1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tâm lý học GIAO TIẾP SƯ PHẠM

36 3,1K 77
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Chương I GIAO TIẾP VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP 1/ Khái niệm giao tiếp GT Là sự tiếp xúc giữa con người với con người thông qua trao đổi thông tin với nhau, tri giác lẫn nhau rồi truyề

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM.

( Dùng cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2)

GVC: Hoàng Minh Hùng.

Chương I

GIAO TIẾP VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP

1/ Khái niệm giao tiếp (GT)

Là sự tiếp xúc giữa con người với con người thông qua trao đổi thông tin với nhau, tri giác lẫn nhau rồi truyền cho nhau những xúc cảm, đem đến cho nhau những hiểu biết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

2/ Ý nghĩa của GT trong đời sống cá nhân và xã hội.

+ Là điều kiện làm ăn, tồn tại, phát triển của con người

Trang 2

+ Thông qua GT, cá nhân gia nhập các mối quan hệ với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội và trong cộng đồng.

+ Qua hoạt động và giao tiếp, con người tiếp thu nền văn hoá, biến nó thành cái riêng của mình đồng thời cá nhân cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá của xã hội

+ Qua GT, con người hiểu được những giá trị xã hội của người khác, của bản thân Trên cơ sở đó mà tự hoàn thiện nhân cách của mình

+ Tổ chức, quản lý các dạng hoạt động của con người, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng xã hội

Trang 3

3/ Các chức năng của giao tiếp

+ Chức năng thông tin hai chiều

+ Chức năng biểu hiện tình cảm

+ Chức năng liên kết con nguời thông qua các mối quan hệ tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động

4/ Các loại hình GT.

4.1 Căn cứ vào phương thức GT: Có GT trực tiếp ( Các cá

nhân GT đối mặt với nhau) và GT gián tiếp (thư từ, điện thoại…)

4.2 căn cứ vào thành phần những người tham gia GT:

+ GT hai cá nhân với nhau

+ GT giữa một cá nhân với nhiều người

Trang 4

+ GT giữa nhóm này với nhóm khác

4.3 Căn cứ vào quy cách GT, có GT chính thức theo nghi

thức và GT không nghi thức

+ GT chính thức là GT khi thực hiện các chức năng trong hệ thống tổ chức nhà nước giữa các cá nhân có vị trí xã hội khác nhau: A>B; A=B; A<B

+ GT không nghi thức là GT bạn bè, thân tình

4.4 Căn cứ vào phương tiện GT, có GT bằng ngôn ngữ và

GT phi ngôn ngữ

5/ Các phương tiện GT.

5.1/ GT bằng ngôn ngữ (Nói, viết)

5.2/ GT phi ngôn ngữ :

Trang 5

+ Gương mặt, nét mặt có thể biểu hiện 7 loại cảm xúc: Vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi,buồn, giận, ghê tởm, quan tâm.

+ Cặp mắt ( cái nhìn, ánh mắt)

+ Cái miệng ( Nụ cười)

+ Thân thể

+ Trang phục

+ Cử chỉ, điệu bộ, động tác; ngữ điệu lời nói…

Tất cả những tín hiệu phi ngôn ngữ trên đều biểu đạt một nội dung GT

Trang 6

6/ Mô hình GT

Các thành tố của sự GT:

3 Điều chỉnh

1ù Bản thông điệp

2 Thông tin ngược

Trang 7

Có ba thành tố: Người nói – Thông điệp – Người nghe.

GT là một quá trình trao đổi hai chiều giữa hai bên

đối thoại Bởi vậy điều kiện để thực hiện và duy trì quá trình giao tiếp là: Phải có bản thông điệp, người nói

phải biết nói ( bộ phát phải biết cách truyền thông

điệp), người nghe phải biết nghe ( bộ thu phải biết cách nhận thông điệp ), người nói phải biết nghe (bộ phát

Trang 8

Lưu ý:

a/ Về các kênh nhận tin:

+ GT là một quá trình đa kênh nhận Sự GT càng quan trọng thì số kênh được sử dụng càng phải lớn để tăng hiệu quả của việc nhận bản thông điệp

+ Cùng lúc nhiều kênh được sử dụng để GT thì sự hiểu nhau càng chính xác

b/ Về việc giải mã của người nhận.

Việc diễn giải thông điệp của người nhận như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Ngữ nghĩa, ngôn ngữ của bản thông điệp (tiếng ồn ngữ nghĩa)

Trang 9

-Vị trí xã hội của họ.

- Vị trí xã hội của họ

- Sự chọn lọc trong nhận thức của họ ( Thái độ, quan điểm đánh giá, nhu cầu của họ đối với bản thông điệp)

- Sự tin cậy hay không tin cậy lẫn nhau giữa những người GT

- Chú ý hay không chú ý nghe nhau

-Sự quá tải hay không trong GT, đặc biệt là GTchính thức-Tình trạng sức khoẻ

- Tuổi tác, giới tính

- Bối cảnh GT ( Không gian, thời gian, tiếng ồn vật lý)

Trang 10

- Tâm trạng của họ(lo lắng, bồn chồn sợ hãi, bối rối, bình tĩnh, vui vẻ…).

- Tình huống cụ thể của sự GT

- Có sự đồng cảm hay không giữa những người GT( Trong

GT, mỗi người có hoàn cảnh riêng, kinh nghiệm riêng, nhu cầu riêng, địa vị riêng … nên phải đồng cảm để hiểu được nhau)

- Thái độ của những người GT đối với nhau ( thiện cảm, ác cảm, tin tưởng hay nghi ngờ nhau )

7/ Việc khử nhiễu tác động vào các kênh GT

Đó là việc khử những tác nhân ảnh hưởng xấu đến khả năng giải mã của người nhận Các nhân tố đó vừa được trình bày trong phần lưu ý trên

Trang 11

8/ Truyền thông điệp và nhận phản hồi trong GT bằng

lời.

8.1/ Truyền thông điệp:

+ Xác định đúng vai khi truyền để chọn cách truyền, tín hiệu truyền phù hợp.( Các quan hệ vai: A=B; A<B; A>B).+ Tín hiệu ( Lời nói,kiểu nói, ngữ điệu nói, cách viết, cử chỉ, điệu bộ, trang phục, trang sức) phải phù hợp với vai

+ Lời nói, cách viết phải phù hợp với trình độ người nghe

và với vai khi họ thu nhận bản thông điệp

+ Hiểu rõ người nhận tin ( Thái độ, quan điểm, nhu cầu của ho đối với bản thông điệpï)

 + Nói phải logic, ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu

Trang 12

+ Chú ý phản ứng, thái độ của người nghe để biết điều chỉnh bản thông điệp.

+ Cách dùng lời nói, thái độ, cử chỉ sao cho người nghe không thấy khó chịu, bực mình mà cảm thấy dễ chịu.” cách nói,thái độ nói lớn hơn nội dung câu nói, làm thay đổi câu nói”

+ Coi trọng yếu tố tình cảm khi nói để người nghe cảm thấy được tôn trọng

8.2/ Nhận phản hồi

+ Nhanh nhạy phát hiện thái độ của người nhận thông

điệp để điều chỉnh bản thông điệp

+ Phải biết lắng nghe và có nhu cầu lắng nghe ngay cả những điều khó chịu nhất Nghe với thái độ chăm chú

Trang 13

“ Hết thảy những kẻ thất bại đều không biết lắng nghe”.+ Khi nghe phải hiểu rõ mục đích, nội dung và ý nghìa của thông tin nhận được Hỏi lại khi không rõ.

+ Biết kiềm chế khi nghe: Không cáu gắt, chỉ trích, ngắt lời hoặc bác bỏ ý kiến của họ Nếu cần ngắt lời thì phải hết sức tế nhị và phải xin lỗi họ

+ Bằng lời nói, cử chỉ…biết khuyến khích người nói nói

9/ Những quy tắc GT.

+Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp ( Trang phục, lời chào…)

+ Thể hiện sự quan tâm đến người GT ( Lắng nghe, hỏi han…)

+ Hiểu người (sức khoẻ, gia đình, tâm lý…)

+ Tôn trọng người GT

Trang 14

+ Luôn khẳng định con người: đề cao vị trí và giá trị của họ, thật thà khen ngợi họ.

+ Đồng cảm với người GT: Đặt mình vào vị trí người GT để hiểu, cảm thông với họ

+ Giữ chữ tín trong GT: Không làm được thì đừng hứa, đã hứa phải làm

+ Biết nói và biết nghe người khác nói

Trang 15

GIAO TIẾP SƯ PHẠM.

1/ Khái niệm về giao tiếp sư phạm.

Là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm thực hiện những nhiệm vụ của hoạt động sư phạm (giảng dạy - giáo dục)

2/ Các tính chất của GT sư phạm

+ GTSP là thành phần cấu trúc cơ bản của các phương

pháp giảng dạy và giáo dục Những cải tiến hoặc thay đổi về phương pháp giảng dạy, giáo dục sẽ kéo theo sự cải tiến hoặc thay đổi về phương pháp GTSP

 

Trang 16

+ Trong GTSP, cần phải phát huy tính tích cực, chủ động của học trò để trò trở thành một chủ thể thực sự của GTSP, nhờ đó mà họ mới có thể biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

+ GTSP là một quá trình tác động qua lại hai chiều giữa giáo viên và học sinh nhằm làm cho học sinh chiếm lĩnh

những tri thức, kỹ năng kỹ xảo nhận thức và hành động; những giá trị của các chuẩn mực xã hội đặt ra nhằm hình thành ở học sinh nhân cách của con người mới mà xã hội đòi hỏi

Trang 17

+ GTSP là một quá trình tổ chức các mối quan hệ thầy _ trò một cách mô phạm, thông qua các các phương tiện GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm giải quyết có hiệu quả

các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục GTSP giữa thầy và trò không chỉ là con đường thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục ( nó không bao giờ mang tính chất trung tính trong quá trình giảng dạy và giáo dục) mà bản thân nó còn là một nội dung và mục đích cơ bản của quá trình giáo dục

+ Giao tiếp sư phạm được thực hiện trên ba cấp độ:

_ Một thầy một trò

_ Thầy và một nhóm học trò

_ Thầy và toàn lớp học

Trang 18

3/ Các giai đoạn GTSP.

3.1 Giai đoạn định hướng trước khi GT (giống như chuẩn

bị bài trước khi lên lớp)

Giai đoạn này giáo viên phản nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh cũng như các đặc điểm nhân cách của chính mình để chủ động ứng xử với những tình huống sư phạm xảy ra thường ngày hoặc đột xuất

3.2 Giai đoạn mở đầu quá trình giao tiếp.

Giai đoạn này giáo viên phải gây được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với học sinh: Thầy vào lớp với phong thái khoan thai, đĩnh đạc; nét mặt, nụ cười rạng rỡ quan sát cả lớp rồi nhìn từng học sinh để ai cũng cảm thấy mình được nằm

Trang 19

3.3 Giai đoạn triển khai quá trình giao tiếp.

_ Lời nói rõ ràng, ngắn gọn, rành mạch Cử chỉ dứt khoát, phong thái khoan thai, tự tin

_ Giữ được trật tự trong lớp nhưng cũng dành thời gian cho học sinh được trao đổi kiến thức với nhau và bằng lòng với những phút ồn ào hợp lý đó

_ Luôn khẳng định những cái đúng, những cái tốt cũa học sinh, cố gắng tìm những mặt tốt của học sinh để khen ngợi chúng

3.4 Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp:

Phân tích quá trình giao tiếp đã diễn ra để rút kinh nghiệm và hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp của mình

Trang 20

4/ Các kỹ năng giao tiếp sư phạm.

4.1/ Kỹ năng định hướng giao tiếp.

4.1.1 Định hướng trước khi tiếp xúc với học sinh:

Cần nắm những thông tin cần thiết về chính bản thân học sinh và gia đình nhằm giúp giáo viên hình dung ra "chân dung giả định" của con người mà mình giao tiếp

4.1.2 Định hướng khi bắt đầu tiếp xúc:

Là định hướng khi mặt tiếp mặt với học sinh Lúc tri giác trực tiếp như vậy, ta sẽ có những nhận xét sơ bộ về học sinh để kiểm nghiệm sự đúng, sai của "chân dung giả định"

4.1.3 Định hướng trong quá trình giao tiếp:

Trang 21

+ Kỹ năng đọc trên nét mặt, hành vi, lời nói, nhịp điệu lời nói, ngữ điệu lời nói… mà giáo viên biết đầy đủ và

chính xác tâm trạng học trò

+ Kỹ năng chuyển từ sự tri giác (quan sát) bên ngoài đó vào nhận xét bản chất bên trong của học sinh sao cho

chính xác

4.2/ Kỹ năng định vị.

Là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác qua trí tưởng tượng của mình; nhờ đó mà thấu hiểu được họ

Trang 22

Kỹ năng định vị giúp cho người thấy giáo có khả năng hiểu được, hiểu đúng học sinh; " thấy" được thế giới nội tâm của học sinh; thấy được nhu cầu cũng như động

cơ hành động của học sinh; có thể phán đoán được ở một mức độ nào đó học sinh sẽ hành động thế nào trong một tình huống cụ thể, từ đó mới có cách đối xử phù hợp với từng học sinh theo "khẩu vị" của chúng " Một trong những điều kiện để người giáo viên giảng dạy và giáo dục có kết quả là phải có cách đối xử riêng phù hợp với từng học sinh trên cơ sở hiểu biết hoàn cảnh của chúng, hiểu biết đặc điểm tâm lý của chúng, đặc điểm động cơ hành động của chúng"

Trang 23

Kỹ năng định vị của giáo viên còn thể hiện ở chỗ biết xác

định đúng thời gian và không gian giao tiếp để xác định vai giao tiếp hợp lý (thầy? Thầy-bạn? Bạn?),

4.3/ Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong quá trình giao tiếp.

+ Kỹ năng quan sát:

Thông qua quan sát mà phát hiện những biến đổi trên nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, sắc mặt, tư thế toàn thân… của đối tượng giao tiếp

+ Kỹ năng biết lắng nghe đối tượng giao tiếp:

Trang 24

_ Phải có nhu cầu lắng nghe: Để giáo dục học trò thì phải

hiểu học trò Muốn hiểu học trò thì phải lắng nghe học trò Tập trung chú ý để lắng nghe đối tượng giao tiếp nói nhằm hiểu được chính xác nội dung họ trình bày Đừng vội vã cắt ngang câu nói cuả học trò, đặc biệt là những điều họ nói trái với suy nghĩ của mình Trước khi nói lại, hãy để cho học trò nói hết ý kiến của mình Để tránh hiểu nhầm ý của học trò, khi chúng nói hết ta có thể nhắc lại một vài điểm chủ yếu để xác định xem có phải chúng định nói như vậy hay không

_ Biết nghe còn thể hiện ở chỗ phát hiện nhanh, đúng

những điều hợp lý, chưa hợp lý, đúng, sai trong ý kiến của học trò

_ Đừng vội vã kết luận khi ta chưa nghe và chưa hiểu đến

Trang 25

_ Biết nghe cũng có nghĩa là qua nghe mà dự đoán đúng

tâm lý bên trong của học trò

_ Biết nghe bao hàm cả thái độ nghe: Khi nghe cần nhìn

thẳng vào mắt học trò với cái nhìn đôn hậu; phải tạo ra

bầu không khí thân tình, cởi mở với thái độ gần gũi, chân tình, bình tĩnh, khiêm tốn, chân thành…; có những cử chỉ, điệu bộ thân thiện để khích lệ người nói như mỉm cười,

gật đầu, cúi đầu ngẫm nghĩ… hoặc có khi bật lên thành

tiếng như: "Đúng rồi" , "nên như thế"… để học sinh bộc lộ hết tư tưởng và nói hết ý nghĩ của mình Nhưng cũng có

lúc có những biểu hiện trái ngược lại như: nghi ngờ, phản bác lại với lời nói dứt khoát cho phù hợp với tình huống khi giao tiếp (sau khi đã nghe xong)

Trang 26

+ Kỹ năng xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp:

Nhờ quan sát và lắng nghe, ở giáo viên luôn luôn hình thành quá trình sàng lọc, đối chiếu các thông tin thu được với kinh nghiệm của mình để đưa ra những kết luận mới một cách nhanh chóng để điều khiển quá trình giao tiếp đi đến mục đích đã định

+ Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh.

_ Biết tự chủ hành vi, biết kiềm chế cảm xúc và tình cảm của mình một cách hợp lý

_ Biết sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp phù hợp với nội dung giao tiếp ( giảng dạy, giáo dục), với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, với hoàn cảnh của học sinh và tình huống giao tiếp cụ thể…nhằm đạt được mục đích

Trang 27

4.4/ Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp:

4.4.1 Ngôn ngữ nói và viết:

Ngôn ngữ nói:

+ Dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, đúng chuẩn ( không ngọng).

+ Giàu hình ảnh, diễn cảm, dễ nhớ.

+ Nói thật ngắn gọn (lượng thông tin cực đại trong một

bản tin có độ dài cực tiểu), độ dư thừa của bản tin là tối thiểu

+ Cách dùng từ phải có ý nghĩa giáo dục Tuyệt đối

không dùng từ, không dùng cách nói xúc phạm đến nhân phẩm của học sinh

Trang 28

+ Cách nói phải kích thích hoạt đông trí tuệ, tư duy và tình cảm của học sinh Có thể có sự hài hước hợp lý trong

lời nói để tránh căng thẳng cho học sinh

+ Phải biết cách nói khi cần phải nhắc nhở hoặc phê bình học sinh:

_ Chỉ góp ý hay nhận xét khi học sinh có tâm thế tiếp thu._ Nhận xét chỉ nên mang tính chất mô tả, không nên phê phán đánh giá, không nên đưa ý kiến riêng của mình vào

" Hôm nay em không thuộc bài" thay vì " em lười học lắm"

_ Nhận xét về sự việc thay vì nói chung chung " Hôm qua em làm việc đó không tốt" thay vì nói " ý thức của

em chẳng ra làm sao cả"

Trang 29

_ Nói về những hành vi mà học sinh sửa được chứ đừng nói về hành vi mà chúng không thể kiểm soát được "Em hãy cố gắng bỏ tật đi học muộn" thay vì nói "Em nói cà lăm khó nghe quá".

_ Nhận xét về hành vi quan sát được thay vì nói ý đồ, động cơ của học sinh mà ta suy đoán, quy chụp dù sự suy đoán đó có thể đúng "Em đi học như vậy là muộn mất 10 phút" thay vì nói" Lại ham la cà quán nước nên đi học muộn chứ gì"

_ Góp ý, nhận xét về sự việc mới xảy ra , không lôi chuyện cũ ra nói luôn thể

_ Góp ý đúng lúc, khi nó còn có thể giúp học sinh sửa sai thay vì để lâu rồi mới góp ý

Trang 30

_ Góp ý nhằm mục đích giúp học sinh sữa chữa khuyết điểm thay vì giúp giải toả những bực tức của chính mình

Vì vậy sự góp ý phải dẫn đến việc bản thân học sinh phải tự ăn năn, hối lỗi vì nó đã mắc khuyết điểm chứ không phải là dẫn đến việc nó oán trách, xa lánh các thầy cô giáo

_ Đừng vội phê bình ngay khi học sinh mắc khuyết điểm và cũng đừng đưa ra trước tập thể ngay khi chúng vừa mắc lỗi một hai lần đầu

_ Không gây áp lực đòi hỏi học sinh phải thay đổi ngay

mà đầu tiên nên cung cấp dữ liệu cho chúng suy nghĩ và tự thay đổi theo sự phân tích có lý, có tình của giáo viên

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w