1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỰC VẬT HỌ SAO DẦU (DIPTEROCARPACEAE) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP IAPA – HUYỆN KÔNG CHRO – TỈNH GIA LAI

58 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là nơi tập trung bảo tồn đa dạng sinh học của các loài động vật, thực vật, vi sinh vật, côn trùng,… Không những thế rừng là tài nguyên quý báu củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ THANH TRIỀU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỰC VẬT HỌ SAO DẦU

(DIPTEROCARPACEAE) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP

IAPA – HUYỆN KÔNG CHRO – TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ THANH TRIỀU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỰC VẬT HỌ SAO DẦU

(DIPTEROCARPACEAE) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP

IAPA – HUYỆN KÔNG CHRO – TỈNH GIA LAI

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP HCM

- Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

- Quý thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp

Đã nhiệt tình giảng dạy, đào tạo, trang bị cho tôi vốn kiến thức trong suốt những năm học vừa qua

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy ThS Phan Minh Xuân, Bộ môn Lâm Sinh, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Lâm nghiệp IaPa, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn ở, đi lại và cung cấp các số liệu cần thiết trong thời gian đi thực tế

Cảm ơn các bạn trong lớp DH07LNGL đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua

Ngoài sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, còn có sự động viên của gia đình, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay Tôi xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

Nguyễn Thị Thanh Triều

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh sách các bảng v

Danh sách các hình vi

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 TỔNG QUAN, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

2.1.1 Tình hình chung 4

2.1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 5

2.2 Đặc điểm tự nhiên 7

2.2.1 Vị trí địa lý 7

2.2.2 Địa hình đất đai 7

2.2.3 Khí hậu thủy văn 8

2.2.4 Điều kiện dân sinh 10

2.2.5 Đặc điểm kinh tế – xã hội 11

2.2.6 Tài nguyên rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng 15

2.3 Đối tượng nghiên cứu 19

2.3.1 Đặc điểm sinh thái và phân bố họ Sao Dầu 19

2.3.2 Công dụng và giá trị kinh tế 20

3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Mục tiêu đề tài 22

3.2 Nội dung nghiên cứu 22

3.3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1 Phần ngoại nghiệp 23

3.3.2 Phần nội nghiệp 23

Trang 5

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1 Các loài cây thân gỗ phân bố ở khu vực nghiên cứu 26

4.2 Bảng tra những loài cây thuộc họ Sao Dầu tại khu vực nghiên cứu 45

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU TAM KHẢO 49

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu, thời tiết 9

Bảng 2.2 Đặc điểm dân số 11

Bảng 2.3 Số liệu thống kê diện tích lúa trong lâm phần 13

Bảng 2.4 Thống kê tình hình sản xuất nương rẫy trên địa bàn 15

Bảng 2.5 Biểu thống kê diện tích rừng và đất Lâm nghiệp 16

Bảng 2.6 Diện tích rừng chia theo khả năng xảy ra cháy 17

Bảng 2.7 Diện tích rừng trồng ở các địa phương 18

Bảng 4.1 Bảng các chi trong họ Sao Dầu tại khu vực nghiên cứu 24

Bảng 4.2 Danh lục các loài cây được phát hiện tại khu vực nghiên cứu 25

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Ảnh chụp cây Cà chắc tại lâm phần IaPa – Kông Chro 28

Hình 4.2 Ảnh chụp cây Cẩm liên tại lâm phần IaPa – Kông Chro 30

Hình 4.3 Ảnh chụp cây Sến mủ tại lâm phần IaPa – Kông Chro 32

Hình 4.4 Ảnh chụp cây Kiền kiền tại lâm phần IaPa – Kông Chro 34

Hình 4.5 Ảnh chụp cây Sao đen tại lâm phần IaPa – Kông Chro 36

Hình 4.6 Ảnh chụp cây Sao xanh tại lâm phần IaPa – Kông Chro 38

Hình 4.7 Ảnh chụp cây Dầu rái tại lâm phần IaPa – Kông Chro 40

Hình 4.8 Ảnh chụp cây Dầu trai tại lâm phần IaPa – Kông Chro 42

Hình 4.9 Ảnh chụp cây Dầu đồng tại lâm phần IaPa – Kông Chro 44

Trang 8

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc sống của con người là rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng, là các nguồn lợi thủy sản chứa trong các sông, hồ, đồng ruộng, đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại dương

Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là nơi tập trung bảo tồn đa dạng sinh học của các loài động vật, thực vật, vi sinh vật, côn trùng,… Không những thế rừng là tài nguyên quý báu của đất nước có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân không chỉ cung cấp lâm sản mà còn làm chức năng xã hội tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho con người, du lịch sinh thái,… Rừng có khả năng phòng hộ, phục hồi cải tạo đất, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, phòng chống gió bão,

Ở mỗi kiểu rừng (kín thường xanh, bán rụng lá, rụng lá,…) có sự phân tầng tán khác nhau, theo GS.TS Thái Văn Trừng rừng tự nhiên có từ 3 – 5 tầng, 5 tầng là: tầng vượt tán, ưu thế sinh thái, dưới tán rừng, cây bụi và thảm tươi với hệ thực vật vô cùng

đa dạng, thành phần loài rất phong phú thuộc các họ khác nhau, chúng phân bố phụ thuộc vào độ cao, khí hậu và đặc tính sinh học của mỗi loài Các loài cây thuộc họ Sao

Dầu (Dipterocarpaceae) xuất hiện hầu hết trong các kiểu rừng, đa số là cây gỗ lớn

thường chiếm ưu thế trong tổ thành những loài cây tham gia vào tầng tán rừng, chúng

có thể ảnh hưởng đến các loài khác thông qua sự cạnh tranh về dinh dưỡng, không gian sinh trưởng, khả năng tái sinh và ảnh hưởng đến kết cấu, mật độ, trữ lượng rừng Và

Trang 9

rừng khộp cũng là một trong những kiểu rừng với các loài cây thuộc họ Sao Dầu

(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế, loại rừng này là một kiểu rừng đặc trưng chỉ có ở

Đông Nam Á Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, và miền Đông Nam Bộ

Rừng cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam nói chung và Tây

Nguyên nói riêng là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có về các loại gỗ

và lâm sản ngoài gỗ Nguồn tài nguyên đó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi trường

Hiện nay do nhiều hiểm họa thiên nhiên, sức ép dân số, do nhu cầu về lâm sản của con người, nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng không đạt yêu cầu Theo các chuyên gia lâm nghiệp, dự đoán khoảng năm 2000 trở đi, mỗi năm rừng thế giới sẽ mất đi 170 – 200 triệu hecta, hầu hết ở vùng nhiệt đới Từ năm 2020

trở đi, mỗi năm có thể mất đi 600 – 700 triệu hecta (Shamar et al, 1992) Mất rừng dẫn

đến sự phá vỡ cân bằng sinh thái, mất rừng là không còn khả năng bảo vệ nguồn nước, vốn đất cho các hệ sinh thái và nguồn gen Mất rừng sẽ ảnh hưởng đến việc phòng hộ (chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, không điều hòa được nguồn nước sẽ gây lũ lụt, sẽ dẫn đến sa mạc hóa, đất thoái hóa nhanh chóng,…) và còn gây ra nhiều hậu quả khác rất nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước được

Việc xác định không đúng loài, không đúng nhóm gỗ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác rừng cạn kiệt làm thất thu cho nhà nước về mặt kinh tế, làm suy thoái môi trường và phá vỡ sự cân bằng sinh thái Nghiên cứu thành phần thực vật

họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) để cố gắng đưa ra những ý kiến khách quan của mình

về việc phục hồi các loài cây bản địa nhất là các loài họ thực vật Sao Dầu

(Dipterocarpaceae) ở khu vực nghiên cứu

Để thực hiện những việc trên thì việc đầu tiên phải phân loại và định danh được thực vật rừng Việc điều tra tìm hiểu các đơn vị phân loại thực vật cũng là những kiến thức cơ bản cần thiết để nhà Lâm nghiệp cũng như các nhà quy hoạch làm cơ sở tìm

Trang 10

hiểu và đề ra các phương sách bảo vệ tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng Trước đây, ở Tây Nguyên đã có một số đề tài nghiên cứu về thành phần thực vật thuộc

họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), nhưng phạm vi và đối tượng nghiên cứu còn hạn chế

Do đó, việc kế thừa những tài liệu đã có và tiếp tục đi sâu nghiên cứu thành phần thực

vật thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) là việc làm cần thiết Vì lý do đó, đề tài

“Nghiên cứu thành phần thực vật họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) tại Công ty Lâm

nghiệp IaPa – huyện Kông Chro – tỉnh Gia Lai” dưới sự hướng dẫn của thầy ThS

Phan Minh Xuân, Bộ môn Lâm Sinh, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã được đặt ra Từ kết quả thu được của khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này cũng như góp phần vào các công tác khác trong việc quản lý bảo vệ rừng tại lâm phần IaPa – Kông Chro – Gia Lai

Trang 11

Chương 2

TỔNG QUAN, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Tình hình chung

Thực vật rừng nói chung, họ Sao Dầu nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, phần lớn các tác giả nghiên cứu một cách tổng quát, mô tả loài hoặc chi trong họ Những nghiên cứu quan trọng trong thời kỳ Pháp thuộc do các nhà khoa học Pháp thực hiện tập trung chủ yếu trong các nghiên cứu tài nguyên thực vật, đặc sản và tài nguyên gỗ làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng cho tài nguyên rừng Việt Nam Đáng kể là công trình: mô tả gỗ Bắc Bộ (Ch Crevost, 1902), phân loại gỗ Đông Dương (Magnein, 1904), thực vật chí Đông Dương (H Lecomte,

1905 – 1952), thống kê đầu tiên về gỗ và các sản phẩm khác của rừng Bắc Bộ (A Chevalier, 1919),…

Việt Nam là một nước nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao Tới nay, chỉ riêng nhóm thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được 10.580 loài cây, thuộc 2.342 chi, 318

họ (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1996)

Ở Việt Nam, từ khi thành lập Viện nghiên cứu Lâm nghiệp (1961) một số công trình cơ bản về rừng đã được đặc biệt quan tâm, các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn như: Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái phát sinh quần thể

đã được công bố của Thái Văn Trừng về “Phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam” (1963, 1970 và 1978); “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” (1965 và 1974) của Trần Ngũ Phương; “Cấu trúc rừng hỗn loài Việt Nam” (1974) của Nguyễn

Trang 12

Văn Trương; “Cây cỏ Việt Nam” (1993) của Phạm Hoàng Hộ; “Cây cỏ có ích Việt Nam” của hai tác giả Võ Văn Chi và Trần Hợp; “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” (2002) của Trần Hợp; và mới đây là “Từ Điển thực vật thông dụng” tập I, II (2004), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi,… Những công trình trên đều đề cập đến rừng cây thuộc họ Sao Dầu

Năm 1993, Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh trong cuốn “Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam” đề cập đến giá trị của các loài cây gỗ trong các họ khác nhau, tác giả cũng nêu các

loài cây trong họ Sao Dầu, cụ thể ở các chi: Chi Vên Vên (Anisoptera) có 1 loài; Chi Dầu (Dipterocarpus) có 12 loài; Chi Sao (Hopea) có 9 loài; Chi Chò chỉ (Parashorea)

có 2 loài; Chi Sến (Shorea) có 5 loài; Chi Làu táu (Vatica) có 4 loài

Theo Trần Hợp (“Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, 2002) họ Sao Dầu ở Việt Nam chỉ có 6 chi và 45 loài (trong tổng số 16 chi trên toàn thế giới), đều là những cây gỗ lớn, Ông mô tả rất rõ đặc điểm hình thái các loài cây trong các chi thuộc họ Sao Dầu cũng như khu phân bố và công dụng của chúng Các loài đặc trưng đều có số cá thể lớn, làm thành các rừng đặc biệt cho các vùng khí hậu đất đai khắc nghiệt

Với 16.483,4 ha rừng dưới sự quản lý của Công ty Lâm nghiệp IaPa, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai Đây là nơi có hệ thực vật phong phú tạo nên các cánh rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp Tuy nhiên, thành phần loài thực vật rừng ở đây chưa được nghiên cứu và thống kê, nên đòi hỏi phải có sự điều tra, mô tả, phân loại các loài thực vật tại nơi đây

2.1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Lâm trường IaPa được thành lập theo quyết định số: 1486/QĐ – UB ngày 17/11/1994 của UBND tỉnh Gia lai, hiện nay đổi thành Công ty Lâm nghiệp IaPa theo quyết định số 28/2007/QĐ – UBND ngày 01/03/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia lai Với chức năng, nhiệm vụ là trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, xây dựng, kinh doanh

và phát triển vốn rừng, thực hiện các biện pháp dịch vụ kỹ thuật Nông – Lâm kết hợp

Trang 13

và các hoạt động lâm nghiệp xã hội trên lâm phần, Cùng một số nhiệm vụ khác do

Ủy ban nhân dân tỉnh giao

Với tổng diện tích lâm phần Công ty đang quản lý là 16.483,4 ha

- Tổng diện tích rừng trồng là: 662,1 ha

- Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên là 15.821,3 ha nằm trải dài thuộc địa giới hành chính các xã: Chơglong, Đakpopho và Chưkrey Đặc trưng chủ yếu là rừng khộp, rụng

lá và nửa rụng lá vào mùa khô

+ Rừng thường xanh: Kiểu rừng này thường phân bố ở các dãy núi cao trên 800

m, cao nhất 1.500 m với thành phần các loài cây như: Giổi (Talauma gioi), Xoay (Dialium cochinchinensis), Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera), Chò chỉ (Parashorea

stellata), Vạng trứng (Endospermum sinensis), Cóc đá (Garuga pierrei), Re

(Cinnamomum tonkinensis), Cồng chim (Callophyllum sp.), Ươi (Sterculia

lychnophlora), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Lim (Erythrophloeum fordii), Lát hoa

(Chukrasia tabularis), Sao xanh (Hopea dealpata), Bời lời (Litsea lausilimba), Trường mật (Paviesia anamensis), Gội nếp (Aglaia gigantea), Vối thuốc (Schima wallichii), Gáo vàng (Nauclea orientalis),…

+ Rừng khộp là một trong những hệ sinh thái đặc trưng ở Tây nguyên với thành phần loài đơn giản hơn so với rừng thường xanh hay nửa rụng lá Thành phần chủ yếu

trong cấu trúc tầng sinh thái là các loài rụng lá thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae) và gồm một vài loài khác như Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu trai (D intricatus), Cà chắc (Shorea obtusa), Cẩm liên (S siamensis), Chiêu liêu nghệ (Terminalia triptera), Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), Ngoài ra, tầng này còn có rải rác một số loài thường xanh như Kơ nia (Irvingia malayana), Xoài rừng (Mangifera sp),…

Tầng dưới tán rừng cũng rất thưa thớt, ngoài các cây nhỏ của tầng trên ra còn có nhiều

loài khác như: Mã tiền (Strychnos nux-blanda), Vừng (Carea arborea), Móng bò

Trang 14

(Bauhinia spp.), Bình linh (Vitex spp.), Tầng cây bụi và thảm tươi rất phát triển, đặc

biệt trong mùa mưa Nó được tạo ra không chỉ bởi các loài cỏ, cây bụi mà còn bởi sự tái sinh chồi rất mãnh liệt của các loài cây gỗ mỗi khi mùa mưa đến

Nằm ở phía Đông Trường Sơn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiểu khí hậu vùng Ajunpa, mùa khô rất khắc nghiệt, độ ẩm rất thấp, chỉ số khô hạn tăng cao Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã còn nhiều khó khăn, địa hình dốc, núi cao, nhiều khe,

suối

2.2 Đặc điểm tự nhiên

2.2.1 Vị trí địa lý

Lâm phần IaPa huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai có tọa độ địa lý (UTM):

khu vực này là 18.378 ha

Ranh giới:

- Phía Bắc giáp: Huyện ĐakPơ

- Phía Nam giáp: Huyện IaPa

- Phía Đông giáp: các xã: An Trung, Chưkrey, Yang Trung, Chơglong

- Phía Tây giáp: Huyện Mang Yang và xã Chơglong huyện Kông Chro Toàn bộ diện tích lâm phần công ty Lâm nghiệp IaPa nằm thuộc địa giới hành chính các xã: Chơglong, Đăkpơpho và Chưkrey Ngoài ra, còn có một số diện tích rừng trồng ngoài lâm phần thuộc các xã: An Trung và Yang Nam

2.2.2 Địa hình đất đai

* Địa hình

Lâm phần do Công ty Lâm nghiệp IaPa quản lý có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, nằm trên địa hình tương đối dốc, khá phức tạp, nhất là khu vực giáp ranh với các xã: Kong Chiêng, Hà Ra thuộc huyện Mang Yang, khu vực này có nhiều núi cao, vực sâu và nhiều vách đá thẳng đứng Hệ thống sông, suối phân bố không đồng đều, khu vực xã Chơglong có suối Đakpihao, khu vực xã

Trang 15

Đakpopho có suối Đakpopho, khu vực xã Chưkgrey có suối Đakxađro và Đakchrey Các suối này có nước thường xuyên, nhưng hầu hết ở vùng hạ lưu, còn các nhánh suối đầu nguồn và các khe nhỏ đều cạn nước vào mùa khô Vì vậy, công tác phòng cháy,

chữa cháy rừng vào mùa khô gặp rất nhiều khó khăn

Ngoài ra, khu vực xã Chưkrey còn có mương nước (thủy lợi nhỏ) có nước quanh năm, do người dân nơi đây dẫn từ núi cao về phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt,

đi qua vùng rừng khộp thuộc 2 tiểu khu 734 và 735

* Đất đai

- Địa bàn lâm phần có các loại đất sau:

- Quy hoạch sử dụng đất:

+ Đất khác: 1.469,3 ha

2.2.3 Khí hậu thủy văn

Lâm phần của Công ty Lâm nghiệp IaPa mang nét đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ẩm, một năm có hai mùa rõ rệt:

Trang 16

- Lượng mưa trung bình/năm: 1.103,9 mm

- Lượng mưa cực đại tháng cao nhất: 363,4 mm (tháng 10)

- Lượng mưa cực tiểu tháng thấp nhất: 6 mm (tháng 1)

* Gió

- Tốc độ gió cao nhất: 22 m/s

- Tốc độ gió trung bình: 2,9 – 4,4 m/s

- Hướng gió chính:

+ Hướng Đông – Bắc vào mùa khô, từ tháng 12 – 6 năm sau

+ Hướng Tây – Nam vào mùa mưa, từ tháng 7 – 11

* Nguồn nước và thủy văn

(Theo số liệu Trạm khí tượng thủy văn AJunPa năm 1995)

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu khí hậu, thời tiết

Nhiệt độ không khí

Độ ẩm không khí

Lượng mưa (mm )

Trang 17

Tháng Yếu tố

Nhiệt độ không khí

Độ ẩm không khí

Lượng mưa (mm )

Toàn bộ khu vực lâm phần của Công ty Lâm nghiệp IaPa quản lý chịu ảnh

hưởng rất lớn của tiểu khí hậu vùng AjunPa Đặc biệt khu vực xã Chơglong có suối

ĐakPihao là suối lớn, có nước quanh năm; khu vực xã Chưkrey có hệ thống thủy lợi

nhỏ, cung cấp nước tại chỗ cho đồng ruộng địa bàn, khu vực

Qua các chỉ tiêu khí hậu, thời tiết cho ta thấy mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến

tháng 6 năm sau và độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng: 2, 3, 4, 5, 6 Đây là thời gian

khô nhất trong năm và kèm theo tốc độ gió lớn hơn mùa mưa với hướng gió: Đông Bắc –

Tây Nam Do đó, thời gian dễ cháy rừng nhất là từ tháng 1 đến tháng 5

2.2.4 Điều kiện dân sinh

* Dân số

Trang 18

+ Đặc điểm: có nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, cúng Yàng, ma chay, bắt phạt,… Đặc biệt là cuộc sống của họ còn lệ thuộc vào lửa, vào nguồn nước Trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất đơn giản, lạc hậu, chủ yếu là chọc, trỉa, phụ thuộc vào độ phì tự nhiên của đất, vào thời tiết, khí hậu,… nên năng suất sản xuất thấp, mức sống tinh thần và vật chất chưa cao

* Lao động

+ Tổng số lao động: 1.474 người Lao động chính: 1.192 người Lao động phụ:

282 người Độ tuổi lao động: Từ 18 – 45 tuổi

+ Lao động phân theo ngành, nghề: tình hình lao động ở đây chủ yếu là thuần nông, không có ngành nghề nào khác Ở trong thôn, bản, làng có khoảng 1 – 2 hộ người kinh làm quán mua bán nhỏ, chủ yếu phục vụ trao đổi tại chỗ cho người đồng bào dân tộc thiểu số và kết hợp làm nông

2.2.5 Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Đặc điểm chung

Người dân sống trong khu vực lâm phần, chủ yếu làm nông (nương, rẫy), một số khu vực các thôn, làng ở xã Chưkrey có làm lúa nước dựa vào hệ thống thủy lợi, thủy nông nhưng chỉ làm 1 vụ, chưa áp dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất chưa cao, hầu hết các hộ đều bị đói khoảng 4 – 6 tháng trong năm Người dân nơi đây tập trung làm mùa vào khoảng tháng 6 đến tháng 11, thời gian còn lại chủ yếu là săn bắt thú, thu hái lâm sản như: chai chò, bông đót; lấy sắt vụn,… Đặc biệt vào khoảng tháng 12 đến tháng 4 là thời gian cao điểm của mùa khô, họ phát rừng,

Trang 19

đốt rẫy để chuẩn bị làm mùa Bên cạnh đó, họ còn phong tục tổ chức cả tập thể thôn, làng đi săn bắt thú

Người dân sinh sống trong lâm phần, phần lớn là đồng bào Barna, họ sống quần

tụ thành từng làng riêng biệt, mỗi làng có khoảng từ 15 – 30 hộ, phương thức sản xuất chủ yếu dựa vào sức mình là chính Hàng năm họ đều phát, đốt rừng làm rẫy mới, lấy tro than làm nguồn phân bón chính, đến năm sau họ lại đi làm rẫy mới ở chỗ khác Cuộc sống tinh thần lẫn vật chất chưa cao, còn mang nặng tính tự cung, tự cấp

Bên cạnh đó một số hộ dân di cư tự do, dân kinh tế mới, dân mua bán nhỏ,… cũng thường xuyên ra vào khu vực, gây ra không ít khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý

Họ chỉ đăng ký tạm trú tạm thời và chỉ đi lại chủ yếu bằng phương tiện xe máy để sản xuất theo mùa, vụ, để mua bán, trao đổi hàng hóa, lâm sản phụ và gia súc, gia cầm,… họ thuê, mua rẫy của người dân địa phương mở rộng diện tích sản xuất

Từ những đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên, đã thúc đẩy việc phá rừng làm rẫy ngày càng cao, nhất là việc gây ra cháy rừng vào mùa khô, dẫn đến diện tích rừng ngày càng thu hẹp

* Tình hình sản xuất nông nghiệp

- Tình hình sản xuất nông nghiệp làm lúa nước còn mang tính nhỏ, lẻ Ở các khu vực khác, người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên như khe, suối cạn để làm ruộng nước nhưng chỉ một vụ vào mùa mưa Riêng khu vực xã Chưkrey, nhờ có hệ thống thủy lợi nên đã có diện tích ruộng có nước thường xuyên nhưng người dân vẫn chỉ sản xuất một vụ Đông – Xuân nên năng suất không cao

Trang 20

Bảng 2.3: Số liệu thống kê diện tích lúa trong lâm phần

STT Khu vực Diện tích Sản lượng năm cao

nhất

Ghi chú

7 làng trong lâm phần (Vẻh + Sơrơ + Lơpơ + Châu + TơJinh + Hrat Jo + Hrat

Bảng 2.4: Thống kê tình hình sản xuất nương rẫy trên địa bàn

TT Xã Thôn

Diện tích (ha) Ghi chú

(Nguy cơ lây lan lửa rừng đến các khu vực rừng lân cận)

Tổng cộng Trước 2003 Trước 2004

1

Chơgloog

4 Yang Charey 105 98 7 Rất dễ lây lan

Trang 21

5 Trung Charao 98 94 4 Rất dễ lây lan

6

Chưkrey

Tổng cộng 12 làng 630,5 586,0 44,5

* Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Trong lâm phần, không có lao động nghề rừng, ngoài số diện tích rừng trồng của Công ty, còn có một số diện tích trồng cây Điều, Bời lời,… của người dân địa phương theo mô hình Nông – Lâm kết hợp và của dự án ADB

Bên cạnh các khu vực rừng tự nhiên còn có xen lẫn các vườn rừng của hộ gia đình theo chương trình 327 Ở khu vực xã Chơgloong và Yang Trung còn có diện tích rừng trồng Keo, Bạch đàn của Công ty IaPa và của Công ty MDF

Số diện tích rừng trồng, đã tiến hành giao khoán đến từng cá nhân trong đơn vị

Số diện tích rừng tự nhiên, đơn vị đã giao khoán có hưởng lợi theo Quyết định 178 là

1000 ha, tiến hành nuôi dưỡng được 50 ha

* Tình hình giao thông

Đường trục chính trong lâm phần là 30 km, có các tuyến chính sau:

- Tuyến chính 1: Từ Công ty đi làng TơJinh Xã Chưkrey dài 35 km

- Tuyến chính 2: Từ Công ty đi làng BRư Xã Chơgloong dài 20 km

Nhìn chung, từ Công ty đi huyện ĐăkPơ và huyện IaPa là hai tuyến lớn, còn lại các tuyến phụ là đường dân đi lại nằm trong lâm phần

Tuyến phụ 1: Từ Công ty đi tiểu khu 741 xã Yang Trung dài 30 km Có 12 km đường nhựa, 18 km đường lâm nghiệp (đường khai thác năm 2004)

Tuyến phụ 2: Từ Công ty đi tiểu khu 735 xã Chưkrey dài 40 km Có 12 km đường nhựa, 20 km đường đất, 8 km đường lâm nghiệp (đường khai thác năm 2003)

Trang 22

Tóm lại, hệ thống giao thông trong lâm phần đều đã có đường giao thông liên xã, còn đường giao thông liên thôn hoặc từ khu vực này đến khu vực khác thì chỉ chủ yếu

là đường mòn, phải qua nhiều khe, suối, dốc cao, vách đá Phương tiện di chuyển bằng

cơ giới chỉ đi tới xã, hoặc một vài thôn, làng đến được bằng xe máy

* Tình hình giáo dục và văn hóa thông tin

- Tình hình giáo dục

Tất cả các thôn, làng ở các khu vực đã có hệ thống các cấp bậc học từ mầm non đến tiểu học (trường xây) Ở trung tâm xã đã có trường cấp II

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác QLBVR, PCCCR đến các

em học sinh qua “kênh” hệ thống Nhà trường, đem lại nhiều hiệu quả

- Tình hình văn hóa, thông tin

+ Thông tin, liên lạc: Từ năm 2002 về trước hầu như không có Từ năm 2002 về sau đã được đầu tư xây dựng các điểm bưu điện văn hóa xã

+ Trong khu vực có 10/12 làng, bản hiện nay chưa có điện Còn hầu hết ở trung tâm xã đều đã có điện lưới và máy thu hình màu, hệ thống thu hình từ truyền hình vệ tinh DTH Như vậy, cơ sở vật chất hạ tầng cho văn hóa – thông tin là cơ bản Giữa chính quyền địa phương – Cơ quan văn hóa Huyện – Công ty, để tuyên truyền, vận động công tác PCCCR là rất thuận lợi

2.2.6 Tài nguyên rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng

* Tài nguyên rừng

- Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp

Trang 23

Bảng 2.5: Biểu thống kê diện tích rừng và đất Lâm nghiệp

Diện tích rừng tự nhiên

Rừng trồng

Diện tích chưa

có rừng

Rừng khộp

Thường xanh + nửa rụng lá

Rừng

lá kim

Rừng tre nứa

Rừng hỗn giao

gỗ + tre nứa

Trang 24

tự nhiên

Chia theo khả năng xảy ra cháy Diện tích

rừng lâm trường

Rất

dễ cháy

Dễ cháy

Khó cháy

Trang 25

- Diện tích rừng trồng ở các địa phương

Bảng 2.7: Diện tích rừng trồng ở các địa phương

Tên xã

Diện tích rừng trồng trong Lâm phần (ha)

Diện tích rừng trồng ngoài Lâm phần (ha)

* Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Diện tích rừng và đất rừng của Công ty được quy hoạch theo phân cấp và được tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ Bao gồm các lực lượng sau: Chính quyền và nhân dân địa phương nơi có rừng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Công ty, lực lượng Kiểm lâm của Huyện thường xuyên kết hợp tuần tra, truy quét và một số hộ dân được giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo quyết định 178, trong đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Công ty chỉ đạo, nòng cốt

Trong những năm qua, thực hiện phương châm: “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời, hiệu quả”, đơn vị đã triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn có sự

Trang 26

gắn kết đồng bộ giữa đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ đáng

kể của người dân địa phương Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và các tổ xung kích phòng cháy chữa cháy, phân công lực lượng luôn luôn túc trực 24/24 giờ trên tất cả các địa bàn, khu vực Do vậy, tình hình cháy rừng trên địa bàn không có xảy ra Tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp xảy ra cháy do người dân đốt rẫy cháy lan ra rừng nhưng mức độ hậu quả không đáng kể, nhờ có nhân lực, con người bố trí tại chỗ nên đã phát hiện và chữa cháy kịp thời

2.3 Đối tượng nghiên cứu

Với tên đề tài đã xác định, khóa luận được tiến hành nghiên cứu đối với các loài cây họ Sao Dầu thông qua việc tìm kiếm và phân tích hình thái của chúng

2.3.1 Đặc điểm sinh thái và phân bố họ Sao Dầu

Danh pháp của họ Sao Dầu:

Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta

Lớp Ngọc Lan: Magnoliopsida

Phân lớp sổ: Dilleniidae

Bộ Chè: Theales

Họ Sao, Dầu: Dipterocarpaceae Blume, 1825

Họ Sao Dầu hay còn gọi là Họ quả 2 cánh, có danh pháp khoa học là

Dipterocarpaceae là một họ lớn trên thế giới có 16 chi và khoảng 580 – 680 chủ yếu là

cây gỗ lớn, phân bố ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp Họ này được chia thành

ba phân họ:

+ Monotoideae: 3 chi, 30 loài

+ Pakaraimoideae: Chứa một loài duy nhất là Pakaraimaea roraimae,

+ Dipterocarpoideae: Phân họ lớn nhất, chứa 13 chi và 470 – 650 loài, được chia thành 2 tông : dipterocarpeae có 8 chi và Shoreae có 5 chi

Trang 27

Ở nước ta họ Sao Dầu xuất hiện khoảng 45 loài thuộc 6 chi tập trung ở họ phụ

Dipterocarpoideae, đó là các chi: Vên vên (Anisoptera), Dầu (Dipterocarpus), Sao

(Hopea), Chò chỉ (Parashorea), Sến (Shorea), Làu táu (Vatica)

Trong họ Sao Dầu phần lớn là cây gỗ lớn thường mọc tập trung thành từng quần thụ thuần loài Các loài thực vật thuộc họ này có thân tròn thẳng, phân cành cao và tán hẹp, thường là những cây ưa sáng Trong thân có ống tiết nhựa dầu thơm Lá đơn mép nguyên, mọc cách, gân bên chạy song song và nổi rõ ở mặt dưới, có lá kèm sớm rụng Các bộ phận non thường phủ lông hình sao hay vảy hình khiên Hoa đều lưỡng tính mẫu 5, đài 5 hợp gốc hay dính liền với bầu sống và sau một số cánh phát triển thành cánh quả Cánh tràng 5 rời hoặc hợp gốc, xếp vặn Nhị đực nhiều Bầu trên hay bầu dưới có 3 ô, mỗi ô 2 noãn Quả khô chứa một hạt mang đài sống dai có 2 – 5 cánh

Các loài cây thuộc họ Sao Dầu với đặc điểm là cây gỗ cao lớn, quả nang có cánh

do đài phát triển có thể xoay và bay đi xa trong gió nên khả năng phát tán rất cao, thuận lợi cho việc mở rộng sự phân bố của chúng

Các Taxon (đơn vị phân loại) thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) có phân bố

ở các nước thuộc bán đảo Đông Dương và khắp Việt Nam, những Taxon này phân bố ở Việt Nam từ độ cao dưới 1200 m ở miền Nam và dưới 600 m ở Miền Bắc so với mực nước biển Nhìn chung các Taxon trong họ Sao Dầu phân bố phổ biến ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trở vào đến đảo Phú Quốc

2.3.2 Công dụng và giá trị kinh tế

Những loài cây họ Sao Dầu hầu hết đều có giá trị kinh tế cao, dễ gieo ươm và trồng rừng, có thể trồng xen dặm trong các rừng tự nhiên, trồng rừng thuần loài hay rừng hỗn loài Chúng có thể cho sản lượng, công dụng về gỗ cao và các chất nhựa dầu

Tùy theo các loài cây khác nhau trong họ mà chúng có công dụng khác nhau đa

số chúng có chung công dụng: dùng trong các công trình xây dựng, thủy lợi, đóng tàu,

xẻ ván, làm đồ gia dụng,… riêng các chi: như chi Sao, chi Sến, chi Làu táu thường có các loài giá trị cao, gỗ cứng, nặng, không mối mọt, dễ uốn, chịu được va chạm Ngoài

Trang 28

ra, chúng có thể cho nhựa dầu, tập trung nhiều nhất ở chi Dipterocarpus, chi Shorea và một số loài ở chi Hopea, chi Anisoptera và chi Vatica Nhựa cây có thể làm nguyên

liệu rất tốt cho ngành sơn, vecni,… ngoài ra còn làm thuốc, cho hương liệu, làm cây che bóng,…

Trang 29

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu đề tài

Mục đích của đề tài là tìm hiểu và định danh các loài cây thuộc họ Sao Dầu

(Dipterocarpaceae) trong khu vực nghiên cứu

Để đạt được mục đích đặt ra, mục tiêu của đề tài là điều tra phát hiện các loài

cây thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) tại lâm phần IaPa – Kông Chro – Gia Lai,

thu thập những bộ phận của cây, tiến hành chụp ảnh, đo đếm kích thước, lấy mẫu và làm rõ một số đặc điểm về thành phần loài; thiết lập được bảng tra các loài thuộc họ

Sao Dầu (Dipterocarpaceae) tại khu vực nghiên cứu

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Danh lục các loài cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) xuất hiện tại khu vực

- Lập bảng tra các loài trong họ để thuận lợi trong tra cứu sau này

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phần ngoại nghiệp

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Văn Chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng (tập I, II và III). Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thuật, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thực vật thông dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thuật
2. Vũ Thị Chinh, 2009. Tìm hiểu thành phần thực vật thân gỗ họ Đậu (Fabaceae) tại Trạm thực nghiệm Kon Hà Nừng - Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai. Khóa luận tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thành phần thực vật thân gỗ họ Đậu (Fabaceae) tại Trạm thực nghiệm Kon Hà Nừng - Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới - huyện Kbang- tỉnh Gia Lai
3. Nguyễn Văn Đẹt, 2010. Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2010 – 2015. Công ty Lâm nghiệp IaPa – huyện Kông Chro – tỉnh Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2010 – 2015
4. Nguyễn Thượng Hiền, 2005. Thực vật và đặc sản rừng. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật và đặc sản rừng
5. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam (tập I). Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam (tập I)
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
6. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
7. Lê Quốc Thống, 2007. Bước đầu tìm hiểu thành phần thực vật thân gỗ tại Lâm Ngư trường Kiến Vàng – huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau. Khóa luận tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu thành phần thực vật thân gỗ tại Lâm Ngư trường Kiến Vàng – huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau
8. Trương Văn Ty, 2007. Tìm hiểu thành phần thực vật thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) ở Vườn quốc gia YokĐôn tỉnh ĐakLak. Khóa luận tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thành phần thực vật thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) ở Vườn quốc gia YokĐôn tỉnh ĐakLak

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w