XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO MỘT SỐ VẬT LIỆU PHỤ TRONG SẢN XUẤT BỘ BÀN GHẾ LINCOLN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG Tác giả Nguyễn Thị Hòa Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO MỘT SỐ VẬT LIỆU PHỤ TRONG SẢN XUẤT BỘ BÀN GHẾ LINCOLN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hòa Ngành: Chế biến lâm sản Niên khóa: 2004 – 2008
Tháng 07/2008
Trang 2XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO MỘT SỐ VẬT LIỆU PHỤ TRONG SẢN XUẤT BỘ BÀN GHẾ LINCOLN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG
Tác giả Nguyễn Thị Hòa
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành chế biến lâm sản
Giáo viên hướng dẫn Th.S Lê Ánh Tuyết
Tháng 07/2008
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh và toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ em trong những năm qua Đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp Xin gửi lời biết ơn đến cô Lê Ánh Tuyết – người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này Cám ơn thầy Hoàng Văn Hòa và các bạn trong lớp Chế Biến Lâm Sản 30 đã góp ý, giúp đỡ em hoàn thành đề tài Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và toàn thể anh chị em trong công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian qua
Chân thành cảm ơn Sinh viên: Nguyễn Thị Hòa
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài xây dựng định mức tiêu hao một số vật liệu phụ trong sản xuất bộ bàn ghế Lincoln tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương được tiến hành từ thàng 03 đến tháng 06 năm 2008 tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Mục đích của đề tài là xác định tiêu hao vật liệu phụ keo, nhám và sơn trên sản phẩm khảo sát; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao vật liệu phụ từ đó
đề xuất một định mức mới nhằm hạ giá thành sản phẩm Để đạt được mục đích đó,
đề tài đã tiến hành các mục tiêu: xác định các bước công nghệ sản xuất sản phẩm khảo sat, đưa ra được định lượng cụ thể về sự tiêu hao vật liệu phụ trên từng khâu công nghệ của sản phẩm khảo sát; tìm hiểu được nguyên nhân gây hao phí và đề xuất biện pháp khắc phục
Loại vật liệu phụ đề tài lựa chọn khảo sát là keo, nhám và sơn đây là những loại vật liệu phụ có ảnh hưởng lớn nhất trong kết cấu giá thành Sản phẩm lựa chọn khảo sát là bộ bàn ghế ăn Lincoln sản phẩm làm bằng gỗ Cao Su loại
gỗ sử dụng nhiều nhất tại công ty và đang được sản xuất hàng loạt tại công ty Minh Dương
Kết quả của đề tài là định mức tiêu hao vật liệu phụ: keo, nhám và sơn quy
về m2 và đề xuất lượng vật liệu phụ sử dụng để sản xuất sản phẩm khảo sát Phân tích được các nguyên nhân gây hao phí vật liệu phụ và đề xuất một số biện pháp khắc phục
Trang 5MỤC LỤC
Trang
BÌA PHỤ i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
Chương 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Ý nghĩa của đề tài 2
1.2.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 3
TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Minh Dương 3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Minh Dương 3
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất 5
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần gỗ Minh Dương 5
2.1.2.2 Cơ cấu sản xuất công ty cổ phần gỗ Minh Dương 5
2.1.3 Tình hình sản xuất tại công ty Minh Dương 6
2.1.3.1 Tình hình về nguyên liệu 6
2.1.3.2 Tình hình về vật liệu 6
2.1.3.3 Tình hình sử dụng vật liệu tại công ty 9
2.1.3.4 Sản phẩm của công ty Minh Dương 10
2.1.3.5 Khách hàng của công ty Minh Dương 10
2.1.3.6 Tình hình máy móc, thiết bị sản xuất 10
2.2 Tổng quan tài liệu 11
Trang 62.2.1 Những cơ sở lý luận về keo dán gỗ 11
2.2.1.1 Khái niệm về keo dán 11
2.2.1.2 Những yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng dán dính 11
2.2.2 Những cơ sở lý luận về chất phủ tạo màng 12
2.2.2.1 Mục đích – Ý nghĩa của việc trang sức bề mặt gỗ 12
2.2.2.2 Cơ sở lý luận của công nghệ chất phủ tạo màng 12
2.2.3 Những cơ sở lý luận về giấy nhám 13
Chương 3 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Nội dung nghiên cứu 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
3.2.2 Số lượng mẫu 16
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 16
3.2.4 Một số công thức tính toán 16
Chương 4 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1 Giới thiệu về sản phẩm khảo sát 20
4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm ghế Lincoln: 21
4.1.2.2 Giới thiệu về sản phẩm bàn 24
4.2 Tính toán định mức thực tế 26
4.2.1 Định mức keo 26
4.2.2 Định mức giấy nhám 27
4.2.2.1 Định mức nhám trên máy nhám thùng 27
4.2.2.2 Định mức nhám trên máy nhám cạnh 28
4.2.2.3 Định mức nhám trên máy nhám trục (bầu hơi) 29
4.2.3 Định mức sơn: 30
4.3 Đánh giá kết quả sử dụng vật liệu phụ 31
4.3.1 Đánh giá kết quả sử dụng sơn 31
Trang 74.3.2 Đánh giá kết quả sử dụng keo 32
4.3.3 Đánh giá kết quả sử dụng giấy nhám 32
4.4 Một số biện pháp khắc phục tình trạng lãng phí vật liệu phụ 33
4.4.1 Biện pháp khắc phục lãng phí keo 33
4.4.2 Biện pháp khắc phục lãng phí nhám 33
4.4.3 Biện pháp khắc phục lãng phí sơn 34
4.5 Đề xuất lượng vật liệu phụ cho sản phẩm Lincoln 34
4.5.1 Đề xuất lượng keo dùng cho một sản phẩm Lincoln 34
4.5.2 Đề xuất lượng giấy nhám sử dụng cho một sản phẩm Lincoln 35
4.5.2.1 Lượng giấy nhám thùng dùng cho sản phẩm Lincoln 35
4.5.2.2 Lượng giấy nhám cạnh dùng cho sản phẩm Lincoln 36
4.5.2.3 Lượng giấy nhám tiêu hao trên máy nhám trục cho một sản phẩm Lincoln 37
4.5.3 Lượng sơn dùng cho sản phẩm Lincoln 37
4.5.3.1 Lượng màu dùng cho một sản phẩm Lincoln 37
4.5.3.2 Lượng sơn Sealer (lót) dùng cho một sản phẩm Lincoln 37
4.5.3.3 Lượng sơn Topcoat dùng cho một sản phẩm Lincoln 38
Chương 5 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
Trang
Bảng 2.1: Bảng tính chất của keo CU3 7
Bảng 2.2: Bảng các thông số kỹ thuật keo CU3 7
Bảng 2.3 : Bảng tính chất keo DHLL 8
Bảng 2.4: Các thông số kỹ thuật keo DHLL 8
Bảng 2.5: Cách pha sơn lót AC (áp dụng cho sản phẩm Lincoln) 8
Bảng 2.6: Cách pha sơn Top AC (áp dụng cho sản phẩm Lincoln) 9
Bảng 2.7: Bảng một số quy cách nhám 9
Bảng 2.8: Bảng định mức sơn của công ty (áp dụng cho sản phẩm Lincoln) 10
Bảng 4.1: Bảng quy cách tinh ghế Lincoln 22
Bảng 4.2 Bảng quy cách tinh bàn Lincoln 25
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp lượng tiêu hao keo và chất xúc tác 27
Bảng 4.4: Bảng kết quả định mức nhám thùng 28
Bảng 4.5: Bảng kết quả định mức nhám cạnh 29
Bảng 4.6: Bảng kết quả nhám trục 30
Bảng 4.7: Bảng kết quả định mức sơn 31
Bảng 4.8: Bảng so sánh kết quả khảo sát thực tế với định mức của công ty 31
Bảng 4.9: Bảng tiêu hao keo cho một sản phẩm Lincoln 35
Bảng 4.10: Bảng tính lượng nhám thùng cho một sản phẩm Lincoln 36
Bảng 4.11: Bảng tính lượng tiêu hao nhám chạnh cho một sản phẩm 36
Bảng 4.12: Bảng lượng tiêu hao nhám trục cho một sản phẩm Lincoln 37
Bảng 4.13: Bảng tính lượng màu cho một sản phẩm Lincoln 37
Bảng 4.14: Bảng lượng sơn lót một sản phẩm Lincoln 38
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp lượng sơn topcoat cho một sản phẩm Lincoln 38
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Công ty cổ phần gỗ Minh Dương 3
Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu công ty cổ phần gỗ Minh Dương 4
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty Minh Dương 5
Hình 4.1 Bộ bàn ghế ăn Lincoln (khi gấp) 20
Hình 4.2 Bộ bàn ghế ăn Lincoln (khi mở) 21
Hình 4.3 Ghế Lincoln 21
Hình 4.4 Bàn ăn Lincoln 24
Hình 4.5 Máy nhám thùng 28
Hình 4.6 Máy nhám cạnh 29
Hình 4.7 Máy nhám trục 30
Trang 10Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang ngày càng phát triển
Cuộc sống con người ngày một cải thiện, nhu cầu của xã hội không chỉ ăn ngon mặc
đẹp mà còn cần một mái nhà sang trọng và ấm cúng Các mặt hàng nội, ngoại thất
bằng gỗ đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng vì tính năng ưu việt của nó
Trong bối cảnh đó, rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm đồ gỗ ra
đời nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của con người Tuy nhiên, để đứng vững và phát
triển các doanh nghiệp cần phải biết sản xuất những sản phẩm đúng theo nhu cầu của
khách hàng, với giá cả phù hợp, phân phối đúng luồng đúng địa điểm và thời gian bởi
cạnh tranh là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường Sản phẩm
mẫu mã đẹp, chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh là yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Để nâng cao giá trị sử dụng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm mộc, ngày nay
người ta thường phủ lên bề mặt gỗ các loại chất phủ tạo màng Đặc biệt trong tình
trạng nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, hầu hết các nhà máy sản xuất đồ gỗ
thường sử dụng ván nhân tạo để sản xuất hàng mộc Trong đó ván ghép thanh được sử
dụng rộng rãi nhất vì ván ghép thanh giữ được một số tính chất đặc trưng của gỗ tự
nhiên với công nghệ sản xuất tương đối đơn giản Do đó, các loại vật liệu phụ trong
sản xuất hàng mộc như sơn, keo, giấy nhám đóng góp một phần đáng kể trong kết cấu
giá thành sản phẩm Ngoài ra, kiểm soát định mức tiêu hao vật liệu phụ còn có ý nghĩa
trong việc điều tiết quá trình sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất được thông suốt,
liên tục và tiết kiệm
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được các định mức này Vì
vậy, xây dựng định mức tiêu hao vật liệu phụ trong sản xuất bộ bàn ghế Lincoln tại
công ty cổ phần gỗ Minh Dương là thực sự cần thiết
Trang 111.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài xác định tiêu hao vật liệu phụ keo, nhám và sơn đối với sản phẩm khảo sát;
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao vật liệu phụ từ đó đề xuất một định mức
mới nhằm hạ giá thành sản phẩm
1.2.2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định các bước công nghệ sản xuất sản phẩm gỗ tại nhà máy;
- Đưa ra định lượng cụ thể về sự tiêu hao vật liệu phụ trên sản phẩm khảo sát;
-Tìm hiểu nguyên nhân gây hao phí vật liệu phụ (nếu có) trong sản xuất sản phẩm
khảo sát và rút ra phương pháp khắc phục;
- Đề xuất sử dụng vật liệu phụ phù hợp cho sản phẩm khảo sát
1.3 Giới hạn của đề tài
Địa điểm thực hiện đề tài: Địa điểm chúng tôi chọn để thực hiện đề tài là xưởng 4
– công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Nội dung của đề tài: Có nhiều loại vật liệu được sử dụng trong nhà máy như các
loại vật tư lắp ráp, keo, sơn, nhám, bông vải, các loại bột trám trít, bao bì… Tuy nhiên,
đối với vật tư lắp ráp và bao bì thì định mức tiêu hao vật liệu hoàn toàn phụ thuộc vào
kết cấu, loại hình, hình dáng và kích thước của sản phẩm Do đó, đề tài chỉ chọn khảo
sát tính toán định mức tiêu hao vật liệu phụ sơn, keo, giấy nhám – là các loại vật liệu
phụ có ảnh hưởng lớn đến kết cấu giá thành sản phẩm Một số khâu công nghệ đề tài
+ Đối với nhám: Hiện xưởng có rất nhiều loại máy chà nhám với các chức năng
khác nhau Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, hơn nữa một số máy chà nhám như: máy
nhám băng (đứng, nằm), nhám rung, nhám chổi và nhám tay ta không xác định được
chính xác diện tích chà nhám nên không khảo sát Một số máy chà nhám đề tài thực
hiện khảo sát tính định mức đó là: máy nhám thùng, máy nhám cạnh và máy nhám bầu
hơi (nhám trục)
Trang 12Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Minh Dương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Minh Dương
Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Dương được thành lập vào ngày 12 tháng 12
năm 2002 tại ấp 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Được sự cho phép
của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương, công ty TNHH Minh Dương chính
thức chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần gỗ Minh Dương vào ngày 01 tháng
10 năm 2007 Với tổng diện tích gần 56 000 m2, bao gồm 6 xưởng sản xuất độc lập
Mỗi xưởng đều có một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh để có thể tạo ra sản phẩm
hoàn thiện Với phương châm: “chất lượng, trung thực, hạ giá thành, duy trì danh tiếng
qua việc đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng”, công
ty đã và đang gặt hái được nhiều thành quả Sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều
nước trên thế giới trong đó có cả những khách hàng khó tính như Châu Âu và Mỹ
Hình 2.1 Công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Với sự phát triển của Công ty và nhu cầu hàng hóa của khách hàng ngày càng
tăng Để đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng việc đầu tư
Trang 13nhà máy chế biến gỗ thứ hai tại xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương vào năm
2005 với diện tích 28 000 m2
Tuy chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy sáu năm nhưng công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã gặt hái được nhiều thành quả Doanh thu hàng năm của công ty không
ngừng tăng mạnh Hình 2.2 là biểu đồ doanh thu của công ty Minh Dương (chi nhánh
tại An Phú) qua các năm từ 2004 đến 2007
Nguồn: Theo Công ty cổ phần gỗ Minh Dương (07/2008)
Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu công ty Minh Dương
Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe,
y tế cho người lao động, thực hiện theo đúng chế độ, quy định của pháp luật, luôn có ý
thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO Công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã được Bộ Thương Mại Việt Nam
xếp vào một trong năm mươi doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt Nam và
được tặng bằng khen về danh hiệu: “Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu
đồ gỗ”
Trang 142.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Với đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành sản xuất là những người được đào tạo
chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng làm việc
lâu năm trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực chế biến gỗ ở Việt Nam Vì thế sản
phẩm của công ty Minh Dương ngay từ bước đầu có mặt trên thị trường đã đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng cả về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm Cơ cấu
bộ máy quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương được thể hiện qua hình 2.3
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty Minh Dương 2.1.2.2 Cơ cấu sản xuất công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Hiện nay công ty cổ phần gỗ Minh Dương với hai nhà máy chế biến gỗ có
khoảng 2 300 công nhân đang làm việc trong đó 65 % là nam và 35 % là nữ Đội ngũ
lao động tại công ty hầu hết có độ tuổi từ 18 – 25 Họ là những người trẻ tuổi, sáng tạo
và năng động trong công việc Chính họ là những người góp phần mang lại cho công
ty doanh thu trên 2 triệu USD/tháng
Công ty cổ phần gỗ Minh Dương bao gồm 8 xưởng sản xuất: 6 xưởng tại An Phú
– Thuận An – Bình Dương và 2 xưởng tại Tam Bình – Tam Phú – Thủ Đức Về cơ
bản, mỗi xưởng thường gồm 9 tổ:
Hội Đồng Quản Trị Ban Giám đốc
Khối văn phòng Khối sản xuất
P kế
vụ
P kinh doanh nhân P
sự
P vật
tư P kỹ thuật
Trang 15Xưởng 4 cũng gồm 9 tổ như vậy Mỗi tổ có chức năng riêng để phối hợp tạo ra
sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu là gỗ xẻ đã qua tẩm sấy
2.1.3 Tình hình sản xuất tại công ty Minh Dương
2.1.3.1 Tình hình về nguyên liệu
Đa số sản phẩm của công ty đều được sản xuất từ gỗ Cao Su Cao Su là loại gỗ
được khách hàng ưa chuộng không chỉ nó có giá rẻ hơn các loại gỗ khác mà còn do
cây Cao Su là cây gỗ rừng trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh Sử dụng gỗ Cao Su
thay thế các loại gỗ rừng tự nhiên có ý nghĩa trong việc bảo vệ rừng nguyên sinh, bảo
vệ môi trường Hơn nữa, sản phẩm làm từ gỗ Cao Su vẫn đảm bảo được vẻ đẹp và độ
bền cần thiết Gỗ Cao Su cũng là loại gỗ tương đối dễ gia công Do đó nó là loại gỗ
được dùng phổ biến hiện nay không chỉ ở Minh Dương mà còn ở nhiều công ty sản
xuất đồ gỗ xuất khẩu khác
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số loại gỗ khác như: Ash (Sồi), Thông, …
nhập khẩu từ New Zealand, Nga, Mỹ …
Gỗ nguyên liệu ở công ty chủ yếu được mua từ một số nhà máy xẻ gỗ như: công
ty TNHH Thanh Hùng, cơ sở Thanh Bích, cơ sở Phương Dung, công ty TNHH Tân
Phát Thịnh, công ty TNHH Hiệp Sanh Tất cả nguyên liệu gỗ nhập về đều đã qua xẻ và
tẩm bằng thuốc borax hoặc boric và có độ ẩm từ 6 – 10 %
2.1.3.2 Tình hình về vật liệu
Có rất nhiều loại vật liệu đựơc sử dụng tại nhà máy như: vật tư lắp ráp, các loại
keo, các loại sơn, nhám, bao bỉ và một số vật tư khác Ở đây đề tài chỉ tập trung giới
thiệu vài nét về các loại vật liệu phụ: sơn, keo, nhám
Trang 16a) Keo: Các loại keo công ty thường sử dụng gồm: keo CU3 và keo DHLL Các loại
keo này đựợc công ty nhập từ công ty keo Phú Mỹ hoặc nhập từ nước ngoài
* Keo CU 3: Là loại keo hai thành phần chủ yếu được dùng trong ghép tấm và ráp
Loại keo này sử dụng kèm với chất xúc tác CU3 với thành phần từ 120 – 150 g xúc
tác/1kg keo tùy thuộc vào thời tiết nóng hay lạnh Thời gian sử dụng hỗn hợp sau khi
trộn là 50 – 60 phút
Bảng 2.1 Bảng tính chất của keo CU3
Biểu hiện Nhũ tương màu trắng Dung dịch màu nâu
Thành phần chính Nhựa vinyl biến tính Polyisocyanate
Nguồn: Công ty Keo Phú Mỹ (2007)
Bảng 2.2 Bảng các thông số kỹ thuật keo CU3
Thời gian 45 phút hoặc hơn
Nguồn: Công ty keo Phú Mỹ (2007)
* Keo DHLL: Là loại keo một thành phần hệ polyvinyl acetate đồng nhất, không chứa
formandehyd, có giá thành rẻ hơn so với keo CU3 Loại keo này công ty dùng chủ yếu
trong ghép thanh
Trang 17Bảng 2.3 Bảng tính chất keo DHLL
Hạng mục DHLL
Biểu hiện Nhũ tương màu trắng sữa
Thành phần chính Nhựa polyvinyl acetate
Nguồn: Công ty keo Phú Mỹ (2007)
Bảng 2.4 Các thông số kỹ thuật keo DHLL
Thời gian 45 phút hoặc hơn
Nguồn: Công ty keo Phú Mỹ (2007)
b) Sơn: Các loại sơn chủ yếu mà công ty Minh Dương sử dụng là các loại màu, sơn
NC, sơn AC và sơn PU Tất cả các loại sơn đều nhập từ công ty hóa keo Bình Thạnh
Đối với các loại màu đã được pha chế sẵn còn các loại sơn được công ty Minh Dương
pha chế trước khi sử dụng phù hợp với yêu cầu của khách hàng Ngoài ra còn một số
loại phụ khác như: bột BA, bột oxit titan, bột gỗ, …
Bảng 2.5 Cách pha sơn lót AC (áp dụng cho sản phẩm Lincoln)
TT Thành phần Đơn vị Phun máy tĩnh điện Phun tay
Trang 18Bảng 2.6 Cách pha sơn Top AC (áp dụng cho sản phẩm Lincoln)
TT Thành phần Đơn vị Phun máy tĩnh điện Phun tay
Nguồn: Phòng Kế Hoạch Công ty Minh Dương (2008)
c) Nhám: Hai loại nhám chính mà công ty sử dụng là nhám oxit nhôm và nhám carbua
silic Mật độ nhám từ 80, 100, 120, 150, 180, 240, 320 và 600 hạt /cm2 Tùy từng khâu
công nghệ hoặc yêu cầu độ nhẵn bề mặt sản phẩm để sử dụng loại nhám thích hợp
Đối với các loại nhám có mật độ hạt nhỏ thì sử dụng chà cho công đoạn chà thô còn
3 Máy bầu hơi 229 574 100, 120, 150, 180, 240, 320
2.1.3.3 Tình hình sử dụng vật liệu tại công ty
Đối với keo, hiện tại công ty chưa có định mức về keo Keo được cấp khi cần
thiết với số lượng lớn Trong quá trình sản xuất, keo nối đầu được quét bằng tay còn
keo ghép tấm tráng keo bằng máy tráng keo rồi quét lại bằng tay
Đối với nhám, hiện tại công ty cũng chưa có định mức cụ thể Đối với nhám
thùng, nhám được cấp theo bộ, mỗi bộ gồm 6 tờ: nhám P80, P100, P120, P150, P180
và nhám P240 Thông thường khoảng 15 – 20 ngày, xưởng 4 sử dụng hết một bộ
nhám
Đối với sơn: Hiện công ty cung cấp sơn cho các xưởng sản xuất theo định mức
trong bảng 1.8 Xưởng có 2 máy phun tĩnh điện hoạt động tốt Tuy nhiên 2 máy này
chỉ phun các chi tiết nhỏ, còn các chi tiết lớn, cồng kềnh thì phun bằng máy phun tay
Sản phẩm qua máy phun tĩnh điện được phun lại bằng súng phun tay
Trang 19Bảng 2.8 Bảng định mức sơn của công ty (áp dụng cho sản phẩm Lincoln)
TT Khâu công nghệ Định mức (kg /m2)
Nguồn: Theo Phòng kế hoạch – công ty Minh Dương (04/2008)
2.1.3.4 Sản phẩm của công ty Minh Dương
Sản phẩm chủ yếu mà công ty sản xuất là các mặt hàng nội thất như: Bàn ghế
phòng khách, bàn ghế ăn, tủ …Ngoài ra, công ty cũng sản xuất một số mặt hàng cao
cấp dùng trong văn phòng, khách sạn, nhà tắm, bàn máy tính, đồ gỗ dành cho trẻ em
Các loại mặt hàng đều phong phú về chủng loại và mẫu mã Ngoài những sản phẩm
mang phong cách trẻ trung còn có những sản phẩm giả cổ ấn tượng cho những khách
hàng lớn tuổi hoặc những khách hàng yêu thích đồ cổ
Đa số các mặt hàng công ty đều sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo
đúng yêu cầu của khách hàng Ngoài ra, công ty cũng có nhiều mẫu mã trưng bày tại
showroom để khách hàng lựa chọn hoặc thiết kế sản phẩm theo ý tưởng của khách
hàng
2.1.3.5 Khách hàng của công ty Minh Dương
Hiện nay, đồ gỗ của công ty Minh Dương đã có mặt ở nhiều nước tại Châu Á,
Châu Âu và Châu Mỹ và đó cũng là định hướng thị trường chính của công ty trong
thời gian tới Một số khách hàng chính của công ty hiện nay là: Mao Year Shing (Đài
Loan); Yaeram, Dae Hae, Hàn Việt, Shinil (Hàn Quốc); A.Y, Taimei (Nhật Bản), công
ty Home Base (Anh), công ty Lapeyre (Pháp), công ty Direct Sourcing Alliance, LLC
(Mỹ), …
2.1.3.6 Tình hình máy móc, thiết bị sản xuất
Qua khảo sát tại xưởng 4 của công ty, chúng tôi nhận thấy xưởng có hệ thống
máy móc tương đối hiện đại Đặc biệt hệ thống hút bụi hoạt động liên tục với công
suất lớn nên xưởng tương đối sạch và ít bụi Toàn bộ máy móc của xưởng được thống
kê trong bảng phụ lục 1
Trang 202.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Những cơ sở lý luận về keo dán gỗ
2.2.1.1 Khái niệm về keo dán
Keo hóa học là loại keo pha chế từ nhựa hóa học cao phân tử hòa tan được trong
dung dịch kiềm Hay nói cách khác keo hóa học có nguồn gốc từ nhựa hóa học được
pha chế ở nồng độ nhất định và độ pH nhất định
Trong thực tế sản xuất, người ta thường nấu nhựa để dự trữ, khi cần sử dụng mới
đem pha chế nhựa thành keo Để bảo quản nhựa được lâu thường phải duy trì độ pH =
7,5 – 8 Đối với keo, người ta pha chế có độ pH = 5 đối với keo dán nóng và pH = 2 –
3 đối với keo dán nguội Ngoài ra, người ta còn thêm nhiều chất phụ gia khác như chất
chống sâu nấm, mối mọt,…
2.2.1.2 Những yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng dán dính
+ Độ ẩm của gỗ: Độ ẩm gỗ quá cao thì khả năng hút ẩm của nó thấp dẫn đến keo
đóng rắn không hoàn toàn Do đó mối dán giảm bền Độ ẩm gỗ thích hợp cho dán dính
là khoảng 6 – 10% Người ta có thể tác động đến ảnh hưởng độ ẩm của gỗ bằng cách
như sau:
- Thay đổi độ ẩm của gỗ;
- Thay đổi hàm lượng rắn của dung dịch keo;
- Điều chỉnh thời gian chờ của ván mỏng đã tráng keo trước khi ép;
- Sấy trước ván mỏng tráng keo rồi sau đó mới ép;
- Sử dụng keo ở các dạng khác nhau (keo nước, keo lá, …)
+ Bề dày màng keo và áp suất keo:
Độ bền của mối dán phụ thuộc vào quá trình tạo màng keo Lượng keo cần thiết
để tạo màng keo thích hợp nó phụ thuộc vào bề mặt của gỗ Bề mặt gỗ trơn láng cần ít
keo hơn là bề mặt xù xì
Theo quan niệm của nhiều nhà khoa học sự bám cái của keo vào các ống mạch gỗ
thực tế không góp phần làm tăng được độ bền dán dính Việc ngấm sâu của keo vào gỗ
không ích lợi gì và ngược lại sự dịch chuyển đó làm cho màng keo đói (nghĩa là không
đủ lượng keo để tạo thành màng liên tục) ảnh hưởng đến chất lượng dán dính
Trang 21Áp suất ép phải đủ lớn nhưng chưa đủ làm phá hủy gỗ Gỗ cứng đòi hỏi áp suất
ép cao hơn gỗ mềm, bề mặt xù xì, lượn sóng cũng cần một áp lực cao hơn bề mặt gỗ
trơn láng
+ Độ nhớt của keo dán:
Keo có độ nhớt càng lớn thì lượng keo sử dụng càng nhiều Tuy nhiên, nếu độ
nhớt của keo quá bé thì màng keo không đạt được độ bền cần thiết
+ Độ axit – bazơ (pH) của keo dán:
Độ axit – bazơ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ dán dính của keo Tính axit
mạnh hay bazơ mạnh đều làm giảm cường độ dán dính của keo hay nó phá hoại các tổ
chức tế bào gỗ, làm ảnh hưởng đến lực kéo hay lực uốn xung kích của gỗ
2.2.2 Những cơ sở lý luận về chất phủ tạo màng
2.2.2.1 Mục đích – Ý nghĩa của việc trang sức bề mặt gỗ
Trang sức bề mặt gỗ là việc phủ lên bề mặt gỗ các loại chất phủ tạo màng nhằm
bảo vệ bề mặt gỗ và làm cho sản phẩm gỗ đẹp hơn Sử dụng chất phủ tạo màng giúp
sản phẩm gỗ có khả năng chống lại các tác nhân gây hại như môi trường tự nhiên, các
loại côn trùng, …Từ đó kéo dài tuổi thọ sản phẩm gỗ và nâng cao giá trị sử dụng sản
phẩm gỗ
Mục đích của trang sức bề mặt gỗ thực chất là tạo một lớp màng phủ lên bề mặt
đồ gỗ để ngăn cách sự phá hoại của môi trường đồng thời thõa mãn yêu cầu thẫm mỹ
và phù hợp với giá trị kinh tế mà nó mang lại
2.2.2.2 Cơ sở lý luận của công nghệ chất phủ tạo màng
a) Những yêu cầu đối với chất phủ tạo màng
Chất phủ tạo màng phải thõa mãn các yêu cầu sau:
- Có khả năng tạo màng mỏng tốt, trải đều lên bề mặt gỗ, độ phủ kín cao và không có
hiện tượng loang
- Khả năng bám dính lên bề mặt gỗ tốt, khả năng bám dính càng cao thì tuổi thọ màng
sơn vecni càng bền
- Yêu cầu màng sơn có độ cứng cao, chịu mài mòn tốt
- Độ bền uốn và co giãn thích hợp nhưng vẫn đảm bảo độ cứng
- Màu sắc của sơn: Đồng đều, đúng màu quy định, bền màu, chống được ẩm, nhiệt và
hóa chất
Trang 22- Độ trong suốt (nếu có): Yêu cầu trong suốt, không tạp chất
- Độ nhớt của sơn: Để bám dính tốt, dễ phun và dễ quét, yêu cầu độ nhớt khoảng 13 –
50 giây, cốc Bz4
- Thời gian khô: Phụ thuộc vào chiều dày màng sơn, dung môi pha sơn, chất đóng
rắn…với yêu cầu không nhanh quá hoặc chậm quá
- Sức chịu sự va đập va đập tốt, không bị rạn nứt, móp, tróc do bị va đập
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bám dính:
1 Ảnh hưởng của chủng loại nguyên liệu: do đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý, hóa
khác nhau dẫn đến khả năng bám dính khác nhau
2 Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu, độ ẩm cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến khả
năng bám dính
3 Ảnh hưởng của độ nhẵn bề mặt, sai số gia công, khuyết tật bề mặt gỗ
4 Ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật của chất phủ (thành phần hóa học, độ nhớt,
hàm lượng khô, dung môi…)
5 Phương pháp công nghệ, các chỉ tiêu kỹ thuật khi sơn, môi trường phun sơn…
6 Phương pháp đóng rắn màng sơn vernis: đóng rắn do dung môi, nhiệt độ, do chất
xúc tác hoặc phối hợp các phương pháp trên…
2.2.3 Những cơ sở lý luận về giấy nhám
Giấy nhám là loại vật liệu giúp làm nhẵn bề mặt, làm cho chất lượng bề mặt trơn
láng trước khi sơn Giấy nhám chia làm hai nhóm chính: nhóm làm nhẵn bề mặt và
nhóm hoàn tất bề mặt
Hạt mài trong các loại giấy nhám có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo
Theo bản chất vật liệu mài và mật độ hạt mài có thể chia giấy nhám làm 4 loại:
+ Giấy nhám thủy tinh: cỡ hạt lớn, mật độ hạt nhỏ Là loại giấy nhám thô sử dụng chà
+ Giấy nhám carbua silic: mật độ hạt 80, 100, 120, 150, 180, 220, 240, 280, 320, 400,
600, 1200 Loại giấy nhám này sử dụng cho các lớp sơn bóng tổng hợp hay vernis,
không sử dụng cho nền gỗ
Trang 23Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã nêu trong mục 1.2.2, đề tài tiến hành những nội
dung sau:
+ Khảo sát dây chuyền sản xuất :
- Khảo sát về các loại máy móc, thiết bị trong xưởng: số lượng máy, công dụng và
công suất, yêu cầu vận hành của từng loại máy;
- Khảo sát về sản phẩm, các mặt hàng xưởng thường sản xuất;
- Khảo sát về nguyên vật liệu thường dùng để sản xuất trong nhà máy;
- Loại keo nhà máy thường sử dụng: loại keo, loại chất xúc tác, thành phần % chất xúc
tác, nồng độ và độ nhớt keo và nguồn gốc của loại keo đó;
- Các loại giấy nhám sử dụng tại xưởng;
- Loại sơn thường sử dụng và: loại sơn, nồng độ sơn, độ nhớt, tính năng và xuất xứ của
loại sơn đó;
+ Khảo sát quy trình sản xuất từng chi tiết của sản phẩm Lincoln bao gồm Lincoln
Dining Chair và Lincoln Flip Top Dining Table;
+ Khảo sát tính toán định mức thực tế quy về m2
Đề tài tập trung khảo sát và tính định mức cho một số loại vật liệu phụ đó là: keo
(keo nối đầu, keo ghép tấm); giấy nhám (cho các loại máy nhám thùng, nhám cạnh và
nhám bầu hơi); chất phủ tạo màng (màu lau, khâu sealer và sơn) trong sản xuất bộ bàn
ghế Lincoln;
+ So sánh với kết quả lý thuyết và rút ra nhận xét về tình hình sử dụng vật liệu phụ tại
xưởng
+ Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên
tình trạng lãng phí tại xưởng (nếu có) và rút ra biện pháp khắc phục
Trang 24+ Đề xuất lượng vật liệu phụ cần thiết để sản xuất hai sản phẩm Lincoln Dining Chair
và Lincoln Flip Top Dining Table
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để thu thập thông tin về tình hình sản xuất đồ gỗ
của Việt Nam, thế giới và tình hình sản xuất của công ty
- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của công ty
- Sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên có chọn lựa để thu thập và tính toán mức
tiêu hao nguyên vật liệu phụ:
+ Keo
+ Nhám
+ Sơn
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để có kết quả chính xác về việc sử dụng keo, nhám và các loại chất phủ có thể áp
dụng hai cách lấy số liệu như sau:
Cách 1: Theo dõi xem để sản xuất được một lượng nhất định sản phẩm cần một
lượng vật tư phụ (keo, nhám, chất phủ) là bao nhiêu
Cách 2: Lấy một lượng vật tư nhất định và theo dõi xem lượng vật tư đó có thể
dùng để sản xuất được bao nhiêu sản phẩm
Đề tài chọn cách 2 vì cách 2 dễ thực hiện, phù hợp với quá trình sản xuất hơn
a) Cách lấy số liệu keo:
+ Keo ghép thanh (nối đầu): Lấy mỗi lần 1 kg keo DHLL rồi theo dõi số đầu tráng
được
+ Keo ghép tấm: Lấy mỗi lần 1 kg keo CU3 trộn với 120 g chất xúc tác và theo dõi số
mặt tráng được Làm thí nghiệm lặp lại 30 lần
b) Cách lấy số liệu nhám:
Theo dõi và ghi chép lại tất cả các chi tiết đi qua tờ nhám khảo sát Sau đó lấy
tổng diện tích của các chi tiết đi qua
c) Cách lấy số liệu sơn:
+ Màu: Lấy 1 kg màu và theo dõi xem lượng màu đó sử dụng được bao nhiêu sản
phẩm
Trang 25+ Sơn lót và sơn top bằng máy sơn tĩnh điện: Do khi qua máy sơn tĩnh điện phải dặm
lại bằng tay nên khi lấy mẫu phải kết hợp cả phun máy và phun tay Lấy 5 kg sơn dùng
cho sơn máy và 5 kg sơn dùng cho sơn tay rồi theo dõi xem lượng sơn đó sử dụng
được bao nhiêu chi tiết hoặc cụm chi tiết
+ Sơn lót và sơn top bằng tay: Lấy 5 kg sơn loại dành cho sơn tay và theo dõi số chi
tiết hay cụm chi tiết sử dụng được
3.2.2 Số lượng mẫu
Số lượng mẫu càng lớn, số lần điều tra càng nhiều thì mức độ chính xác càng cao
Theo Bùi Việt Hải (2003), thông thường trong thực tế, dung lượng mẫu thích hợp cho
phân tích thống kê phải lớn hơn 30 và đương nhiên càng nhiều càng làm tăng độ chính
xác của ước lượng Tuy nhiên vì thời gian thực tập có hạn, hơn nữa một số loại vật tư
đặc biệt là nhám thùng, thời gian sử dụng hết một bộ nhám là rất lâu nên không thể
khảo sát 30 lần được Đối với các loại vật tư khác (nhám bầu hơi, nhám cạnh, keo nối
đầu, keo ghép tấm, keo ráp, chất phủ các loại) khảo sát 30 lần
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Có nhiều cách xử lý số liệu, để đơn giản chúng tôi chọn phương pháp trung bình
mẫu Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel
3.2.4 Một số công thức tính toán
• Công thức tính diện tích:
Diện tích hình chữ nhật:
S = a.b.10-6 (m2) (3.1) Trong đó:
S: Diện tích hình chữ nhật (m2)
a: Chiều dài hình chữ nhật (mm)
b: Chiều rộng hình chữ nhật (mm)
10-6: Hệ số qui đổi đơn vị
Chiều dài và chiều rộng của chi tiết đã được chúng tôi đo bằng thước dây Nếu
chi tiết cong thì đo bằng thước dây mềm theo đường cong rồi áp dụng công thức tính
diện tích hình chữ nhật
Trang 26• Công thức tính định mức:
a) Định mức keo:
+ Công thức tính lượng keo sử dụng trung bình:
Mki = KLi /SGi (g/m2) (3.2) Trong đó:
Mki: Lượng keo sử dụng trung bình lần thứ i
KLki: Khối lượng keo sử dụng cho SGi m2 gỗ (g)
SGi: Diện tích gỗ sử dụng hết KLki g keo (m2)
Định mức keo:
MK = (Mk1 + Mk2 + …+Mki+…+ Mkn) / n (g/m2) (3.3) Trong đó:
MXTi: lượng chất xúc tác sử dụng trung bình lần thứ i;
KLXTi: Khối lượng chất xúc tác dùng cho SGi m2 gỗ (g);
MGNi: Lượng tiêu hao nhám trung bình lần thứ i;
Trang 27MMi: Lượng màu lau trung bình lần thứ i (kg /m2)
SGi: Diện tích gỗ lau hết KLMi kg màu (m2)
KLMi: Khối lượng màu lau được SGi m2 gỗ (kg)
MSi: Lượng sơn lót sử dụng trung bình lần thứ i(kg / m2)
Trang 28MSi: Lượng sơn lót sử dụng trung bình lần thứ i;
n: Số lần làm thí nghiệm
+ Công thức tính lượng sơn bóng sử dụng trung bình (topcoat):
MTi = KLTi / SGi (kg /m2) (3.12) Trong đó:
MTi: Lượng sơn bóng sử dụng trung bình lần thứ i (kg / m2)
• Công thức tính lượng vật liệu dùng cho sản phẩm Lincoln:
+ Công thức tính lượng keo dùng sản xuất một sản phẩm Lincoln:
KLKSP = Mk x SG (g) (3.14) Trong đó: KLKSP: Khối lượng keo dùng cho một sản phẩm (g)
Mk: Định mức sử dụng keo (g/m2)
SG: Diện tích bề mặt gỗ cần tráng keo của một sản phẩm (m2) + Công thức tính lượng nhám dùng cho một sản phẩm Lincoln:
STNSP = MN x SG (tờ) (3.15) Trong đó: STNSP: Lượng nhám dùng cho một sản phẩm (tờ);
MN: Định mức nhám (tờ/m2);
SG: Diện tích bề mặt gỗ cần chà nhám của một sản phẩm (m2)
+ Công thức tính lượng sơn sử dụng cho một sản phẩm Lincoln:
KLSSP = MS x SSP (kg) (3.16) Trong đó: KLSSP: Là lượng sơn dùng cho một sản phẩm (kg)
MS: Định mức tiêu hao sơn (kg/m2)
SSP: Diện tích gỗ cần sơn của sản phẩm (m2)
Trang 29Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu về sản phẩm khảo sát
Sản phẩm chọn khảo sát là bộ bàn Lincoln Flip Top Dining Table và ghế Lincoln
Dining Chair Lựa chọn loại sản phẩm này là vì đây là một sản phẩm bằng gỗ Cao Su,
loại gỗ sử dụng chủ yếu tại công ty Trong thời gian thực hiện đề tài chúng được sản
xuất hàng loạt tại xưởng Hơn nữa, chọn một sản phẩm bàn và một sản phẩm ghế
nhằm thuận lợi cho việc so sánh sự khác biệt về định mức sử dụng chất phủ giữa mặt
phẳng và các chi tiết nhỏ sau này Hình 4.1 và 4.2 là hình ảnh bộ bàn ghế Lincoln khi
gấp mặt bàn giữa và khi mở mặt bàn giữa
Hình 4.1 Bộ bàn ghế ăn Lincoln (khi gấp)
Trang 30Hình 4.2 Bộ bàn ghế ăn Lincoln (khi mở) 4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm ghế Lincoln:
Bộ bàn ghế Lincoln là bộ bàn ghế phòng ăn gồm một bàn và bốn ghế Hình 4.2 là
hình ảnh một ghế Lincoln Dining Chair
Hình 4.3 Ghế Lincoln
Tất cả các chi tiết và kích thước của ghế Lincoln được liệt kê trong bảng 4.1 –
bảng quy cách tinh ghế Lincoln
Trang 31Bảng 4.1 Bảng quy cách tinh ghế Lincoln
Kích thước (mm) Thứ
Số lượng (cái)
Diện tích (m2)
4 Kiềng lưng tựa dưới 25 45 328 1 0,0482
Yêu cầu của sản phẩm ghế Lincoln:
1 Gỗ có độ ẩm <12 %, không mốc, nứt, không finger Sử dụng keo Cu3 với 12 %
6 Kiểm tra lau sạch keo, bột trám dư trước khi vô thùng
7 Kiềng hông phay mộng tròn hai đầu
■ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ghế Lincoln:
a) Cụm lưng tựa:
• Chân sau: phôi bào rong lựa màu tráng keo ghép tấm lọng
bào phay cắt tinh khoan đánh mộng nhám thùng (P120, P150, P180)
nhám cạnh (P120, P150, P180) xử lý khuyết tật ép tinh (P240) nhám bầu hơi
Trang 32vuốt cạnh bén và góc chân (P180) nhám chổi (P240) dán băng keo lỗ khoan
(không dán lỗ khoan tán cấy) lau bột BA 2 mặt trước sau và đầu trên lau màu 4
mặt kiểm chờ ráp cụm lưng tựa
• Vai tựa: phôi nguyên bào rong cạnh tráng keo ghép tấm vẽ lọng
lọng nhám thùng cạnh dưới đến nhám tinh 240 phay cắt tinh khoan
nhám bầu hơi (P150, P180) xử lý nguội nhám bầu hơi (P240) nhám chổi
(P240) lau bột BA 2 mặt lau màu 4 mặt kiểm chờ ráp cụm lưng tựa
• Kiềng lưng tựa: phôi bào rong cạnh lựa màu tráng keo ghép tấm
vẽ lọng lọng bào phay cắt tinh khoan nhám thùng 2 cạnh(P100,
P120, P150, P180) nhám bầu hơi (P150, P180) xử lý nguội ép tinh 240
nhám bầu hơi tinh (P240) nhám chổi (P240) lau màu 4 mặt kiểm chờ ráp
cụm lưng tựa
• Kiềng sau: Phôi bào cắt tinh phay mộng 2 đầu nhám thùng 4 mặt
(P100, P120, P150, P180) xử lý nguội ép tinh mặt chính và 2 cạnh (P240)
nhám chổi (P240) lau màu mặt chính kiểm chờ ráp cụm lưng tựa
• Nan tựa: phôi rong theo bội số cắt tinh nhám thùng (P120, P150, P180)
ép tinh (P240) bo 2 cạnh uốn cong nhám bầu hơi (P240) nhám chổi
(P240) lau màu ráp cụm lưng tựa kiểm lót toàn diện cấy tán nhám
chổi (P320) nhám tay (P320) kiểm top kiểm chờ đóng bao bì
b) Cụm chân trước:
• Chân trước: phôi nguyên bào phay cắt tinh khoan ép băng (P150,
P180) xử lý nguội ép tinh (P240) nhám chổi (P240) dán băng keo lỗ khoan
kiềng chết trước (không dán lỗ khoan tán cấy) lau màu 4 mặt kiểm chờ ráp
cụm chân trước
• Kiềng trước: Phôi bào cắt tinh phay mộng 2 đầu nhám thùng 4 mặt
(P100, P120, P150, P180) xử lý nguội ép tinh mặt chính và 2 cạnh (P240)
nhám chổi (P240) lau màu mặt chính kiểm ráp cụm chân trước kiểm lót
toàn diện cấy tán nhám chổi (P320) nhám tay (P320) kiểm top kiểm
chờ đóng bao bì
Trang 33c) Cụm kiềng hông:
• Kiềng hông trên: phôi bào cắt tinh khoan nhám thùng 4 mặt (P100,
P120, P150, P180) xử lý nguội ép tinh mặt chính và 2 cạnh (P240) nhám chổi
(P240) lau màu mặt chính kiểm lót toàn diện nhám chổi (P320) nhám
tay (P320) đóng chốt kiểm top kiểm chờ đóng bao bì
• Kiềng hông dưới: Phôi bào rong zipsaw cắt tinh phay mộng
khoan lỗ vis nhám thùng 4 mặt (P100, P120, P150, P180) xử lý nguội ép tinh
4 mặt (P240) nhám chổi (P240) lau màu 4 mặt kiểm lót nhám chổi
(P320) nhám tay (P320) kiểm top kiểm đóng bao bì
4.1.2.2 Giới thiệu về sản phẩm bàn
Bàn Lincoln là bàn ăn hình Oval có thể điều chỉnh được chiều dài bàn khi cần
thiết Hình 4.4 là hình ảnh một bàn Lincoln
Hình 4.4 Bàn ăn Lincoln
Toàn bộ các chi tiết của bàn Lincoln được liệt kê trong bảng 4.2
Yêu cầu của sản phẩm bàn Lincoln:
1 Độ ẩm gỗ <12 %
2 Sử dụng keo Cu3 xúc tác 12 %
3 Mặt bàn cho phép finger răng đứng
Trang 34Bảng 4.2 Bảng quy cách tinh bàn Lincoln
Kích thước (mm)
TT Tên chi tiết
Dày Rộng Dài
Số lượng (cái)
Diện tích (m2)
Phôi bào 4 mặt lựa 1 mặt đẹp (không nứt, không thối ruột, mắt đen < 5 mm
(nếu có)) đánh dấu mặt đẹp finger lựa phôi đồng màu tráng keo ghép
thanh cắt sơ chế bào 2 mặt rong cạnh lựa phôi (đồng màu) tráng keo
ghép tấm vẽ lọng (vẽ lên mặt xấu hơn) lọng bào chà nhám (P100, P120,
P150, P180) định hình (thẩm cạnh thẳng, phay, khoan lỗ) xử lý nguội ép tinh
(P240) bo cạnh chà bầu hơi tinh cạnh lọng (P240) nhám chổi (P240) lau
màu cạnh thẳng và mặt hậu kiểm lót cạnh thẳng và mặt hậu xả cạnh thẳng và
mặt hậu top cạnh thẳng và mặt hậu chờ ráp cụm mặt bàn
• Mặt bàn giữa:
Phôi bào rong cạnh lựa màu finger tráng keo ghép thanh cắt
sơ chế bào rong cạnh lựa màu tráng keo ghép tấm rong thẩm cạnh
Trang 35thẳng nhám thùng 2 mặt (P100, P120, P150, P180) nhám cạnh (P150, P180,
P240) lau màu cạnh bản lề lót cạnh bản lề top cạnh bản lề ráp bản lề (thành
cụm mặt bàn giữa) định hình (phay cạnh khoan lỗ) xử lý nguội ép tinh 2 mặt
(P240) nhám bầu hơi tinh cạnh (P240) nhám chổi (P240) lau màu 2 cạnh
thẳng và mặt hậu kiểm lót cạnh thẳng và mặt hậu kiểm xả (P320) top
Phôi định hình nhám (P100, P120, P150, P180) cắt tinh phay khoan
nhám bầu hơi (P150, P180) xử lý nguội nhám bầu hơi (P240) nhám chổi
(P240) lót toàn diện nhám chổi 320 nhám tay (P320) top ráp khung diềm
top cụm khung diềm ráp vào mặt bàn (thành cụm mặt bàn) bả bột BA cạnh
lau màu cạnh và mặt chính kiểm lót cạnh và mặt chính kiểm xả cạnh và
mặt chính top cạnh và mặt chính kiểm chờ đóng bao bì
• Chân bàn:
Phôi bào rong cạnh cắt tinh định hình (vát góc, khoan lỗ cấy tán, phay
định hình) nhám cạnh (P120, P150, P180, P240) nhám bầu hơi (vuốt cạnh bén và
góc chân) nhám chổi lau màu 4 mặt kiểm lót cấy tán nhám chổi
(P320) xả (P320) kiểm top kiểm chờ đóng bao bì
4.2 Tính toán định mức thực tế
4.2.1 Định mức keo
Với gỗ Cao Su có độ ẩm từ 6 – 10 %, loại keo và các thông số kỹ thuật như trong
các bảng 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3 và bảng 2.4 Sau khi thu thập và xử lý số liệu, chúng
tôi đã tổng hợp được lượng tiêu hao keo trong bảng 4.3
Trang 36Bảng 4.3 Bảng tổng hợp lượng tiêu hao keo và chất xúc tác
TT Khâu công nghệ Loại keo Định mức (g/m2)
dụng nhiều keo ghép cũng làm mòn nhám nhanh hơn nhiều so với gỗ nguyên Chất
lượng bề mặt gỗ qua máy bào cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu hao nhám Lưỡi bào
bén, bề mặt gỗ sau bào trơn láng ít hao nhám hơn so với bề mặt sau bào xù xì hay dợn
sóng do lưỡi bào cùn Ngoài ra, bề dày của lớp phoi chà (lượng ăn dem) cũng ảnh
hưởng đến quá trình mòn của tờ nhám Nếu chà một lớp dày, nhám sẽ nhanh chóng bị
mòn hơn so với chà lớp mỏng Mỗi loại máy khác nhau cũng có lượng tiêu hao nhám
khác nhau
4.2.2.1 Định mức nhám trên máy nhám thùng
Máy nhám thùng thường sử dụng để chà các chi tiết thẳng, có bề dày ổn định và
mặt phẳng chà tương đối lớn Máy nhám thùng có ưu điểm là có năng suất nhanh, độ
chính xác cao và cho sản phẩm có bề mặt tương đối nhẵn Nhưng máy nhám thùng có
nhược điểm là tiêu hao điện năng lớn (tổng công suất của máy nhám thùng khổ 1,2 m
là 49 HP (36,75 kWh)) và chỉ chà được các chi tiết thẳng, không sử dụng được với chi
tiết cong Sử dụng máy nhám thùng cần lượng vốn đầu tư lớn Do đó, máy nhám thùng
chỉ phù hợp với những công ty lớn Số công nhân đứng máy nhám thùng là 7 người
Trang 37Hình 4.5 Máy nhám thùng
Qua khảo sát trên gỗ Cao Su với áp suất ép từ 5 – 6 kg/cm2, đề tài đã tổng hợp
được lượng tiêu hao nhám qua máy nhám thùng như trong bảng 4.4 Các kết quả chi
tiết được trình bày trong các phụ lục từ 5 đến 9
Máy nhám cạnh là loại máy chà nhám dùng để chà các chi tiết cong có bề rộng
tương đối Ưu điểm của máy nhám cạnh là chà được cả những bề mặt cong có bề dày
thay đổi nhờ hệ thống con lăn điều khiển khoảng cách giữa các trục Lọai máy này có
năng suất tương đối, nhanh hơn máy nhám trục nhưng hay bị móp đầu, chất lượng bề
mặt sau khi chà không cao như máy nhám trục Sử dụng máy nhám cạnh độ chính xác
không cao
Trang 38Hình 4.6 Máy nhám cạnh
Máy nhám cạnh thường sử dụng các loại nhám có mật độ từ 120, 150, 180, 240
và 320 hạt/cm2 Đề tài đã khảo sát các loại nhám P150, P180 và P240 trên phôi gỗ Cao
Su có độ ẩm 6 10 % và thu được kết quả chi tiết như trong bảng phụ lục 15 Định
mức nhám cạnh được thể hiện trong bảng 4.5 dưới đây:
Bảng 4.5 Bảng kết quả định mức nhám cạnh
Kích thước nhám (mm) Thứ tự Cỡ nhám
4.2.2.3 Định mức nhám trên máy nhám trục (bầu hơi)
Máy nhám trục hay còn gọi là nhám bầu hơi (tên gọi tại công ty Minh Dương) là
loại máy chà nhám chuyên chà các cạnh cong hoặc cạnh đã bo tròn Loại máy này
cũng dùng để vuốt các cạnh bén và góc chân Ưu điểm của máy nhám trục là chà được
các chi tiết cong và cho bề mặt đẹp, có thể sử dụng máy nhám trục để chà hoàn thiện
Tuy nhiên máy nhám trục có nhược điểm là năng suất làm việc thấp, độ chính xác gia
công không cao và không chà được các chi tiết lớn Hình 4.7 là hình ảnh một máy
nhám trục
Trang 39Hình 4.7 Máy nhám trục
Máy nhám trục sử dụng các loại nhám như P80, P150, P180, P240 và nhám
P320 Nhám P80 thường dùng để vuốt các cạnh bén và góc chân Các loại nhám từ
P180 trở lên dùng để chà hoàn thiện trước khi đưa qua trang sức bề mặt Do thời gian
có hạn chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát với nhám P320 Bảng 4.6 là kết quả khảo sát
định mức nhám trục loại nhám P320 trên phôi gỗ Cao Su
Bảng 4.6 Bảng kết quả nhám trục
Quy cách nhám (mm) Thứ tự Loại nhám
Rộng Dài
Định mức (tờ/m2)
4.2.3 Định mức sơn:
Hiện tại xưởng 4 có hai máy phun sơn tĩnh điện, một máy dùng trong khâu lót
Sealer và một máy dùng trong khâu topcoat Sử dụng máy phun tĩnh điện cho năng
suất cao nhưng cho màng sơn không đều phải dặm lại bằng súng tay Đối với các chi
tiết có diện tích lớn hoặc cồng kềnh không phun bằng máy tĩnh điện mà phun bằng
súng tay Định mức sơn thể hiện trong bảng 4.7 là kết quả khảo sát trên gỗ Cao Su có
độ ẩm 6 – 10 % Trước khi đưa vào lau màu và sơn lót gỗ đã được chà nhẵn đến nhám
P240 Trước khi topcoat lớp sơn lót được xả lại bằng nhám P320
Trang 40Bảng 4.7 Bảng kết quả định mức sơn
Định mức (kg/m2) Thứ
tự Khâu công nghệ Lau màu Phun TĐ Phun súng tay
Tổng (kg/m2)
Số liệu trong bảng 4.7 cho thấy trong lót và top bóng, các chi tiết có mặt phẳng
lớn tiêu tốn ít sơn hơn so với các chi tiết nhỏ hoặc cạnh Nguyên nhân chủ yếu là do
khi sơn cạnh lượng sơn bay ra ngoài qua các khe hở nhiều hơn
4.3 Đánh giá kết quả sử dụng vật liệu phụ
4.3.1 Đánh giá kết quả sử dụng sơn
Hiện tại công ty Minh Dương chưa có định mức cụ thể về việc sử dụng keo và
nhám Đối với các loại màu và sơn định mức của công ty như trong bảng 2.8 Dựa vào
bảng 2.8 và bảng 4.7 chúng tôi lập được bảng 4.8 là bảng so sánh định mức của công
ĐM của công ty (kg/m2)
Mức hao phí (kg/m2)
Tỷ lệ hao phí (%)
Số liệu trong bảng 4.8 cho thấy:
1 Có sự khác biệt tiêu hao sơn giữa mặt phẳng và cạnh, đặc biệt trong khâu topcoat
Do đó khi tính toán cung cấp vật tư cho sản xuất cần phân biệt giữa mặt phẳng và cạnh
nhỏ