Để đóng góp một phần nhỏ trong việc điều tra thống kê lại các loài thực vật họ Cau dừa trong Thảo cầm viên, dưới sự hướng dẫn của cô Ts.. 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện với n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************
RO DA NAI YẾN
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN THỰC VẬT HỌ CAU DỪA
(ARECACEAE) TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************
RO DA NAI YẾN
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN THỰC VẬT HỌ CAU DỪA
(ARECACEAE) TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Ngành Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Ts TRƯƠNG MAI HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
¾ Cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất, động viên con trong quá trình học tập
¾ Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
¾ Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt những năm học tại trường Đại học Nông Lâm
¾ Quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình truyền đặt và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực tập Đặc biệt là cô Trương Mai Hồng đã tận tình hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
¾ Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài
¾ Tất cả các bạn đã chia sẻ khó khăn, vui buồn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học và thực hiện khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Roda Nai Yến
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra thành phần thực vật họ Cau dừa (Arecacae) tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn” được tiến hành tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, thời gian
thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2011
Số liệu được thu thập bằng việc đo đếm Chỉ tiêu chiều cao vút ngọn được đo bằng máy, đường kính tại vị trí 1,3 m, đường kính tán được đo bằng thước dây Nhập số liệu đo đếm được ngoài thực địa vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Exel
Kết quả đề tài thu được
- Thành phần loài là 30, trong đó có 23 loài mọc đơn thân, 6 loài mọc bụi
- Tổng số cây là 457 cây trồng riêng lẻ trong đó có 371 cây đơn thân và 86 cây bụi,có 2956,06 m2 cây bụi được trồng theo cụm
- Tình hình sinh trưởng và phát triển của cây đa số là tốt Kết quả điều tra được 243 cây loại tốt, 174 cây loại trung bình và 40 cây loại xấu Hầu hết cây đều sinh trưởng và phát triển bình thường Lượng cây bị chết, cháy lá là rất ít chỉ chiếm 0,87% tổng số cây, nguyên nhân là do bị sâu đục thân, bọ ăn lá non
- Công tác chăm sóc và bảo dưỡng được thực hiện một cách thích hợp và thường xuyên Tuy nhiên chưa có một qui trình chăm sóc và bảo dưỡng riêng cho từng cấp tuổi, từng loài cây, những loài cây ở các cấp tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc khác nhau
Trang 5MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng vii
Danh sách biểu đồ viii
Danh sách các hình ix
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Giới hạn đề tài 3
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Giới thiệu về Thảo Cầm Viên Sài Gòn 4
2.1.1 Lịch sử hình thành 4
2.1.2 Vị trí địa lý 5
2.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết 6
2.1.3.1 Khí hậu 6
2.1.3.2 Nhiệt độ 6
2.1.3.3 Gió 7
2.1.3.4 Ánh sáng 7
2.1.3.5 Thủy văn 7
2.1.3.6 Đất đai 7
2.1.4 Nhiệm vụ của Thảo Cầm Viên 8
2.2 Giới thiệu họ Cau dừa 9
2.3 Vai trò của cây xanh 11
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu 11
2.3.2 Tác dụng trong kỹ thuật môi sinh 12
Trang 62.3.3 Bảo tồn và làm tăng tính đa dạng sinh học 12
2.3.4 Phân loại cây xanh 13
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Địa điểm thực hiện đề tài 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 14
3.3.2 Phương pháp phân loại và đánh giá phẩm chất cây xanh 16
3.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu 18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Các loài cây họ Cau dừa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn 19
4.2 Số lượng cây họ cau Dừa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn 22
4.3 Đánh giá tình hình sinh trưởng 23
4.3.1 Số cây chết 24
4.3.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn 24
4.3.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m 26
4.3.4 Phân bố số cây theo cấp đường kính tán 27
4.4 Phân loại phẩm chất cây 28
4.5 Những phương pháp chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh tại Thảo Cầm Viên 31
4.6 Phân tích SWOT hiện trạng cây họ Cau dừa 34
4.6.1 Điểm mạnh 34
4.6.2 Điểm yếu 34
4.6.3 Cơ hội 35
4.6.4 Thách thức 35
4.7 Một số kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh 36
4.7.1 Bứng cây 36
4.7.2 Đào hố 37
Trang 74.7.4 Chăm sóc và bảo vệ cây xanh 38
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1 Kết luận 43
5.2 Kiến nghị 44
Tài liệu tham khảo 47
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Quy ước cách cho điểm về chỉ tiêu Hvn đối với từng loài 16
Bảng 4.1 Danh lục thành phần loài cây họ Cau dừa tại Thảo Cầm Viên 19
Bảng 4.2 Số lượng cây mọc đơn thân 22
Bảng 4.3 Số cây trồng theo bụi 23
Bảng 4.4 Tổng diện tích cây trồng theo bụi 23
Bảng 4.5 Kết quả phân cấp số cây theo Hvn 25
Bảng 4.6 Kết quả phân cấp số cây theo D1,3 26
Bảng 4.7 Kết quả phân cấp số cây theo Dt 27
Bảng 4.8 Kết quả phân loại phẩm chất cây 29
Bảng 4.9 Định mức chăm sóc và bảo vệ cây xanh tại Thảo Cầm Viên 31
Trang 9DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
BIỂU TRANG
Biểu 4.1 Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn 23
Biểu 4.2 Phân bố số cây theo cấp đường kính 26
Biểu 4.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính tán 27
Biểu 4.4 Phân loại phẩm chất cây 30
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 4.1 Cây kè bạc 20
Hình 4.2 Cây cọ 20
Hình 4.3 Cây kè Nhật 21
Hình 4.4 Cây mật cật 21
Hình 4.5 Cây đủng đỉnh 21
Hình 4.6 Cây cau đỏ 21
Hình 4.7 Cây cau trắng 21
Hình 4.8 Cây cau bụng 21
Hình 4.9 Cây cau đuôi chồn 21
Hình 4.10 Cây cau phụng 21
Trang 11Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và
sự bùng nổ dân số nên nguồn tài nguyên rừng đang bị suy thoái nghiêm trọng, những loài động, thực vật trong tự nhiên đang dần mất đi Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 – 1995) Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành ao, đầm nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch Các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên gần như là thành lũy cuối cùng bảo vệ cho tương lai của các loài động, thực vật và nguồn gen cho thế hệ tương lai Một trong những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đặt được là thành lập 126 khu bảo tồn bao gồm nhiều các sinh cảnh quan trọng có ý nghĩa quốc tế Trong đó có Thảo cầm viên Sài Gòn đã và đang sưu tập nhiều loài động, thực vật trong nước cũng như ở các châu lục khác (Hiệp hội Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, 2008)
Hiện nay, Thảo Cầm Viên đã sưu tập được 590 cá thể thuộc 125 loài, thực vật có 2100 cây gỗ thuộc 360 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại
Trang 12bon sai và đang được bổ sung thêm Đến với Thảo cầm viên Sài Gòn là đến với thiên nhiên rộng mở, để thưởng thức bầu không khí trong lành với tiếng vượn hú, chim muông, cây tươi, hoa đẹp Thảo cầm viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu để bảo tồn sinh vật và môi trường Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo cầm viên là giáo dục công dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các loài có nguy
cơ bị tuyệt chủng tại Thảo cầm viên rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh về các loài động, thực vật đặc hữu hay các loài động, thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng
có một ý nghĩa rất lớn Vì qua đó Thảo cầm viên có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người Từ đó Thảo cầm viên trở thành một trường học sinh động giúp học sinh, sinh viên và mọi người tìm hiểu về thế giới thiên nhiên kỳ thú
Vì vậy để giữ vững và phát huy vai trò to lớn của Thảo cầm viên mà đặc biệt
là về mảng thực vật thì việc điều tra, đánh giá qua đó đề xuất các biện pháp cải tạo, bảo vệ cây xanh ở Thảo cầm viên là một việc làm mang tính thường xuyên và định
kỳ
Để đóng góp một phần nhỏ trong việc điều tra thống kê lại các loài thực vật
họ Cau dừa trong Thảo cầm viên, dưới sự hướng dẫn của cô Ts Trương Mai Hồng,
em thực hiện đề tài “Điều tra thành phần thực vật họ Cau dừa (Arecaceae) tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn”
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Thống kê thành phần loài, số lượng cây thuộc họ Cau dừa
- Đo đếm các chỉ tiêu điều tra của cây
- Đánh giá sinh trưởng và phân loại phẩm chất của cây
- Nhận xét, đánh giá và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao công
Trang 131.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian (5 tháng) cũng như kiến thức kinh nghiệm không cho phép nên
đề tài chỉ xem xét nghiên cứu trong giới hạn:
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: những loài thực vật trong họ Cau dừa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thành phần loài và số lượng loài đã trồng trực tiếp xuống đất Các chỉ tiêu như đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m, đường kính tán, chiều cao vút ngọn từ đó đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Phân tích ưu nhược điểm những cơ hội, thách thức để từ đó đưa ra những biện pháp chăm sóc, điều chỉnh thêm bớt số loài, số cây cho hợp lý
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về Thảo Cầm Viên Sài Gòn
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 23/3/1864, ông Louis Adolphe Germaim, một thú y sỹ của quân đội Pháp được giao nhiệm vụ mở mang 12 ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (cầu Thị Nghè bây giờ) để làm nơi nuôi thú và ươm cây
Ngày 28/8/1865 ông J.B Louis Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) được mời làm giám đốc và đến cuối năm đã
mở rộng được 20 ha với tên gọi là Vườn Bách Thảo Sài Gòn
Năm 1924, khuôn viên được mở thêm qua bên kia kênh Thị Nghè 13ha
Năm 1927 bắc cầu sang kênh Thị Nghè tạo kênh liên hoàn khá rộng lớn và cũng trong thời gian này, chính phủ Nhật cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng
Năm 1977 Thảo Cầm Viên thuộc công ty Công Viên Cây Xanh
Trang 15Năm 1982 Thảo Cầm Viên được tách ra là đơn vị độc lập do sở Giao Thông Công Chánh quản lý, được tu sửa và phát triển tới nay
Từ năm 1984 trở đi, xây dựng mới nhiều hạng mục, công trình như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa
và bê tông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975
từ 8.500 m2 lên đến năm 2000 là 25.000 m2 Nhờ mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán với nhiều vườn động thực vật và các tổ chức khoa học quốc tế, bộ sưu tập động thực vật của Thảo Cầm Viên ngày càng phong phú
Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Liên đoàn thế giới bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUNC), Hiệp hội giáo dục bảo tồn các vườn thú trên thế giới (IZEA)…
Ngoài ra Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc, đó là Đền vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh) dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
– Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ năm 1929
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 m xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tời 32 m như đồi Long Bình ở quận
Trang 169 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 m, nơi thấp nhất 0,5 m Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5 tới 10 m
Thảo Cầm Viên tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích rộng 17,5 ha, đây là một công viên lớn nhất thành phố, trưng bày bộ sưu tầm động vật và thực vật có chọn lọc ở trong nước và khu vực cũng như một số đại diện của các châu lục khác trong đó có nhiều loài quý hiếm
2.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết
2.1.3.1 Khí hậu
Thành phố nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12
và kết thúc vào tháng 4 năm sau
Theo số kượng đo đếm gần 100 năm của trạm Tân Sơn Nhất thì:
- Lượng mưa bình quân năm 1949 mm
- Lượng mưa năm cao nhất 2718 mm (năm 1908)
- Lượng mưa năm thấp nhất 1392 mm (1958)
- Số ngày mưa bình quân năm 159 ngày/năm
Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại
2.1.3.2 Nhiệt độ
Theo trạm khí tượng Tân Sơn Nhất thì toàn thành phố có nhiệt độ cao, ít thay đổi giữa các tháng trong năm
- Nhiệt độ bình quân năm 27oC
- Nhiệt độ cao tuyệt đối 40oC (năm 1912)
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC (năm 1937)
Trang 172.1.3.3 Gió
Địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
- Gió Tây – Tây Nam (gió mùa Tây Nam) từ ấn độ dương với tốc độ trung bình 3,6 m/s thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7 - 8 và gây ra mưa
- Gió Bắc – Đông Bắc từ biển đông với tốc độ trung bình 2,4 m/s thổi vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thổi mạnh nhất vào tháng 2 - 3 làm tăng lượng bốc hơi
Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, tốc độ trung bình 3,7 m/s Có thể nói thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão
2.1.3.4 Ánh sáng
Số giờ nắng bình quân năm vào khoảng 2.286 giờ Như vậy, mỗi ngày có khoảng 6,3 giờ nắng, nó tùy thuộc vào lượng mây, do đó trong tháng mùa mưa số giờ nắng giảm đi và tăng dần trong mùa khô
Lượng bốc hơi tương đối lớn: 1399 mm/năm, bình quân tháng trong mùa mưa là 2 – 3 mm/ngày và tháng mùa nắng là 5 - 6 mm/ngày
2.1.3.5 Thủy văn
Thành phố là nơi thủy họp của hai con sông lớn miền Đông Nam Bộ là sông Sài Gòn chảy giữa thành phố và sông Đồng Nai chảy ven ranh giới phía Đông, hai con sông này có nhiều kênh rạch làm thủy văn thành phố chịu ảnh hưởng của giao động bán nhật triều rõ rệt Về chất nước có thể chia làm 3 khu vực:
- Vùng nước ngọt độ mặn dưới 4‰ thuộc huyện Củ Chi
- Vùng nước lợ từ 5 xã Bình Mỹ - Thủ Đức, từ kênh An Hạ tới xã Bình Khánh huyện Cần Giờ
- Vùng nước mặn, độ mặn từ 18‰ trở lên ở các xã Cần Giờ
2.1.3.6 Đất đai
Thành phố có 6 nhóm lớn:
Trang 18- Nhóm đất phù sa nhiễm phèn: chủ yếu ở Bình Chánh, một số ở Hóc Môn,
- Nhóm cát ven biển ở Cần Giờ
- Nhóm các loại đất khác, phần lớn bạc màu, nghèo dinh dưỡng
(http://www.saigon24h.vn)
2.1.4 Nhiệm vụ của Thảo Cầm Viên
Trong không gian sống hiện đại, vai trò của cây xanh chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu được, ngoài tác dụng làm trong lành môi trường như thu thán khí cacbonic, nhả ra oxy, chắn bụi , chắn nắng, cây xanh còn có giá trị về thẩm mỹ, mang tính nghệ thuật cao, giúp cho con người giải tỏa được căng thẳng trong cuộc sống hiện đại…
Đến với Thảo Cầm Viên Sài Gòn là đến với thiên nhiên rộng mở, để thưởng thức bầu không khí trong lành với tiếng vượn hú, chim muông, cây tươi, hoa đẹp Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu để bảo tồn sinh vật và môi trường
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh, các loài động vật đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng có một ý nghĩa rất lớn Vì qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người
Trang 192.2 Giới thiệu về họ Cau dừa
Họ Cau dừa có tên khoa học là Arecaceae đồng nghĩa Palmae, là một họ
trong thực vật có hoa, thuộc về lớp thực vật một lá mầm và nằm trong bộ Cau
(Arecales) Gồm những cây thân cột không phân nhánh hoặc dây leo Lá đơn
thường rất lớn tập trung trên ngọn cây có bẹ lớn bọc lấy thân khi rụng để lại vết sẹo vòng quanh thân Phiến lá xẻ thùy lông chim hay chân vịt, ở các loài dây leo lá thường mọc rải rác Hoa tự gồm các bông mo phân nhánh tạo buồng Hoa đơn tính cùng hoặc khác gốc, lá bắc trên các nhánh hoa tự cũng phát triển tạo thành mo nhưng nhỏ hơn Mo thường không có màu sắc lòe loẹt Hoa mo có hai lớp bao hoa chưa phân hóa rõ, bao hoa thường mỏng và khô Hoa đực gồm có 6 nhị đực rời hoặc nhị chỉ hợp, hoa cái gồm 3 lá noãn rời hoặc liền nhau, thường chỉ có 1 lá noãn hữu thụ, mỗi ô chứa một noãn quả mập hay quả hạch, vỏ ngoài thường có nhiều xơ sợi, hoặc nhiều vảy xếp lợp bao bọc
Hiện nay, người ta biết khoảng 202 chi với khoảng 2600 loài, phần lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới Ở Việt Nam có trên 20 chi với khoảng 80 loài (Nguyễn Thượng Hiền, tháng 9/2005)
Loài điển hình trong họ này là cau, quả của nó được nhai với lá trầu không Một số được trồng để lấy quả như: dừa, chà là, thốt nốt… cây cọ dầu sản xuất ra loại dầu cọ là loại dầu dùng trong chế biến thực phẩm Một vài loài được trồng để lấy cây non làm rau Nhựa của một số loài đôi khi còn được lên men để sản xuất rượu vang Phần lớn các loài còn lại được trồng làm cảnh…
Theo APG II chia họ Cau thành 5 phân họ (sắp xếp theo trật tự phát sinh loài):
- Calamoideae beilschmied, đồng nghĩa Calamaceae perled, Lepidocaryaceae O F
Cook khoảng 21 chi, trong đó các chi đa dạng nhất là Calamus khoảng 400 loài,
daemonorops khoảng 115 loài Sinh sống tại khu vực nhiệt đới, đặc biệt từ Sri Lanka tới tây Samoa và Fiji
- Nypoideae griffith, đồng nghĩa Nypaceae Le Maout & Decaisne gồm 1 chi,
1 loài (Nypa fruticans) Hiện đang sinh tồn tại khu vực Malesia (từ Bengal tới
Trang 20Queensland) Trong quá khứ, thấy có hóa thạch rải rác ở nhiều nơi trong khu vực nhiệt đới và ôn đới ở hai bán cầu
- Coryphoideae Burnett, đồng nghĩa Borassaceae Schultz-Schultzenstein khoảng
45 chi, trong đó chi Coccothrinax là đa dạng nhất khoảng 50 loài Phân bố khắp
trong vùng nhiệt đới, ít loài ở Nam Mỹ
- Ceroxyloideae drude, đồng nghĩa Phytelephacae Perleb, khoảng 8 chi và 42 loài
Chủ yếu tại Trung Mỹ, Nam Mỹ, cũng có ở Đông Bắc Australia, Madagasca,
Florida và khu vực quần đảo Antilles Phân họ này bao gồm cả Phytelephantoidae
(Dransfied và ctv.2005)
- Arecoideae Burnett, đồng nghĩa Acristaceae O F Cook, Ceroxylaceae O F
Cook, Chamaedoraceae O F Cook, Cocosaceae Schultz-Schultzenstein,
Geonomataceae O F Cook, khoảng 112 chi Trong đó đa dạng loài nhất là Bactris
khoảng 240 loài, Dypris khoảng 140 loài, Pinanga khoảng 130 loài, Chamaedorae khoảng 110 loài, Geonoma khoảng 75 loài, Desmoncus khoảng 65 loài, Areca khoảng 60 loài, Astrocaryum khoảng 50 loài Phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới,
phân họ đa dạng nhất tại Nam Mỹ
( http://vi.wikipedia.org/wiki/họ_cau)
2.3 Vai trò của cây xanh
Cây xanh đóng vai trò rất quan trọng đối với con người Cụ thể là:
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu
Quá trình phát triển của con người và sự phân giải tự nhiên của các sinh vật, nhất là tại các đô thị, quá trình ô nhiễm không khí tăng không ngừng Khói thải, khí thải từ các nhà máy, giao thông, khí thải, rác thải của con người ở mật độ cao, đã làm tăng các khí độc hại như: SOX, NOX, COX,… đã khiến cho trái đất nóng lên, gây thủng tầng ozon (CO2, NO, CFC,…)
Ô nhiễm không khí có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người như: ung thư
da, hen suyễn,… Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn gây hại tới các loài động vật, cây cối và các vật chất khác
Trang 21Nhờ lá và thân cây, cây xanh có khả năng làm chậm quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và không khí Nó còn làm tăng lượng lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới tán cây và bên ngoài, tạo ra các nguồn gió mát mẻ Qua quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ CO2 và cung cấp O2 trong lành vào bầu khí quyển, giúp ngăn chặn và lọc những tia bức xạ mặt trời gây hại, giúp giảm hiệu ứng nhà kính cho con người và môi trường
6 CO2 + 6 H2O -→ C6H12O6 + 6 O2
Tán cây còn có tác dụng che mát, làm giảm bức xạ mặt trời chỉ còn 5 – 40% Nhất là che chắn bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường bê tông Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí nhờ vào sự trao đổi khí mát dưới tán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ vào các hàng cây trồng ven đường Tạo không khí trong lành cho con người, giúp con người thư giãn, nghỉ ngơi sau những thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi
Cây xanh giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất Ở những nơi có nhiều cây xanh, độ ẩm thường cao hơn bên ngoài 7 – 12 %, đôi khi lên đến 20% và tăng dần từ trên cao xuống dưới
Độ chênh lệch độ ẩm tương đối giữa sàn rừng, lớp không khí sát mặt đất, và trên tán cây biến động từ 5 – 6%
2.3.2 Tác dụng trong kỹ thuật môi sinh
Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất: mùa rụng lá, xác lá và các cành nhánh nhỏ rơi xuống đất sẽ được phân hủy thành chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho đất và cho cây Ngoài ra, lá cây rụng còn có tác dụng ngăn cản sự rửa trôi đất Bằng cách dùng hệ rễ hút đất, hấp thu tích tụ các chất hữu cơ
Hạn chế tiếng ồn: tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp với những tần số và chu kỳ khác nhau Chính điều này đã tạo ra đặc điểm cho đô thị, nhất là các đô thị đông dân, có nhiều khu công nghiệp, nhiều phương tiện giao thông,… Bất kỳ tiếng
ồn nào cũng gây hại đến sức khỏe con người như: chóng mặt, mệt mỏi, điếc,…
Trang 22Vd: Tiếng ồn 90 dB, nếu làm việc quá 4 giờ/ngày con người sẽ bị điếc Tiếng ồn dao động từ 75 – 83 dB khiến cho người nghe bị đau đầu, ức chế thần kinh
Cây xanh có khả năng hấp thu làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó Theo nhiều nghhiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng làm giảm tiếng ồn khoảng 30% Đường phố có cây sẽ giảm tiếng ồn so với đường phố không có cây 50 – 60 lần
Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của cây xanh còn phụ thuộc vào mật độ, loài cây, cách bố trí, và diện tích trồng cây
Vd: Cây lá mọng nước có tác dụng giảm thiểu tiếng ồn tốt hơn cây có lá mỏng Cây có vỏ cây dày hấp thụ tiếng ồn tốt hơn
Với việc quang hợp, cây xanh không chỉ dừng lại ở việc cung cấp oxy mà còn có tác dụng hấp thụ khói bụi ô nhiễm, độc hại trả lại không khí trong lành vốn
có ban đầu của nó cho con người
Cây xanh được trồng ở các vòng xoay, lề đường, tiểu đảo có thể làm giảm sức gió và giúp chúng ta có cảm giác thích thú và lưu thông đúng phần đường quy định
2.3.3 Bảo tồn và làm tăng tính đa dạng sinh học
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu không khí mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để thưởng thức, nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền đất nước và của thế giới Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên
Ví dụ riêng cây xanh đường phố thuộc khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 49 họ thực vật, cây xanh công viên có tới 73 họ Riêng Thảo Cầm Viên có thành phần cây của 360 loài thuộc 64 họ, Tao Đàn là 32 họ (tài liệu kiểm
kê của Công ty công viên cây xanh Tp HCM, 1996)
Những khu trồng hoa kiểng, bonsai như Gò Vấp, khu du lịch Đầm Sen, vào các dịp hội hoa xuân thể hiện rõ nét sự đa dạng của hệ thực vật trong thành phố
Trang 23Điều đó làm tăng giá trị khoa học của cả hệ thống rừng và cây xanh trong đô thị (Trương Mai Hồng, 2007)
2.3.4 Phân loại cây xanh
Dựa trên những đặc điểm khác nhau như về giá trị sử dụng, hình dáng thực vật… người ta xác lập những cơ sở phân loại khác nhau phụ thuộc cơ sở và mục đích phân loại để chọn một hay phối hợp một số cách để phân chia phù hợp
Theo tài liệu của Trương Mai Hồng (2007) có một số cách phân loại cây xanh trong đô thị như sau:
- Phân loại cây xanh theo nguồn gốc
- Phân loại cây xanh theo thành phần thực vật
- Phân loại cây theo mục đích sử dụng
- Phân loại cây theo độ cao
- Phân loại cây theo hình khối tán cây
- Phân loại theo lá cây
- Phân loại theo sắc hoa
- Phân chia cây xanh theo chủ thể quản lý
Theo chức năng người ta phân thành 3 nhóm chính sau:
- Nhóm 1: cây xanh sử dụng công cộng gồm công viên, vườn hoa, vườn dạo
- Nhóm 2: cây xanh sử dụng hạn chế gồm cây xanh trong các khu chức năng
đô thị như khu dân cư, khu công nghiệp, kho tàng, hành chánh, trường học, y tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ…
- Nhóm 3: cây xanh chuyên môn gồm cây xanh cách ly, rừng phòng hộ, khu cây xanh nghiên cứu thực vật học, vườn ươm…
Trong đó, cây xanh trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn thuộc nhóm cây xanh chức năng sử dụng công cộng được trồng nhằm mục đích cho các nhu cầu chung của xã hội, những phạm vi thuộc quản lý của các cơ quan quản lý cây xanh và công viên
Trang 24Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện từ 2/2011 đến 7/2011
Đối tượng điều tra: các loài cây thuộc họ Cau dừa có trong Thảo Cầm Viên
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài giải quyết các nội dung chính sau:
- Điều tra thành phần loài thuộc họ Cau dừa, số lượng cây và diện tích đối với những loài trồng theo cụm (S)
- Điều tra và đánh giá sinh trưởng của cây qua các chỉ tiêu:
- Nhận xét và đánh giá chung về hiện trạng cây họ Cau dừa tại khu vực
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Trang 25- Phương pháp đo đếm thu thập số liệu về các chỉ tiêu thân cây (theo tài liệu của Giang Văn Thắng, 2002)
+ Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m: dùng thước dây 2 m và một thước cây
1, 3 m Đặt thước cây song song với trục dọc của thân cây để xác định vị trí 1,3 m, sau đó dùng thước dây vòng quanh thân tại vị trí này được chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m Sau đó suy ra đường kính bằng công thức
Vừa di chuyển vừa tiến hành căng dây và giữ cho dây song song với mặt đất
để đo khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn Sau khi chọn được vị trí ngắm bắn và đo được khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn bắt đầu thao tác trên máy để đo
Mở máy và chỉnh khoảng cách từ vị trí ngắm bắn đến thân cây vào máy (đơn
vị đo là mét) Nhắm vào “hồng tâm” của mia, bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng “bíp” và xuất hiện chấm đỏ nhấp nháy rồi thả ra được L1 Lia máy lên cao sao cho chấm đỏ trùng với đỉnh sinh trưởng, bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng bíp rồi thả ra được L2
Khi đó Hvn = L2 - L1 + 1,3 (m)
+ Diện tích những cây trồng theo cụm: dùng thước dây 25 m để đo theo các cạnh của từng cụm từ đó suy ra diện tích tùy vào hình dạng của từng cụm
Trang 263.3.2 Phương pháp phân loại và đánh giá phẩm chất cây xanh
Kết quả đánh giá về sinh trưởng và phát triển của cây xanh dựa vào các chỉ tiêu sinh trưởng: thân, tán, chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực, đường kính tán Thông qua phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu và định mức tổng điểm các chỉ tiêu trên để đánh giá được cây sinh trưởng là tốt, trung bình hay xấu
Việc đánh giá phẩm chất cây dựa vào các chỉ tiêu như sau:
* Chỉ tiêu thân cây
+ Cây đạt thân loại A: 3 điểm, là cây đạt được từ 65% tổng các chỉ tiêu sau thân thẳng, không bị sâu bệnh, không bị nghiêng hoặc đổ ngã
+ Cây đạt thân loại B: 2 điểm, là cây đạt được 45 đến 65% tổng các chỉ tiêu của thân A hoặc khi cây bị nghiêng
+ Cây đạt thân loại C: 1 điểm, khi cây bị đổ hoặc đạt bé hơn 45% tổng các chỉ tiêu của thân A
* Chỉ tiêu chiều cao cây
Các cây trong cùng một loài được trồng cùng một thời điểm nên cách cho điểm được dựa vào việc quan sát kết hợp với đặc điểm sinh trưởng của từng loài
Những loài có chiều cao vút ngọn trên 4 m được qui ước cách cho điểm như sau
Bảng 3.1 Quy ước cách cho điểm cho từng loài
Cau đuôi chồn Hvn < 6 m 6 m ≤ Hvn < 8 m Hvn ≥ 8 m
Trang 27Cau bụng Hvn < 9 m 9 m ≤ Hvn < 11 m Hvn ≥ 11 m Cau trắng Hvn < 4 m 4 m ≤ Hvn < 5 m Hvn ≥ 5 m Cau tua Hvn < 8 m 8 m ≤ Hvn < 9 m Hvn ≥ 9 m Cau phụng Hvn < 8 m 8 m ≤ Hvn < 10 m Hvn ≥ 10 m Cau tam giác Hvn < 4 m 4 m ≤ Hvn < 5 m Hvn ≥ 5 m Dừa dầu Hvn < 8 m 8 m ≤ Hvn < 9 m Hvn ≥ 9 m Thốt nốt Hvn < 9 m 9 m ≤ Hvn < 11 m Hvn ≥ 11 m Chà là Hvn < 5 m 5 m ≤ Hvn < 6 m Hvn ≥ 6 m
Lá buông lùn Hvn < 5 m 5 m≤ Hvn < 6 m Hvn ≥ 6 m
Cọ Hvn < 3 m 3 m ≤ Hvn < 5 m Hvn > 5 m
Trang 283.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
- Kế thừa bảng báo cáo kiểm kê cây xanh trong Thảo cầm viên tháng 7/2008, các tài liệu liên quan kết hợp truy cập Internet để định danh tên loài, tên khoa học
và những loài nằm trong danh lục sách đỏ
- Tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel được số lượng loài, số lượng cây theo từng loài, tổng diện tích đối với những loài trồng theo cụm Các chỉ tiêu đo đếm: D1,3, Hvn, Dt, phân cấp cây theo các chỉ tiêu trên
- Bảng phân loại về phẩm chất cây thông qua số điểm tổng hợp được từ các chỉ tiêu cây
- Bảng định mức chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh tại khu vực nghiên cứu
- Phân tích SWOT về hiện trạng cây
Trang 29Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các loài cây thuộc họ cau dừa tại khu vực nghiên cứu:
Số loài cây thuộc họ cau dừa tại Thảo cầm viên điều tra được thống kê trong bảng 4.1 như sau
Bảng 4.1 Danh lục thành phần loài cây họ Cau dừa tại Thảo cầm viên
1 Cau đuôi chồn Normanbya normanbyi
2 Cau trầu Areca catechu L
3 Cau bụng Roystonia regia O F Cook
4 Cau trắng Veitchia merrilii Wendl
5 Dừa dầu Elaeis guineensis Jacq
6 Cau tua Dypsis pinnatifrons Mart
7 Thốt nốt Borassus flabellifer L
8 Cau phụng Chrysalidocarpus madagascariensis Wendl
9 Đủng đỉnh lá lớn Caryota mitis
10 Đủng đỉnh Caryota mitis Lour
12 Dừa xiêm Cocos nucifera L
13 Dừa xụ lá Attalea macrocarpa Linden
14 Chà là Phoenix loureiei Kunth
15 Kè nam gai Livistona saribus Merr ex Chev
16 Kè quạt Thrinax parviflora Swartz
Trang 3017 Kè chỉ Washingtinia filifera Wendl
18 Cọ Tracycarpus excelsus H.Wendl
21 Cau champagne Hyophorbe lagenicaulis
22 Cau tam giác Dypsis decaryi
23 Lá buông lùn Corypha lecomtei Becc
24 Chà là cảnh Phoenix roebelenii
26 Cau vàng Chrysalidocarpus lutescens Wendl
27 Cau đỏ Cyrtostachys lakka Becc
28 Cau trúc Chamaedorea elegans (Mart.) Liebm ex
Oersted
29 Mật cật gai Licuala spinosa
30 Dừa cảnh SP
Thành phần thực vật thuộc họ Cau dừa trong Thảo cầm viên khá phong phú
và đa dạng Kết quả điều tra đã thống kê được 30 loài chiếm tới hơn 8 % tổng số loài cây ở đây (360 loài) và phân bố ở nhiều chi khác nhau, tuy nhiên không có loài nào nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam và thế giới Những loài này đa số có nguồn gốc xuất sứ từ nước ngoài
Hình ảnh một số loài điển hình tại khu vực nghiên cứu
Trang 324.2 Số lượng cây họ Cau dừa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Kết quả điều tra số lượng cây trong họ Cau dừa được thống kê trong bảng 4.2 như sau
Bảng 4.2 Bảng số lượng cây mọc đơn thân
(cây)
% Tổng cây (%)
1 Cau bụng Roystonia regia O F Cook 75 16,41
3 Cau phụng Chrysalidocarpus
madagascariensis 45 9,85
Trang 3321 Đủng đỉnh lá lớn Caryota mitis 1 0,22
Bảng 4.3 Bảng số lượng cây trồng theo bụi
Số lượng (bụi)
% Tổng cây
Bảng 4.4 Bảng tổng diện tích cây trồng theo cụm
Diện tích (m2)
% Tổng diện tích khu vực
3 Cau trúc Chamaedorea elegans
Số lượng cây trong họ Cau dừa tại Thảo Cầm Viên được trồng khá nhiều, kết quả điều tra được 457 cây chiếm tới 16,36% tổng số cây trong khu vực chưa tính những cây được trồng thành cụm diện tích nhỏ Trong đó có 24 loài mọc đơn thân với 371 cây chiếm 80% tổng loài và 81,18% tổng số cây trong loài, 6 loài mọc theo bụi Loài mọc theo bụi được trồng thành 2 dạng, dạng từng bụi riêng biệt và dạng theo cụm Dạng từng bụi riêng biệt gồm đủng đỉnh, cau vàng và cau đỏ có 86 bụi chiếm 18,82% tổng số cây Dạng bụi trồng theo cụm có mật cật gai, dừa cảnh, cau
Trang 34trúc được trồng thành từng cụm nhỏ với nhiều diện tích khác nhau có tổng diện tích
là 2956,06 m2 chiếm 1,69% diện tích tổng khu vực
Số lượng cây được trồng ở mỗi loài là không đều, có những loài được trồng rất nhiều như cau bụng 75 cây, kè Nhật 51 cây, cau phụng 45 cây, cau trầu 37 cây, cau trắng 33 cây, dừa dầu 24 cây và kè bạc 23 cây Ngược lại, một số loài được trồng rất ít chỉ có duy nhất một cây như cây cau tam giác, đủng đỉnh lá lớn, lá buông cao, dừa xụ lá, kè chỉ Những loài dạng bụi thấp thì được trồng rất nhiều nhằm mục đích phủ xanh những khoảng trống nên chưa kiểm soát được số lượng chính xác vì chúng thường xuyên được trồng thêm hoặc thay thế bằng những loài cây khác, đặc biệt là những cây được trồng trong chậu thì thường xuyên có sự thay đổi về số lượng chậu và vị trí đặt chậu
Có sự chênh lệch về số lượng cây trong mỗi loài là do đa số những cây được trồng nhiều là cây bản địa thích hợp với điều kiện tự nhiên khu vực, cây dễ sống, ít
bị sâu bệnh và dáng đẹp còn những loài cây được trồng ít đa số là cây nhập nội khó khăn trong chi phí mua, vận chuyển và đặc biệt là khả năng thích nghi khí hậu của cây Những loài cây này cần được trồng bổ sung thêm để đảm bảo ổn định đa dạng
về loài và thay thế những cây yếu, kém phát triển
4.3 Đánh giá tình hình sinh trưởng
4.3.1 Số cây chết
Số cây chết, cháy ngọn ở thời điểm điều tra là rất ít chỉ có 4 cây chiếm 0,87% tổng số cây trong loài Những cây chết là cây cau bụng, dừa dầu, nguyên nhân chết là
do bị sâu đục thân hoặc thúi ngọn Những cây bị sâu bệnh cũng rất ít, hầu hết là cây
bị tróc vỏ từng mảng tập trung chủ yếu ở cây cau bụng và cây dừa dầu, một số ít ở cây cau trầu, kè Những cây kém phát triển, cây chết chưa được tác động những biện pháp kịp thời như làm rào chắn, trồng lại Đặc biệt những cây được trồng trong chuồng thú phát triển kém vì chịu sự tác động thường xuyên của thú mà ít có sự quan tâm chăm sóc
4.3.2 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn