Các thông tin về thực trạng sản xuất tiêu được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại ba vùng trồng tiêu Thị trấn Chưprông, xã Ia me, xã Ia tô của huyện, đồng thời thu thập số liệu từ
Trang 1KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU
TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI
Trang 2- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thái Dân, người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn
- Cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi ăn học trong những năm
Trang 3TÓM TẮT
Nguyễn Phi Hùng, 2011 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY HỒ
TIÊU TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh Luận văn cuối khóa
Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Thái Dân
Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu của người dân huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai, qua đó nắm bắt được những thuận lợi – khó khăn mà người trồng tiêu gặp phải, đề tài đã đước tiến hành từ 10/08/2010 đến 02/12/2010 Các thông tin về thực trạng sản xuất tiêu được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại ba vùng trồng tiêu (Thị trấn Chưprông, xã Ia me, xã Ia tô) của huyện, đồng thời thu thập số liệu từ phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
Kết quả điều tra cho thấy:
Sản xuất tiêu của huyện trong 3 năm trở lại đây phát triển nhanh về quy mô, diện tích và năng suất Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho cây tiêu phát triển; giống tiêu phong phú; việc sử dụng trụ cũng đa dạng; cây tiêu được chăm sóc tốt để cho năng suất cao Lợi nhuận mà cây tiêu mang lại ngày càng cao, giúp đời sống kinh
tế của người dân ngày càng ổn định và tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích trồng tiêu Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề cản trở việc sản suất tiêu như: sâu bệnh hại, vấn
đề về giá cả sản phẩm, vốn đầu tư và kỹ thuật vẫn còn gặp khó khăn Những định hướng và dự báo về vấn đề phát triển cây tiêu của các nhà quản lý còn chưa mang lại hiệu quả cao Sự liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp) trong vấn đề sản xuất tiêu còn nhiều bất cập và hạn chế
Quy trình canh tác cây tiêu được nông dân áp dụng có thể tóm tắt như sau:
-Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai của huyện Chưprông phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tiêu, thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc nhằm tăng năng suất và sản lượng tiêu
Trang 4- Quy mô diện tích đất Nông nghiệp của các nông hộ trồng tiêu tại huyện Chưprông phổ biến là 1 - 3 ha, diện tích tiêu kinh doanh dao động từ 0,4 – 1,1 ha Hầu hết là các vườn tiêu trồng độc canh
- Tuổi vườn tiêu của các hộ điều tra trong khoảng 4 – 6 năm Giống được sử dụng chủ yếu là giống tiêu Vĩnh Linh, nguồn giống là đi mua Hom làm giống phần lớn có độ tuổi là 1, chiều dài hom từ 25 – 30 cm; số mắt trên một hom khoảng 4 mắt
và lượng hom được trồng/trụ là 5 hom
- Làm đất: kích thước hố trồng tiêu được người dân sử dụng nhiều nhất là 50 x
50 x50 cm, khoảng cách cây x cây là 2 x 2 m, hàng x hàng là 2,5 x 2,5 m và mật độ là
- Tưới nước trong mùa nắng và cả khi có hạn trong mùa mưa khoảng 5 – 20 ngày/lần đối với tiêu kiến thiết cơ bản, 25 – 30 ngày/lần đối với tiêu kinh doanh Tất
cả các hộ được phỏng vấn đều tưới nước bắt đầu từ đầu tháng 12 dương lịch năm trước đến tháng 4 năm sau và phương pháp tưới được dùng là tưới dí
- Tình hình cỏ dại trong vườn tiêu ở các hộ điều tra tại huyện Chưprông: các loại cỏ dại xuất hiện trong vườn tiêu của các hộ điều tra bao gồm: dền, mè, cỏ chỉ, cỏ
Trang 5hôi, cỏ đuôi chồn Phương pháp trừ cỏ của người dân là phương pháp thủ công (dùng tay, sạc cỏ, quốc) và không sử dụng thuốc hoá học
- Tình hình sâu bệnh hại trên tiêu của các hộ được phỏng vấn: các bệnh thường gặp là bệnh đốm là và thán thư Về sâu hại gặp chủ yếu đó là rệp và mối
- Phòng trừ sâu bệnh hại của người dân theo điều tra tại huyện Chưprông: người dân chăm chỉ thăm vườn tiêu để phát hiện bệnh sớm, phòng sâu bệnh bằng các loại thuốc hóa học như dung dịch vôi + đồng sunfat với lượng 1- 2 lít/gốc cách 15 – 20 ngày Đồng thời cũng sử dụng thuốc hoá học để trừ như Bassa, Subatox 75EC
- Hiện tượng tiêu bị chết trong các giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh xảy ra ở tất cả các hộ điều tra Trong đó với tiêu kiến thiết cơ bản thì nguyên nhân do mối và chất lượng hom không đạt, thì ở giai đoạn kinh doanh chủ yếu do mối
- Chi phí đầu tư và lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) của những hộ điều tra: đa số mức đầu tư cho 1 ha tiêu kinh doanh trong 1 năm của các hộ là 69 – 101 triệu đồng Lợi nhuận thu được của các hộ vào khoảng 95 – 140 triệu đồng/ha/năm
- Một số thuận lợi và khó khăn về sản xuất tiêu của các hộ phỏng vấn: về thuận lợi Chưprông là huyện có điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cho cây tiêu, nhân công lao động dồi dào Song song với đó là những khó khăn như thiếu vốn đầu tư, hạn chế về khoa học kỹ thuật
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Danh mục các bảng x
Danh mục các hìnhxiii Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4 Giới hạn của đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây tiêu 4
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu 4
2.3 Sinh thái của cây tiêu 6
2.3.1 Khí hậu, thời tiết 6
2.3.2 Đất đai 7
2.4 Tình hình sản xuất và xuất khẩu của hạt tiêu trên thế giới 7
2.5 Tình hình sản xuất tiêu tại huyện Chưprông 12
2.6 Tình hình nghiên cứu tiêu trên thế giới và trong nước 13
2.6.1 Trên thế giới 13
Trang 72.6.2 Trong nước 13
2.6.3 Một số kết quả của Đỗ Văn Hiên về “Điều tra quy trình kỹ thuật canh tác cây Hồ tiêu tại huyện Chưsê, tỉnh Gia Lai” 15
2.7 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 17
2.7.1 Vị trí địa lý 17
2.7.2 Đặc điểm về đất đai 18
2.7.3 Đặc điểm về khí hậu 18
2.7.4 Điều kiện kinh tế xã hội 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.2 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài 21
3.3 Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1 Điều tra các biện pháp trồng và chăm sóc tiêu 21
3.3.2 Điều tra về tình hình thu hoạch 21
3.3.3 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh 22
3.3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu và tiến độ thực hiện đề tài 22
3.4.1 Mẫu phiếu điều tra 22
3.4.2 Cơ sở chọn hộ điều tra 22
3.4.3 Số lượng mẫu 23
3.4.4 Các bước thực hiện đề tài 23
3.4.5 Xử lý số liệu 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Thông tin chung của các hộ sản xuất tiêu của huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai 24
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất tiêu ở các hộ được điều tra 25
Trang 84.2.1 Diện tích đất nông nghiệp và diện tích tiêu của các hộ điều tra 25
4.2.2 Tuổi vườn tiêu và hình thức canh tác 26
4.2.3 Cơ cấu giống 27
4.2.4 Kích thước hố và khoảng cách mọc tiêu 30
4.2.5 Xử lý đất 31
4.2.6 Tình hình sử dụng các loại trụ trong sản xuất tiêu tại Chưprông 31
4.2.7 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác tiêu tại Chưprông 32
4.2.7.1 Bón lót phân chuồng 33
4.2.7.2 Tình hình bón thúc giai đoạn kiến thiết cơ bản 34
4.2.7.3 Tình hình bón thúc giai đoạn kinh doanh 35
4.2.8 Tình hình tưới nước 37
4.2.9 Tình hình cỏ dại và sâu bệnh trong vườn tiêu của các hộ được phỏng vấn ở Chưprông 39
4.2.9.1 Tình hình cỏ dại 39
4.2.9.2 Tình hình sâu, bệnh hại gặp trên cây tiêu của các hộ được phỏng vấn 40
4.3 Tình hình tiêu chết giai đoạn kiến thiết cơ bản và tiêu chết trong giai đoạn kinh doanh 41
4.4 Một số biện pháp kỹ thuật khác áp dụng trong canh tác tiêu 43
4.4.1 Làm giàn che sau khi trồng 43
4.4.2 Tủ gốc 43
4.5 Tình hình thu hoạch tiêu của các hộ trả lời phỏng vấn ở huyện Chưprông 44
4.5.1 Thời gian thu hoạch và số lần thu hoạch chính 44
4.5.2 Sản phẩm thu hoạch và cách chế biến thương phẩm 45
4.6 Năng suất tiêu thu hoạch của các hộ được phỏng vấn tại huyện Chưprông 45
Trang 94.7 Tình hình về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh của các hộ được
phỏng vấn tại hyện Chưprông 46
4.7.1 Tổng chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/năm) 46
4.7.2 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) thu được các hộ được phỏng vấn 47
4.8 Sự khác nhau giữa Quy trình kỹ thuật canh tác tiêu (được khuyến cáo) và thực tế sản xuất của người trồng tiêu tại Chưprông 47
4.9 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu của các hộ được phỏng vấn tại huyện Chưprông 50
4.9.1 Thuận lợi 50
4.9.2 Khó khăn 51
4.10 Một số đề xuất và giải pháp đối với hiện trạng sản xuất cây tiêu tại huyện Chưprông 51
4.11 Một số mô hình trồng tiêu có năng suất cao so với năng suất trung bình tại địa bàn điều tra (hộ) 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1 Kết luận 56
5.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Diện tích tiêu thu hoạch (ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương
mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011) 8
Bảng 2.2 Năng suất tiêu bình quân (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011) 9
Bảng 2.3 Sản lượng tiêu (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011) 10
Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu tiêu của một số nước xuất nhập khẩu tiêu chính trên thế giới năm 2008 (FAO, 2011) 11
Bảng 2.5 Diện tích (ha) và sản lượng tiêu (tấn) của huyện Chưprông 12
Bảng 2.6 Lượng phân bón cho tiêu kiến thiết cơ bản ở Chư sê 15
Bảng 2.7 Lượng phân bón cho tiêu kinh doanh ở Chư sê 16
Bảng 2.8 Điều kiện khí hậu thời tiết trung bình của tỉnh Gia Lai (2005-2009) 19
Bảng 4.1 Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, trình độ văn hóa các hộ điều tra 24
Bảng 4.2 Kết quả về dân tộc và tôn giáo của các hộ điều tra 25
Bảng 4.3 Phân nhóm các hộ điều tra theo diện tích đất nông nghiệp và diện tích tiêu kinh doanh (hộ) 26
Bảng 4.4 Phân nhóm các hộ điều tra theo tuổi vườn tiêu và hình thức canh tác của các hộ điều tra (hộ) 27
Bảng 4.5 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo độ tuổi vườn tiêu ở các hộ điều tra 27
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng các giống tiêu của các hộ điều tra 27
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng nguồn giống và tuổi hom (tháng) của các hộ điều tra 28
Bảng 4.8 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo cơ cấu giống tiêu ở các hộ điều tra 28
Trang 11Bảng 4.9 Quy cách hom, số hom/trụ tiêu khi trồng mới của các hộ điều tra 29
Bảng 4.10 Kích thước hố trồng tiêu (dài x rộng x sâu, cm) của các hộ điều tra 30
Bảng 4.11 Khoảng cách trồng giữa hai trụ tiêu (m), mật độ trụ (trụ/ha) của các hộ điều tra 31
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng loại trụ tiêu của các hộ điều tra 31
Bảng 4.13 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo loại trụ sử dụng của các hộ điều tra 32
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng phân chuồng bón lót cho tiêu ở các hộ điều tra (hộ) 33
Bảng 4.15 Biến thiên năng suất theo lượng phân chuồng bón lót của các nông hộ 34
Bảng 4.16 Tình hình bón thúc phân chuồng cho tiêu kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra 34
Bảng 4.17 Tình hình bón thúc phân hóa học giai đoạn kiến thiết cơ bản cho tiêu ở các hộ điều tra (hộ) 35
Bảng 4.18 Tình hình bón thúc phân chuồng cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra (hộ) 36
Bảng 4.19 Tình hình bón phân vô cơ cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra 36
Bảng 4.20 Lượng NPK tổng hợp bón cho tiêu giai đoạn kinh doanh 37
Bảng 4.21 Tình hình tưới nước cho tiêu của các hộ điều tra 38
Bảng 4.22 Chu kỳ tưới nước cho tiêu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh 38
Bảng 4.23 Một số loại cỏ dại thường xuất hiện trong vườn tiêu của các hộ đièu tra 39
Bảng 4.24 Tình hình một số sâu, bệnh hại gặp trên tiêu ở các hộ điều tra 40
Bảng 4.25 Tình hình phòng trừ một số sâu bệnh hại tiêu của các hộ điều tra 41
Bảng 4.26 Nguyên nhân tiêu chết trong giai đoạn kiến thiết cơ bản 42
Bảng 4.27 Tiêu chết trong giai đoạn kinh doanh 42
Bảng 4.28 Thời gian và số lần thu hoạch tiêu của các hộ điều tra 44
Trang 12Bảng 4.29 Năng suất tiêu (tấn/ha) của các hộ được điều tra 45
Bảng 4.30 Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/năm) cho tiêu kinh doanh của các hộ được phỏng vấn Error! Bookmark not defined Bảng 4.31 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) của tiêu kinh doanh tại các hộ điều tra 47
Bảng 4.32 So sánh một số yêu cầu kỹ thuật canh tác tiêu của các hộ điều tra với quy trình khuyến cáo 48
Bảng 4.33 Một số thuận lợi của các hộ trồng tiêu được điều tra 50
Bảng 4.34 Những khó khăn chủ yếu trong sản xuất tiêu của các hộ điều tra 51
Bảng 4.35 Một số hộ trồng tiêu có năng suất (tấn/ha) cao ở các hộ điều tra (hộ) 52
Bảng 4.36 So sánh một số chỉ tiêu canh tác của hộ điều tra có năng suất cao so với hộ có năng suất thấp hơn năng suất trung bình ở các hộ điều tra (hộ) 53
Trang 13DANH M ỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Thân tiêu 5
Hình 2.2 Cành tiêu 5
Hình 2.3 Lá tiêu 6
Hình 2.4 Hoa tiêu 6
Hình 2.5 Trái tiêu 6
Hình 2.6 Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai 16
Hình 2.7 Cơ cấu đất đai huyện Chưprông 17
Hình 2.8 Cơ cấu dân số huyện Chưprông 18
Hình 4.1 Giàn che cho tiêu bằng thân cây bắp 43
Hình 4.2 Giàn che cho tiêu bằng lưới 43
Hình 4.3 Tủ gốc cho tiêu bằng rơm 43
Hình 4.6 Thu hoạch tiêu 45
Trang 14Chương 1
GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Cây tiêu, Piper nigrum L., thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao; bên cạnh tiêu dùng trong nước, hạt tiêu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng với thị trường khá ổn định Hạt tiêu có rất nhiều công dụng, là một trong các gia vị được biết trước tiên ngay từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên ở La
Mã cổ đại Hạt tiêu được xem như là một trong các sản phẩm quý dùng làm lễ vật triều cống hoặc bồi thường chiến tranh Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm gia vị trong thực phẩm, tiêu còn được sử dụng với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp, trong ngành công nghiệp hương liệu hóa dược và trong y học Việt Nam là một trong số các nước có diện tích và sản lượng tiêu vào hàng cao nhất thế giới
Ở nước ta cây tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ở Miền Trung Riêng Tây Nguyên, vùng đất giàu tiềm năng về đất đai, khí hậu, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như: tiêu, cà phê, cao su, chè và điều Trong đó, cây tiêu là một trong những loại cây trồng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng
Huyện Chưprông là nơi có diện tích canh tác tiêu thương mại lớn của tỉnh Gia Lai Triển vọng phát triển cây tiêu của huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai là tương đối lớn Người dân có nhiều kinh nghiệm về việc trồng và chăm sóc tiêu, hạt tiêu có chất lượng tốt và ổn định nên được tiêu thụ dễ dàng Sản xuất cây tiêu tại Chưprông rất phù hợp với cả quy mô kinh tế của từng hộ gia đình lẫn thâm canh của các trang trại lớn, phần nào giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp ở địa phương, điều này giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu
Tuy sản phẩm hạt tiêu Chưprông có chất lượng tốt, nhưng trên thực tế việc sản xuất cây tiêu tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn như: thiếu định hướng, phát triển
Trang 15mở rộng diện tích chưa mang tính chiến lược nên chưa tạo được sự phát triển bền vững Chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nên khó khăn cho những hộ có vốn nhỏ, nhất là
bà con đồng bào dân tộc đang sinh sống tại đây Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại còn mang tính tự phát; tiêu thụ hạt tiêu còn phụ thuộc nhiều vào thương lái Chính vì vậy, cây tiêu là cây cho giá trị kinh tế cao, nhưng độ rủi
ro cũng rất lớn
Việc phát triển bền vững và an toàn cây tiêu với năng suất cao, phẩm chất tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu cấp thiết của vùng tiêu Chưprông Để có cơ sở nâng cao năng lực sản xuất tiêu an toàn và bền vững của người dân, việc đánh giá hiện trạng sản xuất cây hồ tiêu tại địa phương, xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất
để nâng cao năng suất, và phát triển trồng tiêu đi theo hướng bền vững
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội đến cây tiêu tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
- Nắm bắt quy trình trồng và sản xuất cây tiêu của các hộ nông dân tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
- Xác định lợi nhuận của người trồng tiêu tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
- Xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất hồ tiêu tại địa phương
Trang 161.4 Giới hạn của đề tài
Do thời gian giới hạn của đề tài so với chu kỳ sinh trưởng của cây hồ tiêu là cây lâu năm Nên chưa đánh giá hết được toàn bộ chi tiết tình hình hiện trạng sản xuất tiêu tại huyện Chưprông, mà chỉ đánh giá kết quả chung qua 90 hộ trả lời phỏng vấn của 3 địa điểm (thị trấn, xã ia me, xã ia ve) của huyện Chưprông
Trang 17Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, phân lớp
mộc lan; có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm ở vùng Tây Ghats và Assam Từ thế kỷ XIII tiêu được canh tác và sử dụng rộng rãi trong các bữa
ăn hàng ngày Hiện nay cây tiêu được trồng ở nhiều nước khác vùng Viễn Đông, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái lan, Sri Lanka và Campuchia Ở Đông Dương, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XVII mới có các giống mới được đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỷ XIX mới được canh tác ở vùng Hà Tiên – Việt Nam và vùng Kampot – Campuchia
Từ cuối thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được trồng phổ biến sang các nước Châu Phi với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigieria, Conggo và Cộng hòa Trung Phi Ở Châu Mỹ với các đại diện như Brazil, Mexico, Ecuador là những nước canh tác nhiều nhất, cho đến nay đã xếp vào một trong những nước đứng đầu về sản xuất tiêu trên thế giới
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây
tiêu
- Rễ tiêu gồm có: rễ cọc (chỉ
có ở cây phát triển từ hạt), rễ cái, rễ
phụ và rễ bám
- Thân tiêu là loại thân thảo,
mềm dẻo Màu sắc của thân thay
Hình 2.1 Thân tiêu
Trang 18đổi từ màu đỏ nhạt sau chuyển sang màu nâu xám rồi xanh, khi cây được 2 tuổi thì thân tiêu chuyển sang màu nâu thẫm Trong điều kiện tự nhiên thân tiêu có thể mọc dài tới 10 m
- Tùy theo vị trí xuất hiện và
khả năng mang trái, cành tiêu có thể
phân biệt thành các loại: cành tược
(cành vượt), cành lươn, cành cho trái
(cành ngang hoặc cành ác) Đa số
cành cho trái là cành cấp 2
- Lá tiêu thuộc loại lá đơn,
hình tim, mọc cách, có cuống Cuống
lá dài 2 – 3 cm, lá có 5 gân hình lông
chim, khích thước lá biến động tùy
theo giống, phiến lá đầy đủ nguyên
vẹn có chiều dài từ 10 – 25 cm, rộng
từ 5 – 10 cm Mặt trên lá nhẵn bóng
màu xanh thẫm, mặt dưới có màu
xanh lục Đôi khi thấy hai loại dạng
lá, các lá mọc từ cành tược có dạng cân đối và màu xẫm, các lá mọc từ cành trái có dạng mất cân đối so với gân chính và màu nhạt hơn
- Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa
tự gié, mỗi gié dài từ 7 – 12 cm, khoảng 20 – 60 hoa/gié, xếp hình xoắn ốc, dưới mỗi hoa là một lá bắc rụng sớm Hoa tiêu có thể đơn tính hoặc lưỡng tính, màu vàng – xanh
Hình 2.2 Cành tiêu
Hình 2.3 Lá tiêu
Trang 19nhạt không có bao hoa Bộ nhụy gồm một noãn không cuống, có một ngăn Bộ nhị có
2 – 4 nhị dài khoảng 1 mm nằm hai bên cạnh noãn, mỗi nhị có một chỉ nhị ngắn và
một bao phấn có hai ngăn, hạt phấn tròn rất nhỏ, đường kính khoảng 10 µm
- Trái tiêu thuộc loại trái hạch hầu như không cuống, mỗi trái mang một hạt, trái hình cầu đường kính từ 4 – 8 mm, lúc đầu trái màu xanh sau chuyển sang màu vàng, khi chín có màu đỏ
2.3 Sinh thái của cây tiêu 2.3.1 Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ: về nhiệt độ, các tài liệu cho thấy cây tiêu có thể trồng được ở giữa khu vực vĩ tuyến 20 bắc và nam, nơi có nhiệt độ từ 10 – 350
C Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu từ 18 - 270
C
Nhiệt độ không khí cao hơn 400
C và thấp hơn 100C đều ảnh hưởng xấu
đến sinh trưởng của cây tiêu
- Lượng mưa và ẩm độ không
khí: cây tiêu cần lượng mưa trung
bình hàng năm từ 2.000 – 3.000 mm
và phân bố tương đối đều trong năm
Cây tiêu có thể chịu được mùa khô
nhưng không kéo dài, lượng mưa tối thiểu khoảng 1.800 mm Ẩm độ không khí thích
hợp cho tiêu khoảng 75 – 90% Nếu gặp sương muối cây tiêu dễ bị chết, tiêu cũng rất
kị lượng mưa lớn vì mưa lớn sẽ làm đọng nước ở rễ
Hình 2.4 Hoa tiêu
Hình 2.5 Trái tiêu
Trang 20- Ánh sáng: cây tiêu là cây thích bóng rợp ở một mức độ nhất định Trong giai đoạn cây con cần che bóng cho tiêu, nhưng khi tiêu đã trưởng thành chúng phát triển xum xuê và có thể tự che rợp cho nhau
- Lý tính: Tầng canh tác từ 80 – 100 cm, mực thủy cấp sâu hơn 2 m, cơ cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và mau thoát nước, độ dốc tốt nhất từ 3 – 10%
- Hóa tính: Đất có hàm lượng mùn cao (> 2%), giàu đạm (> 15%), hàm lượng kali và magiê khá, khả năng trao đổi cation ở mức 20 – 30 meq/100g đất, tỷ lệ C/N cao, độ pH từ 5,5 – 7,0
2.4 Tình hình sản xuất và xuất khẩu của hạt tiêu trên thế giới
Hạt tiêu là một trong những gia vị quý, có giá trị thương mại rất cao Tiêu được
sử dụng rộng rải trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số nước trồng thương mại hiệu quả (khoảng 26 quốc gia có diện tích thu hoạch lớn hơn 500 ha, năm 2008) (FAO, 2011) Tình hình sản xuất tiêu của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây được tổng hợp và trình bày trong các bảng 2.1, 2.2
và 2.3
Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy Ấn Độ và Indonesia là hai nước có diện tích tiêu thu hoạch chính của thế giới Năm 2008, diện tích tiêu thu hoạch của Ấn Độ và Indonesia lần lượt là 197.330 ha và 117.509 ha, chiếm 39,0% và 23,2% tổng diện tích tiêu thu hoạch của thế giới
Trang 21Trong giai đoạn 2000 – 2008, trong khi diện tích tiêu thu hoạch của Ấn Độ và Indonesia tương đối ổn định, thì diện tích tiêu thu hoạch của Việt Nam tăng mạnh (tăng 79,0% so với năm 2000) (bảng 2.1) Số liệu thống kê năm 2009 (chưa đầy đủ) cho thấy, diện tích tiêu thu hoạch của Ấn Độ tăng đột biến so với năm 2008, tăng thêm 41.380 ha
Bảng 2.1 Diện tích tiêu thu hoạch (ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy: năm 2008, Việt Nam, Indonesia và Brazil là các nước có sản lượng tiêu cao nhất thế giới; đạt lần lượt là 98.300; 79.726 và 69.600
Trang 22tấn, chiếm lần lượt 23,7%; 19,2% và 16,8% tổng sản lượng tiêu của thế giới (414.849 tấn) Sự gia tăng sản lượng tiêu của thế giới và ở các nước chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch,
Bảng 2.2 Năng suất tiêu bình quân (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)
ba trên thế giới, năm 2008 xuất khẩu đạt 39.645 tấn, trị giá 113.557.000 USD (2.864 USD/tấn); đồng thời cũng đã chi ra 41.936.000 USD để nhập 11.567 tấn tiêu (3.625 USD/tấn) Năm 2008, giá xuất, nhập khẩu tiêu bình quân của thế giới lần lượt là 3.698
Trang 23và 3.761 USD/tấn Năm 2009, giá nhập khẩu tiêu của các nước nhập khẩu tiêu chính dao động trong khoảng 1.725 USD/tấn (Liên bang Nga) đến 5.535 USD/tấn (Nhật Bản) Mỹ là nước nhập khẩu tiêu nhiều nhất đạt 64.789 tấn, trị giá 237.375.000 USD (3.664 USD/tấn)
Bảng 2.3 Sản lượng tiêu (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)
Năm 2009 Việt Nam có diện tích canh tác tiêu trên 51.000 ha, sản lượng ước đạt 110.000 tấn Trong đó xuất khẩu đạt trên 134.000 tấn, kim ngạch đạt trên 348 triệu USD, chiếm 50% tổng sản lượng xuất khẩu tiêu trên toàn cầu Hiệp hội hồ tiêu thế giới
Trang 24(IPC) nhận định tiêu dùng hồ tiêu toàn cầu năm 2010 đạt 320.000 tấn, tăng 10% so với năm 2009 trong khi sản lượng và dự trữ đều giảm
Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu tiêu của một số nước xuất nhập khẩu tiêu chính trên thế giới năm 2008 (FAO, 2011)
Quốc gia Số lượng
(tấn)
Giá trị (1000 USD) Quốc gia Số lượng
(tấn)
Giá trị (1000 USD)
Tại Ấn Độ, Ủy ban Gia vị Ấn Độ nhận định, xuất khẩu hồ tiêu của nước này trong năm 2010 giảm 22% xuống mức 19.750 tấn Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng thứ 2 thế giới sau Việt Nam Theo Uỷ ban Thương mại hồ tiêu Braxin, xuất khẩu hồ tiêu của quốc gia này 7 tháng đầu năm 2010 đạt 17.245 tấn đạt kim ngạch 53,1 triệu USD So với cùng kỳ năm ngoái khối lượng xuất khẩu hồ tiêu của quốc gia này tăng 7% nhưng giá trị xuất khẩu tăng tới 40% do giá xuất khẩu tăng cao trong năm nay, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Braxin, hai thị trường
Trang 25truyền thống Mêhicô và Áchentina cũng là những điểm đến quan trọng của tiêu quốc gia này
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, xuất khẩu tháng 9/2010 ước đạt 10.000 tấn, kim ngạch đạt 40 triệu USD, đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 9 tháng năm 2010 đạt 102.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 345 triệu USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng tới 30,5% về giá trị so với cùng kì năm 2009 Giá tiêu xuất khẩu tăng đã khiến cho khiến cho giá trị xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Đức, Tiểu vương quốc A-Rập thống nhất, Hà Lan tăng trên 150% so với cùng
kỳ năm ngoái, giá tiêu đen bình quân 8 tháng đầu năm2010 đạt 3.322 USD/tấn tăng 38,9% so với năm 2009 Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới liên tục biến động tăng cao
từ cuối tháng 3 Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung khan hiếm, gây tác động tăng giá Việt Nam đang chào hàng với mức giá cao từ 3.779
- 3.821 USD/tấn đối với tiêu đen và 5.077 USD/tấn đối với tiêu trắng Giá tại Ấn Độ vào khoảng 4.250 USD/tấn Indonexia đã thu hoạch xong vụ hồ tiêu tại tỉnh Lampung nhưng do thời tiết không thuận lợi nên chất lượng hạt tiêu không cao, mức giá đang chào bán của nước này khoảng 3.300 - 3350 USD/tấn đối với tiêu đen và 5.270 –
5.350 USD/tấn đối với tiêu trắng, trong khi mức giá tiêu đen tại Braxin là 3.770 - 3.800 USD/tấn (http://www.bsc.com.vn/News/2010/10/12/115593.aspx)
2.5 Tình hình sản xuất tiêu tại huyện Chưprông
Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) tiêu của huyện Chưprông giai đoạn 2006 –
2009 được trình bày trong bảng 2.5
Bảng 2.5 Diện tích (ha) và sản lượng tiêu (tấn) của huyện Chưprông
Trang 26(Niên giám thống kê huyện Chưprông, 2009)
Qua bảng 2.5 cho thấy diện tích trồng tiêu chỉ trong vòng 3 năm từ 2006 đến
2009 của huyện đã tăng gấp 2 lần từ 420 ha năm 2006 lên 862 ha năm 2009 Như vậy
có thể thấy người dân ý thức được hiệu quả và lợi nhuận đem lại từ cây tiêu so với các cây trồng khác là rất lớn Và vùng đất, thời tiết của huyện cũng rất phù hợp cho việc canh tác cây tiêu
2.6 Tình hình nghiên cứu tiêu trên thế giới và trong nước
2.6.1 Trên thế giới
- Về giống: Các nước có diện tích trồng tiêu lớn đã có nhiều nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo các giống tiêu tốt Theo Phan Quốc Sủng (2000) thì hiện nay Ấn Độ có tới 75 giống tiêu gồm các giống tiêu thuần và tiêu lai Trong đó phổ biến nhất là giống Karimunda Dưới đây là một số giống tiêu của các nước trồng tiêu lớn trên thế giới:
- Malaysia và Indonesia có các giống như: Lada Belangtoeng, Kuchiing, Lada Korinti, Lada Djambi, Lada Manar, Lampong, Lada Karvur, Muntok
- Ấn Độ có các giống như: Pannijur1, Pannijur 2, Karimunda, Balancotta, Kalluvali, Kathiravally, Cottannadan
- Campuchia có các giống như: Sréchea, Kamchay, Kampot, Keep
- Về loại nọc: Malaysia đã nghiên cứu ra loại nọc hàng rào bằng hợp kim đặc biệt cho năng suất cao hơn hẳn so với các loại nọc khác
- Về phân bón: Ấn Độ nghiên cứu và xác định lượng phân bón khuyến cáo cho mỗi nọc thời kì kinh doanh là 140 g N + 55 g P2O5 + 270 g K2O (Sadanandan,1994)
- Công tác BVTV: Đã xác định được tác nhân gây bệnh vàng lá chết nhanh là
do nấm Phytophthora capsici (Sao, 1991; Mchau and Coffey, 1995) còn gọi là
Phytophthora palmivora MF4, là cơ sở xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả
2.6.2 Trong nước
Trang 27Các Viện nghiên cứu, trường Đại học đã có nhiều nghiên cứu chọn lọc và nhân giống tiêu, chế độ tưới nước, tình hình sử dụng phân bón, tình hình sâu bệnh hại trên tiêu, sự phát triển sản xuất cây tiêu trong nước qua các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học điển hình như:
- Phan Đức Sơn và cộng tác viên (2004), qua nghiên cứu bệnh virus trên cây tiêu bằng kỹ thuật ELISA đã kết luận có ít nhất 14 loại virus gây hại trên cây tiêu ở khu vực Đông Nam Bộ
- Phạm Thanh Sơn (2004) Qua điều tra xác đinh loài tuyến trùng Meloidogyne
trên rễ cây tiêu tại Bà rịa – Vũng tàu đã kết luận có hai loài tuyến trùng là M incognita
và M arenaria cùng tác động gây hại trên rễ cây tiêu
- Nguyễn An Dương (2008), qua nghiên cứu đa dạng di truyền các giống tiêu tại Bình phước đã rút ra kết luận có 32 giống chia làm 4 nhóm được trồng ở 6 huyện của tỉnh Bình Phước
- Đỗ Văn Hiên (2009), “Điều tra quy trình kỹ thuật canh tác cây Hồ tiêu tại huyện ChưSê, tỉnh Gia Lai “ Luận văn tốt nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM (xem 2.6.3)
- Phòng Nghiên cứu BVTV (2003), đã nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại tiêu ở một số tỉnh Đông Nam Bộ và cho kết quả: Có 9 loài sâu hại tiêu được ghi nhận, 10 loại tuyến trùng gây hại, 14 loài nấm gây bệnh cho tiêu và xác định được tổ hợp thuốc Alpine + mexyl MZ có hiệu quả tốt trong phòng trừ nấm Phytophthora sp
- Nguyễn Thị Thanh Mai (2003) đã nghiên cứu thành công mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây tiêu ở Đồng Nai mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt kỹ thuật, môi trường, khối lượng nước và nhất là hiệu quả kinh tế
- Nguyễn Vĩnh Trường (2004), qua nghiên cứu bệnh vàng lá chết nhanh trên
tiêu ở Quảng Trị đã xác định được tác nhân gây bệnh là các nấm Phytophthora sp;
Phytophthora parasitica và Pythium sp
Trang 28- Nguyễn Vĩnh Trường (2002), đã phân lập và xác định tác nhân gây bệnh chết
héo (vàng lá chết nhanh) trên cây tiêu ở Đồng Nai là nấm Phytophthora capsici
2.6.3 Một số kết quả của Đỗ Văn Hiên về “Điều tra quy trình kỹ thuật canh tác cây Hồ tiêu tại huyện Chưsê, tỉnh Gia Lai”
- Diện tích tiêu của huyện Chư sê: Phần lớn các hộ có diện tích nhỏ hơn 1,2 ha chiếm 63,3% tổng số hộ điều tra, các hộ có diện tích lớn từ 1,2 ha đến 3,3 ha chiếm tỷ
lệ 34,4% số hộ điều tra, cá biệt có 2 hộ chiếm 2,2% số hộ điều tra có diện tích lớn là 6
ha
- Năng suất: Năng suất tiêu của các nông hộ điều tra đạt ở mức cao, trung bình
là 6,5 tấn/ha 80 hộ đạt năng suất từ 5,4 tấn/ha trở lên, chiếm 88,9%, trong đó cá biệt
có 19 hộ đạt trên 7,6 tấn/ha, chiếm 21,1%, tức là khoảng 4 kg/cây Nhưng bên cạnh đó
có 1 hộ chỉ đạt 2 tấn/ha, chiếm 2,2%, rơi vào hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1,1%
- Làm đất: Kích thước hố trồng tiêu được đào dài – rộng – sâu thường là 60 x
60 x 60, 80 x 80 x 60, 100 x 100 x 60 (tính theo cm) Bón với lượng từ 0,23 – 0,57 kg/hố, phân bò bón lót trung bình 8,2kg/hố
- Loại trụ: Trụ bê tông chiếm 16,7%, trụ gỗ chết chiếm 68,9%, còn lại là trụ sống, không có hộ nào sử dụng trụ xây
- Giống: Giống Vĩnh Linh và Lộc Ninh được trồng rộng rãi chiếm 93,3%, còn lại là các giống tiêu Ấn Độ, tiêu Trâu, tiêu Phú quốc
- Sử dụng phân hóa học bón trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bảng 2.6 Lượng phân bón cho tiêu kiến thiết cơ bản ở Chư sê
Thấp nhất (kg/ha) Trung bình (kg/ha) Cao nhất (kg/ha) Công thức chuẩn
Trang 29- Phân bò bón cho tiêu giai đoạn kinh doanh: Lượng phân bò trung bình là 15,7 tấn/ha 61,1% số hộ bón trên lượng trung bình, thậm chí có 6,7% số hộ bón trên 3 tấn/ha 36,7% số hộ bón từ 3,05 – dưới 15 tấn/ha Đặc biệt có 2 hộ, chiếm 2,2% số hộ không bón phân bò cho tiêu kinh doanh
- Sử dụng phân hóa học bón trong giai đoạn kinh doanh
Bảng 2.7 Lượng phân bón cho tiêu kinh doanh ở Chư sê
Thấp nhất (kg/ha) Trung bình (kg/ha) Cao nhất (kg/ha) Công thức chuẩn
- Tình hình tưới nước: tưới 7 – 30 ngày/lần
- Tình hình cỏ dại: Qua nhận xét của các nông hộ được phỏng vấn thì việc phòng trừ cỏ dại không còn là gánh nặng Cỏ dại tuy có xuất hiện nhưng mức độ gây
hại không dáng kể Các loại cỏ thường gặp như rau tàu bay (Gynura crepidioides), mắc cỡ (Mimosa pudica L) cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), cỏ chỉ (Cynodon
dactylon ((L) pers)), và cây cộng sản (Chromolaena odorata) Người dân có thể tận
dụng lao động dư thưa hoặc tranh thủ vào những ngày nghỉ cuối tuần để giải quyết chúng
- Tình hình sâu bệnh: Theo người dân trồng tiêu cho biết: các bệnh chủ yếu như vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, bệnh tiêu điên đa phần là phòng bệnh bằng các biện pháp như thoát nước tốt trong mùa mưa nhưng khi bệnh xuất hiện thì chỉ còn cách nhổ bỏ đem tiêu hủy mầm bệnh Các loại bệnh này thường chỉ xuất hiện với số lượng rất ít trên thiểu số các vườn tiêu Vì vậy khi điều tra đã không thu thập chính xác tỷ lệ bệnh
- Thời gian thu hoạch: từ cuối tháng 2 – đầu tháng 4
Trang 30- Sản phẩm thu hoạch: Qua điều tra nhận thấy, sản phẩm thu hoạch từ cây tiêu của 90 hộ dân tại ba điểm điều tra thì 100% các nông hộ đều thu hoạch sản phẩm là tiêu đen
- Chi phí: Có đến 35 hộ chiếm 38,9% tổng số hộ điều tra đầu tư trên 100 triệu đồng cho mỗi ha tiêu kinh doanh, trong đó có 1 hộ, chiếm 1,1% số hộ điều tra, đầu tư lên đến 140 triệu đồng/ha/năm, số còn lại bao gồm 17,8% số hộ đầu tư với mức 63 –
82 triệu đồng/ha/năm, 43,3% số hộ đầu tư với mức từ 82 – 100 triệu đồng/ha/năm
- Lợi nhuận: có 3 hộ, chiếm 3,3% số hộ được phỏng vấn, thu lãi gần 140 triệu đồng/ha/năm, 16 hộ, chiếm 17,7% số hộ, thu lãi từ 117 – 138 triệu đồng/ha/năm, 17
hộ, chiếm 18,8% số hộ, thu lãi từ 95 – 116 triệu đồng/ha/năm, 42 hộ, chiếm 46,6% số
hộ, thu lãi từ 73 – 94 triệu đồng/ha/năm, số còn lại là 12,2% thu lãi từ 52 - 73 triệu đồng/ha/năm, duy chỉ có 1 hộ chiếm 1,1% thu lợi nhuận thấp nhất là 36 triệu đồng/ha/năm
2.7 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu
2.7.1 Vị trí địa lý
)
Hình 2.6 Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai và vị trí huyện Chưprông
Huy ện Chưprông
Trang 31(http://tapchibcvt.gov.vn/Uploaded/admin/ban%20do%20Gialai.jpg)
Huyện Chưprông nằm phía Tây nam của tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 38
km, phía Đông giáp huyện Chư Sê Phía Tây giáp nước Cam Pu Chia, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Bắc giáp huyện Đức Cơ Địa hình chủ yếu là dạng đất đồi, thung lũng lòng chảo xen kẻ nhau, thỉnh thoảng có những núi đá Địa hình không bằng phẳng
là do bị chia cắt bởi các khe rạch và các dòng suối nhỏ
nhiên của huyện là
169416.28 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 4.969,28 ha, đất lâm nghiệp 101.254,34 ha, đất chuyên dùng 5.005,01 ha, đất chưa sử dụng 12.751,49 ha Đất đỏ badan chiếm phần lớn nên rất thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài ngày
như cao su, cà phê, tiêu, điều
2.7.3 Đặc điểm về khí hậu
Khí hậu của huyện Chưprông mang nét điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và không có mùa lạnh Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng tháng 12 đến đầu tháng 4
Trang 32dương lịch năm sau Lượng mưa phân bố không đồng đều, thường tập trung chủ yếu vào các tháng giữa mùa mưa và rất ít vào các tháng mùa khô
Hàng năm huyện Chưprông chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch và gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết huyện Chưprông rất thuận lợi cho việc phát triển các giống cây trồng ngắn ngày, dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như tiêu, cà phê, cao su
Bảng 2.8 Điều kiện khí hậu thời tiết trung bình của tỉnh Gia Lai (2005-2009)
Tháng
Giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ (0C
mưa (mm)
Ẩm độ (%) Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất
Trang 33Qua bảng 2.8, so với nhu cầu sinh thái của cây tiêu, nhận thấy cây tiêu phù hợp
và phát triển tốt với điều kiện khí hậu của huyện Chưprông
2.7.4 Điều kiện kinh tế xã hội
Trong năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên thế giới, mưa lũ
và lốc xoáy diễn ra khá phức tạp đã tác động đến cả nước nói chung và làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân nói riêng Giá cả vật tư và hàng hoá tiêu dùng thì tăng giá trong khi đó giá hàng nông sản vẫn giữ mức trung bình đã làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn Mặt khác đặc điểm dân cư từ nhiều nơi khác nhau đến, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc nên thành phần dân tộc trên địa bàn rất đa dạng Do vậy trình độ canh tác và đời sống kinh tế cũng khác nhau, nhóm có trình độ canh tác trung bình khá gồm các hộ người kinh và dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc, nhóm có trình
độ canh tác lạc hậu phần lớn là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng
xa ít có điều kiện giao lưu tiếp xúc với bên ngoài Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện ước đạt 13,6%, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,86 triệu đồng/năm Huyện Chưprông hiện có 4.374 hộ/19.549 khẩu thuộc diện hộ nghèo chiếm tỉ lệ 19,17 số hộ nghèo, trong đó dân tộc thiểu số là 3.472 hộ/16.193 khẩu Về y tế giáo dục, nhìn chung huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, quán triệt chủ trương chống bệnh thành tích và tiêu cực
trong giáo dục
Toàn huyện Chưprông có
khoảng 90.494 người trong
đó dân tộc kinh có khoảng
0.13 10.19
Kinh Jarai Banar Dân tộc khác
Hình 2.8 Cơ cấu dân số huyện Chưprông
Trang 34Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình canh tác cây tiêu của các nông hộ trồng tiêu tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
3.2 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010 tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều tra các biện pháp trồng và chăm sóc tiêu
3.3.2 Điều tra về tình hình thu hoạch
- Thời gian thu hoạch
- Sản phẩm thu hoạch và cách chế biến tiêu thương phẩm
Trang 353.3.3 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh
- Tổng chi phí đầu tư
- Lợi nhuận thu được
3.3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu
3.4 Phương pháp nghiên cứu và tiến độ thực hiện đề tài
- Thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội được thu thập tại UBND huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
- Cách tiến hành điều tra khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp, kết hợp khảo sát thực tế với thu thập các tài liệu, tư liệu, số liệu từ các cơ quan ban ngành chức năng tại địa phương Qua đó tiến hành phân tích tổng hợp đánh giá một cách khoa học về quy trình canh tác hồ tiêu tại địa phương Từ kết quả
đó đưa ra một số nhận định sơ bộ về tình hình sản xuất, canh tác hồ tiêu tại địa phương
- Việc điều tra, phỏng vấn và khảo sát được thông qua các phiếu điều tra soạn sẵn
- Tại mỗi địa điểm điều tra tiến hành quan sát, ghi chép và chụp hình
3.4.1 Mẫu phiếu điều tra
Mẫu được soạn sẵn (phụ lục 1 kèm theo)
3.4.2 Cơ sở chọn hộ điều tra
Điều tra các hộ trong vùng tiêu điển hình của huyện: thị trấn Chưprông, xã Ia
Me và xã Ia Vê) Mỗi vùng chọn ngẫu nhiên 30 hộ đảm bảo đại diện và bao gồm các yếu tố về giống (Vĩnh Linh, Lộc Ninh, giống khác), nọc (nọc sống, nọc chết, nọc bê tông, nọc xây), mức độ canh tác (thâm canh, quảng canh), loại hình canh tác (xen canh, độc canh)
Trang 363.4 3 Số lượng mẫu
- Điều tra 90 mẫu phiếu
3.4.4 Các bước thực hiện đề tài
- Thu thập các tài liệu, tư liệu, số liệu ở các cơ quan ban ngành chức năng có thẩm quyền và liên quan ở địa phương
- Sơ bộ phân tích tổng hợp dữ liệu có được, qua đó dự thảo phiếu mẫu và số phiếu điều tra
- Tiến hành đi điều tra thực tế, phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thu thập
số liệu, ý kiến của nông dân và cán bộ
- Điều tra về kỹ thuật canh tác hồ tiêu hiện áp dụng, những kinh nghiệm và việc
áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới
3.4.5 Xử lý số liệu
Các số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS 16.0 for Windows Báo cáo được soạn thảo trên phần mềm Microsoft Word 2003
Trang 37Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin chung của các hộ sản xuất tiêu của huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai
Bảng 4.1 dưới đây cho thấy: tỷ lệ nam/nữ: có 80 người trả lời phỏng vấn là nam, chiếm 89% tổng số hộ điều tra; số còn lại chiếm 11% số người trả lời là nữ (10 người) Khi được phỏng vấn các hộ đều để người chồng là người trực tiếp quản lý việc trồng và chăm sóc tiêu của gia đình mình trả lời, số còn lại do người chồng đi vắng nên người vợ trả lời
Bảng 4.1 Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, trình độ văn hóa các hộ điều tra (hộ)
Trình độ văn hóa của người trả lời phỏng vấn phần lớn là bậc tiểu học (22 người, 24%) và trung học cơ sở (39 người, 44%) Trong tổng số 90 người được phỏng vấn, chỉ có 29 người học và tốt nghiệp trung học phổ thông, chiếm 32% Trình độ văn
Trang 38hoá của người dân chưa cao, cần phải nâng cao trình độ để dễ dàng hơn cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật phục vục cho sản xuất cây hồ tiêu thông qua công tác tập huấn, khuyến nông Đặc biệt là sự hiểu biết và cập nhật các thông tin về thị trường xuất khẩu
hồ tiêu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho người nông dân Mặt khác nâng cao trình độ văn hoá của nông hộ sẽ giúp họ nhận biết được tầm quan trọng của việc phát triển cây hồ tiêu, coi cây hồ tiêu là điều kiện để thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng
Bảng 4.2 Kết quả về dân tộc và tôn giáo của các hộ điều tra (hộ)
Số liệu trong bảng 4.2 cho thấy, trong tổng số 90 hộ điều tra cho thấy tỷ lệ các
hộ người Kinh chiếm đa số, có 78 hộ (91,1%) Tỷ lệ các hộ đồng bào dân tộc Jarai và dân tộc Tày là 8,9% Tỷ lệ này khá chênh lệch so với tỷ lệ các dân tộc trong cơ cấu dân số của huyện Chưprông Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh các chủ trương đường lối khuyến khích các đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, nhằm ổn định và nâng cao đời sống
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất tiêu ở các hộ được điều tra
4.2.1 Diện tích đất nông nghiệp và diện tích tiêu của các hộ điều tra
Diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra dao động trong khoảng 0,4 – 4,0
ha Bảng 4.3 cho thấy, đa số các hộ có diện tích đất nông nghiệp từ 1 đến 3 ha, Trong tổng số 90 hộ được điều tra thì có 13 hộ có diện tích dưới 1,0 ha chiếm tỷ lệ 14,4%, 22
hộ có diện tích từ 1,1 – 1,9 ha chiếm tỷ lệ 24,4%, 41 hộ có diện tích từ 1,9 – 2,9 ha
Trang 39chiếm 45,6%, 14 hộ chiếm có diện tích trên 3 ha chiếm 15,6% Nhìn chung đất nông nghiệp của các hộ điều tra phù hợp với khả năng đầu tư và phát triển cây công nghiệp dài ngày
Bảng 4.3 Phân nhóm các hộ điều tra theo diện tích đất nông nghiệp và diện tích tiêu
tế của các hộ nông dân, diện tích càng lớn đòi hỏi phải có sự đầu tư mạnh về phân bón, công chăm sóc Bảng 4.3 cho thấy phần lớn các hộ điều tra có diện tích từ 0,4 – 0,7 ha (57/90 hộ, chiếm 63,3%); số hộ có diện tích tiêu từ 0,7 – 1,1 ha là 25 hộ, chiếm 27,8%.Diện tích tiêu kinh doanh các hộ điều tra chịu ảnh hưởng và chia sẻ nguồn vốn đầu tư với diện tích các cây trồng khác
4.2.2 Tuổi vườn tiêu và hình thức canh tác
Kết quả từ bảng 4.4 dưới đây cho thấy, tuổi vườn tiêu của các hộ điều tra dao động trong khoảng 4 - 12 năm tuổi; tuổi trung bình là 6 tuổi; đây là giai đoạn tiêu kinh doanh, bắt đầu cho năng suất cao và ổn định Vì vậy người dân bắt đầu có tiền trang chải các chi phí đầu tư để tái sản xuất cũng như có vốn để mở thêm diện tích trồng tiêu Trong số 90 hộ điều tra, có tới 47 hộ (52,2%) đang có vườn tiêu từ 4 đến 6 tuổi,
16 hộ (17,8%) có vườn tiêu 7 – 8 tuổi Số hộ có tiêu < 4 tuổi và > 8 tuổi là 14 và 13
hộ
Trang 40Bảng 4.4 Phân nhóm các hộ điều tra theo tuổi vườn tiêu và hình thức canh tác của các
B ảng 4.5 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo độ tuổi vườn tiêu ở các hộ điều tra (hộ)
4 năm đạt năng suất trên 6,1 tấn/ha