Là sinh viên năm 3 khoa Tài chính Ngân hàng & Quản trị kinh doanh trườngĐại học Quy Nhơn, với mong muốn được tiếp cận thực tế và tìm hiểu một cách kháiquát hoạt động của Ngân hàng, được
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập:
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
Sinh viên thực hiện :
Giáo viên hướng dẫn : ThS PHẠM THỊ BÍCH DUYÊN
BÌNH ĐỊNH,
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1
1.1.1 Khái quát thông tin chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định 1
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định 1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định 3
1.2.1 Chức năng của BIDV – Bình Định 3
1.2.2 Nhiệm vụ của BIDV- Bình Định 4
1.2.3 Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của BIDV-BĐ 5
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định 7
1.3.1 Mô hình tổ chức của BIDV – BĐ 7
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 8
1.3.3 Quy mô hiện tại của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định 12
1.4 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định 12
PHẦN II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 16
2.1 Hoạt động huy động vốn 16
2.1.1 Huy động vốn theo đối tượng 17
2.1.2 Huy động vốn theo loại tiền gửi 18
2.2 Hoạt động sử dụng vốn 19
Trang 32.2.1 Hoạt động tín dụng 19
2.2.2 Hoạt động đầu tư và quản lí vốn khả dụng 34
2.3 Hoạt động dịch vụ có thu phí tại BIDV – BĐ 34
2.3.1 Thanh toán quốc tế 35
2.3.2 Dịch vụ phát hành thẻ 35
2.3.3 Dịch vụ BSMS 35
2.3.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử 36
2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 36
2.4.1 Các phương thức kinh doanh ngoại tệ cơ bản của BIDV – BĐ 36
2.4.2 Đối tượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV – BĐ 37
2.4.3 Kết quả kinh doanh ngoại tệ 37
2.5 Hoạt động của khối hõ trợ (Marketing ngân hàng) 38
2.5.1 Chính sách sản phẩm 38
2.5.2 Chính sách giá cả 39
2.5.3 Chiến lược phân phối sản phẩm: 39
2.5.4 Chính sách quảng bá, tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng 40
PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH .42
3.1 Thành tựu 42
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của BIDV – BĐ 43
3.2.1 Thuận lợi 43
3.2.2 Khó khăn 44
KẾT LUẬN
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 DSCV Doanh số cho vay
Trang 5DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 .13Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 16Bảng 2.2 Huy động vốn theo đối tượng của BIDV chi nhánh Bình Định giai đoạn
2013 – 2015 17Bảng 2.3 Huy động vốn theo loại tiền gửi của BIDV-BĐ giai đoạn 2013 – 2015 .18Bảng 2.4 Doanh số cho vay của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 27Bảng 2.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 28Bảng 2.6 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV – BĐ giai đoạn
2013 – 2015 29Bảng 2.7 Dư nợ cho vay theo thời hạn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 30Bảng 2.8 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ở BIDV – BĐ giai đoạn 2013 –2015 31Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 33Bảng 2.10 Kết quả kinh doanh ngoại tệ của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 .37Bảng 2.11 Số lượng máy, thẻ ATM và điểm đặt POS của BIDV – BĐ giai đoạn
2013 – 2015 40
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Diễn biến kết quả kinh doanh của Ngân hàng BIDV – BĐ giai đoạn
2013 – 2015 13Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV – BĐ giaiđoạn 2013 – 2015 32
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức tại BIDV-BĐ 7
Sơ đồ 2.1 Quy trình thẩm định tín dụng tại BIDV – BĐ 26
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của báo cáo
Việt Nam gia nhập WTO cũng như sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tếđang trong thời kì đổi mới và phát triển, hội nhập cùng với bạn bè thế giới, hợp tácquốc tế của Việt Nam đang được nâng cao bởi quy mô và chất lượng Và ngân hàngngày càng trở thành một mắc xích quan trọng trong sự phát triển ấy Với chức năng
cơ bản là trung gian tài chính, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền làm chongân hàng nâng cao chất lượng hoạt động trong và ngoài nước Tuy nhiên, hiện nayđứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các trung gian tài chính khác v à những tháchthức do nền kinh tế mang lại, các ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động,trình độ năng lực quản lí của mình Điều này sẽ đáo ứng được nhu cầu thị trường,nâng cao lợi nhuận và mang lại an toán cho ngân hàng
Là sinh viên năm 3 khoa Tài chính Ngân hàng & Quản trị kinh doanh trườngĐại học Quy Nhơn, với mong muốn được tiếp cận thực tế và tìm hiểu một cách kháiquát hoạt động của Ngân hàng, được sự giới thiệu của nhà trường, của Khoa và sựđồng ý của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – chi nhánhBình Định (BIDV chi nhánh Bình Định) em đã thực hiện đợt thực tập tổng hợp tạiNgân hàng
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định, đồng thời vận dụng những kiến thức
đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của Chi nhánh
Từ đó đưa những nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, chỉ ra những mặt đạt được
và hạn chế của BIDV- Bình Định trong những năm qua và đưa ra một số đề xuấtnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành phát triển và hoạt động của Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động của Chi nhánh từ năm 2013 đếnnăm 2015
Phương pháp nghiên cứu
Trang 7Dựa vào các nguồn số liệu và các tài liệu tham khảo báo cáo thực tập tổng hợp
áp dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, tỉlệ để tiến hành phân tích đánh giá
Kết cấu bài báo cáo
Bài báo cáo thực tập tổng hợp này gồm ba phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàngĐầu tư và Phát triểnViệt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viênphòng Quan hệ khách hàng 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành bài báocáo này
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn hết sức tận tình của giảng viênhướng dẫn Lê Việt An, mong được sự góp ý, bổ suung, chỉnh sửa của cô để bản báocáo tổng hợp này được hoàn thiện hơn
Quy Nhơn, ngày …… tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
XAISANA KEOPHILA
Trang 8PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.1.1 Khái quát thông tin chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định
- Tên pháp lý: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình
- Slogan: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công
- Phương chân hoạt động:Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu
hoạt động của BIDV
- Địa chỉ: 72 Lê Duẩn – Tp Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
Trang 9công ty Nhà nước Lịch sử xây dựng, trưởng thành của BIDV là một chặng đườngđầy gian nan và thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kì đấu tranhchống kẻ thù xâm lược và xây dựng đát nước của dân tộc Việt Nam Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 26/4/1957 theoquyết định 177/TTG của Thủ tướng chính phủ.
Ngày 30/3/1977 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Nghĩa Bình ra đời – tiềnthân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định hiện nay ra đờitrực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam theo quyết định số 580 ngày 15/11/1976của Bộ Tài chính với chức năng, nhiệm vụ: quản lý, cấp phát, cho vay và thanh toánvốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) cho các công trình XDCB thuộc kế hoạchTrung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Chi nhánh hoạt động ở 2 khu vực Bắc
và Nam tỉnh, phía Nam vừa là ngân hàng tỉnh vừa là ngân hàng cơ sở
Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Nghĩa Bìnhđược thành lập theo mô hình vừa 2 cấp vừa 3 cấp, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư vàXây dựng Việt Nam theo quyết định số 75/NH-Q Đ ngày 17/7/1981 của Tổng Giámđốc NHNN Việt Nam
Ngày 01/07/1989 Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số
99/NH-QĐ quyết định giải thể hi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực NghĩaBình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Bình Định vàChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Quảng Ngãi (tiền thân của Chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ngãi hiện nay), trực thuộc Ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Nam và hoạt động theo Quyết định số 43/NH-QĐ ngày17/06/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam
Thi hành Quyết định số 401/CT và Pháp lệnh Ngân hàng - HTX Tín dụng vàCông ty Tài chính do Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) công bố ngày 23/05/1990, ngày26/11/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 105/NH-QĐ quyết địnhchuyển các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực các tỉnh, thành phố,đặc khu, công trình trọng điểm thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh được thành lập với biên chế 44người
Trang 10Cuối năm 1994, thực hiện Quyết định số 654/TTg của Thủ tướng Chính phủ
và Thông tư Liên bộ số 100/TT-LB ngày 24/11/1994 giữa Bộ Tài chính và NHNN,Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định đã thực hiện việc bàngiao hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tiền vốn và 17 cán bộ trực tiếp liên quan đến việcthực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn NSNN cho Cục Đầu tư - Pháttriển Bình Định thuộc Tổng cục Đầu tư- Phát triển Chi nhánh còn lại 23 cán bộcông nhân viên
Sau khi có Quyết định số 293/QĐ- NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam vềviệc chuyển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sang kinh doanh thương mạithực thụ kể từ ngày 01/01/1995 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnhBình Định đã sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh, biênchế tinh gọn nhưng đủ mạnh để cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn và trong khuvực
Ngày 23/04/2012, Thống đốc NHNN đã có giấy phép số 84/GP-NHNN vềviệc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Theo
đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổphần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn nhànước với tên đầy đủ bằng tiếng việt là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định
1.2.1 Chức năng của BIDV – BĐ
Các chức năng cơ bản của BIDV-BĐ:
- Trung gian tín dụng
NHTM là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhucầu về vốn Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhànrỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho nềnkinh tế Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa đóngvai trò là chủ thể cho vay Góp phần tạo lợi ích cho các chủ thể kinh tế tham gia( người gửi tiền, người đi vay, bản thân ngân hàng…) và lợi ích chung của nền kinhtế
Trang 11- Trung gian thanh toán
Với chức năng trung gian thanh toán đã làm cho ngân hàng trở thành thủ quỹcủa khách hàng Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoảntiền gửi của khách hàng làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò trung gian thanhtoán Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng góp phầngiảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanhtoán Đồng thời nó cho phép khách hàng thực hiện nhanh chóng và hiểu quả, điềunày góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiểu quảcủa quá trình tái sản xuất xã hội Mặt khác, việc cung ứng các dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt như: giấy chuyển tiền, séc, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, thẻATM… giúp cho ngân hàng thu hút nhiều khách hàng đến mở tài khoản tại ngânhàng và do đó tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi
- Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và pháttriển của mình, Chi nhánh ngân hàng BIDV Bình Định với nghiệp vụ kinh doanhmang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nềnkinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác đó là chứcnăng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán Thông qua chức năngtrung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiềncho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trongkhi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộphận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…Với chức năng này, hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đãlàm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanhtoán, chi trả của xã hội
1.2.2 Nhiệm vụ của BIDV-BĐ
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân
hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng caolợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ
Trang 12phát triển kinh tế địa phương Chi nhánh ngân hàng BIDV Bình Định thực hiện cácnhiệm vụ chủ yếu sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi các loại củapháp nhân, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng tiền đồng Việt Nam, và ngoại tệtheo quy định của NHNN
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng tiền đòng Việt Nam và ngoại tệ đối vớicác tổ chức và cá nhân trên địa bàn
- Được phép vay, cho vay các định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản
lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế
- Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻthanh toán
- Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, tàikhoản tiền gửi khách hàng
1.2.3 Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của BIDV-BĐ
Những sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngân hàng BIDV-BĐ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống vàhiện đại
+ Các sản phẩm huy động vốn: Tiết kiệm có kì hạn-rút gốc linh hoạt; Tiền gửi
có kì hạn; Tiết kiệm bậc thang; Tiết kiệm tích lũy bảo an; Tiền gửi thanh toán VND,USD; Tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi…
+ Các sản phẩm tín dụng: Tín dụng doanh nghiệp; Thấu chi thẻ tín dụng(VISA); Mua xe ô tô; Du học; Kinh doanh hộ cá thể, cá nhân; Bảo lãnh trong nước;Vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ cógiá
+ Các dịch vụ khách hàng cá nhân: Các dịch vụ thẻ; Gửi một nơi rút tiền nhiều
nơi; Chuyển tiền thanh toán trong nước + kiều hối, chuyển tiền nước ngoài; Muahàng qua mạng bằng ví điện tử VN-Topup; Thanh toán hóa đơn điện thoại, truyềnhình cáp…
+ Các dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Thanh toán trong nước; Thanh toán
xuất nhập khẩu; Bảo lãnh; Thanh toán hóa đơn; Thanh toán định kỳ theo yêu cầu;
Trang 13Thu tiền đại lý; Trả lương tự động; Ngân hàng điện tử; Mua, bán ngoại tệ; Chứngkhoán; Bảo hiểm; Ngân quỹ…
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm phinhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư(doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư tài chính: Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu)
BIDV-BĐ đã đang và ngày càng nâng cao uy tín về cung ứng sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự
án, chương trình lớn của Tỉnh
Trang 141.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Bình Định
1.3.1 Mô hình tổ chức của BIDV – BĐ
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức tại BIDV-BĐ
Khối tác nghiệp
Phòng QTTD
Các phòngDVKH
Phòng QL &
DV kho quỹ
Phòng QTTD
Khối quản
lý nội bộ
Phòng TC-KT
Phòng KH-TH
Phòng Điện toánPhòng TC-HC
Khối quản
lý nội bộ
Các phòng GD
Các quỹ tiết kiệm
Trang 151.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Quan hệ khách hàng:
Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng
- Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và triển khaichương trình, kế hoạch bán sản phẩm tháng/ quý/ năm
- Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp, đề xuất
và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại,dịch vụ…)
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện phápmarketing, quảng bá thương hiệu; bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của chinhánh/BIDV cho KH
- Thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với KH
- Thu thập, cập nhật hồ sơ, thông tin KH
- Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chinhánh, tối đa hóa doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ KH doanhnghiệp
Công tác quan hệ khách hàng
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng
- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi vàchuyển phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định
- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với KH Theo dõiviệc sử dụng hạn mức tín dụng của KH
- Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
* Tìm kiếm KH, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăngtrưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh
* Tính đầy đủ,chính xác,trung thực đối với các thông tin KH khi cung cấp báocáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho KH
* Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình
Trang 16* Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấptín dụng.
- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, củakhách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quyđịnh
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quảphân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối
kế toán theo quy định
Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
- Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp củaBIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa,giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh
- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phốihợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sảnphẩm hiện có hoặc sắp có
- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi rotác nghiệp xảy ra tại Chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiệnđược
- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh
Trang 17+ Tiếp nhận (từ Phòng Quan hệ khách hàng) hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh vàkiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân/ cấp bảo lãnh so vớinội dung hợp đồng tín dụng đã ký (trường hợp liên quan đến nghiệp vụ thanh toánquốc tế trước khi lập tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh phải lấy ý kiến của Phòng/Tổthanh toán quốc tế).
+ Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đếnhạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý Giám sát khách hàngthực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay + Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng; đề xuất ý kiến về việc trích lập dựphòng rủi ro
+Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ củaPhòng Quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV; gửi kết quả cho PhòngQuản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủđúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện Giám sát kháchhàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng
Phòng Dịch vụ khách hàng
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng:
- Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thựchiện tác nghiệp theo quy định (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi rút tiền,thanh toán, chuyển khoản…)
Trang 18- Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngânđược phê duyệt Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng.
- Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ: tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, xử lýtác nghiệp; thực hiện các báo cáo theo quy định
- Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng (không có tài khoản ở ngânhàng), thông báo và in chứng từ cho khách hàng Tiếp nhận hồ sơ khách hàngchuyển tiền quốc tế (đi) từ khách hàng hoặc từ các phòng có liên quan tại Chi nhánh
để chuyển về Trụ sở chính (đối với các Chi nhánh không được giao hạn mứcchuyển tiền quốc tế)
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theoquy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giaodịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
- Chịu trách nhiệm:
+ Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; + Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quyđịnh về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng;
+Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giaodịch với khách hàng;
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy địnhcủaNhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn
về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng
Phòng/Tổ thanh toán quốc tế
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với kháchhàng:
+Xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúngquy chế, quy định tài trợ thương mại và thẩm quyền hạch toán kế toán nhữngnghiệp vụ liên quan mà Phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt; Thựchiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao)
+ Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuât- nhập khẩu, vềchuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền xử lý của Chi nhánh Kiểm tra hồ sơ và gửi
hồ sơ đến Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại, trung tâm thanh toán ở Trụ sở
Trang 19chính qua hệ thống scan bảo mật Liên hệ với khách hàng, in và gửi thông báo đếnkhách hàng.
+ Đối chiếu giao dịch với Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại
- Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng,giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại Theo dõi, đánh giá việc sửdụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sảnphẩm, dịch vụ Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trướchết là nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại Tiếp nhận các ý kiến phản hồi
từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịchđối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế…
- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanhđối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn đảm bảo antoàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng trong các giao dịchkinh doanh đối ngoại
1.3.3 Quy mô hiện tại của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định
Từ đầu năm 1995 thành lập, BIDV-BĐ chỉ có một điểm giao dịch tại trụ sởnhưng đến nay đã có 6 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm là:
- PGD số 1: 399 Trần Hưng Đạo – TP Quy Nhơn, Bình Định
- PGD số 2: 57 Tây Sơn – TP Quy Nhơn, Bình Định
- PGD số 3: 01 Đống Đa – TP Quy Nhơn, Bình Định
- PGD số 4: 376 Nguyễn Thái Học – TP Quy Nhơn, Bình Định
- PGD số 5: 197 Tăng Bạt Hổ - TP Quy Nhơn, Bình Định
- PGD số 6: 07 Lê Duẩn – TP Quy Nhơn, Bình Định
- Qũy tiết kiệm số 3: 77 Phan Bội Châu – TP Quy Nhơn, Bình Định
- Qũy tiết kiệm Thanh Niên Trung Tâm thương mại Quy Nhơn: 07 Lê Duẫn –
TP Quy Nhơn, Bình Định
Trang 201.4 Các hoạt động chính của Chi nhánh
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kì một tổ chức kinh doanh nào.Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí, lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhấtnói lên mức độ thành công trong hoạt động kinh doanh của BIDV-BĐ đã khôngngừng tìm các biện pháp tối ưu nhất để quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất làcác khoản mục cho vay và đầu tư, quản lý việc chi tiêu mua sắm, công tác phí trêntinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.Qua bảng dưới đây ta thấy tình hình kinh doanh của BIDV-BĐ ngày càng đạthiệu quả cao, thể hiện các chính sách của NH đang đi là đúng và hứa hẹn sẽ đạt hiệuquả cao hơn nữa trong tương lai
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị tính: tỷ đồng, %)
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013
Chênh lệch 2015/2014 Gía trị Tỉ lệ
(%) Gía trị
Tỉ lệ (%)
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV chi nhánh Bình Định giai đoạn 2013-2015)
Biểu đồ 1.1 Diễn biến kết quả kinh doanh của Ngân hàng BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015
ĐVT
Trang 21kể Qua bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2013-2015 tổng doanh thu của
BIDV-BĐ không có sự tha đổi đáng kể Năm 2014 tổng doanh thu là 1.088 tỷ đồng, giảm
07 tỷ đồng tương đương 0,64% so với năm 2013 Trong năm 2015, tổng doanh thutăng 02 tỷ đồng tương đương 0,18% so với năm 2014
Tổng doanh thu giai đoạn 2013-2015 của BIDV-BĐ không có sự thay đổiđáng kể, tuy nhiên tổng chi phí cho các HĐKD có sự thay đổi đáng kể, dẫn đến lợinhuận trước thuế của chi nhánh cũng có sự thay đổi đáng kể Cụ thể năm 2014 tổngchi phí HĐKD là 918 tỷ đồng, giảm 57 tỷ đồng tương đương 5,85% so với năm
2013 Qua năm 2015, tổng chi phí HĐKD của chi nhánh là 900 tỷ đồng, tiếp tụcgiảm so với năm 2014 là 18 tỷ đồng tương đương 1,96%.Vấn đề chi phí giảm này
có thể do nhiều lí do như giảm chi phí cho hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư tàisản hay các hoạt động đầu tư khác mà lợi nhuận có gia tăng
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh trong năm
2014 là 170 tỷ đồng, tăng vượt bậc so với năm 2013 là 50 tỷ đồng tương đương41,67% Đến cuối đến năm 2015, tổng lợi nhuận trước thuế là 190 tỷ đồng, tiếp tục
Trang 22BĐ hoạt động ngày càng có hiệu quả NH đã không ngừng đưa ra nhiều chính sáchkhuyến mãi, quảng bá thương hiệu, có những chính sách quan tâm đặc biệt vớinhững KH thường xuyên có giá trị giao dịch lớn Bên cạnh đó, NH đã thực hiện đổimới công nghệ, trang bị máy móc dể phục vụ cho KH và nhân viên một cách tốtnhất, mở rộng quy mô hoạt động làm cho thương hiệu của NH ngày càng đượcnhiều người biết đến, làm tăng lợi nhuận của NH.
Trong những năm qua tình hình giá cả trên thị trường biến động mạnh, chỉ sốtăng trưởng tiêu dùng luôn ở mức cao dẫn đến các chi phí cho HĐKD của nhiều NHcũng tăng cao Tuy nhiên, với việc thực hiện các chính sách tiết kiệm chi phí cóhiệu quả, chi phí cho các HĐKD của BIDV-BĐ đã giảm, dẫn đến tổng lợi nhuậntrước thuế của chi nhánh tăng đáng kể trong giai đoạn 2013-2015 Đây là một thànhtích đáng ghi nhận và cố gắng của tập thể, trong đó có sự quan tâm của Ban giámđốc và các Phòng ban Tuy nhiên, chi nhánh vẫn cần có những biện pháp để nângcao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình, đảm bảo sự tăng trưởng an toàn cho chinhánh
Trang 23PHẦN II2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Hoạt động huy động vốn
Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu vàcác giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy địnhcủa NHNN
Trong lĩnh vực huy động vốn, BIDV luôn được coi là ngân hàng có tỉ lệ huyđộng vốn ngoại tệ cao trong các NHTM Việt Nam Tuy nhiên, những biến động củathị trường tài chính tiền tệ do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã ảnh hưởng và tácđộng đến hoạt động của ngân hàng.Trước yêu cầu của thị trường, BIDV-BĐ đã đadạng hóa hình thức huy động vốn, chính sách chăm sóc khách hàng, phát triển nhiềuloại hình dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch, tạo sự khác biệt trong giao dịch,sản phẩm Qua đó, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu và lòng tin của kháchhàng
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị tính: Tỷ đồng, %)
2013
Năm 2014
Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013
Chênh lệch 2015/2014 Gía trị Tỷ lệ
(%) Gía trị
Tỷ lệ (%)
Vốn huy động 4.600 4.900 5.800 300 6,52 900 18,37
(Nguồn:Báo cáo KQKD BIDV chi nhánh Bình Định giai đoạn 2013-2015)
Nhìn chung nguồn vốn huy động của BIDV-BĐ liên tục tăng trong các năm
từ 2013-2015 Năm 2014, số vốn huy động được là 4.900 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồngtương đương 6,52% so với năm 2013 Năm 2015 đạt đến 5.800 tỷ đồng, tăng 900 tỷđồng, tương đương 18,37% so với năm 2014 Đây là một điều đáng khích lệ đốivới sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và CBNV chi nhánh, điều đó cũng chothấy xu hướng tốt trong công tác huy động vốn của chi nhánh trong thời gian tới.Bên cạnh đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có năng lực thì những kết quả mà chi nhánh
Trang 24nhu cầu của KH, từ đó vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, đa dạng các hình thứchuy động vốn.
2.1.1 Huy động vốn theo đối tượng
Bảng 2.2 Huy động vốn theo đối tượng của BIDV chi nhánh Bình Định
giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị tính: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013 2015/2014
Nhìn vào doanh số huy động vốn theo đối tượng ta thấy, quy mô vốn cả KH
tổ chức lẫn KH cá nhân đều có sự thay đổi trong giai đoạn 2013-2015 Đối với
KH cá nhân (cá nhân, hộ gia đình), năm 2013 BIDV-BĐ huy động được 1.640 tỷđồng, sang năm 2014 con số này tăng lên 550 tỷ đồng tương đương 33,53% sovới 2013 Sang năm 2015, huy động vốn từ KH cá nhân của BIDV-BĐ tăng thêm
610 tỷ đồng tương đương 27,85% so với cùng kì năm trước Đây là động thái tốtcho thấy chi nhánh đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng như tạođược lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Chi nhánh
Đối với KH Tổ chức kinh tế, năm 2014 BIDV-BĐ huy động được 2.710 tỷđồng, giảm 250 tỷ đồng tương đương 8,44% so với năm 2013 Sang đến năm
2015, con số này tăng mạnh lên 3.000 tỷ đồng, tức là tăng 290 tỷ đồng tươngđương 10,7% so với năm 2014 Sở dĩ năm 2014 tổng vốn huy động từ KH Tổchức kinh tế giảm vì tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp cũngnhư một số chính sách chưa thực sự hợp lí của Ngân hàng Sang đến năm 2015,
do doanh nghiệp kinh doanh trong địa bàn ngày càng hiệu quả và muốn mở rộngquy mô sản xuất nên cần mở thêm tài khoản để thanh toán trong quá trình kinhdoanh, bên cạnh đó BIDV-BĐ đã tạo được lòng tin ở KH, cung cấp đa dạng hóacác hình thức thanh toán từ đó thu hút, lôi kéo được nhiều doanh nghiệp gửi vốn
Trang 25lưu động của mình vào ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán Đây là dấu hiệutốt cho thấy mối quan hệ giữa BIDV-BĐ và KH đã phục hồi và phát triến trở lại.Như vậy có thể thấy, nguồn vốn huy động của BIDV-BĐ được hình thành từhai nguồn khác nhau là KH cá nhân và KH Tổ chức kinh tế, có sự thay đổi về giátrị, tỷ trọng và cơ cấu trong giai đoạn 2013-2015 Nói chung đến cuối năm 2015 thìvốn huy động ở hai nhóm KH này đều tăng Điều này cho thấy BIDV-BĐ đã cónhững chính sách tích cực trong việc huy động vốn của mình Việc xác định cơ cấuvốn huy động đối với Ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp Ngân hàng duy trìhoạt động ổn định, vừa góp phần xây dựng chính xác chiến lược phát triển lâu dài,đặc biệt là xác định đúng đối tượng KH từ đó có chính sách hợp lý tạo điều kiệnhiệu quả trong hoạt động kinh doanh, cũng như hoạch định chính sách huy độngvốn sao cho có hiệu quả.
2.1.2 Huy động vốn theo loại tiền gửi
Bảng 2.3 Huy động vốn theo loại tiền gửi của BIDV-BĐ giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị tính: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013 2015/2014
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của BIDV-BĐ giai đoạn 2013 – 2015)
Qua số liệu và biểu đồ ở trên ta thấy, cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửitrong giai đoạn 2013-2015 của BIDV-BĐ không có sự thay đổi Tức là huy độngvốn nội tệ vẫn chiếm phần lớn là 98% tỷ trọng huy động vốn và huy động vốn ngoại
tệ vẫn chiếm 2% tỷ trọng trong cả 3 năm Tỷ trọng tiền gửi VND chiếm tỉ trọng lớnhơn ngoại tệ vì thói quen dùng nội tệ của người dân và việc huy động vốn bằngngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế
Tuy nhiên, do tổng huy động vốn cuối kì giai đoạn 2013-2015 tăng nên giá trịhuy động vốn theo loại tiền gửi cũng có sự thay đổi Cụ thể, năm 2014, huy độngvốn bằng nội tệ là 4.802 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng tương đương 6,52% so với năm
2013 Đến cuối năm 2015, con số này là 5.684 tỷ đồng, tức là tăng mạnh 882 tỷ
Trang 26tệ, năm 2013 BIDV-BĐ đạt được 92 tỷ đồng, sang năm 2014 là 98 tỷ đồng, tăng 6
tỷ đồng tương đương 6,52% Bước sang năm 2015, chi nhánh đã huy động được
116 tỷ đồng , tăng 18 tỷ đồng tương đương 18,37% so với năm 2014
Đây là một điều đáng khích lệ đối với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo
và CBNV chi nhánh, điều đó cũng cho thấy xu hướng tốt trong công tác huyđộng vốn của chi nhánh trong thời gian tới Bên cạnh đội ngũ cán bộ nhiệt tình,
có năng lực thì những kết quả mà chi nhánh đạt được trong việc huy động vốn là
do NH nắm bắt được những động thái về nhu cầu của KH, từ đó vận dụng linhhoạt cơ chế lãi suất, đa dạng các hình thức huy động vốn
Từ những kết quả đạt được trên có thể thấy BIDV-BĐ đã có những mụctiêu, hướng hành động cụ thể, chính sách ưu đãi khách hàng phù hợp…để có thểgiữ vững thị phần, khẳng định vị thế là NH hàng đầu của mình trong lòng KH vàđạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngày càng cao
- Đảm bảo tính độc lập của từng cá nhân tham gia
- Phân tách rõ ràng giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay
- Không cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản đảm bảo và uy tín KH mà phảixem xét đến tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh
Trình tự thực hiện
Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
Bước 1: Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn:
- Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng (CBTD) thông tin chokhách hàng các chính sách cho vay mà ngân hàng đang áp dụng, từ đó tư vấn,hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình vay phù hợp Thương thảo sơ bộ các điềukiện vay mà ngân hàng có thể đáp ứng (như: lãi suất, kỳ hạn, điều kiện đảm bảo…)
- Giải thích, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể cách lập hồ sơ vay vốnphù hợp với pháp luật và quy định của ngân hàng, CBTD cần phải liệt kê những
Trang 27giấy tờ mà khách hàng cần phải xuất trình khi làm thủ tục vay vốn Tạo điều kiệntốt nhất cho khách hàng
- Tư vấn và thương thảo điều kiện vay vốn có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiệnthuận lợi cho các bước tiếp theo
Bước 2: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
- Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn: các giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý,phản ánh tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay;phản ánh phương án/dự án vay vốn; phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay
- Khi nhận hồ sơ vay vốn, CBTD cần kiểm tra xem: Bộ hồ sơ đã đủ theo yêucầu hay chưa, có đầy đủ các chữ ký và con dấu xác nhận của các cơ quan có liênquan hay không, các loại giấy tờ có phù hợp nội dung không
- Đối với khách hàng lần đầu tiên vay vốn ở ngân hàng, cần phải xuất trình cácgiấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay; Trong các lần vay sau, khách hàngkhông cần phải xuất trình những giấy tờ trên; tuy nhiên, khi có sự thay đổi về vốnđiều lệ, chủ sở hữu, kế toán trưởng… bên vay cần bổ sung những giấy tờ có liênquan
- CBTD của ngân hàng sẽ chủ động thu thập các giấy tờ phản ánh tình hình tàichính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay định kỳ (1 lần/năm)
ro của NHNN, các hiệp hội ngành nghề liên quan, các ở liên quan trên địa bàn…
- Thẩm định cho vay được tiến hành theo các bước:
Bước1: Thẩm định khách hàng
- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
Trang 28- Phân tích năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vayvốn thông qua hồ sơ do khách hàng cung cấp và thông tin từ những nguồn khác
- Phân tích hoạt động kinh doanh và năng lực của khách hàng: phân tích chấtlượng quản lý, phương thức quản trị doanh nghiệp trong nội bộ, đánh giá năng lựcquản lý của ban lãnh đạo, phân tích chất lượng báo cáo tài chính, chiến lược kinhdoanh…
- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng trong hiện tại và tương lai
Bước 2: Thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng
- Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
- Phân tích tài chính của dự án: Tổng mức đầu tư dự án (Vốn cố định, vốn lưuđộng), nguồn vốn (vốn tự có, vốn vay…), các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra củasản phẩm…
- Đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án: tính toán hiệu quả của dự án dựatrên doanh thu, chi phí của dự án Các chỉ số tài chính: NPV, IRR
- Sau khi thẩm định, CBTD lập tờ trình báo cáo thẩm định
- Báo cáo thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ, trung thực CBTDcần phải trình bày rõ ý kiến của mình về các nội dung:
+ Hồ sơ vay vốn có đầy đủ theo qui định?
+ Tư cách pháp lý của khách hàng vay?
+ Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng hiện nay và dự báotrong tương lai
+ Phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án
+ Phân tích, đánh giá tài sản bảo đảm của khoản vay
+ Dự báo các rủi ro có thể xảy ra
+ Khả năng thu hồi nợ vay theo kế hoạch ( nợ gốc và lãi)?
+ Kết luận: nêu rõ có đồng ý cho vay hay không? Trường hợp đồng ý thìchovay bao nhiêu? Thời hạn cho vay? Lãi suất cho vay? Đảm bảo nợ và các điềukiện vay? Các đề xuất khác nhằm thu hồi vốn vay an toàn?
Quyết định cho vay
Sau khi nhận được tờ trình Báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốncủa phòng tín dụng cung cấp, Giám đốc/ phó giám đốc kiểm tra, đánh giá lại thông