Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
141 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỀN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM Ở LỚP 5D -TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỀN AN Người thực hiện: NguyÔn ThÞ Thu Thanh Hiền An, tháng 01 năm 2010 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 2 II. Đối tượng nghiên cứu 2 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 NỘI DUNG I. Những vấn đề lý luận chung 3 1. Năng lực đối xử khéo léo sư phạm 3 2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 5 II. Vận dụng vào việc ứng xử các tình huống sư phạm thường gặp ở lớp 5D Trường Tiểu học Hiền An. 7 A. Vài nét sơ lược về Trường Tiểu học Hiền An 7 B. Vận dụng lý luận vào việc giải quyết một số tình huống sư phạm ở lớp 5D Trường Tiểu học Hiền An 8 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. I. Kết luận. 16 II. Đề xuất. 16 PHẦN MỞ DẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hằng ngày tôi phải tiếp xúc với nhiều học sinh và trong quá trình giao tiếp đó sẽ không khỏi vấp phải một vài tình huống khó xử nào đó. Vì thế phải làm thế nào để ứng xử khéo léo các tình huống một cách hợp lý, hợp tình, có tính giáo dục là điều mà chúng tôi quan tâm. Ở lứa tuổi tiểu học, tâm lý của các em đã và đang phát triển, học sinh nhận thức nhanh chóng sự việc xảy ra, đồng thời học sinh thường hay học theo cách nói năng hoặc những hành động của giáo viên ( người lớn). Vì vậy, người giáo viên ngoài công tác giảng dạy ra thì công tác giáo dục cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý đến. Người giáo viên muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò thông qua mọi hoạt động giữa giáo viên và học sinh thì trước hết thì giáo viên phải biết khéo léo trong lúc cư xử với học sinh. Giáo viên phải hiểu được tâm lý của học sinh để có những phương pháp, biện pháp hay những lời khen, chê đúng mức, đúng lúc , đúng nơi. Nếu giáo viên không ứng xử khéo léo thì sẽ gây ấn tượng không tốt đối với học sinh và sau đó thì liệu việc giáo dục của giáo viên có đạt hiệu quả tốt hay không? Việc vận dụng những lý luận tâm lý học, giáo dục học vào những tình huống thực tiễn là một điều hết sức cần thiết đối với chúng tôi. Chuẩn bị một vài tình huống và cách ứng xử các tình huống nhằm làm cho mối quan hệ Thầy – Trò ngày càng tốt đẹp và để khỏi phải bối rối khi có tình huống xảy ra với mình là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Vận dụng lý luận vào việc ứng xử các tình huống sư phạm ở lớp 5D trường Tiểu học Hiền An III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Tìm hiểu thực trạng các loại tình huống thường gặp ở lớp 5C, 5D trường Tiểu học Hiền An và tìm giải pháp tốt nhất đối với các tình huống đó. 2. Một số đề xuất để giải quyết các tình huống sư phạm được tốt hơn. * Thời gian nghiên cứu: Năm học 2009 – 2010 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Tham khảo các tài liệu, văn bản có liên quan hằm tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu. - Quan sát, trò chuyện nhằm thu thập các tình huống. - Phân loại tình huống. - Luyện tập kỹ năng, kỹ xảo ứng xử. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Năng lực đối xử khéo léo sư phạm: Giáo dục và dạy học là vấn đề luôn luôn được nâng cao và phát triển, ta có thể coi đó là một hiện tượng. Hiện tượng giáo dục tức là thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm và tích luỹ được trong quá trình giáo dục và giảng dạy cho các thế hệ đi sau sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm đã được tích luỹ là những vấn đề cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội. Một xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có giáo dục và đào tạo, đó là điều tất yếu, đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội, trong đó thế hệ đi sau phải học hỏi, chiếm lĩnh được kinh nghiệm mà thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền lại, thế hệ đi sau phải tiếp tục bổ sung để làm phong phú và hoàn thiện kho tàng trí thức. Là một giáo viên ai cũng muốn hoạt động giáo dục của mình có hiệu quả. Thế nhưng điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan và chủ quan tham gia vào quá trình giáo dục. Học sinh là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình giáo dục. Học sinh tiểu học vẫn chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý cũng như nhân cách của mình. Vì vậy, trong quá trình giáo dục đòi hỏi người thầy phải nắm thật vững đặc điểm tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này, phải hiểu được những điều đang diễn ra trong tâm hồn các em. Vấn đề chủ yếu trong sự khéo léo đối xử sư phạm là kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm phù hợp với những đặc điểm và khả năng của học sinh trong từng tình huống cụ thể. Những năng lực đối xử khéo láo sư phạm mà người giáo viên cần lưu ý, đó là: + Sự thống nhất giữa tình thương yêu có lý của giáo viên đối với học sinh và những hình thức đối xử hoàn thiện về mặt sư phạm. + Sự thống nhất giữa việc tôn trọng nhân cách học sinh và tính yêu cầu cao có cơ sở về mặc sư phạm. + Sự thống nhất giữa niềm tin và sự kiểm tra sư phạm. + Sự cân bằng giữa ý chí khi giao tiếp kết hợp tính giản dị, tự nhiên, và có thiện chí của những hình thức đối xử. Ngoài ra, trong thực tiễn hoạt động sư phạm, người thầy giáo cần phải biểu hiện sự nhạy bén về mức độ sử dụng các động tác sư phạm ( như khuyến khích, trách phạt, ), những động tác này quá lời, quá mức thì có thể dẫn đến “ Phản sư phạm”. Giáo viên phải nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp để xử lý. Phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội và thô bạo. Biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết tốt những vấn đề phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục. Người thầy giáo phải biết quan tâm đến học sinh. Tóm lại. muốn đạt hiệu quả khi giảng dạy, người giáo viên không những phải chuẩn bị tốt giáo án mà còn phải nắm vững những thủ thuật để sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lý và phải dự kiến trước thái độ ứng xử của học sinh. 2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học. Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách học sinh tiểu học là tính hồn nhiên, là khả năng phát triển (đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học). Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em. Đặc điểm tình cảm: Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình. Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững: Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận. Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững. Đặc điểm ý chí của học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ. Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ còn thấp. Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bộc phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ. Đặc điểm chú ý: Ở học sinh cấp I, chú ý không chủ định còn giữ vai trò chính, sức tập trung chú ý chưa cao, chú ý chưa bền vững. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học: Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tòi, khám phá cái mới, điều này nói lên trí tuệ của các em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức của học sinh cấp I thiên nặng về nhận thức cảm tính, tức là nhìn nhận sự việc, hiện tượng ngay trước mắt mình chứ chưa nhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong. Ở tuổi này học tập cũng đã trở thành hoạt động chủ đạo, nhưng các em say mê học tập chưa phải vì nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹ khen, bạn mến, Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát triển nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới. Đặc điểm trí nhớ: Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo. Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập. Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng: Tăng cường vai trò của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớ trực quan hình tượng. Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnh sự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định. II. VẬN DỤNG VÀO VIỆC ỨNG XỬ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP Ở LỚP 5D TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỀN AN A. Vài nét sơ lược về TrườngTiểu học Hiền An Trường Hiền An thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường có gần 24 phòng học, có 3 phòng làm việc và thư viện với đầy đủ sách cho giáo viên, học sinh và các dụng cụ dạy - học khác. Trường xây dựng tốt kế hoạch năm học và đề ra phương hướng hoạt động chủ yếu trong năm học nhằm để công tác giáo dục và giảng dạy đạt hiệu quả cao. Trường hoạt động có nề nếp - quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân công cho từng tổ chuyên môn. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh tốt, giáo viên luôn gần gũi, động viên học sinh học tập, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên luôn dùng những lời hay lẽ phải để giáo dục các em, tạo không khí vui tươi trong giờ học và tạo ấn tượng tốt đối với học sinh, phù hợp với xu hướng trường học thân thiện. Về giảng dạy, việc lĩnh hội tri thức của học sinh được đưa lên hàng đầu, giáo viên chuẩn bị tốt bài giảng, biết tính đến trình độ văn hoá, trình độ phát triển của học sinh và từ đó có phương pháp giảng dạy tốt và đạt hiệu quả cao. Trường có 06 giáo viên dạy giỏi ( thuộc huyện), và 01 giáo viên dạy giỏi ( thuộc tỉnh). Qua đó cũng cho thấy đội ngũ giáo viên đa số đều có kinh nghiệm giảng dạy, luôn được chuẩn hoá và nâng cao. Lớp 5D có sĩ số 28 học sinh/11nữ. Các em chủ yếu sống tập trung ở khu vực Hiền Hoà (Tân Vinh), một số em khác sống rải rác ở Hiền Vân và Hiền An. Nói chung do hoàn cảnh gia đình nên đa số các em chưa có đầy đủ đồ dùng cũng như điều kiện tốt khi đến lớp. Phụ huynh chưa có sự quan tâm, nhắc nhở nên ý thức của các em rất kém (trong học tập và cả trong giao tiếp). B. Việc vận dụng lý luận vào giải quyết một số tình huống sư phạm ở Trường Tiểu học Hiền An. Lý luận là những vấn đề chung, nhưng trong thực tế thì những tình huống xảy ra rất đa dạng, mỗi tình huống đều có cách ứng xử cụ thể khác nhau. Trong phạm vi đề tài này,bản thân tôi nghiên cứu, phân ra 06 loại tình huống thường gặp và cách giải quyết các loại tình huống sư phạm như sau: 1) Loại 1: Đang giảng dạy trên lớp có một nhóm học sinh mất trật tự. * Cách giải quyết loại tình huống này: - Trước hết tôi xem thử tại sao học sinh lại mất trật tự. Nếu chỉ là vô tình thì tôi có những biện pháp sau: + Đổi chỗ những học sinh mất trật tự đó, việc phân tán mỏng lực lượng sẽ làm các em giảm tối thiểu cơ hội nói chuyện và sẽ tập trung vào học. +Nếu vì một câu chuyện nào đó của một bạn trong nhóm thì tôi sẽ nhắc nhở các em hãy chú ý đến bài học, tôi nghĩ rằng ngay sau đó các em sẽ chăm chú vào bài giảng của tôi. - Nếu các em cố ý gây mất trật tự thì tôi phải tìm hiểu xem lý do tại sao và có từng cách giải quyết cụ thể khác nhau: +Nếu cố ý vì không hiểu bài thì tôi sẽ xem lại phương pháp dạy, cách truyền thụ tri thức của mình để điều chỉnh kịp thời, vìcó thể các em không hiểu bài nên “bỏ qua”luôn. + Nếu lúc đó tôi thấy mình vẫn dạy tốt, một số học sinh khác (ngoài nhóm mất trật tự) vẫn trả lời tốt câu hỏi của tôi, thì như vậy có nghĩa là những học sinh đó chỉ thích nói chuyện (mất trật tự) mà không chịu học thì tôi sẽ gọi một em trong nhóm đó và nêu một vài câu hỏi có liên quan đến bài học tôi vừa giảng, chắc chắn em đó sẽ không trả lời được câu hỏi của tôi, còn nếu trả lời được thì tôi cũng sẽ nhắc nhở (chung cho cả nhóm): “Các em học tập như vậy sẽ không tiếp thu được bài mới và khó làm tốt bài tập,nếu các em cứ liên tục như vậy thì kết quả học tập của các em sẽ không tốt và cô nghĩ đó không phải là điều mà bố mẹ các em và cô mong đợi. Vì vậy các em hãy cố gắng lên, em nào không hiểu bài thì cứ theo dõi rồi cuối giờ cô sẽ giảng lại”. * Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống 1: - Ở đây đối tượng dạy học của tôi là học sinh tiểu học, vì vậy nếu có gây mất trật tự thì đó cũng chỉ là vô tình chứ chưa phải là cố ý. Các em ở lứa tuổi này còn rất sợ giáo viên và sự mất trật tự đó chỉ là hiếu động nhất thời, vì vậy giáo viên “ chú ý” nhiều đến học sinh thì các em sẽ nghiêm túc ngay. Học sinh tiểu học chú ý chưa bền vững, sức tập trung chú ý chưa cao. Tính kiềm chế của các em còn kém. Vì vậy khi gặp tình huống này giáo viên trước hết phải thể hiện sự tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời phải có yêu cầu cao đối với các em. Tôi nghĩ rằng với lứa tuổi này ( tiểu học), dù các em có vô tình hay cố ý thì tôi cũng sẽ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để nhắc nhở, động viên các em và tuyệt đối không dùng những cử chỉ, hành động hay những lời nói nặng nề đối với học sinh, bởi điều đó làm cho các em cảm thấy xúc phạm và sẽ có phản ứng không tốt. 2) Loại 2: [...]... trình độ phát triển nhân cách của mỗi học sinh và tập thể +Tôn trọng các em, công bằng với các em và luôn có yêu cầu cao đối với các em + Nắm bắt kịp thời những tình huống sư phạm và có cách ứng xử hợp lý + Phải luôn tìm tòi, học hỏi, rèn luyện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện các phẩm chất ý chí * Với nhà trường: + Tổ chức nhiều buổi toạ đàm để nhằm trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau + Tổ... gương tốt về tình bạn * Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống loại 3: Ở tuổi này ý thức tập thể của các em chưa cao Các em thường hay kiện nhau dù là việc nhỏ nhất, thế nhưng các em cũng rất nhanh quên Học sinh tiểu học là tuổi nhiều cảm xúc, trong mỗi em đều đang hình thành những tình cảm mới, vì vậy tình bạn chưa bền vững, các em thường hay thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng Ở đây tôi chỉ... học sinh Thông thường tôi sẽ uốn nắn học sinh đó ngay lúc mà học sinh đó cố tình vi phạm * Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống loại hai: Ở bậc tiểu học, các em thường xem giáo viên như là linh hồn của mình, cho nên mọi cử chỉ, lời nói của giáo viên đều được các em quan tâm, trong quá trình đó dù giáo viên có mắc một lỗi gì dù nhỏ cũng đều có ấn tượng không tốt đối với các em Giáo viên khi gặp tình. .. lầm khônng đáng có khi xử lý tình huống Tóm lại, tài ứng xử sư phạm không gì khác hơn là một bộ phận của nghệ thuật sư phạm Cho nên, cơ sở hình thành nên nó cũng là do lương tâm nghề nghiệp, niềm tin yêu và lòng tôn trọng người mà mình dạy dỗ, tinh thông nghề nghiệp II ĐỀ XUẤT: * Để vận dụng có hiệu quả trong các tình huống ứng xử sư phạm, nhà sư phạm cần phải: + Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác +... sự lớp là các em làm sao phải tìm ra cây bút cho bạn B Và ngay ngày hôm đó em B đã nhận lại được cây bút của mình * Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống này: Ở đây, tôi đã không sử dụng cách khám xét cặp của các em, bởi vì các em ( lớp 3,4,5) đã biết nhìn nhận được sự việc, nếu tôi làm như vậy các em sẽ nghĩ rằng tôi “ nghi” cho các em, như vậy có nghĩa là tôi tự đánh mất niềm tin của các em đối... tình huống này trước hết phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí học sinh xem thử học sinh đang nghĩ gì để có cách xử lý tốt nhất Vì là học sinh cấp I nên sự đồng cảm giữa giáo viên và học sinh là vô cùng quan trọng, giáo viên phải biết xác định vị trí của mình trong quá trình giao tiếp để hiểu rõ học sinh Các em ở tuổi này thường rất bướng bỉnh, cho nên giáo viên phải thực sự hiểu rõ về tâm lý các. .. hiện nhanh, như vậy bạn A đã nắm vững bài học, thế là rất tốt, cô đề nghị cả lớp cho một tràng vỗ tay để biểu dương bạn A Các em khác khi làm bài nhớ cẩn thận chứ không phải chỉ chép theo bảng nhé!” * Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống này: Bởi vì ở độ tuổi này nhân cách học sinh đang phát triển, khả năng lĩnh hội tâm lý học được hình thành đồng thời học sinh coi giáo viên như là linh hồn, là... rằng học sinh sẽ nghĩ: Cô còn sai nữa là Và học sinh sẽ không “tâm phục khẩu phục giáo viên” 6) Loại 6: Một học sinh trong lớp bị mất cắp dụng cụ học tập * Cách giải quyết chung: Thật sự đây là một tình huống khó xử đối với bất kì một giáo viên nào, và tôi đã xử sự như sau: Trước hết tôi nói: “em nào đã thu cây bút của bạn B thì cuối giờ đưa cho cô để cô trả lại cho bạn” Ở đây tôi chỉ bảo em học sinh... chuyện và trở thành bạn tốt của nhau Ở đây tôi chỉ giải quyết riêng giữa hai em chứ không đưa ra trước lớp, vì đây là lớp tiểu học nên có thể các em sẽ bị bạn bè trêu chọc, điều đó không hay cho các em - Nếu bất đồng vì lý do như: Dành nhau quyển sách, truyện, rồi dẫn đến đánh nhau thì lúc này tôi sẽ đưa vào xử lý trước lớp để phân tích cho cả lớp nói chung và hai em học sinh đó nói riêng để các em nhìn... xấu, điều đó rất có hại cho các em KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I KẾT LUẬN Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được Ứng xử với học sinh cũng là một nghệ thuật, người giáo viên phải hiểu được tâm lý của học sinh, đặc điểm và hoàn cảnh của học sinh Không những thế giáo viên phải linh hoạt với mỗi tình huống xảy ra và cách ứng xử phải mang tính khoa học, tính thuyết phục và tính . đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 5 II. Vận dụng vào việc ứng xử các tình huống sư phạm thường gặp ở lớp 5D Trường Tiểu học Hiền An. 7 A. Vài nét sơ lược về Trường Tiểu học Hiền An 7 B. Vận. thực trạng các loại tình huống thường gặp ở lớp 5C, 5D trường Tiểu học Hiền An và tìm giải pháp tốt nhất đối với các tình huống đó. 2. Một số đề xuất để giải quyết các tình huống sư phạm được. rối khi có tình huống xảy ra với mình là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Vận dụng lý luận vào việc ứng xử các tình huống sư phạm ở lớp 5D trường Tiểu học Hiền An