát hiệnnguyên nhân, điều kiện phạm tội
- Do Việt Nam tham gia các công ước về quyền con ngươig và quyền trẻ em
Từ năm 1977, sau khi trở thành thành viên LHQ, Việt Nam đã từng bướctham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người và quyền trẻ em Ngày9/6/1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệtchủng tộc; Tháng 1/1990, Việt Nam ký Công ước về quyền trẻ em và phê chuẩnngày 20/2/1990 Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới trở thànhthành viên của Công ước này.Việt Nam cũng đã phê chuẩn 2 Nghị định thư bổ sungcủa Công ước quyền trẻ em là Nghị định thư không bắt buộc về trẻ em trong xungđột vũ trang và Nghị định thư không bắt buộc về chống sử dụng trẻ em trong mạidâm, tranh ảnh khiêu dâm Sau khi trở thành thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO), năm 1994, Việt Nam đã gia nhập nhiều công ước của tổ chức này như Côngước số 5 về tuổi tối thiểu của trẻ em được tham gia lao động công nghiệp, Công ước
Trang 27số 6 về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp Đòi hỏi phải thực hiện nộiluật hóa các công ước nêu trên.
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quantrọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”; “ Chú trọng cải thiệnđiều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻem ”; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 và - Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp và một số nhiệm vụtrọng tâm trong công tác tư pháp trong đến đến năm 2020 đã đề ra phương hướng:
“Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học vàhiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa
án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm ” và Chỉ thị số 20-CT/TWngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, trong đó có yêu cầu:
“Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáodục và bảo vệ trẻ em Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ
em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam kýkết hoặc tham gia ”
Do Cần thiết phải thể chế hóa các chủ trương chính sách pháp luật của
Đảng, Hiếp pháp về cải cách tư pháp, về quyền con người, quyền công dân và quyềntrẻ em về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1.2.2 Cơ sở thực tiễn
Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em ngày càng được quan tâm, đặc biệt là sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ướccủa Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990 Việt Nam cũng đã xây dựng được một
hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ trẻ em nóichung và người chưa thành niên trong các vụ án hình sự nói riêng Tuy nhiên, thực
Trang 28tiễn giải quyết các vụ án trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ tội phạm do người chưathành niên thực hiện vẫn có chiều hướng gia tăng; cơ cấu, tổ chức, tính chất tội phạmngày càng phức tạp và nghiêm trọng; có không ít trường hợp đã bị Toà án xét xử, ápdụng mức hình phạt nghiêm khắc nhưng hiệu quả của việc áp dụng hình phạt chưacao, tỷ lệ người chưa thành niên tái phạm còn nhiều Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp,trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 14.000 - 16.000 người chưa thành niên viphạm pháp luật Trong năm 2009, có 14.466 trường hợp; nam giới vi phạm chiếm96,9% thuộc nhóm tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi Từ năm 2006 đến năm 2010, tìnhtrạng này có xu hướng giảm nhưng không ổn định Đáng lưu ý, tỷ lệ đối tượng bị xử
lý hình sự tăng (năm 2007 là 27,1%, năm 2010 là 36%) và hình phạt phổ biến màTòa án áp dụng là tù có thời hạn Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối caothì năm 2007, ngành Tòa án đã xét xử 5466 bị cáo/3845 vụ (42 trường hợp là táiphạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2008 là 4581 bị cáo/3216 vụ (43 trường hợp làtái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2009 là 3710 bị cáo/2722 vụ (42 trườnghợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2010 xét xử 3418 bị cáo/2582 vụ(47 trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2011 xét xử 3243 bịcáo/2355 vụ (35 trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2012 xét xử
6180 bị cáo/4557 vụ (52 trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); các tộiphạm chủ yếu mà người chưa thành niên thực hiện là trộm cắp tài sản, gây rối trật tựcông cộng, đánh bạc, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, hiếp dâm;cũng có không ít các trường hợp phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng như cướp tàisản, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, giết người; địa bàn cónhiều người chưa thành niên phạm tội là các thành phố lớn, khu đô thị như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh
Thực trạng tình hình trên đây cho thấy, công tác xử lý người dưới 18 tuổiphạm tội tại Tòa án nhân dân thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như mongmuốn, chưa đáp ứng được đòi hỏi của toàn xã hội, cần tiếp tục có những cơ chế, giải
Trang 29pháp mới để nâng cao hiệu quả công tác xử lý người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luậtnói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng [57].
1.3 Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
1.3.1 Ý nghĩa chính trị của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối bị cáo là người dưới 18 tuổi
Việc quy định và thực hiện thủ tục xét xử sơ thẩm bị cáo là người dưới 18tuổi trong TTHS đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vìdân đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảodân chủ, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, không để lọttội phạm, không làm oan người vô tội là sự thể hiện nhận thức khoa học về hoạtđộng xét xử của Tòa án nói chung và của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo
là người dưới 18 tuổi nói riêng
Việc quy định và thực hiện thủ tục xét xử sơ thẩm bị cáo là người dưới 18tuổi là phù hợp với quy luật của nhận thức nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quancủa hoạt động xét xử và với chủ trương đường lối chính sách hình sự của Đảng vàNhà nước ta về quyền con người, quyền trẻ em, trong công cuộc cải cách nền tưpháp hiện nay thể hiện rõ ràng nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam
là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Trong đó, vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyềncủa trẻ em, các quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của người dưới 18 tuổiphạm tội là một nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền
1.3.2 Ý nghĩa xã hội của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối bị cáo là người dưới 18 tuổi
Việc quy định và thực hiện trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm bị cáo là ngườidưới 18 tuổi trong TTHS góp phần rất lớn vào việc đảm bảo công bằng xã hội trong
tố tụng hình sự đối với người người dưới 18 tuổi là bị cáo nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm một cách tốt nhất quyềnbào chữa cho đối tượng này, hạn chế một cách tối đa việc áp dụng những biện pháp
Trang 30cưỡng chế, hạn chế một cách thấp nhất những tác động không thể tránh khỏi về tâm
lý đối với bị cáo là người chưa thành niên do hoạt động tố tụng hình sự gây ra, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm rõ những nguyên nhân, điều kiện phạm tộicủa họ để Tòa án có thể xét xử và tuyên bản án có tác động tích cực nhất đến tâm lýcủa đối tượng này Vì thế, trong tất cả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với
bị can, bị cáo dưới 18 tuổi, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét một cáchkhách quan toàn diện và đầy đủ để xác định các yếu tố có liên quan đến việc thựchiện tội phạm của họ như: khả năng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội, những nguyên nhân và điều kiện phạm tội Nhìn chung, chính sáchhình sự của Nhà nước Việt Nam đã thấm nhuần tinh thần nhân đạo, coi trọng vai trògiáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên bảo vệ quyền và lợi ích của mình Pháp luật
đã có những quy định tiến bộ, bao trùm từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thihành án đến việc áp dụng các biện pháp có tính chất phòng ngừa Đó là việc khuyếnkhích áp dụng rộng rãi chế định miễn TNHS, miễn hình phạt đối với người dưới 18tuổi phạm tội Chính sách hình sự của nước ta trong hoạt động xét xử vụ án đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi thể hiện tính nhân đạo rõ nét, quy định theo hướng bảo
vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, về mức độtrách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo dưới 18 tuổi giảm nhẹ hơn so với bị can, bịcáo trên 18 tuổi
Từ những quy định về thủ tục tố tụng nói chung đối với người dưới 18 tuổiphạm và thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổinối riêng chính chính là để đáp ứng yêu cầu của xá hội, quan tâm đến người dưới 18tuổi (là tương lai của đất nước), chính vì vậy phải bảo đảm công bằng xã hội chongười dưới 18 tuổi là những người chưa có đầy đủ quyền của công dân là nhóm yếuthế; Bên cạnh đó với chính sách hình sự nêu trên đã phát huy vai trò của gia đình,nhà trường, tổ chức xã hội cùng phối hợp phòng, chống người dưới 18 tuổi phạm tội
1.3.3 Ý nghĩa pháp lí của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Trang 31- Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần,nên cần được bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý trong trường hợp họ phạm tội BLHS
2015 đã xây dựng một chương riêng (Chương XXVIII thủ tục tố tụng đối với ngườidưới 18 tuổi), quy định đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Thủ tụcnày chính là cơ sở pháp lý để buộc cơ quan tiến hành hành tố tụng và người tiếnhành tố tụng, nhà trường, tổ chức xã hội nơi bị cáo dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm,phải thực hiện những hoạt động thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm bảo đảo quyền, lợi íchhợp pháp tốt nhất đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm nói chung và người dưới 18 tuổiphạm tội nói riêng bao gồm các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Trong
đó quy định rõ Điều tra viên - Kiểm sát viên - Thẩm phán khi tiến hành tố tụng với
bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội phải là những người hiểu biết cần thiết
về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tộiphạm là người dưới 18 tuổi phạm tội Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử ngườidưới 18 tuổi phạm tội phải xác định rõ các yếu tố về tuổi, trình độ phát triển về thểchất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội bị can, bị cáo là người dưới
18 tuổi; điều kiện sinh sống, giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục;nguyên nhân và điều kiện phạm tội Quy định này không những phù hợp với đặcđiểm của bị can, bị cáo là người chưa thành niên mà còn phù hợp với thực tế vềnhững nguyên nhân khách quan tác động đến hành vi phạm tội của nhóm đối tượngnày
- Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổicũng chính là cơ sở pháp lý để bị cáo dưới 18 tuổi được thực hiện quyền yêu cầu các
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, nhà trường, các tổ chức đoàn thể
xã hội nơi người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm phải thực hiện thủ tục tố tụng đặcbiệt đối với mình và khiếu nại nếu các chủ thể tiên shành tố tụng không thực hiệnđúng quy định chủa pháp luật
Trang 32Kết luận chương 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về xét xử sơ thẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới
18 tuổi, Chương 1 của luận văn đã đi tìm hiểu, phân tích nội dung một số khái niệmliên quan: Khái niệm xét xử sơ thẩm, khái niệm bị cáo và người dưới 18 tuổi qua đólàm sáng tỏ khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18tuổi Trong chương này, luận văn cũng làm sáng tỏ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổidưới 18; nêu nên ý nghĩa chính trị, xã hội và ý nghĩa pháp lý của XXSTVAHS đốivới bị cáo là người dưới 18 tuổi Để hiểu được chính sách hình sự của Đảng và NN
ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là công tác xét xử các VAHS đốivới bị cáo là người dưới 18 tuổi, tại Chương 2 của luận văn, học viên sẽ nêu quyđịnh của BLTTHS 2015 và BLTTHS 2003 về XXSTVAHS đối với bị cáo là ngườidưới 18 tuổi và thực tiễn XXSTVAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giaiđoạn từ năm 2012 đến năm 2017
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ XÉT XỬ
SƠ THẨM ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI 2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
2.1.1 Phạm vi áp dụng
Điều 413 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại ,người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quyđịnh của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này khôngtrái với quy định của Chương này”
Như vậy, so với Điều 301 BLTTHS năm 2003, phạm vi áp dụng đã mở rộnghơn Cụ thể, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng thêm đối tượng áp dụngkhông chỉ là người bị buộc tội mà còn bao gồm người bị hại, người làm chứng Hơnnữa, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể thủ tục tố tụng này được áp dụng
Trang 33với người chưa đủ 18 tuổi chứ không quy định áp dụng đối với người chưa thànhniên Việc này nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng hơn trong việc ápdụng các quy định tại chương này.
họ được tôn trọng, đặc biệt là “quyền được bảo vệ khỏi những khó khăn trong suốtquá tình tư pháp” không được xâm phạm và ngược đãi trong suốt quá trình điều tra,truy tố và xét xử Quyền của họ chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của Tòa án,ngoài Tòa án không một cá nhân hay tổ chức hay cơ quan nhà nước nào khác cóquyền tước bỏ một hay một số quyền của họ
Thứ hai, bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi phạm tội hạn chếảnh hưởng đến sự phát triển sau này của họ
Thứ ba, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của NCTN phạmtội, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý, xã hội, tổchức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt Người dưới 18 tuổithường có tâm lý được che chở từ gia đình, bạn bè và người thân thể hiện sự gần gũi,gắn bó với họ Khi đứng trước vành móng ngựa, đảm bảo được nguyên tắc trên họ sẽgiữ được tinh thần bình tĩnh, thành khẩn và hạn chế bị tác động tâm lý
Thứ tư, tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18tuổi
Trang 34Thứ năm, bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của ngườidưới 18 tuổi phạm tội vì những người này có trách nhiệm thu thập và cung cấp cácthông tin gỡ tội cho người chưa thành niên, Thẩm phán sẽ cân nhắc trước khi đưa raquyết định xử lý đối với họ, đảm bảo quyền của người dưới 18 tuổi.
Thứ sáu, bảo đảm các nguyên tắc xử lý của BLHS đối với người dưới 18 tuổiphạm tội được quy định tại Điều 90 của BLHS năm 2015
Thứ bảy, phải bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quanđến người dưới 18 tuổi Xuất phát từ chính sách hình sự đặc biệt đối với người bị cáotội là người dưới 18 tuổi với mục đích xem xét, xử lý hành vi phạm tội của ngườidưới 18 tuổi nhằm tạo điều kiện tốt nhất để họ sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thànhngười có đức, có tài giúp ích cho xã hội Vì vậy, khi giải quyết vụ án liên quan đếnđối tượng này cần phải nhanh chóng, kịp thời tránh kéo dài sẽ tác động lớn đến tâm
lý của các em và gây khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng của các em
- Mục đích của việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích giáodục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có íchcho xã hội Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh
lý, hạn chế về kinh nghiệm sống, hành vi phạm tội của họ phần lớn do môi trườngsống tác động Nên đảm bảo mục đích xử lý trên tức là hạn chế hình phạt trừng trị,nâng cao giáo dục sẽ giúp họ sửa chữa sai lầm, tôn trọng pháp luật hơn
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của ngườidưới 18 tuổi phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguyhiểm cho xã hội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm Người chưa thành niên
là người chưa có đầy đủ năng lực TNHS, có nghĩa khả năng nhận thức, điều khiểnhành vi mà họ thực hiện, hậu quả chưa rõ ràng Khi xử lý người dưới 18 phạm tội,cần phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ, nhân thân cũng như nhữngyếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của hành vi mới giúp họ sửa chữasai lầm và trở thành người có ích cho xã hội Nguyên nhân và điều kiện dẫn đếnngười dưới 18 tuổi phạm tội có thể do môi trường sống như nền giáo dục, hoàn cảnhgia đình, nhà trường và xã hội tác động Khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cũng
Trang 35phải cân nhắc đến yếu tố này để có thể tìm ra giải pháp giúp họ sửa chữa sai lầm vàphát triển lành mạnh, hạn chế thấp nhất tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra.
- Điều kiện được miễn TNHS được quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm
1999 đó là phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, gây hại khônglớn được gia đình nhà trường nhận giám sát, giáo dục Khoản 2 Điều 91 Bộ luậthình sự năm 2015, quy định miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cụ thểhơn phân chia theo độ tuổi tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi phạmtội, loại tội phạm và có sự khoan hồng, mở rộng điều kiện được miễn TNHS hơn sovới người đã thành niên phạm tội
- Điều kiện truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổiphạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhânthân, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi vàyêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm Sau khi cân nhắc hết các yếu tố trên nếu xétthấy việc áp dụng các biện pháp xử lý khác không đủ tác dụng cải tạo, giáo dụcngười dưới 18 tuổi phạm tội thì mới áp dụng hình phạt, đây là biện pháp cuối cùng.Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo và khoan hồng của nhà nước ta, luôn cânnhắc trước khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
- Quy định về giảm nhẹ TNHS, về loại và mức phạt tù có thể được áp dụngđối với người dưới 18 tuổi phạm tội Đó là không xử phạt tù chung thân hoặc tử hìnhđối với người dưới 18 tuổi phạm tội (khoản 5 Điều 91 BLHS năm 2015) Nguyên tắcnày thể hiện tính nhân đạo của nhà nước, vì hình phạt tử hình và tù chung thân làhình phạt nghiêm khắc nhất, áp dụng trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêmtrọng và khả năng giáo dục không còn Dựa trên mục đích xử lý người dưới 18 tuổiphạm tội không thể áp dụng hai hình phạt này Ngoài ra, cần hạn chế áp dụng hìnhphạt tù đối với người người dưới 18 tuổi phạm tội, chỉ được áp dụng khi các hìnhphạt khác không đảm bảo hiệu quả Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội đượchưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người trên 1 8 tuổi phạm tội
- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 16 tuổi phạm tội vì sẽkhông có ý nghĩa thiết thực, không đảm bảo tính khả thi của hình phạt vì họ còn phụthuộc kinh tế cha mẹ
Trang 36- Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xácđịnh tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu phânhóa TNHS theo độ tuổi, đồng thời xác định với độ tuổi này mục đích giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho xã hội là mục tiêu hàng đầu;giúp họ tránh bị mặc cảm bản thân và thành kiến của xã hội
2.1.3 Chủ thể tiến hành tố tụng
Điều 415 BLTTHS năm 2015 quy định về Người tiến hành tố tụng:
“Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới
18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới
18 tuổi [44].
So với quy định tại Điều 307 BLTTHS năm 2003, Điều 415 BLTTHS năm
2015 đã bổ sung thêm cụm từ người tiến hành tố tụng là “người đã được đào tạo”
Có nghĩa bên cạnh hiểu biết về tâm lý, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổithì người tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải là người đãđược đào tạo, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về người dưới 18 tuổi Trước hếtThẩm phán ngoài chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi họ phải có kiến thức và sự hiểu biết
về tâm lý của người dưới 18 tuổi Ví dụ cách xét hỏi: sử dụng thuật ngữ, lời lẽ,phong cách trước tòa Các thành phần khác như Chánh án, Phó Chánh án, Thư ký
và Thẩm tra viên đòi hỏi cũng phải có kiến thức am hiểu về người dưới 18 tuổi.Chánh án, Phó Chánh án - là người quản lý trực tiếp có vai trò phân công Thẩm phángiải quyết VAHS có người dưới 18 tuổi phạm tội Thư ký đảm bảo thành phầnHĐXX đúng theo quy định pháp luật Thẩm tra viên hỗ trợ cho Thẩm phán nếu cần
2.1.4 Những vấn đề cần làm rõ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi\
Theo quy định tại Điều 416 BLTTHS năm 2015 thì trong quá trình xét xử sơthẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, Tòa án cần làm rõ một số vấn đềsau:
- Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành
vi phạm tội của bị cáo tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội: Việc xác định tuổi
Trang 37của người dưới 18 tuổi phạm tội là vấn đề hết sức quan trọng để làm căn cứ truy cứutrách nhiệm hình sự, cụ thể xem người đó đã đến tuổi chịu TNHS hay chưa, nếu đãđến tuổi chịu TNHS thì khi phạm tội họ bao nhiêu tuổi và khi tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi hay chưa, để thực hiện đúng các quy định của
BLTTHS đối với họ Trường hợp tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa có đầy đủ căn cứ
để xác định độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội thì Tòa án trả hồ sơ để điều tra
bổ sung Việc xác định tuổi dựa vào Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng minhnhân dân, sổ hộ tịch của họ Trường hợp Tòa án đã áp dụng nhiều biện pháp màvẫn không xác định được tuổi của bị cáo thì tuổi thì căn cứ vào khoản 2 Điều 417BLTTHS năm 2017 quy định để xác định
Khoản 2, 3 Điều 417 BLTTHS năm 2017 quy định: Xác định tuổi của người
bị buộc tội là người dưới 18 tuổi”, cụ thể như sau:
+ Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày trongtháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị cáo;
+ Trường hợp xác định được quý của năm, nhưng không xác định được ngàytháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làmngày, tháng sinh của bị cáo;
+ Trường hợp xác định được nửa của năm, nhưng không xác định được ngày,tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày sinhcủa bị cáo;
+ Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định đượcngày tháng sinh của bị cáo thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đólàm ngày, tháng sinh của bị cáo;
+ Trường hợp không xác định được năm sinh của bị cáo là người dưới 18 tuổithì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ
Ngoài ra, trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là ngườidưới 18 tuổi cần phải dựa vào mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độnhận thức về hành vi phạm tội của bị cáo tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đểTòa án đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ
Trang 38gây ra, áp dụng biện pháp trừng trị, giáo dục phù hợp với họ Mức độ phát triển vềthể chất, tinh thần có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của bị cáo Do đó, trong quátrình xét xử VAHS, Tòa án phải làm rõ tại thời điểm phạm tội thể chất, tinh thần của
bị cáo phát triển ở mức độ nào và ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện hành viphạm tội của bị cáo Đồng thời, cũng cần phải xác định rõ mức độ nhận thức về hành
vi phạm tội của bị cáo đến đâu để làm căn cứ truy cứu TNHS đối với bị cáo
- Điều kiện sinh sống và giáo dục của bị cáo: Nghiên cứu về hành vi phạmtội có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu trong sự tương tác giữa “môi trường - ngườiphạm tội” Cho thấy, hành vi phạm tội không phát sinh từ chính môi trường hay cánhân người phạm tội mà là kết quả của môi trường và cá nhân người phạm tội ví dụcác yếu tố bên ngoài như gia đình, nhà trường và xã hội Do vậy, Tòa án cần xem xéthoàn cảnh gia đình, nhà trường của người dưới 18 tuổi phạm tội; có thể là cha, mẹ,hoặc một người thân thích mà họ sinh sống và gần gũi hoặc thầy, cô giáo, bạn bè,hàng xóm, Xác định điều kiện sinh sống và giáo dục thì Tòa án phải làm rõ nhữngđối tượng trên để có thể tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến người dưới 18 tuổi phạmtội như: có phải do họ được sinh ra trong một gia đình thiếu thốn tình cảm; vấn đềkinh tế; lối sống của cha mẹ, không được học tập đầy đủ; điều kiện sinh hoạt, học tậpcủa nhà trường, đoàn thể nên họ coi thường PL và dễ dàng bị lôi kéo vào thực hiệnnhững hành vi phạm tội [ , tr.41]
- Có hay không có người trên 18 tuổi xúi giục: Người dưới 18 tuổi là ngườichưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nên dễ bị người phạm tội lợi dụng
sự nhẹ dạ, cả tin, bồng bột, dụ dỗ vào con đường phạm tội nhằm thực hiện mục đíchphạm pháp của mình Việc làm rõ có hay không có người trên 18 tuổi xúi giục là vấn
đề quan trọng để làm căn cứ giảm nhẹ TNHS cho người dưới 18 tuổi phạm tội, ngoài
ra là cơ sở để xử lý kịp thời người có hành vi xúi giục, lôi kéo người dưới 18 tuổiphạm tội
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội: Nguyên nhân và điều kiện phạm tộiluôn thể hiện hai yếu tố chủ quan và khách quan Người phạm tội luôn là yếu tố
Trang 39mang tính chủ quan còn yếu tố khách quan có thể là môi trường, điều kiện và hoàncảnh tác động Bản thân người dưới 18 tuổi là lứa tuổi dễ dàng bị tổn thương nhưngcũng là lứa tuổi thích nổi bật và thể hiện cá tính bản thân Do đó, cũng xuất phát từđặc tính này mà họ thường dễ dàng bị lôi kéo vào các chất kích thích, các hành động
ẩu đả không kiểm soát và khi vượt quá giới hạn đó, thì hậu quả là gây tổn hại đếntính mạng, tài sản của người khác bị truy cứu TNHS
Môi trường sống có thể là gia đình, nhà trường hay xã hội Đứa trẻ là “bảnsao” của chính bố mẹ chúng Do đó, môi trường gia đình không tốt, cha mẹ bất hòa,hay cãi cọ, đánh chửi nhau, người thân trong gia đình nghiện ngập, say xỉn, cờ bạc,trộm cắp đều là gương xấu cho người dưới 18 tuổi noi theo và dễ bị lôi kéo đồng lõavới người phạm tội Môi trường nhà trường không tốt, phương pháp giảng dạy khôngphù hợp, nội quy nhà trường không có tính nghiêm khắc, thiếu sự quan tâm, chămsóc của thầy cô giáo đã dẫn đến học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật ngày càngnhiều Ngoài ra, nền kinh tế thị trường mở với cơ chế thị trường hiện nay đã tạo ranhiều yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đã lôi kéo con người chạy theo đồng tiền,một bộ phận thanh thiếu niên trở thành hàng hóa bị lợi dụng Hay sự buông lỏng kỷcương trong lĩnh vực văn hóa đã làm cho các em bị lôi cuốn vào những phim ảnh,văn hóa phẩm đồi trụy, tệ nạn xã hội đã ăn vào tiềm thức khiến cho các em phạmtội Do đó, làm rõ được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội giúp tìm ra giảipháp cũng như áp dụng pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đốivới người dưới 18 tuổi phạm tội được khách quan, công bằng, hợp tình, hợp lý, đảmbảo hiệu quả phòng ngừa và trừng trị người dưới 18 tuổi phạm tội
2.1.5 Người giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 304 BLTTHS năm 2003 thì Tòa án có thể ra quyếtđịnh giao người chưa thành niên phạm tội cho người đại diện của họ giám sát để bảođảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưathành niên phạm tội, theo dõi tư cách đạo đức và giáo dục người đó [43]
Trang 40Khoản 2 Điều 418 BLTTHS năm 2015 đã quy định bổ sung nội dung quan trọng: “Trường hợp người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội th người được giao nhiệm vụ giám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời” [44] Việc quy định như vậy nghĩa là: Đây không còn là quyền mà là nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp cho bị cáo Quy định này cũng phù hợp với quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2015, đều
có quy định cha mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dạy người dưới 18 tuổi.
2.1.6 Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
So với Điều 303 BLTTHS năm 2003 quy định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối vớingười chưa thành niên phạm tội thì tại Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định vềviệc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế Đã được sửa đổi, bổ sungtheo hướng quy định chặt chẽ các căn cứ, điều kiện nhằm hạn chế tối đa việc ápdụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đó là chỉ áp dụngbiện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải trong trường hợp thật cần thiết Chỉ áp dụngbiện pháp tạm giữ, tạm giam khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát
và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả, cụ thể như sau:
- Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải trong trường hợp thậtcần thiết Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam khi có căn cứ cho rằng việc ápdụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả
Lưu ý, thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người đủ tuổi 18 trở lên