Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên bước chân lên mặt trăng (1969), “một bước chân của tôi nhưng là cả một bước tiến vĩ đại của loài người”, đã đánh dấu một thời kỳ phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới có nhiều thay đổi , cuộc chiến tranh lạnh kết thúc , thay vào đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động , tác động đến mọi mặt của nền sản xuất xã hội , làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế . Trước tình hình đó, để rút ngắn khoảng cách về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế với các nước phát triển, các quốc gia đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tiên tiến hiện đại. Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa học - công nghệ kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết thành công của Nhật Bản, các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai trò to lớn của công nghệ đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng .
LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên bước chân lên mặt trăng (1969), “một bước chân của tôi nhưng là cả một bước tiến vĩ đại của loài người”, đã đánh dấu một thời kỳ phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới có nhiều thay đổi , cuộc chiến tranh lạnh kết thúc , thay vào đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động , tác động đến mọi mặt của nền sản xuất xã hội , làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế . Trước tình hình đó, để rút ngắn khoảng cách về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế với các nước phát triển, các quốc gia đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tiên tiến hiện đại. Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa học - công nghệ kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết thành công của Nhật Bản, các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai trò to lớn của công nghệ đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng . Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế , Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới , mở cửa nền kinh tế vào năm 1986 ; đồng thời đề cao vai trò công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, coi đây là giai đoạn phát triển tất yếu. Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương “lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ là chính “ là hoàn toàn đúng đắn. Trước tình hình nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chính, nền khoa học công nhgệ chưa phát triển . Chuyển giao công nghệ , đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài sẽ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp . thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ ý nghĩa trên , em đã chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài”. Đề án gồm các nội dung chính như sau: Chương I : Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ Chương II : Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chương III : Phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự góp ý và sửa chữa của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Em xin chân thành cảm ơn./. 2 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ I. CÔNG NGHỆ 1. khái niệm và nội dung công nghệ a. khái niệm Hiện nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công nghệ. Thực tế cho thấy, tồn tại nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ song nhận thức được sự cần thiết của việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ, các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số khái niệm khá tiêu biểu như sau: - Theo tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ(United Nation’s Industrial Development Organization – UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nói một cách có hệ thống và có phương pháp”. - Theo tổ chức ESCAP(Economic And Social Commision For ASIA And The Pacific – Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương): “Công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó, định nghĩa này được mở rộng “nó bao gồm tất cả các kĩ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”. 3 Nếu như định nghĩa về công nghệ của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu quả khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó thì định nghĩa của ESCAP đã tạo ra một bước ngoặt trong các quan niệm về công nghệ. định nghĩa này đã mở rộng khái niệm công nghệ sang lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Trên cơ sở tiếp thu những kiến thức của thế giới và thực tế hoạt động khoa học ở Việt Nam, định nghĩa có tính chất chính thức trong văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tại thông tư số 28/TTQLKH ngày 22/01/1994 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường được tóm tắt như sau: Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh được thể hiện dưới dạng: + Các bí quyết kĩ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật. + Các đối tượng sở hữu công nghiệp(sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá) + Các giải pháp nói trên có thể bao gồm máy móc thiết bị có hàm chứa nội dung công nghệ. + Các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn. Có thể đứng trên các giác độ nghiên cứu khác nhau, người ta có những định nghĩa công nghệ khác nhau. Song một cách khái quát “ công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra”.\ b. Nội dung của công nghệ. 4 Bất cứ một công nghệ nào, từ đơn giản đến phức tạp đều bao gồm bốn thành phần: trang thiết bị(Technoware – T), kĩ năng của con người(Humanware – H), thông tin(inforware – I), tổ chức(Organware – O) có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: 5 Các yếu tố cấu thành công nghệ: *.Phần cứng: Bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu nhà xưởng .Phần cứng tăng năng lực cơ bắp và trí lực con người. *.Phần mềm: Bao gồm + Phần con người: Là đội ngũ nhân lực có sức khoẻ, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có trách nhiệm và năng suất ca. Một trang thiết bị hoàn hảo nhưng nếu thiếu con người có trình độ chuyên môn tốt và kỉ luật lao động cao sẽ trở nên vô tích sự. + Phần thông tin: Bao gồm các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kĩ thuật, điều hành sản xuất. + Phần tổ chức: Bao gồm những liên hệ, bố trí,sắp xếp đào tạo đội ngũ cán bộ cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành. + Phần bao tiêu:nghiên cứu thị trường đầu ra là nhiệm vụ quan trọng và cũng nằm trong phần mềm của hoạt động chuyển giao công nghệ. 6 Tổ chức Con người Trang thiết bị Thông tin 2.Phân loại công nghệ. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, trên thế giới tồn tại một số lượng rất lớn các công nghệ. Vì vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, sử dụng khác nhau, người ta phân chia công nghệ theo các tiêu thức sau: 2.1 Theo tính chất Công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo. 2.2 Theo ngành nghề. Công nghệ công nghiệp, nông nghiệp; công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng; công nghệ vật liệu . 2.3 Theo đặc tính công nghệ Công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục. 2.4 Theo sản phẩm. Phân theo sản phẩm mà công nghệ sản xuất ra: công nghệ ximăng, ô tô . 2.5 Theo mức độ hiện đại. Công nghệ cổ điển, công nghệ trung gian, công nghệ tiên tiến. 2.6 Theo đặc thù. Công nghệ then chốt, công nghệ truyền thống, công nghệ mũi nhọn. 2.7 Theo mục tiêu. 7 Công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy, công nghệ phát triển. 2.8 Theo sự ổn định công nghệ. Công nghệ cứng, công nghệ mềm II. Chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ như một tất yếu khách quan của quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Bởi vậy, việc đưa ra một hệ thống lí luận chung về chuyển giao công nghệ là hoàn toàn cần thiết. 1. Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ a. Khái niệm Bất kì một quốc gia, một địa phương, một ngành, một cơ sở, một tổ chức, một cá nhân nào cũng cần có một hay nhiều công nghệ để triển khai. Đó có thể là công nghệ nội sinh(công nghệ tự tạo) hay công nghệ ngoại sinh(công nghệ có được từ nước ngoài). Trong một số điều kiện nhất định, nhu cầu chuyển giao công nghệ được đặt ra. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Theo quan niệm cuả nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế “ chuyển giao công nghệ là chuyển và nhận công nghệ qua biên giới ”. Điều đó có nghĩa, công nghệ được chuyển và nhận qua con đường thương mại quốc tế, qua các dự án đầu tư nước ngoài, qua chuyển và nhận tự giác hay không tự giác(tình báo kinh tế, hội thảo khoa học .). Bài viết này cũng xin giới thiệu một định nghĩa mớivề chuyển giao công nghệ của nhà nghiên cứu Nhật Bản Prayyoon Shiowattana: “ chuyển giao công nghệ là một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích luỹ một cách liên tục và nguồn tài nguyên con người đang được thu hút vào các hoạt động sản xuất; một sự chuyển giao công nghệ 8 thành công cuối cùng sẽ đưa tới sự tích luỹ tri thức sâu hơn và rộng hơn”. Cách nhìn nhận mới về chuyển giao công nghệ đứng trên góc độ của một quốc gia đã và đang có những hoạt động chuyển giao công nghệ tích cực vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cho ta thấy sự đánh giá của họ về hiệuquả chuyển giao công nghệ, đặc biệt là nhân tố con người. Như vậy, trong một khuôn khổ nhất định, định nghĩa về chuyển giao công nghệ chính là việc làm cần thiết đầu tiên. b. Đối tượng chuyển giao công nghệ. Công nghệ gồm có hai phần: phần cứng và phần mềm. Sự phức tạp, khó khăn không thể hiện nhiều ở phần cứng mà tập trung vào phần mềm. Bởi phần mềm rất trừu tượng, bí ẩn, giá cả không ổn định. Về vấn đề này, bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam quy định hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm: - Quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. - Chuyển giao thông qua mua bán, cung cấp các đối tượng(giải pháp kĩ thuật, bí quyết kĩ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật). - Các hình thức hỗ trợ tư vấn. - Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất. 2. Các hình thức chuyển giao công nghệ. a. Phân theo luồng Theo cách phân loại này, có hai luồng chuyển giao công nghệ là chuyển giao dọc và chuyển giao ngang. - Chuyển giao dọc: là sự chuyển giao các công nghệ hoàn toàn mới mẻ, đòi hỏi các bước đi khá đồng bộ từ nghiên cứu, thử 9 nghiệm, triển khai sản xuất thử đến sản xuất hàng loạt để đảm bảo độ tin cậy về kinh tế và kĩ thuật. - Chuyển giao ngang: là sự chuyển giao công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ nước này đến nước khác. So với chuyển giao dọc, kiểu chuyển giao này ít rủi ro hơn song thường phải tiếp nhận một công nghệ dưới tầm người khác, không hoàn toàn mới mẻ. b. Phân theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán. Phân loại theo kiểu này áp dụng trong trường hợp đánh giá mức độ tiên tiến và giá cả của công nghệ; gồm các hình thức sau: - Chuyển giao giản đơn: là hình thức người chủ công nghệ trao cho người mua quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và phạm vi hạn chế. - Chuyển giao đặc quyền: người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người mua giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ . - Chuyển giao độc quyền: là hình thức người bán trao toàn bộ quyền sở hữu công nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. c. Phân theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ. - Trao kiến thức: việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức truyền đạt kiến thức bằng cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật. - Chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khoá giao tay: người bán phải thực hiện các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn quy trình, hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất. 10