1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Berg) TẠI HUYỆN CHƯ PƯH TỈNH GIA LAI

57 407 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Ảnh hưởng của phân bón và giá thể trồng đến sự sinh trưởng của cây

Trang 1

KHOA NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ GIÁ THỂ ĐẾN SINH

TRƯỞNG CỦA CÂY NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Berg) TẠI

HUYỆN CHƯ PƯH TỈNH GIA LAI

Ngành: Nông học Niên khóa: 2007- 2011 Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Thịnh

Tháng 07/2011

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ GIÁ THỂ ĐẾN SINH

TRƯỞNG CỦA CÂY NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Berg) TẠI

HUYỆN CHƯ PƯH TỈNH GIA LAI

Trang 3

TÓM TẮT

ĐỖ QUỐC THỊNH, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011,

“Ảnh hưởng của phân bón và giá thể trồng đến sự sinh trưởng của cây nghệ đen trong vườn ươm tại huyện Chư Pưh tỉnh Gia lai”

Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Thái Dân

Đề tài được thực hiện tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai nhằm xác định loại phân bón và giá thể phù hợp để nghệ đen sinh trưởng và phát triển tốt nhất, qua đó xác định mức giá thể và phân bón phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nghệ đen để đem ra sản xuất đại trà

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split-plot) gồm 2 yếu tố Yếu tố chính (A) giá thể gồm có 4 mức, A1 100% đất đỏ bazan (ĐC), A2: 70% đất đỏ bazan, 10% trấu, 10% vỏ cà phê, 10% cát, A3: 60% đất đỏ bazan, 10% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát, A4: 50% đất đỏ bazan, 20% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát Yếu tố phụ (B) gồm 3 loại phân + B1: phân hữu cơ sinh học Komix, B2: phân NPK 16-16-8+TE, B3: phân Urê, kết quả thí nghiệm cho thấy

Về sinh trưởng: mức giá thể A2 (70% đất, 10% trấu, 10% vỏ cà phê, 10% cát) tác động mạnh đến ngày mọc mầm, tỷ lệ nảy mầm, chiều cao cây, số lá, tốc độ ra lá hơn

Tóm lại, ở mức giá thể A2 (70% đất, 10% trấu, 10% vỏ cà phê, 10% cát) nghệ đen sinh trưởng và phát triển tốt nhất

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến ba mẹ, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên người

Xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Phân hiệu Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tập thể cán bộ trạm khuyến nông xã Chư Á, xã Trà Đa Các anh chị tại phòng nông nghiệp thành phố Pleiku

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy VÕ THÁI DÂN, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng, thân gửi lời cảm ơn đến bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận

Xin chân thành cảm ơn!

Pleiku, tháng 7/2011 Sinh viên thực hiện

Đỗ Quốc Thinh

Trang 5

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Nghệ đen (Curcuma zedoaria Berg), còn được gọi là nghệ xanh, ngãi tím, nga

truật, là cây dược liệu chữa được nhiều loại bệnh như tăng cường tiêu hóa, điều kinh, chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều Ngoài việc là cây dược liệu cây nghệ đen còn được biết đến là loại gia vị Trong những năm gần đây do nhu cầu tăng cao nên cây nghệ đen được trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung du để làm thuốc Ở Chư Pưh, tuy chưa được trồng phổ biến nhưng cây nghệ đen là loại cây rất thích hợp để trồng trên loại đất đỏ bazan

Ngày nay, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức đã làm cho đất ngày càng thoái hóa và xấu đi, diện tích canh tác vì vậy ngày càng thu hẹp hơn Việc lựa chọn trồng cây trên giá thể đã phần nào giúp giải quyết được vấn đề dinh dưỡng cho cây trồng, giá thể giúp cho người dân dễ chăm sóc, tiết kiệm được diện tích

và chủ động trong việc điều chỉnh dinh dưỡng cho cây trồng Ngoài ra việc bón phân cho cây trồng trên giá thể và khả năng cây hấp thu hết chất dinh dưỡng của phân bón cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng

Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của Khoa Nông học, trường Đại học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Ảnh hưởng của phân bón và giá thể

trồng đến sự sinh trưởng của cây nghệ đen trong vườn ươm tại huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15/02/2011 đến ngày

15/06/2011

Trang 6

1.2 Mục tiêu của đề tài

Xác định phân bón và giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nghệ đen

1.3 Yêu cầu của đề tài

Trong thời gian làm đề tài cần đạt được những yêu cầu sau đây

+ Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây nghệ đen được thí nghiệm trên 4 loại giá thể và 3 loại phân bón

+ Tìm hiểu sự tương quan giữa các loại giá thể và phân bón

+ Nắm bắt quy trình trồng nghệ đen trên giá thể

1.4 Giới hạn của đề tài

Thời gian thực hiện đề tài là 4 tháng trong khi đó thời gian sinh trưởng của cây nghệ đen là khá dài nên còn nhiều hạn chế

Chỉ sử dụng trên 4 loại giá thể và 3 loại phân bón

Trang 7

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây nghệ đen

2.1 Nguồn gốc và xuất xứ của cây nghệ đen

Nghệ đen có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Ấn Độ Cây mọc tự nhiên và trồng khắp vùng nhiệt đới Nam và Đông – Nam Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Đảo Hải Nam, Đài Loan và các tỉnh phía Nam lục địa Trung Quốc Cây còn phân bố cả ở Madagasca

Ở Việt Nam nghệ đen phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền núi và trung du miền núi như:

Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, ở phía Nam thì có Bình Định và Quảng Ngãi

2.2 Đặc điểm thực vật học của cây nghệ đen

Là loại cây thân thảo, có hệ thống thân rễ phân nhánh và phát triển, phần thân trên mặt đất thường lụi vào mùa khô, cây thường mọc thành khóm, đôi khi thành quần thể thuần loại trên đất ẩm, gần bờ suối, thung lũng hay trong nương rẫy, là loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, trong một khóm thường chỉ có một thân chính sinh ra từ thân rễ

2.2.1 Thân

Là loại thân thảo, cây cao từ 1,0 -1.5 m

Thân rễ hình nón, có khía chạy dọc mang nhiều củ,

vỏ có màu vàng nhạt, thịt củ màu vàng tái.

Hình 2.1: Thân nghệ đen

Trang 8

2.2.2 Lá

Lá xếp 2 dãy, có cuốn, có bẹ, phiến lá

có hình ngọn giáo hay trái xoan, màu xanh lục

nhat, toàn cây có dạng như cây chuối hoa Lá

có bẹ ôm vào thân ở phía dưới, có đốm đỏ ở

gân chính Lá bắc phía dưới màu xanh lục

nhạt mép đỏ, lá bắc phía trên màu vàng nhạt,

đầu lá màu đỏ.

2.2.3 Hoa

Hoa nghệ đen có nhiều màu, thường là có màu vàng, đài hoa hình ống dài 1,5

cm, có 3 răng, thường hình ống loe ở đỉnh, với 3 thùy bằng nhau và 1 môi to trải ra Tràng hoa có ống dài gấp 3 lần đài, thùy hoa hình mũi mác, nhọn ở giữa Nhị hoa màu vàng, chỉ nhị dạng cánh, bao phấn có sừng mảnh và dài kéo thành cựa chẻ ngang Nhụy dạng sợi, đầu nhụy dạng chén, noãn nhiều Quả nang có vỏ mỏng, hạt nhiều và

có áo hạt

2.2.4 Thân Rễ

Thân rễ mang nhiều củ, nạc dày, có màu vàng nhạt ở trong và vòng màu xanh

ở ngoài (đối với củ già thì có màu tím xanh) Ngoài những củ hình trụ, thân rễ còn mang những củ hình trái xoan hay hình trứng

2.2.5 Điều kiện sinh thái

Nghệ đen ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển là 20

- 250C; lượng mưa trung bình trong năm từ 2.000 - 2.500 mm; ẩm độ không khí 80 - 85%, nghệ ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH = 6,5 – 7,0

Hình 2.2: Lá nghệ đen

Trang 9

2.3 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây nghệ đen

Ngoài các yếu tố về tự nhiên thì các yếu tố dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Các yếu tố bên ngoài không khí như Carbon (C), Hydrogen (H), Oxygen (O) và các yếu tố dinh dưỡng như Nito (N),

Photpho (P), Kali (K)

2.3.1 Các yếu tố ngoài không khí

Bao gồm các nguyên tố như Carbon (C), Hydrogen (H), Oxygen (O), các yếu tố này có sẵn trong không khí giúp sử dụng cho sự quang tổng hợp của cây

nCO2 + 2nH2O Æ n(CH2O) + nO2 + nH2O

2.3.2 Các nguyên tố đa lượng

Đạm (N): là chất dinh dưỡng tối quan trọng đối với cây trồng N cần cho việc tạo lập các sắt tố và nhất là protein, là nguyên tố giúp cho lá cây xanh hơn

Bón nhiều N cây phát triển cao hơn nhưng mềm yếu, lá màu xanh đậm, sức đề kháng kém, dễ đổ ngã

Bón ít N thì lá nhỏ, hơi vàng, cây chậm lớn, cằn cỗi, cây ra sớm mặc dù cây còn nhỏ

Lân (P): là chất dinh dưỡng quan trọng thứ 2 sau N, cùng với N tạo protein cho cây Chức năng quan trọng của P trong cây là dự trữ và vận chuyển năng lượng, P giúp cây điều hòa hoạt động sinh lý như giúp cây nẩy chồi nhanh, ra hoa nhanh và ra rễ nhiều

Bón nhiều P sẽ kích thích ra hoa sớm, cây nhanh già, lá ngắn và cứng bất

thường

Bón ít P thì cây nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng kém, lá xanh đậm, rễ chậm phát triển

Trang 10

Kali (K): Giúp cho cây hấp thu N dễ dàng, ngoài ra K giúp cây phát triển mạnh,

K làm tăng quá trình quang hợp, tăng hô hấp, tăng quá trình vận chuyển các hợp chất hydrat cacbon K ảnh hưởng sâu sắc đến đặc tính lý hóa của hệ thống keo trong

nguyên sinh chất như tăng quá trình thủy hóa, giảm độ nhớt, tăng hàm lượng nước liên kết K ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá

K thúc đẩy sự phát triển chồi mới, giúp cho sự chuyển hóa nước và các chất dinh dưỡng trong cây làm cho cây cứng cáp, chống chịu tốt

Bón nhiều K: ngọn lá sẽ chuyển sang màu vàng nâu và cháy khô, cây và lá cằn cỗi, chậm phát triển Nếu có trường hợp này thì phải ngưng cung cấp K cho cây đến khi cây trở lại bình thường Bón ít K: cây ngưng phát triển, khô dần rồi chết

- Sulphur (S): nếu thiếu S cây sẽ cằn cỗi, hiện tượng xảy ra trên lá giống như thiếu N vì lá vàng nhạt đi và chỉ khác là viền lá hay bị bầm và thối, kích thước lá nhỏ hẳn đi Hiện tượng thiếu S xuất hiện ở phần đỉnh trong khi thiếu N xảy ra ở lá già

- Canxi: là nguyên tố quan trọng trong việc tạo lập vách tế bào và điều hòa hoạt động của tế bào trong việc tạo lập protein, hấp thu N, làm cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân cứng rễ phát triển Thiếu Ca thì lá non biến dạng và chết, trong trường hợp thiếu nặng thì chết cả đỉnh sinh trưởng của cây Nếu cây hấp thu Ca quá liều lượng, cây sẽ không hấp thu được Fe, nhưng hấp thu nhiều N

2.4 Sơ lược về các loại giá thể

Trang 11

Hình 2.3: Củ giống

2.4.2 Vỏ cà phê nung

Tại Gia Lai, hằng năm sản xuất và chế biến một khối lượng lớn cà phê Trái cà phê sau khi tách lấy hạt thì phần vỏ quả thường được nông dân ủ cho hoai và bón lại cho cây trồng Trong phân vỏ này có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá lớn, tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp này, những năm gần đây loại vỏ này được sử dụng khá nhiều trong chế biến và rất được ưa chuộng để trồng cây

Vỏ cà phê sau khi nung trong điều kiện yếm khí, sản phẩm cuối cùng đem ra sử dụng khi có khoảng 70% ở dạng than, 30% cháy không hoàn toàn

Vỏ cà phê nung có khả năng giữ ẩm tốt, độ thông thoáng cao, thành phần các

chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây, giúp rễ cây phát triển tốt

2.4.3 Cát

Cát được đem ra lọc sạch với nước, ưu điểm của cát là thoát nước tốt

2.5 Kỹ thuật trồng cây nghệ đen

giống khác nhau: Nghệ đen, nghệ vàng,

nghệ đỏ (quy trình này chỉ khuyến cáo,

hướng dẫn cho giống nghệ vàng)

Chọn cây làm giống: Là cây một

năm trải qua hai giai đoạn: giai đoạn

sinh trưởng ra củ và giai đoạn hoa tàn

lụi

Trang 12

Cây phải sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm sâu bệnh

Củ giống là củ bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá, có từ 2 - 3 mắt mầm

Lượng giống cho 1 ha là: 2.000 kg

Cày sâu, bừa kỹ Lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng 90 cm, rãnh rộng 30 cm

Bổ hốc sâu 10 cm, 3 hàng/luống theo kiểu nanh sấu Bón phân lót vào hốc, trộn đều rồi lấp đất 3 - 4 cm

2.5.5 Phân bón và kỹ thuật bón phân

Chuẩn bị đủ lượng phân chuồng 20.000 kg, phân supe lân 400 kg, phân kali clorua 200 kg và 200 kg đạm urê cho 1 ha

Phân lân cần được ủ lẫn với phân chuồng ngay từ lúc đầu và dùng để bón lót cùng với phân kali và phân đạm

Rắc phân lên rãnh rồi trộn đều với đất

2.5.6 Mật độ, khoảng cách trồng

Khoảng cách: 30 x 35 cm

Mật độ: 70.000 hốc/ha, trồng 1cây/1hốc

Trang 13

2.5.8 Chuẩn bị phân bón

Phân chuồng hoai mục: 20.000 kg/ha

200 kg N/ha; 300 kg P2O5/ha; 200 kg K2O/ha

Cách bón phân:

Bảng 2.1 Cách bón phân cho nghệ đen

(http://www.vinhphucdost.gov.vn/Default.asp?Id_DB=462008145530&strContent=29

&strShow=34)

2.5.9 Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

Sau khi trồng, cần thường xuyên giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây Để đất quá khô cây không mọc được, ngược lại quá ẩm hay úng nước, cây dễ bị chết Khi cây còn nhỏ, cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt Sau khi trồng 4 đến 5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay

2.5.10 Phòng trừ sâu bệnh

Nghệ đen ít bị sâu bệnh phá hại vì cây này có khả năng chống chịu cao, đáng chú ý là bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, đồng thời việc chọn giống, chọn và làm đất cũng được chú ý đúng mức

Bón trước khi

Trang 14

Có thể xen canh với lạc, đậu tương hoặc một số cây ngắn ngày khác

2.6 Thu hoạch, chế biến và bảo quản

2.6.1 Thu hoạch

Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô đến hết thời gian tàn lụi, thường vào cuối tháng 12 hàng năm Tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo đất khô Trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm

rũ sạch đất

2.6.2 Chế biến

Cắt rễ con và đầu thân, rửa sạch đất cát, sơ chế theo mục đích sử dụng:

Nếu dùng làm giống: Phải chọn lọc củ mẹ sau đó tách mầm giống đem trồng ngay hay ủ vào cát ẩm để bảo quản giống

Dùng tươi: Nghệ sau khi thu hoạch cắt bỏ rễ, chỉ cần rửa sạch đất để cho ráo nước bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát từ 2 - 3 tháng

Dùng khô: Nghệ rửa sạch thái lát mỏng, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 – 500C trong 2 - 3 ngày Nghệ khô đựng trong túi ni lông ngoài bao tải dứa buộc kín miệng, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát

Phương pháp chế biến: Sau khi thu hoạch rửa sạch, ráo nước, thái phiến đem

nghiền để chiết xuất theo quy trình thu hồi Curcumin sấy khô hoặc phơi hoặc sấy khô

bảo quản dùng chế biến sau này

2.7 Giá trị của cây nghệ đen

Trong y học cổ truyền Nghệ đen được dùng để trị bệnh xanh xao, thiếu máu, tăng cường bài tiết mật, tăng trương lực ống tiêu hóa, kém ăn, nấm mãn tính đường ruột, viêm loét dạ dày, điều kinh, chữa đau bụng, bế kinh, kinh nguyệt không đều Ngoài ra với kết quả nghiên cứu thành phần tinh dầu củ nghệ đen bước đầu góp phần

Trang 15

định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo về thành phần và tác dụng dược lý (tính

kháng khuẩn, kháng viêm, kháng ung thư) của tinh dầu củ nghệ đen Curcuma zedoaria

ở Việt Nam

2.8 Thành phần hoá học của tinh dầu nghệ đen

Tinh dầu từ củ nghệ tươi và khô được tách bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Tinh dầu và dịch trích eter dầu hỏa của củ Nghệ đen được phân tích thành phần bằng phương pháp GC-MS Thành phần chính của dịch ete dầu hỏa là Curzeren (34,27 ± 2,02%) và γ-Elemen (15,23 ± 1,25%) trong khi thành phần chính của tinh dầu là γ-Elemen ((14,18 ± 1,37)% đến (18,79 ± 1,45)%), Curzeren ((14,28 ± 1,99)% đến (16,67 ± 2,06)%), Germacron ((22,53 ± 2,18)% đến (24,28 ± 2,19)%)

2.9 Tình hình sản xuất nghệ đen trong nước và trên thê giới

2.9.1 Tình hình sản xuất nghệ đen trong nước

Có thể nói nghệ là một loại sản phẩm sạch, có giá trị trong các ngành chế biến dược liệu, thực phẩm, mỹ phẩm và hóa phẩm không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu

ra thị trường thế giới Ở Bình Dương hiện nay, cây nghệ đen được trồng rải rác ở một

số hộ dân thuộc các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên với diện tích nhỏ Vì thế cần phải phát triển vùng chuyên canh cây Nghệ đen nhằm đưa cây Nghệ đen trở thành cây dược liệu quý có thể làm giàu cho bà con nông dân (Minh Thông, 2008)

2.9.2 Tình hình sản xuất nghệ đen trên thế giới

Trên thế giới hiện nay, nghệ đen được trồng nhiều ở Nam và Đông – Nam Châu

Á, bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam

Trang 16

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát

Đề tài được làm trong 4 tháng, từ tháng 2/2011- 6/2011 tại huyện Chư Pưh, tỉnh

Gia Lai

Địa điểm: thí nghiệm: được thực hiện tại vườn ươm tại xã Ia B’Lứ huyện Chư

Pưh, tỉnh Gia Lai

Đặc điểm khí hậu

Bảng 3.1 Khí hậu - thời tiết huyện Chư Pưh 6 tháng đầu năm 2011

Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ (%) Giờ nắng (giờ)

Đây là thời điểm thời điểm cuối mùa khô và đầu mùa mưa

Nhiệt độ bình quân trong 6 tháng đầu năm 21,60C, ẩm độ không khí bình quân

78,2% , tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm là 166,6 mm, thời gian chiếu sáng trung bình

là 1.284 giờ/tháng, với điều kiện thời tiết như thế sẽ làm cho quá trình sinh trưởng và

Trang 17

phát triển của nghệ đen diễn ra thuận lợi, tuy nhiên trong các tháng 1, 2, 3 là thời điểm cuối mùa khô, lượng mưa rất thấp và số giờ chiếu sáng cao nên cần phải chủ động tưới nước cho nghệ đen có thể sinh trưởng và phát triển tốt

3.2 Vật liệu thí nghiệm

3.2.1 Giống

Thí nghiệm được tiến hành trên nghệ đen, củ giống được mua tại địa phương,

khoảng 4 tháng tuổi kể từ khi thu hoạch,

3.2.2 Nguyên liệu trồng nghệ đen

Phân bón: 3 loại

- Phân hữu cơ sinh học Komix sản xuất tại công ty cổ phần phân bón Thiên Phúc, địa chỉ: xã Cuordang, thị trấn CưM’Gar, Đak Lak, lượng dùng 8.000- 10.000kg/ha, 0,114 - 0,142 kg/cây

Thành phần: hữu cơ 23%, N – P2O5 – K2O : 2% - 2% - 2%, CaO: 0,5%, MgO: 0,5%

Cách sử dụng: sử dụng trên tất cả các loại cây trồng, có thể bón lót và bón thúc cho cây

- Phân bón NPK 16 – 16 - 8 sản xuất tại công ty cổ phần phân Bình Điền lượng dùng: 300-500 kg/ha

Thành phần: N: 16%, P2O5: 16%, K2O: 8%

Cách sử dụng: sử dụng để bón lót cho tất cả các loại cây trồng

- Phân Urê sản xuất tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí, địa chỉ 2B1S-4-6 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp, Hồ Chi Minh, lượng dùng

400 – 600 kg/ha

Thành phần: 46% N và < 2% Biure

Trang 18

Cách sử dụng: sử dụng cho nhiều loại cây, có thể bón thúc, bón lót và có thể phun qua lá

Giá thể gồm có: đất đỏ bazan, cát, vỏ trấu, vỏ cà phê,

+ A2: 70% đất đỏ bazan, 10% trấu, 10% vỏ cà phê, 10% cát

+ A3: 60% đất đỏ bazan, 10% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát

+ A4: 50% đất đỏ bazan, 20% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát,

Trang 19

Số lần lặp lại: 3 lần

Số nghiệm thức: A x B = 4 x 3 = 12

Số ô thí nghiệm: A x B x LLL = 4 x 3 x 3 = 36 ô thí nghiệm

Số cây trên 1 ô thí nghiệm: 20 cây,

Tổng số cây : số ô thí nghiệm x số cây trên 1 ô thí nghiệm = 36 x 20 = 720 cây

Số cây theo dõi trên 1 ô thí nghiệm: 10 cây

Tổng số cây theo dõi: 10 x 36 = 360

LLL1

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

B1 B2 B3 A3 A4 A2 A2 A1 A3 A1 A2 A4 A4 A3 A1 B2

LLL2

A1 A3 A1 A4 A2 A3 A3 A1 A2 A2 A4 A4

B3

LLL3

A2 A1 A1 A4 A3 A2 A3 A4 A4 A1 A2 A3

Trang 20

3.4.2 Quy mô thí nghiệm

Diện tích ô thí nghiệm = số bầu/ô x diện tích 1 bầu = 20 x 0,3 x 0,35 = 2,1 m2

Số ô thí nghiệm = LLL x NT = 3 x 12 = 36 ô

Diện tích thí nghiệm = số ô x diện tích 1 ô thí nghiệm = 2,1 x 36 = 75,6 m2

3.4.3 Quy trình kỹ thuật

3.4.3.1 Làm đất

Làm sạch cỏ rác sau đó đào lên thành từng đống lớn

Rải vôi CaCO3 vào đống đất đã được đào sẵn với lượng 2.500 kg/ha, lượng dung trong thí nghiệm là 18,9 kg, lượng dùng cho 1 túi giá thể là 0,26g

Rãi phân chuồng làm nền lên đống đất đã đào sẳn sau đó trộn đều lên với lượng 20.000 kg/ha, lượng dùng trong thí nghiệm là 151,2 kg, lượng dùng cho 1 túi là 210g

Ủ đất khoảng 1 tuần để hạn chế tàn dư của sâu, bệnh hại, thuốc BVTV

Tiến hành vô bầu đất, trước khi vô bầu dùng rổ sàn lọc rác để đất được sạch Trồng với mật độ khoảng 95.000 cây/ha

3.4.3.2 Bón phân

Dùng chung cho các nghiệm thức: trộn đều phân chuồng hoai mục vào đống đất với liều lượng 8.000 kg/ha

Dùng riêng cho các nghiệm thức: phân Komix, lượng dùng 8.000 –

10.000kg/ha, phân NPK 16 - 16 – 8 + TE, lượng dùng 300 - 500kg/ha, phân Urê, lượng dùng 400 - 600kg/ha

3.4.3.3 Chăm sóc

Tưới 1 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát tùy vào thời tiết

Trang 21

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Trọng lượng củ trước khi trồng: cân trọng lượng củ trước khi đem trồng, mỗi ô cân 10 củ

Ngày mọc mầm: 50% số cây/ô nẩy mầm

Tỷ lệ mọc mầm trên giá thể: 30 NST

Chiều cao cây được đo từ gốc cây đến đỉnh lá dài nhất sau khi đã vuốt lá

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây: lấy chiều cao lần đo sau trừ đi chiều cao lần đo trước đó

Ngày ra lá thật: 50% số cây/ô xuất hiện lá mới (chỉ tính khi đã thấy cuống lá và phiến lá)

Số lá và tốc độ ra lá trên thân chính: đếm số lá trên thân chính

Tình hình sâu, bệnh hại: ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại trên cây và tính tỷ lệ sâu, bệnh hại,

+ Tỷ lệ cây bị sâu hại(%) = [(số cây bị sâu hại)/(tổng số cây theo dõi)]*100 + Tỷ lệ cây bị bệnh hại(%) = [(số cây bị bệnh hại)/(tổng số cây theo dõi)]*100

- Theo dõi 2 bầu đất trên 1 lô thí nghiệm, 15 ngày đo các chỉ tiêu theo dõi 1 lần

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tính bằng phần mềm Microsoft Excel và sử dụng phần mềm SAS

để tính ANOVA, trắc nghiệm phân hạng

Trang 22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

4.1.1 Trọng lượng củ khi giâm (g/củ)

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến trọng lượng củ trước khi giâm

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; ns: sự khác biệt không có ý nghĩa

Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy

- Giữa các mức giá thể khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê, điều này cho

thấy giá thể không ảnh hưởng đến trọng lượng củ trước khi trồng

- Các loại phân bón khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê, phân bón không

ảnh hưởng đến trọng lượng củ trước khi trồng

- Giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê, các nghiệm

thức không có sự ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến trọng lượng củ trươc khi

trồng

Trang 23

4.2 Ngày mọc mầm NSG

Quá trình mọc mầm của cây nghệ đen là một trong những yếu tố quan trọng để

đánh giá sự sinh trưởng của cây Quá trình mọc mầm nhanh hay chậm phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như: độ ẩm trong bầu đất, độ ẩm môi trường, thành phần dinh dưỡng,

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa, ns: khác

biệt không có ý nghĩa

Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy

- Giữa các mức giá thể sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, ở mức giá

thể A2 (70% đất đỏ bazan, 10% tro trấu, 10% vỏ cà phê, 10% cát) quá trình mọc mầm

diển ra sớm nhất 32 NSG, và ở mức giá thể A1 (100% đất đỏ bazan) quá trình mọc

mầm diển ra muộn nhất 35 NSG Điều này cho thấy giá thể ảnh hưởng rất lớn đến quá

trình mọc mầm của cây nghệ đen, ở các mức giá thể khác nhau thì ngày mọc mầm

khác nhau

- Giữa các loại phân bón sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều

này cho thấy phân bón không ảnh hưởng đến quá trình mọc mầm của cây nghệ đen

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nghiệm thức

A2B2 quá trình mọc mầm diễn ra sớm nhất 31 NSG và ở nghiệm thức A1B1 quá trình

mọc mầm diễn ra muộn nhất 36 NSG, điều này cho thấy ở các nghiệm thức có ảnh

Trang 24

hưởng của giá thể và phân bón đến quá trình mọc mầm, ở các nghiệm thức khác nhau

thì ngày mọc mầm khác nhau

4.1.3 Tỷ lệ nẩy mầm (%)

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến tỷ lệ nẩy mầm (%)

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa, ns: khác

biệt không có ý nghĩa

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy

- Giữa các mức giá thể sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, ở mức giá

thể A2 (70% đất đỏ bazan, 10% tro trấu, 10% vỏ cà phê, 10% cát) tỷ lệ nẩy mầm lớn

nhất 65,00%, và ở mức giá thể A1 (100% đất đỏ bazan) tỷ lệ nẩy mầm thấp nhất

36,11%, Điều này cho thấy giá thể ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lê nẩy mầm của cây nghệ

đen, ở các mức giá thể khác nhau thì tỷ lệ cây khác nhau

- Giữa các loại phân bón sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều

này cho thấy phân bón không ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm của cây nghệ đen

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nghiệm thức

A2B2 tỷ lệ nẩy mầm lớn nhất 70% và ở nghiệm thức A1B1 tỷ lệ nẩy mầm thấp nhất

28,33%, điều này cho thấy ở các nghiệm thức có ảnh hưởng của phân bón và giá thể

đến tỷ lệ nẩy mầm, ở các mức giá thể khác nhau thì tỷ lệ nẩy mầm khác nhau

Trang 25

4,1,4 Chiều cao cây ở 52 NSG

Chiều cao cây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây,

chiều cao của cây cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cách chăm sóc, chế độ

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, ns: khác biệt không có ý nghĩ

Kết quả từ bảng 4,4 cho thấy

- Ở thời điểm 52 NSG thì chiều cao cây giữa các mức giá thể sự khác biệt rất có

ý nghĩa về mặt thống kê, ở mức giá thể A2 (70% đất đỏ bazan, 10% tro trấu, 10% vỏ

cà phê, 10% cát) chiều cao trung bình cao nhất 5,4 cm, và ở mức giá thể A4 (50% đất

đỏ bazan, 20% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát) trung bình chiều cao cây thấp nhất 3,0

cm Điều này cho thấy giá thể ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây ở thời điểm 52

NSG, ở các mức giá thể khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

- Giữa các loại phân bón sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều

này cho thấy phân bón ít ảnh hưởng đến chiều cao cây

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nghiệm

thức A2B1 chiều cao cây cao nhất 5,8 cm và ở nghiệm thức A4B1 chiều cao cây thấp

nhất 2,8 cm Qua đó ta thấy ở các nghiệm thức có sự ảnh hưởng của phân bón và giá

thể đến chiều cao cây, ở các nghiệm thức khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

Trang 26

4.1.5 Chiều cao cây ở 67 NSG

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến chiều cao cây ở 67 NSG

B2 12,6 abc 16,8 ab 14,0 abc 13,2 abc 14,2

B3 14,1 abc 16,0 ab 13,9 abc 12,7 abc 14,2

TB (A) 13,4 B 16,6 A 13,4 B 12,3 B

CV = 12,06% FA** FBns FAB**

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, ns: khác biệt không có ý nghĩa

Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy

- Ở thời điểm 67 NSG thì chiều cao cây giữa các mức giá thể sự khác biệt rất có

ý nghĩa về mặt thống kê, ở mức giá thể A2 (70% đất đỏ bazan, 10% tro trấu, 10% vỏ

cà phê, 10% cát) chiều cao trung bình cao nhất 17 cm, và ở mức giá thể A4 (50% đất

đỏ bazan, 20% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát) trung bình chiều cao cây thấp nhất 12,3

cm Điều này cho thấy giá thể ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây ở thời điểm 67

NSG, ở các mức giá thể khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

- Giữa các loại phân bón sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều

này cho thấy phân bón ít ảnh hưởng đến chiều cao cây

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nghiệm

thức A2B1 chiều cao cây cao nhất 17 cm và ở nghiệm thức A4B1 chiều cao cây thấp

nhất 11,1 cm Qua đó ta thấy ở các nghiệm thức có sự ảnh hưởng của phân bón và giá

thể đến chiều cao cây, ở các nghiệm thức khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

Trang 27

4.1.6 Chiều cao cây ở 82 NSG

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến chiều cao cây ở 82 NSG

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, ns: khác biệt không có ý nghĩa

Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy

- Ở thời điểm 82 NSG thì chiều cao cây giữa các mức giá thể sự khác biệt rất có

ý nghĩa về mặt thống kê, ở mức giá thể A2 (70% đất đỏ bazan, 10% tro trấu, 10% vỏ

cà phê, 10% cát) chiều cao trung bình cao nhất 30,8 cm, và ở mức giá thể A4 (50% đất

đỏ bazan, 20% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát) trung bình chiều cao cây thấp nhất 21,1

cm Điều này cho thấy giá thể ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây ở thời điểm 82

NSG, ở các mức giá thể khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

- Giữa các loại phân bón sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều

này cho thấy phân bón ít ảnh hưởng đến chiều cao cây

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nghiệm

thức A2B2 chiều cao cây cao nhất 31,7 cm và ở nghiệm thức A4B1 chiều cao cây thấp

nhất 20,1 cm Qua đó ta thấy ở các nghiệm thức có sự ảnh hưởng của phân bón và giá

thể đến chiều cao cây, ở các nghiệm thức khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

Trang 28

4.1.7 Chiều cao cây ở 98 NSG

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến chiều cao cây ở 98 NSG

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, ns: khác biệt không có ý nghĩa

Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy

- Ở thời điểm 98 NSG thì chiều cao cây giữa các mức giá thể sự khác biệt rất có

ý nghĩa về mặt thống kê, ở mức giá thể A2 (70% đất đỏ bazan, 10% tro trấu, 10% vỏ

cà phê, 10% cát) chiều cao trung bình cao nhất 44,2 cm, và ở mức giá thể A4 (50% đất

đỏ bazan, 20% trấu, 15% vỏ cà phê, 15% cát) trung bình chiều cao cây thấp nhất 32,7

cm Điều này cho thấy giá thể ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây ở thời điểm 98

NSG, ở các mức giá thể khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

- Giữa các loại phân bón sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều

này cho thấy phân bón ít ảnh hưởng đến chiều cao cây

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nghiệm

thức A2B2 chiều cao cây cao nhất 45,0 cm và ở nghiệm thức A4B1 chiều cao cây thấp

nhất 31,6 cm Qua đó ta thấy ở các nghiệm thức có sự ảnh hưởng của phân bón và giá

thể đến chiều cao cây, ở các nghiệm khác nhau thì chiều cao cây khác nhau

Ngày đăng: 10/06/2018, 21:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w