1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KỸ THUẬT CHĂM sóc hạt GIỐNG TRƯỚC và SAU KHI nảy mầm

16 206 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẠT GIỐNG TRƯỚC KHI NẢY MẦM Trong thời gian hạt giống chưa nảy mầm đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho hạt nảy mầm, mầm non nhú trên mặt đất

Trang 1

KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẠT GIỐNG TRƯỚC VÀ SAU KHI NẢY MẦM

Nhóm

Trang 2

KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẠT

GIỐNG TRƯỚC KHI NẢY MẦM

Trong thời gian hạt giống chưa nảy mầm đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho hạt nảy mầm, mầm non nhú trên mặt đất

và bảo vệ hạt giống trong quá trình nảy mầm Nội dung chăm sóc bao gồm :che phủ, tưới nước, làm cỏ, xới đất và phòng trừ chim kiến, sâu bệnh.

.

Trang 3

CHE PHỦ

Mục đích

• Làm giảm số lần tưới nước và lượng nước cần tưới.

• Tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm và mầm non nhú khỏi mặt đất.

Phương pháp Việc che phủ là rất cần thiết, song nếu thời tiết nắng ẩm có thể làm cho hạt bị thối, tốn vật liệu và công sức, nếu không làm đúng kỹ thuật có thể gây bệnh hại cho cây hoặc cong queo Vì vậy che phủ chỉ được thực hiện với điều kiện:

• Khí hậu khô hạn, nước trong điều kiện không ổn định, đất có thành phần cơ cơ giới nặng, hạt nhỏ, độ sâu lớp đất dưới 2cm.

• Trong điều kiện khí hậu ôn hòa, nước trong đất đầy đủ, đất tơi xốp, độ sâu lấp đất trên 2cm, thì không cần che phủ

• Vật liệu dùng để che phủ phải đảm bảo không mang hạt cỏ dại và sau bệnh đến luống gieo, không làm cản trở nước tưới thấm xuống đất, không dễ gãy hoặc làm gảy mầm cây., vật liệu phải rẻ tiền, sẵn có ở địa phương Các vườn ươm thường dùng rơm rạ, cỏ khô, mạt cưa để làm vật liệu che phủ nói chung ( nếu rơm rạ, cỏ khô thì từ 2-3cm, mạt cưa thì 1-2cm)

• Sau khi che phủ hằng ngày phải theo giỏi hạt khi hạt bắt đầu nhú mầm, tùy theo vật che phủ mà phải lật

bỏ một phần hoặc toàn bộ( rơm rạ, cỏ khô), hoặc không cần gở bỏ nếu là mùn cưa, than bùn

Trang 4

TƯỚI NƯỚC

• Tưới nước làm tăng khả năng trao đổi chất

trong hạt giống.

• Kích thích nhanh hơn quá trình nảy mầm.

Mục đích

• Xác định lượng nước cần tưới cho mỗi lần tưới và chu kỳ tưới phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý của từng loại hạt giông

• Độ ẩm thích hợp cho nhiều loại hạt giống nảy mầm là ừ 50-60%

• với loại hạt lớn thường chỉ tưới đẩm 1 lần và sau khi gieo, sau thôi không cần tưới Những loại hạt nhỏ(phi lao, bạch đàn, keo ) mỗi ngày tưới 1-2 lần

Phương pháp

Trang 5

LÀM CỎ, XỚI ĐẤT

Mục đích

• Sau khi giao hạt, trong khoảng thời gian hạt chưa nảy mầm, cỏ dại đã mọc

• lớp đất mặt bị đóng ván, có ảnh hưởng xấu đến hạt nảy mầm và mầm non nhú khỏi mặt đất

• Tạo khung gian dinh dưỡng cho hạt nảy mầm

Phương pháp

• Làm cỏ xới đất nên tiến hành đồng thời và vào lúc cỏ mới mọc

• Việc này chỉ nên tiến hành với loại hạt có thời gian nảy mầm sau khi gieo trên 3 tuần

• những loại hạt có thời gian nảy mầm sau khi gieo 1-2 tuần thì không cần làm cỏ xới đất

Trang 6

PHÒNG TRỪ CHIM, KIẾN, SÂU BỆNH:

• Hạt sau khi gieo và đất, tùy theo loại hạt có thể bị chim, kiến sâu bệnh hại, cho nên trước khi gieo cân khử trùng đất gieo, sau khi gieo cần có biện pháp xua đuổi chim như rắc dầu hỏa, thuốc chống kiến xung quanh luống

Trang 7

KĨ THUẬT CHĂM SÓC HẠT

SAU KHI NẢY MẦM

Giai đoạn chăm sóc hạt sau khi nảy mầm là giai đoạn quản lý cây con tính từ khi hạt bắt đầu nảy mầm tới cây con đủ chỉ tiêu xuất vườn Nó bao gồm các biện pháp như: che nắng, làm cỏ, xới đất, tới nước, bón phân , tỉa thưa ,…

Trang 8

CHE NẮNG, CHE MƯA

• Vào giai đoạn đầu , khi mới nảy mầm các tế bào còn yếu với tác động của ánh nắng làm cây có thể héo hoặc cháy

• Bên cạnh đó khi có mưa to cũng

có thể làm hư hỏng cây giống

• Vì vậy cần có 1 chế độ ánh sáng thích hợp

Mục đích

• Các vật liệu sử dụng: cỏ, lá cây, vải, ni lông cùng các hệ thống dàn che mái che

• Đây là biện pháp kĩ thuật có lợi cho sinh trưởng nhưng gây nhiều tốn kém, cần áp dụng đúng kĩ thuật

Phương pháp

Trang 9

LÀM CỎ, XỚI ĐẤT

• Mục đích:

• Trong quá trình sinh trưởng thì đất có thể bị nén chặt và đóng váng làm cho giảm sức

thấm và tăng bốc hơi

• Cỏ dại phát triển, chất dinh dưỡng của đất ít đi và nơi ẩn nấu nhiều loai sâu bệnh

Giai đoạn 1: Từ khi nảy mầm đến đủ tiêu chuẩn đem cấy( 3 tháng) Trong giai đoạn này 2 – 3

tuần xói đất 1 lần, độ sâu 2-3cm.

Giai đoạn 2: Từ khi cấy đến khi cây đủ chỉ tiêu xuất vườn, 1-2 tháng xới đất lần, độ sâu 5-10cm chủ yếu thực hiện bằng thủ công Có thể sử dụng 1 số loại hóa chất như clorat, dalappon,

muối natri, tricloaxetat natri trước khi cày, gieo cấy Còn sau khi gieo cấy có thể chọn 1 số loại :

ximalin, atradin, propadin Đặc biệt khi sử dụng hóa chất cần đảm bảo cho con người, nguồn

nước, gia súc.

Trang 10

TƯỚI NƯỚC

• Cần xác định lượng nước tưới hợp lý cho mỗi lần dựa vào lượng giữ nước tối đa và độ ẩm thực tế của đất Tùy thuộc vào thành phần cơ giới để xác định mức độ giữu nước của đất như đất cát 20-25%, đất sét 50-65% trọng lương của nó Tùy vào từng loài cây cũng như loài đất cần điều chỉnh số lần tưới , thời gian tưới và lượng nước tưới cho phù hợp.

• Các loài cần tưới nhiều nước: bạch đàn, phi lao, keo

• Các loài cần nước trung bình thông, xà cừ.

• Các loài cần ít nước: xoan ta, trẩu

• Trước khi đưa đi trồng 1- 2 tháng cần phải ngưng tưới để cây hóa gỗ và giảm lượng nước trong cây.

• Phương pháp tưới là phun mưa và tưới thấm Trong đó phun mưa đối với trên nền đát mềm và tưới thấm với cây trên nền đát cứng.

Thời kì thứ 1: Hạt bắt đầu nảy mầm tới khi bộ

phận trên mặt đất và cây ươm sinh trưởng ổn

định ( 10-15) ngày Cần tưới ít nước khoảng 1-2

l/m, mỗi ngày tưới 1-2 lần.

Thời kì thứ 2: Từ khi cây ươm sinh trưởng ổn định đến khi đưa cây đi cấy ( khoảng 60-90 ngày), cây sinh trưởng nhanh, rễ có độ sâu 5-10 cm lương nước tưới cần 2-3 l/ m , 1-2 ngày tưới 1 lần.

Thời kì 3: sau khi cấy cây đến cây đem đi trồng cây đã cao to hệ rễ phát triển lớn 10- 20 cm Lượng nước tưới cần phải đạt tối đa 4-6 l/m mỗi

tuần tưới 1-2 lần

Trang 11

BÓN THÚC

• Bón thúc thực hiện ngoài rễ và rễ, bón vào buổi chiều những ngày râm mát.

• Nhìn chung phân chuồn hoai 1-3 kg/m Phân vô cơ: đam 3.5-7g/m, lân 10-15g/m, kali 3.5-5 g/m.

Trang 12

TỈA THƯA

• Mục đích: Nhằm tạo điều kiện không gian dinh dưỡng đầy đủ và đều nhau đồng

thời với loại bỏ cây sâu bệnh là việc tiến hành tỉa thưa Tùy vào mật độ và đặc điểm của cây để có mức độ tỉa thưa phù hợp Có thể chia làm 3 lần:

• Phương pháp:

• Lần 1: Giai đoạn nảy mầm giữ khoảng cách 3-5 cm các cây loại bỏ để trồng dặm chổ thưa.

• Lần 2: Sau lần tỉa thứ nhất 10-15 ngày Lần tia thưa này giữ lại các cây có khoảng cách

8-10cm đối tượng tỉa là cây mọc dày, sâu bệnh, sinh trưởng kém.

• Lần 3: Cây ươm đạt 30-45 ngày cự li để lại 10-15cm

• Cần tỉa vào những lúc trời râm mát, trước và sau khi tỉa cần tưới nước cho đủ ẩm.

Trang 13

CẤY CÂY

• Cấy cây nhằm tăng diện tích dinh dương cho cây.

• Tùy vào loài cây có thể cấy bằng cây mầm( thông), cây con rễ trần( phi lao)

• Cây cấy phải đảm bảo nguyên tắc và loại bỏ các cây không đủ tiêu chuẩn Giữ cho cây không bị khô, tổn thương.

Trang 14

XÉN RỂ, ĐẢO BẦU VÀ HẢM CÂY

Mục đích

• Kích thích cây mọc thêm nhiều rễ con, làm tăng độ dồng đều của cây.

• Hãm cây cho cứng cáp trước khi xuất vườn.

Phương pháp

Đối với cây con có bầu bắt đầu xén khi thấy rễ mọc thò ra khỏi đấy túi bàu

Cách làm là nhấc túi bầu lên dùng dao sức nhọn hoặc kéo để cắt từng chiếc 1.

Sắp xếp những cây tốt về một luống hoặc một đầu luống, cây xấu về một đầu luống hoặc 1 luống khác nhằm tiện cho việc chăm sóc giúp cho cây con trong vườn sinh trưởng đều nhau Trước khi xuất vườn 10-15 ngày nên xén rễ lần cuối.

Phương pháp

Đối với cây rễ trần:

muốn xén rễ được thuận lợi, khi cấy cây trên luống phải cấy theo hàng

Thời kỳ và định kỳ xén rễ tùy thuộc vào loài cây Dùng xẽn sắc sắn vào giữa 2 hàng cây.

Chú ý, chỉ xén rễ của 1 bên Xén xong một bên của hàng cây tiếp tục làm tương tự với hàng bên cạnh Sau khoảng 10-15 ngày, xé phía đối diện của lần xén trước sau một lần xen rễ cần tưới nước đầy đủ cho cây

Trang 15

XÉN RỂ, ĐẢO BẦU VÀ HẢM CÂY

• Hãm cây:

• Muốn cho cây sống và phát triển được sau khi tròng, phải rèn luyện cho cây cứng cáp và quen dần với điều kiện khó khăn đó

• Thời gian và thời kỳ hãm cây tùy theo loài nhưng thông thường là 1 tháng trước khi xuất vườn

• Phương pháp: giảm dần số lần và lượng nước tưới cho cây Chờ cho đến khi cây bắt đàu héo mới tưới nước trong tháng cuối, chỉ tưới phân lân và kali Không tưới phân đạm

• Trước và sau mỗi lần thực hiện hãm cây Phải tưới nước để giúp cây nhanh phục hồi, khi thời tiết nắng nóng sau mooic lần hãm cây cần che bớt nắng cho cây.

Trang 16

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

• Việc này phải theo đúng phương châm: phòng là chính, trừ phải kịp thời, tòa diện và triệt để Phòng bệnh nên áp dụng nhiều phương pháp tổng hợp:

• Thường xuyên vệ sinh vườn, sạch cỏ

• Định kỳ phun thuốc phòng bệnh

• Làm tăng sứ đề kháng cho cây thông qua chọn giống và áp dụng thâm canh

• Trừ sâu bệnh: khi phát hiện cây ươm bị bệnh phải đình chỉ tưới nước, làm cỏ, phá váng, nhổ bỏ và cắt bỏ các bộ phận của cây bị bênh đem đốt, dùng thuốc phun, tùy theo bệnh, mật độ nhiễm, tuổi cây ươm, có thể dùng các loại thuốc khác nhau

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w