BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
PGD CẦN GIUỘC – LONG AN
Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Tấn Hùng
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Ngọc 1411190700
Hoàng Lâm Ngọc Anh 1411190564
Trương Thão My 1411190685
Trương Văn Luân 1411190897
Đặng Thị Thúy Vy 1411190854
TP Hồ Chí Minh, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm, được xuất phát từyêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu có nguồngốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thậpđược trong quá trình nghiên cứu là trung thực
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2016
Nhóm thực hiện đồ ánHoàng Thị NgọcHoàng Lâm Ngọc AnhTrương Thão MyTrương Văn LuânĐặng Thị Thúy Vy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, qua gần hai tháng tìmhiểu kết hợp với lý thuyết được học ở nhà trường đến nay em đã hoàn thành đồ án mônhọc Tài chính doanh nghiệp đề tài “Phân tích hiệu qủa hoạt động của tín dụng tiêu dùng
cá nhân tại ngân hàng Sacombank."
Để hoàn thành được đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng em còn được
sự giúp đỡ tận tình của thầy và cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, đặc biệt là sựhướng dẫn của Thầy Trần Tấn Hùng
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em hoànthành tốt đồ án môn Tài Chính Doanh Nghiệp
Xin gởi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị ở Ngân hàng Sacombank đã tạo điềukiện cho em tiếp xúc với thực tế, được học hỏi nhiều điều mới cũng như tạo điều kiệnthuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian kiến tập
Cuối lời em kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM dồi dàosức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2016
Nhóm thực hiện đồ ánHoàng Thị NgọcHoàng Lâm Ngọc AnhTrương Thão MyTrương Văn LuânĐặng Thị Thúy Vy
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập nền kinh tế, bêncạnh những ngành công nghệ chủ chốt thì hệ thống Ngân hàng luôn đóng một vai trò hếtsức quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế nước nhà nóiriêng Với vai trò chủ lực về tài chính, hệ thống Ngân hàng đã, đang và sẽ đóng góp mộtphần đáng kể vào cho công cuộc đổi mới, đi lên và tạo đà phát triển cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa Trong những lĩnh vực hoạt động đa dạng của ngân hàng thì huy động vốn
và cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Ngân hàng.Trong đó, tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng không thể thiếu của mỗi ngânhàng, giúp mang lại lợi nhuận cao Đặc biệt là tín dụng tiêu dùng cá nhân- mảng cho vaymang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng cũng như khách hàng Đây là một thị trường sôiđộng với sự tham gia của hầu hết các Ngân hàng hiện nay trên cả nước, hoạt độngcho vay tiêu dùng được ngân hàng đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của các cánhân khi năng lực tài chính hiện tại chưa đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu, khoản vay chophép họ có thể tiêu dùng trước, chi trả sau dưới nhiều hình thức nhằm giúp nâng cao cơhội tiếp cận nguồn tài chính, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, giúp cho các hoạtđộng chi tiêu của khách hàng diễn ra suôn sẻ, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tếquốc gia Nắm bắt được điều đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- Sacombank đã ngàycàng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân với sự điều chỉnh chính sách, sản phẩmphù hợp với nhu cầu khách hàng để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng một cách hiệuquả mong muốn của khách hàng
Đồng thời đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, biết đượcnhững mặt mạnh, yếu từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hoạt động tíndụng tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Do đó, nhóm em quyết định chọn đề tài “PHÂNTÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG SACOMBANK – PGD CẦN GIUỘC, LONG AN” để làm đề tài nghiêncứu đồ án của nhóm
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động cho vay được xem
là gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi Ngân hàng phải có bộ máy quản lý chuyên nghiệp Do đóviệc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng Ngân hàng là điều cần thiết Vì vậy, khiphân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Sacombank, phòng giaodịch Cần Giuộc- Long An đề tài tập trung nghiên cứu phân tích tình hình cho vay của
Trang 6khách hàng, cụ thể là phân tích các doanh số cho vay, thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quáhạn để từ đó rút ra những giải pháp tối ưu nhất cho Ngân hàng.
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến tín dụng tiêu dùng cá nhân tạingân hàng như các sản phẩm tín dụng, các thông số về nợ,… Số liệu trong đề tài được lấy
từ Ngân hàng Sacombank – PGD Cần Giuộc, Long An trong hai năm gần nhất 2015)
(2013-4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu, dữ liệu từ công ty
- Thu thập từ web, sách báo
- Quan sát hoạt động tín dụng tại ngân hàng, tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng
- Dùng các phương pháp phân tích, so sánh dữ liệu thu thập đươc
5 Kết cấu đồ án
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Sacombank – PGD Cần Giuộc, Long An
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động của tín dụng tiêu dùng cá nhân tại Ngânhàng Sacombank – PGD Cần Giuộc, Long An
Chương 3: Mô tả công việc và bài học thực nghiệm
Trang 8MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK - PHÒNG GIAO DỊCH CẦN GIUỘC- LONG AN 1 Giới thiệu chung về Sacombank phòng giao dịch Cần Giuộc- Long An 2
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2
2.1 Tầm nhìn 2
2.2 Sứ mệnh 2
3 Tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng 2
3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 2
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 3
3.2.1 Phòng kinh doanh 3
3.2.2 Phòng Kế toán và Quỹ 3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK PHÒNG GIAO DỊCH CẦN GIUỘC- LONG AN 1 Khái quát chung về tín dụng 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc trưng của tín dụng 5
1.3 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế 5
1.4 Phân loại tín dụng cá nhân 5
1.5 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Sacombank 6
1.6 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Sacombank 8
1.6.1 Tóm tắt quy trình cho vay 8
1.6.2 Diễn giải sơ đồ 10
2 Phân tích tình hình hoạt động tại Sacombank – PGD Cần Giuộc 11
3 Phân tích hoạt động tính dụng cá nhân 12
3.1 Phân tích doanh số cho vay 12
3.1.1 Doanh số cho vay cá nhân 12
3.1.2 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn 14
3.1.3 Doanh số cho vay theo mục đích 14
3.1.4 Doanh số cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo 15
3.2 Doanh số thu nợ cá nhân 16
3.2.1 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn 17
Trang 93.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân theo nhu cầu vốn vay 17
3.2.3 Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức đảm bảo 17
3.3 Doanh số dư nợ 17
3.3.1 Dư nợ cá nhân 18
3.3.2 Dư nợ cá nhân theo thời hạn 19
3.3.3 Dư nợ cá nhân theo như cầu vốn vay 19
3.3.4 Dư nợ cá nhân theo hình thức đảm bảo 19
3.4 Tỉ lệ nợ xấu 20
4 Những thành tựu đạt được của ngân hàng Sacombank trong hoạt động cho vay tiêu dùng 22
5 Những hạn chế và nguyên nhân 22
CHƯƠNG 3 : MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ BÀI HỌC THỰC NGHIỆM 1 Mô tả công việc thực tế trong thời gian đi kiến tập 23
2 So sánh giữa thực tế và lý thuyết 24
3 Bài học kinh nghiệm rút ra 25
4 Định hướng nghề nghiệp trong thời gian tới 26
KẾT LUẬN 27
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KSVTD Kiểm soát viên tín dụng
TTV.TTQT Thanh toán tiên thanh toán quốc tế
CV.QLN Chuyên viên quản lí nợ
GDVTD Giao dịch viên tín dụng
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK - PHÒNG GIAO DỊCH CẦN GIUỘC- LONG AN
1 Giới thiệu chung về Sacombank phòng giao dịch Cần Giuộc- Long An
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khai trương hoạt động PhòngGiao Dịch Cần Giuộc trực thuộc Chi nhánh Long An tại địa chỉ Lô 7-8 KDC ThươngMại, Khu phố 2, Thị trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Phát triển dựa trên nền tảng ngân hàng Sacombank, Phòng Giao Dịch Cần Giuộcđược thành lập và phát triển, sẽ thực hiện tất cả các sản phẩm – dịch vụ tài chính như:huy động vốn bằng Việt Nam Đồng, ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới các hìnhthức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,…; cấp tín dụng với nhiều hìnhthức, đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, thực hiện dịch vụchuyển tiền nhanh trong nước, ngoài nước và nhiều dịch vụ ngân hàng khác
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1 Tầm nhìn:
- Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực.
Trang 122.2 Sứ mệnh:
- Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng;
- Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông;
- Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho CBNV;
- Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội
3 Tồ chức bộ máy quản lý của ngân hàng
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
3.2.
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:
- Trưởng Phòng Giao Dịch: Do Tổng Giám Đốc ủy nhiệm và miễn nhiệm với sự ychuẩn của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sacombank, trực tiếp điều hành, quản lí mọi hoạtđộng của PGD theo đúng các quy chế, quy định liên quan đến Sacombank, lập kế hoạchthực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và doanh thu chiphí dịch vụ, chịu trách nhiệm và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, quản lí cán bộnhân viên thuộc quyền
- Phó Phong Giao Dịch: Thay mặt trưởng phòng thực hiện một số công việc và báocáo kết quả hoạt động kinh doanh khi Trưởng phòng vắng mặt (theo văn bản ủy quyền),bàn bạc tham mưu ý kiến với Trưởng phòng về xây dựng kế hoạch, triển khai chính sách,mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ, giám sát các hoạt động củađơn vị, đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra
- Kế toán ngân quỹ và Nhân viên giao dịch: thực hiện nhiệm vụ cơ bản là hoạt độngtrực tiếp với khách hàng, huy động vốn và quản lý kho tiền
- Bộ phận tín dụng gồm nhân viên tín dụng và chuyên viên tín dụng: Tìm kiếmkhách hàng, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trong việc tìm kiếm thu thập thông tinkhách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra giám sát tình hình kinhdoanh và tài chính của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, xử lí nợ
Trưởng Phòng Giao Dịch
Phó phòng Giao Dịch
Nhân viên giao dịch
Nhân viên tín dụng
Chuyên viên tín dụng
Kế toán
ngân quỹ
Trang 133.2.1 Phòng Kinh Doanh:
- Thực hiện công tác tiếp thị nhằm phát triển thị phần
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánhgiá quá trình thực hiện kế hoạch
1 Khái quát chung về tín dụng
1.1 Khái niệm
- Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụngquỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất vàđời sống, theo nguyên tắc hoàn trả
- Tổng quát sơ đồ tín dụng như sau:
Người bán hoặc người cho vay
Hàng hóa, tiền
Người mua hoặc người đi vay
Trang 14Phương tiện trao đổi
Con nợ Thanh toán Chủ nợ
( Nguồn: Robert Cole, Lon Mishler, Credit management )
1.2 Đặc trưng của tín dụng
Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin Người ta chỉ cho vay khi người tatin tưởng, người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ Đồng thời người ta tinrằng người sử dụng lượng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả saumột thời gian nhất định, người cho vay cũng tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ thìquan hệ tín dụng mới xảy ra Như vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lậpquan hệ tín dụng
Hai là, tính hoàn trả Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sựhoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác Trongtính hoàn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả thờigian và về giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giátrị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụngvốn tạm thời Nói cách khác, nó là giá trị cho sự sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của
Trang 15người sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn để người sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sửdụng nó Mặt khác nếu không có sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
Ba là, tính thời hạn Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người chovay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai Người đi vay chỉđược sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theothỏa thuận, người đi vay hoàn trả cho người cho vay
Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro Do sự không cân xứng về thông tin
và người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay Một mối quan hệ tín dụng được gọi
là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
1.3 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế
- Là điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doan diễn ra thường xuyên và liên tục
- Tín dụng huy động, tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- Tín dụng góp phần nâng cao mức sống của dân cư
- Là công cụ điều tiết vĩ mô cuả Nhà nước
1.4 Phân loại tín dụng cá nhân
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường đượcvay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm, đượccung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhân
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, loại này được sửdụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng quy mô sản xuất
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu độngcủa các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sảnxuất Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu độngthiếu hụt tạm thời
Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng hình thành tài sản cố định.Loại này được đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sảnxuất, xây dựng các công trình mới Thời hạn cho vay là trung và dài hạn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanhnghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trang 16Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng cácnhu cầu tiêu dùng khác nhau như: mua sắm nhà cửa, hàng hóa, xe cộ và cả những nhucầu hằng ngày
1.5 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Thấu chi tiền gửi
- Thời gian thấu chi tối đa 12 tháng
- Tài sản đảm bảo: thẻ tiền gửi của chính Khách hàng tại Sacombank
Điều kiện và thủ tục:
- Bản chính giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank
- Bản sao CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân
- Bản chính thẻ tiền gửi
➢ Vay tiêu dùng cán bộ nhân viên - Sẻ chia cùng bạn:
Vay tiêu dùng Cán bộ nhân viên, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống thông quasản phẩm dành riêng cho cán bộ
nhân viên công tác tại các cơ quan, tổ chức thỏa điều kiện Sacombank Vay tiêudùng không cần tài sản bảo đảm
- Vay tín chấp với mức vay 80 triệu đồng đối với CBNV, 100 triệu đồng đối vớiTrưởng/Phó đơn vị
- Trường hợp đặc biệt mức vay lên đến 200 triệu đồng
- Thời gian vay tối đa 48 tháng
- Có hợp đồng liên kết giữa đơn vị và Sacombank
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (thương tật, tử vong) thì toàn bộ dư nợ của kháchhàng tại Sacombank do Công ty bảo hiểm chi trả thay
Vay chứng minh năng lực tài chính
Đặc tính
- Mức vay đáp ứng cao nhất nhu cầu chứng minh năng lực tài chính
- Thời gian vay tối đa 12 tháng
- Tài sẳn đảm bảo: số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và/ hoặc thẻ tiết kiệm hìnhthành từ vốn vay và vốn tự có của khách hàng kí quỹ
- Giải ngân bằng VND
Tiện ích
- Thủ tục nhanh chóng, không cần tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay
Trang 17- Chi phí vay hợp lý, khách hàng chỉ cần trả khoản chênh lệch giữa lãi suất tiền vay
và tiền gửi
Điều kiện và thủ tục
- Bản chính giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank
- Bản sao CMND/ hộ chiếu; hộ khẩu, giấy, sổ tạm trú của người vay
- Các chứng từ giấy tờ liên quan đến khoán vay
Vay tiêu dùng-Bảo tín - Biến ước mơ thành hiện thực
Đặc tính:
- Mức vay đến 14 lần thu nhập, tối đa 500 triệu đồng
- Thời gian vay tối đa 48 tháng
- Phương thức vay linh hoạt: trả góp theo dư nợ ban đầu (góp đều) hoặc theo dư nợgiảm dần
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (thương tật, tử vong) thì toàn bộ dư nợ của kháchhàng tại Sacombank do Công ty bảo hiểm chi trả thay
Tiện ích
- Không cần tài sản đảm bảo
- Mức vay cao, giải ngân nhanh chóng
- Danh sách các đơn vị Sacombank chấp nhận cho vay rộng rãi trên toàn quốc
- Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng
Điều kiện và thủ tục
- Bản chính giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank
- Bản sao CMND/hộ chiếu; Hộ khẩu/Giấy, sổ tạm trú của người vay
- Hồ sơ chứng minh thu nhập (Bản sao hợp đồng lao động, bản sao quyết định bổnhiệm )
- Bản sao hóa đơn tiềnđiện/điện thoại/nước 03 tháng gần nhất
- Bản chính sao kê lương/bảng lương 06 tháng gần nhất có xác nhận của ngân
hàng/cơ quan công tác
Vay cầm cố, chứng từ có giá
Những khoản tiết kiệm chưa đến kỳ đáo hạn nhưng bạn có những nhu cầu chi tiêuđột xuất khác Vay cầm cố chứng từ có giá là lựa chọn nhanh nhất giúp bạn dễ dàng cóngay số tiền mình cần mà vẫn bảo toàn khoản lãi từ sổ tiết kiệm
Tiện ích:
- Mức vay lên đến 100% giá trị chứng từ cầm cố
- Giải ngân nhanh chóng, trong vòng 30 phút
- Bản chính giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank
- Bản sao CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân; Hộ khẩu/Giấy, sổ tạm trú củangười vay, người bảo lãnh (nếu có)
Trang 18- Mức vay lên đến 100% giá trị mua/ nhận chuyển nhượng bất động sản
- Thời hạn vay tối đa 15 năm
- Chấp nhận tài sản đảm bảo là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán/chuyển nhượng bất động sản
Tiện ích
- Mua nhà với mức tài trợ tốt nhất
- Thời hạn vay dài nhất
- Chấp nhận tài sản đảm bảo là căn hộ có dư án liên kết với Sacombank
- Hồ sơ vay đơn giản, lãi suất vay cạnh tranh
- Thủ tục hoàn tất giấy tờ nhà được thực hiện công ty chuyên nghiệp liên kết vớiSacombank
Điều kiện và thủ tục
- Bản chính giấy đề nghị vay vốn the mẫu của Sacombank
- Bản sao CMND/ hộ chiếu; hộ khẩu/ giấy, sổ tạm trú của người vay và người bảolãnh ( nếu có)
- Hồ sơ chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ
- Hồ sơ về bất động sản dự định mua/ nhận chuyển nhượng ( Hợp đồng mua bán,hợp đồng đặt cọc,…)
- Hồ sơ tài sản thế chấp
1.6 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Sacombank
1.6.1 Tóm tắt quy trình cho vay
Trách nhiệm Bước Quá trình Chứng từ/ tài liệu liên quan