HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ************ LÊ LAM THANH NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẤY TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN SUẤT GIẤY TISSUE TẠ
Trang 1ĐẠI HỘC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
************
LÊ LAM THANH
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẤY TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN SUẤT GIẤY TISSUE TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÀI GÒN – MỸ XUÂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN SUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỘC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
************
LÊ LAM THANH
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẤY TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN SUẤT GIẤY TISSUE TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÀI GÒN – MỸ XUÂN
Ngành: Công nghệ sản suất giấy & bột giấy
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS PHAN TRUNG DIỄN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty TNHH Một Thành Viên Sài Gòn – Mỹ Xuân đã tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu và làm quen với môi trường hoạt động trong nhà máy Thông qua quá trình tìm hiểu công nghệ sản xuất giấy tại nhà máy, giúp cho tôi có kiến thức thực tế sản xuất trên cơ sở lý thuyết đã học trong nhà trường
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các chú, các anh chị bên dự án cùng các anh chị trong phân xưởng sản xuất giấy tissue đã tận tình chỉ bảo và cung cấp thông tin, tài liệu về quy trình sản xuất của phân xưởng, giải đáp những vấn đề trong sản suất mà tôi còn chưa hiểu…
Đó quả thật là những kiến thức rất bổ ích và cần thiết cho tôi trước khi rời ghế nhà trường bước vào thực tế sản xuất
Tôi xin trân thành cám ơn ban giám hiệu cùng quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện hoàn thành khóa học
Tôi xin gửi lời cám ơn trân thành đến gia đình tôi cùng tập thể lớp DH07GB đã luôn gắn bó, động viên và giúp tôi trong suốt thời gian qua
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến giáo viên hướng dẫn là thầy Phan Trung Diễn đã giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và bài viết này
Do thời gian tìm hiểu ngắn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự hướng dẫn, phê bình, góp ý của lãnh đạo, các chú các anh trong phân xưởng và của quý thầy cô, bạn bè
Ngày 10 tháng 6 năm 2011
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu quy trình, thiết bị trong công đoạn sấy và đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống sấy trên dây chuyền sản suất giấy tissue tại công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân” được tiến hành tại
nhà máy giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân thời gian từ 21-02-2011 đến 23 - 04- 2011 Bằng phương pháp khảo sát thực tế, thống kê phân tích số liệu tiến tới đánh giá hiệu quả
sử dụng của thiết bị máy nén nhiệt, chụp hút Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhầm hoàn thiện hệ hệ thống sấy trên dây chuyền sản suất giấy tissue của nhà máy Kết quả đạt được:
Máy nén nhiệt có hiệu quả sử dụng cao khi tiết kiệm được 3.981.705 vnđ/ ngày và chất lượng sản phẩm luôn đạt theo tiêu chuẩn của nhà máy
Chụp hút là một buồng sấy ngoài có tác dụng rất lớn trong việc luân chuyển hơi ẩm ra khỏi vùng sấy và nhờ nhiệt độ cao nên tờ giấy được sấy nhanh chống nhờ
đó mà ta dễ dàng tăng vận tốc máy Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao nâng suất
Thông qua việc nghiên cứu quy trình thiết bị tôi có những đề xuất vừa hoàn thiện hệ thống sấy trên dây chuyền sản suất giấy tissue vừa tiết kiệm chi phí sản
suất cho nhà máy
Trong sản xuất giấy tissue gần như sấy là khâu quyết định đến tính chất của sản phẩm và nó cũng là khâu tiêu tốt nhiều năng lượng nhất nhưng nó sẽ được cãi thiện nhờ vào máy nén nhiêt, chụp hút và các giải pháp cãi tiến
Trang 5MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC HÌNH & SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
1.4 Giới hạn đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan về ngành giấy tissue Việt Nam 4
2.1.1 Phía bắc 4
2.1.2 Miền nam 5
2.1.3 Giấy Tissue 6
2.1.4 Công nghệ sản suất giấy tissue 6
2.2 Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_ Mỹ Xuân 8
2.2.1 Các mốc lịch sử trọng điểm của công ty 9
2.2.2 Sơ đồ tổ chức công ty 10
2.2.3 Sản phẩm giấy tissue chủ lực của công ty 12
2.3 Lý thuyết về sấy giấy 13
2.4.1 Khái niệm sấy giấy 13
Trang 62.4.2 Các phương pháp và thiết bị sấy cơ bản áp dụng trong
công nghiệp giấy 13
2.3.2.1 Sấy tiếp xúc 13
2.3.2.2 Sấy bằng buồng sấy 13
2.3.2.3 Sấy giấy tissue 14
2.3.2.4 Lô yankee 15
2.3.2.5 Chụp hút 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Nội dung 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.2 Phương pháp lấy số liệu thực tế 18
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu tại công ty 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Quy trình công nghệ sản suất giấy tissue ở nhà máy Sài Gòn- Mỹ Xuân 25
4.1.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy Sasaki 25 4.1.1.1 Quy trình công nghệ sản suất giấy ở máy Sasaki 25 4.1.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản suất giấy ở máy Sasaki 27
4.1.1.3 Các thông số công nghệ của máy Sasaki 28
4.1.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy PM 6 29
4.1.2.1 Quy trình công nghệ sản suất giấy của máy PM 6
4.1.2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy PM6 31
4.1.2.3 Những thông số công nghệ ở máy PM6 34
4.2 Hệ thống sấy của máy Sasaki 34
4.2.2 Thuyết minh hệ thống sấy máy xeo Sasaki 35
Trang 74.2.3 Những bắt cập ở máy Sasaki 37
4.3 Máy nén nhiệt 38
4.3.1 Cấu tạo máy nén nhiệt 38
4.3.2 Thông số của máy nén nhiệt 40
4.3.3 Hệ thống điều khiển cho máy nén nhiệt 42
4.3.4 Tính toán hiệu quả sử dụng của máy nén nhiệt 44
4.3.5 Kết quả kiểm tra chất lượng bán thành phẩm 47
4.3.6 Đánh giá hiêụ quả sử dụng của máy nén nhiệt 50
4.4 Những đề suất nhầm hoàn thiện hệ thống sấy cho dây chuyền sản suất giấy tissue tại nhà máy giấy Sài –Mỹ Xuân 51
4.4.1 Những định hướng cái tiến hệ thống sấy ở máy Sasaki 51
4.4.2 Những định hướng cho hệ thống sấy ở PM 6 52
4.4.2.1 Định hướng cấp hơi vào bên trong lô sấy yankee 52 4.4.2.2 Định hướng bên ngoài lô yankee ( chụp hút) 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 62
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DIP : De-Inking pulp ( bột khử mực)
PM : Paper machine ( máy giấy)
MD : Machine direction ( chiều máy)
CD : Cross direction ( chiều ngang)
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH & SƠ ĐỒ
HÌNH TRANG
Hình 2.1 Sản phẩm giấy vệ sinh và khăn ăn 4
Hình 2.3 Khăn hộp và giấy vệ sinh có lõi 4
Hình 2.4 Lô sấy yankee 20
Hình 2.5 Chụp hút 21
Hình 4.1 Máy nghiền và lọc nồng độ cao 36
Hình 4.2 Thiết bị phân tơ chuỗi hóa 37
Hình 4.3 Sàng cận thùng đầu và bơm quạt 38
Hình 4.4 Cấu tạo máy nén nhiệt 44
Hình 4.5 Nguyên lý hoạt động 45
Hình.4.6 Sơ đồ hệ thống điều khiển 47
Hình 4.7 Bình tách hơi 59
Hình 4.8 Thiết bị làm ngưng tự hơi thành nước 50
Sơ đồ 2.1 Qui trình công nghệ sản suất giấy tissue 12
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu quản lý công ty 15
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu quản lý nhà máy 16
Sơ đồ 4.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy Sasaki 31
Sơ đồ 4.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy PM6 35
Sơ đồ 4.3 Hệ thống sấy máy xeo Sasaki 40
Sơ đổ 4.4 Sơ đồ cấp hơi vào bên trong lô yankee 58
Sơ đồ 4.5 Cung cấp khí nóng cho chụp hút 58
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG Bảng 4.1 Thống kê sản lượng bán thành phẩm và lượng hơi tiêu thụ trong một ngày
của máy xeo Sasaki 41
Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra chất lượng bán thành phẩm 43
Trang 11
Hơi quá nhiệt là nguồn nhiệt phổ biến ở hầu hết các quá trình công nghiệp sấy Hơi này được tạo chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch, khí đốt, điện… mà chúng thì đang cạn kiệt một cách nhanh chóng Các chi phí phát sinh cùng với hơi cũng nhanh chóng leo thang theo thị trường cộng thêm đó việc chứa đựng và tồn trữ nhiên liệu cũng là một vấn đề lớn Do đó, để khắc phục tình trạng này cần phải tập trung các trạm cấp nhiệt trong nhà máy lại và phải thực hiện các biện pháp tiên tiến để giảm thiểu hoặc tối ưu hóa việc sử dụng nguồn hơi này Một trong những cách trực tiếp giảm tiêu tốn năng lượng cho hơi hóa nhiệt là tối đa hóa việc tận dụng hơi áp suất thấp (hơi thứ cấp) từ quá trình sản suất Máy nén nhiệt là một giải pháp năng lượng hiệu quả để tận dụng lại và cải biến hơi áp suất thấp thành hơi có áp suất trung bình
Một số lượng lớn các ngành công nghiệp đã bỏ phí khi thải hơi thấp áp vào khí quyển với lý do hơi này ở nhiệt độ thấp và mang nhiều ẩm nên không thể tái sử dụng được trong quá trình Tuy nhiên với một công nghệ nén nhiệt như ngày nay có thể rất dễ dàng để tăng áp lực và nhiệt độ của hơi thứ Khi đó ta có thể sử dụng nguồn hơi mới này như nguồn năng lượng ban đầu
Trang 12Đặc biệt trong ngành công nghiệp giấy, nguồn hơi thứ thoát ra từ nồi nấu cũng như ở các máy giấy với lưu lượng lớn vì sau khi sấy ít cho tận dụng lại mà thường thải ra ngoài không khí Nếu có máy nén nhiệt thì dòng hơi này được tập trung ở các bình tách hoặc là hệ thống thu hồi nước ngưng Nước thì rút ra ngoài còn phần hơi thoát ra từ dòng hơi sau thì đi vào máy nén nhiệt Ngày nay, việc sử dụng công nghệ phun trong máy nén nhiệt trở nên phổ biến cho máy chạy tốc độ trung bình đến tốc độ cao Có thể nói máy nén nhiệt là một thiết bị hữu ích để tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy
Trong sản suất giấy tissue muốn máy chạy với tốc độ cao thì yêu cầu công đoạn sấy giấy phải nhanh nhưng chỉ với một lô sấy yankee thì chưa đủ Khi đó chụp hút đóng vai trò không nhỏ cho việc sấy mặt trên tờ giấy và luân chuyển hơi nước ra khỏi vùng sấy
Cũng vì mục tiêu tiết kiệm năng lượng cho nhà máy Ngày 12-08-2009 công
ty giấy sài gòn Mỹ Xuân đã ký hợp đồng với tập đoàn Forbes marshall về việc đặt mua một máy nén nhiệt cùng với các thiết bị kèm theo Máy nén nhiệt được lắp đặt hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8 năm 2010 trên máy xeo Sasaki
Từ những vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài“Nghiên cứu quy trình,
thiết bị và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống sấy trên dây chuyền sản suất giấy tissue tại công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân”
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện tại nhà máy giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân nhầm mục tiêu khảo sát dây chuyền công nghệ sản suất giấy tissue trên máy Sasaki ở nhà máy 1 và máy PM6 ở nhà máy 2 Trong quá trình khảo sát tôi đi sâu vào tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén nhiệt và công dụng của chụp hút trong hệ thống sấy Thông qua quá trình tìm hiểu tôi tiết hành tính toán hiệu quả từ việc sử dụng máy nén nhiệt và có những đề xuất nhầm hoàn thiện hệ thống sấy tại hai nhà máy
1.3 Ý nghĩa thực tiển của đề tài:
Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ là tài liệu tham khảo đánh giá hiệu quả của máy nén nhiệt từ đó xem xét khă năng sử dụng máy nén nhiệt trong hệ thống sấy
Trang 13Cộng với những định hướng cãi tiến giúp cho hệ thống sấy của nhà máy hoạt động tốt hơn, công suất cao hơn và chi phí rẻ hơn
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử dụng của máy nén nhiệt, công dụng của chụp hút và đề xuất các giải pháp nhầm hoàn thiện hệ thống sấy ở hai nhà máy
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ngành giấy tissue Việt Nam
Theo kết quả thống kê vừa được công bố trong tháng 10-2010 của Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen, Việt Nam hiện có khoảng 432 nhãn hiệu giấy tiêu dùng ( giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy lau mặt, trang điểm…) với nguồn gốc, xuất xứ phong phú Trong đó có một số thương hiệu gắn với nhà máy
2.1.1 Phía bắc
Pulppy Corelex Cách Hà Nội 40km, đây là một hình thức công ty liên danh
mới giữa San- EiRegulator ( Janpan) và New Toyo International (Singapore)
Công nghệ A.Celli hiện đại với năng suất 30,000 tấn/năm Nó hoạt động vào tháng
6 năm 2009, tốc độ tối đa 2000m/ phút Nguyên liệu chỉ là xơ sợi tái chế, với dây chuyền DIP và chuẩn bị bột nhập từ San-Ei Regulator
Sông Đuống Chủ của thương hiệu Watersilk, cách Hà Nội khoảng 10 km,
nhà máy này có năng suất 20,000 tấn/năm PM từ Hansol, Hàn Quốc, tốc độ khoảng 700m/ phút Nhà máy này thuộc sở hữu của hiệp hội giấy Việt Nam, nó cũng là con của nhà máy giấy Bãi Bằng Nguyên liệu là bột gỗ nhập khẩu cộng với bột nguyên thủy từ nhà máy Bãi Bằng Một dây chuyền DIP mới cho 20,000 tấn /năm từ Comer bắt đầu chạy ở Sông Đuống vào năm 2010 và kế hoach sẽ bán khoảng 12,000 tấn và tồn trữ ở nhà máy 8,000 tấn Xa hơn nữa là mở rộng năng suất nhà máy giấy tissue 20,000 tấn/ năm đang được xem xét và nhiều khả năng nó được đặt tại Bãi Bằng cách Hà Nội khoảng 120 km
Diana Paper JSC Nhà máy giấy tissue đầu tiên cho sự cãi biến giấy tissue
và giấy vệ sinh Vị trí nằm trên mảnh đất rộng 10 ha thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội Khoảng 30km về hướng tây, nơi đây được nhà máy giấy tissue Overmeccanica mua lại và bắt đầu hoạt động trong năm 2010, với năng suất khoảng 20,000
Trang 15tấn/năm Sử dụng nguyên liệu là bột khử mực ( DIP) với dây chuyền mới của Andritz Chi phí dự án ước tính khoảng 10.000.000 USD
Trúc Bạch Trúc Bạch cũng là thương hiệu chính của nhà máy, vị trí nhà
máy cách Hà Nội 10 km, năng suất 3,000 tấn/năm từ 2 máy nhỏ, một cái nhập về từ Trung Quốc năm 2003 và cái thứ hai thì đang được xây dựng bởi chính nhà máy và bắt đầu hoạt động trong năm 2009 Nguyên liệu là bột nhập nguyên thủy, giấy tissue đứt kết hợp với bột DIP sản xuất trên dây chuyền Trung Quốc
2.1.2 Miền nam
So với miền bắc thì miền thua hẳng về số lượng thương hiệu mạnh như sản lượng giấy tissue để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì không thua kém chút nào
New Toyo Pulppy Cách 70 km từ thành phố Hồ Chí Minh ( Sài gòn) thuộc
khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương New Toyo Pulppy có 2 hai nhà máy sản xuất giấy tissue và bắt đầu hoạt động vào năm 2000 Tổng năng suất nhà máy khoảng 30,000 tấn/năm Chiều rộng băng giấy là 3.3 m và chạy với tốc độ
500 mét/ phút Nó bị tạm ngưng trong năm 2009 vì có sự cố lớn và phải cắt giảm việc sản xuất một cách đột ngột
Trong khi New Toyo đang xem xét việc năng cao năng suất ở khu vực Hà Nội thay thế cho việc đi một mình Nó quyết định liên doanh và trở thành Pulpy Corelex như giới thiệu bên trên
Công ty cổ phần giấy sài Gòn 70 km từ thành phố HCM, nằm trên khu
công nghiệp Mỹ Xuân A thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Công ty này đang tiến hành một cuộc mở rộng quy mô lớn với vốn đầu tư 100,000,000 USD Nó bao gồm 3 máy giấy, một máy sản xuất giấy tissue Một máy mới của Andritz nó sẽ đi vào hoạt đông khoảng cuối năm 2011, dây chuyền DIP của Kadant và chuẩn bị bột nguyên thủy cho dây chuyền Hiện tại công ty này có 10 máy tissue nhỏ tổng năng suất 55 tấn/ngày
Có thể nói nước ta không thiếu những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực giấy tissue nhưng hầu hết các máy xeo sản suất giấy tissue đều lạc hậu và tốc độ chậm
Trang 16Để có cái nhìn rõ hơn tôi xin đưa ra các máy xeo có tốc độ nhanh nhất thế giới trong lĩnh vực sản suất giấy tissue
Hiện tại thì máy giấy ở châu Âu đã chiếm vương niệm dành cho giấy tissue, đạt tốc độ 2.200 mét/ phút trên máy xeo PM 2 ở nhà máy Neuss ở Đức Mặc dù đây
là máy xeo cũ hoạt động từ năm 1972, được Andritz đại tu năm 2004, giúp cho máy
có thể tăng tốc độ.Lontar Papyrus Pulp & Paper Industry đã lập được thành tích tốt hơn trước với tốc độ 2.140 mét/ phút trên máy PM 1 ở Jambi, Indonesia, nhưng chưa đủ để có thể chuyển hạng lên trên hạng 3 trong thứ hạng của giấy tissue
2.1.3 Giấy Tissue:
Giấy tissue là tên gọi chung cho các loại giấy mềm, thường có nếp nhún bao gồm các loại giấy có định lượng thấp từ khoảng 5 g/m2 đến dưới 25 g/m2 Các loại sản phẩm giấy tissue gồm: giấy vệ sinh, khăn giấy lau, khăn ăn,… sử dụng trong gia đình; giấy tissue sử dụng trong công nghiệp như: giấy tụ điện, giấy cacbon, các loại giấy bao gói (đòi hỏi độ bền dai) Giấy tissue thường được sản xuất từ bột hóa có tẩy trắng và bột khử mực từ giấy thu hồi (DIP)
Các sản phẩm giấy tissue thông dụng
Giấy vệ sinh nhà tắm, tollet
Các loại khăn lau bếp
Giấy công nghiệp như giấy tụ điện, giấy cacbon, giấy bao gói độ bền cao,… Khăn ăn tiệc, khăn bàn
Các loại khăn lau mặt như khăn hộp, khăn bỏ túi mini,
Các loại tả lót
2.1.4 Công nghệ sản suất giấy tissue
Giấy tissue tuy có một số đặc tính riêng đặc thù nhưng nhìn chung quy trình công nghệ sản suất cũng không khác các sản phẩm giấy khác Quy trình công nghệ sản suất giấy tissue theo sơ đồ 2.2
Trang 17Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản suất giấy tissue
Thuyết minh quy trình công nghệ sản suất giấy tissue
Cũng giống như các dây chuyền sản suất giấy khác Dựa vào yêu cầu của sản phẩm mà ta chọn bột cho dây chuyền như :
* Bột DIP: là bột được sản suất từ giấy phế có qua công đoạn khử mực và tẩy trắng Thường dùng để sản suất giấy tissue có chất lượng thấp
* Bột nguyên thủy: được sản suất từ gỗ nguyên liệu Thông thường được dùng
để sản suất giấy tissue cao cấp
* DIP + bột nguyên thủy: tùy vào chất lượng yêu cầu của sản phẩm mà ta có
tỷ lệ phối trộn hai loại bột này cho phù hợp Thường sản suất giấy tissue có chất lượng trung bình
Tại bể phối trộn ngoài việc phối trộn bột theo yêu cầu sản phẩm còn có hoá chất ( chất diệt khuẩn, keo bền ướt, tách lô…) được cho vào theo tỷ lệ nhất định Nhờ cánh khuấy đặt trong bể mà bột có độ đồng đều cao Sau đó bột được bơm đến
bể chạy máy chuẩn bị cấp cho xeo Thùng điều tiết có nhiệm vụ ổn định nồng độ và điều tiết lượng bột cấp cho bơm pha loãng Nước trắng thoát ra từ lô lưới, lô ép, hút
Bể phối
trộn
Bể chạy máy
Thùng điều tiết
Bơm pha loãng
Sàng
Lọc
Thùng đầu
Trang 18chân không trong quá trình xeo được gom về bể chứa và bơm pha loãng dùng nước này để hạ nồng độ bột xuống khoảng 0.15-0.25% Sàng và lọc nhầm mục đích loại
bỏ tạp chất ( kim loại, cát, đá …) ra khỏi dòng bột
Trong công nghệ sản suất giấy tissue cũ, xeo giấy được thực hiện trên lô lưới tròn nên thùng lưới được sử dụng thay cho thùng đầu Do đó có thêm thùng cao vị trước công đoạn xeo nhầm tạo ra áp suất ổn định Còn đối với công nghệ hiện đại như ngày nay thì hầu hết các nhà máy sử dụng thùng đầu áp lực để có thể kiểm soát định lượng giấy tốt hơn và có thể dễ dàng nâng tốc độ máy Từ thùng đầu huyền phù bột được phun đều lên lô lưới ( lô hình thành) Nhờ lực hút chân không mà tờ giấy dần được tạo hình và bám lên mền nhờ lô ép lưới bằng cao su Trên đường đến nip ép, tờ giấy được làm khô hơn nhờ các hòm hút chân không Ở sản suất giấy tissue tờ giấy thường chỉ được ép qua một nip ép của trục bụng và lô yankee Khi
đó độ khô của tờ giấy khoảng 35-45%
Sấy là công đoạn quyết định tính chất của tờ giấy và cũng là công đoạn tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong dây chuyền sản suất giấy tissue Lô sấy yankee và chụp hút được ví như là trái tim của máy sản suất giấy tissue Sau công đoạn sấy khi giấy đạt được độ khô như yêu cầu thì được tách ra khỏi lô sấy yankee bằng dao tạo nhăn Độ nhăn ( độ chun) cũng là một yêu cầu đặc biệt của giấy tissue
Kết thúc dây chuyền là công đoạn quấn cuộn và kiểm tra chất lượng bán thành phẩm
2.2 Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_ Mỹ Xuân
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_ Mỹ Xuân là một trong những công ty trực thuộc công ty cổ phần giấy Sài Gòn chỉ mới được thành lập năm 1997 nhưng lại có khả năng phát triển thuộc hàng top 10 doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng nhanh nhất của khu vực Đông Nam Á hiện nay
Trải qua nhiều thử thách Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005, Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2006, Doanh nghiệp HVNCLC từ 2003- 2007, Doanh hiệu Sao Vàng Đất Việt 2003 và 2005, cúp vàng Thương hiệu Việt Nam hội nhập quốc tế 2003,
Trang 19Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2007, Thương hiệu “Việt Nam tốt nhất 2007”, Top
100 thương hiệu mạnh Việt Nam 2006… và còn nhiều giải thưởng cao quí khác nữa
2.2.1 Các mốc lịch sử trọng điểm của công ty
1997 Cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập, được phát triển từ một cơ sở nhỏ sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành bao bì trong những năm 90
12/1998 Chuyển đổi thành công ty TNHH giấy Sài Gòn với giấy phép thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TPHCM cấp ngày 24/11/1998
6/2003 Chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn với mức vốn điều lệ 18 tỷ đồng
4/2004 Xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha và tổng vốn đầu tư là 392 tỷ công suất 90.000 tấn/năm
12/2006 Đầu tư vào công ty cổ phần giấy Sài Gòn miền trung tại khu công nghiệp Điện Nam ,huyện Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam với diện tích 3 ha vốn gốp 70% vốn điều lệ là 75 tỷ đồng
7/2007 Nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân với 100% vốn góp của công ty cổ phần giấy Sài Gòn
10/2007 Khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 6,8 ha tổng vốn đầu tư là
2000 tỷ đồng, với việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy Testlinens, Coated board, tissue có công suất 270.000 tấn/năm
Tháng 6/ 2011 Tập đoàn DAIO, Nhật bản đã mua cổ phần công ty giấy Sài Gòn và trở thành công ty liên doanh
9/2011 Đưa vào hoạt động đây chuyền sản xuất bột DIP công suất 150 tấn/ngày
Năm 2012 nhà máy sẽ đưa vào hoạt động 2 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp cùng một đây chuyền sản xuất giấy tissue
Trang 202.2.2 Sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty
Trang 2111
P.GĐ KHSX Phạm M Hùng
P XÂY DỰNG Trần X Thanh
PHÒNG QA Trần T C
Hương
P.KT&RD
Tr n Văn T nh
P SẢN XUẤT 1 (245)
P. S N XU T 2 (292)
P. TP (MX) (447)
BAN ĐĐSX (4)
BAN KHSX (2)
CHUYÊN GIA
IP LINE
TISUE LINE
BAN ĐLCT (2)
BAN KSCLSP
IP LINE (1) TISSUE (1)
BAN KT NVL ĐV (9)
KHO NGUYÊN
LI U
T K THU T
XE KHO BTP
KHO TP
IP & TISSUE
KHO BAO BÌ HÓA CH T
P. TP (H NG YÊN) (… )
BAN CÔNG NGH (8)
BAN R&D (9)
BAN KTCL (QC) (MX 1: 40) (MX 2: 35)
P.BẢO TRÌ
Lê Ngọc Sang
P.GĐ TCHC Hoàng Th Chiến
ĐỘI THI CÔNG (7)
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY Đặng T Kiều Nguyệt
BAN H.CHÁNH Đặng V Nghĩa
BAN NHÂN
SỰ
Ng. Công Phú
KHO VT PH TÙNG
PHÒNG HC‐NS
BAN AT‐MT
PHÒNG QL KHO Nguyễn Q Định
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức nhà máy
Trang 222.2.3 Sản phẩm giấy tissue chủ lực của công ty
Dựa vào mức thu nhập, công ty giấy Sài Gòn đã đưa ra nhiều nhãn hàng phục
vụ cho các đối tượng người tiêu dùng khác nhau:
Thu nhập cao: nhãn hàng Bless you
Thu nhập khá: nhãn hàng Sentons
Thu nhập trung bình: nhãn hàng Saigon
Và trong mỗi dòng nhãn hàng trên đều có sự đa dạng về sản phẩm bao gồm các mặt hàng giấy vệ sinh cuộn, khăn hộp rút trên, khăn ăn Napkin nhiều kích cỡ, khăn y tế, khăn bỏ túi mini, tả lót… Một vài sản phẩm tissue tại công ty được thể hiện ở hình 2.1 và 2.2
Hình 2.1: Sản phẩm giấy vệ sinh và khăn ăn
Hình 2.2: Khăn hộp và giấy vệ sinh có lõi
Trang 232.3 Lý thuyết về sấy giấy
2.3.1 Khái niệm sấy giấy
Sấy là công đoạn làm khô giấy cuối cùng bằng cách dùng nhiệt làm bay hơi lượng nước còn lại trong tờ giấy Vì sau công đoạn ép nước còn lại trong tờ giấy dưới hai hình thức
+ Nước tự do là lượng nước tồn tại trên bề mặt xơ sợi nhưng không liên kết với xơ sợi và chúng dễ bốc hơi khi gặp nhiệt độ
+ Nước liên kết là lượng nước tồn tại trong các khe hay vách tế bào chúng
liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên rất khó bay hơi
Để lấy đi lượng nước còn lại này có thể dùng một phương pháp sấy hoặc hai, ba… tùy vào yêu cầu sản phẩm và tính chất giấy
2.3.2 Các phương pháp và thiết bị sấy cơ bản áp dụng trong công nghiệp giấy 2.3.2.1 Sấy tiếp xúc:
Là phương pháp sấy thông dụng trong ngành giấy nó được thực hiện bằng cách gia nhiệt vào vật liệu kim loại ( lô sấy) Khi sấy ta cho tờ giấy tiếp xúc trực tiếp với
bề mặt lô sấy Thông qua quá trình truyền nhiệt, nhiệt độ lô sấy ngày càng tăng làm nước trong tờ giấy bốc hơi Hình thức điển hình là dùng hơi quá nhiệt cấp vào bên trong lô sấy Nhiệt sẽ truyền qua lớp vỏ của lô, tiếp xúc với bề mặt tờ giấy
Phương pháp này thường được áp dụng trong sản xuất các loại giấy thông thường như: giấy in, giấy viết, giấy bao bì carton, giấy vệ sinh…nhưng tùy vào từng loại giấy mà ta chọn phương pháp sấy tiếp xúc nhiều lô ( carton, giấy in ), một lô ( giấy tissue) hay kết hợp cả hai ( carton, bao xi măng )
2.3.2.2 Sấy bằng buồng sấy:
Là phương pháp dùng không khí nóng thổi bên trong buồng sấy nơi có tấm giấy đi qua để làm khô giấy Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi sản xuất các loại giấy có độ xốp cao như sản xuất giấy lọc, sấy bột giấy bán thành phẩm
Trang 24Ngoài ra còn có phương pháp sấy bằng tia hồng ngoại, phương pháp sấy bằng lò cao tần hay lò vi sóng Phương pháp này áp dụng cho những sản phẩm giấy cao cấp vì chi phí sấy cho phương pháp này rất cao
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì sấy bằng lô sấy vẫn là phương pháp hiệu quả nhất so với các phương pháp sấy khác để sản xuất giấy (do chi phí thấp hơn) nhưng tùy theo sản phẩm yêu cầu mà ta có những tính toán kinh tế và chọn lựa phương pháp sấy hiệu quả (Cao Thị Nhung, Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy)
Để đánh giá hiệu quả sấy cần dựa trên ba chỉ tiêu quan trọng: hiệu suất bốc hơi , tiêu tốn hơi sấy và độ đồng đều theo chiều ngang của sản phẩm (Nguyễn Thị Ngọc Bích , Kỹ thuật xenlulô và giấy)
- Hiệu suất bốc hơi nước: là số kilôgram nước bốc hơi trên 1 giờ trên 1 mét vuông bề mặt tiếp xúc với trục sấy Thông số này phụ thuộc rất nhiều vào áp suất của hơi quá nhiệt bên trong trục sấy
- Tiêu tốn hơi sấy: là số kilôjul (hay kilôgram hơi quá nhiệt) cần cho 1 kilôgram nước bốc hơi Với một hệ thống sấy hiện đại, giá trị phổ biến là khoảng 1,3 kg hơi sấy/kg nước bốc hơi
- Độ đồng đều của quá trình sấy: được kiểm tra bằng độ ẩm theo chiều ngang của máy từ đầu ra chỗ bộ phận ép của băng giấy cho đến cuối buồng sấy
2.3.2.3 Sấy giấy tissue
Do giấy tissue có những yêu cầu đặc biệt như độ chun, mền mại, xốp, dai và giấy có định lượng thấp nên tờ giấy rất mỏng Vì mỏng nên ta không thể áp dụng phương pháp tiếp xúc nhiều lô rất dễ làm đứt giấy và cũng không có được những tính chất đặc biệt như yêu cầu Để sấy dược giấy này ta cần áp dụng hai phương pháp sấy:
+ Sấy tiếp xúc một lô sấy ( lô yankee): do sử dụng một lô sấy nên tờ giấy ít
di chuyển dẫn đến ít đứt Lô yankee đường kính lớn nên bề mặt tiếp xúc rộng giúp cho tờ giấy đạt độ khô mong muốn
Trang 25+ Sử dụng chụp hút như một buồng sấy: nhờ có chụp hút mà hai bề mặt giấy
có độ khô bằng nhau Khi tờ giấy rời khỏi lô ép độ ẩm còn cao tiếp xúc ngay với lô sấy và chụp hút nhiệt độ cao làm giấy thoát nước nhanh tạo nên khoảng trống trong
tờ giấy giúp nâng cao độ xốp Nhờ có chụp hút mà ta có thể dễ dàng tăng tốc độ máy mà các chỉ tiêu vẫn đạt yêu cầu
+ Để tạo độ chun ta cần một dao tạo nhăn ở cuối giai đoạn sấy
Tùy vào tốc độ máy, định lượng giấy mà ta tính toán lượng hơi cấp vào lô yankee cũng như là lượng nhiệt cần thiết cấp vào chụp hút
2.3.2.4 Lô yankee
Là khối hình trụ nằm ngang, làm bằng thép, được mài nhẵn bóng bề mặt
Đường kính lô từ 3.5-4.5 m, chiều dày của lô phải đồng đều và chiệu được áp lực lớn, hai đầu lô có nắp đậy, có chi tiết kết nối với truyền động, có kết nối đưa hơi nóng vào rút nước ngưng ra Nhiệm vụ của lô yankee là truyền nhiệt từ hơi nước nóng chứa trong thân lô đến bề mặt tờ giấy và làm bay hơi lượng nước trong tờ giấy Ngoài ra trong sản suất giấy tissue lô yankee còn có tác dụng làm giảm khả năng đứt giấy vì giấy chỉ đi qua mỏi lô yankee trong công đoạn sấy Trong sản suất giấy cần có độ nhẫn bề mặt cao thì lô yankee cũng đáp ứng được yêu cầu này Lô yankee thường được dùng trong sản suất giấy vệ sinh, carton, bao xi măng…
Hình 2.3: Lô sấy yankee
Trang 262.3.2.5 Chụp hút
Là phần mủ ôm sát vào lô yankee, thường được làm bằng hộp kim nhôm và
có cấu tạo như một buồng giấy Nhiệt cấp vào chụp hút lớn khoảng 340oC-500oC, vận tốc của dòng khí nóng này khoảng 90-180 m/s
Nhiệm vụ chính của chụp hút là làm khô mặt trên của tờ giấy và luân chuyển hơi ẩm ra khỏi vùng sấy nhầm nâng cao vận tốc chạy máy
Hình 2.4: Chụp hút
Trang 27Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra ở phần 1.3 Tôi thực hiện các nội dung
nghiên cứu sau:
Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất giấy tissue trên máy xeo Sasaki và trên PM6 Nó sẽ là cơ sở dữ liệu cho việc đi sâu vào nghiên cứu hệ thống sấy của máy xeo Sasaki nhầm làm rõ các vấn đề sau:
- Nguồn cấp hơi cho hệ thống
- Quá trình sấy trong
- Quá trình sấy ngoài
Trong quá trình khảo sát và trực tiếp vận hành máy tôi ghi nhận lại những bất cập ở hệ thống sấy máy xeo sasaki
Từ những bất cập trên tôi tiết hành tìm hiểu thiết bị máy nén nhiệt được sử dụng
trong quá trình sấy nhầm làm rõ vấn đề sau
- Khái niệm
- Cấu tạo
- Nguyên lý hoạt động
- Đánh giá hiệu quả sử dụng máy nén nhiệt
Thông qua quá trình tìm hiểu thiết bị và nền tản kiến thức bản thân tôi tiến hành nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhầm hoàn thiện hệ thống sấy tại nhà máy
- Những định hướng cãi tiến hệ thống sấy máy xeo Sasaki
- Những định hướng cãi tiến hệ thống sấy PM6
Trang 283.2 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế công nghệ sản suất giấy tissue trên máy sasaki và các tài liệu kỹ thuật của máy PM6
- Khảo sát thực tế hệ thống sấy sau khi lắp đặt máy nén nhiệt và tham khảo bảng vẽ hệ thống sấy trước khi lắp đặt
- Tham khảo tài liệu nội bộ của công ty cộng với sách báo và kinh nghiệm chạy máy của công nhân vận hành
- Trực tiếp vận hành máy Sasaki trong quá trình sản xuất để phát hiện những bất cập của hệ thống sấy
- Tiến hành lấy số liệu thực tế ( Sản lượng trong ngày, lượng hơi tiêu thụ cúa máy sasaki trong ngày sản xuất đó) trước và sau khi lắp đặt máy nén nhiệt cùng với tham khảo các hệ thống và phương pháp sấy giấy
- Thống kê phân tích số liệu để thiết lặp công thức tính hiệu quả tiết kiệm của máy nén nhiệt
- Sử dụng phương pháp lấy mẫu tại công ty để kiểm tra chất lượng giấy bán thành phẩm sau khi lắp đặt máy nén nhiệt
3.2.2 Phương pháp lấy số liệu thực tế
Do thời gia thực hiện đề tài sau thời gian lắp đặt máy máy nén nhiệt nên các
số liệu (sản lượng và lượng hơi sử dụng ) trước khi lắp đặt được lấy trên hệ thống lưu trữ dữ liệu của nhà máy Các số liệu sau khi lắp đặt được lấy dựa vào hệ thống lưu trữ và lấy trực tiếp từ quá trình khảo sát Kết quả được trình bày ở phần 4.3.4 và phụ lục của đề tài
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu tại công ty
Tại xưởng sản xuất tiến hành lấy mẫu trực tiếp trên cuộn bán thành phẩm xeo Việc lấy mẫu được tiến hành lấy ngẫu nhiên ở giữa cuộn và cuối cuộn bán thành phẩm từ máy xeo Sasaki tại những thời điểm khác nhau trong ngày Kết quả kiểm tra chất lượng từ việc lấy mẫu sẽ được so sánh với tiêu chuẩn bán thành phẩm để đánh giá
Trang 29 Định lượng: Định lượng là đại lượng được đo bằng số gam giấy trên một
đơn vị diện tích (m2) Và thông qua nó ta đánh giá độ dày mỏng của giấy
Phương pháp đo định lượng giấy tại nhà máy
o Đầu cuộn: Mẫu được lấy khi cuộn bán thành phẩm có kích thướt bằng 1/3 cuộn thành phẩm Khi đó ta dùng băng keo hai mặt để lấy 1 hoặc 2 lớp giấy trên cuộn bán thành phẩm và kiểm tra
o Giữa cuộn: khi mẫu giấy có kích thướt bằng 2/3 cuộn thành phẩm cách thức lấy mẫu giống như ở đầu cuộn
o Cuối cuộn: Khi cuộn bán thành phẩm rớt xuống ta bỏ vài lớp giấy đầu Sau đó bóc khoảng 3 lớp giấy kích thướt 20×30 cm Lấy lớp giấy trong cùng quan sát sơ bộ, gập đôi tờ giấy lại dùng tấm cắt bằng inox kích thước 10cm×10cm
áp sát vào mẫu giấy cần đo, bên dưới có kèm theo một tờ giấy tập hoặc báo để cố định mẫu và dùng kéo cắt theo đường viền tấm inox Sau đó lấy mẫu vừa cắt xong đem cân và chia đôi kết quả vừa cân ta sẽ thu được định lượng của mẫu giấy cần đo
Độ giãn dài ( độ chun )
Độ giãn dài là đại lượng được đo bằng chiều dài tăng thêm của giấy dưới tác dụng của lực kéo trước khi giấy bị đứt Đây là tiêu chuẩn quan trọng của giấy tissue Giá trị về khả năng chịu giãn của giấy thường được biểu thị bằng tỉ số % giữa chiều dài giấy được tăng lên và chiều dài ban đầu của giấy trước khi bị kéo giãn Khả năng chịu giãn của giấy phụ thuộc nhiều vào độ chun, sự mềm mại và sự liên kết giữa các sơ sợi dùng để làm giấy
Phương pháp đo độ giãn tại nhà máy:
Cùng với việc xác định định lượng của tờ giấy ta tiến hành đo độ giãn dài của tở giấy việc đo đọ giãn dài được thực hiện một cách rất thủ công Việc đo độ chịu giãn được thực hiện ngay sau khi đo định lượng của giấy bằng cách áp sát 1 cạnh của mẫu giấy vừa đo định lượng kích thước 10cm×10cm có chiều vết cắt song song với chiều MD vào 1 cây thước đo cầm tay, sau đó dùng lực của tay kéo giãn cạnh mẫu giấy ra cho đến khi giấy gần đứt, ghi lại chiều dài của cạnh mẫu giấy lúc bấy giờ
Trang 30Công thức tính độ giãn dài
Độ giãn dài = (chiều dài giấy sau kéo giãn – 10)/10*100%
Trong đó: Kích thướt chiều dài ban đầu là 10 cm
Độ chịu kéo
Độ chịu kéo của giấy là đại lượng được đo bằng đơn vị lực chịu kéo của giấy cho đến trước khi nó bị đứt hoặc được đo bằng đơn vị chiều dài là met hay kilomet (chỉ số đó còn được gọi là chiều dài đứt của giấy)
Độ chịu kéo của giấy phụ thuộc nhiều nhất vào liên kết giữa các sơ sợi, rồi tới
độ bền của bản thân sơ sợi, chiều dài sơ sợi Do vậy độ chịu kéo tăng khi độ nghiền của bột tăng, vì khi đó sơ sợi được chổi hóa làm tăng liên kết giữa các sơ sợi, và độ chịu kéo giảm khi tăng thành phần các chất độn, chất keo chống thấm trong giấy, vì
sự có mặt các chất này làm cản trở sự liên kết giữa các sơ sợi
Khi giấy được xeo trên máy xeo công nghiệp thường bao giờ cũng có độ chịu kéo (hay chiều dài đứt) theo chiều dọc tấm giấy lớn hơn chiều ngang tấm giấy, đó là
vì sơ sợi phân bố theo chiều dọc hơn là theo chiều ngang của tấm giấy
Phương pháp đo độ bền kéo của giấy tissue tại nhà máy
Được thực hiện trên máy đo độ bền kéo ZL-300A, theo tiêu chuẩn số QB/T 1053
Chuẩn bị mẫu:
Chỉ thực hiện đo mẫu khi cuộn giấy rời khỏi lô cuộn Trên cuộn bán thành phẩm ta lấy mẫu tại 3 vị trí đầu, giữa, cuối cuộn với kích thướt 30×50 cm Tại phòng thí nghiệm cắt mẫu giấy với kích thước 15mm*250mm (250mm là cắt theo chiều cần đo), chú ý dấu cắt phải thẳng và song song theo chiều cần đo
Mẫu giấy cần cắt được đặt trong 2 mảnh giấy có định lượng cao hơn như giấy carton, giấy in bìa nhầm tạo độ chính xác mẫu đo
Trình tự thao tác:
Chọn tốc độ tải: Theo quy định tiêu chuẩn nhà nước (GB/T 425-1989), mẫu thử từ bắt đầu tăng tải tốc độ đến thời gian đứt là 20± 5 S, trước tiên lấy 2-3 sợi mẫu làm chuẩn để chọn tốc độ Bấm nút cài đặt, sau đó bấm nút điều tốc, xác định tốc độ
hạ của đầu kẹp dưới, bảo đảm mẫu đứt trong vòng 20± 5 S Thông thường ta tiến
Trang 31hành đo trên 4 mẫu theo chiều CD và MD Mở kẹp mẫu trên cho 4 mẫu giấy vào kẹp lại Tách các mẫu ra riêng biệt, nhấn nút cho kẹp dưới nâng lên Mở kẹp dưới ra cho 1 mẫu giấy vào dùng tay kéo nhẹ mẫu cho hai mép giấy song song nhau rồi kẹp lại Tuyệt đối không để tay chạm vào phần mẫu giấy ở giữa hai kẹp giấy Mở chốt khóa kim hiển thị, ấn nút khởi động và đọc kết quả khi giấy đứt
Trở về vị trí ban đầu: Bấm nút nâng lên, sau đó bấm nút khởi động đầu kẹp dưới nâng lên vào vị trí ban đầu đo tự động dừng máy.Sau khi đo xong 4 mẫu theo chiều MD ta tiến hành đo 4 mẫu theo chiều CD Thông thường ta nên đo nhiều lần
để lấy sai số và ngăn ngừa sự đo bị hỏng
Công thức tính độ chiệu kéo
Độ khô: Cùng vơi việc xác định độ bền kéo tại phòng thí nghiệm tôi cắt 3
mẫu giấy tương ứng với 3 vùng trên cuộn giấy Mỏi mẫu có kích thước 10×10 cm
Trình tự thao tác:
Bước đầu tôi cân khối lượng từng mẫu ghi lại số liệu sau đo cho mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 105 oC trong 15 phút Khi đó tờ giấy gần như khô hoàn toàn tôi lại cân khối lượng và ghi lại số liệu từng mẫu
Công thức tính:
Gọi X là khối lượng mẫu ban đầu
Gọi Y là khối lượng mẫu sau sấy
Độ khô = 100% - độ ẩm
Độ ẩm = ( X- Y ) / X* 100%
Trang 32 Độ mềm mại
Độ mềm mại là khả năng của giấy dễ dàng chịu uốn theo tác dụng của lực bên ngoài, độ mềm mại của giấy được ghi nhận bằng cảm giác như vò nhẹ tờ giấy hay
xờ nhẹ bằng tay lên bề mặt tờ giấy
Độ mềm mại phụ thuộc vào độ mịn của bề mặt giấy, vào độ cứng và khả năng
xơ sợi di chuyển trong mạng lưới sơ sợi của tờ giấy Độ mềm mại là thông số quan trọng thể hiện chất lượng của các loại giấy tissue
Có rất nhiều phương pháp đo độ mềm mại như phương pháp TAPPI, phương pháp Chinke, phương pháp Cantilever, hệ thống ước lượng Kawabata (KES- F) Hiện nay nhà máy đo độ mềm mại của giấy bằng cách cho một nhóm người đánh giá, đây là phương pháp truyền thống và vẫn còn là cơ sở cho việc xác định khả năng thích hợp cho các phương pháp khác
Độ thấm hút
Khả năng thấm hút của giấy được đo bằng lượng chất lỏng mà giấy có thể thấm hút được khi giấy được ngâm trong chất lỏng rồi mang ra khỏi chất lỏng đó Tốc độ thấm hút theo các chiều khác nhau của tấm giấy thì cũng khác nhau: tốc độ thấm theo bề mặt thì nhanh hơn theo chiều dày của giấy, tốc độ thấm theo chiều máy giấy thì nhanh hơn theo chiều ngang của giấy
Độ thấm hút của một mẫu giấy đối với một chất lỏng phụ thuộc vào cấu trúc của giấy và bản chất của chất lỏng Ngoài ra quy trình sản xuất giấy cũng ảnh hưởng đến khả năng thấm hút của giấy như quy trình nghiền, ép, sấy vì khi những quy trình này làm tăng độ xốp của giấy thì sẽ làm tăng độ thấm hút của giấy Điều này cũng có nghĩa là độ thấm hút luôn tỉ lệ nghịch với độ chặt
Phương pháp đo độ thấm hút tại nhà máy
Được thực hiện trên thiết bị ZX-200 theo tiêu chuẩn QB/T 1662-92
Chuẩn bị mẫu: Số lượng mẫu 10 băng, kích thước 25*20 mm
Trình tự thao tác
Trước tiên vặn tay nắm, đưa bộ phận nâng hạ vào vị trí cao nhất, sau đó đưa máng chứa vào trên mặt bằng, chấm nước hoặc dung dịch vào khoảng không gian
Trang 33tấm vách trong máng chứa, khi dịch thể vượt quá mặt nước chuẩn dịch thể dư chảy vào không gian nhỏ Điều chỉnh bulong chân máy, giữ mặt phẳng nước trong máng chứa
Bộ phận nâng hạ ở vị trí cao nhất, tức là thiết bị trong trạng thái chuẩn bị, tại thước kẻ vạch dùng tấm thép ép giấy kẹp giấy mẫu, bên hông trong giấy mẫu có thể gần tấm định vị (tấm định vị ở giữa tấm thép ép giấy và tấm ngang), lúc này bên hông giấy mẫu cách thước đo gạch 0,5 mm
Thước đo gạch mỗi lần có thể kẹp 10 băng giấy mẫu khi đo một băng còn lại 9 băng gấp lại phía sau tấm ngang chờ lần sau đo tiếp Bên dưới giấy mẫu phải bằng với mũi nhọn thước kẻ vạch và bên dưới mẫu giấy đều vào trong dịch nước 5mm Vạch không của thước trùng với mực nước đồng thời mở đồng hồ bấm giây tiến hành đo dịch thể đo được từ từ nâng cao trên giấy theo thời gian yêu cầu, hoặc trắc định dịch thể nâng cao trong thời gian nhất định (mm), thời gian này kịp thời vặn tay nắm để thiết bị nâng hạ lên đến vị trí cao nhất tiến hành ghi lại thông số đo Nếu nước thấm trên mặt giấy theo chiều nghiêng hoặc đường cong, đọc kết quả theo độ cao bình quân, khi mẫu giấy nhiều lớp, lớp trong và lớp ngoài chiều cao hút ẩm khác nhau, đọc theo độ cao bình quân hút ẩm của các lớp Nước đã qua đo
sẽ thấp hơn mực chuẩn, nên bổ sung nước
Trang 34Các cách làm tăng độ trắng thông dụng như dùng chất độn, dùng một số chất màu xanh hoặc màu tím, dùng chất làm trắng quang học gia vào bột giấy trong quá trình xeo
Phương pháp đo độ trắng sáng và độ sáng
Việc đo độ trắng sáng được thực hiên rất đơn giãn Mẫu được lấy gồm 10 lớp
có kích thướt 10×10 cm Sau đó đặt mẫu vào đầu dò thiết bị Kết quả sẽ được hiển thị trên màng hình điện tử bên phải
Ngoài ra do yêu cầu của người tiêu dùng càng cao nên sản phẩm bán thành phẩm cần có một số tiêu chuẩn khác như:
+ Giấy không có mùi ( được đánh giá bằng cảm quan)
+ Độ bụi mè ( đếm bằng mắt)
Kết quả kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tổng hợp trong bảng 4.3.5
Trang 35Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quy trình công nghệ sản suất giấy tissue ở nhà máy Sài Gòn - Mỹ Xuân
Tại nhà máy giấy Sài Gòn – Mỹ xuân có hai xưởng sản xuất giấy tissue một xưởng đang hoạt động với công suất 55 tấn/ ngày Gồm 9 máy xeo nhỏ công nghệ Trung Quốc có khả năng sản suất được 30 tấn/ ngày Ngoài ra xưởng cũng có một máy xeo Sasaki công nghệ Nhật Bản có khả năng sản suất được 25 tấn/ ngày Bên cạnh xưởng đang hoạt động thì xưởng sản suất thứ hai đang trong giai đoạn lắp đặt với một máy xeo PM6 PM6 sở hữu công nghệ Andritz và có công suất 90 tấn/ ngày Sau đây là dây chuyền công nghệ của máy Sasaki và PM6
4.1.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy Sasaki
4.1.1.1 Quy trình công nghệ sản suất giấy ở máy Sasaki
Máy Sasaki được lắp đặt đầu tiên ở Nhật Bản được công ty mua lại năm 2003 với vận tốc thiết kế ban đầu 600 m/ phút Nhưng do điều kiện địa lý và môi trường sản suất khác nhau nên hiện tại máy chỉ hoạt động trong khoảng vận tốc 300- 415 m/ phút Quy trình công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy Sasaki được miêu tả bằng
sơ đồ 4.1
Trang 36Sơ đồ 4.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue ở máy Sasaki
Ch t phân tán
Bán thành phẩm xeo
Bể nước trắng
Bể chứa bột xeo
Thùng điều tiết
Bơm quạt
Hoá chất làm mềm và chất phá bọt,…
Sàng áp
l c s c p
Lọc ly tâm sơ cấp
Thùng đầu
Lô lưới hình thành
Lô cuộn
Ép trục bụng hút chân không
Sấy Yankee
Hòm hút chân không
Sàng áp lực thứ cấp
Bể trung gian
Lọc ly tâm hình côn
Hệ thống phun sương
Trang 374.1.1.2 Thuyết minh dây chuyền xeo giấy tissue ở máy Sasaki :
Huyền phù bột được bơm từ xưởng DIP của nhà máy Do máy sản xuất giấy
vệ sinh thường nên bột cấp cho xeo là 100% bột DIP Bột được bơm vào 2 bể Bể chứa là bể dự trữ cho bể đầu máy có thể tích 54 m3 và bể đầu máy là bể cấp bột cho thùng điều tiết có thể tích 63 m3 Cả 2 bể đều có nồng độ bột khoảng 3,5% Lưu lượng bột cấp lên thùng điều tiết được điều chỉnh bằng van tay Thùng điều tiết với
cơ cấu 5 vách ngăn, 1 đường vào, 1 đường hồi lưu, 1 đường đi vào bơm pha loãng nhằm ổn định nồng độ bột sau đó quay trở lại vách ngăn tiếp theo và 1 đường đi đến bơm quạt Nhờ kết cấu 5 khoang cộng với một bơm pha loãng mà nồng độ bột luôn
ổn định ở mức 2% khi đi vào bơm quạt
Sau thùng điều tiết bột đạt nồng độ 2% đi vào hệ thống bơm quạt để tiếp tục được pha loãng bằng nước trắng để đạt nồng độ 0,2% trước khi vào hệ thống sàng lọc tinh chỉnh Bơm quạt có hệ thống biến tầng giúp ta dễ dàng điều chỉnh lưu lượng dòng bột vào sàng Hòa vào dòng nước trắng còn có dòng bột hồi lưu từ thùng đầu, dòng bột sau sàng thứ cấp và dòng hợp cách của lọc cấp 2 Sự khác biệt của máy 10 so với các máy xeo tissue khác là sàng áp lực sơ cấp được lắp trước thiết bị lọc Công đoạn sàng sử dụng sàng khe áp lực để loại bỏ các sợi bột vón cục lại hay các bó xơ sợi và công đoạn lọc là hai bình lọc tầng dạng đứng đặt song song với nhau nhầm loại bỏ các tạp chất nặng như kim loại, cát, đá dòng không hợp cách của sàng và lọc thì được gom về bể trung gian Lọc cấp 2 được lắp đặt nhằm tận dụng lại lượng xơ sợi còn xót trong dòng thải Tạp chất từ lọc thì được thải xuống mương Xơ sợi thì đi vào bơm quạt
Huyền phù bột khoảng 0,2% được gia chất phân tán với lưu lượng 900-1100 rpm thật đều trên đoạn ống bột ngay sau lọc cấp 1 trước khi đi vào hệ thống phân phối bột hình côn của thùng đầu Và từ thùng đầu bột được hệ thống môi phun phun thật đều lên lô lưới Thùng đầu của máy 10 là dạng thùng đầu kín có 20 điểm cấp bột vào môi phun Sau lô lưới tờ giấy ướt được bắt áp sát vào tấm chăn ở phía trên đạt độ khô (nồng độ) 17%, tiếp đó tờ giấy cùng chăn đi qua hòm hút chân không để đạt độ khô 25% rồi đi vào khe ép ở trục bụng đạt nồng độ 40% trước khi được tách