1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.3 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước 8
1.1.3.1 Phân loại chi đầu tư XDCB 8
1.1.3.2 Phạm vi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho cấp phát đầu tư XDCB 9
1.2 Trình tự tiến hành đầu tư XDCB 10
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 10
1.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 10
1.2.3 Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng 11
1.3 Các phương thức đầu tư XDCB ở đơn vị chủ đầu tư 11
1.3.1 Đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu 11
1.3.2 Đầu tư XDCB theo phương tức tự làm 12
1.4 Nội dung chi phí đầu tư XDCB 12
1.5 Nhiệm vụ của kế toán ở đơn vị chủ đầu tư 14
II Kế toán chi phí đầu tư XDCB ở đơn bị chủ đầu tư 15
2.1 Chứng từ kế toán 15
2.2 Vận dụng TKKT 15
2.2.1 Tài khoản sử dụng 15
2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí đầu tư XDCB 16
2.2.2.1 Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu 16
2.2.2.2 Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức tự làm 21
2.2.3 Kế toán quyết toán vốn đầu tư XDCB 23
2.2.3.1 Nội dung quyết toán vốn đầu tư XDCB 23
2.2.3.2 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 24
Trang 22.3 Tổ chức sổ kế toán 25CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG 25
Trang 3CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, sản phẩm của nóđóng góp một phần lớn tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Hoạt động XDCBbao gồm: xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo hay hiện đại hóa các công trình hiệncó.
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân kéo theo nhu cầuvề cơ sở vật chất kỹ thuật cũng tăng mạnh là động lực lớn thúc đẩy ngành XDCB pháttriển nhanh chóng, ngày càng giữ vai trò quan trọng, tạo ra “bộ xương sống” cho nền kinhtế Hàng loạt các doanh nghiệp XDCB đã được hình thành và phát triển Thực tế đó đặt rayêu cầu phải hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ chế tài chính trong đó có công tác kế toán cảở tầm vĩ mô và vi mô đối với ngành xây dựng cơ bản.
Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn củacác doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì muốn tồn tại vàphát triển, các doanh nghiệp phải tìm cách tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Đểlàm được điều đó doanh nghiệp phải quản lý được các khoản chi phí một cách chính xácđể tiến hành phân tích và tìm ra cách sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quảnhất Muốn vậy doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất, tính đúng,tính đủ giá thành của các công trình XDCB Từ đó chúng ta có thể thấy được rằng công táckế toán chi phí đầu tư XDCB là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp thực hiện mục tiêutiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mặt khác, hiện nay trên thực tế tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư trong XDCB còn cao donhiều nguyên nhân cả khác quan và chủ quan Do đó, công tác kế toán tập hợp chi phí ởcác công trình đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quảsử dụng vốn trong doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Để làm rõ được các vấn đề về định khoản các nghiệp vụ trong chi phí đầu tư XDCB ởđơn vị chủ đầu tư, chúng ta nghiên cứu và thảo luận đề tài: “Kế toán về chi phí đầu tư xâydựng cơ bản ở đơn vị chủ đầu tư (theo chế độ quyết định 15)”.
3 Các mục tiêu nghiên cứu
- Các khái niệm, trình tự tiến hành, hình thức, nội dung chi phí, nhiệm vụ của kế toánđầu tư XDCB ở đơn vị chủ đầu tư.
- Kế toán chi phí đầu tư XDCB ở đơn vị chủ đầu tư- Áp dụng vào những nghiệp vụ cụ thể
4 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Bài nghiên cứu gồm 2 phần:Phần I: Các vấn đề lý luận của đề tài
Phần II: Một số bài tập áp dụng
Trang 4CHƯƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀII Những vấn đề chung
1.1 Những khái niệm
1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoànthiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nướcđược cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước,nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài chochính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi vềđầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước được hình thành từ các nguồnsau:
- Một phần tích luỹ trong nước từ thuế, phí, lệ phí.
- Vốn viện trợ theo dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên
hợp quốc và các tổ chức Quốc Tế khác.
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ
trợ cho Chính phủ Việt Nam.
- Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước.
- Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nước phát hành
theo quyết định của Chính phủ.
- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.- Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
1.1.3 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tàisản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế.
1.1.3.1 Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất: Dựa theo tính chất tái sản xuất tài sản cố định, chi đầu tư XDCB cho ngành
thuỷ lợi được chia thành:
- Chi đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi mới: Đây là khoản chi để xây dựng mới
các công trình thuỷ lợi, sở thuỷ lợi, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học mới Khoản chi này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài Do đó Nhà nướcphải xem xét đầu tư vào những công trình, dự án mang tính chất cấp bách, trọngđiểm, chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán dàn trải Khoản chi này cần được quantâm hơn cả trong chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi.
- Chi đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, trạm bơm: Khoản chi
này do thời gian sử dụng lâu dài nên các công trình thuỷ lợi thường là đã xuốngcấp, do thiên tai, bệnh dịch gây ra, trong khi đó nhu cầu sử dụng lại không ngừng
Trang 5tăng lên Đòi hỏi phải đầu tư để nâng cấp, mở rộng và cải tạo lại Hiện nay cáckhoản chi này vẫn giữ một vị trí quan trọng, đảm bảo tiết kiệm mà đáp ứng đượcmột số nhu cầu đáng kể.
Thứ hai: Dựa vào cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ
lợi được phân thành:
- Chi xây lắp: là các khoản chi để xây dựng, lắp đặt các thiết bị vào vị trí như trong
thiết kế Tuy nhiên, ngành thuỷ lợi là ngành phi sản xuất nên chi phí lắp đặt chiếmtỷ lệ ít Do vậy, chi về xây lắp của ngành thuỷ lợi chủ yếu là chi phí về xây dựng.
- Chi về máy móc thiết bị: Là khoản chi để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho
ngành thuỷ lợi như các máy bơm, máy tính, dụng cụ sửa chữa Đối với các khoảnchi này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi đầu tư XDCB.
- Chi về XDCB khác: là các khoản chi có liên quan đến tất cả quá trình xây dựng
như việc kiểm tra, kiểm soát để làm luận chứng kinh tế kỹ thuật và các chi phí cóliên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng thi công, chi phí tháo dỡ vật kiến trúc, chi phíđền bù hoa màu đất đai di chuyển nhà cửa khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏnhưng rất cần thiết.
1.1.3.2 Phạm vi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn của ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượngsử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của luật ngân sách Nhà nước và quy chếquản lý đầu tư và xây dựng Cụ thể vốn ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đốitượng sau:
- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năngthu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước chođầu tư phát triển.
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham giacủa Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủtướng Chính phủ cho phép.
- Các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thucủa Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).
Tóm lại, chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư
vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồivốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách Nhànước Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi đầu tư phát triển và hiện nay chi đầu tưphát triển chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN (6- 7% GDP) Hiện nay quan điểm của Đảngta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào mục đích đầu tư phát triểnvà phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng thời trước khiđầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đẳm bảo mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra đều mang lại hiệuquả cao.
1.2 Trình tự tiến hành đầu tư XDCB
Khái niệm: Trình tự đầu tư và xây dựng là thứ tự theo thời gian tiến hành những công
việc của quá trình đầu tư để nhằm đạt được mục tiêu đầu tư.
Trang 6Các giai đoạn của trình tự đầu tư và xây dựng: Theo chế độ hiện hành thì trình tự đầutư và xây dựng được chia làm 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị đầu tư - Thực hiện đầu tư
- Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho đến khi có quyếtđịnh đầu tư của cấp có thẩm quyền Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài nước để tìmnguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm Xem xét khả năng có thểhuy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổchức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư
Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo củaquá trình thực hiện đầu tư, và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đâycũng là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đầu tư trong tươnglai.
1.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghi vào trongkế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộ công trình Nộidung của giai đoạn này:
- Xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng theo quy định của Nhà nước.- Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Ký kết hợp đồng thầu xây lắp.- Mua sắm thiết bị công nghệ.
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình: Tất cả các dự ánđầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quanchuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng Nội dung thẩm định trên một sốmặt: sự tuân thủ các tiêu chuẩn, qui phạm trong thiết kế kiến trúc, công nghệ, kếtcấu…
- Tiến hành thi công xây lắp.
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị, chất lượng xây dựng.- Nhận bàn giao khối lượng xây lắp theo từng giai đoạn.
1.2.3 Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi công trình xây dựng xong toàn bộ, vận hành đạtthông số đề ra trong dự án đến khi thanh lý dự án Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
- Kết thúc xây dựng công trình.- Nghiệm thu bàn giao công trình.
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.
Trang 7- Bảo hành công trình.- Quyết toán vốn đầu tư.- Phê duyệt quyết toán.
Việc quản lý đầu tư XDCB cần tuân theo các nguyên tắc và quy định quản lý hiệnhành Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách cấp, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, donhà đầu tư phát triển của nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quảnlý chặt chẽ theo trình tự đầu tư xây dựng và theo từng loại vốn.
Việc quản lý chi phí đầu tư XDCB được thực hiện thông qua các chế độ chính sách,nguyên tắc và phương pháp lập đơn giá, dự toán, định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chiphí tư vấn xây dựng, lượng vốn đầu tư để xác định tổng vốn đầu tư của dự án, tổng dựtoán, dự toán tổng công trình Tổng dự toán công trình là căn cứ để quản lý chi phí đầu tưxây dựng bao gồm: chi phí về khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí đền bù,giải phóng mặt bằng, chi phí bảo hiểm công trình, chi phí dự phòng, chi phí khác…
1.3 Các phương thức ĐTXDCB ở đơn vị chủ đầu tư
1.3.1 Đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu
Đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu là phương thức đầu tư mà chủ đầu tư muốnthực hiện dự án phải thông qua ký kết hợp đồng thầu với các nhà thầu xây dựng lắp đặt.
Tùy theo quy mô dự án, năng lực của chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể thực hiện cáchình thức quản lý dự án khi giao thầu như:
+ Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Thường áp dụng với các dự
án đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để quảnlý toàn bộ quá trình đầu tư XDCB Để tiến hành đầu tư XDCB, chủ đầu tư tuyển chọn thầuvà trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện khảo sát, thiết kếcông trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu Sau khi chủ đầu tưký hợp đồng với đơn vị trúng thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thi côngđảm bảo tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảmnhận Áp dụng hình thức này, chủ đầu tư phải có bộ máy đủ năng lực quản lý dự án vàđăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
+ Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: cũng thường áp dụng với các dự án đầu tư của
Nhà nước về cơ sở hạ tầng Để tiến hành hoạt động đầu tư XDCB, chủ đầu tư tổ chứctuyển chọn, trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức tư vấn thay đơn vị làm chủ nhiệmđiều hành dự án Khi đó, tổ chức được tuyển chọn sẽ đứng ra giao dịch, ký kết hợp đồngvới các tổ chức khảo sát, thiết kế cung ứng vật tư, thiết bị xây lắp để thực hiện các nhiệmvụ của quá trình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lý toàn bộ quátrình thực hiện dự án Áp dụng hình thức này đối với các dự án có quy mô lớn, thời gianxây dựng dài, kỹ thuật xây dựng phức tạp, chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lýthực hiện dự án.
+ Hình thức chìa khóa trao tay: Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà
thầu (tổng thầu xây dựng) đảm nhận toàn bộ công việc trong quá trình thực hiện dự án từkhảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa dựán vào khai thác sử dụng Trong trường hợp này, chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹthuật, tổng dự toán, nhiệm thu và bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, tổngthầu xây dựng có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị hoặc một phầnkhối lượng công tác xây, lắp cho các nhà thầu phụ Hình thức này thường áp dụng đối với
Trang 8việc xây dựng các công trình có quy mô nhỏ và tính chất kỹ thuật không phức tạp: nhà ở,công trình dân dụng, công trình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ.
1.3.2 Đầu tư XDCB theo phương tức tự làm
Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dựng của mình để thực hiệnkhối lượng xây, lắp công trình Hình thức này thường chỉ áp dụng đối với các công trìnhsửa chữa, cải tạo có quy mô nhỏ mang tình cải tạo, nâng cấp tài sản và chủ đầu tư có đủnăng lực và điều kiện để thực hiện, công trình chuyên ngành đặc biệt (xây dựng nông –lâm nghiệp), các công trình tự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệpxây dựng.
Vì vậy, tùy theo từng dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể thành lập hoặc không thành lập
Ban quản lý dự án, từ đó xác định tổ chức công tác kế toán quá trình đầu tư xây dựng.
1.4 Nội dung chi phí đầu tư XDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản là việc bỏ vốn để xây dựng các công trình mua sắm TSCĐnhằm tạo nên năng lực sản xuất mới cần thiết cho doanh nghiệp Chi phí đầu tư xây dựngcơ bản bao gồm: chi phí xây, lắp, chi phí thiết bị và chi phí xây dựng cơ bản khác.
Chi phí xây lắp
- Chi phí phá và tháo dỡ các vật liệu kiến trúc cũ sau khi bù đắp bằng giá trị vật tư,vật liệu được thu hồi (nếu có).
- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.
- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường điện,nước, nhà tạm cho công nhân,…) để ăn ở, quản lý điều hành phục vụ thi công.
- Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình. Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị
Thiết bị XDCB gồm 2 loại: Thiết bị rời (thiết bị cần lắp), thiết bị không cần lắp Thiếtbị cần lắp là thiết bị phải thông qua quá trình lắp đặt sau đó mới đem lắp đặt vào công trìnhđể sử dụng Thiết bị không cần lắp là thiết bị không qua quá trình lắp đặt mà đem lắp vàocông trình sử dụng được ngay.
Nội dung chi phí mua sắm thiết bị và công lắp đặt thiết bị bao gồm:
- Chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ và các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làmviệc, sinh hoạt của công trình, chi phí bảo hiểm thiết bị, các khoản thuế không được hoànlại khi mua, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưubãi, lưu conteneur, chi phí bảo hành, bảo dưỡng…
- Chi phí lắp đặt thiết bị là những chi phí phát sinh để lắp đặt máy móc thiết bị như lắpđặt các bàn thợ cầu thang, các đường ống, đường dây, chi phí sơn mạ, chống ẩm cho máymóc thiết bị…
Chi phí XDCB khác
Chi phí XDCB khác phát sinh trong cả 3 giai đoạn của tiến trình đầu tư XDCB: Giaiđoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư và đưa dự ánvào khai thác sử dụng.
- Chi phí khác ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
Trang 9+ Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và các dựán chi thực hiện lập báo đầu tư.
+ Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án.
+ Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan đến dự án (nếu được phép).+ Chi phí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
- Chi phí khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư gồm:+ Chi phí khởi công công trình
+ Chi phí cho việc đền bù hoa màu đất đai, di chuyển dân cư và các công trình trênmặt bằng xây dựng, chi phí cho công tác tái định cư và phục hồi (nếu có)
+ Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánhgiá kết quả thầu, mua sắm thiết bị, vật tư, chi phí giám sát thi công, lắp đặt thiết bị, chi phítư vấn…
+ Chi phí của ban quản lý dự án+ Chi phí bảo vệ công trình
+ Chi phí kiểm định chất lượng công trình (nếu có).+ Chi phí bảo hiểm công trình.
+ Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừgiá trị phế liệu thu hồi nếu có).
+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có).+ Chi phí thuê chuyên gia vận hành máy móc trong thời gian chạy thử (nếu có).+ Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải vàcó tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được (nếu có).
+ Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng công trình.
Tuy vậy có một số loại chi phí XDCB khác phát sinh không được tính vào giá trị tàisản cố định mà chỉ tính vào giá trị tài sản lưu động khi bàn giao như: Chi phí đào tạo côngnhân kỹ thuật và cán bộ sản xuất, chi phí mua sắm công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu…
Việc phân chia chi phí đầu tư xây dựng thành các nội dung chi phí trên đây là tuân theoquy định trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, đơn vị chủ đầu tư là doanhnghiệp có thể theo dõi chi tiết chi phí đầu tư xây dựng theo nội dung chi phí cần quản lý.Chi phí đầu tư xây dựng không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu chi phí đầu tư xây dựngtạo ra TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm cả thuế GTGT đầu vào nếuchi phí đầu tư xây dựng tạo ra TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi hoặc dùng cho sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hay chịu thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp.
Khi thực hiện đầu tư XDCB doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch dự toán đầu tư, dựtoán phải được thẩm định xét duyệt Trong dự toán công trình đầu tư XDCB bao gồm cáckhoản mục chi phí sau:
- Khi tiến hành đầu tư XDCB, doanh nghiệp phải tiến hành các bước sau:
Trang 10+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: công việc chủ yếu là nghiên cứu xác định sự cần thiết,quy mô đầu tư và lập tổ chức thẩm định xét duyệt dự án, dự toán đầu tư.
+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: công việc chủ yếu là tổ chức lựa chọn phương thứcđầu tư, thực hiện thi công và kiểm tra giám sát quá trình thi công các công trình, nhận bàngiao các khối lượng xây lắp hoàn thành.
+ Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng: công việc chủyếu là tổ chức nghiệm thu bàn giao, thanh quyết toán công trình, vận hành thử và bảo hànhcông trình khi đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư.
1.5 Nhiệm vụ của kế toán ở đơn vị chủ đầu tư
- Ghi chép phản ánh rõ ràng, chính xác đầy đủ vốn đầu tư XDCB theo các nguồnhình thành, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB, tình hình sử dụng vốn đầutư theo từng thành phần vốn đầu tư, theo từng hạng mục công trình, theo từngnguồn vốn đầu tư.
- Kiểm tra việc chấp hành dự toán chi phí tiến độ và chất lượng công trình, tính toánvà phản ánh xác thực, đầy đủ, kịp thời, giá trị từng loại, từng thứ TSCĐ và tài sảnlưu động tăng lên do đầu tư XDCB mang lại Phân tích tình hình thực hiện kế hoạchvà hiệu quả vốn đầu tư, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thànhtoàn bộ.
- Riêng đối với kế toán hoạt động đầu tư XDCB tự làm, ngoài những nhiệm vụ trêncòn phải phản ánh các chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tính giá thành xây, lắpcác công trình, hạng mục công trình Giám đốc tình hình thực hiện các định mứctiêu hao vật tư, lao động, tiền vốn và kế hoạch sản xuất thi công xây lắp.
II Kế toán chi phí đầu tư XDCB ở đơn bị chủ đầu tư
2.1Chứng từ kế toán
- Hóa đơn GTGT- Phiếu chi, báo nợ
- Bảng kê thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc)- Biên lai nộp thuế, lệ phí
- Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành- Hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD- Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư…
2.2 Vận dụng TKKT
2.2.1 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nội dung: Phản ánh chi phí xây dựng cơ bản và tình hình quyết toán công trình, quyếttoán vốn đầu tư ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác đầu tư XDCB, sửa chữa lớn vàquyết toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định của doanh nghiệp.
2411 – Mua sắm tài sản cố định: Chi phí mua sắm tài sản cố định và tình hình quyếttoán chi phí mua sắm tài sản cố định trong trường hợp phải thông qua lắp đặt trước khi đưavào sử dụng.
2412 – Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán chiphí đầu tư XDCB gồm: chi phí xác định, lắp đặt, giá trị thiết bị, chi phí khác.
Trang 112413 – Sửa chữa lớn tài sản cố định: Phản ánh chi phí sửa chữa và tình hình quyết toánchi phí sửa chữa.
Nội dung phản ánh của tài khoản 241 – XDCB dở dang:
- Chi phí XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang
- Giá trị công trình XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định đã hoàn thành nhưngchưa được bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.
2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí đầu tư XDCB
2.2.2.1 Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu
a Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Nội dung cơ bản của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án:
Chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tưvấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổchức đấu thầu hoặc chọn thầu Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị trúng thầuxây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thi công đảm bảo tiến độ và chất lượngcông trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhận.
Hạch toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp đầu tư trực tiếpquản lý dự án.
- Khi ứng tiền cho các tổ chức tư vấn và đơn vị thi công xây lắp (đơn vị nhận thầu)theo chế độ và hợp đồng kinh tế, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – phải trả người bánCó TK 111 – tiền mặt
Có TK 112 – tiền gửi ngân hàngCó TK 341 – vay dài hạn
- Khi nhập kho thiết bị, vật tư của công trình kế toán ghi:
+ Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:Nợ TK 152 – nguyên liệu, vật liệu (chi tiết vật liệu và thiết bị XDCB)
Có TK 111 – tiền mặt
Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng Có TK 331 – phải trả người bánCó TK 341 – vay dài hạn
Trang 12+ Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:Nợ TK 152 – nguyên liệu, vật liệu (chi tiết vật liệu và thiết bị XDCB)Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào
Có TK 111 – tiền mặt
Có TK 112 – tiền gửi ngân hàngCó TK 331 - phải trả người bánCó TK 341 – vay dài hạn- Khi xuất thiết bị cho bên thi công lắp đặt:
+ Đối với thiết bị không cần lắp đặt, ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412) (chi tiết công tác mua sắm thiết bị)Có TK 152 – nguyên vật liệu (chi tiết vật liệu, thiết bị XDCB trongkho)
+ Đối với thiết bị cần lắp:
Khi xuất thiết bị giao cho đơn vị lắp đặt:
Nợ TK 152 – nguyên liệu, vật liệu (chi tiết thiết bị XDCB đưa đi lắp)Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu (chi tiết thiết bị XDCB trong kho)- Khi có khối lượng xây lắp hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu chấp
nhận thanh toán, giá trị thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chỉ tiêu thực hiện đầutư:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412) (chi tiết công tác mua sắm thiết bị)Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu (chi tiết thiết bị XDCB đưa đi lắp)- Căn cứ biên bản quyết toán giá trị công trình, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp
đồng tư vấn hoàn thành, kế toán ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (chi tiết liên quan)Có TK 331 – phải trả cho người bán- Khi trả tiền cho các tổ chức tư vấn và thi công, ghi:
Nợ TK 331 – phải trả cho người bánNợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112 – tiền mặt, tiền gửi ngân hàngCó TK 341 – vay dài hạn
(khi trả tiền, chủ đầu tư được giữ lại 5% chi phí bảo hành)
- Khi ban quản lý dự án trực tiếp chi các khoản chi phí khác như đền bù đất đai, dichuyển dân cư, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thicông… căn cứ các chứng từ ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412) (chi tiết chi phí khác)Nợ TK 133 – thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 311, 341,…
- Khi phân bổ chi phí quản lý dự án cho từng công trình, hạng mục công trình (phânbổ trên cơ sở dự toán chi phí cho hoạt động của ban quản lý dự án đã được duyệt),kế toán ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412) (chi tiết chi phí khác)Có TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự án đầu tư,kế toán ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412) (chi tiết chi phí khác)Có TK 335 – chi phí trả trước