1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

6 điện lượng di chuyển trong dao động điện từ

4 377 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 267,33 KB

Nội dung

Trong một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với q = 4cos1000πt + π/3 µC là phương trình dao động của điện tích tức thời trên tụ điện.. Lượng điện tích dịch chuyển qua một tiết d

Trang 1

6 - Điện lượng di chuyển trong dao động điện từ

Câu 1 Một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với điện áp trên tụ uC = 4cos(2π.106t + π/3) mV Điện dung C = 2 mF và hằng số điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19

C Tính số lượt electron chạy qua một tiết diện thẳng của dây dẫn (theo cả hai chiều) sau 1,75 μs dao động

A 3,683.1014

B 3,368.1014

C 6,383.1014

D 8,633.1014

Câu 2 Trong một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với q = 4cos(1000πt + π/3) (µC) là phương

trình dao động của điện tích tức thời trên tụ điện Lượng điện tích dịch chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn theo cả hai chiều sau 3,5 ms dao động kể từ t = 0 là

A 10 + 2√3 µC

B 26 + 2√3 µC

C 10 - 2√3 µC

D 28 µC

Câu 3 Trong một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với uC = 2cos(106πt + 2π/3) mV Tụ có điện dung C = 2 mF Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn theo cả hai chiều sau 3,5 µs dao động là

A 30 + 2√3 µC

B 30 - 2√3 µC

C 26 + 2√3 µC

D 30 µC

Câu 4 Cho một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với chu kỳ T = 3 µs và điện tích cực đại trên

tụ là Qo = 2 µC Tính lượng điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong quãng thời gian 0,5 µs

A 2 µC

B 2√2 µC

C 4 - 2√3 µC

D √2 µC

Câu 5 Cho một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với chu kỳ T = 1,5 ms và điện tích cực đại

trên tụ là Qo = 3 µC Lượng điện tích nhỏ nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn (tính tổng theo cả hai chiều dòng điện) trong quãng thời gian 0,5 ms là

A 3/√2 µC

B 3 µC

C 6 - 3√3 µC

D 6√2 µC

Câu 6 Cho mạch LC đang có dao động điện từ với chu kỳ 4 µs và điện tích cực đại trên tụ là 2 µC Lượng

điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn (tính tổng theo cả hai chiều dòng điện) trong quãng thời gian 3 µs là

A 4 µC

B 4 + 2√2 µC

C 2√2 µC

D 4√2 µC

Câu 7 Cho mạch LC đang có dao động điện từ với chu kỳ 3 µs và điện tích cực đại trên tụ là 4 µC Lượng

điện tích nhỏ nhất chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn (tính tổng theo cả hai chiều dòng điện) trong quãng thời gian 2 µs là

A 12 µC

B 4 + 4√2 µC

C 4√3 µC

D 16 - 4√3 µC

Trang 2

Câu 8 Mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với chu kỳ 4 µs và điện tích cực đại trên tụ là 2 µC

Lượng điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong quãng thời gian 1 µs là

A 3√2 µC

B 2√3 µC

C 2√2 µC

D 4√2 µC

Câu 9 Dòng điện i = 4cos(2π.106t + π/2) mA chạy qua điện trở R, điện lượng di chuyển qua điện trở (tính tổng theo cả hai chiều dòng điện) trong khoảng thời gian 1/3 µs kể từ thời điểm ban đầu là

A 3/π nC

B 1/π nC

C 2/π nC

D π nC

Câu 10 Cho một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với chu kỳ 3 µs và điện tích cực đại trên tụ

là 4 µC Quãng thời gian ngắn nhất để có một lượng điện tích 4 µC chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn

A 1 µs

B 0,5 µs

C 1,5 µs

D 0,75 µs

Câu 11 Cho một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với chu kỳ 2 µs Trong quãng thời gian 0,5

µs người ta đo được lượng điện tích lớn nhất đi vào một bản của tụ điện là 4 µC Cường độ dòng điện cực đại trong quá trình dao động là

A √2π µA

B 2√2π µA

C 2√2 µA

D 2π µA

Câu 12 Cho một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos(100πt – π/2) A Cho hằng số điện tích

nguyên tố e = 1,6.10–19 C Trong 5 ms kể từ thời điểm t = 0, số lượt electron đi qua một tiết diện thẳng của dây dẫn xấp xỉ là

A 3,98.1016

B 7,96.1018

C 7,96.1016

D 3,98.1018

Câu 13 Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng Tần số dao động riêng của mạch thứ nhất là f1, của mạch thứ hai là f2 = 2f1 Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0 Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai

A 1/4

B 4

C 2

D 1/2

Câu 14 Một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với điện tích tức thời trên tụ q = 4cos(2000πt -

π/4) μC Cho hằng số điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19

C Tính từ thời điểm ban đầu, t = 0, tổng số lượt điện tử chạy qua một tiết diện thẳng của dây dẫn sau 5,5 ms dao động xấp xỉ bằng

A 5,5.1014

B 3,2.1014

C 9,3.1014

D 3,9.1014

Câu 15 Một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với điện tích cực đại trên tụ bằng 5 μC và tần số

dao động bằng 1000 Hz Lượng điện tích lớn nhất dịch chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong quãng thời gian 1/3 ms là

Trang 3

A 5 µC

B (2,5 + 5√2) µC

C 5√2 µC

D 5√3 µC

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: A

Câu 2: B

Chu kỳ của mạch LC: T = 2 ms

Tại t = 0 thì q = Q0/2 và đang giảm Ta có 3,5 ms = T + T/2 + T/4

→ sau 3,5 s điện tích q có giá trị: và đang tăng

→ Kết hợp đường tròn đơn vị ta xác định dduocj lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn sua 3,5 s:

Câu 3: C

Ta có:

Chu kỳ của mạch LC: T = 2 ms

Tại t = 0 thì q = -Q0/2 và đang tăng về 0 Ta có 3,5 ms = T + T/2 + T/4

→ sau 3,5 s điện tích q có giá trị: và đang giảm

→ Kết hợp đường tròn đơn vị ta xác định dduocj lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn sua 3,5 s:

Câu 4: A

Tâ có: t = T/6 → lượng điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian T/6s là:

Câu 5: B

Ta có t = T/3 → lượng điện tích nhỏ nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong quãng thời gian 0,5ms là:

Câu 6: B

Ta có t =3T/4 = T/2 + T/4 → Lượng điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian đó lầ:

Câu 7: D

Ta có t = 2T/3 = T/2 + T/6 → Lượng điện tích nhỏ nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian đó là:

Câu 8: C

Ta có t =T/4 → Lượng điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian đó là:

Trang 4

Câu 9: A

Điện tích có biểu thức:

Chu kỳ dao động:

Tại thời điểm ban đầu điện tích đang có giá trị 2/π nC, ta có t = T/3 → sau T/3s điện lượng di chuyển qua điện trở là:

Câu 10: B

Ta có thời gian ngắn nhất để có 1 lượng điện tích = Q0 dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là T/6

Câu 11: B

Ta có: → lượng điện tích lớn nhất đi vào 1 bản tụ điện trong T/4s là:

→ Cường độ dòng điện cực đại:

Câu 12: A

Chu kỳ dao động của dòng điện:

Tại thời điểm t = 0 điện tích đang có giá trị -Q0 → sau T/4 s kể từ t = 0 thì điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là Q0

→ Số lượt electron:

Câu 13: D

Ta có:

Câu 14: A

Câu 15: D

Bài toán tương tự bài toán dao động điều hòa tìm quãng đường lớn nhất vật dao động điều hòa trong khoảng thời gian cho trước Ở đây để lượng điện tích là lớn nhất dịch chuyển qua một tiết diện thẳng thì khi q phải ở lân cận cân bằng

Ngày đăng: 11/06/2018, 00:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w