1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỰC VẬT 3 PHÂN KHU: KHU TRƯNG BÀY CÂY CẢNH, KHU THỰC VẬT Á NHIỆT ĐỚI VÀ VƯỜN CÂY THUỐC TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

72 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài: “Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật 3 phân khu: khu trưng bày cây cảnh, khu thực vật á nhiệt đới và vườn cây thuốc tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn “ được tiến hành tại Thảo C

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*************

NGUYỄN HUY VŨ

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỰC VẬT 3 PHÂN KHU: KHU TRƯNG BÀY CÂY CẢNH, KHU THỰC VẬT Á NHIỆT ĐỚI VÀ VƯỜN CÂY THUỐC

TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*************

NGUYỄN HUY VŨ

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THỰC VẬT 3 PHÂN KHU: KHU TRƯNG BÀY CÂY CẢNH, KHU THỰC VẬT Á NHIỆT ĐỚI VÀ VƯỜN CÂY THUỐC

TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi đã được truyền đạt và trang bị nhiều kiến thức bởi các thầy, các cô và các bạn trong Bộ môn Lâm Nghiệp, cũng như các thầy cô trong trường, qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô trong khoa

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô Trương Mai Hồng, giảng viên khoa Lâm Nghiệp đã hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nhiệp

Ban lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn tốt nhiệp

Các bạn trong nhóm đã giúp đỡ và bên cạnh tôi trong thời gian hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin gữi lời cám ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nhiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, tháng 6 năm 2012

Sinh viên Nguyễn Huy Vũ

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật 3 phân khu: khu trưng bày cây

cảnh, khu thực vật á nhiệt đới và vườn cây thuốc tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn “

được tiến hành tại Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012

Đề tài thực hiện các mục tiêu:

Đánh giá hiện trạng cây xanh trong Thảo Cầm Viên Sài gòn

Xây dựng bản đồ hiện trạng cây xanh

Xây dựng bản đồ quy hoạch theo phân khu

Xác lập danh mục các loài cây bổ sung

Đề tài đã sử dụng: danh mục thực vật (năm 2008) và bản đồ hiện trạng (năm 2009) kết hợp với điều tra hiện trạng để xây dựng bản đồ quy hoạch mới

Kết quả đã thu được:

Đã định vị được: 2672 cây trên bản đồ hiện trạng (gồm cây có mã số và cây chưa có mã số) thuộc 59 họ với 307 loài

Xây dựng bản đồ quy hoạch cho 3 phân khu: khu trưng bày cây cảnh (I), khu thực vật á nhiệt đới (II), và vườn cây thuốc (VI)

Khu (I) có diện tích :22435,4 m2 với 57 loài

Khu (II) có diện tích :59727,0 m2 với 141 loài

Khu (VI) có diện tích :1602,6 m2 để trưng bày các loài cây thuốc

Bổ sung được 5 loài cây mới phù hợp với phân khu đã quy hoạch như: vương tùng,

pơ mu, tùng sa, thiên tuế xiêm, mô ca

Bản đồ quy hoạch này sẽ làm cơ sở để Thảo Cầm Viên dể dàng quản lí và trồng bổ sung hay thay thế các loài cây mới theo đúng phân khu đã quy hoạch

Trang 5

The study: “Building map for planning plants at 3 sub plots: tropical forest zone, nursery zone, semi-arid plant zone and orchids at Saigon botanical garden” was conducted from Feb, 2012 to June, 2012

The study’s objectives are below:

- Testing and evaluating trees’ status at Saigon botanical garden

- Establishing the plant status’ map at Saigon botanical garden

- Mapping planning plant with sub plots

- Indentifying additional tree species

The study used status map from the year of 2009, tree lists (2008) along with investigating in order to build up the new planning map

The results are below:

- Located 2972 trees on the map (include code trees and un-code tree) from

59 families and 307 species

- Successful built up the map for 3 sub plots: plants exhibit zone (I), subtropical vegetation zones (II), and medicinal plant garden (VI)

- The area of 1rd zone is 22435,4 m2 with 57 species; 59727 m2 is the area

of 2sd zone with 141 species; 6th zone has 1602,6 m2 in area (make up 2.57%) with 42 species

- The study added 5 new suitable species appropriating with planed sub plots

- The planning map is a tool for Saigon botanical garden for easy management and adding new trees that fix into designed zone

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích – ý nghĩa đề tài 2

1.3 Mục tiêu 2

1.4 Giới hạn 3

Chương 2TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 4

2.1.1 Vị trí 4

2.1.2 Xã hội 4

2.1.3 Khí hậu 4

2.2 Giới thiệu sơ lược về Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh 5

2.2.1 Vị trí địa lý 5

2.2.2 Giới thiệu sơ lược về Thảo cầm viên 6

2.2 Lịch sử hình thành Thảo Cầm Viên 8

2.3 Đất đai 10

2.4 Chức năng và nhiệm vụ của thảo cầm viên 11

2.5 Cơ sở xây dựng bản đồ quy hoạch cho Thảo Cầm Viên 11

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Nội dung nghiên cứu 13

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13

Trang 7

3.3 Đối tượng nghiên cứu 13

3.4 Phương tiện, điều kiện nghiên cứu 14

3.5 Phương pháp nghiên cứu 14

3.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp 14

3.5.2 Ngoại nghiệp 15

3.5.3 Nội nghiệp 20

3.5.4 Phương tiện xử lý số liệu và vẽ bản đồ 22

Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Đánh giá và phân tích hiện trạng 23

4.2 Xây dựng bản đồ hiện trạng của Thảo Cầm Viên 25

4.2.1 Phân tích hiện trạng hệ thống cây xanh trong TCV 25

4.2.2 Hiện trạng chuồng thú 28

4.2.3 Hiện trạng bồn hoa kiểng 31

4.2.4 Hiện trạng công trình 32

4.2.5 Hiện trạng nền đường 33

4.2.6 Hiện trạng mặt nước 34

4.2.7 Hiện trạng sân bãi 35

4.3 Phân tích ưu nhược điểm và cơ hội phát triển hệ thống thực vật 37

4.4 Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật theo từng phân khu 38

4.4.1 Các phân khu theo quy hoạch 40

4.4.2 Khu trưng bày cây cảnh 42

4.4.3 Khu thực vật á nhiệt đới 46

4.4.4 Vườn cây thuốc 49

4.5 Danh mục những loài cây đề xuất trồng bổ sung 52

Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1 Kết luận 54

5.2 Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCV Thảo Cầm Viên

NTMK Nguyễn Thị Minh Khai

GPS Geographic Position Systems

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Một số loài cây chiếm ≥ 1% trên tổng số cây điều tra 25

Bảng 4.2 Những chuồng thú trong TCV 29

Bảng 4.3 Diện tích phân bố sử dụng đất thực vật và các công trình tại Thảo Cầm Viên 38

Bảng 4.4 Các phân khu trong bản đồ quy hoạch 40

Bảng 4.5 Danh mục các loài cây nằm trong sách đỏ 41

Bảng 4.6 Diện tích các công trình và đất thực vật của khu trưng bày cây cảnh 43

Bảng 4.7 Diện tích các công trình và đất thực vật của khu thực vật á nhiệt đới 46

Bảng 4.8 Tên chuồng thú tại khu trưng thực vật á nhiệt đới 47

Bảng 4.9 Diện tích các công trình và đất thực vật của khu vườn cây thuốc 50

Bảng 4.10 Danh mục những loài cây trồng bổ sung 52

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh 5

Hình 2.2 Tượng ông Louis Adolphe Germain 6

Hình 2.3 Biển kỷ niệm năm khánh thành Vườn bách thảo Sài Gòn bằng tiếng Latinh 3%AAn_S%C3%A0i_G%C3%B2n) 7

Hình 2.4 Cổng Lê Duẩn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn 8

Hình 3.1 Bản vẽ hiện trạng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn lấy từ website saigonzoo.net 15

Hình 3.2 Máy định vị GPS 16

Hình 3.3 Các ô điều tra trên bản đồ 16

Hình 3.4 Thước dây 16

Hình 3.5 Máy đo cao Vertex VI 17

Hình 3.6 La bàn 17

Hình 3.7 Đo chiều cao cây tại hiện trường bằng máy đo cao Vertex (Trương Mai Hồng, 2012) 19

Hình 3.8 Đo đường kính tán cây (Trương Mai Hồng, 2012) 20

Bản đồ 4.1 Hiện trạng thực vật trong Thảo Cầm Viên trên mapinfo 24

Bản đồ 4.2 Các cổng và đường giáp ranh của TCV trên mapinfo 26

Bản đồ 4.3 Các khu và đường giáp ranh trong TCV trên mapinfo 27

Bản đồ 4.4 Hiện trạng chuồng thú trên mapinfo 29

Bản đồ 4.5 Phân bố các chuồng thú trong TCV 31

Bản đồ 4.6 Hiện trạng bồn hoa kiểng trên mapinfo 32

Bản đồ 4.7 Hiện trạng công trình trên mapinfo 33

Bản đồ 4.8 Hiện trạng nền đường trên mapinfo 34

Bản đồ 4.9 Hiện trạng mặt nước trên mapinfo 35

Bản đồ 4.10 Hiện trạng sân bãi trên mapinfo 36

Bản đồ 4.11 Bản đồ quy hoạch thực vật 3 phân khu: khu trưng bày cây cảnh, khu thực vật á nhiệt đới và vườn cây thuốc trên mapinfo 40

Trang 11

Bản đồ 4.12 Khu trưng bày cây cảnh 42

Hình 4.13 Những loài cây chiếm số lượng ≥ 1% trong khu trưng bày cây cảnh 43

Hình 4.16 Suối mơ 44

Hình 4.15 Cây Sứ 44

Hình 4.14 Cây Sọ khỉ 44

Hình 4.17 Một góc của khu trưng bày cây cảnh 45

Hình 4.18 Cây khế cảnh 45

Hình 4.19 Cây me cảnh 45

Bản đồ 4.20 Khu thực vật á nhiệt đới 46

Hình 4.21 Những loài cây chiếm số lượng ≥1% trong khu thực vật á nhiệt đới 47

Hình 4.22 Hàng cau 48

Hình 4.23 Đảo khỉ 48

Hình 4.24 Khu vui chơi 48

Hình 4.25 Sân khấu 48

Hình 4.26 Khu thú móng guốc 48

Hình 4.27 Chuồng báo lửa 48

Bản đồ 4.28 Vườn cây thuốc 49

Hình 4.29 Tỉ lệ phần trăm một số cây trong Vườn cây thuốc 50

Hình 4.30 Vườn cây thuốc 51

Trang 12

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam và giữ vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế nước nhà Nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á Trong các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, giải trí, thể thao thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vài trò chủ đạo Thực tế thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với mặt trái của một đô thị lớn có dân số tập trung đông và quy hoạch của thành còn nhiều bất cập so với thực tế Trong thành phố thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm Đặc biệt, môi trường thành phố đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng, công nghiệp sản xuất, rác thải, tiếng ồn

Trang 13

Thảo Cầm Viên là lá phổi xanh và là một trong những nơi tập trung nhiều loài động thực vật ở thành phố Hồ Chí Minh Thảo Cầm Viên được xây dựng và hoàn thành vào năm 1865, do một chuyên viên nghiên cứu thực vật người Pháp tên J.P Louis Pierre, trong đây được trồng nhiều loại cây quý hiếm được nhập khẩu từ Lào, Thái Lan, Ấn Độ… chính vì thế mà Thảo Cầm Viên là nơi bảo tồn động thực vật đứng hàng thứ 8 trên thế giới Hiện nay, Thảo Cầm Viên còn có nhiều vấn đề để quan tâm như có nhiều loài cây trồng không đúng điều kiện tự nhiên, không phù hợp với đặc điểm sinh thái nên ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của chúng

Từ năm 2003 đến nay, tuy đã có nhiều sự thay đổi về phương cách quản lí điều hành chăm sóc động thực vật, nhưng sự thay đổi trên chưa đáp ứng yêu cầu của Thảo Cầm Viên Với những lí do trên và được sự phê duyệt của Ban Giám đốc

Thảo Cầm Viên chúng tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật

khu trưng bày cây cảnh,khu thực vật á nhiệt đới và vườn cây thuốc tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn ”

1.2 Mục đích – ý nghĩa đề tài

Quy hoạch lại hệ thống cây xanh theo các phân khu nhằm hổ trợ cho công tác quản lý, nghiên cứu và tham quan các mô hình thực vật tại Thảo Cầm Viên Đồng thời xác định phân khu thực vật theo chức năng để thuận lợi cho công tác bảo

Trang 14

1.4 Giới hạn

- Thời gian: thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012

- Không gian: tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Nội dung: đề tài thực hiện quy hoạch diện tích cho 3 phân khu của Thảo Cầm Viên Không thực hiện quy hoạch toàn bộ Thảo Cầm Viên

Gồm:

Khu trưng bày cây cảnh

Khu thực vật á nhiệt đới

Vườn cây thuốc

Trong đó hệ thống các cây xanh được định vị trí trên bản đồ quy hoạch, diện tích các mảng khác: chuồng thú, công trình….sử dụng dữ liệu bản đồ tỉ lệ 1/200 năm 2009 của Thảo Cầm Viên

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh

Tất cả các thông tin trong phần này được lấy từ website

http://www.vpub.hochiminhcity.gov.vn/GioiThieuTpHCM/tabid/147/Default.aspx

2.1.1 Vị trí

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10 o 38’ vĩ

độ Bắc và 1060 22' – 106054' kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây

Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn

2.1.2 Xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân

số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam

có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%

2.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55 0C

Trang 16

2.2 Giới thiệu sơ lược về Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: http://www.xembando.vn/1503/Thao_Cam_Vien_Sai_Gon.aspx)

Trang 17

2.2.2 Giới thiệu sơ lược về Thảo cầm viên

Nguồn: http://www.saigonzoo.net/news/detail/1/Gioi-thieu-Thao-Cam-Vien.htm

Vốn là một vùng đất hoang ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (cầu Thị Nghè bây giờ) Ông Louis Adolphe Germain, một thú y sỹ của quân đội pháp được giao nhiệm vụ mở mang khu vực Ông đã lập hàng loạt thiết kế quy hoạch cần thiết cho một vườn thú tương lai

Hình 2.2 Tượng ông Louis Adolphe Germain

Công trình hoàn thành vào tháng 3 năm 1865 Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch Sử thiên nhiên Paris

Cuối năm 1865, vườn Bách Thảo được mở rộng thành 20 ha Là một nhà khoa học, ông đã giữ lại nhiều cây rừng tự nhiên, đồng thời du nhập một số loài cây

Trang 18

đại mộc từ các lục địa khác và trồng thành công một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á, để từ đây cho ra những vườn cây ăn trái sung túc khắp miền nam Ông làm giám đốc trong 12 năm và để lại cho chúng ta một di sản quý giá: bộ sưu tập hơn 100000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại bảo tàng thực vật thuộc viện Sinh Học Nhiệt Đới thành phố Hố Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, vườn cây trong công viên Tao Đàn

Hình 2.3 Biển kỷ niệm năm khánh thành Vườn bách thảo Sài Gòn bằng tiếng

Latinh

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_C%E1%BA%A7m_Vi%C

3%AAn_S%C3%A0i_G%C3%B2n)

Theo thời gian, cơ sở vật chất của vườn Bách Thảo được chỉnh trang, tôn tạo,

mở rộng sang bên kia cẩu Thị Nghè thêm diện tích 13 ha và năm 1927 một chiếc cầu đúc đã mối liền hai khu của Vườn Bách Thảo Năm 1956, Vườn Bách Thảo (Sở

Trang 19

Thú) chính thức mang tên Thảo Cầm Viên Sài Gòn Quan hệ trao đổi mua bán thú với nhiều nước được mở rộng, làm tăng ảnh hưởng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn trên thế giới

Hình 2.4 Cổng Lê Duẩn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ông Louis Adoiph German, một bác sĩ thuộc đội quân viễn chinh Pháp, được giao nhiệm vụ khẩn hoang mảnh đất này Chính ông đã vạch những con đường đi đầu tiên, xây dựng các chuồng đầu tiên, sắp đặt các vườn ươm cây và ra thông báo yêu cầu công chúng gửi đến vườn Bách Thảo các loài động vật Ngày 28 tháng 3

Trang 20

năm 1865, ông Louis Pierre (1883 – 1905), một nhà thực vật học người Pháp, từ vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) đến nhận chức giám đốc vườn thực vật Ông Louis Pierre đã phát triển vườn Bách Thảo nhanh chóng một cách kỳ lạ và rời chức

vụ về Pháp vào năm 1877.Đến năm 1924, vườn Bách Thảo được mở rộng qua bên kia kênh Thị Nghè thêm 12 ha, năm 1927 chiếc cầu đúc bắc qua sông nối liền hai khu của vườn Bách Thảo được hình thành.Trong những năm 1924 - 1927, dưới chính quyền thực dân, Sở Thú được chỉnh trang tôn tạo, đáng chú ý là việc xây dựng các chuồng thú có qui mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng cọp v.v , trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên Sở Thú

Năm 1956, chính phủ Sài Gòn cho tu sửa, tái thiết lại Vườn Bách Thảo và đổi tên lại là Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến nay

Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm, đã làm cho cơ sở hạ tầng dần dần bị xuống cấp Trước tình hình đó, từ năm 1984 Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cải tạo, nâng cấp Thảo Cầm Viên Sài Gòn với nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bêtông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2 Quan hệ hợp tác quốc tế với các vườn động thực vật và các tổ chức khoa học ngày một phát triển Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú Nhiều loài

động vật mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: Hà mã (Hippopotamus amphibius), Hà

mã lùn (Choeropsis liberiensis), Báo Nam Mỹ (Panthera onca), Đà Điểu châu Phi (Struthio camelus), Hồng Hạc (Phoenicopterus ruper ruper), Đười ươi (Pongo

pygmaeue), Hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis) v v

Trang 21

2.3 Đất đai

Theo Đặng Phi Nhật Hảo (2005), phẫu diện đất tại khu vực có đặc điểm sau: Tầng Ao: trên cùng dày khoảng 20cm, có màu xám nâu gồm lá cây và cỏ là chính, tầng thảm mục ở đây tương đối mỏng

Tầng E: dày khoảng 10cm, có màu nâu cam, chưa có hiện tượng kết von, tại tầng này đất tương đối mịn

Tầng B1: dày khoảng 7cm, có màu nâu đỏ, kích thước hạt lớn hơn so với các tầng khác, độ kết dính không cao

Tầng B2: dày khoảng 10cm, có màu nâu nhạt, đất tương đối mịnh, đất chứa nhiều hạt sét và các hạt kết dính với nhau, ít tách rời, tạo thành một khối đất khi lấy

ra khỏi phẫu diện

Tầng B3: được tính từ tầng B2 trở xuống, có màu nâu đen Từ tầng này trở xuống đất rất mịnh và bện chặt vào nhau cho thấy đây là tầng chứa nhiều hạt sét nhất, khả năng giữ ẩm cao nhất Nhìn vào màu sắc cho thấy đất chứa nhiều mùn và chất dinh dưỡng

Thành phần cơ giới

- Cát: tầng Ao, E, B1: 58 %, tầng B2, B3: 42 %

- Sét: tầng Ao, E, B1: 8 %, tầng B2, B3: 8 %

- Thịt: tầng Ao, E, B1: 34 %, tầng B2, B3: 50 % Đất của khu vực này là đất thịt nhẹ (40 % thịt) Đất là thành phần trung gian giữa cát và sét, lượng nước đủ và dinh dưỡng tương đối cao Với thành phần cát : thịt : sét như trên cho thấy đây là loại đất tương đối tốt, có sa cấu thích hợp, là môi trường sống thuận lợi của nhiều loài cây Nhưng để lựa chọn loại cây trồng phù hợp cần chú ý đến các chỉ tiêu khác: dung trọng đất, tỷ trọng đất, độ no bazơ… mà trong

đó pH là quan trọng nhất Độ pH từ 5,5 – 6.5 rất thích hợp với nhiều loại cây trồng tuy nhiên, để lựa chọn cây trồng phù hợp cần phải dụa vào nhiều yếu tố khác như tỷ trọng đất, dung trọng đất… trong đó chỉ tiêu pH đất là quan trọng nhất, đa số cây trồng phát triển tốt nhất ở độ pH từ 5,5 – 6,5 Để đánh giá độ pH nên dựa vào độ chua hoạt động để đánh giá Độ chua hoạt động được gây ra bởi ion H+ tự do trong

Trang 22

dung dịch đất Nồng độ càng lớn thì đất càng chua Nếu dùng nước cất để rút H+ ra thì độ chua hoạt động biểu thị bằng pH Có thể chia thành các cấp như sau: pH > 9 đất kiềm mạnh, pH = 8,1 – 9 đất kiềm; pH = 7,1 – 8 đất hơi kiềm; 7,0 đất trung tính; 6,0 – 6,9 đất hơi chua; 5,9 – 5 đất chua; 4,9 – 4,0 đất chua mạnh; 3,9 – 3,0 đất rất chua; 2,9 – 2,0 đất quá chua

Độ pH ( nước) của khu vực nghiên cứu là 4,18 ở tầng Ao, E, B1 và 5,2 ở tầng B2 và B3 Như vậy khu vực này chua mạnh, do đó muốn cây phát triển tốt cần phải bón vôi khử chua hoặc trồng cây có khả năng chịu chua mạnh

2.4 Chức năng và nhiệm vụ của thảo cầm viên

(Theo website của Thảo Cầm Viên thieu-thao-cam-vien.htm)

http://www.saigonzoo.net/news/detail/1/gioi-Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh, các loài động vật đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng có một ý nghĩa rất lớn Vì qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người

2.5 Cơ sở xây dựng bản đồ quy hoạch cho Thảo Cầm Viên

Mặc dù Thảo Cầm Viên đã được xây dựng từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có bản đồ quy hoạch tổng thể Vì thế việc phân vùng cây chưa rõ ràng, công tác quản lý, trồng bổ sung các loài cây mới cũng không có quy hoạch

Một số cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch:

Nguyên tắc dài hạn, có tính chiến lược: quy hoạch bản đồ TCV cho mục đích phát triển bền vững hệ thực vật, đưa ra định hướng về mặt chiến lược cho sự phát triển hệ thực vật tại TCV ở các cấp quy hoạch

Trang 23

Nguyên tắc tổng quan: Quy hoạch bản đồ TCV phải đảm bảo tính tổng quan, giải quyết các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường

Nguyên tắc quan hệ đa lớp: Quy hoạch thực vật TCV cần được xem xét trong mối liên quan với các lớp công trình khác trong TCV để bảo đảm sự thống nhất phối hợp một cách hài hòa

Nguyên tắc ưu tiên: Căn cứ vào hiện trạng hệ thực vật tại TCV để xem xét

bổ sung các lớp thực vật cần ưu tiên

Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn: Xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật tại TCV cần có căn cứ khoa học một cách chắc chắn, đồng thời mang tính thực tiễn để đảm bảo tính khả thi và mang lại được hiệu quả

Trang 24

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Dựa trên số liệu cũ của Thảo Cầm Viên tiến hành điều tra và thống kê hệ thống thực vật

- Xác định vị trí cây trên hiện trường nhằm định vị cây trên bản đồ Khảo sát thực địa hiện trạng cây xanh ở Thảo Cầm Viên nhằm thu thập các thông tin, định vị vị trí của các cá thể cây thân gỗ đã được đánh mã số

- Xây dựng bản đồ hiện trạng

Sau khi điều tra thu thập được số liệu về vị trí địa lý cây (vị trí cây được định vị theo hệ tọa độ VN-2000), tiến hành xây dựng các lớp thông tin về thực vật ban đầu chỉ có phần cây là chỉnh sửa còn các công trình khác như chuồng thú, sân bãi, mặt nước, nền đường, bồn hoa kiểng được giữ nguyên

- Xây dựng bản đồ quy hoạch

Sau khi xây dựng xong lớp bản đồ hiện trạng sẽ xác định 3 phân khu, ranh giới,

diện tích và tô màu từng phân khu Đặt tên cho 3 phân khu và quy hoạch thực vật theo từng phân khu

- Xây dựng danh mục loài cây bổ sung theo từng phân khu

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 2/2012 đến 6/2012 tại thảo cầm viên Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Các cây thân gỗ có chiều cao vút ngọn (Hvn ≥ 1,5m), có đường kính tại 1,3 m

từ 10 cm trở lên (D1,3 ≥10 cm) đang sinh trưởng trong Thảo Cầm Viên đã được

Trang 25

đánh số Vì vậy kết quả đề tài dùng để xây dựng bảng thông tin cây xanh trên các chỉ tiêu: Chiều cao vút ngọn ( Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính 1 m 3 (

D1,3 ), đường kính tán (Dt )

3.4 Phương tiện, điều kiện nghiên cứu

Có dụng cụ đo cao (máy Vertex, độ chính xác 90%), thước dây, la bàn Các cây được trồng phần lớn đã phát triển tốt gây khó khăn khi thay đổi thực vật theo các phân khu

3.5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp đo đếm và xử lý số liệu dựa trên tài liệu Điều tra rừng của Giang Văn Thắng (2002) Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng của Bộ

Giáo dục (2010)

3.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp từ Thảo Cầm Viên

+ Bản đồ Thảo Cầm Viên năm 2009, tỉ lệ 1/200

+ Bảng thống kê cây xanh Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 2008 do anh Trần Công Trường thuộc phòng kỹ thuật, Thảo Cầm Viên cung cấp

+ Một số tài liệu từ internet

Trang 26

Hình 3.1 Bản vẽ hiện trạng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn lấy từ website

saigonzoo.net

3.5.2 Ngoại nghiệp

Các phương pháp đo đếm và xử lý số liệu dựa trên tài liệu Điều tra rừng của Giang Văn Thắng (2002) Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng của Bộ Giáo dục (2010), các công cụ đo gồm máy đo cao vertex, thước dây, la bàn

Sử dụng GPS (Geographic Position Systems) phần mềm Google Earth để xác định thông tin về tọa độ của một số vị trí làm điểm gốc để xây dựng các ô điều tra ngoài thực địa (sai số ± 2m)

Trang 27

Hình 3.2 Máy định vị GPS Hình 3.3 Các ô điều tra trên bản đồ

Để thuận tiện cho công tác điều tra hiện trạng lớp cây gỗ, tiến hành chia nhỏ TCV thành 13 ô, các ô được đánh số từ 1 - 13 trên bản đồ giấy (hình 3.3) theo các tuyến được lập dựa trên các tuyến đường chính trong TCV Tiến hành điều tra từ cổng Lê Duẩn, điều tra các ô từ trái qua phải, từ trên xuống dưới để tránh bỏ sót

- Điều tra cây thân gỗ theo các chỉ tiêu: chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính ngang ngực (D1,3), đường kính tán cây theo hướng đông tây nam bắc, điều tra không thống kê cây bụi và thảm cỏ

- Sử dụng thước dây, đo chỉ tiêu đường kính D1,3, đường kính tán D-T, N-B

Hình 3.4 Thước dây

Trang 28

- Máy đo cao (máy Vertex, độ chính xác 90%) để đo đếm các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc)

Hình 3.5 Máy đo cao Vertex VI

Vừa đi chuyển vừa tiến hành căng dây và giữ cho dây song song với mặt đất

để đo khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn Sau khi chọn được vị trí ngắm

Trang 29

bắn và đo được khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn bắt đầu tiến hành thao tác trên máy để đo

Mở máy và chỉnh khoảng cách từ vị trí ngắm bắn đến thân cây vào máy (để đơn vị đo là “m”) Nhắm vào vị trí 1m3 của cây đã xác định bằng mia Bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng “bíp” và xuất hiện chấm đỏ nhấp nháy rồi thả ra được L1 Di chuyển máy lên cao sao cho chấm đỏ trùng với đỉnh sinh trưởng, bấm

và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng bíp rồi thả ra được L2

Khi đó Hvn = L2 – L1 +1,3 (m)

Chú ý: Nếu thước dây ngắn hơn khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn thì dùng phấn đánh dấu vị trí cách cây 25 m rồi thu dây lại, tiếp tục đo bằng thước dây đến vị trí “ngắm bắn”

- Chiều cao dưới cành (Hdc) : dùng 1 máy đo cao Vitex VI, 1 thước dây 25 m,

1 gim nhỏ

Chọn hướng ngắm bắn

Cắm mia cạnh thân cây cần đo chiều cao sao cho phù hợp với hướng ngắm bắn Kéo mia đạt độ cao 1,3 m (trên mia có thước đo) Dùng gim cố định đầu móc của thước dây vào thân cây và di chuyển trên hướng ngắm bắn để chọn vị trí ngắm bắn

Vừa đi chuyển vừa tiến hành căng dây và giữ cho dây song song với mặt đất

để đo khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn Sau khi chọn được vị trí ngắm bắn và đo được khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn bắt đầu tiến hành thao tác trên máy để đo

Mở máy và chỉnh khoảng cách từ vị trí ngắm bắn đến thân cây vào máy (để đơn vị đo là “m”) Nhắm vào vị trí 1m3 của cây đã xác định bằng mia Bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng “bíp” và xuất hiện chấm đỏ nhấp nháy rồi thả ra được L1 Di chuyển máy lên cao sao cho chấm đỏ trùng với điểm nối giữa cành thấp nhất tham gia tao tán với thân cây, bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng bíp rồi thả ra được L2

Khi đó Hdc = L2 – L1 +1,3 (m)

Trang 30

Hình 3.7 Đo chiều cao cây tại hiện trường bằng máy đo cao Vertex (Trương Mai

Hồng, 2012)

- Đường kính tán (Dtán): Tiến hành xác định đường kính tán bằng 1 thước dây 25 m,

1 la bàn, gim và phấn Đo đường kính tán theo 4 hướng: đông, tây, nam, bắc Dùng

la bàn xác định phương hướng để đo Bắt đầu đo từ hướng đông: dùng gim cố định đầu móc của thước dây lên thân cây rồi kéo đến mép tán của hướng đông, giữ cho dây đo song song với mặt đất rồi xác định độ rộng của tán Nếu tán rộng hơn 25 m thì dùng phấn đánh đấu vị trí 25 m rồi cuộn dây lại tiếp tục đo tiếp Lặp lại đối với các hướng còn lại

- Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3): Tiến hành xác định chu vi thân cây bằng 1 thước dây 25 m, 1 thước cây 1,3 m, 1 viên phấn trắng và 1 cây gim nhỏ Đặt thước cây đứng trên mặt đất và song song với trục dọc của thân cây Xác định vị trí D1,3 và đánh đấu bằng phấn trắng Dùng gim cố định đầu móc của thước dây tại vị trí D1,3

đã được đánh dấu bằng phấn trắng, sau đó vòng dây quanh thân sao cho tạo thành vòng tròn có mặt phằng đi qua vòng tròn này song song với mặt đất Xác định và ghi chép số liệu đo được vào phiếu điều tra

Trang 31

Hình 3.8 Đo đường kính tán cây (Trương Mai Hồng, 2012)

3.5.3 Nội nghiệp

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần thiết tiến hành nhập số liệu và chuyển đổi

dữ liệu tọa độ cây xanh nhờ các công cụ toán học trong excel Các chỉ tiêu được tính toán theo công thức trong “Bài giảng điều tra rừng” (Giang Văn Thắng, 2002):

Ngày điều tra:…

Người điều tra:…

Phân khu điều tra:…

Hvn Hdc Đông - Tây Đông gốc Nam - Bắc Bắc gốc

Họ khoa học C13_cm D13_cm

Trang 32

D1,3 = C1,3/3,14 (cm)

Dđông-tây = (Dđông + Dtây)/2 (m)

Dbắc-nam = (Dbắc + Dnam)/2 (m)

 Đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh trong TCV

Lập bảng cây có số lượng lớn hơn 1%, qua đó nhận xét đánh giá hiện trạng thực vật TCV

 Xây dựng bản đồ hiện trạng của TCV:

Đề tài chỉ định vị hệ thống thực vật (gồm cây gỗ, cây bụi) trên bản đồ, các lớp công trình xây dựng, nhà xưởng, chuồng thú, sân bãi, mặt nước sử dụng bản đồ do TCV cung cấp

 Phân tích hiện trạng hệ thống cây xanh trong TCV để xây dựng bản đồ quy hoạch

Dựa vào hiện trạng thực vật, nhận xét đánh giá về thành phần loài chiếm ưu thế xác định các đường ranh giới, và các đặc điểm khác về các lớp công trình khác Sau khi xây dựng xong lớp bản đồ hiện trạng bằng map info 10.5 kết hợp với bản đồ hiện trạng các công trình như chuồng thú, diện tích đất, mặt nước để xây dựng bản đồ quy hoạch thực vật

Tính diện tích theo từng hạn mục như sau: chuồng thú, mặt nước, công trình, sân bãi, nền đường, phân khu

Diện tích chuồng thú (m2) = tổng diện tích các chuồng

Diện tích mặt nước(m2) = tổng diện tích các mặt nước

Diện tích nền đường (m2) = tổng các diện tích các loại đường trong phân khu Diện tích sân bãi (m2) = tổng diện tích sân bãi

Diện tích đất thực vật (bao gồm cả diện tích mặt nước) = diện tích tổng – diện tích chuồng thú – diện tích sân bãi – diện tích nền đường

Xây dựng các đường ranh giới, chọn màu cho các phân khu đã quy hoạch

Thống kê cây gỗ cho 3 phân khu điều tra, có hình ảnh minh họa; tính diện tích, số lượng: chuồng thú, công trình, mặt nước của từng phân khu

Trang 33

 Lập danh mục loài cây và thiết kế trồng bổ sung phù hợp với từng phân khu dựa trên:

Ý kiến chuyên viên ở Thảo Cầm Viên

3.5.4 Phương tiện xử lý số liệu và vẽ bản đồ

Một số phương tiện đề tài đã sử dụng:

Phần mềm Google Earth: Giúp lấy ảnh trên bản đồ, đối chiếu tọa độ các khu vực

Phần mềm Mapinfo 10.5: Dựa trên bản đồ hiện trạng Thảo Cầm Viên cung cấp đề tài sử dụng phần mềm Mapinfo 10.5 tiến hành xây dựng các lớp cây, kiểm tra đối chiếu các công trình tại TCV

Phần mềm Excel: Hỗ trợ xử lý số liệu, thống kê, vẽ các biểu đồ

Một số phần mềm hổ trợ của Mapinfo như global mapper 12, mapsource

Trang 34

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá và phân tích hiện trạng

Với mục đích nhằm quy hoạch lại mảng thực vật phù hợp nhiệm vụ chức năng và thể hiện đặc điểm của các hệ sinh thái cho các khu, đồng thời khôi phục và phát triển tính đa dạng của các hệ sinh thái

4.1.1 Hiện trạng hệ thống thực vật trong Thảo Cầm Viên

Qua điều tra Thảo Cầm Viên có tổng cộng 2672 cây, trong đó cây có mã số

là 1835 cây thân gỗ (Hvn > 1,5 m) với 307 loài, thuộc 59 họ Cây chưa có mã số là

837 cây( cây gỗ nhỏ) Một số loài như thông ba lá, me tây, các loài cau, dầu con rái, điệp phượng, sọ khỉ, có số lượng cây tương đối nhiều, chiếm trên 2,5% tổng số cây (riêng mỗi loài) nhưng hầu hết không phải là cây bản địa Tuy nhiên số lượng loài

có dưới 3 cây là khá cao Chỉ tính riêng số loài chỉ có 1 cây con số đã là 102 loài, trong đó hầu hết là cây bản địa và một số cây nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn

Nhận xét: Kết quả bảng 4.1 cho thấy tổng 20 loài cây chiếm ưu thế là 938 cây trên tổng số 1835 cây (chiếm 51,11%) Các loài cây chiếm số lượng nhiều nhất là các loài cau, me tây, điệp phượng, sọ khỉ, dầu con rái (>2 %), các loài còn lại chiếm số

lượng tương đương nhau

Trang 35

Bản đồ 4.1 Hiện trạng thực vật trong Thảo Cầm Viên trên mapinfo

Trang 36

Bảng 4.1 Một số loài cây chiếm ≥ 1% trên tổng số cây điều tra

STT Tên Việt Nam Tên khoa học lượng(cây) Số Phần trăm (%)

4 Bằng lăng nước Lagerstroemia flos-reginae Retj 27 1,47

6 Lồng mức lông Wrightia pubescens R Br 30 1,63

13 Thông ba lá Pinus kesiya Royle ex Gordon 46 2,51

18 Cau bụng Roystonia regia O F Cook 76 4,14

19 Dầu con rái Dipterocarpus alatus Roxb 103 5,61

20

Cây chưa xác

4.2 Xây dựng bản đồ hiện trạng của Thảo Cầm Viên

Đề tài chỉ định vị hệ thống thực vật (gồm cây gỗ, cây bụi) trên bản đồ, các

lớp công trình xây dựng, nhà xưởng, chuồng thú, sân bãi, mặt nước sử dụng bản đồ

do Thảo Cầm Viên cung cấp

4.2.1 Phân tích hiện trạng hệ thống cây xanh trong TCV

Sau khi đánh giá hiện trạng, toàn bộ thực vật Thảo Cầm Viên được chia thành 5 khu

(A, B, C, D, E) Hình 4.3

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w