Giải pháp kĩ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng môi trường huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và giải pháp khắc phục (Trang 59)

Các nguồn ô nhiễm từ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản bao gồm nƣớc thải tuyển rửa quặng, nƣớc thải lòng moong khai thác, khí bụi từ các hoạt động vận chuyển, tuyển rửa, chế biến quặng, nổ mìn,,, và đặc biệt là chất thải rắn (đất đá thải từ quá trình khai thác, bùn thải từ quá trình tuyển rửa và chế biến khoáng sản…). Biện pháp xử lý các chất thải đã đƣợc các đơn vị trên địa bàn huyện áp dụng là:

+ Đối với nƣớc thải: Chủ yếu đƣợc xử lý lắng cặn và lƣu giữ trong các hồ chứa, Một số đơn vị đã áp dụng phƣơng án tận dụng lại nƣớc thải tuần hoàn trở lại cho sản xuất (các đơn vị tuyển rửa quặng sắt), sử dụng nƣớc thải tƣới đƣờng và công trƣờng chống bụi, nhƣ công ty than Núi Hồng, mỏ than Làng Cẩm, Công nghệ xử lý các chất ô nhiễm khác nhƣ kim loại nặng chƣa đƣợc áp dụng, nƣớc thải ra môi trƣờng của một số cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ môi trƣờng

+ Đối với các nguồn ô nhiễm khí: Chủ yếu chỉ là xử lý bụi qua việc phun nƣớc tƣới đƣờng, Tuy nhiên, kết quả xử lý còn hạn chế, ô nhiễm bụi vẫn là vấn đề gây nhiều kiến nghị của nhân dân cạnh tuyến vận chuyển quanh các khu mỏ, các nhà máy, khí thải độc hại chƣa đƣợc thu hồi và xử lý vẫn đƣợc xả thải ra môi trƣờng.

+ Đối với chất thải rắn: Biện pháp xử lý chủ yếu là lƣu giữ trong khuôn viên đơn vị (điển hình là các mỏ khai thác than, khai thác quặng sắt), Đối với bùn quặng sắt đã đƣợc các cơ sở sản xuất xi măng thu mua làm nguyên liệu sản xuất, Các doanh nghiệp khai thác than nhƣ Mỏ than Núi Hồng, chất thải rắn (đất, đá) trong quá trình khai thác đƣợc sử dụng trực tiếp cho công tác hoàn thổ, đất đá của thấu kính than đang khai thác đƣợc đổ vào thấu kính than đã khai thác xong, Hiện ở mỏ than Núi Hồng đã có những khu vực đƣợc hoàn thổ và trồng cây trên đó (chủ yếu là cây keo).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

- Công ty chế biến và khai thác khoáng sản Núi Pháo:

Môi trƣờng không khí: Ô nhiễm bụi tổng số, bụi PM10, bụi kim loại gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh khu dân cƣ.

Nƣớc thải công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo tại thời điểm lấy mẫu nƣớc thải của công ty một số chỉ tiêu nhƣ TSS, As, Fe vƣợt mức tiêu chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT. Cụ thể TSS vƣợt 1,3 lần, As vƣợt 2 lần, Fe vƣợt 1,12 lần. Hiện tại nƣớc thải của công ty chƣa đảm bảo khi thải ra ngoài môi trƣờng. Môi trƣờng nƣớc ngầm chƣa có dấu ô nhiễm. Môi trƣờng đất ô nhiễm kim loại nặng tuy nhiên do cấu tạo môi trƣờng nền lên chƣa thể khẳng định nguồn là do công ty gây ra.

Sông suối quanh khu vực khai thác khoáng sản Núi Pháo có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng nhƣ As, Fe, Cu.

- Công ty than Núi Hồng:

Kết quả đo, phân tích các mẫu không khí trong khu vực sản xuất qua các năm 2011, 2012, 2013 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của 3733/2002/QĐ-BYT.

Mẫu không khí tại khu văn phòng của mỏ có các chỉ tiêu đo, phân tích có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 06,26:2009/BTNMT

Nƣớc thải của mỏ than Núi Hồng khi thải ra môi trƣờng đa số đều đạt QCVN 24:2009/BTNMT (cột A), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp, duy chỉ có chỉ tiêu Fe trong nƣớc thải tại cửa xả thải của phân xƣởng khai thác ra suối Cầu Bất là không đạt tiêu chuẩn cho phép.

2. KHUYẾN NGHỊ

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn về những ảnh hƣởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trƣờng và cộng đồng dân cƣ sống trong khu vực nghiên cứu. - Chính quyền địa phƣơng cần tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng, cần thắt chặt hơn trong quản lý tình trạng

khai thác trái phép trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao ý thức của ngƣời dân để hạn chế nạn khai thác trái phép diễn ra.

- Các doanh nghiệp khai khoáng cần chú ý đến cả giải pháp kỹ thuật công nghệ cũng nhƣ quản lý trong bảo vệ môi trƣờng vùng khai khoáng trong suốt các giai đoạn hoạt động của khu mỏ, cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ trong khai thác và tuyển quặng; xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc khi cho nƣớc thải đổ, xả ra môi trƣờng, quy hoạch, xây dựng bãi đổ thải phù hợp với khối lƣợng đất đá thải ra, đặc biệt cần có kế hoạch khôi phục môi trƣờng khi đóng cửa mỏ.

- Tạo điều kiện để cộng đồng trong khu vực cùng tham gia trong công tác quản lý môi trƣờng tại khu vực mà họ sinh sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A -TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Hà Nội.

2. Công ty than Nội địa - Mỏ than Núi Hồng, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường định kỳ năm 2011,2012,2013mỏ than Núi Hồng ,Thái Nguyên.

3. Công ty TNHH Liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 2010, Báo cáo môi trường 2013 Dự án khai thác Vonfram, flourit, bismut, đồng và vàng Núi Pháo, Thái Nguyên.

4. Lê Đức (2007), “Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tại Đại Từ, Đồng Hỷ - Thái Nguyên đến môi trường đất khu vực, Thái Nguyên.

5. Lƣu Đức Hải (2006), Cẩm nang quản lý môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội 6. Trang thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, http://thainguyen.gov.vn

7. Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ, Số liệu thống kê về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đại Từ 2011, Thái Nguyên.

8. Nguyễn Khắc Vinh (2010), Tài nguyên Khoáng sản Việt Nam, Viện Công nghệ khoan, Hội công nghệ khoan - Khai thác Việt Nam, http://www.viencnkhoan.vn 9. Tổng hội địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,

Viện Tƣ vấn phát triển (2010), Báo cáo nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

B -TÀI LIỆU TIẾNG ANH

10. John C, Wu (1999), “The Mineral industry of Vietnam”, U,S, Geological Survey Mineral Yearbook 2000, United States Geological Survey, Reston Virginia. 11.World bank and international finance orporation (2002), “Mining and

development”,An Asset for Competitiveness: Sound, environmental, management in mining countries, Washington, USA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. APHA (1998), Standard methods for the examination of water and wastewater, 20th Edition, American Public Health Association, USA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng môi trường huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và giải pháp khắc phục (Trang 59)