Sự phát triển của ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 4
1.Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2007. 1.1.Các chỉ số kinh tế vĩ mô Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn ở Mỹ đã tác động đến thị trường tài chính toàn cầu từ giữa năm 2007 và bùng lên thành một cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng ở các nước công nghiệp phát triển.Tuy nhiên ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu là không lớn.Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng chỉ giảm nhẹ từ mức 4% năm 2006 xuống 3,8%năm 2007 và vẫn cao hơn mức trung bình của 10 năm vừa qua. Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) của toàn thế giới đã vượt ngưỡng 54.000 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới và khu vực Bắc Mỹ là khu vực duy nhất có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với trung bình 10 năm.Ở các nước công nghiệp phát triển tốc độ tăng trưởng có chậm lại, tuy nhiên ở các nước đang phát triển lại có mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Lạm phát tăng nhanh từ quý III năm 2007 trong đó mức tăng rõ rệt nhất ở các nước đang phát triển.Tuy nhiên nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại sẽ giúp kiềm chế lạm phát. 1 1.2.Thị trường vốn Diễn biến các chỉ số chứng khoán chinh trên thế giới Ngoại trừ Nhật Bản,thị trường chứng khoán toàn cầu tăng trưởng khá tốt trong 3 quý đầu năm 2007 .Chỉ số chứng khoán của các thị trường đang phát triển đạt mức tăng trưởng cả năm là 37% .Chỉ số chứng khoán của Đức tăng 22%.Chỉ số Dow Jones của Mỹ tăng 6,4%,trong khi chỉ số của Anh tăng chậm hơn với 3,8%.Thị trường chứng khoán Nhật giảm 11%.Các doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận với mức tăng trưởng cao về lợi nhuận.Tuy vậy, các thị trường đều đạt đỉnh vào quý IV, sau đó các cổ phiếu dần giảm giá, trong đó nhiều nhất là cổ phiếu của lĩnh vực ngân hàng. 1.3.Bảo hiểm thế giới :tình hình chung vẫn tốt; tăng trưởng tạm thời chậm lại. Năm 2007, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng khá (3,3% so với 4%)của năm 2006.Trong đó ,doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng 0,7%,còn doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 5,4%( số liệu tương ứng của năm 2006 là 3,9%và 4,1%).Tổng phí bảo hiểm của toàn thế giới đạt 4.061 tỷUSD, trong đó phí nhân thọ đạt 2.393, phí phi nhân thọ đạt 1.668 tỷ USD 2 Bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng mạnh.Năm 2007, phí bảo hiểm nhân thọ của thế giới tăng 5,4% đạt 2.393 tỷ USD Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn cầu Bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng giảm ở các nước công nghiệp phát triển 3 2.Thực trạng ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 2.1.Sự phát triển của ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam Trước năm 1975, trên thị trường miền Nam Việt Nam đã có một số công ty bảo hiểm. Tại miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) được thành lập và trong những năm đầu,Bảo Việt chỉ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm vận tải biển . Sau năm 1975, Bảo Việt đã mở rộng phạm vi hoạt động vào miền Nam và dần dần trên phạm vi toàn quốc, trở thành công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam và thống lĩnh toàn bộ thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cho đến tháng 12 năm 1993, với sự ra đời của Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có một bước chuyển biến lớn. Có thể nói đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mới của ngành bảo hiểm Việt. Từ đó đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam liên tục có những biến động lớn với sự sắp xếp và chuyển đổi của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được tổ chức lại theo mô hình tập đoàn kinh doanh với các đơn vị thành viên hạch toán độc lập: Bảo hiểm Việt Nam chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam chuyên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Một số doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm nhà nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Một số các công ty cổ phần bảo hiểm và môi giới bảo hiểm được thành lập. 4 Kết cấu thị trường bảo hiểm Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 - Tổng số DNBH, MGBH 8 15 20 24 26 32 37 - Doanh nghiệp phi nhân thọ 6 10 13 14 14 16 21 - Doanh nghiệp nhân thọ 3 4 4 5 8 7 - Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1 1 - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1 1 2 5 6 7 8 Năm 2007 Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho Bảo hiểm Quân Đội, Cathay Life và Great Eastern đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có mặt tại thị trường Việt Nam là 23 doanh nghiệp phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý tới đào tạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng đội ngũ đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng vốn với quy mô lớn cao hơn cả vốn pháp định, tăng khả năng tài chính, tăng năng lực giữ lại và giảm bớt phần tái bảo hiểm. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã chọn được đối tác chiến lược là những tập đoàn bảo hiểm, tài chính hàng đầu quốc tế như Bảo Việt với HSBC, Bảo Minh với AXA, VINARE với Swiss Re vừa thu được nguồn thặng dư vốn lớn, vừa tiếp thu được kinh nghiệm công nghệ quản lý bảo hiểm, đầu tư và phát triển sản phẩm bảo hiểm mới. 5 Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Các chỉ tiêu Đơn vị Phi nhân thọ Nhân thọ Toàn thị trường 2006 2005 2006 2005 2006 2005 Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 6.445 5.486 8. 483 8. 130 14. 928 13. 616 Tốc độ tăng trưởng % 17,48 15,06 4,34 5,43 9,64 9,11 Tỷ trọng/tổng phí % 43,17 40,29 56,83 59,71 100 100 Tỷ trọng phí/GDP % 0,66 0,65 0,87 0,97 1,53 1,62 Thị phần Doanh nghiệp trong nước % 94,86 95,09 36,52 37,69 61,71 60,81 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài % 5,14 4,91 63,48 62,31 38,29 39,19 Các chỉ tiêu Đơn vị Phi nhân thọ Nhân thọ Toàn thị trường 2006 2005 2006 2005 2006 2005 Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 6.445 5.486 8. 483 8. 130 14. 928 13. 616 Tốc độ tăng trưởng % 17,48 15,06 4,34 5,43 9,64 9,11 Tỷ trọng/tổng phí % 43,17 40,29 56,83 59,71 100 100 Tỷ trọng phí/GDP % 0,66 0,65 0,87 0,97 1,53 1,62 Đóng góp của ngành bảo hiểm vào GDP của Việt Nam 6 Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 - Đóng góp vào GDP (%) 0,49 0,57 1,46 1,86 1,97 1,85 1,82 + Phi nhân thọ 0,46 0,40 0,49 0,54 0,67 0,65 0,66 + Nhân thọ 0,12 0,81 1,18 1,08 0.97 0,87 + Hoạt động đầu tư 0,03 0,05 0,16 0,14 0,22 0,23 0,29 - Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng) 17 27 88 125 152 164 177 Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội 909 1.494 4.949 6.281 8.660 9.345 10.581 - Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng) 760 789 1.400 1.814 3.276 4.441 5.758 - Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết (tỷ đồng) 149 705 3.549 4.467 5.384 4.904 4.823 Tổng số tiền đầu tư của ngành bảo hiểm Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 1.232 2.664 9.955 14.602 21.195 25.724 30.676 Năng lực tài chính ngành bảo hiểm - Tổng tài sản (tỷ đồng) 1.703 3.692 12.503 18.299 25.177 31.871 39.477 - Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 791 2.107 8.685 13.152 18.536 23.440 28.263 Giải quyết công ăn việc làm (lao động 7.000 30.000 76.600 125.100 136.700 143.540 122.973 7 và đại lý bảo hiểm) . 2.2.Hiện trạng ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam Ngày 18/12/1993, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 100/1993/NĐ-CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, cho phép các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành thị trường bảo hiểm ở Việt Nam với sự đa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động và sở hữu. Từ năm 1995, sự ra đời của một loạt các công ty bảo hiểm mới đã thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển một cách mạnh mẽ với sự góp mặt đông đảo của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2006 Loại hình doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần Liên doanh 100% vốn nước ngoài Tổng cộng Phi nhân thọ 2 10 4 5 21 Nhân thọ 1 1 5 7 Tái bảo hiểm 1 1 Môi giới bảo hiểm 5 3 8 Tổng cộng 3 16 5 13 37 8