1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TẠI XÃ XUÂN TẦM, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

80 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Xuân Tâm là một xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên và nằm cách trung tâm huyện trên 35km. Tổng số hộ dân sinh sống trên địa bàn xã là 622 hộ với 2878 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm 95% còn lại là các dân tộc khác. Toàn xã có 6527,48 ha rừng trong đó rừng phòng hộ là 2013,37 ha, rừng sản xuất 4314,11 ha, đặc biệt Xuân Tầm là 1 trong 8 xã có diện tích Quế lớn nhất địa bàn huyện Văn Yên (3387,27 ha). Xuân Tầm chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi phía Bắc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồi núi cao có đỉnh nhọn và độ dốc lớn. Với thời tiết và địa hình như vậy xã Xuân Tầm có những thảm thực vật phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp với nhiều chủng loại cây trông và vật nuôi đa dạng. Trong đó có cây dược liệu và cây thuốc bởi đây không chỉ là nguồn thuốc chữa bệnh mà còn là loài cây trồng có khả năng tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tình trạng khai thác dược liệu bừa bãi, thiếu quy hoạch quản lý bảo tồn, khiến nguồn dược liệu quý hiếm cạn kiệt. Để phát triển ngành dược liệu, không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu cần có những đánh giá về thực trạng để hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn và tiềm năng phát triển của cây dược liệu. Xuất phát từ thực tế trên, em thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

- -

TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TẠI XÃ XUÂN TẦM, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

Ha ̀ Nô ̣i - 2018

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Người thực hiê ̣n : NGUYỄN THU HUYỀN Lớp : K59KHMTE

Kho ́ a : 59 Chuyên nga ̀nh : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Gia ́ o viên hướng dẫn : TS NÔNG HỮU DƯƠNG Địa điểm thực tập : XUÂN TẦM, VĂN YÊN, YÊN BÁI

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với những sự giúp đỡ đó

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nói chung, thầy cô khoa Môi Trường nói riêng đã chỉ dạy tôi trong suốt bốn năm học vừa qua

Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến thầy TS Nông Hữu Dương – Bộ môn Sinh thái nông nghiệp – Khoa Môi Trường – người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cũng như tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô, chú, anh chị cán bộ, lãnh đạo UBND xã Xuân Tầm đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cùng những tư liệu khách quan và những chia sẻ chân thành, thiết thực nhất

để giúp đỡ tôi có thể hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, các bác nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Người thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan về cây dược liệu 4

1.1.1 Kiến thức cơ bản về cây dược liệu 4

1.1.2 Tình hình phát triển cây dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam 7

1.1.3 Tình hình khai thác và sử dụng cây dược liệu ở Việt Nam 13

1.1.4 Tình hình quản lý cây dược liệu ở Việt Nam 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Đối tượng nghiên cứu 17

2.2 Phạm vi nghiên cứu 17

2.3 Nội dung nghiên cứu 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu 17

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 17

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội của xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái liên quan đến phát triển mô hình cây dược liệu 19

Trang 5

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

3.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 23

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội những khó khăn, thuận lợi liên quan đến phát triển cây dược liệu 27

3.2 Thực trạng trồng, khai thác và kinh doanh cây dược liệu tại xã Xuân Tầm 28

3.2.1 Thực trạng trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm 28

3.2.2 Thực trạng khai thác và kinh doanh cây dược liệu tại xã Xuân Tầm 32

3.3 Tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 39

3.3.1 Vai trò của cây dược liệu đối với kinh tế hộ gia đình 39

3.3.2 Tiềm năng phát triển của mô hình trồng cây dược liệu 41

3.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển mô hình trồng cây dược liệu 43

3.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình trồng cây dược liệu 47

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

1 Kết luận 48

2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 52

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các trung tâm đa dạng sinh vật và cây thuốc trên thế giới (cây

thuốc được in nghiêng, đậm) 8 Bảng 2: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn từ 2013 – 2015 25 Bảng 3 Số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã Xuân Tầm từ năm 2013 -

2015 25 Bảng 4 Bảng sản xuất công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp 26 của xã Xuân Tầm 2017 26 Bảng 5: Tên, hình ảnh và công dụng một số loại cây thuốc được sử dụng

tại xã Xuân Tầm 34

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Ảnh 1: Hình ảnh cây Sâm Ngọc Linh 10

Ảnh 2: Hình ảnh cây Tam thất 11

Ảnh 3: Hình ảnh củ mài 12

Ảnh 4: Hình ảnh cây Giảo cổ lam 12

Ảnh 5: Bản đồ rà soát ranh giới các thôn xã Xuân Tầm 2018 19

Ảnh 6: Hình ảnh ươm trồng cây Quế con và đồi Quế xã Xuân Tầm 29

Ảnh 7: Xưởng thu mua Quế ngay tại Xã Xuân Tầm 33

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nghề nghiệp điều tra khảo sát 86 hộ dân xã Xuân Tầm 27 Biểu đồ 2: Tỷ lệ các cây dược liệu hiện có ở địa phương 28 Biểu đồ 3: Tỷ lệ căn cứ để trồng và chăm sóc các loại cây dược liệu 30 Biểu đồ 4: Tỷ lệ đánh giá sự phù hợp của đất đai xã Xuân Tầm đối với

các loại cây 31 Biểu đồ 5: Tỷ lệ ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại đối với cây

dược liệu 31 Biểu đồ 6: Tỷ lệ các hình thức thu mua cây dược liệu xã Xuân Tầm 39 Biểu đồ 7:Tỷ lệ phần trăm thu nhập trung bình của người dân từ Quế và

các nông sản khác 40 Biểu đồ 8:Tỷ lệ phần trăm mong muốn của người dân trong phát triên

cây dược liệu 42 Biểu đồ 9: Những loại cây đang thế mạnh và tiềm năng phát triển nhất 42 Biểu đồ 10: Những khó khăn gặp phải khi trồng cây dược liệu 45

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND Ủy ban nhân dân

KH - UBND Kế hoạch – Ủy ban nhân dân

WHO Worrd Health Organization – Tổ chức Y tế Thế

giới IUCN International Union for Conservation of Nature

and Natural Resources – Liên minh Quốc tế bảo tồn Thiên nhiên và tài nguyên Thiên nhiên

QĐ - TTg Quyết định của Thủ tướng

DTTN Diện tích tự nhiên

VACR Mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Rừng

NĐ-CP Nghị định – chính phủ

Trang 10

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: “ Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình trồng

cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”

Người thực hiện : Nguyễn Thu Huyền

và tiềm năng phát triển của cây dược liệu Xuất phát từ thực tế trên, em thực

hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình trồng cây

dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

• Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu

• Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, điều tra phỏng vẫn (86 nông hộ)

Tiềm năng đất chưa sử dụng, đất chưa sử dụng của xã hiện tại còn 453,40

ha Trong đó, đất đồi núi chưa sử dụng 427,33 ha, đất núi đá không có rừng cây

Trang 12

26,07 ha, có khả năng tận dụng khai thác và đưa vào sử dụng cho mục đích nông – lâm nghiệp Với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới ẩm xã Xuân Tầm có tiềm năng trong việc phát triển mô hình trồng cây dược liệu

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Được sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam có một hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây dược liệu Theo thống kê của Viện dược liệu, tính đến năm 2017 đã ghi nhận 5117 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc ở Việt Nam, được phân bố rộng khắp cả nước Hiện nay, với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật kết hợp với y học cổ truyền, tính đặc hiệu quý báu của nhiều loài cây thuốc được phát hiện giúp hỗ trợ điều trị bệnh, cùng với đó còn đem lại hiệu quả cao trong chăm sóc, bồi bổ và phục hồi sức khỏe Nhiều loại cây dược liệu của nước ta được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp, Bách Hợp, Thông Đỏ, … Là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, tuy nhiên cho đến nay nguồn dược liệu nước ta vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu ( theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan tính đến tháng

11 năm 2017 Việt Nam nhập khẩu 332 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm chủ yếu là từ các khu vực như Ấn Độ, Đức, Pháp, Trung Quốc, …) Ngoài tác dụng để làm thuốc cây dược liệu còn là loại cây có giá trị kinh tế cao, được đánh giá là cao nhất so với các loại cây trồng lương thực, thực phẩm khác Việc trồng cây dược liệu vừa bảo tồn và phát triển được nguồn gen của các cây thuốc quý, vừa chủ động tạo nguồn nguyên liệu chất lượng để phục vụ y học, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho người dân

Yên Bái là tỉnh có nguồn dược liệu và cây thuốc tự nhiên phong phú đa dạng về chủng loại Đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều loài cây, trong đó có nhiều loại cây thuốc quý xuất xứ từ các nguồn khác nhau đem lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững Năm 2017, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt kế hoạch số 206/KH-UBND về phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 trong đó huyện

Trang 14

Văn Yên có diện tích quy hoạch lớn nhất Xuân Tâm là một xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên và nằm cách trung tâm huyện trên 35km Tổng số hộ dân sinh sống trên địa bàn xã là 622 hộ với 2878 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm 95% còn lại là các dân tộc khác Toàn xã

có 6527,48 ha rừng trong đó rừng phòng hộ là 2013,37 ha, rừng sản xuất 4314,11 ha, đặc biệt Xuân Tầm là 1 trong 8 xã có diện tích Quế lớn nhất địa bàn huyện Văn Yên (3387,27 ha) Xuân Tầm chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi phía Bắc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồi núi cao có đỉnh nhọn và độ dốc lớn Với thời tiết và địa hình như vậy xã Xuân Tầm có những thảm thực vật phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp với nhiều chủng loại cây trông và vật nuôi đa dạng Trong

đó có cây dược liệu và cây thuốc bởi đây không chỉ là nguồn thuốc chữa bệnh

mà còn là loài cây trồng có khả năng tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, mặc dù được

sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân trong tỉnh đã có kinh nghiệp, tập quán sản xuất một số loài cây dược liệu từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và tiêu thụ sản phẩm, nhưng trong phát triển cây dược liệu trên địa bàn gặp phải không ít khó khăn Cụ thể, ở Yên Bái hiện tại việc phát triển cây dược liệu vẫn đang ở mức nhỏ lẻ là chủ yếu, khai thác cây dược liệu quy mô lớn hầu như là chưa có Tình trạng khai thác dược liệu bừa bãi, thiếu quy hoạch quản lý bảo tồn, khiến nguồn dược liệu quý hiếm cạn kiệt Để phát triển ngành dược liệu, không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu cần có những đánh giá về thực trạng để hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn và tiềm năng phát triển của cây dược liệu Xuất

phát từ thực tế trên, em thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng và tiềm năng

phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

• Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu

• Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại

xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về cây dược liệu

1.1.1 Kiến thức cơ bản về cây dược liệu

Từ thời cổ xưa trong tự nhiên đã có sự xuất hiện của những loài cây chứa nhiều thành phần dược liệu tốt cho sức khỏe, vừa có khả năng bồi bổ cơ thể, vừa

hỗ trợ điều trị bệnh những loại cây này được gọi chung là cây dược liệu Kinh nghiệm để có thể nhận biết các loại cây dược liệu được ông cha ta tích lũy dần dần qua thời gian dưới các hình thức như truyền tai nhau, ghi chép của các thầy lang

và một số ghi chép qua các văn tự cổ

1.1.1.1 Đặc điểm của cây dược liệu

Cây dược liệu có mặt ở khắp các nơi trên thế giới, ở Châu Âu hiện nay

có tới 1482 cây được công nhận là có chứa dược tính chữa bệnh, vùng Châu Á nhiệt đới có 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau Và ngay tại Việt Nam cả nước ước tính có khoảng 12.000 loài thực vật trong đó có khoảng 4.000 loài cây thuốc Chính vì vậy mà cây thuốc được chia làm nhiều dạng, tùy theo từng đặc điểm, đặc trưng có thể chia ra những nhóm cây chính sau :

❖ Hình thức sử dụng cây dược liệu

Các cây thuốc dược liệu được chia làm 3 dạng chính:

- Nhóm cây thuốc sử dụng trực tiếp, ví dụ như: Rau má, gừng, lá lốt, mã đề, kinh giới, tía tô, …

- Nhóm cây sử dụng qua bào chế như: cây sinh địa, các loại sâm, tam thất,

hà thủ ô …

- Nhóm làm nguyên liệu chiết suất: Quế, thanh cao hoa vàng, bạc hà, hòe

❖ Chu kì sống của cây dược liệu

- Cây 1 năm: gừng, ngải cứu, sinh địa …

- Cây 2 năm: mạch môn, cát cánh, bạch truột, nga truột …

- Cây lâu năm: Cam, quýt, hồi, sứ, thông …

Trang 17

❖ Các dạng của thân cây thuốc

- Cây thân mềm: mã đề, lá lốt, ba kích, hà thủ ô, bồ công anh…

- Cây thân bụi: đinh lăng, nhân trần, hoàn ngọc…

- Cây thân gỗ nhỏ: nhóm Citrus, hoa hòe,…

- Cây thân gỗ lớn: hồi, quế, đỗ trọng, long não, canhkina…

❖ Đa dạng về phân bố

Cây dược liệu được phân bố trên nhiều địa hình, nhiều vùng đất như:

- Vùng ven biển: dừa cạn, hương phụ…

- Vùng đồng bằng: bạc hà, hương nhu, bạch chỉ, sâm đại hành…

- Vùng giáp ranh đồng bằng và trung du: sả, ngưu tất, rau má…

- Trung du: quế, hồi, sa nhân…

- Núi cao: sâm, tam thất, đỗ trọng, sinh địa…

❖ Phần thân cây chứa dược liệu

- Cây dược liệu rễ củ: sinh địa, hoài sơn, tam thất, sâm đại hành, trinh nữ,

cỏ tranh, ngưu tất…

- Cây dược liệu thân cành: quế, long não,…

- Cây chứa tinh dầu: bạc hà, xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng…

- Cây thuốc nụ hoa quả: hoa hòe, hoa hồi, bồ kết…

1.1.1.2 Vai trò của cây dược liệu

❖ Trong y dược

Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc điều trị bằng hoá học nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải công nhận rằng việc điều trị bằng cây cỏ theo nghĩa rộng có giá trị gần bằng hoá trị liệu ngay ở những nước được coi là tiên tiến nhất Việc điều trị bệnh bằng phương pháp kết hợp đông, tây dưỡng đang được áp dụng ở hầu hết các châu lục, đặc biệt ở các nước Châu Á có hiệu quả rất cao Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới

Trang 18

vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này Thực hiện phương châm kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền người ta đã phát hiện ra được nhiều cây thuốc quý để chữa bệnh như: cây xoan để chữa bỏng, cây nhân liên chữa đau mắt, chiết xuất Becbezin từ cây vèng đắng (Hoàng liên), chiết xuất Astemisilin từ cây thạch cao hoa vàng và rất nhiều các loại cây khác … Thuốc tân dược mới được sử dụng rộng rãi mấy chục năm nay nhưng sức khỏe của dân tộc ta vẫn đang duy trì và phát triển hơn

4000 năm lịch sử nước nhà đó là nhờ vào thuốc y học cổ truyền, ngày nay chúng

ta cần thừa kế và phát huy vốn quý báu đó

❖ Đa dạng sinh học

Trong những kết quả mới công bố gần đây ở Việt Nam, chúng ta đã biết khoang 3200 loài thực vật bậc thấp, cũng như bậc cao được sử dụng làm thuốc Trong số này có khoảng 300 loài thường xuyên được khai thác, sử dụng trong y học dân tộc, hoặc làm thuốc trong các xí nghiệp dược phầm Rõ ràng rằng từ nguồn cây dược liệu ở Việt Nam đã đáp ứng được một phần nhu cầu thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là trong những năm chiến tranh kháng chiến, thiếu thuốc

Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, do việc khai thác liên tục, thiếu sự chú ý bảo vệ tái sinh cùng một số nguyên nhân khác đã làm cho hầu như toàn bộ nguồn cây dược liệu ngoài tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loại cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đồng thời làm suy giảm đa dạng sinh học cây dược liệu

❖ Sinh kế người dân

Trang 19

Cây dược liệu không chỉ có giá trị trực tiếp để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý thì đó là một nguồn thu nhập trong phạm vi hộ gia đình và các cộng đồng địa phương Nếu tổ chức trồng cây dược liệu trên quy mô lớn để tạo ra nguồn hàng hóa trên thị trường thì nó còn góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước

Trên thế giới, nhiều nước đã xuất khẩu dược liệu và thu được nguồn ngoại

tệ đáng kể Ví dụ như ở Trung Quốc, vị thuốc Đông trùng hạ thảo có giá khoảng 2000-5000 USD/kg Hoặc ở Triều Tiên, Hàn Quốc cây Nhân sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của cây trồng nói chung Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây dược liệu ưa khí hậu mát Cây dược liệu giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm Trong mấy thâ ̣p niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem la ̣i lợi nhuận lớn Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường

1.1.2 Tình hình phát triển cây dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.2.1 Trên thế giới

Cây dược liệu góp 1 phần lớn vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dân trên toàn thế giới Nhu cầu sử dụng cây dược liệu ngày càng tăng đặc biệt ở các nước đang phát triển Ngày nay, ước lượng có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong

số 250.000 – 300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepal

có hơn 700 loài, Sri Lanka có khoảng 550-700 loài … Theo Jukovski (1971), có

12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng trên thế giới là Trung Quốc – Nhật Bản, Đông Dương – Indonesia, Châu úc, Ấn Độ, Trung Á, Cận Đông, Địa Trung hải, Châu Phi, Châu Âu – Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ Nhiều loài cây dược liệu đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu đời tại các trung tâm đỏ như

Trang 20

Gai dầu, Thuốc phiện, Nhân sâm, Đinh hương, Nhục đậu khấu, Quế Xây Lan, Bạc hà, Đan sâm, Canh kina, v.v…

Bảng 1: Các trung tâm đa dạng sinh vật và cây thuốc trên thế giới

(cây thuốc được in nghiêng, đậm)

88 Lúa, Cao lương, Đại mạch, cải củ, cải thìa, Dưa hấu, Lê, Táõ, Đào,

Mơ, Mía, Thuốc phiện, Nhân

sâm, Long não, Gai dầu, Đỗ trọng

2 Đông Dương

– Indonesia

Đông Dương và quần đảo Mã Lai

41 Lúa dại, Chuối, Mít, Măng cụt,

Dừa, Mía, Đinh hương, Nhục

dậu khấu, Ý dĩ

3 Châu Úc Toàn bộ Châu Úc 20 Lúa dại, Bổng, Keo, Bạch đàn,

v.v…

4 Ấn Độ Ấn Độ, Myanma 30 Lúa, Đậu den, Đậu xanh, Dưa

chuột, Xoài, Mỉa, Hồ tiêu, Chàm,

Quế Xấy lan, Ba đậu, v.v…

5 Trung Á Tây Bắc Ấn Độ,

Apganistan,

Uzbekistan, Tây Thiên Sơn, vv

43 Lúa mì, Vừng, Lanh, Gai dầu, Nho, Hành, Tỏi, Cà rốt, v.v…

6 Cận Đông Tiểu Á, Iran,

Turkmenistan, vv

100 Mỉ, Mạch, Vả, Lê, Táo, v.v…

7 Địa Trung

Hải

Ven Địa Trung Hải 64 Lúa mì, Cải dầu, Lanh, ô liu,

Phòng phong, Bạc hà, Đan sâm, Húng tây ị Hoa bia, v.v…

8 Châu Phi Trung và Nam Phi 38 Kê, Lúa miến, Lanh, Lúa mĩ,

Ngô, Rau dén, Bí rợ, Su su, Đu

dủ, Ca cao, Thuốc lá dại

11 Nam Mỹ Peru, Ecuado,

Bolivia, w

62

” Ngô, Sắn, Dong rléng, Khoai tây,

Canh ki na, Cà chua, ớt, v.v…

12 Bắc Mỹ Bắc Mexico trở lên Nho, Mận, Thuốc lá, v.v…

Nguồn: Giáo trình thực vật dược – tài nguyên cây thuốc, trang 366

Trang 21

Các thị trường dược liệu quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế Vì vậy quốc gia nào cũng có chương trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên dược liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của nước mình Đối với những nước vốn có nên y học cổ truyền như Trung Quốc , Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á vẫn thường xuyên có những kế hoạch điều tra và tái điều tra với các quy mô, phạm vi và mục tiêu khác nhau Thường tập trung ở các đơn vị tỉnh hoặc một hướng tác dụng điều trị nào đó như điều tra cây thuốc có tác dụng chữa tim mạch, viêm gan, suy thận, … Hiện nay, 90% cây dược liệu được thu hái hoang dại Với sự đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên đang bị tàn phá quá mức, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt Ở một số nước đã có vài trăm loài được trồng, Ấn Độ 20 -50 loài, Trung Quốc 100-250 loài, 4o loài ở Hungari và 130-140 loài ở Châu Âu… Thấy được tầm quan trọng của việc phải bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế, rất nhiều nước trong đó có những nước đang phát triển và có điều kiện kinh tế xã hội gần tương đồng với nước ta cũng đã xây dựng những Vườn bảo tồn cây thuốc, là các quốc gia như: Guatemala, Nepal, Trung Quốc và Ấn Độ, Ai Cập, Nam Phi (Ricupero, R(1998),

“Biodiversity as an engine of trade and sustaimable development” POEMA tropic, No 1, Jamary-July, pp 9-13)

1.1.2.2 Tại Việt Nam

Nước ta có truyền thống về y học cổ truyền từ lâu đời, người cổ xưa trong quá trình tìm kiếm thức ăn đã biết sử dụng các cây cỏ để làm thuốc và xây dựng thành nền y học cổ truyền tồn tại đến ngày nay Việc nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam đã được ghi chép lại và tiêu biểu là 1 số công trình sau: “Nam dược thần hiệu” của Tuyệ Tĩnh (1417) trong đó mô tả tới 579 loài cây làm thuốc; “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đông (Thế kỷ XVI) đã phân chia thực vật thành nhiều loại công dụng khác nhau, trong đó có rất nhiều loài làm thuốc; “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (1595) trong đó đề cập trên 1000 cây thuốc (Đỗ Tất Lợi,

Trang 22

2003) Theo Đỗ Tất Lợi (2000), công tác điều tra dược liệu ở nước ta đã sớm được chú trọng

Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau Theo IUCN (2004), thì tại Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương xỉ và 100 loài khác Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia - Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư

từ Ấn Độ-Myanma sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di cư 8 lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác Điều kiện

tự nhiên ở Việt Nam là tiềm năng to lớn để phát triển nhiều loại dược liệu, đặc biệt

là nhiều loại dược liệu quý, nhưng do người dân không có sự hiểu biết về giá trị kinh tế và công dụng của chúng nên vẫn khai thác bừa baic và chưa có kế hoạch bảo vệ, nuôi trồng Dưới đây là một số loại cây dược liệu quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cần được bảo tồn:

❖ Sâm Ngọc Linh

Ảnh 1: Hình ảnh cây Sâm Ngọc Linh

Trang 23

Sâm Ngọc Linh còn được gọi là sâm Việt Nam, sâm khu Năm (sâm k5), sâm củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu Sâm ngọc linh không chỉ quý báu ở Việt Nam mà còn là loài sâm có giá trị nhất trên thế giới, chỉ mọc ở nơi có độ cao từ

1200 mét trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40-100 cm, thân rễ mập có đường kính 3,5 cm, không có rễ phụ dầy dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5 cm Sâm Ngọc Linh được đồng bào thiểu số ở vùng Trung Bộ Việt Nam sử dụng từ rất lâu như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng, phù thũng Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan Kết quả nghiên cứu lâm sàn cũng của Sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: các bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng Sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình đều ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục và nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp

Trang 24

Lùng) Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị, có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, bị đòn tổ thương Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm

❖ Giảo cổ lam

Ảnh 4: Hình ảnh cây Giảo cổ lam

Trang 25

Giảo cổ lam hay còn được gọi là Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm Giảo cổ lam có tác dụng chính như giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa

sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não Chống lõa hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận,

vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp Ngoài ra Giảo cổ lam giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau phục hồi sức khỏe…

Ngoài ra còn rất nhiều loại dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng và đem lại giá trị kinh tế cao cần được bảo tồn Tại quyết định số 1976/QĐ-TTg của thủ tưởng chính phủ Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong quyết định quy hoạch phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, rau đắng biển, hoàn ngọc, tràm, xuyên tâm liên, râu mèo và kim tiền thảo thuộc Tây nam bộ và đông nam bộ

1.1.3 Tình hình khai thác và sử dụng cây dược liệu ở Việt Nam

Lợi ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam thực

sự là rất lớn Tuy nhiên, thực trạng hiện nay do con người gây ra đang ở mức báo động, nạn phá rừng tràn lan, khai thác dược liệu bừa bãi, chưa có kế hoạch tái sinh phát triển Do khai thác tài nguyên kéo dài cộng với nhiều nguyên nhân tác động khác, nguồn dược liệu nói chung đều bị suy giảm, nhất là những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến Trước kia một số dược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn/năm ở Việt Nam ví dụ như: Ba kích, Đẳng sâm, Hoàng tinh … thì thực tế hiện

nay các cây thuốc này đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng Nghiêm trọng hơn là đối với một số cây thuốc vốn được coi là quý ở Việt Nam,

do bị tìm kiếm không ngừng hoặc vô tình bị tàn phá hiện đang đứng trước nguy

cơ bị cạn kiệt ở các mức độ khác nhau như: Hoàng liên đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn nay chỉ còn tìm thấy dạng dấu tích Vào đầu thế kỷ này, Việt Nam có khoảng 60% diện tích được rừng che phủ, giờ đây đã giảm xuống còn 20%, trong đó chỉ có 3% hoặc ít hơn rừng nhiệt đới chưa bị xâm phạm Theo ước

Trang 26

tính, nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc được sử dụng hằng năm tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế, phòng khám đông y, sản xuất và kinh doanh … khoảng 50.000 tấn/năm thì 1/3 nguyên liệu do thu hái và khai thác tự nhiên, 1/3 do trồng trọt và còn lại do nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông Thực trạng của nguyên liệu hiện nay đối với nguyên liệu tự nhiên, mọc hoang dại

bị khai thác quá mức, không có sự kiểm soát của các cấp các ngành đã làm cho không phát triển và bảo tồn bền vững được Đối với nguồn nguyên liệu được trồng trọt tại các khu vực, làng nghề truyền thống như Thanh Trì, Ninh Hiếp (Gia Lâm), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Lục Yên (Yên Bái), Trà My (Quảng Nam), Sa Pa (Lào Cai) … do không có kế hoạch điều tiết nên việc trồng trọt biến thiên tăng, giảm thất thường theo cơ chế thị trường, có khi đột biến về giá cả tăng gấp hai, ba chục lần vì trồng ít mà nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tăng dẫn đến việc tư thương làm hàng giả để chạy theo lợi nhuận, dẫn đến chất lượng dược liệu giảm và không

an toàn cho người sử dụng, hay khi bị mất mối nhập khẩu nguyên liệu (ví dụ: Quế, Sả) thì người dân lại phái đi một diện tích lớn cây thuốc đã được trồng lâu đời vì không có đầu ra Đối với dược liệu nhập từ Trung Quốc, việc nhập các vị thuốc qua biên giới Trung Quốc và Việt Nam, chỉ coi dược liệu như một loại hàng hóa thông thường, chứ không tính đến đó là một sản phẩm đặc biệt và có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng con người Theo đánh giá của các nhà kiểm nghiệm dược liệu thì trên thị trường thuốc đông dược (nguyên liệu thô) hiện nay có rất nhiều vị dược liệu chỉ là hàng trung phẩm hay thứ phẩm của Trung Quốc được bán sang Việt Nam và do thiếu nguyên liệu nên rất nhiều dược liệu bị dùng thay thế bởi các nguyên liệu rẻ tiền hơn, chất lượng kém hơn Ví dụ như vị Hoài sơn, dược liệu là

rễ của cây củ mài nhưng hiện nay trên thị trường chỉ có củ cọc, củ mỡ được bán dưới tên Hoài sơn Hay vị thuốc Đan sâm, nếu mua ở phố Lãn Ông các thời kỳ khác nhau thì nguyên liệu hoàn toàn khác nhau, có những đợt nguyên liệu được nhuộm màu đỏ để có màu nâu đỏ tự nhiên của vị Đan sâm, nhưng khi dùng rửa nước thì màu đỏ này thôi ra và dược liệu không có màu đỏ nữa

Trang 27

1.1.4 Tình hình quản lý cây dược liệu ở Việt Nam

Những vấn đề còn tồn tại trong khai thác sử dụng dược liệu đã được nêu ra

ở trên xuất phát từ những điều bất cập trong quản lý thu hái, trồng, phát triển, bảo tồn dược liệu và cùng với đó là sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của người dân trong các hoạt động liên quan đến dược liệu

❖ Đối với dược liệu trong nước

Việc trồng cây thuốc nói riêng và sản xuất dược liệu nói chung mới có quy hoạch vùng trồng hạn chế cho khoảng 30 loại dược liệu và chưa thực sự triển khai Cùng với đó việc quy hoạc trồng cũng bị gặp khó khăn do sự không thống nhất giữa điều tra tài nguyên dược liệu (theo địa lý hành chính) với phân bố và phát triển của cây thuốc ( theo vùng sinh thái) Cây thuốc được trồng tự phát, phương pháp canh tác truyền thống chưa thực hiện theo hướng dẫn GACP-WHO do đó sản lượng và chất lượng không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, chất lượng thành phẩm không ổn định

Khai thác dược liệu chưa có tổ chức, không có kế hoạch, không có hướng dẫn khai thác gắn với bảo tồn, phát triển bền vững, dẫn đến một số loài cây thuốc

có nguy cơ cạn kiệt hoặc tiệt chủng

Chất lượng dược liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, nuôi trồng đến thu hái, chế biến, bảo quản

Đa số chưa có được sự hợp tác tốt giữa doanh nghiệp, nhà khoa học, người nông dân và Nhà nước trong suốt quá trình sản xuất dược liệu: sản xuất giống, nuôi trồng, thu hái, chế biến, bảo quản Chỉ một vài cơ sở có tổ chức thành công

mô hình hợp tác trong sản xuất và phát triển một số dược liệu Mặt khác, mối quan

hệ quản lý giữa ngành với ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Dược,

Y … ) với quản lý lãnh thổ chưa thỏa đáng, chưa có sự tập trung và phối hợp đa ngành, Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý, cơ quan hoặc tổ chức khoa học

❖ Đối với dược liệu nhập khẩu

Chủ yếu nhập không chính thức qua con đường tiển ngạch, không rõ nguồn

Trang 28

gốc, có hiện tượng nhầm lẫn về nguồn gốc dược liệu, nhầm trong phân loại, nhầm cây thuốc, nhầm vị thuốc

Chất lượng không được kiểm soát và cũng chưa kiểm soát được Có tình trạng dược liệu kém chất lượng không tiêu thụ được ở Trung Quốc được đưa sang

Việt Nam tiêu thụ

Hệ thống cung ứng dược liệu nhỏ lẻ nên gặp khó khăn cho cơ sở sử dụng dược liệu khi có nhu cầu lớn về số lượng và yêu cầu đồng đều về chất lượng

❖ Đối với công tác bảo tồn dược liệu

Khung pháp lý cho công tác bảo tồn chưa được đồng bộ Nhiều luật, chủ trương, chính sách chưa được cụ thể hóa dẫn đến lúng túng trong triển khai do hiện tượng chồng chéo

Nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp so với tiềm năng và tầm quan trọng của công tác bảo tồn

Hiện tại, công tác bảo tồn mới chú trọng đến bảo tồn nguồn gen, chưa chú trọng đến phát triển và thương mại hóa các loài được bảo tồn

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Phạm vi thời gian: từ tháng 01/03/2018 đến 30/06/2018

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái liên quan đến phát triển mô hình cây dược liệu

- Đánh giá hiện trạng trồng, khai thác, kinh doanh cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu

- Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các đề tài nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan đến đề tài

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Các báo cáo tổng kết về rừng của xã Xuân Tầm

- Thực trạng nghiên cứu phát triển dược liệu của Việt Nam và trên thế giới

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.4.2.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Lập bảng hỏi theo cấu trúc và phỏng vấn các hộ gia đình trông phạm vi xã Xuân Tầm Thu thập thông tin số liệu liên quan tới tình hình sản xuất trồng trọt,

Trang 30

chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp của hộ gia đình Số lượng bảng hỏi được tính theo công thức của Yamane:

2.4.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát các khu vực rừng sản xuất và các khu vực xung quanh, quan sát, chụp ảnh và thu thập các thông tin liên quan đến đề tài

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được được nhập vào cơ sở dữ liệu trong phần mềm excel

Từ đó, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính toán các giá trị như tổng, giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm các yếu tố quan sát

Trang 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội của xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái liên quan đến phát triển mô hình cây dược liệu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Ảnh 5: Bản đồ rà soát ranh giới các thôn xã Xuân Tầm 2018

Xã Xuân Tầm là một xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cách trung tâm huyện trên 35km Phía Bắc giáp xã Phong

Dụ Hạ; Phía Nam giáp xã Đại Sơn; Phía Tây giáp xã Phong Dụ Thượng; Phía Tây

giáp xã Tân Hợp – Đông An

Trang 32

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

❖ Địa hình:

Địa hình đồi núi, suối ngòi và những cánh đồng lúa nhỏ, địa hình thấp dần

từ tây sang đông thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm đặc biệt là trồng rừng

❖ Địa mạo:

-Địa mạo vùng núi thấp: những nơi có độ dốc nhỏ hơn 25° , bên cạnh là các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, các loại cây thảo dược ngắn ngày

… ở những nơi có độ dốc lớn hơn 25° phát triển trồng rừng, gồm một số loại cây như: Quế, keo, bồ đề và các loại cây rừng khác

-Địa mạo vùng đồi núi cao: Địa mạo núi cao trên 800 m, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn và bị chia cắt mạch bởi các khe suối, đất đai vùng này chủ yếu phát lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn và các động thực vật quý hiếm

Những lợi thế, hạn chế về đặc điểm địa hình, địa mạo trong việc khai thác

sử dụng đất Địa hình núi thấp, ven các con ngòi, suối có các cánh đồng nhỏ màu

mỡ, đất đai nhìn chung thuận lợi cho sản xuất các sản phẩm nông, lâm sản hàng hóa, đặc biệt sản xuất cây lương thực và các cây nguyên liệu Tuy nhiên ở những khu vực đồi núi cao địa hình bị chia cắt mạch do hệ thống ngòi, suối nên vào mùa mưa thường bị sạt lở gây thiệt hại tài sản, tính mạng của người dân, ách tắc giao thông, việc vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn

Sự chia cắt phức tạp và sự chênh lệch về độ cao địa hình, địa mạo ảnh hưởng lớn đến việc phân chia các khu vực sản xuất và quản lý sử dụng đất

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Xã Xuân Tầm chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi phía Bắc, được chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hằng năm 23-24°C, thấp nhất 5°C, cao nhất 39°C Có lượng mưa lớn, trung bình hằng năm từ 1800-2000 mm/năm phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Độ ẩm không khí bình quân 81-86%, tháng có độ ẩm cao nhất là 92%, thấp nhất là 75%

Trang 33

Quá trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố khí hậu Quá trình phong hóa đất ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau do quá trình phân giải các chất hữu cơ có thành phần cơ giới khác nhau, quyết định đến việc trồng các loại cây thích hợp và hình thành những khu vực chuyên canh Nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thường gây ra hạn hán, thiếu nước cho cây trồng vật nuôi Vào mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung vào tháng 5 đến tháng 9 gây xói mòn mạnh làm giảm độ phì của đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây lũ lụt phá hoại mùa màng và các công trình giao thông thủy lợi

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

❖ Tài nguyên nước

- Nước mặt: Lượng nước mặt của xã Xuân Tầm được tạo nên từ các nguồn chính là ngòi, suối và một số hồ, ao, tiềm năng nước khá dồi dào Xã có lượng mưa trung bình năm lớn nhưng do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết, khí hậu

và hậu quả của nạn phá rừng đã làm thay đổi nguồn nước mặt giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô Mùa khô, mực nước ở sông, suối đều ở mực nước thấp Các công trình thủy lợi thiếu nước hoạt động, nhiều con suối nhỏ bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân Trong mùa mưa, lưu lượng nước và mực nước ở các ngòi, suối tăng nhanh, lũ lụt thường xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất Môi trường nước mặt ở xã tương đối sạch, ít bị ô nhiễm chưa có thay đổi lớn gì về môi trường nước

- Nước ngầm: Xã có nguồn nước ngầm đáng kể, tuy nhiên không được phân bố đồng đều trong các thành tạo địa chất khác nhau, mực nước ngầm thay đổi theo độ sâu

Nhìn chung, tài nguyên nước của xã Xuân Tầm khá dồi dào, ít bị ô nhiễm

Có lợi thế nhất định cho việc khai thác và sử dụng, đảm bảo được nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân Bên cạnh đó việc khai thác và đưa vào sử dụng nguồn tài nguyên này còn có những hạn chế, cần phải nỗ lực trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên, đảm bảo điều tiết nguồn nước và

Trang 34

giữ nước được ổn định

❖ Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 7.139,93 ha Đất đai của xã Xuân Tầm có những loại đất chủ yếu: Nhóm đất phù xa có khoảng 50 ha, chiếm 0,7% diện tích tự nhiên (DTTN) Nhóm đất Glây có khoảng 9 ha, chiếm 0,1% DTTN Nhóm đất xám có diện tích khoảng 6300 ha, chiếm 88,2% DTTN Nhóm tầng đất mỏng khoảng 250 ha, chiếm 3,5% DTTN Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất

Xã Xuân Tầm có tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm như: lúa, ngô, sắn,… và đất trồng rừng sản xuất là thế mạnh của xã Đất đai nhìn chung còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm, khá thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên với điều kiện địa hình dốc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình hằng năm lớn, đất đai bị xói mòn rửa trôi Mặt khác, do tập quán canh tác và trình độ thâm canh của người dân còn hạn chế, quá trình sử dụng đất mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đến cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu của đất nên đất đai đang đứng trước nguy cơ bị thoái hóa, đất bị rửa trôi mạnh các chất dinh dưỡng cả ở chiều sâu và bề mặt, năng suất cây trồng thấp Việc khai thác cho mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và các mục đích khác còn

có những hạn chế, sử dụng đất đai còn manh mún, độ dốc lớn, chưa áp dụng biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc

3.1.1.5 Môi trường và các hệ sinh thái

Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thì việc bảo vệ môi trường sống là một vấn đề không thể không quan tâm tới, nó đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và lâu dài, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp,

Trang 35

đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất, sức khỏe cho người dân Đối với xã Xuân Tầm nhìn chung môi trường chưa bị ô nhiễm, hệ sinh thái nói chung được đảm bảo và phát triển bền vững Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng đất chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đã xuất hiện tại một số dân cư đông người gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh hoạt của người dân

3.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

3.1.2.1 Điều kiện xã hội

Dân số và lao động

Năm 2017 tổng số hộ dân trên địa bàn xã là 622 với 2878 nhân khẩu và có

3 dân tộc anh em cùng chung sống., trong đó người dân tộc Dao chiếm 95% còn lại là các dân tộc khác Các khu dân cư nông thôn của xã được phân bố ở 8 thôn,

do đặc thù là xã miền núi có các dân tộc sinh sống, phong tục tập quán khác nhau nên dân số không được phân bố đồng đều Nơi tập trung đông dân cư như khu vực ven đường giao thông, khu trung tâm, các nơi xa hơn dân cư phân bố ít thường là tập trung ven các ngòi, suối tạo thành các xóm, làng phù hợp với điều kiện tập quán sản xuất ruộng nước, nương rẫy của người dân Tổng số người trong độ tuổi lao động là 1912 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 352/1912 bằng 18,4% Hàng năm xã tăng cường công tác khuyến khích người lao động đi làm ở các doanh nghiệp ngoài xã, xuất khẩu lao động Tuy nhiên số lao động xuất khẩu nước ngoài

và đi làm ở các doanh nghiệp ngoài xã đạt tỷ lệ thấp Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm Phối hợp với các Phòng, ban chuyên môn của huyện mở 2 lớp đào tạo nghề, trong đó có Chăn nuôi Thú y thu hút 30 học viên; Kỹ thuật trồng quế và chế biến sản phẩm từ Quế thu

hút 30 người tham gia, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 90 lao động

❖ Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Mạng lưới giao thông của xã phủ khắp các điểm dân cư, gồm có: đường liên xã dài 12km (đường nhựa), đường liên thôn 30,8 km (có 50% là đường bê tông; 50% đường đất), đường dân sinh dài 10,57 km (đường đất) Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá phong phú thuận lợi cho việc giao lưu hàng

Trang 36

hóa, phát triển kinh tế Tuy nhiên hầu hết các tuyến đường liên thôn, đường dân sinh đều là đường đất, đường hẹp, đường chất lượng xấu vì vậy vào những ngày mưa, bão nhiều thường bị trơn lầy, sạt lở gây khó khăn cho việc đi lại, di chuyển, lưu thông hàng hóa trong xã

- Thủy lợi: Xã có 8 tuyến mương trong đó đã xây dựng được 4 con đập thủy lợi, còn lại là đập tạm Với 17 km mương trong đó đã xây dựng kiên cố được

12 km và 5 km mương đất Nhìn chung hệ thống thủy lợi đã đảm bảo để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong

từ 17 đến 25 tuổi có trình độ Trung học Phổ Thông đạt 65%

3.1.2.2 Điều kiện kinh tế

Kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua xã đã tập trung sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích

❖ Ngành trồng trọt

Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy tốc động tăng trưởng ngành trồng trọt là rất khả quan Cây lúa năng xuất năm 2013 là 41,6 tạ/ha đến năm 2015 đã tăng lên 49 tạ/ha Cây thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày: Phần lớn tập trung vào một số loại như Ngô, Khoai, Sắn

Trang 37

Bảng 2: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn từ 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Cây lúa (tạ/ha)

4 Ràu màu các loại

(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Xuân Tầm, 2015 )

❖ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trang 38

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển Trên địa bàn xã đã triển khai khai thác đá tại thôn Khe Chung 2, ngoài ra có một số cơ sở sản xuất đồ mộc, rèn phục vụ tiêu dùng tại chỗ Các cơ

sở này chủ yếu nhỏ lẻ của cá nhân, hộ gia đình, chưa được đầu tư lớn

Bảng 4 Bảng sản xuất công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp

( Nguồn: Báo cáo của UBND xã Xuân Tầm,2017)

❖ Kinh tế dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dịch vụ có chuyển biến tốt Số lượng cơ sở dịch

vụ kinh doanh ngày càng tăng, hàng hóa đa dạng về chủng loại Các cơ sở được sự quan tâm của xã tạo môi trường phát triển đã đảm bảo cung cấp các mặt hàng phục vụ cho đời sống và sản xuất

Trang 39

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội những khó khăn, thuận lợi liên quan đến phát triển cây dược liệu

Những lợi thế:

Xã có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú và đa dạng, nằm trong

vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Điều kiện đất đai còn tương đối tốt, vùng đồi núi thấp thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày và có khả năng kết hợp nông – lâm nghiệp tạo ra các khu vực trồng dược liệu chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dược liệu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp Phát triển kinh tế trang trại với quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với phương thức VACR

Với những lợi thế tự nhiên sẵn có cùng với sự quan tâm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cấp các ngành, … kinh tế xã Xuân Tầm tiếp tục tăng trưởng, sản xuất nông – lâm nghiệp đang triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi

7%

93%

Trồng trọtKhác

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nghề nghiệp điều tra khảo sát 86 hộ dân xã Xuân Tầm

Với tỷ lệ về nghề nghiệp trồng trọt là 93% người dân nơi đây có lợi thế trong việc trồng, chăm sóc, khai thác các loại cây dược liệu

Những hạn chế:

Là xã thuần nông, đât sản xuất chủ yếu là đất đồi núi có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh, sử dụng đất manh mún, sản phẩm sản xuất với khối lượng nhỏ thiếu sự cạnh tranh, chủ yếu là nguyên liệu thô, cơ sở hạ tầng nhìn chung còn thấp, khả năng gọi vốn đầu tư phát triển còn hạn chế

Trang 40

Thực trạng phát triển kinh tế những năm gần đây cùng với sự gia tăng dân

số, mật độ dân số không đồng đều, mức độ sử dụng đất rất khác nhau đối với từng khu vực , trong khi quỹ đất lại có hạn đã và đang tạo nên áp lực đối với đất đai của

3.2 Thực trạng trồng, khai thác và kinh doanh cây dược liệu tại xã Xuân Tầm

3.2.1 Thực trạng trồng cây dược liệu tại xã Xuân Tầm

Là một xã vùng có địa hình đồi núi cao, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với nhiều loại cây trồng do vậy nguồn dược liệu của xã Xuân Tầm cũng rất phong phú và đa dạng

Hiện nay, một số mô hình trồng cây dược liệu đã và đang được phát triển tại xã Xuân Tầm ví dụ như : Quế, Tam Thất, Nghệ đen,

Quế 96%

Tam thất 1%

Nghệ đen

2%

QuếTam thấtNghệ đenKhác

Biểu đồ 2: Tỷ lệ các cây dược liệu hiện có ở địa phương

Qua điều tra khảo sát ta thấy được mô hình trồng Quế đang được phát triển mạnh nhất ở địa phương chiếm tỷ lệ 96% Ngoài ra một số mô hình trồng cây dược liệu có giá trị cao cũng đang được xã quan tâm và đưa vào trồng thử nghiệm như Tam thất, Nghệ đen Tuy nhiên diện tích trồng chưa cao, không tập trung mà được trồng nhỏ lẻ tại một số họ gia đình, diện tích trồng Nghệ đen và Tam thất đều là 1%

Ngày đăng: 11/06/2021, 07:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w