1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiềm năng phát triển mô hình lưu trú hostel tại tp nha trang

107 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Nghiên cứu định tính Được thực hiện qua hình thức phỏng vấn với quy mô mẫu từ 10 khách du lịch đang ở hoặc đã đến Nha Trang, đã từng lưu trú hoặc biết đến hostel ở đây và các chủ kinh d

Trang 1

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

Võ Nữ May May

CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LƯU TRÚ HOSTEL TẠI

TP NHA TRANG

TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

Võ Nữ May May MSSV: 1354010175

CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LƯU TRÚ HOSTEL

Ở TP NHA TRANG

Ngành: Quản trị kinh doanh Chuyên ngành: Du lịch Giảng viên hướng dẫn: TS Hà Thị Thùy Dương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh của

trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức vô cùng

bổ ích, quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận tốt

nghiệp của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Hà Thị Thùy Dương, người

đã định hướng, chỉnh sửa bài và hướng dẫn tôi tận tình để tôi có thể hoàn thành bài

báo cáo của mình

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô

trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cô Hà Thị Thùy Dương

Tôi xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Võ Nữ May May

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

EFA : Phân tích nhân tố khám phá - Exploratory Factor Analysis

KMO : Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tốKaiser-Meyer-Olkin

SPSS : Phần mềm xử lý thống kê – Statistical Package for Social Sciences

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN II

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT III

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ VIII

DANH MỤC BẢNG IX

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Nghiên cứu định tính 2

1.3.2 Nghiên cứu định lượng 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Đối tượng khảo sát 3

1.4.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3

1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 6

Trang 7

2.1 LÝ THUYẾT VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH 6

2.1.1 Khái niệm cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch 6

2.1.2 Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch 6

2.2 LÝ THUYẾT VỀ LOẠI HÌNH LƯU TRÚ HOSTEL 8

2.2.1 Khái niệm về loại hình hostel 8

2.2.2 Các loại phòng ở Hostel 9

2.2.3 Lịch sử hình thành Hostel 11

2.2.4 Đối tượng khách hàng của Hostel 12

2.3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH 12

2.3.1 Khái niệm 12

2.3.2 Đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng du lịch: 12

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch 13

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 18

2.4.1 Lý thuyết hành động hợp lý 18

2.4.2 Lý thuyết về hành vi dự định 19

2.4.3 Mô hình giá trị cảm nhận ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của 20

2.4.4 Nghiên cứu những tác động đến ý định sử dụng lại dịch vụ SPA ở 20

2.4.5 Nghiên cứu sự lựa chọn đối với du lịch homestay ở Tiền Giang (2014) 21

2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22

2.6 PHÁT BIỂU CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 24

2.6.1 Giá cả cảm nhận 24

2.6.2 Hành vi cảm nhận 24

2.6.3 Chất lượng cảm nhận 25

2.6.4 Gía trị cảm xúc 25

2.6.5 Gía trị xã hội 25

2.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 25

Trang 8

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 27

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.2.1 Nghiên cứu định tính 28

3.2.2 Nghiên cứu định lượng 31

3.3 Tóm tắt chương 3 35

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 TIỀM NĂNG DU LỊCH TẠI TP.NHA TRANG 36

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 36

4.1.2 Thực trạng du lịch tại TP.Nha Trang 44

4.1.3 Tình hình hoạt động hostel tại TP Nha Trang 45

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

4.2.1 Mô tả mẫu khảo sát 46

4.2.2 Đánh giá sơ bộ thang đo tin cậy Cronbach’s Alpha 51

4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 51

4.2.4 Thống kê mô tả từng nhân tố 54

4.2.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 56

4.2.6 Kiểm định sự khác biệt về nhu cầu đối với loại hình lưu trú hostel ở Nha Trang theo các đặc điểm cá nhân 61

4.2.7 Bình luận kết quả 66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

5.1 KẾT LUẬN 68

5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 69

5.2.1 Đóng góp về phương pháp nghiên cứu 69

5.2.2 Đóng góp cho doanh nghiệp và cơ quan địa phương 69

Trang 9

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 74

PHỤ LỤC A: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI 74

PHỤ LỤC B: BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT 77

PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 81

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

HÌNH 2.1: FUNTASTIC DANANG HOSTEL 9

HÌNH 2.2: PRIVATE ROOM IN DALAT HOSTEL 11

HÌNH 2.3: MÔ HÌNH THUYẾT HÀNH VI HỢP LÝ TRA 18

HÌNH 2.4: THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH (TPB) 19

HÌNH 2.5: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG 20

HÌNH 2.6: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ SPA 21

HÌNH 2.6: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ LỰA CHỌN HOMESTAY CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở TIỀN GIANG 22

HÌNH 2.5: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 24

HÌNH 3.1: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 27

HÌNH 4.1: BẢN ĐỒ THÀNH PHỐ NHA TRANG 37

BIỂU ĐỒ 4.1 THỐNG KÊ MẪU THEO TIÊU CHÍ GIỚI TÍNH 47

BIỂU ĐỒ 4.2 THỐNG KÊ MẪU THEO TIÊU CHÍ ĐỘ TUỔI 48

BIỂU ĐỒ 4.3 THỐNG KÊ MẪU THEO TIÊU CHÍ THU NHẬP 49

BIỂU ĐỒ 4.4 THỐNG KÊ MẪU THEO TIÊU CHÍ NGHỀ NGHIỆP 49

BIỂU ĐỒ 4.5 THỐNG KÊ MẪU THEO TIÊU CHÍ LOẠI HÌNH LƯU TRÚ 50

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 3.1: NGUỒN GỐC THANG ĐO 28

BẢNG 3.2: BẢNG PHÁT BIỂU THANG ĐO GIÁ CẢ CẢM NHẬN 29

BẢNG 3.3: BẢNG PHÁT BIỂU THANG ĐO HÀNH VI CẢM NHẬN 29

BẢNG 3.4: BẢNG PHÁT BIỂU THANG ĐO CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN 30

BẢNG 3.5: BẢNG PHÁT BIỂU THANG ĐO GIÁ TRỊ XÃ HỘI LƯU TRÚ HOSTEL TẠI NHA TRANG 30

BẢNG 3.6: BẢNG PHÁT BIỂU THANG ĐO GIÁ TRỊ CẢM XÚC 31

BẢNG 3.7: BẢNG PHÁT BIỂU THANG ĐO NHU CẦU LƯU TRÚ HOSTEL TẠI NHA TRANG 31

BẢNG 4.1: THÔNG TIN MẪU KHẢO SÁT 47

BẢNG 4.2: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA 51

BẢNG 4.3: BẢNG HỆ SỐ TẢI NHÂN TỐ TRONG PHÂN TÍCH EFA 53

BẢNG 4.4: COMPONENT MATRIXA 54

BẢNG 4.5: THỐNG KÊ MÔ TẢ THÀNH PHẤN NHÂN TỐ GIÁ CẢ CẢM NHẬN 54

BẢNG 4.6: THỐNG KÊ MÔ TẢ THÀNH PHẤN NHÂN TỐ HÀNH VI CẢM NHẬN 55

BẢNG 4.7: THỐNG KÊ MÔ TẢ THÀNH PHẤN NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN 55

BẢNG 4.8: THỐNG KÊ MÔ TẢ THÀNH PHẤN NHÂN TỐ GIÁ TRỊ XÃ HỘI 56

Trang 12

BẢNG 4.10: MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ 57 BẢNG 4.11: BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 58

BẢNG 4.12 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA GIỮA NHU CẦU LƯU TRÚ

HOSTEL CỦA CÁC NHÓM KHÁCH DU LỊCH CÓ GIỚI TÍNH KHÁC NHAU 61

BẢNG 4.13 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA GIỮA NHU CẦU LƯU TRÚ

HOSTEL CỦA CÁC NHÓM KHÁCH DU LỊCH CÓ ĐỘ TUỔI KHÁC NHAU 62

BẢNG 4.14 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA GIỮA NHU CẦU LƯU TRÚ

HOSTEL CÓ THU NHẬP KHÁC NHAU 64 BẢNG 4.15 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA GIỮA NHU CẦU LƯU TRÚ

HOSTEL CÓ NGHỀ NGHIỆP KHÁC NHAU 65

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một số các quốc gia Du lịch không những góp phần nâng cao đời sống vật chất mà con giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền với nhau Bước vào thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa vấn

đề phát triển du lịch sao cho xứng với vị trí và vai trò của ngành du lịch lại càng trở nên cần thiết Những năm gần đây hoạt động du lịch diễn ra rất sôi động và có những đóng góp tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam Không chỉ đẹp về mặt cảnh sắc tự nhiên gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, những bờ biển trong xanh, bãi cát trắng, nắng vàng như biển Dốc Lết, bãi Dài, Hòn Chồng, Hòn Mun,… Nha Trang còn thu hút du khách bởi khí hậu ôn hòa, nét văn hóa đặc sắc cũng như ẩm thực vô cùng phong phú ở nơi đây Tính đến trong tháng 2/2017, tổng lượng khách đến với Nha Trang là 425,785 lượt trong đó khách quốc tế là 167,989 lượt, khách nội địa là 440,746 lượt1

Nha Trang có rất nhiều cơ sở lưu trú với nhiều loại hình đa dạng, theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tính đến thời điểm 2016, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có

572 cơ sở lưu trú du lịch với 16.146 phòng Trong đó, có 8 khách sạn 5 sao với 1.329 phòng, 9 khách sạn 4 sao với 1.719 phòng, 40 khách sạn 3 sao với 2.990 phòng,… Song ở Nha Trang vẫn chưa có đủ cơ sở lưu trú đáp ứng được nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng đặc biệt là khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng trẻ tuổi Loại hình hostel là mô hình lưu trú rất phổ biến tại các quốc gia phương Tây dành cho giới trẻ thích đi du lịch, khám phá với ngân sách khiêm tốn

1 Theo báo cáo thống kê quốc tịch khách tháng 02/2017 của Sở Khánh Hòa

Nguồn: http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=3003

Trang 14

Với không gian vừa đủ, giá rẻ và có nhiều cơ hội giao lưu, hostel đang dần trở thành

mô hình nhà nghỉ thu hút các bạn trẻ thích đi du lịch, khám phá Song loại hình này hiện nay chưa được khai thác hiệu quả và được sử dụng phổ biến tại Thành phố Nha Trang Với mong muốn tìm hiểu và nhân rộng loại hình lưu trú này hơn nữa nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài tiềm năng phát triển mô hình lưu trú hostel tại Thành phố Nha Trang

1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích về thực trạng du lịch và tình hình hoạt động của loại hình lưu trú hostel tại TP Nha Trang, tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch về loại hình này từ đó xác định tiềm năng và hướng khai thác hợp lý, mở rộng và phát triển đa dạng các loại hình lưu trú ở Nha Trang, đáp ứng nhu cầu lưu trú khác nhau của từng loại đối tượng khách hàng, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về loại hình lưu trú hostel

• Đánh giá tiềm năng du lịch ở Nha Trang

• Tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch với loại hình hostel

• Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển hostel ở Nha Trang

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Nghiên cứu định tính

Được thực hiện qua hình thức phỏng vấn với quy mô mẫu từ 10 khách du lịch đang ở hoặc đã đến Nha Trang, đã từng lưu trú hoặc biết đến hostel ở đây và các chủ kinh doanh hostel ở địa bàn thành phố để tìm ra được nhu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn lưu trú tại hostel của khách du lịch Thông qua cuộc đàm thoại, nơi mà kiến thức/ý kiến được xây dựng/thu thập thông qua sự tương tác giữa một người phỏng vấn và người/nhóm người được phỏng vấn, có thể thu thập thông tin chi tiết hơn từ đối tượng muốn nghiên cứu Từ đó đưa ra được mô hình đề

Trang 15

xuất và thang đo sơ bộ Địa điểm phỏng vấn được lựa chọn dựa vào những địa điểm tập trung khách du lịch

1.3.2 Nghiên cứu định lượng

Bảng khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo được hiệu chỉnh từ kết quả của nghiên cứu định tính, từ đó tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu Với kích thước mẫu

đề xuất là 300 quan sát,số liệu sẽ được xử lý thông qua SPSS theo các giai đoạn như sau: Kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, xây dựng phương trình hồi quy đa biến và phân tích tương quan với mức ý nghĩa 5% để xác định được nhu cầu của khách du lịch với loại hình hostel Phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết có hay không sự khác nhau về quyết định chọn loại hình hostel theo các đặc điểm cá nhân

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về nhu cầu chọn cơ sở lưu trú du lịch của khách du lịch khi đến với Nha Trang và nghiên cứu tiềm năng du lịch để phát triển được loại hình lưu trú hostel

ở Thành phố này

1.4.2 Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu khách du lịch trong nước và quốc tế đã hoặc đang du lịch đến Thành phố Nha Trang và có biết về loại hình lưu trú hostel ở đây

1.4.3 Phạm vi nghiên cứu

 Đề tài chỉ nghiên cứu nhu cầu lưu trú của khách du lịch đã từng đến hoặc đang

du lịch tại Thành phố Nha Trang, đồng thời đã từng lưu trú ở hostel hoặc biết đến loại hình lưu trú này

 Việc chọn mẫu nghiên cứu tập trung vào đối tượng tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Thông qua bài nghiên cứu giúp cho bộ phận phát triển du lịch ở thành phố Nha Trang có thể xác định rõ hơn về tiềm năng phát triển mô hình lưu trú hostel ở địa phương,bên cạnh đó hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch từ đó có thể

Trang 16

khai thác có hiệu quả thế mạnh du lịch và xây dựng chiến lược marketing phù hợp cho

du lịch địa phương Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ trở thành tiền đề cho địa phương tự triển khai thêm các nghiên cứu tiếp theo của mình Để từ đó có thể xây dựng các chiến lược phù hợp để phát triển, nâng cao thêm về các loại hình dịch vụ du lịch thu hút thêm lượng lớn khách du lịch đến đây tạo nên sự đa dạng cho các loại hình lưu trú tại Nha Trang, góp phần cho sự phát triển về du lịch của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung

1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bố cục của nghiên cứu này được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài, ý nghĩa khoa học của nghiên cứu và kết cấu của đề tài

Chương 2: Cơ sở thực tiễn – lý thuyết nghiên cứu

Giới thiệu cơ sở thực tiễn và lý thuyết về mô hình lưu trú hostel, lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch và lựa chọn loại hình lưu trú du lịch của du khách

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu phương pháp nghiên cứu, giới thiệu mô hình, phương pháp thu nhập

dữ liệu

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Mô tả, phân tích thống kê dữ liệu, kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu, xác định yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở lưu trú du lịch của du khách

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trang 17

Tổng kết vấn đề nghiên cứu, đưa ra những nhận định và đề xuất nhân rộng loại hình lưu trú hostel ở TP Nha Trang để đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

Chương 2 giới thiệu về loại hình lưu trú hostel và nhu cầu của khách du lịch với việc lưu trú du lịch Xem xét các lý thuyết có liên quan để xây dựng một mô hình khái niệm nhằm kiểm tra và xác định tiềm năng phát triển mô hình lưu trú hostel ở Nha Trang

2.1 LÝ THUYẾT VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

2.1.1 Khái niệm cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng phòng và cung ứng các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu (Trang

10 – Luật du lịch Việt Nam)

Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch

2.1.2 Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch

2.1.2.1 Khách sạn

Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ mười buồng phòng ngủ trở lên, kinh doanh các dịch vụ cho thuê buồng ngủ (đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tiện nghi), dịch vụ ăn uống và cách dịch vụ cần thiết khác phục vụ nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ, chữa bệnh, hội họp và tiêu khiển,… cho khách lưu trú và sử dụng dịch vụ Chất lượng và sự đa dạng của các loại hình dịch vụ được cung cấp tùy thuộc vào thứ hạng của khách sạn

2.1.2.2 Khách sạn ven đường (Motel) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển

và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch (Theo Luật du lịch về lưu trú

du lịch)

2.1.2.3 Làng du lịch (Tourism village)

Trang 19

Làng du lịch là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại

cơ sở lưu trú khác như căn hộ, bungalow và bãi cắm trại, được xây dựng ở những nơi

có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch (Theo Luật du lịch về lưu trú du lịch)

2.1.2.4 Lều trại (Camping) Lều trại là một thể loại cở sở lưu trú du lịch, thường được xây dựng ở những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên Đặc trưng của lều trại là được tạo thành bởi những vật liệu kém bền chắc, có tính di động cao và thường được quy hoạch thành khu riêng biệt Căn cứ vào quá trình phát triển của lều trại từ trước đại chiến thế giới thứ II đến nay,

có nhiều loại lều trại như lều trại hoang dã, lều trại có chủ, lều trại kinh doanh, lều trại tại nhà…

Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7796:2009, của Tổng cục du lịch Việt Nam,

“Bãi cắm trại du lịch (tourist camping site) là khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại” Đơn vị trại (camping unit) là “một khoảnh đất dựng lều cho hai người hoặc cho một phòng ngủ di động (caravan) cho bốn người hoặc một phòng ngủ trong nhà xây cố định tại bãi cắm trại”

2.1.2.5 Căn hộ du lịch (Tourist apartment) Căn hộ du lịch là những căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Được gọi là khu căn hộ du lịch khi có

từ 10 căn hộ du lịch trở lên Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7798: 2009 của Tổng cục

du lịch Việt Nam, căn hộ du lịch được xếp thành hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch (ĐC) và hạng cao cấp (CC) Căn hộ du lịch được xếp hạng dựa trên các yêu cầu chung như: vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi; dịch vụ và mức

độ phục vụ; người quản lý và nhân viên phục vụ, bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 20

Biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7798: 2009 của Tổng cục du lịch Việt Nam, căn hộ du lịch được xếp thành hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch (ĐC) và hạng cao cấp (CC) Căn hộ du lịch được xếp hạng dựa trên các yêu cầu chung như: vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi; dịch vụ

và mức độ phục vụ; người quản lý và nhân viên phục vụ, bảo vệ môi trường, an ninh,

an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.2.7 Nhà nghỉ du lịch (Tourist guest house) Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7799: 2009 của Tổng cục Du lịch Việt Nam:

“Nhà nghỉ du lịch là cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách

du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Theo đó, nhà nghỉ du lịch được phân thành hai loại: nhà nghỉ có dưới mười buồng ngủ và nhà nghỉ

có từ mười buồng ngủ trở lên

Ngoài ra trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7798:2009 của Tổng cục Du lịch Việt Nam còn có Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) Theo đó “Nhà ở

có phòng cho khách thuê là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”

2.2 LÝ THUYẾT VỀ LOẠI HÌNH LƯU TRÚ HOSTEL

2.2.1 Khái niệm về loại hình hostel

Hostel có hai nghĩa, một là kí túc xá sinh viên, hai là nhà trọ cho những khách

du lịch có túi tiền khiêm tốn – đa phần là những người trẻ, quen thuộc với hình ảnh ba

lô trên lưng Thông thường, các hostel rất an ninh, nằm ở khu vực trung tâm thành phố, rẻ tiền và đặc biệt là gắn liền với hình thức chia phòng Một phòng hostel có thể cho từ 4 đến 12 người thuê

Những căn phòng nhiều giường tầng là điểm đặc trưng nhất của hostel Các tiện nghi như phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp và một số khu vực giải trí (bàn bi-da, phòng

Trang 21

đọc sách…) cũng phải được chia sẻ lẫn nhau Thông thường các hostel còn có dịch vụ giặt khô và Internet Tại một số hostel, bạn phải mua thẻ để dùng Internet nếu có nhu cầu sử dụng lâu Một số hostel còn có phòng ngủ riêng cho hai người

Hình 2.1 minh họa hình ảnh về loại hình hostel phổ biến, ở đây là hostel Funtastic ở Thành phố Đà Nẵng

Hình 2.1: Funtastic Danang Hostel

Nguồn: dulich24.com.vn

Ở hostel thường sẽ không có những người phục vụ bưng bê hành lý cho như tại các khách sạn 5 sao (mà chỉ có hầu phòng đến dọn vệ sinh khi mọi người đã ra ngoài hết) Các đồ dùng cá nhân cũng phải chuẩn bị từ trước, thậm chí cả kem đánh răng và bàn chải Không có tủ lạnh ở trong phòng, nếu muốn mua gì phải xuống tiền sảnh hoặc bàn

lễ tân Tivi, máy nghe nhạc hay các tiện ích sang trọng khác tất nhiên cũng vắng mặt tại đây

2.2.2 Các loại phòng ở Hostel

Trong lĩnh vực công nghiệp, thuật ngữ “hostel” thường ám chỉ loại hình lưu trú

rẻ tiền, phòng tập thể giúp tiết kiệm ngân sách cho khách du lịch ba lô Ngày nay, hostel phát triển đa dạng hơn về các loại hình dịch vụ, bên cạnh những phòng tập thể

Trang 22

còn có có thêm những phòng riêng với đầy đủ tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch Ngoài ra gần đây cũng chú trọng hơn đến không gian thiết kế

2.2.2.1 Phòng tập thể (Dorm) Phòng dorm viết tắt của từ dormitory (nhà tập thể) là một phòng có nhiều giường thường là giường tầng, khách hàng có thể đặt phòng theo cá nhân hoặc theo nhóm, bên cạnh đó khách chỉ cần trả tiền cho giường của họ hơn là trả cho cả căn phòng

Với phòng tập thể thì bạn phải ở chung với những vị khách khác, phòng thường chứa từ 4 đến 20 giường hoặc hơn Ngoài ra, ở một vài hostel còn có phòng tập thể riêng cho nam và nữ Những người dưới 18 tuổi không thể ở trong dorm dù cho họ đi

du lịch với người lớn, tuy nhiên thường không hạn chế tuổi khi ở phòng riêng Phòng tập thể rẻ hơn phòng riêng và phù hợp hơn cho những khách du lịch trẻ tuổi có cơ hội giao lưu, làm quen thêm nhiều bạn đồng hành mới thông qua việc chia sẻ phòng với

họ

2.2.2.2 Phòng riêng (Private room) Những năm trước đây, các hostel truyền thống chủ yếu chỉ có loại phòng tập thể, hầu hết những hostel bây giờ đều có thêm loại phòng riêng gồm có 2 đến 4 giường được trang bị riêng phòng vệ sinh, nhà tắm,… như những khách sạn bình thường

Hình 2.2 minh họa hình ảnh về loại phòng riêng (private room) trong Hostel ở Thành Phố Đà Lạt Phòng được trang bị tiện nghi như gồm 2 giường riêng thích hợp cho số lượng từ 2 đến 4 người, một tủ quần áo và một nhà vệ sinh riêng

Trang 23

Hình 2.2: Private room in Dalat Hostel

Nguồn: homeaway.com.vn

2.2.3 Lịch sử hình thành Hostel

Nhà tập thể dành cho thanh niên đầu tiên được Richard Schirrmann thành lập

vào khoảng năm 1909 Schirrman là giáo viên người Đức, ông thường tổ chức những

chuyến đi hay những chuyến viếng thăm với sinh viên của ông ấy Một trong những

chuyến đi chơi này thì có một lần có một trận mưa đột ngột kéo đến nên ông và học trò

phải trú vào trong một trường học trống Đúng lúc ấy Schirrman nảy sinh ý tưởng là

dùng trường học trống này làm nơi để lưu trú trong kì nghỉ giống như là ở nhà nghỉ

cho những sinh viên của ông đang đi du lịch đến vùng quê Ý tưởng ấy lan rộng nhanh

chóng và vào những năm thập niên 30 có hơn 2000 hostels được xây dựng ở Đức Loại

hình này sau đó lan rộng đến phần còn lại của Châu Âu, sau khi hội nghị quốc tế quan

trọng diễn ra vào năm 1932, loại hình này phát triển đến cả Mỹ và một số quốc gia

khác, Liên đoàn quốc tế nhà tập thể dành cho thanh niên (International Youth Hostel

Federation) đã được thành lập với mong muốn cung cấp nơi lưu trú rẻ cho những

khách du lịch trẻ tuổi Theo thời gian, khái niệm hostel được mở rộng, đáp ứng cho

khách du lịch ở mọi lứa tuổi, cung cấp chỗ ở thoải mái, giá rẻ và không khí duy nhất

Trang 24

2.2.4 Đối tượng khách hàng của Hostel

Hầu hết khách lưu trú tại hostel chủ yếu là khách hàng trẻ tuổi, khách hàng ba

lô thường trong độ tuổi từ 18 đến 30 hoặc có thể nằm trong khoảng từ 15 đến 60 với ngân sách hạn hẹp thường có xu hướng đi du lịch trong thời gian dài, không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị tiện nghi, thích phòng với mức giá thấp và họ ít quan tâm căn phòng sang trọng hơn so với khách du lịch thông thường.Họ thường du lịch bằng tàu,

xe hay thậm chí đi nhờ xe để tìm kiếm những trải nghiệm mới

Có hai lý do mà khách du lịch ba lô thường chọn ở hostel thay vì ở khách sạn

đó là tiết kiệm được tiền khi vẫn có được chỗ lưu trú rẻ nhất ngay trong thành phố Ngoài ra họ còn có cơ hội gặp gỡ, kết bạn với những người khách du lịch khác đến từ khắp nơi trên thế giới

2.3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH

2.3.1 Khái niệm

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ Hay nói cách khác, hành vi bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng

Người tiêu dùng du lịch là người mua sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu

và mong muốn cá nhân Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm du lịch do quá trình sản xuất tạo ra Người tiêu dùng du lịch có thể là một cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người

Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ

2.3.2 Đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng du lịch:

 Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

 Phong phú và đa dạng về mong muốn, sức mua và các đặc điểm khác trong khi mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch

Trang 25

 Liên tục thay đổi thị hiếu trong tiêu dùng sản phẩm du lịch do tác động của môi trường và điện sống

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch

Quyết định mua của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố: Nhóm 1: Nhân tố xã hội bao gồm: Tầng lớp xã hội, nhóm tham khảo và gia đình

Nhóm 2: Nhân tố văn hóa

Nhóm 3: Nhân tố cá nhân bao gồm: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế - thu nhập, phong cách sống, cá tính

Nhóm 4: Nhân tố tâm lý bao gồm: động cơ, nhận thức, thái độ

2.3.3.1 Nhóm nhân tố xã hội

2.3.3.1.1 Tầng lớp xã hội

Tầng lớp xã hôi (giai tầng hoặc phân tầng xã hội) được hiểu là những nhóm tương đối bền chặt và đồng nhất của một xã hội trong đó bao gồm các cá nhân hoặc nhiều gia đình cùng nhau chia sẻ những hệ thống giá trị chuẩn mực, lối sống, sở thích

và hành vi mà dựa vào đó có thể phân loại và lập thành nhóm, tạo ra sự khác biệt với những nhóm kia Tầng lớp xã hội phân chia các thành viên trong xã hội vào một trật tự sắp xếp thứ bậc với tình trạng địa vị khác biệt nhất định, vì vậy các thành viên của một giai tầng có địa vị tương đối giống nhau trong khi những thành viên của tất cả các nhóm khác sẽ ở tình trạng địa vị cao hơn hoặc thấp hơn

Trong tiêu dùng du lịch tầng lớp trên trung lưu có mong muốn cao hơn và dễ dàng hơn cho việc tiêu dùng du lịch, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng cao Thương hiệu, sản phẩm du lịch phải phù hợp với đẳng cấp của họ

2.3.3.1.2 Nhóm tham khảo

Trong marketing, nhóm tham khảo được định nghĩa là “những nhóm người có ảnh hưởng tới việc hình thành nên thái độ, nhận thức và hành vi của khách hàng với

Trang 26

là những nhóm người mà khách hàng tham khảo ý kiến khi hình thành nên thái độ và quan điểm của mình Mỗi người có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhóm tham khảo khác nhau khi họ đóng các vai trò hoặc tham gia vào các nhóm khác nhau trong xã hội

Nhóm tham khảo thường có một quyền lực nào đó với các thành viên trong nhóm Những nguồn khác nhau của quyền lực xã hội tác động trong những tình huống nhóm tham khảo xã hội khác nhau: quyền tặng thưởng, quyền cưỡng chế, quyền chính danh, quyền chuyên gia và quyền dẫn chứng

2.3.3.1.3 Gia đình

Gia đình gồm một nhóm các thành viên có mối quan hệ nhất định về mặt hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng, được xã hội và pháp luật thừa nhận, cùng chung sống một cách lâu dài và ổn định Các thành viên trong gia đình (bố, mẹ, con, anh, chị em) có tác động mạnh mẽ đến quyết định chuyến đi và lựa chọn điểm đến cũng như độ dài thời gian, thời điểm đi du lịch và các dịch vụ hàng hóa trong quá trình du lịch của

du khách Quy mô của hộ gia đình, thu nhập, địa vị xã hội,… có ảnh hưởng quyết định tới hành vi tiêu dùng du lịch của mỗi thành viên

2.3.3.2 Nhóm nhân tố văn hóa Theo Linton R, Văn hóa là tổng thể cấu trúc hành vi được biểu hiện cụ thể hay

ẩn dụ mà các cá nhân trong một xã hội lĩnh hội và truyền tải thông qua trung gian là các giá trị, biểu tượng, niềm tin, truyền thống, chuẩn mực

Theo Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu… những yếu tố xác định những đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn hóa là sự tổng hợp của mọi hình thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra và nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn

Trang 27

Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một người Sự cảm nhận, sự ưa thích, thói quen, tác phong, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm và tiêu dùng chứa đựng bản sắc văn hóa Các nhà marketing luôn cố gắng tìm hiểu những giá trị văn hóa và sự biến chuyển của nó qua từng thời kì

vụ tham quan, mua sắm,…

2.3.3.3.2 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất sản phẩm du lịch mà khách

du lịch lựa chọn trong quá trình ra quyết định Ngoài các hàng hoá liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, khách hàng với nghề nghiệp khác nhau cũng tiêu dùng khác nhau Do vậy, nhà tiếp thị cần tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng với các nghề nghiệp khác nhau như: Công nhân, nông dân, công chức, trí thức, giới nghệ sĩ, nhà quản lý kinh doanh, nhà chính trị

2.3.3.3.3 Tình trạng kinh tế - thu nhập

Việc thực hiện chuyến du lịch của cá nhân phụ thuộc vào khả năng kinh tế và

hệ thống giá cả của sản phẩm du lịch Thu nhập là một phần của tình trạng kinh tế, nó quyết định việc khách du lịch có thực hiện chuyến đi hay không và chi phí bao nhiêu cho chuyến đi

2.3.3.3.4 Cá tính

Trang 28

Cá tính được xác định như là những đặc trưng tâm lý bên trong xác định và phản ánh việc một người đáp lại các kích thích từ môi trường xung quanh ra sao Những đặc tính cá nhân ăn sâu mà chúng ta gọi là cá tính rất có khả năng ảnh hưởng tới sự lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của cá nhân

2.3.3.4 Nhóm nhân tố tâm lý

2.3.3.4.1 Động cơ

Theo Leon G.Schiffman và Leslie Lazar Kanuk, động cơ là động lực bên trong mỗi cá nhân thúc đẩy họ hành động Động lực này được sản sinh bởi trạng thái căng thẳng do nhu cầu chưa được thỏa mãn

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong định nghĩa động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó Việc thỏa mãn nhu cầu giúp giảm trạng thái căng thẳng, làm cho nó không là động cơ Tuy nhiên đến một lúc nào đó, nhu cầu ấy lại trở nên đủ mạnh và tiếp tục là động cơ để người ta hành động

Từ gốc độ tiêu dùng du lịch đọng cơ được tạo ra bởi nội lực (lực đẩy) và ngoại lực (lực kéo), tính hấp dẫn của nơi đến du lịch Động cơ đi du lịch là nội lực sinh ra từ các đặc điểm tâm lý (nhận thức, trạng thái tâm lý, nhu cầu du lịch, cá tính,…) của cá nhân Nội lực này thúc đẩy và duy trì hoạt động của cá nhân, làm cho hoạt động này diễn ra theo đúng mục tiêu đã định Động cơ đi du lịch là nguyên nhân gây ra hành vi

Trang 29

mua và là kết quả của hành vi mua sản phẩm du lịch Động cơ đi du lịch là lực thúc đẩy hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu du lịch của cá nhân

Động cơ chính là nhu cầu nhưng cường độ đòi hỏi được thỏa mãn ở mức cao, là động lực nội sinh mãnh mẽ cho hành vi của con người, hướng con người vào mục tiêu

và những phương hướng nhất định Động cơ chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi cũng như kết quả của hành vi

2.3.3.4.2 Nhận thức

Nhận thức là tập hợp những thông tin được thu thập, xử lý và lưu trữ trong bộ nhớ Lượng thông tin càng nhiều, được tổ chức càng hợp lý, khách hàng càng có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, khi đó trình độ nhận thức của khách hàng càng cao (và ngược lại) Những thông tin mà khách hàng sử dụng trên thị trường để đánh giá và mua sắm thể hiện là trình độ nhận thức của khách hàng

Trình độ nhận thức của khách hàng có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi mua hàng của họ Trên thực tế, những gì khách hàng mua, địa điểm và thời gian mua phụ thuộc không nhỏ vào trình độ nhận thức của họ Khách hàng càng có nhận thức đầy đủ

về sản phẩm, việc mua của họ càng dễ dàng Đồng thời, những sản phẩm được mua càng có khả năng thỏa mãn tốt nhu cầu và ước muốn của họ

2.3.3.4.3 Thái độ

Thái độ của người tiêu dùng thường được hiểu một cách đơn giản là tổng thể những đánh giá của người tiêu dùng về một đối tượng, do vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí của đối tượng đó

Đối với du lịch, thái độ của người tiêu dùng du lịch đối với sản phẩm du lịch là tổng hợp quan điểm, lòng tin, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm du lịch Trên cơ sở này người tiêu dùng duy trì mối quan hệ của mình với sản phẩm, đồng thời đưa ra những đánh giá, lựa chọn và hành động đối với sản phẩm

Trang 30

Tóm lại, các yếu tố trên tác động đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch từ đó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại hình dịch vụ của khách du lịch

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.4.1 Lý thuyết hành động hợp lý

Thuyết hành động hợp lý TRA được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975

và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vưc nghiên cứu tâm lí xã hội Lý thuyết này cho thấy mối quan hệ giữa ý định và hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó Trong đó, chuẩn mực chủ quan được đánh giá thông qua hai yếu

tố cơ bản là mức độ ảnh hưởng từ thái độ của những người có liên quan tới việc mua sản phẩm, thương hiệu của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người liên quan Thái độ của những người liên quan càng mạnh và mối quan hệ với những người liên quan ấy càng gần gũi thì xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng nhiều

Trên thực tế, thuyết TRA này dự báo hiệu quả những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người, theo đó dự báo được sự hình thành xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với đa dạng sản phẩm, dịch vụ khác nhau Mô hình TRA được trình bày như Hình 2.1

Hình 2.3: Mô hình thuyết hành vi hợp lý TRA

Nguồn: Davis, Bagozzi và WarSPaw, 1989

Ý định hành vi Thái độ

Chuẩn mực chủ quan

Trang 31

2.4.2 Lý thuyết về hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991)

Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện Nhân tố thứ hai

là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn

có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi

Trang 32

2.4.3 Mô hình giá trị cảm nhận ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của

khách hàng

Sweeney and Soutar (2001) xác định bốn nhân tố tương tác nhau của giá trị cảm nhận tác động đến hành vi lựa chọn của khách hàng là giá trị chất lượng, giá trị tính theo giá cả, giá trị xã hội và giá trị cảm xúc Với 12 biến quan sát được đề xuất như sau2:

Hình 2.5: Mô hình đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng

2.4.4 Nghiên cứu những tác động đến ý định sử dụng lại dịch vụ SPA ở Indonesia

Rini Setiowati và Andradea Putri (2012) thuộc trường Đại học Bina Nusantara, Jakarta, Indonesia đã đưa ra 5 yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ SPA gồm: Chất lượng, Phản ứng cảm xúc, Giá cả, Giá trị hành vi, Danh tiếng Nhóm tác giả đã khảo sát thử với 30 khách hàng và nghiên cứu chính thức với 150 khách hàng là phụ

nữ sống ở Jakarta, khu vực xung quanh (Bogor, Depok, Tangerang, Bekaci…), và các SPA (Gaya Spa, Zen Spa và Bale – Bale Spa)3

2 Sweeney and Soutar (2001), “Consumer perceived value: The development of a multiple item scale”, Journal of Retailing, No.77, pages 203 - 220

3 Rini Setiowati and Andradea Putri (2012), “The Impact of Perceived Value on Customer Satisfaction, Loyalty, Recommendation and Repurchase An Empirical Study of Spa Industryin Indonesia”,

International conference on Trade tourism and management, Bangkok, Thailand, pages 156 - 160

Trang 33

Hình 2.6: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ SPA 2.4.5 Nghiên cứu sự lựa chọn đối với du lịch homestay ở Tiền Giang (2014)

Đối với bài nghiên cứu này tác giả Nguyễn Thạnh Vượng đã đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du lịch về loại hình homestay ở Tiền Giang Phương pháp nghiên cứu định lượng đã được thực hiện trong nghiên cứu này bằng cách phân phát bản câu hỏi trực tiếp đến 420 du khách du lịch đến Tiền Giang trong đó 405 mẫu đạt tiêu chuẩn Nghiên cứu đã phát hiện ra các yếu tố về môi trường homestay, chất lượng phục vụ, an toàn, an ninh trật tự, dễ tiếp cận đến khách hàng, cơ

sở vật chất là những yếu tố quan trọng trong việc dự đoán quyết định lựa chọn homestay của khách du lịch

Trang 34

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu sự lựa chọn homestay của khách du lịch ở

Tiền Giang

Nguồn: Nguyễn Thạnh Vượng (2014) Hostel là loại hình lưu trú du lịch tuy đã ra đời và phát triển khá lâu ở các nước phương Tây song ở Việt Nam và đặc biệt ở Nha Trang thì đây là loại hình còn mới vì thế nên chưa có nhiều nghiên cứu về hostel trước đây Vì thế tác giả ngoài những bài nghiên cứu trên, tác giả còn tham khảo những bài nghiên cứu về loại hình hostel ở nước ngoài để hiểu rõ hơn về loại hình lưu trú này như: “The role of hostels and temporary accommodation” của tác giả Volker Busch – Geertsema and Ingid Sahlin;

“Developing a european youth hostel concept in Vietnam “ của nhóm sinh viên thuộc Lahti University of Applied Sciences, Phần Lan Bên cạnh đó, để tìm hiểu về nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình hostel ở TP Nha Trang tác giả đã tham khảo những tài liệu nghiên cứu về hành vi của khách du lịch như: “Understanding behaviour of cultural tourists” của tác giả Rami Issac PhD

2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Để có thể tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình lưu trú hostel cũng như xây dựng được mô hình nghiên cứu chắc chắn với bảng câu hỏi được thiết kế dùng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo Trước tiên, nhóm tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận tay đôi gồm 10

Môi trường homestay

Trang 35

khách du lịch đang lưu trú tại các hostel ở Thành phố Nha Trang Với các câu hỏi gạn lọc và thảo luận được trình này trong buổi phỏng vấn trên nhằm thu nhận thêm thông tin giúp nhận biết suy nghĩ của khách du lịch về các yếu tố nền tảng trong mô hình được chọn cũng như bổ sung thêm vào mô hình các yếu tố phù hợp khác Từ đó xây dựng tiếp theo mô hình nghiên cứu đề nghị tổng hợp từ các yếu tố sẵn có cũng như bổ sung thêm.Bảng câu hỏi không có sự hướng dẫn trả lời mà các câu trả lời đều dựa trên quan điểm cá nhân của từng người tham gia trong cuộc thảo luận nhóm nhằm khách quan khám phá những thái độ, niềm tin, động cơ của từng cá nhân về vấn đề Kết quả thảo luận nhóm như sau:

• Hầu hết các khách du lịch được phỏng vấn đều chọn lưu trú tại hostel khi đi du lịch

• Họ đặc biệt quan tâm đến giá cả vì nó giúp họ tiết kiệm chi phí khi đi du lịch

• Họ chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh khi chọn hostel hoặc họ chọn hostel vì ý thích cá nhân của họ và vì hostel phù hợp với điều kiện của họ hiện tại

• Họ thích lưu trú ở hostel vì những cái tiện ích của loại hình này như vị trí thuận tiện, không gian trang trí,…

• Họ cảm thấy hài lòng và an tâm khi lưu trú tại hostel

Ngoài ra họ thích ở hostel vì nó tạo cho họ cơ hội để giao lưu kết bạn và tìm hiểu được nhiều nền văn hóa khác nhau

Dựa vào những cơ sở lý thuyết về hành vi khách du lịch, các bài nghiên cứu trước đây

và kết quả từ nghiên cứu định tính, tác giả đề ra mô hình nghiên cứu những tác động đến nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình hostel ở Nha Trang gồm 5 nhân tố được hình thành Đó là giá cả cảm nhận, hành vi cảm nhận, chất lượng cảm nhận, giá trị xã hội và giá trị cảm xúc Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS với biến phụ thuộc Y là biến nhu cầu khách du lịch đối với loại hình lưu trú hostel Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Trang 36

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.6 PHÁT BIỂU CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.6.1 Giá cả cảm nhận

Giá cả là chi phí mà người tiêu dùng phải trả để có được sản phẩm, dịch vụ

mong muốn So với các loại hình lưu trú khác, hostel có giá khá rẻ nên được rất nhiều khách du lịch trẻ tuổi và khách tây ba lô chọn để lưu trú Khách sẽ cảm thấy tiết kiệm được chi phí du lịch khi ở hostel Từ đó giả thuyết đầu tiên được đề cập là:

H1: Gía cả có tác động dương đến nhu cầu lưu trú hostel ở Nha Trang

2.6.2 Hành vi cảm nhận

Hành vi cảm nhận là những suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng trong quá trình tiêu dùng sản phẩm dịch vụ Hành vi khách du lịch thường bị tác động bởi những yếu tố như ý kiến của nhóm tham khảo, từ gia đình, từ thái độ, tính cách và phong cách Từ đó giả thuyết thứ hai được đề cập là:

H2: Hành vi cảm nhận tác động dương đến nhu cầu lưu trú hostel ở Nha Trang

Giá cả cảm nhận

Hành vi cảm nhận

Chất lượng cảm nhận

Nhu cầu khách du lịch với loại hình hostel Giá trị xã hội

Giá trị cảm xúc

Trang 37

2.6.3 Chất lượng cảm nhận

“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn” (ISO 8402) Theo định nghĩa chất lượng từ góc độ hành vi khách hàng, có ba khái niệm được đưa ra: cảm nhận về chất lượng, chất lượng dựa trên kỹ thuật sản xuất và chất lượng khách quan (Zeithaml, 1988) Tuy loại hình hostel có mức giá thấp nhưng vẫn mang lại cho khách

du lịch những giá trị cảm nhận hostel về không gian trang trí, cơ sở vật chất, môi trường nhằm mang đến sự hài lòng, thoải mái cho khách du lịch Từ đó giả thuyết thứ

H5: Gía trị xã hội tác động dương đến nhu cầu lưu trú hostel ở Nha Trang

2.6.5 Gía trị cảm xúc

Giá trị cảm xúc là những cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra Khách du lịch thường có những đánh giá, cảm nhận riêng của họ đối với loại hình mà họ lưu trú, từ đó quyết định họ có muốn lưu trú tại đó nữa không Giả thuyết thứ tư được đề cập là:

H4: Giá trị cảm xúc tác động dương đến nhu cầu lưu trú hostel ở Nha Trang

2.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một số cơ sở lý thuyết về cơ sở lưu trú du lịch, lý thuyết

về loại hình hostel và hành vi khách du lịch, ngoài ra trình bày về Thành phố Nha

Trang 38

cứu trước đây như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi dự định (TPB),

sự lựa chọn đối với du lịch homestay ở Tiền Giang của Nguyễn Thạnh Vượng (2014)

Từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến nhu cầu của khách

du lịch đối với loại hình lưu trú hostel ở Nha Trang gồm 5 nhân tố là giá cả cảm nhận, hành vi cảm nhận, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội Mô hình có 1 biến phụ thuộc là nhu cầu của khách du lịch với hostel ở Nha Trang

Trang 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ giới thiệu về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, trình bày một số nội dung về phương pháp thu nhập và phân tích dữ liệu

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: Trình bày các lý thuyết về loại hình lưu trú hostel, hành vi của khách du lịch và các yếu tố tác động đến hành vi khách du lịch từ đó hình thành cơ sở

lý luận nhằm xác định được nhu cầu khách du lịch đối với loại hình hostel

Thang đo dự kiến: phát triển thang đo các biến độc lập tạo nền tảng cho quá trình xây dựng bảng câu hỏi

Nghiên cứu định tính: Tiến hành phỏng vấn sơ bộ 10 khách du lịch để giúp điều chỉnh và bổ sung các thang đo

Cơ sở lý thuyết

Thang đo dự kiến

Nghiên cứu định tính

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng

Đánh giá kết quả nghiên cứu và kết luận

Trang 40

Thang đo chính thức: giới thiệu mô hình nghiên cứu đề xuất với biến phụ thuộc

và các biến độc lập

Đánh giá kết quả nghiên cứu và kết luận: Qúa trình phân tích dữ liệu bằng SPSS nhằm xác định các yếu tố tác động đến việc chọn cơ sở lưu trú du lịch từ đó biết được nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình hostel

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Nghiên cứu định tính

3.2.1.1 Thực hiện nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính nhằm nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình lưu trú hostel ở Nha Trang Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đối với 10 khách du lịch đang du lịch ở Nha Trang đã từng biết hoặc đang ở hostel để tìm hiểu thông tin Các ý kiến được ghi nhận kết hợp với cơ sở lý thuyết, các thang đo nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu trước đây Trên cơ sở này, thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về:(1) Gía cảm cảm nhận (2) Hành vi cảm nhận (3) Chất lượng cảm nhận (4) Giá trị xã hội (5) Giá trị cảm xúc

Gía cả cảm nhận Rini Setiowati và Andradea Putri (2009)

Chất lượng cảm nhận Rini Setiowati và Andradea Putri (2009)

Bảng 3.1: Nguồn gốc thang đo

3.2.1.2 Hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính

Thông qua các ý kiến của khách du lịch là đối tượng khảo sát, các nhân tố tác động đến nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình lưu trú hostel ở Thành phố Nha Trang được hiệu chỉnh như sau:

Ngày đăng: 17/06/2018, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Rami Issac PhD, Understanding behaviour of cultural tourists [4] Ajzen, I., The theory of planned behavior, 1991, tr.182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding behaviour of cultural tourists "[4] Ajzen, I., "The theory of planned behavior
[5]Sweeney and Soutar (2001), “Consumer perceived value: The development of a multiple item scale”, Journal of Retailing, No.77, pages 203 – 220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer perceived value: The development of a multiple item scale
Tác giả: Sweeney and Soutar
Năm: 2001
[8] PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh & TS.Hoàng Thị Lan Hương, Quản trị khách sạn, nhà xuất bản Đại Học Kinh Tê Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị khách sạn
Nhà XB: nhà xuất bản Đại Học Kinh Tê Quốc Dân
[15] Bách khoa toàn thư mở: “Hostel”. Trích dẫn từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hostel
[16] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- Tập 1. TP.Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
[17] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- Tập 2 .TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
[10] Nha Trang travel, Thống kê du lịch, http://nhatrang-travel.com/index.php?cat=3003 Link
[11] Bộ văn hóa, thể thao, du lịch, tổng cục du lịch, số liệu thống kê http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/tags/Nha-Trang Link
[12] Thông tin về Thành phố Nha Trang http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=0104&type=1&itemid=381 [13] Trang thông tin điện tử phòng văn hóa thông tin UBND TP.Nha Trang http://pvhttnt.vn/vi/news/Du-lich Link
[1] Volker Busch – Geertsema and Ingid Sahlin, The role of hostels and temporary accommodation Khác
[2] Nhóm sinh viên thuộc Lahti University of Applied Sciences, Phần Lan, Developing a european youth hostel concept in Vietnam Khác
[7] Nguyễn Thạnh Vượng , Sự lựa chọn homestay của khách du lịch ở Tiền Giang,2014 Khác
[9] TS. Nguyễn Xuân Lân & TS. Phạm Thị Lan Hương & TS. Đường Thị Liên Hà, Hành vi người tiêu dùng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w