1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH

125 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 764,41 KB

Nội dung

4.3 Lập kế hoạch 4.3.1 Xác định khía cạnh môi trường Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm: - Xác định đầu vào, đầu ra của hoạt động từ đó xác định các khía cạnh m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

-  -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG THU Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07 /2011

Trang 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG THU

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

Ks BÙI THỊ CẨM NHI Ths VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 07 năm 2011

Trang 3

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ HỒNG THU Mã số SV: 07149133

Khóa học: 2007 – 2011 Lớp: DH07QM

1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy Sản xuất ống PVC – Công ty Cổ Phần Cáp

Nhựa Vĩnh Khánh

2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam Và trên

thế giới

 Tổng quan và các vấn đề môi trường của Nhà máy Sản xuất ống PVC – Công ty

Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh

 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho Nhà máy Sản

xuất ống PVC – Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh

 Kiến nghị thực hiện ISO 14000 tại đơn vị

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2011 và kết thúc: tháng 06/2011

4 Họ tên GVHD 1: Ks BÙI THỊ CẨM NHI

Trang 4

i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cũng như quãng thời gian thực tập tại Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh Tôi xin chân thành:

Cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cả thầy cô giáo khoa Môi trường và Tài nguyên đã giảng dạy cho tôi những kiến thức quý bấu trong suốt thời gian học tập, và cảm ơn Cô Ks Bùi Thị Cẩm Nhi đã giúp đỡ tận tình cùng những tình cảm mà Cô dành cho tôi

Chân thành cảm ơn Cô Ths Vũ Thị Hồng Thủy đã giảng dạy, truyền đạt ân cần những kiến thức quý báu, những tình cảm tốt nhất của Cô dành cho tôi trong thời gian qua

Cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC và anh Lê Anh Kim đã giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cảm ơn tất cả các thành viên lớp DH07QM đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của tôi

Lời cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm trên đã dành cho tôi

Tp Hồ Chí Minh, Ngày tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Thu

Trang 5

ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009” được thực hiện tại Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC của Công ty Cổ Phần Cáp – Nhựa Vĩnh Khánh Với việc xác định các khái cạnh môi trường, khía cạnh môi trường đáng kể, đưa ra các chỉ tiêu, mục tiêu và chương trình môi trường sẽ giúp môi trường Nhà máy được cải thiện đáng kể và đem lại nhiều lợi nhuận

Đề tài bao gồm các nội dung sau:

 Tổng quan về ISO 14000 và ISO 14001: Sự ra đời, cấu trúc và thành phần, lợi ích và khó khăn khi áp dụng ISO 14001

 Giới thiệu về Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC: Quá trình phát triển của Nhà máy, quy trình sản xuất và hiện trạng môi trường phát sinh

 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC

Trang 6

iii

MỤC LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi

MỤC LỤC HÌNH vii

MỤC LỤC BẢNG vii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Nội dung đề tài 1

1.4 Phương pháp thực hiện đề tài 2

1.5 Phạm vi và giới hạn của đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ ISO 14001:2004/COR.1:2009 3

2.1 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 3

2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3

2.1.2 Cấu trúc và thành phần của ISO 14000 3

2.1.3 Mục đích áp dụng ISO 14000 4

2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 5

2.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor.1:2009 5

2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009 6

2.2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 trên thế giới và Việt Nam 8

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC 10

3.1 Giới thiệu chung 10

Trang 7

iv

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 10

3.1.2 Giới thiệu chung về Nhà máy 10

3.1.3 Vị trí địa lý 11

3.1.4 Cơ cấu tổ chức 11

3.1.6 Nhu cầu sử dụng nước, điện 13

3.1.7 Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị 14

3.2 Quy trình công nghệ sản xuất 14

3.3 Hiện trạng môi trường tại Nhà máy 15

3.3.1 Môi trường không khí 15

3.3.2 Nước thải 17

3.3.3 Chất thải rắn 18

3.3.4 Công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động 19

3.4 Các biện pháp đã được áp dụng tại nhà máy sản xuất ống nhựa PVC 19

3.4.1 Không khí 19

3.4.2 Nước thải 20

3.4.3 Chất thải rắn 20

3.4.4 Công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động 20

Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO14001 TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC 21

4.1 Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban môi trường 21

4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT 21

4.1.2 Thành lập ban môi trường 21

4.2 Chính sách môi trường 22

4.3 Lập kế hoạch 22

Trang 8

v

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường 25

4.4 Thực hiện và điều hành 26

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 26

4.4.2 Năng lực đào tạo và nhận thức 26

4.4.3 Trao đổi thông tin 26

4.4.4 Tài liệu 27

4.4.5 Kiểm soát tài liệu 27

4.4.6 Kiểm soát điều hành 28

4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp 29

4.5 Kiểm tra 29

4.5.1 Giám sát và đo lường 29

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 30

4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 30

4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 31

4.5.5 Đánh giá nội bộ 31

4.6 Xem xét của lãnh đạo 32

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

5.1 Kết luận 33

5.2 Kiến nghị 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 10

vii

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc và thành phần ISO 14000 4

Hình 2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/COR.1:2009 7

Hình 3: Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty CP Cáp - Nhựa Vĩnh Khánh 3

Hình 4: Sơ đồ quy trình sản xuất ống nhựa PVC 14 

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu 13 

Bảng 2: Nhu cầu sử dụng trang thiết bị, máy móc 14 

Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực Nhà máy 16 

Bảng 4: Kết quả phân tích mẫu xung quanh Nhà máy 16 

Bảng 5: Kết quả đo đạc chất lượng nước thải vị trí hố ga tập trung trước khi xả vào hệ thống chung trong khu vực 17 

Bảng 6: Kết quả đo đạc chất lượng nước tại vị trí nước làm nguội hệ thống 18 

Bảng 7: Danh mục khía cạnh môi trường đáng kể 23 

Bảng 8: Danh mục yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 24 

Trang 11

Bởi lẽ đó các công ty không những chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến chất lượng môi trường, thể hiện qua các báo cáo giám sát chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường, sản xuất sạch hơn, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ISO 9001:2008 Điều này sẽ giúp công ty trong việc muốn xây dựng ISO 14001

dễ dàng hơn để từ đó chất lượng môi trường được tốt hơn nữa, làm được điều này là đã đáp ứng tốt cho xã hội theo yêu cầu của con người về chất lượng sản phẩm và môi trường Do đó đề tài “ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO

BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 ” đối với Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC tại Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh được thực hiện

Tìm hiểu thực tế về quy trình sản xuất và hiện trạng môi trường tại Nhà máy

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Trang 12

1.4.2 Thu thập tài liệu

Sơ đồ về cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất sản phẩm

Dữ liệu về môi trường không khí, nước, chất thải ở Nhà máy

1.4.3 Thu thập ý kiến

Phỏng vấn và tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo Nhà máy sản xuất PVC

Tham khảo, hỏi ý kiến các thành viên làm việc tại Nhà máy

1.4.4 Tổng hợp tài liệu

Từ những gì đã thu được sẽ được tổng hợp

1.5 Phạm vi và giới hạn của đề tài

1.5.1 Phạm vi đề tài

Địa điểm: Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh

Thời gian thực hiện: Từ 03/2011 đến 06/2011

Đối tượng: Các hoạt động sản xuất sản phẩm, các nhóm và phòng ban có liên quan

về môi trường tại Nhà máy

1.5.2 Giới hạn đề tài

Đề tài được xây dựng trên lý thuyết, chưa tính toán chi phí và chưa áp dụng vào thực tế do đó việc không phù hợp và thiếu sót trong việc tìm ra các lỗi trong hệ thống

là không tránh khỏi

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 3

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ ISO 14001:2004/COR.1:2009

2.1 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000

2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Năm 1991, ISO (Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hoá – Internation Organization Satndardization) cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật mạ thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước

ISO đã cam kết thiết lập Tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992 Năm 1992, ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này Năm 1996, ban hành ISO 14001

Tháng 11 năm 2004 ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Ngày 29/12/2010, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được sửa đổi thành tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

2.1.2 Cấu trúc và thành phần của ISO 14000

Cấu trúc và thành phần của ISO 14000 được tóm tắt như sau:

Trang 14

Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)

Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)

Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)

Hệ thống quản lý môi trường

(EMS)

Đánh giá kết quả hoạt động

môi trường (EPE)

Kiểm toán môi trường (EA)

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 5

ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức

2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

2.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor.1:2009

ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, nó đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất, dịch vụ bảo

vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình

Hệ thống Quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức

có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục

Hệ thống quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho đất nước phát triển bền vững

Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống:

- Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm

- Việc thực hiện là tự nguyện

- Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan

- Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm

Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:

- Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT

- Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công bố

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 6

- Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác

- HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi một tổ chức bên ngoài cấp

- Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này

2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009

HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình “Plan, Do, Check, Act” nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục

Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT ISO 14001 được mở rộng thành 17 yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu phần chính bao gồm chính sách môi trường, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động khắc phục và xem xét của lãnh đạo

Các yếu tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường Kết quả cuối cùng của sự tương tác giữa các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ hệ thống Với sự cải tiến liên tục của HTQLMT, tổ chức có thể đạt được lợi ích thứ cấp là sự cải tiến liên tục của kết quả hoạt động môi trường

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 7

Hình 2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/COR.1:2009

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH

- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn

- Năng lực, đào tạo và nhận thức

- Thông tin liên lạc

- Hệ thống tài liệu

- Kiểm soát tài liệu

- Kiểm soát điều hành

- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp

KẾ HOẠCH

- Khía cạnh môi trường

- Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

- Mục tiêu, chỉ tiêu, và chương trình môi trường

Chính sách môi trường Xem xét của

lãnh đạo

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 8

2.2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 trên thế giới và Việt Nam

2.2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 trên thế giới

Tính đến cuối tháng 12/2008 có ít nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001:2004 (ISO 14001:2004/Cor.1:2009) được cấp ở 155 quốc gia Như vậy năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (ISO 14001:2004/Cor.1:2009) tăng lên là 34.243 ở 155 quốc gia so với

năm 2007 là 154.572 trong 148 quốc gia Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007

2.2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Việt Nam

Lợi ích

Khi áp dụng ISO 14001 sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:

Đối với lĩnh vực môi trường:

- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục

- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục

- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra

- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái

- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức

- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường

Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:

- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng, nâng cao cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch

- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 9

- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín

- Cải tiến việc kiểm soát các chi phí

- Tiết kiệm được vật tư và năng lượng

Đối với lĩnh vực pháp lý:

- Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trường

- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng

- Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền

Khó khăn

 Về vấn đề nhận thức

Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, sự hiểu biết về tầm quan trọng của HTQLMT chưa cao, nó còn mới đối với các doanh nghiệp

 Về tài chính

Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức phải bỏ ra một khoản chi phí khá cao cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT Do đó nó sẽ là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp muốn xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001 Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Về nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện

Nguồn lực như: Thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên còn thiếu, nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của các điều khoản ISO 14001 khi cần thay đổi trong cơ cấu và trong

tổ chức Ngoài ra, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm áp dụng nên không muốn áp dụng

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 10

Chương 3

TỔNG QUAN

VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC

3.1 Giới thiệu chung

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Tư Doanh Cao Su Nhựa Vĩnh Khánh, được thành lập vào năm 1993 tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương)

Tháng 6 năm 2003, Vĩnh Khánh cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Vĩnh Khánh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000070 ngày 02/06/2003 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp Năm 2005, Công ty chính thức mang tên Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh với vốn điều lệ là 85 tỷ đồng

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, từ một xí nghiệp nhỏ sản xuất ống nhựa công suất trung bình 2000 tấn/ năm, đến nay Vĩnh Khánh đã mở rộng quy mô và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh doanh hợp lý, có khả năng cung cấp trung bình một năm 480.000 thùng cáp mạng LAN, 60.000 km dropwire, 6.000 tấn nhựa và 36.000

km cáp quang

3.1.2 Giới thiệu chung về Nhà máy

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC thuộc Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh

có sự đóng góp lớn, sản phẩm của Nhà máy đã đóng góp 20% trong cơ cấu doanh thu

và 68% trong tổng lợi nhuận năm 2009 cho Công ty, là mặt hàng sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Nhà máy lẫn Công ty, bình quân tăng trưởng 15%/năm

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 11

Nhà máy hiện có 5 dây chuyền sản xuất ống nhựa PVC và 3 dây chuyền sản xuất ống PE, trong đó có một dây chuyền đầu tư năm 2009, sản xuất ống PE thoát nước có đường kính 1200 Sản phẩm ống nhựa PVC có đường kính từ 21 đến 400, Nhà máy tiếp tục đầu tư vào sản xuất ống HDPE đa dạng các quy cách ống, đầu tư mở khuôn ống HDPE gân xoắn cho thoát nước, tưới tiêu Nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền ống nhựa PVC sản xuất ống PVC đến phi 600, cung cấp chủ yếu cho các công trình cấp nước

Địa chỉ: Bình An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Lĩnh vực sản xuất chính: Nhựa các loại, nhựa PVC, PE, phụ tùng ống gang ngành cấp thoát nước , ống HDP, ống nhựa hai lớp uPVC-HDPE, ống nhựa uPV.

Năng suất: 300 Tấn/tháng

3.1.3 Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp Công ty TNHH sản xuất đũa tre Châu Thới

Phía Nam và phía Tây giáp khu dân cư

Phía Đông giáp xưởng sản xuất Giấy Vàng Mã, cách không xa khu vực Nhà máy là đường quốc lộ 20 dẫn đi Biên Hòa, rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa

3.1.4 Cơ cấu tổ chức

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 12

Hình 3: Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty CP Cáp - Nhựa Vĩnh Khánh

Ngành nhựa

Ngành vỏ xe Ngành cáp

Sales Admines

Phòng kế toán

Phòng kế hoạch hành chính

Phó phòng HCNS

Quản lý ATLD

Chuyên viên nhân sự

Ban kiểm soát

IT Chăm sóc khách hàng

Ban ISO

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Văn phòng tổng giám đốc

Đại hội đồng cổ đông

Chuyên gia

Trợ lý nghiên cứu

Trang 23

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 13

3.1.5 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu

Bảng 1: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu

3 Bột đá Tấn 137

(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý III năm 2010)

3.1.6 Nhu cầu sử dụng nước, điện

3.1.6.1 Nhu cầu sử dụng nước

Sử dụng nguồn nước cấp từ Nhà máy nước Bình Dương, nguồn nước sử dụng chủ

yếu là nước dùng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, hầu như không sử dụng

nhiều nước trong quá trình sản xuất (lượng nước làm nguội được sử dụng tuần hoàn)

Nhu cầu nước tính khoảng 5m3/ngày, tổng lượng nước tiêu thụ trong quý là 5m3/ ngày

x 26 x 3 = 390 m3

3.1.6.2 Nhu cầu sử dụng điện

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC sử dụng nguồn điện lưới quốc gia theo đồng hồ

riêng, lượng điện tiêu thụ trong quý là 276321 kw

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 14

3.1.7 Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị

Bảng 2: Nhu cầu sử dụng trang thiết bị, máy móc

(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý III năm 2010)

3.2 Quy trình công nghệ sản xuất

Hình 4: Sơ đồ quy trình sản xuất ống nhựa PVC

Resin, phụ gia, điện

Bụi, tiếng ồn, nhiệt thải, chất thải rắn

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 15

Nguyên liệu là Resin cùng với các phụ gia được phối trộn chung với nhau, sau khi phối trộn xong sẽ được định hình bằng máy ép đùn, tại đây quá trình gia nhiệt và định hình xảy ra Sản phẩm của quá trình định hình sẽ được làm lạnh và quá trình này có định hình dáng qua máy cắt, máy nong đầu ống, máy tiện nhẵn đầu ống đến giai đoạn hình thành sản phẩm

3.3 Hiện trạng môi trường tại Nhà máy

3.3.1 Môi trường không khí

3.3.1.1 Khí thải, nhiệt

Nhiệt lượng tỏa ra từ khu vực trộn của máy Mixer hoạt động ở 1600C, phát sinh từ các mô tơ, máy trộn, vì tại đây cần một lượng hơi nóng khoảng 1200C để gia nhiệt, nhiệt thừa từ khu vực này góp phần tăng nhiệt độ trong nhà xưởng Đồng thời hơi nóng từ mái tôn hắt xuống làm tăng nhiệt độ trong xưởng, khí thải do các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm gây ra

3.3.1.2 Bụi

Bụi sinh ra trong quá trình phối trộn nguyên liệu, hàm lượng bụi sinh ra chủ yếu do quá trình nạp nguyên liệu vào xyclon chứa, quá trình chuyển nguyên liệu vào máy gia nhiệt bằng vít xoắn đơn, máy nghiền, máy cắt, từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm và phát sinh do máy trộn nguyên liệu đã cũ, bị hở các khớp nối và sau khi trộn xong xả xuống phễu chứa

3.3.1.3 Tiếng ồn, rung

Phát sinh từ quá trình vận hành của máy nghiền, máy trộn, máy tiện, máy làm nguội ống, quá trình cắt, xay phế phẩm làm nguyên liệu trở lại Trong điều kiện lao động, người công nhân phải tiếp xúc với máy móc thiết bị nên dễ tạo tâm lý mệt mỏi, nhứt đầu, đặc biệt giảm thính giác người công nhân, có thể vì đều đó sẽ làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến doanh thu Nhà máy

Trang 26

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 16

3.3.1.4 Kết quả đo đạc chất lượng không khí

Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực Nhà máy

Tiếng

ồn leq, dBA

Bụi mg/m3 NO2

Tiếng

ồn leq, dBA

Bụi mg/m3

NOx mg/m3

SO2 mg/m3

CO mg/m3 HCL

Trang 27

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 17

3.3.2 Nước thải

3.3.2.1 Nước dùng cho sinh hoạt

Nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động của công nhân viên như rửa, vệ sinh ăn uống tại khu vực căn tin, tắm giặt nên thành phần có trong nước chủ yếu là các chất hữa cơ, BOD5, COD, TSS, tổng Nitơ…

3.2.3.2 Nước dùng cho sản xuất

Trong công nghệ sản xuất sử dụng nước không nhiều, nước chủ yếu là để làm nguội thiết bị và lượng nước này gần như hoàn toàn liên tục thông qua tháp giải Ngoài

ra còn sử dụng nước cho rửa ống, nước dùng cho công tác PCCC

3.2.3.3 Kết quả đo đạc chất lượng nước thải

Bảng 5: Kết quả đo đạc chất lượng nước thải vị trí hố ga tập trung trước khi xả vào hệ

thống chung trong khu vực

Trang 28

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 18

Bảng 6: Kết quả đo đạc chất lượng nước tại vị trí nước làm nguội hệ thống

3.3.3.1 Chất thải không nguy hại

Từ quá trình sinh hoạt:

Trong quá trình sinh hoạt của nhân viên văn phòng hành chính, công nhân Nhà máy, chất thải phát sinh ra như bao bì nilông, cơm thừa, hộp nhựa, giấy, chai nhựa

Từ quá trình sản xuất:

Vỏ bao đựng phụ gia, vụn nhựa bị cháy xém, phế liệu hư hỏng, sản phẩm kém chất lượng bị loại bỏ, tấm gỗ hư mục

3.3.3.2 Chất thải nguy hại

Dầu nhớt, mỡ bôi trơn cho các máy móc tại Nhà máy, bóng đèn hư hỏng do việc phục vụ chiếu sáng, dẻ lâu dính nhớt, các thiết bị của máy móc bị hư có dính mỡ nhớt, thùng phi chứa nhớt, vật dụng y tế thải bỏ

Trang 29

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 19

3.3.4 Công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động

Các sự cố có thể xảy ra cho công nhân và xưởng như đột ngột phát các tia chớp điện, cháy nổ từ các máy, tai nạn nghề nghiệp như giảm thính giác, điếc, bực bội trong người

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC đã lắp đặt hệ thống PCCC, sắp xếp hàng hoá đúng nơi quy định TCVN 3890:2009 Mời công an PCCC khu vực Dĩ An tỉnh Bình Dương đến Nhà máy tập huấn cho đội ngũ công nhân viên 1 lần/năm và đã tổ chức các khóa đào tạo về an toàn lao động

3.4 Các biện pháp đã được áp dụng tại nhà máy sản xuất ống nhựa PVC 3.4.1 Không khí

3.4.1.1 Bụi

Để hạn chế sự ô nhiễm bụi, Nhà máy cho tiến hành:

- Nâng cấp, cải tiến thiết bị

- Lắp đặt hệ thống lọc bụi tay áo tại khu vực trộn nguyên liệu nhằm thu hồi triệt để lượng bụi phát sinh trong quá trình trộn, phát tán bụi ra môi trường xung quanh

- Trồng cây xanh xung quanh khu vực Nhà máy

3.4.1.2 Ồn và rung

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC đã áp dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến vào quá trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn đến công nhân vận hành cũng như khu vực lân cận

Cung cấp bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân vận hành máy sản xuất

Nhắc nhở bộ phận cơ điện bảo trì kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị Lắp đệm cao su và lò xo chống rung cho các thiết bị có công suất lớn

3.4.1.3 Khí thải và nhiệt

Quy định tốc độ cho phép trong khuôn viên Nhà máy nhằm hạn chế sự phát tán khí thải và bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển, bốc xếp hàng trong Nhà máy

Trang 30

Chất thải từ quá trình sinh hoạt, chất thải nguy hại được thu gom và hợp đồng với Công ty Dịch vụ công cộng Hợp Tác Xã Bình An đến Nhà máy thu gom hàng ngày, lượng chất thải này phát sinh với số lượng khoảng 430kg/ quý

3.4.4 Công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động

Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài Nhà máy Thực hiện thường xuyên các khoá học về chương trình

vệ sinh, quản lý chất thải của Nhà máy

Thường xuyên nhắc nhở công nhân viên về việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong Nhà máy, khám bệnh theo định kỳ cho công nhân viên

Khuyến khích các sáng kiến bảo vệ môi trường, tổ chức các khoá đào tạo về 9001:2008, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm và PCCC

Trang 31

Các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động liên quan

Các vấn đề về môi trường như nước thải, chất thải rắn, khí thải, phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động

Sự tham gia của bên hữa quan

4.1.2 Thành lập ban môi trường

Nhà máy cần triển khai thành lập ban ISO chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, giám sát vận hành HTQLMT, và cần có sự tham gia của đại diện lãnh đạo, đồng thời sự tham gia của nhân viên môi trường là cần thiết để hỗ trợ cho lãnh đạo khi xây dựng HTQLMT

Ban ISO bao gồm nhiều thành viên

- ĐDLĐ của Nhà máy

- Đại diện phân xưởng

- Nhân viên môi trường

- Đơn vị tư vấn bên ngoài (có thể có hoặc không)

Trang 32

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 22

4.2 Chính sách môi trường

Ban lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách môi trường của tổ chức Lãnh đạo Nhà máy cần thiết lập, thực hiện, duy trì các cam kết khi xây dựng HTQLMT như:

- Luôn làm cho môi trường được cải thiện

- Chính sách phải có cam kết tuân thủ pháp luật, quy định tương ứng về môi trường và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ

- Thường xuyên cập nhật thông tin về môi trường vừa ban hành hay thay thế

- Sử dụng nguyên nhiên vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường

- Nâng cao nhận thức cho toàn cán bộ công nhân viên, chương trình khen thưởng cho các thành viên có ý tưởng sáng tạo tốt về bảo vệ môi trường

- Chính sách môi trường phải được phổ biến rộng rãi và phải được lập thành văn bản

4.3 Lập kế hoạch

4.3.1 Xác định khía cạnh môi trường

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm:

- Xác định đầu vào, đầu ra của hoạt động từ đó xác định các khía cạnh môi trường

- Nắm rõ việc sử dụng điện, nước, phát thải khí, chất thải rắn, PCCC và an toàn lao động

- Xác định các khía cạnh môi trường đáng kể, từ đó đưa ra các nhận xét Việc đánh giá dựa vào các tiêu chí: Pháp luật, bản chất, mức độ, tần suất, kiểm soát

- Tổ chức phải duy trì, lập thành văn bản thông tin này và cập nhật chúng

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 01: Xác định khía cạnh môi trường

Trang 33

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 23

Bảng 7: Danh mục khía cạnh môi trường đáng kể

Bảo trì hệ thống máy phát

Trang 34

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 24

4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

Từ các khía cạnh môi trường đáng kể mà tổ chức Nhà máy phải tuân thủ, thiết lập, thực hiện, duy trì, cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường liên quan đến các khía cạnh môi trường đã được xác định

Phòng ban có trách nhiệm lưu giữ kiểm soát và cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

Các yêu cầu pháp luật tương ứng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành cần được xem xét khi thiết lâp, thực hiện và duy trì HTQLMT cho mình

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 02: Xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Bảng 8: Danh mục yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Luật Bảo vệ môi trường (sửa

đổi) Quốc hội Điều 66,67,68,77,78 – Chương VIII: Quản lý chất

TCVN 6705:2009 - Chất thải

rắn thông thường - Phân

loại

Bộ khoa học và công nghệ

Toàn bộ

Trang 35

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 25

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường

4.3.3.1 Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

Tổ chức cần thiết lập, thực hiện, duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và được lập thành văn bản tại các cấp khác nhau trong tổ chức Khi thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu

môi trường, Nhà máy cần xem xét đến các yếu tố:

- Đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ

- Nhất quán với chính sách môi trường

- Phản ánh đầy đủ các khía cạnh môi trường đáng kể của các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động có liên quan

- Các mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp với chính sách môi trường như tài chính, nguồn nhân lực, thời gian, công nghệ, sự tham gia về quan điểm của các bên hữu quan

- Mục tiêu, chỉ tiêu phải được tất cả các thành viên trong Nhà máy biết thông qua thông tin liên lạc

Tham chiếu: Thủ tục TT – 03: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

4.3.3.2 Chương trình quản lý môi trường

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của mình

Chương trình phải định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu ở từng

bộ phận chức năng và cấp độ thích hợp trong tổ chức

Chương trình cần xác định rõ các biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu Nếu một dự án liên quan đến các triển khai mới, đến các hoạt động sản xuất hoặc sữa đổi thì chương trình cần phải được điều chỉnh tương ứng để đảm bảo rằng quản lý môi trường áp dụng cho các dự án đó

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 03: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

Trang 36

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 26

4.4 Thực hiện và điều hành

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

Lãnh đạo Nhà máy cần cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và kiểm soát HTQLMT Các nguồn lực bao gồm: nhân lực, cơ sở hạ tầng của tổ chức, công nghệ, nguồn tài chính, kỹ năng chuyên môn hoá

Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn phải được quy định cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận

Ban lãnh đạo của tổ chức phải bổ nhiệm một hoặc một vài đại diện của lãnh đạo cụ thể có các vai trò, trách nhiệm và quyền lực nhằm đảm bảo các yêu cầu của HTQLMT được thiết lập, thực hiện, duy trì phù hợp với tiêu chuẩn này

Báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT cho ban lãnh đạo để xem xét và dùng làm cơ sở cho việc cải tiến HTQLMT

4.4.2 Năng lực đào tạo và nhận thức

Tổ chức phải đảm bảo bất cứ những người nào thực hiện các công việc của tổ chức trên danh nghĩa có khả năng tác động môi trường đáng kể mà tổ chức xác định phải có

đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ mà họ được phân công Thành viên tham gia vào hệ thống phải có trình độ phù hợp, đủ năng lực trên cơ sở được đào tạo kinh nghiệm thích hợp

Tổ chức cần mở các lớp đào tạo cho các thành viên tham gia vào hệ thống quản lý môi trường nhằm xác định rõ tính hiệu quả của từng thành viên trong việc đào tạo này Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 04: Đào tạo, nhận thức, nhân lực

4.4.3 Trao đổi thông tin

Thông tin liên lạc cần được thiết lập, thực hiện, duy trì khi xây dựng HTQLMT, bao gồm:

- Thông tin nội bộ: thông tin từ trên xuống, từ dưới lên và khắp các cấp trong tổ chức

Trang 37

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 05: Trao đổi thông tin

4.4.4 Tài liệu

Tổ chức phải thiết lập và duy trì thông tin bằng văn bản hoặc bằng dạng điện tử nhằm mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý và tác động qua lại của chúng và đưa ra các hướng dẫn đối với tài liệu có liên quan

Tài liệu HTQLMT của Nhà máy bao gồm:

- Chính sách, mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường

- Mô tả phạm vi của HTQLMT

- Các hướng dẫn công việc

- Các tài liệu, kể cả hồ sơ theo yêu cầu của ISO 14001

- Các tài liệu, kể cả hồ sơ được Nhà máy xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu lực của việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá trình liên quan đến KCMTĐK của Nhà máy

4.4.5 Kiểm soát tài liệu

Tổ chức phải thiết lập, duy trì thủ tục kiểm soát tài liệu nhằm đảm bảo rằng:

- Tài liệu phải được để đúng vị trí, được xem xét định kỳ, duyệt lại khi cần thiết và được phê chuẩn đầy đủ của người có thẩm quyền

Trang 38

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 28

- Các văn bản hiện thời của các tài liệu phải có sẵn khi cần thiết

- Các tài liệu không còn sử dụng nữa phải loại bỏ hoặc tài liệu không còn sử dụng nhưng được lưu giữ do yêu cầu pháp luật, mục đích bảo lưu kiến thức thì các tài liệu này phải có dấu hiệu nhận dạng thích hợp để phân biệt để tránh sử dụng nhầm lẫn

- Việc lập và bổ sung các tài liệu phải được phân công trách nhiệm rõ ràng

- Các tài liệu phải rõ ràng, ghi rõ ngày tháng cập nhật, có thể xác định và lấy ra sử dụng dễ dàng và phải được lưu giữ theo một trật trự

Hiện tại Nhà máy đã có chương trình “5S” nên rất dễ dàng trong việc kiểm soát tài liệu

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 06: Kiểm soát tài liệu

4.4.6 Kiểm soát điều hành

Yêu cầu của thủ tục này là tổ chức phải xác định các quá trình và các hoạt động bao gồm cả việc bảo trì có liên quan đến khía cạnh môi trường và nằm trong chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu Sau đó tổ chức phải đảm bảo rằng những quá trình và hoạt động được thực hiện theo những điều kiện sau:

- Thiết lập và duy trì các thủ tục ở các nơi dễ bị chệch hướng với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

- Quy định các điều kiểm soát hoặc chuẩn mực hoạt động trong các thủ tục

- Thiết lập, duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường đáng kể

- Truyền đạt phổ biến các yêu cầu và thủ tục có liên quan cho các nhà thầu, nhà cung ứng Tổ chức phải đảm bảo các hoạt động của các nhà thầu, nhà cung ứng không ngược với chính sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và toàn bộ HTQLMT của tổ chức

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 07: Kiểm soát điều hành và kèm theo Hướng dẫn công việc HDCV – 07 – 01: Kiểm soát tài nguyên, nguyên vật liệu, HDCV – 07 – 02:

Trang 39

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 29

Kiểm soát chất thải rắn, nước thải, khí thải, nhiệt, bụi, tiếng ồn, tai nạn lao động, HDCV – 07 – 03: Kiểm soát nhà thầu, nhà cung ứng, khách tham quan

4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp

Tổ chức cần thiết lập, duy trì thủ tục này nhằm:

- Xác định các khả năng tiềm ẩn và ứng phó các tai nạn, các tình trạng khẩn cấp

- Ngăn ngừa và giảm nhẹ các tác động môi trường trong tình trạng khẩn cấp

- Xem xét, xét duyệt các thủ tục chuẩn bị và đáp ứng tình trạng khẩn cấp khi cần thiết, đặc biệt là sau khi tai nạn xảy ra

- Tổ chức phải kiểm tra định kỳ các thủ tục này ở các nơi có thể xảy ra tai nạn

- Tổ chức các đợt tập huấn diễn tập các hoạt động ứng phó với tình trạng khẩn cấp Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 08: Đáp ứng tình trạng khẩn cấp và kèm theo Hướng dẫn công việc HDCV – 08 – 01: Các bước thực hiện khi xảy ra cháy nổ

4.5 Kiểm tra

4.5.1 Giám sát và đo lường

Nhà máy cần thiết lập, thực hiện, duy trì thủ tục giám sát và đo lường bằng văn bản nhằm kiểm soát được thông số môi trường: chất thải, khí thải, nước thải, sử dụng nước, các hoạt động tái chế Các thông số này cũng được thể hiện trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Nhà máy Kết quả giám sát và đo là chỉ tiêu cho việc thực hiện HTQLMT, sự phù hợp với yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường cũng như việc đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nó còn là dữ liệu ban đầu để đánh giá nội bộ và xem xét lại của lãnh đạo

Việc giám sát và đo phải được thực hiện định kỳ, kết quả giám sát và đo phải được lập thành văn bản, đảm bảo độ tin cậy, các trường hợp không đạt được xử lý kịp thời

và hồ sơ được lưu giữ theo quy định

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 09: Giám sát và đo lường

Trang 40

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu 30

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ

Tổ chức của Nhà máy phải kiểm tra định kỳ việc tuân thủ pháp luật và các quy định khác với đánh giá nội bộ Ban môi trường căn cứ vào các kết quả hoạt động môi trường, từ đó đối chiếu với các yêu cầu mà Nhà máy cam kết thực hiện Nếu phát hiện hoạt động nào chưa đáp ứng một yêu cầu nào đó thì phải ghi nhận sự không phù hợp

đó và có biện pháp tiến hành khắc phục, phòng ngừa

Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ

4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa

Tổ chức cần thiết lập, duy trì thủ tục xác định trách nhiệm, quyền hạn xử lý và điều tra các điểm không phù hợp, giảm nhẹ các tác động môi trường thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa Các hành động khắc phục phòng ngừa phải phù hợp với tầm quan trọng của vấn đề Tổ chức cần thay đổi thủ tục khi cần thiết theo các kết quả thực hiện khắc phục, phòng ngừa Khi phát hiện sự không phù hợp, ĐDLĐ, Thủ trưởng các

bộ phận, ban ISO thực hiện như sau:

- Xem xét các sự không phù hợp (kể cả phàn nàn và khiếu nại của các bên hữu quan)

- Xác định nguyên nhân sự không phù hợp

- Đánh giá nhu cầu về hành động cần thực hiện để giải quyết hoặc ngăn ngừa sự không phù hợp

- Xác định và thực hiện các hành động cần thiết

- Xem xét các hành động khắc phục và phòng ngừa đã thực hiện

- Ghi nhận và lưu trữ các hồ sơ về kết quả của hành động đã thực hiện

Tài liệu tham chiếu: Thủ tục TT – 10: Hành động khắc phục và phòng ngừa

Ngày đăng: 11/06/2018, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w