Tôi hy vọng với những kết quả mà đề tài đã đạt được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa... Chương
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS – CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
Họ và tên sinh viên: PHAN THỊ QUỲNH
Niên khóa: 2007 – 2011
Tháng 7/2011
Trang 2CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
Tác giả
PHAN THỊ QUỲNH
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn 1: KS BÙI THỊ CẨM NHI
Giáo viên hướng dẫn 2: ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY
Tháng 7/2011
Trang 3*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: PHAN THỊ QUỲNH Mã số SV: 07149107
Khoá học: 2007-2011 Lớp: DH07QM
1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao
su Phước Hòa
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới
Tổng quan và các vấn đề môi trường của Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho Nhà máy chế biến Cua Paris
Kiến nghị thực hiện ISO 14001 tại đơn vị
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2011 và kết thúc: tháng 06/2011
4 Họ tên GVHD 1: K.S BÙI THỊ CẨM NHI
5 Họ tên GVHD 2: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng ………năm 2011 Ngày 05 tháng 1 năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn 2
ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
Trang 4iii
Sau 4 năm học tập tại trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cùng với sự cố gắng của
bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn
bè tới nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trường ĐH
Nông Lâm TP.HCM, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Môi Trường & Tài
Nguyên, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu làm hành trang giúp tôi vững bước vào đời
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Vũ Thị Hồng Thủy, người đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như trong cuộc sống
Xin cảm ơn Cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã hỗ trợ, chỉ dẫn tôi trong học tập và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp
Xin gửi đến Ban lãnh đạo Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ban quản đốc Nhà
máy chế biến Cua Paris lời biết ơn chân thành, đặc biệt là các cô chú, anh chị tại nhà
máy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, tạo mọi điều kiện cho tôi
thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa luận
Cảm ơn cha mẹ đã luôn bên con, truyền sức mạnh cho mỗi bước đi của con, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc cho con vượt qua mọi khó khăn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp DH07QM đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn tất cả!!!
TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Trang 5Đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa” được tiến hành tại Nhà máy chế biến Cua Paris, thời gian từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011
Kết quả thu được khi thực hiện Khóa luận bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001
o Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001
o Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam
- Tổng quan về Nhà máy chế biến Cua Paris
o Giới thiệu chung về Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
o Giới thiệu chung về Nhà máy chế biến Cua Paris và quy trình sản xuất
o Hiện trạng môi trường cũng như hiện trạng quản lý các vấn đề môi trường tại Nhà máy chế biến Cua Paris
- Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty
cổ phần cao su Phước Hòa
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc xây dựng HTQLMT ở Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Việc thiết lập HTQLMT theo ISO 14001 thật sự đem lại nhiều lợi ích cho Nhà máy về phương diện môi trường lẫn kinh tế Tôi hy vọng với những kết quả mà đề tài đã đạt được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Trang 6v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3
Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001 4
2.1 GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 4
2.1.1 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4
2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5
2.2 GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001 5
2.2.1 Giới thiệu về ISO 14001 5
2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 6
2.2.2.1 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường 6
2.2.2.2 Mô hình HTQLMT theo ISO 14001 6
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001 7
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 7
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới 7
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 8
2.3.2.1 Thuận lợi 8
Trang 72.3.2.2 Khó khăn 8
Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS – CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 10
3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 10
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 10
3.1.2 Tên giao dịch và địa chỉ liên hệ 11
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 11
3.2 TỔNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS 11
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy 11
3.2.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhà máy 12
3.2.3 Địa chỉ liên hệ 12
3.2.4 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 12
3.2.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 13
3.2.5.1 Sản phẩm 13
3.2.5.2 Thị trường tiêu thụ 14
3.3 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS 14
3.3.1 Quy trình công nghệ 14
3.3.1.1 Quy trình chế biến mủ nước 15
3.3.1.2 Quy trình chế biến mủ tạp 16
3.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH 16
3.4.1 Các yếu tố tiêu thụ tài nguyên 16
3.4.2 Hiện trạng môi trường không khí 18
3.4.2.1 Khí thải, bụi và mùi 18
3.4.2.2 Tiếng ồn, độ rung 20
3.4.3 Nước thải 21
3.4.4 Chất thải rắn 22
3.4.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt 22
3.4.4.2 Chất thải rắn công nghiệp 22
3.4.5 Chất thải nguy hại 22
3.4.6 Sự cố môi trường 22
3.4.7 An toàn lao động 23
Trang 8vii
3.5 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 23
3.5.1 Môi trường không khí 23
3.5.1.1 Khí thải, bụi và mùi 23
3.5.1.2 Tiếng ồn, độ rung 24
3.5.2 Nước thải 24
3.5.3 Chất thải rắn 25
3.5.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 25
3.5.3.2 Chất thải rắn công nghiệp 25
3.5.4 Chất thải nguy hại 25
3.5.5 Chương trình sản xuất sạch áp dụng tại Nhà máy 26
3.5.5.1 Đối với mủ dây 26
3.5.5.2 Đối với mủ chén và mủ đông 26
3.5.5.3 Mủ nước 26
3.5.5.4 Rửa thùng chứa mủ 26
3.5.5.5 Đánh đông mủ nước tận thu 26
3.5.6 Sự cố môi trường 26
3.5.7 An toàn lao động 27
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS – CÔNG TY CP CAO SU PHƯỚC HÒA 28
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO 28
4.1.1 Phạm vi HTQLMT của Nhà máy chế biến Cua Paris 28
4.1.2 Thành lập ban ISO 28
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 28
4.2.1 Các yêu cầu khi xây dựng CSMT 28
4.2.2 Nội dung CSMT 29
4.2.3 Phổ biến CSMT 30
4.2.4 Kiểm tra lại CSMT 30
4.3 LẬP KẾ HOẠCH 30
4.3.1 Xác định khía cạnh môi trường 30
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 31
Trang 94.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường 32
4.3.3.1 Yêu cầu chung 32
4.3.3.2 Quy trình thực hiện 33
4.3.3.3 Triển khai thực hiện 34
4.3.3.4 Kiểm tra kết quả thực hiện 34
4.3.3.5 Lưu hồ sơ 34
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 34
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 34
4.4.1.1 Yêu cầu chung 34
4.4.1.2 Cách thức thực hiện 34
4.4.1.3 Lưu hồ sơ 35
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 35
4.4.3 Trao đổi thông tin 35
4.4.4 Tài liệu 35
4.4.5 Kiểm soát tài liệu 36
4.4.6 Kiểm soát điều hành 36
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp 37
4.5 KIỂM TRA 38
4.5.1 Giám sát và đo lường 38
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 38
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 38
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 39
4.5.5 Đánh giá nội bộ 39
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 40
4.6.1 Yêu cầu chung 40
4.6.1.1 Tần xuất cuộc họp 40
4.6.1.2 Chương trình họp 40
4.6.2 Quy trình thực hiện 41
4.6.2.1 Chuẩn bị dữ liệu cho cuộc họp 41
4.6.2.2 Tiến hành cuộc họp, đề ra các HĐKPPN và cải tiến 41
4.6.2.3 Kết quả cuộc họp 42
Trang 10ix
4.6.2.4 Hành động thực hiện 42
4.6.3 Lưu hồ sơ 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1 KẾT LUẬN 43
5.2 KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
- BVMT : Bảo vệ môi trường
- BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
- COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
- CSMT : Chính sách môi trường
- CTNH : Chất thải nguy hại
- DRC : Hàm lượng cao su khô (Dry Rubber Content)
- ĐDLĐ : Đại diện lãnh đạo
- HĐKPPN : Hành động khắc phục phòng ngừa
- HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường
- ISO 14001 : Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
- KCMT : Khía cạnh môi trường
- KCMTĐK : Khía cạnh môi trường đáng kể
- KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- KPH : Không phù hợp
- LĐTL : Lao động tiền lương
- LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội
- NTCS : Nông trường cao su
- PAC : Poly Aluminum Cloride
- PCCC : Phòng cháy chữa cháy
- QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
- QĐ - BYT : Quyết định - Bộ Y Tế
- SVR : Tiêu chuẩn cao su Việt Nam (Standard of Vietnam Rubber)
- TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- XLNT : Xử lý nước thải
DANH MỤC BẢNG
Trang
Trang 12xi
Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại sản phẩm 10
Bảng 3.2: Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy 13
Bảng 3.4: Chất lượng nước ngầm 17
Bảng 3.5: Hóa chất sử dụng tại nhà máy chế biến Cua Paris 17
Bảng 3.8: Kết quả đo tiếng ồn 20
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau xử lý 21
Bảng 3.10: Khối lượng các loại CTNH phát sinh trong 1 tháng 22
Bảng 4.1: Bảng thống kê các KCMTĐK 31
Bảng 4.2: Danh mục các YCPL & YCK 32
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1: Mô hình HTQLMT theo ISO 14001 6
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Nhà máy chế biến Cua Paris 13
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ nước 15
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tạp 16
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ HTXLNT của Nhà máy chế biến Cua Paris 24
Trang 13
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề hết sức bức bối đó chính là ô nhiễm môi trường, các hiện tượng như: suy thoái tầng ozon, sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm không khí, đất và nước, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm suy giảm nặng đến môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người… Một trong những nguyên nhân không nhỏ gây ra các vấn đề trên là do sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp cả về quy mô và số lượng nhưng chưa
có sự quan tâm thích đáng đến môi trường Chính vì vậy bảo vệ môi trường hiện nay vừa là nhiệm vụ đồng thời cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong các chính sách chiến lược của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Việt nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới nên tính cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng cao, cùng với sức ép về môi trường ngày càng lớn, các doanh nghiệp không những phải sản xuất phù hợp với những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành, mà còn phải phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo ISO 14001, một tiêu chuẩn có giá trị quốc tế để đảm bảo xuất khẩu cạnh tranh thắng lợi trên thương trường quốc tế Đây chính là cách thức để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng hội nhập và phát triển
Đứng trước thực tế đó, Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng HTQLMT nhằm giúp Nhà máy nâng cao hình ảnh của mình trong hoạt động BVMT và xây dựng niềm tin đối với khách hàng, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát từ quá trình sản xuất Bên cạnh đó, còn giúp Nhà máy ngăn ngừa ô nhiễm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
Do đó việc “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa” là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay
Trang 141.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cao su là một loại nguyên liệu có tính chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, cây cao su đã cung cấp rất nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người Những ứng dụng của cao su và những sản phẩm của cao su đã có mặt ở rất nhiều lĩnh vực
Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa chuyên sản xuất các loại cao su sơ chế cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà máy đang chịu áp lực lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn có thương hiệu trên thị trường cũng như yêu cầu của khách hàng về công tác bảo vệ môi trường Ban lãnh đạo Nhà máy xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 với mong muốn trong tương lai sẽ cải thiện các vấn đề môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm
và việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật, các quy định về môi trường được tốt hơn đồng thời nâng cao uy tín của Nhà máy và xây dựng niềm tin cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001 và tình hình áp dụng ISO
14001 trên thế giới và tại Việt Nam
- Tìm hiểu về Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, các nguồn gây ô nhiễm và hiện trạng quản lý môi trường tại Nhà máy
- Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại Nhà máy chế biến Cua Paris – Công ty
cổ phần cao su Phước Hòa
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy chế biến Cua Paris - Công ty cổ phần cao su
Phước Hòa Ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương
- Thời gian thực hiện: Từ 02/2011 đến 06/2011
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các bộ phận liên quan trong Nhà máy
Trang 151.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
o Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tình hình sản xuất tại Nhà
máy chế biến Cua Paris – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
o Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân trong Nhà máy…
Dữ liệu thứ cấp: Tham khảo tài liệu hiện có của Nhà máy Tham khảo tài liệu về
ISO 14001 và các tài liệu chuyên ngành Tham khảo sách báo, internet…
o Phương pháp phân tích dữ liệu
1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho Nhà máy
Đề tài chỉ xây dựng trên lý thuyết chưa tính toán chi phí thực hiện và chưa được áp dụng trên thực tế Do đó, không tránh khỏi thiếu sót và chưa đánh giá được hiệu quả
áp dụng thực tế các hoạch định đề ra
Trang 16Chương 2
GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001 2.1 GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International organization for standardization)
ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường (QLMT) Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm:
- Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức HTQLMT của doanh
nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình
- Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách
tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường
Cấu trúc và thành phần Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 tóm tắt theo sơ đồ 2.1 sau đây :
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc và thành phần Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 - Bộ tiêu chuẩn về QLMT
Đánh giá tổ chức Đánh giá sản phẩm
Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
Kiểm toán môi trường
Đánh giá kết quả hoạt động MT
Đánh giá chu trình sống của SP (LCA) Ghi nhãn môi trường (EL) Các KCMT trong các TC về SP (EAPS)
Trang 172.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm thiết lập nên HTQLMT có khả năng cải tiến liên tục tại tổ chức với mục đích:
- Mục đích tổng thể: Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm cân bằng với các nhu cầu kinh tế - xã hội
2.2 GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001
2.2.1 Giới thiệu về ISO 14001
Thuộc bộ ISO 14000, ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng” cùng với tiêu chuẩn hướng dẫn kèm theo ISO 14004 “Hệ thống
quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ”
ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với HTQLMT cho phép một tổ chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình, có xem xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ, cũng như có xét đến các KCMTĐK liên quan đến hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó có thể kiểm soát và có ảnh hưởng
Được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế Lần sửa đổi thứ nhất của tiêu chuẩn này vào năm 2004 dẫn đến việc ban hành ISO 14001:2004
Ngày 15/7/2009, do có thay đổi và bổ sung tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được điều chỉnh số hiệu thành ISO 14001:2004/Cor.1:2009
ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, có thể áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động
Trang 182.2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001
2.2.2.1 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường là một chu trình liên tục từ lập kế hoạch, thực hiện, xem xét lại đến cải tiến các quá trình và hành động của một tổ chức nhằm đạt được các nghĩa vụ môi trường của tổ chức đó (EPA, 2001)
Hầu hết các mô hình QLMT được xây dựng dựa trên mô hình “Plan, Do, Check, Act” (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) của Sheward và Deming (EPA, 2001) Mô hình này đảm bảo các vấn đề môi trường luôn được xác định, kiểm soát và theo dõi một cách có hệ thống, tạo ra sự cải tiến liên tục của các kết quả hoạt động môi
trường
2.2.2.2 Mô hình HTQLMT theo ISO 14001
Hình 2.1: Mô hình HTQLMT theo ISO 14001
Xem xét của lãnh đạo môi trường Chính sách
o Khía cạnh môi trường
o Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
o Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình MT
Thực hiện
o Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
o Năng lực, đào tạo, nhận thức
o Thông tin liên lạc
o Hệ thống tài liệu
o Kiểm soát tài liệu
o Kiểm soát điều hành
o Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp
Bắt đầu
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Trang 192.2.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001
Đối với lĩnh vực môi trường
o Tăng cường hiệu quả của công tác QLMT qua quá trình cải tiến liên tục
o Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục
o Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra
o Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái
o Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
Đối với lĩnh vực kinh tế
o Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch
o Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế
o Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần
o Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
o Cải tiến việc kiểm soát các chi phí
Tiết kiệm được vật tư và năng lượng
Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường
Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường, đền bù thiệt hại do ô nhiễm
Hạn chế rủi do, tiết kiệm chi phí thanh tra
Giảm thiểu chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến bệnh nghề nghiệp
Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra
Đối với lĩnh vực pháp lý
o Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường
o Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng
o Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý
o Cải thiện được mối quan hệ với nhà nước
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tính đến cuối tháng 12 năm 2008, có ít nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 155 quốc gia Như vậy, năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001 tăng lên là 34.243 ở 155 quốc gia so với
Trang 20năm 2007 là 154.572 trong 148 quốc gia Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
2.3.2.1 Thuận lợi
Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Trong thời gian vừa qua, mặc dù BVMT là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản
có liên quan đến BVMT cho thấy vấn đề BVMT đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề quan trọng, ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật Các văn bản quy phạm pháp luật đã có tác dụng to lớn trong công tác BVMT, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức BVMT trong quản lý nhà nước về môi trường
Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó
Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO
14001 cũng ngày càng gia tăng Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí
và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể hiện mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng
Trang 21 Tốn chi phí
Để xây dựng HTQLMT, doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí khá lớn Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thì khoản đầu tư này là một thách thức không nhỏ Do đó, nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để
ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài…) thì có những doanh nghiệp sẽ không áp dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư nhất định
Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động quan trọng, cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu lực cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến hiệu quả của hệ thống quản lý Tuy quan trọng như vậy nhưng hiện nay, hoạt động đánh giá nội bộ cũng là yếu điểm của các doanh nghiệp Một số nguyên nhân thường gặp:
o Sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc
o Năng lực của đánh giá viên nội bộ không đáp ứng
o Đánh giá nội bộ mang tính hình thức
Vì vậy các phát hiện trong đánh giá nội bộ đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến công tác BVMT
Trang 22Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS – CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa thành lập năm 1982 hiện có 15.800 ha Diện tích trải dài trên 3 huyện: Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo tỉnh Bình Dương, tiền thân của Công ty là Nông trường quốc doanh cao su Phước Hòa, trực thuộc tỉnh Sông Bé Công ty cổ phần cao su Phước Hòa là một trong các đơn vị có diện tích lớn trong ngành cao su Việt Nam, nằm trong vùng chuyên canh cao su, vị trí trung tâm của vùng cao su Đông Nam Bộ, cách TP.HCM 80 km rất thuận lợi về mặt giao thông
Đến nay Công ty đã có 3 Nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 27.000 tấn/năm, bao gồm :
– Nhà máy chế biến Bố Lá: 1 dây chuyền sơ chế mủ cốm: 6.000 tấn/năm – Nhà máy chế biến mủ ly tâm: 3.000 tấn/năm
– Nhà máy chế biến Cua Paris: 18.000 tấn/năm
2 dây chuyền sơ chế mủ cốm: 12.000 tấn/năm
1 dây chuyền sơ chế mủ tạp: 6.000 tấn/năm
Cơ cấu chủng loại sản phẩm được thể hiện ở bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại sản phẩm
Trang 233.1.2 Tên giao dịch và địa chỉ liên hệ
Công ty được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
4603000509 ngày 03/3/2008, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bình Dương cấp
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
- Tên tiếng Anh: PHUOC HOA RUBBER JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch (tên viết tắt) của doanh nghiệp: PHURUCO
- Trồng cây cao su
- Khai thác và chế biến mủ cao su
- Bán lẻ xăng dầu
- Mua bán gỗ cao su
- Chế biến gỗ cao su
- Thi công xây dựng, sửa chữa cầu đường, công trình giao thông và khu dân cư
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
- Kinh doanh địa ốc, kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ KCN
- Đầu tư tài chính
3.2 TỔNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy
Nhà máy chế biến Cua Paris là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, cách trung tâm Công ty 15 km Nhà máy được xây dựng tại ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, với mặt bằng tổng thể là 4.850 m2 Tổng số vốn đầu tư là: 40.115.105.685 đồng, Nhà máy được khởi công xây dựng vào 04/1996, khánh thành và đưa vào sử dụng vào 10/1997
Trang 24Nhà máy chế biến Cua Paris là một trong những công trình trọng điểm của Công
ty cổ phần cao su Phước Hòa với dây chuyền hiện đại và quy trình công nghệ chế biến
tiên tiến của Malaysia
Cùng với sự phát triển của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Nhà máy chế biến Cua Paris cũng ngày càng lớn mạnh và có những chuyển biến mới, hình thành một Nhà máy sản xuất cao su có quy mô lớn Với 2 dây chuyền chế biến mủ nước có công suất 12.000 tấn/năm, 1 dây chuyền chế biến mủ tạp: 6.000 tấn/năm Hàng năm Nhà máy chế biến 70% sản lượng mủ khai thác của Công ty Sản lượng mủ Nhà máy chế biến mấy năm gần đây đạt như sau:
Năm 2007 sản xuất: 20.495 tấn
Năm 2008 sản xuất: 20.268 tấn
Năm 2009 sản xuất: 19.450 tấn
Năm 2010 sản xuất: 20.165 tấn
Thương hiệu sản phẩm cao su của Nhà máy đã có uy tín trên thị trường trong nước
và quốc tế đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng
3.2.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhà máy
– Hướng Đông giáp vườn cây cao su
– Hướng Tây giáp đường quốc lộ ĐT741
– Hướng Nam giáp vườn cây cao su và khu nhà dân
– Hướng Bắc giáp khu nhà dân
Nhà máy nằm gần đường giao thông liên tỉnh đi Bình Phước – Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai, rất thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ Các đường giao thông liên xã, liên huyện cũng được nâng cấp, tráng bê tông nhựa thuận tiện cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu từ nơi khai thác về Nhà máy
3.2.3 Địa chỉ liên hệ
Địa chỉ nhà máy: Ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
3.2.4 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Với đội ngũ 250 cán bộ công nhân lao động bao gồm 6 cán bộ văn phòng, 9 bảo vệ
và 235 công nhân đã được đào tạo qua trường lớp và chuyên môn nghiệp vụ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy được thể hiện qua sơ đồ 3.1 sau:
Trang 25Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Nhà máy chế biến Cua Paris
Giải thích cơ cấu tổ chức: tham chiếu phụ lục 01
3.2.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
3.2.5.1 Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là SVR3L, SVR10, SVR CV 60,… các sản phẩm sản xuất phù hợp với TCVN 3769:2004: Cao su thiên nhiên SVR – Quy định kỹ thuật Các sản phẩm chính của Nhà máy được trình bày ở bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3.2: Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy
Quy khô (tấn) Tỷ lệ (%)
Chế biến từ nguyên liệu mủ nước
(Nguồn: Công ty cổ phần cao su Phước Hòa (2010))
Tổ sản xuất mủ nước
Ban quản đốc nhà máy
Phòng kỹ thuật chế biến Phòng thống kê tổng
mủ tạp
Tổ nguyên liệu mủ tạp
Tổ bao
bì, nâng hàng
Tổ cơ điện Ban giám đốc Công ty
Trang 263.2.5.2 Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, một phần nhỏ được phục vụ cho thị trường nội địa
– Thị trường trong nước: Các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
sản xuất sản phẩm từ cao su và các đơn vị kinh doanh cao su
– Thị trường nước ngoài:
o Châu Âu: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Hà Lan
o Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia…
o Châu Mỹ: Mỹ, Nam Mỹ
o Châu Đại Dương: Úc
o Châu Phi: Nam Phi, Ma Rốc
3.3 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS
3.3.1 Quy trình công nghệ
Nhà máy chế biến Cua Paris có 3 dây chuyền sản xuất :
+ 2 dây chuyền chế biến mủ nước
+ 1 dây chuyền chế biến mủ tạp
Trang 273.3.1.1 Quy trình chế biến mủ nước
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ nước
Thuyết minh quy trình: tham chiếu phụ lục 03
Mủ rơi vãi
Mủ đông Tạp chất
Điện
Mủ rơi vãi Nước thải Hạt mủ cốm
Dầu DO
Điện
Khí thải Nhiệt Hạt mủ cốm
Bành cao su
Bọc PE
Thành phẩm Bọc PE hỏng
Trang 283.3.1.2 Quy trình chế biến mủ tạp
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tạp
Thuyết minh quy trình: tham chiếu phụ lục 03
3.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH
3.4.1 Các yếu tố tiêu thụ tài nguyên
Nhu cầu dùng nước là rất lớn cho các mục đích: sản xuất, vệ sinh nhà xưởng, rửa máy móc thiết bị, sinh hoạt… trung bình khoảng 1500 – 1600 m3/ngđ (lượng nước sử dụng cho sản xuất tùy thuộc vào mùa và sản lượng mủ cao su) Lượng nước này hiện nay được lấy từ nguồn nước giếng khoan
Mùi Tạp chất
Nước sạch
Điện Tiếp nhận & xử lý mủ
Gia công cơ học
Dầu DO
Điện
Khí thải Nhiệt Hạt mủ cốm
Bành cao su
Bọc PE
Thành phẩm Bọc PE hỏng
Trang 29Bảng 3.4: Chất lượng nước ngầm
STT Thông số giám sát Đơn vị
Kết quả tại giếng khoan
QCVN 09:2008/BTNMT
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2010)
Điện được sử dụng để vận hành máy móc trong quá trình sản xuất và các thiết bị văn phòng Điện ngoài lấy từ lưới điện quốc gia còn sử dụng máy phát điện dự phòng Nhiên liệu sử dụng trong sản xuất của nhà máy là dầu DO, sử dụng cho lò hơi xông sấy cao su, cho xe nâng vận chuyển hàng hóa và máy phát điện dự phòng Lượng dầu sử dụng trung bình khoảng 52.000 lít/tháng.
Hóa chất: Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất, XLNT và xử lý khí thải lò hơi của nhà máy chế biến Cua Paris được trình bày trong bảng 3.5 như sau :
Bảng 3.5: Hóa chất sử dụng tại nhà máy chế biến Cua Paris
Dây chuyền mủ nước
2 Amoniac ( 7.5% ) Chống đông tại vườn
5 NaOH Sản xuất + xử lý khí thải
Trang 30Dây chuyền mủ tạp
(Nguồn : Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, 2010)
Nguyên liệu sử dụng trong Nhà máy gồm:
- Nguyên liệu chính là mủ nước: 48.520 tấn (năm 2010)
- Ngoài ra còn có mủ tạp: 8.170 tấn (năm 2010) bao gồm:
+ Mủ chén: mủ đông đặc trong chén sau khi trút mủ
+ Mủ dây (mủ vỏ): mủ đông đặc trên miệng cạo, chảy tràn ra khỏi miệng cạo đông đặc trên vỏ cây
+ Mủ đất: mủ đông đặc sau khi đã rơi xuống đất
3.4.2 Hiện trạng môi trường không khí
3.4.2.1 Khí thải, bụi và mùi
Bụi phát sinh từ các quá trình:
Bốc dỡ cao su thành phẩm và nạp mủ nguyên liệu để sản xuất
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu
Khí thải như SO2, NOx, CO…phát sinh từ lò hơi sử dụng nhiên liệu là DO
Khí Amoniac sinh ra trong quá trình đánh đông
Mùi phát sinh từ các quá trình:
- Mủ cao su bị vi khuẩn phân hủy
- Từ trạm xử lý nước thải của nhà máy
Các loại khí gây mùi đặc trưng là NH3, H2S…
Trang 31Bảng 3.6: Bảng kết quả đo khí thải tại nguồn
STT Chỉ tiêu/đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT (A)
QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ
Bảng 3.7: Chất lượng môi trường không khí xung quanh
BTNMT
QĐ 3733/2002/
QĐ-BYT GS/2780 GS/2781 GS/2782
Trang 32Tiếng ồn và độ rung trong khu vực sản xuất chủ yếu phát sinh từ các lọai máy móc
có công suất lớn như máy cán, máy cắt, máy băm… và các phương tiện vận chuyển trong Nhà máy
Bảng 3.8: Kết quả đo tiếng ồn
Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2010)
QĐ 3733/2002/ QĐ-BYT
Mức âm tối thiểu
L (A) min
Mức âm tối đa L (A) max
Mức âm tương đương
LAeq
Trang 33Nước mưa chảy tràn: lượng nước này phát sinh không thường xuyên Trong quá trình chảy tràn trên mặt đất có thể cuốn theo một số chất bẩn, đất đá…
Nước thải từ hoạt động sản xuất phát sinh từ các quá trình như: ngâm, rửa mủ tạp, quá trình cán, băm cốm và từ quá trình rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, thiết
bị dụng cụ dính hóa chất…
Đặc tính nước thải sản xuất gồm:
Dây chuyền chế biến mủ nước Dây chuyền chế biến mủ tạp
+ Nồng độ BOD, COD, SS, Nitơ và
NH3 rất cao
+ Độ pH thấp
+ Chứa nhiều đất, cát và có màu
+ Nồng độ BOD, COD và Nitơ cao
+ Nồng độ chất rắn lơ lửng cao
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau xử lý
Trang 343.4.4 Chất thải rắn
3.4.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Có thành phần chủ yếu là thực phẩm dư thừa, bao bì nylon, giấy vụn… Nhìn chung chất thải rắn sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi, ảnh hưởng đến mỹ quan của Nhà máy và sức khỏe của công nhân
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy trung bình khoảng 150 kg/tháng
3.4.4.2 Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp bao gồm: Giấy vụn, bao bì hỏng, pallet gỗ, đai nhựa thừa… phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không nguy hại, khối lượng phát sinh khoảng 500 kg/tháng
3.4.5 Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh của Nhà máy bao gồm:
+ Thùng đựng dầu mỡ khoáng
+ Bao bì dính hóa chất
+ Bóng đèn, giẻ lau dính dầu, hộp mực in…
+ Bùn nạo vét từ cống rãnh và hệ thống xử lý nước thải
Bảng 3.10: Khối lượng các loại CTNH phát sinh trong 1 tháng
tồn tại
Số lượng/tháng
1 Bao bì đựng hóa chất sản xuất, hóa chất XLNT Rắn 22 – 25 kg
5 Bùn nạo vét trên đường cống và HTXLNT Bùn 30000 kg
(Nguồn: Nhà máy chế biến cao su Cua Paris, 2010)
3.4.6 Sự cố môi trường
Các sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như:
o Tràn đổ hóa chất
Trang 35o Bất cẩn trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị gây ra các sự cố về điện
o Sự cố cháy nổ
3.4.7 An toàn lao động
Các tai nạn lao động có thể xảy ra như:
o Trượt té do sàn nhà xưởng ướt
o Tai nạn do điện giật
o Bị phỏng hoặc ngộ độc hóa chất
3.5 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
3.5.1 Môi trường không khí
3.5.1.1 Khí thải, bụi và mùi
Đối với bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ hàng thành phẩm và vận chuyển mủ nguyên liệu, nhà máy đã cố gắng giảm thiểu tối đa bằng cách: Cho xe vận chuyển rửa sạch bánh xe trước khi ra khỏi vườn cao su, đồng thời cho vệ sinh sạch sẽ các khu vực đường nội bộ để tránh bụi cuốn lên trong quá trình xe vận chuyển
Đối với mùi phát sinh do mủ cao su bị phân hủy, Nhà máy đã cho xây dựng hệ thống đường cống thoát nước kín có độ dốc lớn, tránh khả năng đọng nước và mủ cao
su bị vướng lại gây ra mùi hôi Thường xuyên kiểm tra và nạo vét các hố thăm tránh hiện tượng tắc nghẽn đường cống
Mùi phát sinh từ HTXLNT chủ yếu từ các bể thu gom điều hòa nước thải, các bể này được Nhà máy cho che bằng các tấm nhựa HDPE kín để tránh các loại khí thải phát tán ra xung quanh
Đối với bụi và khí thải phát sinh từ lò hơi, Nhà máy đã cho xây dựng hệ thống xử
lý khí thải bằng tháp hấp thụ sử dụng dung dịch xút loãng, sau đó cho phát tán ra ngoài bằng ống khói cao 14m
Nhà máy đã thực hiện trồng cây xanh trong khu vực nhà máy nhằm giảm thiểu tiếng ồn và bụi phát sinh trong nhà máy Diện tích cây xanh trong nhà máy chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 40% diện tích mặt bằng tổng thể của Nhà máy Ngoài ra, ở các khu vực đất trống thì nhà máy cho thiết kế các vườn hoa cảnh Nhìn chung, về việc tạo cảnh quan tại Nhà máy được lãnh đạo Nhà máy đặc biệt quan tâm và đầu tư nhằm tăng
vẻ mỹ quan của Nhà máy, làm cho môi trường sản xuất được cải thiện hơn
Trang 363.5.1.2 Tiếng ồn, độ rung
Để hạn chế tiếng ồn và độ rung các giải pháp sau đã được thực hiện tại Nhà máy:
o Xây dựng nhà xưởng thông thoáng
o Tách riêng văn phòng làm việc và khu sản xuất
o Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc đúng định kỳ
o Cho động cơ hoạt động đúng công suất thiết kế
o Quy định tốc độ đối với các xe chạy trong khu vực Nhà máy
o Trồng cây xanh xung quanh để hạn chế tiếng ồn
o Trang bị nút chống ồn cho công nhân
3.5.2 Nước thải
Nước thải sinh hoạt: Nước thải tại căn tin và các nhà vệ sinh được thu gom vào hệ
thống cống chung và đưa vào hầm tự hoại ở Nhà máy
Nước mưa chảy tràn: Hiện tại đã có hệ thống thoát nước mưa bao quanh Nhà máy
Nước thải sản xuất: Hiện tại, HTXLNT của Nhà máy đã được đưa vào vận hành chính thức Nhà máy đã phối hợp cùng công ty TNHH tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ
mới Việt Nam – Nhật Bản để xây dựng HTXLNT cho toàn bộ Nhà máy
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ HTXLNT của Nhà máy chế biến Cua Paris
Trang 37Thuyết minh quy trình:
Nước thải từ Nhà máy chế biến được dẫn vào bể ổn lưu để ổn định lưu lượng nước thải, giúp các thiết bị xử lý tiếp theo của hệ thống làm việc ổn định và hiệu quả hơn Nước thải từ bể ổn lưu được trộn hóa chất điều chỉnh độ pH, độ pH của nước thải được đưa đến trị số thích hợp cho việc tuyển nổi thu hồi mủ cao su ở công đoạn sau
Sau khi tuyển nổi thu hồi mủ, nước thải được đổ vào bể trung chuyển Tiếp theo, nước thải được đưa vào bể lọc vôi sau đó qua bể trộn để thêm các dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của vi sinh vật Từ bể trộn, nước thải được đưa về hệ thống xử lý kỵ khí, sau đó được bơm về bể xử lý hiếu khí để xử lý triệt để các chất hữu cơ trong nước thải Sau khi xử lý bằng vi sinh, nước thải được đưa về bể lắng tách bùn hoạt tính Sau khi lắng, nước thải chảy về hồ ổn định tự do trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Bùn thải sau khi lắng được bơm ra bãi phơi bùn, sau đó được đóng bao và vận chuyển đi xử lý
3.5.3 Chất thải rắn
3.5.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt ở Nhà máy được công nhân vệ sinh thu gom và chứa trong các thùng 220 lít, sau đó chuyển ra ngoài đường cho các đơn vị thu gom chung với rác
ở các hộ dân sống xung quanh
3.5.3.2 Chất thải rắn công nghiệp
Đối với chất thải rắn công nghiệp, các loại như: Giấy carton, gỗ pallet thừa được nhà máy tận dụng làm vật liệu nấu ăn trong căn tin Các loại dây đai nhựa hầu như phát sinh rất ít, Nhà máy cho thu gom chung vào chất thải rắn sinh hoạt
3.5.4 Chất thải nguy hại
Đối với các thùng, bao bì đựng hóa chất sử dụng trong sản xuất và xử lý nước thải sau khi dùng Nhà máy sẽ hoàn trả lại cho cơ sở sản xuất để nhận lại sản phẩm
Hộp mực in văn phòng cũng được giao lại cho đơn vị cung cấp thiết bị văn phòng
và đổi lại hộp mực mới
Phần còn lại của CTNH được xí nghiệp xử lý chất thải – Công ty TNHH MTV
Cấp thoát nước và môi trường Bình Dương thu gom và vận chuyển đi xử lý
Trang 383.5.5 Chương trình sản xuất sạch áp dụng tại Nhà máy
3.5.5.1 Đối với mủ dây
Mủ dây sau khi thu gom từ vườn cây sẽ được công nhân nhặt bỏ dăm cạo, lá cây
và các tạp chất khác mới tiến hành cân nghiệm thu Sau đó đem mủ đi ngâm, rửa sạch đất cát và vớt để ráo rồi tiến hành đóng bao và vận chuyển
3.5.5.2 Đối với mủ chén và mủ đông
Mủ chén và mủ đông thu gom từ ngoài vườn cây hoặc mủ tồn trong nhà kho phải được đặt lên sàn cho nước mủ chưa hoàn toàn đông chảy vào hầm tận thu và mủ tận thu này sẽ được gom lại theo định kỳ Sau khi mủ đông hoặc mủ chén đã ráo nước sẽ được công nhân dùng dao cắt dọc vào khối mủ nhằm lấy các tạp chất có thể lẫn vào khối mủ đông làm giảm chất lượng của khối mủ Sau khi khối mủ đã kiểm tra tạp chất
sẽ được để ráo nước một lần nữa và chuẩn bị để vô bao vận chuyển đến nơi sản xuất
3.5.5.3 Mủ nước
Mủ nước trước khi cho vào thùng chứa hoăc bơm lên xe bồn chở mủ sẽ được lọc thô bằng các rây lọc Để tránh tình trạng mủ đông trước khi đưa về Nhà máy chế biến người ta sử dụng dung dịch amoniac cho vào mủ nước Khi chuyển mủ về Nhà máy,
mủ được đổ vào hồ qua rây lọc tinh sau đó tiến hành các bước đánh đông và chế biến
mủ Trường hợp khi mủ chuyển về Nhà máy có hiện tượng đông hoặc sắp bị đông sẽ được tiến hành đánh đông và cho giao mủ đông vào ngày hôm sau
3.5.5.4 Rửa thùng chứa mủ
Thùng chứa mủ và các rây lọc cá nhân sẽ được xịt rửa kỹ cho mủ dồn xuống đáy thùng và sau đó nước rửa thùng này sẽ cho vào hầm tận thu mủ
3.5.5.5 Đánh đông mủ nước tận thu
Mủ tận thu thu được từ các nguồn như: sàn chứa mủ chén, mủ đông (do mủ chưa đông hoàn toàn), nước mủ từ việc tráng hồ bơm mủ và từ nước tráng thùng chứa mủ
Mủ tận thu sẽ được đánh đông bằng dung dịch axit acetic (1 lít dung dịch axit acetic 2,5%/100 lít mủ) sau đó lưu mủ trong kho và giao mủ đông vào ngày hôm sau
3.5.6 Sự cố môi trường
Nhà máy đã thực hiện tốt công tác PCCC như lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động
ở từng khu vực sản xuất và văn phòng, xây dựng hệ thống chữa cháy hoàn thiện Cho cán bộ công nhân viên tập huấn công tác PCCC định kỳ hàng quý
Trang 39Các thiết bị, máy móc làm việc có hồ sơ, nguồn gốc rõ ràng
Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ
Trang 40Chương 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CUA PARIS – CÔNG TY CP
CAO SU PHƯỚC HÒA 4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO
4.1.1 Phạm vi HTQLMT của Nhà máy chế biến Cua Paris
Phạm vi HTQLMT của Nhà máy chế biến Cua Paris gồm:
- Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các bộ phận liên quan trong Nhà máy tại địa chỉ ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương
- Các vấn đề môi trường về nước thải, khí thải, rác thải, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy do hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất gây nên
4.1.2 Thành lập ban ISO
Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành Do
đó, công việc đầu tiên cần thực hiện khi Nhà máy triển khai xây dựng HTQLMT là thành lập ban ISO chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, giám sát vận hành và duy trì HTQLMT
Ban ISO có thể gồm các thành viên sau:
- Đại diện lãnh đạo của Nhà máy
- Đại diện mỗi phân xưởng
- Đại diện các phòng ban
- Nhân viên môi trường
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
4.2.1 Các yêu cầu khi xây dựng CSMT
Chính sách môi trường (CSMT) là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến HTQLMT giúp Nhà máy duy trì và nâng cao kết quả hoạt động môi trường Đồng thời
CSMT tạo ra cở sở để Nhà máy đề ra mục tiêu và chỉ tiêu
Ban lãnh đạo cao nhất phải xác định CSMT của Nhà máy, đảm bảo trong phạm vi
đã xác định của HTQLMT ở trên