- Hoạt động đúng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty - Xây dựng các đường lối chiến lược phát triển, sản xuất kinh doanh phù hợp - Đảm bảo sản phẩm phải an toàn, chất lượng cho khá
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
Đề tài: Vấn đề đạo đức của Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: Trương Thanh Tú Nhóm: 1
Sinh viên thực hiện: Nhóm 12 Khóa: 19
Năm học 2017-2018
TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2018
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG
TY
TOYOTA VIỆT NAM (TMV) 4
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4
II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 5
1 CHỨC NĂNG 5
2 NHIỆM VỤ 6
PHẦN 2: BÌNH LUẬN TÌNH HUỐNG “VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CÔNG TY TOYOTA MOTOR VIỆT NAM” 9
I NÊU VẤN ĐỀ 9
II PHÂN TÍCH 10
2.1 HÀNH ĐỘNG CỦA TOYOTA SAU KHI BỊ PHÁT GIÁC 10
2.2 ẢNH HƯỞNG VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Khi nhắc tới khái niệm "đạo đức kinh doanh", người ta thường cho rằng, đó là một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế Bản thân những người hoạt động kinh doanh cũng không hiểu rõ khái niệm này và không hiểu hết vai trò của yếu tố đạo đức trong kinh doanh Họ chỉ coi đó là yếu tố “vị nhân” (dùng làm người) chứ không “vị lợi” (không sinh lợi) Trong khi đó, đạo đức kinh doanh lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển độ tang đạo đức Vì vậy, khi không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh, không có ý thức xây dựng đaọ đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rất khó đi tới con đường thành công cao nhất Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp Chính vì điều này mà nhóm chúng em chọn đề tài này để có thể hiểu rõ hơn về vấn để này Trong quá trình làm bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để cho bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cám ơn!
Trang 4PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG
TY TOYOTA VIỆT NAM (TMV)
I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên gọi: Công ty Ô tô TOYOTA Việt Nam
- Tel: 211 868 100
- Fax: 211.868.117.
- Địa chỉ giao dịch: Phường Phú Thắng – TX Phú Yên – Vĩnh Phúc
Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam được thành lập ngày 5/ 9/ 1995, là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%) Với phương châm “Khách hàng là trên hết” và tinh thần Kaizen - liên tục cải tiến, Toyota luôn liên tục và phát triển những dịch vụ mới nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Các bên tham gia liên doanh góp vốn:
o Tổng Công ty TOYOTA Nhật Bản :70%
o Tổng công ty máy động lực và Nông nghiệp ViệtNam 20%
o Công ty Kuo Singapo (Kuo (ASIA) Pte Ltd): 10%
Là một trong những công ty liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, TMV luôn nỗ lực phát triển bền vững và cùng Việt Nam “Tiến tới tương lai” TMV đã, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và dịch
vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và đất nước Việt Nam
Khi mới thành lập toàn bộ nhân viên Công ty chỉ có 11 người bao gồm 9 kỹ sư
và 2 nhân viên văn phòng Công ty Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công ty, đến nay tổng số nhân viên đã lên đến 860 nhân viên
Công ty chính thức đi vào hoạt động : 10/ 1996
Trang 5 1997: Khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
1998: Khai trương chi nhánh tại Hà nội
1999: Khai trương chi nhánh tại Hải Phòng và Đà Nẵng; Nhận chứng chỉ ISO
14001 (sản xuất sạch)
2000: Mở trung tâm đào tạo với xưởng sửa chữa thân vỏ và sàn xe, giới thiệu xe Land Cuiser đời mới
2001: mở thêm đại lý ở Thành phố Hồ Chí Minh
2002: Khai trương chi nhánh tại Đắc Lắc
2003: Giới thiệu xe Vios
2004: Giới thiệu trạm bão dưỡng nhanh; Khai trương trung tâm xuất khẩu phụ tùng
2005: Giới thiệu xa Zace SURF
2006: Giới thiệu xe Innova
II Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty
1 Chức năng
Sản phẩm các dòng xe lắp ráp hoàn chỉnh là truyền thống của Công ty cho nên chức năng quan trọng của Công ty là: dập, hoàn, san lắp ráp xe; Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm là trên hết, chất lượng sản phẩm là điều kiện kiên quyết để tồn tại và phát triển của Công ty Ngoài ra Công ty cũn có các chức năng khác là sản xuất thân
xe, Bộ lọc gió, Bugi, dầu bôi trơn, Bộ giảm xóc, v v cùng với đó là chức năng khai thác và mở rộng thị trường trong nước có cả một thị trường sản phẩm rộng lớn
2 Nhiệm vụ
- Sử dụng hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn của tổng Công ty TOYOTA Việt
Nam và nông nghiệp Việt Nam
- Hoạt động đúng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty
- Xây dựng các đường lối chiến lược phát triển, sản xuất kinh doanh phù hợp
- Đảm bảo sản phẩm phải an toàn, chất lượng cho khách hàng
- Nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
- Đảm bảo đời sống cho nhân viên, môi trường không bị ô nhiễm khi sản xuất.
Trang 6- Báo cáo định kỳ cho các Công ty góp vốn (cổ đông).
III Văn hóa doanh nghiệp
Với triết lý khách hàng là số 1, Toyota luôn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, an toàn với chất lượng cao nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, làm cho cuộc sống của con người ngày càng phong phú hơn
Toyota cũng cam kết sẽ nỗ lực bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng cũng như của bất kì đối tác nào có quan hệ làm ăn với Toyota trong mối tương quan với tinh thần luật pháp riêng của mỗi quốc gia
Đối với nhân viên
Toyota luôn tôn trọng chính những nhân viên của mình và luôn tin tưởng rằng
sự thành công của doanh nghiệp là do sự sáng tạo của mỗi cá nhân cùng khả năng làm việc nhóm tốt Toyota luôn tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho các nhân viên của mình Toyota luôn hỗ trợ cho những cơ hội bình đẳng trong công việc,luôn tôn trọng
và tôn vinh quyền con người của bất kì ai trong hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt không sử dụng bất kì lao động trẻ em hay hình thức cưỡng bức nào Đội ngũ quản
lý đi đầu trong việc nuôi dưỡng một nền văn hóa doanh nghiệp và các chính sách thực hiện từ đó thúc đẩy hành vi đạo đức của mỗi người trong công ty
Đối với đối tác kinh doanh
Toyota luôn tôn trọng đối tác kinh doanh của mình như các nhà cung cấp và các đại lý làm việc trong môi trường làm ăn lâu dài,cùng nhau phát triển dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.Toyota luôn duy trì sự cạnh tranh công bằng và tự do trên tinh thần luật cạnh tranh của mỗi quốc gia
Đôí với các cổ đông
Toyota luôn cố gắng nâng cao giá trị doanh nghiệp trong sự ổn định và phát triển lâu dài vì lợi ích của các cổ đông của mình , cung cấp cho các cổ đông và các nhà đầu tư những báo cáo trung thực và kịp thời nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như tình hình tài chính
Trang 7 Đối với xã hội toàn cầu và cộng đồng địa phương
- Vấn đề môi trường
Mục tiêu mà Toyota hướng tới trong sự phát triển đó là sự hòa hợp với môi trường thông qua việc cố gắng hạn chế, giảm thiểu một cách tối đa sự tác động đến môi trường của các hoạt động kinh doanh như làm giảm bớt ảnh hưởng của xe hơi và hoạt động của nó tới biến đởi khí hậu và đa dạng sinh học
- Cộng đồng
Toyota luôn thực hiện triết lí tôn trong con người bằng cách tôn vinh nền văn hóa,phong tục tập quán, lịch sử cũng như pháp luật của mỗi nước
- Đóng góp cho xã hội
Toyota luôn tích cực thúc đẩy và tham gia cùng với các cá nhân và đối tác của mình đóng góp vào các hoạt động xã hội nhằm mục tiêu củng cố cộng đồng góp phần
làm giàu cho xã hội.
Trang 8PHẦN 2: BÌNH LUẬN TÌNH HUỐNG “VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH CÔNG TY TOYOTA MOTOR VIỆT NAM”
I Nêu vấn đề
Sự việc bắt đầu khi kỹ sư Lê Văn Tạch – một nhân viên thuộc bộ phận sản xuất của TMV – tố giác với các cơ quan truyền thông về các lỗi trên xe TMV sản xuất thuộc các dòng xe Inova, Fortune Các lỗi này gồm lỗi áp suất dầu phanh của xy lanh bánh sau cao hơn tiêu chuẩn, bu lông số 8 bắt móc neo chân ghế bị giảm lực xiết, xiết
bu lông camber khi xe không ở trạng thái tiêu chuẩn, lỗi bôi keo chống ồn không đủ độ dày và lượng keo ít hơn trong thiết kế Sản phẩm lỗi là chuyện không hiếm gặp cho dù
là với những thương hiệu nổi tiếng Thế nhưng cách xử lý, cách khắc phục hậu quả mới là điều đáng nói Nó thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và xã hội
Trong vụ việc nêu trên, đầu tiên TMV không chủ động công khai các lỗi trong sản phẩm của mình mà do kỹ sư Lê Văn Tạch phát hiện và báo cáo nhiều lần với ban Lãnh đạo TMV, nhưng các kiến nghị này không được phản hồi và bị phớt lờ đi Một thời gian sau, do bức xúc với vấn đề trên kỹ sư Tạch đã công khai với cơ quan truyền thông toàn bộ vụ việc Cụ thể, ngày 29/3/2011, kỹ sư Tạch đã đến trực tiếp Cục Đăng kiểm chuyển hồ sơ phản ánh việc lãnh đạo TMV cố tình che giấu 3 lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều xe thuộc 2 dòng Innova và Fortuner đã bán ra thị trường Sau khi tiếp nhận hồ sơ và nghe kỹ sư Tạch trình bày, Cục phó Đỗ Hữu Đức cam kết cử đội ngũ chuyên gia cao cấp của Cục khẩn trương xác minh làm rõ nội dung phản ánh của kỹ sư Tạch trong thời gian nhanh nhất có thể và sẽ chuyển kết quả xác minh Kỹ sư Lê Văn Tạch đã phát hiện và tố lỗi đòn treo trên và đòn treo dưới của bánh trước xe Innova không được lắp ở trạng thái chuẩn, hơn 7000 xe Innova J và Innova G Lỗi giảm lực xiết bu-lông chân ghế sau vào sàn xe Innova và Fortuner, ảnh hưởng khoảng hơn 48.000 xe Lỗi thứ 3 lệch áp suất dầu phanh xe Innova và Forrtuner ảnh hưởng khoảng 60.000 xe.Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, 3 lỗi trên đều thuộc lỗi nghiêm trọng trong danh mục phân định lỗi của nhà thiết kế đưa ra Đặc biệt là lỗi thứ 3 (lỗi lệch áo suất dầu phanh)
Trang 9Sự việc được các cơ quan quản lý, giới chuyên môn và người tiêu dùng trong nước đặc biệt quan tâm bởi không chỉ Toyota đang là thương hiệu ô tô mạnh nhất Việt Nam, mà đây còn là vụ việc chưa từng có tiền lệ trong ngành công nghiệp ô tô nước nhà
II Phân tích
1 Hành động của Toyota sau khi bị phát giác
Sau khi bị truyền thông can thiệp vào, TMV vẫn không có động thái nào công khai và xin lỗi khách hàng Cho đến khi các cơ quan công luận và khách hàng lên tiếng thì TMV mới chính thức xin lỗi Tuy nhiên, TMV vẫn không cho tiến hành việc thu hồi và sửa chữa sản phẩm mà chỉ thông báo cho khách hàng Chương trình kiểm tra miễn phí:
“Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV ) xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới
quý khách hàng nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung vì đã làm cho các khách hàng lo lắng về 3 vấn đề chất lượng của xe Toyota do một kỹ sư của Công ty cung cấp đến các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian gần đây, cụ thể: áp suất dầu phanh của xy lanh bánh sau cao hơn tiêu chuẩn, bu lông số 8 bắt móc neo chân ghế bị giảm lực xiết và xiết bu lông Camber khi xe không ở trạng thái tiêu chuẩn Liên quan đến vấn đề này, TMV xin thông báo chính thức như sau:
Do có một số sai sót xảy ra trong quá trình sản xuất, và thông tin về 3 vấn đề nêu trên được truyền tải trên các phương tiện truyền thông trong thời gian vừa qua,
đã khiến cho khách hàng và người tiêu dùng cảm thấy hoang mang và lo lắng về chất lượng của các sản phẩm xe Toyota TMV quyết định thực hiện Chương trình Kiểm Tra
Xe Miễn Phí (dưới đây gọi tắt là “Chương trình”) dành cho các chủ sở hữu xe Innova
và Fortuner nhằm mục đích giảm bớt sự lo ngại và mang lại sự an tâm về an toàn cũng như sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng xe Toyota.”
Sau khi bị các tờ báo có uy tín đăng tải các thông tin về sự thiếu tôn trọng khách hàng của TMV, ban điều hành lại tiến hành các hành động có tính trù dập cá nhân kỹ sư Tạch Cụ thể, ngày 13/06/2011, ông Tạch bị tạm đình chỉ công việc và chỉ được hưởng lương 50% với lý do, theo TMV đưa ra là: Ông Tạch đã làm ảnh hưởng
Trang 10đến công việc của người khác trong công ty Bên cạnh đó, TMV còn tự ý kiểm tra hộp thư điện tử của ông Tạch tại nhà máy TMV
2 Hậu quả
Ngày 13/9/2011, kỹ sư Tạch đã viết đơn khởi kiện TMV với người đại diện là ông Tachiba - Tổng giám đốc - tới TAND thị xã Phúc Yên (nơi anh Tạch cư trú), về việc Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động về xử lí kỹ thuật lao động theo hình thức chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn không quá 6 tháng, cùng với yêu cầu "Xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại do xâm phạm các quyền nhân thân" Ngoài ra, kỹ sư Lê Văn Tạch còn viết kiến nghị khởi tố vụ án và khởi tố bị can về hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác và vu khống Trong đơn kiến nghị, kỹ sư Tạch cho rằng những hành vi (xâm phạm bí mật thư tín của người khác, vu khống bịa đặt về cá nhân anh Tạch nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm) của Tổng Giám đốc TMV và một số người dưới quyền là rất nguy hiểm cho xã hội "Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm bí mật thư tín của cá nhân tôi, đồng thời cố ý bịa đặt (bằng cách suy diễn) và lan truyền những điều bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự của cá nhân tôi"
Anh Tạch cho biết, ngay sau khi có quyết định kỷ luật đối với anh, TMV đã ra thông báo cho toàn bộ nhân viên công ty về hình thức kỉ luật đối với tôi, trong đó nhấn mạnh: Đặc biệt, qua quá trình xác minh đã thu thập được bằng chứng cho thấy động cơ thật của nhân viên Lê Văn Tạch - đó là tiến hành các bước để đóng cửa Công ty (trích đơn khởi kiện của kỹ sư Lê Văn Tạch)
Tuy nhiên, ngày 11/4/2012, tòa tuyên bố không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của kỹ sư Tạch và kỹ sư Tạch phải chịu án phí Cụ thể, về việc phía kỹ sư Tạch cho rằng điều 57.6 nội quy lao động của TMV quy định “làm phiền người khác bằng việc đòi hỏi hoặc xúc phạm hoặc một hành động không được chấp nhận” là không đúng pháp luật, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định TMV xây dựng nội quy lao động tuân thủ nghị định 33/2003 (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất); TMV đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Sở Lao động-thương binh và xã hội Vĩnh Phúc Hội
Trang 11đồng xét xử cũng cho rằng kỹ sư Tạch đã vi phạm điểm 57.6 nội quy lao động TMV khi liên tiếp gửi thư cho tổng giám đốc (vào các ngày 31-5, 3-6, 7-6 và 11-6-2011) Việc kỹ sư Tạch gửi thư bị TMV cho là “làm phiền” tổng giám đốc Sau đó, kỹ sư Tạch tiếp tục làm đơn kháng cáo nhưng kết quả vẫn không thay đổi
Tuy nhiên, quyết định tạm đình chỉ công tác trên sau đó đã được thu hồi và kỹ
sư Lê Văn Tạch trở lại làm việc nhưng ở vị trí không liên quan nhiều đến kỹ thuật sản xuất ô tô Sau hai lần đệ đơn kiện TMV trong năm 2012 nhưng đều bị xử thua, kỹ sư Tạch bắt đầu “khởi động” lại cuộc sống ở vị trí mới tại TMV
Sau vụ việc, TMV không cho phép kỹ sư Tạch bước chân vào nhà máy nữa Vẫn tiếp tục được “cống hiến” cho TMV và làm việc rất gần với những chiếc xe ô tô, nhưng là xe thành phẩm trong vai trò vận chuyển xe từ nhà máy đến các đại lý Ở vị trí mới, kỹ sư Tạch không còn được tiếp xúc với các dây chuyền sản xuất, nơi từng “chắp cánh” và đưa anh thành “người hùng” trong lòng công chúng
3 Ý kiến của công chúng về hành động của Toyota
Quyết định tạm đình chỉ của TMV mang tính thiên vị Việc tạm đình chỉ công
việc với kỹ sư Tạch sẽ làm trống vị trí lao động tại TMV, gây hoang mang cho người lao động và gây ra dư luận rằng TMV đang “trả thù” sau khi kỹ sư Lê Văn Tạch “tố” TMV
Bên cạnh đó, việc TMV tạm đình chỉ công việc đối với anh Tạch nhưng lại không tạm đình chỉ công việc với ông Chương (ông Nguyễn Đình Chương, Trưởng phòng kỹ sư sản xuất số 2 của TMV, cấp trên của kỹ sư Tạch – PV) theo lý giải của TMV là không có cơ sở, bởi họ có hành vi giống nhau là đều kiến nghị về hành vi sai phạm của người khác “Họ cùng là các cá nhân có liên quan trong cùng một vụ việc (có cùng tính chất pháp lý và quan hệ pháp luật điều chỉnh) nhưng chính hành động của TMV đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp Nhất là khi sự việc được diễn ra trong thời điểm nhạy cảm, khiến dự luận bức xúc và hoài nghi về động cơ, mục đích thực sự của TMV khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với ông Lê Văn Tạch: Có phải là nhằm trù dập, trả thù vị kỹ sư đã tố cáo lỗi kỹ thuật hay không?”
III Tính chất của vụ việc