Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
3,97 MB
Nội dung
TÂM LÍ NHÓM LỚN VÀ NHÓM NHỎ 1. Tâm lí nhóm lớn 1.1. Tâm lí dân tộc 1.2. Tâm lí giai cấp 1.3. Tâm lí đám đông 2. Tâm lí nhóm nhỏ 2.1. Tâm lí tập thể lao động 2.2. Tâm lí gia đình 1. Tâm lí nhóm lớn Nhóm lớn là gì? Nhóm lớn là một tập hợp người, có mối quan hệ qua lại với nhau mang tính chất gián tiếp (thông qua các quy định, pháp chế,…) Đặc điểm của nhóm lớn - Tồn tại trong quá trình phát triển lịch sử của xã hội: dân tộc, giai cấp, đám đông, cộng đồng sắc tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi,… - Tồn tại khách quan, không phụ thuộc ý chí, nguyện vọng của các thành viên. - Chịu sự quy định của các điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội: phong tục tập quán, truyền thống,… - Có mối quan hệ với các nhóm khác như một chỉnh thể thống nhất. - Mỗi nhóm đều có những đặc điểm TLXH đặc thù, thái độ nhất định đối với những giá trị. 1.1. Tâm lí dân tộc 1.1.1. Khái niệm về tâm lí dân tộc Tâm lí dân tộc là toàn bộ những quá trình, trạng thái và thuộc tính TLXH của một dân tộc được thể hiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. - Nó phản ánh trình độ phát triển và nếp sống văn minh của dân tộc đó. - Hình thành lâu dài, có sự biến đổi và trở thành định hướng giá trị của mỗi dân tộc. - Thể hiện ra ở phong tục tập quán, truyền thống, lối sống và phong cách sống của một dân tộc. 1.1.2. Những điều kiện hình thành tâm lí dân tộc - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, đất đai, … - Nguồn gốc hình thành và quá trình đấu tranh để sinh tồn, phát triển. - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự giao lưu với các dân tộc khác. - Chế độ xã hội và các mối quan hệ trong địa bàn sinh sống của các dân tộc. 1.1.3. Những đặc điểm tâm lí dân tộc cần chú ý - Lòng tự hào dân tộc là điều kiện để tồn tại và phát triển của một dân tộc, trở thành lẽ sống và sức mạnh của cả dân tộc. - Sự bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia là một đòi hỏi khách quan mang nặng yếu tố TLXH. - Khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa quốc tế. 1.1.4. Những vấn đề tâm lí dân tộc cấp bách hiện nay ở nước ta - Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu nước, tự hào dân tộc của người Việt Nam với vận mệnh đất nước và CNXH. - Xây dựng tình cảm quê hương, tâm lí đồng bào, mong ước hòa hợp dân tộc trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. - Có thái độ đối xử và chính sách hợp tình, hợp lí đối với người di tản trở về, Việt kiều,… - Lợi ích dân tộc và quốc tế, quan hệ láng giềng tốt đẹp với các dân tộc. - Khắc phục khoảng cách về trình độ, kinh tế, TLXH,… giữa các dân tộc. 1.2. Tâm lí giai cấp Tâm lí giai cấp là toàn bộ những biểu hiện của ý thức giai cấp thông qua đời sống tinh thần hàng ngày. - Công nhân. - Nông dân. - Tầng lớp trí thức. 1.2.1. Tâm lí giai cấp công nhân