Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
: NguyÔn ThÞ B¶o Loan : Anh 7
: 44 : ThS Lª HuyÒn Trang
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 8
Chương 1:TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG 11
I Một số vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm TTMT 11
1 Khái niệm về sản phẩm TTMT và các yếu tố có liên quan đến sản phẩm TTMT 11
1.1.Khái niệm về sản phẩm TTMT 11
1.2 Các khái niệm khác có liên quan 13
2 Phân loại các sản phẩm TTMT 14
2.1 Phân loại theo lợi ích của sản phẩm TTMT 14
2.2 Phân loại theo nhóm sản phẩm 14
3.Các phương pháp thường sử dụng để đán h giá và xác định sản phẩm thân thiện môi trường 15
3.1 Đánh giá chu trình sống của sản phẩm 15
3.2 Phân tích thống kê chu trình sống của sản phẩm 16
3.3 Phương pháp và quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm 17
3.4 Phương pháp khác 18
4 Lợi ích của việc phát triển và sử dụng sản phẩm TTMT 20
4.1 Lợi ích với môi trường 20
4.2 Lợi ích đối với toàn thể xã hội 21
4.2.1 Với nhà nước 21
4.2.2Với doanh nghiệp 21
4.2.3Với người tiêu dùng 23
II Nguồn gốc hình thành và thực trạng phát triển của sản phẩm TTMT trên thế giới 23
Trang 31 Nguyên nhân ra đời và phát triển của sản phẩm TTMT 23
2 Tình hình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm TTMT trên thế giới hiện nay 25 3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm TTMT hiện nay trên thế giới 28
3.1 Danh tiếng và quảng cáo 28
3.2.Giáo dục và nhãn mác 28
3.3Ý định và Hành động 29
III Những quy định và văn bản liên quan đến sản phẩm TTMT 29
1.ISO 14060 – Hướng dẫn khía cạnh môi trường của sản phẩm 29
2.Những yêu cầu cơ bản về tính TTMT cho sản phẩm ở một số quốc gia 31 2.1Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm 31
2.2Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm 32
2.3Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hoá 33
2.4.Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm 33
3.Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm thân thiện môi trường ở Mỹ và EU 34
3.1Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm thân thiện môi trường ở Mỹ 34
3.2Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm TTMT ở EU 34
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM36 I.Thực trạng sản phẩm TTMT ở Việt Nam 36
1.Thực trạng quản lý của nhà nước đối với vấn đề liên quan đến phát tr iển sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam 36
2.Thực trạng sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam 38
2.1 Thực trạng ở các doanh nghiệp 38
2.1.1Lĩnh vực dệt may 39
2.1.2Trong lĩnh vực nông – ngư nghiệp 40
2.1.3Dịch vụ 44
2.1.4Các lĩnh vực khác 44
Trang 42.2Thực trạng sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường ở các làng nghề 46
3.Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam 48
3.1Thực trạng tiêu dùng 48
3.2Nguyên nhân 50
II.Đánh giá thực trạng của sản phẩm thân thiện môi trường trong tình hình hiện nay 53
1.Thuận lợi 53
2.Khó khăn 54
III.Tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam 55 1.Lĩnh vực dệt may 56
1.1Cơ hội 56
1.2Thách thức 56
2.Lĩnh vực năng lượng tái tạo 57
2.1Cơ hội 58
2.2Thách thức 59
3.Lĩnh vực nông sản sạch – thân thiện môi trường 59
3.1Cơ hội 59
3.2Thách thức 60
4.Lĩnh vực sản xuất nguyên nhiên vật liệu TTMT 61
4.1Cơ hội 61
4.2Thách thức 61
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 64
I.Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển sản phẩm TTMT 64 1.Nước Mỹ: 64
1.1Kinh nghiệm của Mỹ 64
1.2Bài học cho Việt Nam 65
2.EU và việc xây dựng chương trình nhãn sinh thái : 65
Trang 52.1Mô hình quản lý và cấp NST: 66
2.2Lựa chọn sản phẩm 67
2.3Thiết lập tiêu chí 68
2.4Tính công khai của việc tư vấn 68
3.Nhật Bản 69
3.1Kinh nghiệm của Nhật Bản 69
3.2Bài học cho Việt Nam 71
4.Kinh nghiệm của Thái Lan 71
II.Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô 72
1.Hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng nâng c ao các biện pháp nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm TTMT 72
2.Giải pháp phát triển chương trình NST ở Việt Nam 74
2.1Thiết kế và xây dựng chương trình cấp NST thái ở Việt Nam 74
2.2Hợp tác quốc tế về NST 75
3.Xây dựng, sửa đổi các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế 75
3.1Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia 75
3.2Xây dựng tiêu chí sản phẩm thân thiện môi trường – cấp NST cho sản phẩm 76
4.Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp 77
5.Giải pháp về tín dụng 79
6.Tăng cường các biện pháp quảng bá – nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về vấn đề sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường 79
7.Tăng cường học tập kinh nghiệm của các nước khác trong việc phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường 81
III Nhóm giải pháp ở tầm vi mô 81
Trang 61 Nâng cao nhận thức và ý thức của tất cả thành viên trong doanh nghiệp về sản phẩm thân thiện môi trường và NST 81
2 Thành lập bộ phận quản lý về môi trường 82
3 Thực hiện chương trình quản lý chất lượng sản phẩm thân thiện môi
trường theo tiêu chí phù hợp chuẩn quốc tế , đồng thời chú trọng đào tạo nghiệp vụ môi trường 83
4 Phát triển nghiên c ứu sản xuất, sử dụng bao bì thân thiện môi trường và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh quốc tế 83 5.Tăng cường quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường , đặc biệt là việc tham gia thương mại điện tử 84 6.Đăng ký tham gia các chương trình cấp NST của các tổ chức có uy tín 85 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1: Mô hình đánh giá theo LCA 17 Bảng 1: Đánh giá mức độ tác động đến môi trường của sản phẩm 20 Bảng 2: Lợi ích của việc sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện môi
trường trên thế giới 21 Hình 1: Mô hình quản lý nhãn sinh thái của EU 67
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CF Consultation Forum Ban diễn đàn tư vấn
EUEB The European Union
Eco-labeling board
Hội đồng NST liên minh châu
Âu
GEN Global Eco-label Network Tổ chức cấp NST toàn cầu
ISO International Standard
Organization Tổ chức tiêu chuẩn thế giới
LCA Life Cycle Assessment Đánh giá vòng đời sản phẩm
LCI Life Cycle Inventory analysis Phân tích thống kê chu trình sống của sản phẩm
PPMs Process and Production
methods
Phương pháp chế biến và sản
xuất
UNCTAD United Nation Conference on
Trade And Development
Hội nghị của Liên Hợp Quốc
về thương mại và phát triển
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Quốc tế
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI , thế kỷ của công nghệ kỹ thuật cao , của sự phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Trước đây hầu hết các quốc gia với mụ c đích và tham vọng tăng trưởng kinh tế nhanh bất chấp mọi hậu quả về môi trường Sự gia tăng khối lượng giao thông , quá trình sản xuất ; viễn thông và hóa chất nhân tạo tuy góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất của con người nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường trầm trọng
Giờ đây , phần lớn các quốc gia đều nhận thức được việ phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường , do đó các quốc gia này đã từng bước thực hiện chủ trương phát triển bền vững Từ đó, trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng tiêu dùng mới – tiêu dùng xanh Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường đang vấn đề được thế giới quan tâm
Tuy vậy , ở Việt Nam vấn đề này nói chung vẫn còn khá mới mẻ và dường như dư luận không quan tâm đến nhiều Nhận thức được tầm quan trọng của việc sản xuất cũng như tiêu dùng những sản phẩm xanh ở Việt
Nam cũng như mong muốn rằng Việt Nam sẽ có một nền kinh tế phát triển , một môi trường trong sạch cho thế hệ tương lai ; xuất phát từ lý do trên em đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam ”
2 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau:
Thứ nhất: Xác định thực trạng hiện nay của sản phẩm TTMT ở Việt
Nam
Trang 10Thứ hai: Xác định tính khả thi của việc phát triển sản phẩm này trong
tương lai dựa trên tình hình hiện nay Đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển của loại sản phẩm này ở Việt Nam
Thứ ba: Trên cơ sở tình hình thực tế ở Việt Nam và dựa trên những bài
học kinh nghiện của thế giới về việc phát triển sản phẩm TTMT, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dưng, sản xuất sử dụng sản phẩm TTMT ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản liên quan đến thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm TTMT
- Phạm vi nghiên cứu: là nghiên cứu và đánh giá thực trạng cũng như tiềm năng phát triển của sản phẩm ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu liên quan, kết hợp với tham khảo các kết quả thống kê
- So sánh tổng hợp và phân tích , vận dụng lý luận , đối chiếu thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Trang 11kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên
để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, các phòng ban khác của trường đại học ngoại thương đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho em được học tập và rèn luyện suốt 4 năm qua Đặc biệt em xin chân thành cô giáo hướng dẫn Ths Lê Huyền Trang đã tận tình hướng dẫn em; Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương; Thư viện quốc gia; Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam; Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam; bạn bè; người thân và gia đình đã giúp em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này
Sinh viên Nguyễn Thị Bảo Loan
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
I Một số vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm TTMT
1 Khái niệm về sản phẩm TTMT và các yếu tố có liên quan đến sản phẩm TTMT
1.1.Khái niệm về sản phẩm TTMT
Ngày nay, khi mà ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một
quốc gia đơn lẻ mà đó đã trở thành vấn đề toàn cầu Trước tình hình đó, càng ngày người ta càng chú ý và quan tâm hơn đến vấn đề BVMT1 Giờ đây, người tiêu dùng chỉ muốn tiêu dùng những sản phẩm với những tính năng không hoặc ít gây ảnh hưởng đến môi trường Đó được gọi là các sản phẩm TTMT2 hay còn có các tên khác như sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch…Hiện nay, tồn tại khá nhiều khái niệm về loại sản phẩm TTMT Theo quan điểm của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, sản phẩm TTMT là những sản phẩm đáp ứng một trong các tiêu chí dưới đây:
Sản phẩm ít hoặc không gây hại cho môi trường trong suốt vòng đời của mình (từ lúc còn là nguyên liệu cho đến khi bị tái chế hoặc thải hồi )
Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu TTMT, tức là các vật liệu có thể tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối
Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống (ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư)
Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì)
Các loại sản phẩm TTMT thường đi kèm với các loại NST loại I, II và III của ISO
Trang 13
Ghế tre và túi xách làm bằng vỏ
kẹo, giấy báo
Hộp đựng thực phẩm bằng vật liệu tái chế
Theo Trung tâm năng suất Việt Nam3: sản phẩm TTMT là những sản phẩm được thiết kế để có được những tính năng TTMT (tức là không hoặc ít gây tác động xấu cho môi trường ) Những sản phẩm này có thể được sản xuất
từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối Trong quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước để giảm chi phí sản xuất cũng như ít gây ô nhiễm môi trường Trong quá trình sử dụng, sản phẩm này cũng giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó Sản phẩm TTMT cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi Các sản phẩm này thường đi kèm với các loại NST loại I, II, III của ISO
Điều 3, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009: Sản phẩm TTMT là sản phẩm mà trong quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, tồn tại, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại và được cấp NST4
của tổ chức được Nhà nước công nhận Tuy hiện nay, tồn tại khá nhiều khái niệm về loại sản phẩm này, nhưng các khái niệm này đều có điểm chung là thừa nhận sản phẩm TTMT là những sản phẩm được thiết kế dựa theo các khái niệm và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng TTMT Nói cách khác đó là những sản phẩm
mà việc sản xuất, sử dụng… không hoặc ít gây ảnh hưởng xấu đến môi
Trang 14trường Trong đó, các khái niệm về vòng đời (life cycle), thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai đoạn phát triển của sản phẩm
1.2 Các khái niệm khác có liên quan
Thiết kế môi trường
Là một khái niệm chung đề cập đến một loạt các thiết kế phương pháp tiếp cận mà cố gắng làm giảm tác động tổng thể đến môi trường của một sản
phẩm, quy trình hay dịch vụ
Nhãn sinh thái
Khi mà việc phát triển sản phẩm TTMT là việc cần thiết và quan trọng ngày càng được người tiêu dùng và những nhà sản xuất chú ý và quan tâm thì một vấn đề quan trọng được đặt ra là làm sao để phân biệt được sản phẩm xanh và những sản phẩm thông thường? Đó chính là lý do người ta nghĩ đến vấn đề cấp NST (hay còn gọi là nhãn môi trường hay nhãn xanh) Vậy NST là gì?
Hiện nay, trên thế giới đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về NST Theo quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì, NST được hiểu là: “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động của một sản phẩm đối với môi trường so với các sản phẩm cùng loại”
Theo ISO 14020 định nghĩa: “ NST là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, được thể hiện dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc hình thức khác.”
Theo Mạng lưới NST toàn cầu (GEN): “ NST chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”
Nói chung, về cơ bản NST là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hoặc sơ
đồ nhằm chỉ rõ thuộc tính TTMT của sản phẩm hoặc dịch vụ Nói cách khác,
Trang 15NST cung cấp các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối liên hệ với đặc tính “xanh” , các khía cạnh môi trường chung và đặc thù của sản phẩm
đó
2 Phân loại các sản phẩm TTMT
2.1 Phân loại theo lợi ích của sản phẩm TTMT
- Sản phẩm không đe doạ đến sức khoẻ và sự an toàn của con người
- Sản phẩm có tiềm năng cải thiện chất lượng môi trường sống
- Sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường…
- Sản phẩm giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí…
2.2 Phân loại theo nhóm sản phẩm
- Nhóm các sản phẩm làm sạch : Tất cả các thiết bị làm sạch và thiết bị vệ sinh đa năng, chất tẩy rửa đĩa bát (dùng cho máy và cho tay ), xà phòng và dầu gội đầu, chất tẩy quần áo
- Nhóm thiết bị , máy móc : máy rửa bát địa , máy bơm nhiệt , bóng đèn , máy vi tính cá nhân , máy vi tính xách tay , tủ lạnh, vô tuyến, máy hút bụi , máy giặt, thiết bị điện, điện tử gia dụng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, cơ khí …
- Nhóm sản phẩm về giấy : giấy đồ họa và copy, giấy in, giấy lụa…
- Nhóm sản phẩm là đồ gia dụng và văn phòng: nệm giường , đồ nội thất, thảm bọc sàn cứng , sơn trong nhà và vecni , chất cải thiện cho đất , các sản phẩm dệt may, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng,…
- Nhóm sản phẩm may mặc: giầy dép, hàng dệt may
- Nhóm sản phẩm nông sản, làng nghề: rau, hoa quả, lúa, cà phê, thịt lợn…
- Nhóm dịch vụ : dịch vụ du lịch bao gồm dịch vụ địa điểm cắm trại , dịch vụ nhà trọ và khách sạn du lịch , các dịch vụ liên quan tới bảo dưỡng, làm sạch công nghiệp, các dịch vụ tái sử dụng và tái chế, các dịch vụ liên quan
Trang 16khác (quản lý chất thải, phục hồi năng lượng, quản lý nguồn nước, tái tạo rừng), các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường, dịch vụ sinh thái …
- Nhóm năng lượng: năng lượng tái tạo: năng lượng gió, mặt trời…
- Nhóm sản phẩm trung gian – nguyên liệu: Thép kim loại, vật liệu Polimer, các nguyên liệu tự nhiên, sản phẩm phục vụ xây dựng như gốm, thuỷ tinh, vật liệu composit, các hoá chất cho sản xuất khác; hoặc các phụ kiện/linh kiện sinh thái, vật liệu bao gói, bao bì …
3.Các phương pháp thường sử dụng để đánh giá và xác đị nh sản phẩm thân thiện môi trường
3.1 Đánh giá chu trình sống của sản phẩm
Đánh giá chu t rình sống (vòng đời ) sản phẩm5
: là một quá trình xem xét, đánh giá đầu vào và đầu ra cũng như những tác động có thể xảy ra của chúng đối với môi trường qua hệ thống vòng đời của sản phẩm đó Nói cách khác, đó là m ột chuỗi nối tiếp các giai đoạn Các giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết trong quá trình tồn tại của sản phẩm : từ lúc khai thác nguyên l iệu thô, qua quá trình chế biến và các quá trình trung gian , tạo thành sản phẩm trung gian (một phần của sản phẩm ) hoặc một sản ph ẩm (hoặc dịch vụ ) hoàn thiện cho đến khi tái chế và / hoặc thải bỏ
Ví dụ sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, đánh giá theo phương pháp LCA tức là cần xác định: nguồn nguyên liệu lấy từ đâu, đánh bắt hay nuôi trồng, có gây hại tài nguyên môi trường ở đó không? Khâu vận chuyển về nhà máy có làm ô nhiễm hay tác hại gì cho môi trường? Trong các dây chuyền công nghệ, mỗi giai đoạn thải ra những loại chất thải nào, có gây hại môi trường không? Nếu có, biện pháp giảm thiểu ra sao? Có tái chế hay tái sử dụng chất thải và tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu không? Kể cả khi gói tôm đã được tiêu thụ, bao bì bị loại thải có gây ra ô nhiễm môi trường không?
5
Life Cycle Assessment (LCA)
Trang 17Bao bì đó có dễ phân hủy không? LCA là đánh giá từ khi khai thác nguyên liệu cho đến khi thải hồi của sản phẩm đó chứ không chỉ đánh giá về chất lượng
Đánh giá LCA gồm hai phần chính:
Thứ nhất, đánh giá tác động của sản phẩm đến môi trường Trong đó
chia ra hai mặt trực tiếp và gián tiếp:
- Trực tiếp: sử dụng - trong quá trình sử dụng hay vận hành sản phẩm đã tác động gì đối với con người và môi trường
- Gián tiếp: hình thành - trong quá trình tạo ra một sản phẩm đã thải bỏ ra môi trường những chất thải gì, và những chất này đã tác động gì đối với môi trường
Thứ hai, xem xét sản phẩm sau khi sử dụng sẽ được thải bỏ ra môi
trường theo cách nào, nếu không được thu hồi theo một qui trình hợp lý và xử
lý hợp lý sẽ gây nên tác động gì, nếu thu hồi sẽ phải xử lý như thế nào
Hình 1: Mô hình đánh giá theo LCA
Nguồn: http://www.life-cycle.org/cập nhật ngày 20/4/2008
3.2 Phân tích thống kê chu trình sống của sản phẩm
CÁC BƯỚC KHI ĐÁNH GIÁ THEO
Cải thiện và phát triển sản phẩm
Kế hoạch chiến lược Tạo chính sách công cộng Marketing
L
U Ậ
N
C
H Ứ
N G
Phân tích thống
Trang 18Phân tích thống kê ch u trình sống của sản phẩm 6
: là một phương pháp dựa trên việc tổng hợp số liệu đầu vào (nguyên liệu , có thể là sản phẩm trung gian) và đầu ra (sản phẩm hoàn thiện , chất thải ) cho một chu trình sống của sản phẩm Đây là một công đoạn của LCA bao gồm việc tổng hợp và kiểm kê lại đầu vào và đầu ra, nó bao gồm các số liệu tổng hợp và được lượng hóa Số liệu tổng hợp là số liệu về số lượng và loại đầu vào và đầu ra cho một vòng đời sản phẩm
Trong đó các bước quan trọng n hất khi dùng phương pháp LCI :
Xác định số lượng nguyên liệu liên quan đến đầu vào và đầu ra
Miêu tả hệ thống nguyên liệu này bằng các loại biểu đồ
Tổng hợp một quy trình được sử dụng theo một mô hình khác với mô hình của LCA
Lấy dẫn chứng bằng số liệu khảo sát / điều tra
Tổng hợp số liệu thống kê
Tổng hợp số liệu thống kê về vận chuyển và lưu thông ,…
Định lượng hóa các số liệu , bao gồm sự bao quát và chi tiết hóa các số liệu thống kê từ dữ liệu cơ sở
3.3 Phương pháp và quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm
Các yêu cầu về phương pháp sản xuất và chế biến sản phẩm7
: Về mặt môi trường, việc xem xét quy trình sản xuất là để giải quyết một trong 3 câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi trường: sản phẩm được sản xuất như thế nào, sản phẩm được sử dụng như thế nào và sản phẩm được vứt bỏ như thế nào và những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không Các tiêu chuẩn PPMs áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai đoạn trước khi sản phẩm được tung ra bán ở thị trường và kiểm tra xem quá trình sản xuất có gây ô nhiễm môi trường hay không
Trang 193.4 Phương pháp khác
Việc đánh giá qua các phương pháp trên thường khiến tốn kém và khó khăn do phải xác định cả một quá trình dài trong vòng đời sản phẩm, ngoài những phương pháp đó, doanh nghiệp có thể tự đưa ra những phương pháp khác chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp mình thân thiện với môi trường… Đó có thể là việc doanh nghiệp sử dụng các phương pháp tính toán đơn giản nhằm xác định mức độ gây ảnh hưởng của quá trình sản xuất sản phẩm đối với môi trường, hay tính toán khả năng tiết kiệm có thể đạt được
Để từ đó đưa ra kết luận về tính thân thiện của sản phẩm Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp sau:
Doanh nghiệp có thể xác minh sản phẩm của mình TTMT qua các bước đánh giá quá trình sản xuất Cụ thể như sau:
Trưởng các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm việc xác định các khía cạnh môi trường trong bộ phận của mình theo các bước sau:
Liệt kê các hoạt động tại các công đoạn thuộc sự kiểm soát của bộ phận mình dựa trên việc xem xét đầu vào và đầu ra của hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ
Cứ mỗi hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ phải xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp
Xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp của các khía cạnh môi trường liên quan đến các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ qua các yếu tố sau:
Trang 20Các khía cạnh môi trường sau khi được xác định phải được đại diện lãnh đạo xem xét và phê duyệt
Dựa vào công thức sau để đánh giá mức độ TTMT của sản phẩm:
Mức độ tác động của của sản phẩm với môi trường = (độ lớn) x (mức độ lan tỏa) x (mức độ gây tác động)
Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sẽ được đánh giá dựa trên điểm mức độ có ý nghĩa
Bảng 1: Đánh giá mức độ tác động đến môi trường của sản phẩm
Điểm Mức độ tác động
đến môi trường của sản phẩm
Hành động khắc phục
thong-quan-ly-moi-truong-iso-14000/ cập nhật 15/03/2008
Ta có thể nhận thấy, nếu sản phẩm tác động càng xấu đến môi trường,
số điểm càng cao, mức độ TTMT càng thấp Và ngược lại, sản phẩm ít có hại cho môi trường điểm đánh giá mức độ tác động thấp, tính TTMT càng cao
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dùng phương pháp lập bảng so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm cùng loại Nhằm xác định xem sản phẩm của doanh nghiệp mình sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng, chi phí so với các sản phẩm cùng loại
Trang 214 Lợi ích của việc phát triển và sử dụng sản phẩm TTMT
4.1 Lợi ích với môi trường
Lợi ích lớn nhất của sản phẩm TTMT là giảm tác động xấu đối với môi trường, góp phần BVMT8
Thông qua việc thú c đẩy quá trình sản xuất theo hướng tránh gây ô nhiễm môi trường , sản phẩm đã tạo nên những tác động tích cực đến môi trường sinh thái Sản phẩm TTMT có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi trường sống của con người Ví dụ điển hình như: Trong ngành sản xuất giấy ở Australia, việc tái chế giấy đã giảm được 11% lượng khí thải
Và theo nghiên cứu này của ISO thì lượng khí thải ở một số lĩnh vực trên toàn cầu giảm :
Bảng 2: Lợi ích của việc sản xuất và sử dụng sản phẩm TTMT trên thế giới
Trang 22Nguồn: http://www.epa.gov/nrmrl/lcaccess/ cập nhật ngày 15/11/2008
4.2 Lợi ích đối với toàn thể xã hội
4.2.1 Với nhà nước
Đã qua rồi, thời gian các quốc gia chạy đua phát triển kinh tế bằng mọi cách thờ ơ với vấn đề BVMT Giờ đây các quốc gia đều xác định phát triển kinh tế đi đốii với BVMT Do đó, với việc khuyến khích sử dụng và sản xuất sản phẩm TTMT nhà nước đã khiến cho môi trường được cải thiện đáng kể Thông qua việc áp NST cho các sản phẩm TTMT nhà nước đã có thể quản lý tốt hơn vấn đề BVMT ở quốc gia mình, quản lý tình hình lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường, đồng thời có thể đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình
Bên cạnh đó, nhà nước có thể sử dụng những điều kiện về khía cạnh môi trường của sản phẩm nhằm dựng hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu Như vậy, đối với những hàng hóa không vượt qua được rào cản xanh sẽ không được nhập khẩu vào quốc gia Việc này vừa có thể BVMT, vừa có thể giúp các quốc gia bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước
4.2.2 Với doanh nghiệp
Sản phẩm Lượng khí thải ra môi
Trang 23Theo điều tra 320 công ty ở Australia12
khi nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm TTMT, các công ty này cho rằng lợi ích lớn nhất của loại sản phẩm này giúp các doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh của mình đối với công chúng, khai thác lợi thế cạnh tranh so với đối tác Bởi vì tuy rằng các sản phẩm xanh thường có giá thành cao hơn do doanh nghiệp phải đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị, máy móc, đổi mới công nghệ để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra, bên cạnh đó còn có thể có thêm chi phí như: chi phí kiểm tra, chi phí chứng nhận…Nhưng chính việc bỏ ra một khoản chi phí khá lớn nhằm cải tiến công nghệ, cải tiến sản phẩm doanh nghiệp đã tạo ra một hình ảnh tốt đẹp với khách hàng, thể hiện trách nhiệm của mình đối với
xã hội, môi trường Chính vì thế hiện nay , 86% trong tổng số hơn 300 công ty
ở nước này đã thay toàn bộ dây truyền sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường13…
Hơn nữa, những sản phẩm được tạo ra dưới những chu trình đảm bảo ít gây hại môi trường cùng với tính năng được tạo ra nhằm khiến việc BVMT được nâng cao , điều đó đáp ứng được nhu cầu xanh ngày càng tăng lên của khách hàng, do chất lượng đời sống ngày càng được nâng cao
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhận thấy rằng lợi ích của việc sản xuất sản phẩm TTMT sẽ giúp họ tiết kiệm một phần chi phí do giảm thời gian chế biến, giảm nguyên liệu đầu vào và tỷ trọng sai sót hỏng hóc do được sản xuất trong một chu trình công nghệ cao Sau khi sử dụng doanh nghiệp có thể thu lại để tái chế một số phần của sản phẩm…Lấy ví dụ về việc đóng gói Siêu thị bán lẻ Wal-Mart Hoa Kỳ đã làm việc với một trong những nhà cung cấp đồ chơi giảm đóng gói chỉ cho 16 sản phẩm Các nhà cung cấp đồ chơi đã tiết kiệm chi phí đóng gói đồng thời Wal-Mart sử dụng chưa đến 230 công ten nơ vận chuyển để cung cấp sản phẩm, tiết kiệm khoảng 356 thùng dầu và 1.300
Trang 24cây xanh Bằng cách mở rộng sáng kiến lên 255 sản phẩm, công ty tin rằng có thể tiết kiệm 1.000 thùng dầu, 3.800 cây xanh và hàng triệu đôla chi phí vận tải14
4.2.3 Với người tiêu dùng
Ngày nay ý thức của người tiêu dùng về việc tiêu dùng những sản phẩm TTMT ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển trên thế giới trong năm 2004 người tiêu dùng nước này đã chi 5,8 tỷ bảng Anh cho những giá trị môi trường, tăng 15% so với năm 2003 Trong khi cùng kỳ chi tiêu của các hộ gia đình ở nước này chỉ tăng 3,3 %15
Mặc dù, giá thành của những sản phẩm này có thể cao hơn một số hàng hóa tương tự
nhưng người tiêu dùng nhận thức được ý nghĩa BVMT của chúng nên người
ta vẫn sẵn sàng mua
Cái được lớn nhất của người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm TTMT là sức khoẻ được bảo đảm, nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến các sản phẩm mà họ tiêu dùng được loại bỏ Đồng thời, khi sử dụng các sản phẩm TTMT, người tiêu dùng đã gián tiếp thực hiện được hành vi BVMT Bởi thông qua thói quen tiêu dùng tốt này, người tiêu dùng đưa ra định hướng về
kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm, các yếu tố về môi trường cho nhà sản xuất, góp phần tác động đến ý thức của nhà sản xuất trong công tác BVMT, trong mục tiêu phát triển bền vững
II Nguồn gốc hình thành và thực trạng phát triển của sản phẩm TTMT trên thế giới
1 Nguyên nhân ra đời và phát triển của sản phẩm TTMT
Những năm trước đây, các quốc gia phát triển kinh tế bằng bất cứ giá nào, dẫn đến tình trạng tài nguyên cạn kiệt do bị khai thác quá mức , môi trường sinh thái bị hủy hoại , ô nhiễm nguồn nước , đất, không khí ,… khiến
Trang 25cho con người không khỏi lo lắng về những vấn đề nguy hiểm mang tính toàn cầu như mưa axit, hủy hoại tầng ozon, biến đổi khí hậu…Các nhân tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức lao động con người Đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, số người mắc bệnh tuần hoàn, hô hấp, ung thư, stress…tăng lên nhanh chóng , do đó gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất như làm giảm sản lượng, năng suất của cây trồng , vât nuôi, giàm hiệu suất máy móc Trước tình hình đó , nhận thức của xã hội và người dân về vấn đề BVMT ngày càng được nâng cao
Bắt đầu từ cuối những năm 70, người tiêu dùng , đặc biệt ở các nước châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường , với những hành động thiết thực để BVMT, làm giảm các tác động xấu đến môi trường bằng cách đưa ra yêu cầu chỉ mua các sản phẩm mà họ cho rằng ít có hại cho môi trường Đó cũng chính là lúc bắt đầu xuất hiện yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân thiện với môi trường” Điều này tạo ra một xu hướng tiêu dùng mới: chỉ tiêu dùng những sản phẩm xanh- những sản phẩm TTMT và tẩy chay những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng gây hại cho môi trường Chẳng hạn, họ không mua những bình xịt clorua fluorua cacbon vì biết rằng đây là loại khí chủ yếu gây thủng tầng ozon, chỉ mua hàng có bao gói có thể tái chế hoặc có thể phân hủy về mặt sinh học, mua xăng không pha chì Xu hướng này ngày càng lan mạnh không chỉ dừng ở biên giới một quốc gia mà đã lan sang toàn cầu Do vậy để có được sự thừa nhận của xã hội và cộng đồng, để thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp đã thay đổi phương pháp sản xuất để làm giảm tác động xấu đến môi trường, thiết kế lại sản phẩm mang tính TTMT hơn sau đó tiến hành quảng cáo, công bố về các đặc điểm môi trường của sản phẩm Từ đó, người
ta ngày càng nghĩ nhiều phương thức nhằm phát triển loại sản phẩm này
Song song với việc phát triển các sản phẩm TTMT, các doanh nghiệp nhận thấy rằng việc giới thiệu quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng được
Trang 26thể hiện dưới hình thức nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc trên bao bì Và để đảm bảo uy tín cũng như sự tin cậy từ phía người tiêu dùng, các nhà sản xuất thường đưa sản phẩm của mình cho bên thứ ba cấp nhãn Các nước trên thế giới đã thành lập các chương trình cấp nhãn chuyên cấp những nhãn hiệu như vậy, từ đó NST ra đời Chương trình NST đầu tiên được khởi xướng ở Đức năm 1978 với việc giới thiệu nhãn “Blue angel” cho các sản phẩm đã được lựa chọn Cho đến nay đã có hơn 40 quốc gia đã chấp nhận và tổ chức các chương trình tương tự về NST với hàng ngàn sản phẩm đạt t iêu chuẩn và được dán nhãn
Sự xuất hiện của NST là một sự tất yếu góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển sản phẩm TTMT Đến nay, loại hình của sản phẩm TTMT ngày càng được mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: thiết bị điện, điện tử, gia dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, máy móc, cơ khí, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao gói bao bì, sản phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản thiết bị an toàn và y tế, năng lượng, dịch vụ sinh thái, du lịch, các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết
bị liên quan đến môi trường…
2 Tình hình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm TTMT trên thế giới hiện nay
Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng lan rộng trên thế giới Nghiên cứu về vấn đề này, Brand Week – một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường đã mở một cuộc điều tra xã hội về các mặt hàng, sản phẩm và môi trường mang tên “Nhịp đập sinh thái” trên toàn nước Mỹ Theo
đó, gần một nửa số người được hỏi (49%) cho rằng báo cáo của một công ty
về môi trường ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định mua hàng của họ
Trang 27Trong khi đó chỉ có 21% cho biết họ chọn sản phẩm này (thay vì một sản phẩm khác) vì công ty đó thân thiện với môi trường16
Giờ đây, người tiêu dùng đều cân nhắc đến tính TTMT của sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm đó, họ chỉ mua những sản phẩm thân thiện với môi trường hay thân thiện với tự nhiên Sản phẩm có ít hoặc không
có bao bì, sản phẩm tạo ra từ những thành phần tự nhiên và những sản phẩm trong quá trình sản xuất ra chúng không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường Thậm chí họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho những sản phẩm này Ví dụ, ở Thụy Điển ưa thích sử dụng loại giấy vệ sinh sản xuất từ bột giấy không tẩy trắng và không tẩm hương liệu mặc dù loại giấy này đắt gấp 3 lần so với loại giấy vệ sinh sản xuất theo cách thông thường17
Thậm chí, ngay cả trong thời gian hiện nay, khi mà kinh tế thế giới đang suy thoái, sự tiêu dùng các sản phẩm TTMT không hề giảm mà còn tăng Theo một nghiên cứu gần đây của Green Seal18
và EnviroMedia Social Marketing, 4 trong 5 người cho biết họ vẫn đang mua những sản phẩm và dịch vụ xanh, ngay cả khi nền kinh tế đang suy thoái.19
Mặc dù những sản phẩm được tuyên bố là TTMT, thường có giá thành đắt hơn, nhưng một nửa trong số 1000 người tham gia cuộc khảo sát cho biết số lượng sản phẩm xanh
họ mua tương đương với trước khi khủng hoảng kinh tế Thêm vào đó, 19% cho biết họ mua nhiều sản phẩm xanh hơn, và chỉ có 14% mua ít hơn
Theo Tiến sĩ Arthur Weissman, chủ tịch Green Seal cho rằng khách hàng đang mua thêm sản phẩm xanh, nhu cầu tăng là tín hiệu để các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm thực sự xanh sạch Đó là một dấu hiệu
18
một tổ chức cấp giấy chứng nhận phi lợi nhuận độc lập
19
http://www.ecc-hcm.gov.vn/?menu=95&submenu=98&detail=801&language = cập nhật 14:5:45 ngày 04/03/2009
Trang 28tốt từ phía người tiêu dùng tạo ra động lực phát triển sản phẩm TTMT cho nhà sản xuất
Để từ đó, hiện nay trên thế giới các doanh nghiệp lấy việc ưu tiên phát triển sản phẩm TTMT là mục tiêu phấn đấu và phát triển của mình Đặc biệt
là các công ty công nghệ cao đang bắt đầu cạnh tranh trên một lĩnh vực mới - trở thành công ty xanh nhất thế giới Các doanh nghiệp này đua nhau cho ra đời những dòng sản phẩm thân thiện mới, coi việc phát triển các sản phẩm này là một đại dương xanh với các sản phẩm của mình Một báo cáo mới đây của Forrester cho thấy 41% số công ty được khảo sát cảm thấy cần phải hành động đúng vì môi trường TTMT hiện đang là tiêu chuẩn vàng trong thế giới công nghệ cao Ví dụ: Dell là công ty công nghệ cao đầu tiên đạt bước ngoặt20
về tiết kiệm điện năng bằng cách cung cấp sản phẩm tiêu thụ ít điện năng hơn theo tiêu chuẩn Energy Star của Cơ quan BVMT Mỹ (EPA) Họ cũng tự hào
về kỷ lục mới trong việc tái chế 46.000 tấn thiết bị công nghệ thông tin từ khách hàng trong năm 2007, tăng 20% so với năm trước đó Hay HP mới đây
đã công bố những nỗ lực TTMT, tập trung vào giảm 75% khí carbon ở các trung tâm dữ liệu, bằng cách tăng cường tiết kiệm điện ở những sản phẩm của
họ và phát triển các công cụ mở để đo mức tiêu thụ điện năng trong quá trình sản xuất Hoặc IBM thì công bố một bộ công nghệ và dịch vụ tiết kiệm điện mới giúp các doanh nghiệp tiết kiệm và giảm mức tiêu thụ điện năng xuống một nửa Đây là một phần của Project Big Green, kế hoạch phát triển công nghệ tiết kiệm điện năng 1 tỉ USD…
Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã bắt đầu sản xuất điện từ năng lượng thân thiện với sinh thái là năng lượng mặt trời, gió và nhiệt điện Với việc sử dụng các công nghệ xanh, các quốc gia đang cố gắng
để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, làm giảm mức độ khai thác của những nguồn tài nguyên khan hiếm này Một số công nghệ xanh như
20
http://www.cuocsongso.com/forum/showthread.php?t=1376 cập nhật ngày 26/08/2008
Trang 29nước purification, tái chế, thoát và xử lý chất thải rắn và năng lượng tái tạo đang được sử dụng thành công để đạt được mục tiêu của mình
3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm TTMT hiện nay trên thế giới
Valerie Davis, chủ tịch của EnviroMedia, cho rằng con người muốn hành động vì môi trường, nhưng những hành động đó phải thuận tiện và dễ dàng Vì thế, các công ty nên công bố rõ rãng những lợi ích môi trường của sản phẩm và dịch vụ của mình, và đảm bảo rằng những gì họ tuyên bố trên quảng cáo TV phải được hỗ trợ trên bao bì và trên trang web Enviromedia đã
mở một cuộc điều tra trên thị trường Mỹ, nhận thấy các yếu tố đanh ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm TTMT là21
:
3.1 Danh tiếng và quảng cáo
Danh tiếng là điều tối quan trọng trong quyết định mua sản phẩm xanh:
21% những khách hàng tham gia khảo sát cho biết danh tiếng của một sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định mua hàng của
Trang 30• 17% cố gắng tìm hiểu, ví dụ như sử dụng Internet đọc các nghiên cứu
III Những quy định và văn bản liên quan đến sản phẩm TTMT
1 ISO 14060 – Hướng dẫn khía cạnh môi trường của sản phẩm
Tài liệu ISO/CD 14060 về những khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm đã được đệ trình để phê duyệt làm sách hướng dẫn của ISO
Phần mở đầu của tài liệu này chỉ ra rằng mọi sản phẩm đều ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất hay loại thải sản phẩm Những quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường Các ảnh hưởng đối với môi trường của một sản phẩm có liên quan tới nhau và nhấn mạnh rằng một ảnh hưởng đơn lẻ có thể làm biến đổi các ảnh hưởng đối với môi trường trong các giai đoạn khác nhau của chu trình chuyển hóa sản phẩm
Các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến:
- Nguyên vật liệu và năng lượng được sử dụng
- Loại và khối lượng chất thải
- Đầu vào và đầu ra liên quan tới việc đóng gói, vận chuyển, phân phối
và sử dụng
- Các cách phục hồi, ví dụ như tái chế, tái sử dụng, khả năng tháo rời dễ dàng, sửa chữa và tu bổ…
- Các cách loại thải sản phẩm
Trang 31Tiêu chuẩn này bàn luận về những ảnh hưởng đối với môi trường nảy sinh trong chu trình chuyển hóa của sản phẩm Những ảnh hưởng này quyết định bởi đầu ra và đầu vào trong tất cả các giai đoạn của chu trình chuyển hóa sản phẩm Cả hai loại đầu vào: nguyên vật liệu và năng lược, cả hai loại này được sử dụng hầu như trong suốt quá trình sản phẩm Nguyên vật liệu có thể gây nhiều ảnh hưởng khác nhau như làm cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể và không thể khôi phục lại, phá hoại đất đai và xả quá nhiều chất thải vào không khí và vào nước… Những ảnh hưởng có ý nghĩa nhất đối với môi trường bao gồm: cạn kiệt các nguồn tài nguyên có và không thể khôi phục lại, đất đai bị phá hủy, con người bị tố cáo là đã sử dụng tài nguyên bừa bãi, thải quá nhiều rác rưởi vào khí quyển và sông ngòi Tài liệu này hướng dẫn giới thiệu việc đánh giá chu trình chuyển hóa cùng với điều kiện hiểu đầy đủ các phương pháp LCA, giá trị của phương pháp luận sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm và lĩnh vực mà sản phẩm có liên quan
Theo tài liệu này, thì các tiêu chuẩn sản phẩm TTMT cải thiện môi trường:
Bảo vệ tài nguyên: giảm mức độ cạn kiệt tài nguyên của cả loại tài nguyên có thể và không thể phục hồi Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt càng ít càng tốt, các vấn đề bảo vệ tài nguyên gồm có:
- Ảnh hưởng của các nguồn năng lượng với môi trường
- Hiệu quả chuyển đổi của một nguồn năng lượng đã được lựa chọn: tức
là cân nhắc tăng tính hiệu quả lên tối đa
Ngăn chặn ô nhiễm: tài liệu này nhấn mạnh rằng hoạt đông của con người và của công nghiệp tạo ra chất thải vào không khí, đất, nước…đó là các tiêu chuẩn nhằm giảm thải, đưa ra một chuẩn thải chung cho các quốc gia…
Thiết kế vì môi trường: bao gồm thay thế nguyên vật liệu, tái sử dụng, khả năng duy trì, thiết kế để tháo rời và có khả năng tái chế
Trang 322 Những yêu cầu cơ bản về tính TTMT cho sản phẩm ở một số quốc gia
Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thứ nhất là quy định đối với hàng hoá không được chứa một vài chất
nhất định theo yêu cầu của mỗi nước nhằm BVMT và sức khoẻ con người
Đối với EU, đó là những quy định và tiêu chuẩn nêu trong Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và các quy định tại "Sách Trắng" của EU về
an toàn vệ sinh thực phẩm EU có một hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm đối với người dân Một trong các thành viên của EU khi phát hiện thấy bất kỳ một sản phẩm nào không đảm bảo các thông số về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm cho người đều đưa lên mạng cảnh báo nhanh cho toàn cộng đồng và đình chỉ việc nhập khẩu, lưu thông sản phẩm đó trên thị trường Ví dụ, mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam khi xuất vào EU bị phát hiện là nhiễm Chloramphenicol và sau đó thêm cả Nitrophuram Ngay lập tức,
EU đã ban hành lệnh kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh đối với mọi loại tôm nhập khẩu vào EU có nguồn gốc từ Việt Nam Ngoài ra, EU đã ban hành chính sách hoá chất mới áp dụng cho giai đoạn từ 2005 - 2012 trong mọi lĩnh vực có sử dụng hoá chất, từ công nghiệp giày, dép, dệt may đến chế biến thực
phẩm phải nghiên cứu kỹ các quy định mới của EU về hoá chất
Đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải tuân thủ các quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Cơ quan BVMT (EPA) thuộc Bộ Y tế Mỹ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm được phép cưỡng chế các luật nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng về việc lương thực, thuốc men và dụng
cụ y tế, mỹ phẩm Sự liên quan của EPA đến xuất nhập khẩu chỉ giới hạn bởi các chất cặn độc hại, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng có hoá chất, vì cơ quan nay
có một hệ thống thông báo cho các nước nhận hàng được biết về các chất có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân và môi trường nước nhập khẩu Theo
Trang 33Đạo luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (FFDCA), EPA có thẩm quyền quy định những giới hạn về dung sai đối với các chất được sử dụng làm thuốc trừ sâu trong thực phẩm và thức ăn gia súc hoặc quy định trường hợp miễn trừ yêu cầu về dung sai nếu mức độ dung sai đó không cần
thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm
Thứ hai là yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái chế chứa đựng trong sản phẩm hàng hoá xuất khẩu Với mục đích chủ yếu nhằm tạo ra cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, tạo điều kiện giảm giá thành, tiết kiệm chi phí , BVMT
Chẳng hạn với các sản phẩm gỗ hoặc giấy Các biện pháp hạn chế thương mại đối với các sản phẩm gỗ đã được đề xuất nhằm giải quyết khía cạnh môi trường của phá rừng Công ước về buôn bán quốc tế đối với các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES ) là một ví dụ về thoả thuận quốc tế dưới hình thức cấm đoán việc buôn bán một số sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả một số loại gỗ Các nước nhập khẩu gỗ còn đưa ra một số đề xuất nhằm chặn đứng hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới Chính quyền địa phương ở Đức, Hà Lan, Áo đã thi hành lệnh cấm sử dụng các loại
gỗ nhiệt đới Để hạn chế việc sử dụng bột gỗ nhằm BVMT, các nước EU quy định hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm giấy trắng; các panen làm bằng gỗ nhập khẩu Điều đó dẫn tới một số nước phải tăng cường sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy trắng xuất khẩu sang EU Về mặt thương mại, đây được xem là hạn chế thương mại của những nước có truyền thống chuyên môn hoá sản xuất giấy từ bột gỗ EU đánh giá tác động của sản phẩm tẩy rửa, giặt là được cấp NST bán trên thị trường là xác định số lượng hoá chất gia dụng dùng cho máy giặt và rửa đĩa chén cũng như các loại xà phòng, dầu gội đầu giảm từ 100.000 tấn xuống 85.000 tấn và 60% số thành phần hoá chất sử dụng trong tẩy rửa, xà phòng ngay lập tức được thay đổi Hàm lượng phốt
Trang 34phát trong chất tẩy rửa của các sản phẩm này dẫn tới làm giảm các hợp chất
có hại trong vùng nước bề mặt cũng như môi trường sống của cộng đồng dân
cư Điều đó là một biện pháp tốt để kích thích sự lựa chọn của người tiêu dùng
Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hoá
Các yêu cầu thứ 3 về bao gói hàng hoá thường được nhiều nước châu
Âu áp dụng với tiêu chí BVMT, yêu cầu các nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các loại chất dẻo, nhựa, sợi hoá học thay vì sử dụng sợi truyền thống
vì họ cho rằng chất dẻo dễ tái chế hơn Thứ tư là yêu cầu dán NST đối với hàng hoá
Chẳng hạn, đối với ngành giấy, đồ thủ công, mỹ nghệ ảnh hưởng tới yêu cầu về NST có thể lớn hơn so với các lĩnh vực khác vì nó liên quan đến tài nguyên rừng Hàm lượng khí thải từ máy giặt, điều hoà có thể làm ảnh hưởng tới tầng ozon vì phải tuân thủ các quy định của Nghị định thư Montreal
về các chất làm suy kiệt tầng ozon, quy định cấm này căn cứ vào quá trình sản xuất Đây là yếu tố có tính chất rất quan trọng trong khuôn khổ các ưu tiên và các chính sách mua sắm nguyên nhiên vật liệu của các nhà nhập khẩu tại các quốc gia phát triển Các lôgô dán NST sẽ được gắn cho loại sản phẩm nào thoả mãn các tiêu chí đặt ra cho nhóm sản phẩm đó
.Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm
Yêu cầu thứ 5 này có tác động đến môi trường sản xuất Yêu cầu này được một số nước phát triển có xu hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu
Ví dụ như trong ngành thuỷ sản, nông sản (tôm, cá basa, gạo, cà phê, hạt điều ) đều không được dùng các hoá chất tẩy rửa có độc tố hay thuốc trừ sâu, trong quá trình nuôi trồng, chế biến Trường hợp trong sản phẩm bị phát hiện
có những thành phần này thì khách hàng có quyền từ chối nhập khẩu Ở Đức
Trang 35yêu cầu nhà cung cấp hoặc thương gia phải có tuyên bố sản phẩm của mình không có một số hóa chất nhất định
3 Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm thân thiện môi trường ở Mỹ và
EU
Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm thân thiện môi trường ở Mỹ
Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm thiết bị, máy móc
- Bộ tiêu chuẩn IEEE 1680 “ Bộ tiêu chuẩn cho các sản phẩm điện tử TTMT” ban hành tháng 3/2006 ( đây cũng là bộ tiêu chuẩn được biết đến là một công cụ đánh giá tác động đến môi trường của các sản phẩm điện tử EPEAT) Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên của Mỹ đưa ra được những hướng dẫn nhằm chỉ ra tính TTMT cho máy tính, màn hình máy tính và máy tính xách tay
- Tiêu chuẩn EPA dành cho máy tính có hiệu lực từ tháng 7/2007
- Bộ tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng Energy Star Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế đánh giá sự hiệu quả năng lượng của các sản phẩm tiêu dùng (sản phẩm có thể được xem là TTMT hay không), được Mỹ ban hành năm 1992, nhưng được các quốc gia khác thừa nhận và thi hành (Nhật, Australia, Canada, New Zealand, Đài Loan, và thậm chí cả Liên minh châu Âu EU…)
Để được chứng nhận Energy Star, các sản phẩm máy tính và các sản phẩm có liên quan, các thiết bị nhà bếp, xây dựng và các loại sản phẩm khác đề phải tiết kiệm trung bình 20-30% năng lượng
- Điều luật bảo toàn và chính sách về năng lượng ban hành năm 1975
- Điều luật an toàn và độc lập năng lượng ban hành năm 2007
Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm dệt may
- Bộ tiêu chuẩn ASTM hoặc AATCC
Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm TTMT ở EU
Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm thiết bị, máy móc
- Bộ tiêu chuẩn Energy Star
Trang 36- Bộ chứng chỉ sử dụng năng lượng tối ưu TCO
Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm dệt may
- Bộ tiêu chuẩn ECOTEX tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm dệt
và may mặc, được EU ban hành năm 2008 Sản phẩm hàng may mặc muốn nhập khẩu vào EU bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn ECOTEX - tức là các tiêu chuẩn về tính TTMT của sản phẩm Có nghĩa là sản phẩm may mặc
đó phải đảm bảo không gây nguy hại cho người sử dụng Dư lượng các hóa chất được sử dụng trong quá trình dệt, nhuộm, may không vượt quá hàm lượng cho phép để có thể gây kích ứng cho da hoặc trở thành tác nhân gây bệnh ung thư…
- Quy định 91/493/EEC xác định tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm cá
- Quy định 91/493/EEC xác định tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm cá
- Quy định 91/492/EEC xác định tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm từ động vật thân mềm và hai mảnh
Trang 37Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN
PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I Thực trạng sản phẩm TTMT ở Việt Nam
1 Thực trạng quản lý của nhà nước đối với vấn đề liên quan đến phát triển sản phẩm t hân thiện môi trường ở Việt Nam
Trên cơ sở quan tâm đến việc phát triển kinh tế một cách bền vững, vì thế chính phủ Việt Nam dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề BVMT, đặc biệt
là trong vấn đề phát triển sản phẩm TTMT Điều đó được thể hiện trong các quyết định đã ban hành, các tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất sản phẩm;
an toàn sức khỏe…
Về tiêu chuẩn, đến nay Việt Nam có Tiêu chuẩn Việt Nam trong hầu
hết các lĩnh vực nước ta đã ban hành Bộ tiêu chuẩn Việt Nam , trong đó quy định về tiêu chuẩn nói chung và tiêu chuẩn môi trường , đặc biệt là tiêu chuẩn môi trường cho đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như gạo , cà phê, thủy sản, chè, sản phẩm gỗ , thực phẩm… Đồng thời nhà nước đã ban hành các quy định về kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa xuất khẩu , các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có ảnh hưởng tới môi trường Chẳng hạn để nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước , Bộ thủy sản đã ban hành Quyết định 649/2000/QĐ- BTS ngày 4/8/2000 ban hành quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm , trong đó yêu cầu các cơ sở kinh doanh hàng thủy sản phả i tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, chế biến đóng gói , vận chuyển (LCA), nếu doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn nay có thể dán nhãn môi trường tự công bố , sản phẩm nông sản sạch
Về NST, Chính phủ đã ban hành các TCVN về NST nhằm chứng nhận
nhận cho các sản phẩm TTMT Năm 2003, Quyết định số 33/2003/QĐ –
Trang 38BKHCN: quy định về TCVN ISO 14021:2003: Nhãn môi trường và công bố về môi trường – Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trườn g kiểu II ) và TCVN ISO/TR 14025:2003: Nhãn môi trường và công bố môi trường – Công bố về môi trường kiểu III Năm 2005, TCVN ISO 14024:2005 Nhãn môi trường và công bố môi trường Ghi nhãn môi trường kiểu I – Nguyên tắc và thủ tục Ngoài ra, trong chiến lược quốc gia BVMT đến năm 2010 định hướng
2020, do chính phủ ban hành đã đề ra chỉ tiêu Việt Nam sẽ đạt 100% hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa sẽ là hàng hóa TTMT và đươc cấp NST theo tiêu chuẩn của ISO
Về SXSH, Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định, thông tư, chỉ
thị liên quan đến SXSH (sản phẩm làm ra từ các quá trình này là sản phẩm thân thiện hơn với môi trường) Đó là các nghị định thông tư, chỉ thị như: Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25.6.1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước quy định; quyết định số 130/2007/QĐ – TTg ngày 2/8/2007quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM); ngoài ra, còn ban hành các thông tư, quyết định thành lập trung tâm SXSH ở nhiều thành phố: quyết định số 390/QĐ-TNMT-VP ngày 15/11/2005 của Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập trung tâm SXSH ở thành phố Hồ Chí Minh, …
Về an toàn thực phẩm, chính phủ và các Bộ ban ngành có liên quan
cũng đã ban hành nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của hàng hóa Việt Nam về mặt môi trường như : Quyết định số 54/2002/ QĐ –BNNPTNT về việc cấm sản xuất , nhập khẩu lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh , hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi ; Thông tư liên tịch số 37/1999/Q Đ - TTg ngày 30/8/1999 của chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng lưu thông hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu; Pháp lệ nh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (số 36/2001/2006/PL –
Trang 39UBTVQH ngày 25/7/2001); Pháp lệnh an toàn thực phẩm của Chủ tịch nước ngày 19/8/2003
Về phát triển năng lượng sạch, Nhà nước đã ban hành một số chính
sách, quyết định: Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27.12.2007 phê duyệt Chiến lược phát triển NL quốc gia của VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050 với các định hướng phát triển nguồn NL mới, tái tạo như gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, NL sinh học, điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH, ban hành quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam được Bộ trình Chính phủ xem xét và phê duyệt với mục tiêu đến năm
2020
Và chính sách hỗ trợ sản xuất, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động BVMT, trong đó nêu rõ nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh sản xuất các sản phẩm thân thiện, sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường thì sẽ được ưu đãi, hỗ trợ về huy động vốn đầu tư, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,
ưu đãi về huy động vốn đầu tư, ưu đãi thuế giá trị gia tăng, ưu đãi về phí…
2 Thực trạng sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam
2.1 Thực trạng ở các doanh nghiệp
Mặc dù, sản xuất sản phẩm TTMT đang là một trào lưu mạnh mẽ trên thế giới ở tất cả các nhóm sản phẩm: điện tử, nông nghiệp, vật liệu TTMT,… nhưng ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ, thể hiện ở mức độ nghèo nàn
về chủng loại sản phẩm cũng như ít ỏi về số lượng các nhà sản xuất dám mạnh dạn đầu tư vào một lĩnh vực mới này
Theo như điều tra, hiện nay ở nước ta mới chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch, TTMT để sản xuất sản phẩm TTMT, chủ yếu là các tập đoàn , tổng công ty hàng đầu trong nước như: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN GROUP), Tổng Công ty
Trang 40Khí Việt Nam (PV Gas), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TCT Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), TCT Rượu-Bia-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), TCT Chè Việt Nam (VINATEA), TCT Rượu-Bia-Nước giải khát Hà Nội (HABECO), TCT Xây lắp Máy Việt Nam (LILAMA), TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) Việc áp dụng SXSH, các công nghệ TTMT, mang đến cho các doanh nghiệp này các sản phẩm TTMT hơn, tiết kiệm được nhiều năng lượng: tỷ lệ sử dụng nước/SP có thể giảm đến hơn 30%; tỷ lệ sử dụng điện/sản phẩm giảm trung bình khoảng 20%; tỷ lệ nhiên liệu/sản phẩm giảm từ 10% đến 30%; tỷ lệ công lao động/sản phẩm giảm trung bình khoảng 20%22
2.1.1 Lĩnh vực dệt may
Lĩnh vực này có khá nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào việc sản xuất các sản phẩm dệt may TTMT như: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX),Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3;Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng)… Các công ty này đã đầu tư phát triển SXSH bằng việc đầu tư vào việc mua sắm công nghệ mới thiết bị tốt, hiện đại: máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser, các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet); máy làm bóng trục mới, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len Đó là những công nghệ giúp hạn chế những hóa chất độc hại trong sản phẩm may mặc, và hạn chế được chất thải hay khí thải trong quá trình sản xuất, giúp cho sản phẩm trở nên an toàn hơn với người sử dụng và không gây hại cho môi trường trong quá trình sản xuất
Ngoài ra, để cho sản phẩm dệt may của mình TTMT hơn thì các công
ty này còn tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cẩn thận những hoá chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước) nhằm xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng Thay thế những hóa
22
http://cpi.moit.gov.vn/?NewID=727E&CateID=263 cập nhật ngày 29/04/2009